Thực hiện: Sìn Thị Hiên - Lớp QTVP K2 –Điện BiênLỜI CAM ĐOAN Tôi thực hiện bài báo cáo với tên đề tài: “Khảo sát, đánh giá vai trò của nhà Quản trị văn phòng trong công tác hoạch định tạ
Trang 1Thực hiện: Sìn Thị Hiên - Lớp QTVP K2 –Điện Biên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này em xin chân thành cảm ơn đến Giảng viên –ThS Nguyễn Hữu Danh đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy em trong thời gian học tậptại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Điện Biên, đã tận tình hướng dẫn cho emhoàn thành bài tiểu luận này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một các hoàn chỉnh nhất, nhưngbài tiểu luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót mà em chưa nhìn rõ được Em rấtmong nhận được sự đóng góp của thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Trang 2Thực hiện: Sìn Thị Hiên - Lớp QTVP K2 –Điện Biên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi thực hiện bài báo cáo với tên đề tài: “Khảo sát, đánh giá vai trò của nhà Quản trị văn phòng trong công tác hoạch định tại Ủy ban nhân dân xã Nậm Khăn
”.Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi trong thời gian qua Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong đề tài nghiên cứu này
Điện Biên,, ngày tháng năm 2018
Trang 3Thực hiện: Sìn Thị Hiên - Lớp QTVP K2 –Điện Biên
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt
Trang 4Thực hiện: Sìn Thị Hiên - Lớp QTVP K2 –Điện Biên
MỤC LỤC
Chương 1 4
KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ NẬM KHĂN 4
1.1 Lịch sử hình thành 4
1.2 Cơ cấu tổ chức 4
1.3 Chức năng nhiệm vụ 5
1.3.1 Chức năng 5
1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn 5
Tiểu kết 9
Chương 2 10
VAI TRÒ CỦA VĂN PHÒNG TRONG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH 10
TẠI UBND XÃ NẬM KHĂN 10
2.1 Vai trò trong công tác thu thập các căn cứ 10
2.2 Vai trò trong công tác xác định mục tiêu 13
2.3 Vai trò trong công tác xây dựng các giải pháp 15
2.4 Vai trò trong công tác tổ chức thực hiện mục tiêu 17
Tiểu kết 21
Chương 3 22
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VĂN PHÒNG TRONG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH 22
3.1 Nhận xét, đánh giá 22
3.1.1 Ưu điểm 22
3.1.2 Nhược điểm 22
3.1.3 Nguyên nhân 23
Trang 5Thực hiện: Sìn Thị Hiên - Lớp QTVP K2 –Điện Biên
3.1.3.1 Nguyên nhân của những thành tựu đạt được 23 3.1.3.1 Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém 24
3.2 Các giải pháp 25
3.2.1 Giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình công tác 25 3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thông tin phục vụ hoạt động của UBND 25 3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng và thẩm định đề án trình hội nghị 25 3.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác biên soạn các loại văn bản chủ yếu
26
3.2.5 Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phối hợp giữa văn phòng với các cơ quan liên quan 26 3.2.6 Thường xuyên đổi mới tác phong, lề lối làm việc và phải tự xây dựng chương trình làm việc 26 3.2.9 Xây dựng, củng cố tổ chức, bộ máy của Văn phòng đảm bảo tiêu chuẩn, số lượng theo quy định và theo hướng chuyên môn hóa Luân chuyển công chức Văn phòng luôn đảm bảo tính kế thừa, ổn định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.27Tiểu kết 28KẾT LUẬN 29TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 6Thực hiện: Sìn Thị Hiên - Lớp QTVP K2 –Điện Biên
Trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi phải
có một nền hành chính đủ mạnh, giải quyết nhanh gọn, đảm bảo tính chính xác, hiệuquả công việc trong nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội Đặc biệt là công cuộc cảicách hành chính Nhà nước giai đoạn hiện nay, trong đó công tác hành chính vănphòng cũng góp phần quan trọng trong việc không ngừng cải tiến, phát huy hiệu quả
và chất lượng trong quản lý, điều hành công việc của mỗi cơ quan, đơn vị
Tùy từng khía cạnh, quy mô khác nhau mà có nhiều định nghĩa về văn phòng,nhưng chung nhất có thể nói: văn phòng là bộ máy của cơ quan, tổ chức có tráchnhiệm thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin phục vụ cho sự điều hành của lãnh đạo,đồng thời đảm bảo các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động chung của toàn cơquan, tổ chức đó
2 Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết tốt những vấn đề đã đặt ra trongbài tiểu luận Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của tiểu luận được xácđịnh và giới hạn như sau:
Đối tượng nghiên cứu: giải pháp nâng cao văn hóa đọc của sinh viên.
Mục tiêu nghiên cứu: tôi đã chọn đề tài: “Khảo sát, đánh giá về vai trò của
văn phòng trong công tác hoạch định của UBND xã Nậm Khăn” làm đề tài tiểu
Trang 7Thực hiện: Sìn Thị Hiên - Lớp QTVP K2 –Điện Biên
luận môn Kỹ năng hoạch định trong quản trị văn phòng Tôi lựa chọn đề tài này nhằmmục tiêu tìm hiểu về vai trò của văn phòng trong công tác hoạch định, đồng thời đưa
ra giải pháp để nâng cao vai trò của văn phòng trong công tác hoạch định của UBND
xã Nậm Khăn
3 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
Các công trình nghiên cứu đều được bắt đầu từ thực trạng và mục đích cuốicùng là đưa ra những giải pháp nâng cao vai trò của văn phòng trong công tác hoạchđịnh
Các đề tài nghiên cứu trước đây ở một phạm vi rộng hoặc nghiên cứu trong
phạm vi trường, tôi tập trung nghiên cứu đề tài ở phạm vi hẹp hơn: “Khảo sát, đánh giá về vai trò của văn phòng trong công tác hoạch định của UBND xã Nậm Khăn” Tôi đi sâu tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân những hạn chế và đề ra những
giải pháp để nâng cao vai trò của văn phòng trong công tác hoạch định của UBND xãNậm Khăn
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát, phương pháp phân tích,
Trang 8Thực hiện: Sìn Thị Hiên - Lớp QTVP K2 –Điện Biên
Đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của văn phòng trong công tác hoạch địnhcủa cơ quan
5 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung bài tiểu luận gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về tổ chức và hoạt động của UBND xã Nậm Khăn
Chương 2: Vai trò của văn phòng trong công tác hoạch định tại UBND xã NậmKhăn
Chương 3: Giải pháp nâng cao vai trò của văn phòng trong công tác hoạchđịnh
Trang 9Thực hiện: Sìn Thị Hiên - Lớp QTVP K2 –Điện Biên
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ NẬM KHĂN 1.1 Lịch sử hình thành
(Phần này vợ bổ sung vì vợ hiểu rất rõ)
1.2 Cơ cấu tổ chức
Để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã theo quyđịnh của pháp luật, cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND xã Nậm Khăn như sau:
Xã Nậm Khăn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên là một xã loại III nên cơ cấu
tổ chức của UBND xã bao gồm : 1 Chủ tịch Ủy ban nhân dân, 1 phó chủ tịch Ủy bannhân dân và 7 chức danh phụ trách chuyên môn cụ thể:
Chức trách của chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ chuyên trách lãnh đạo UBND cấp xã, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt độngcủa UBND và hoạt động quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, anninh , quốc phòng đã được phân công trên địa bàn
Chức trách của công chức cấp xã là làm công tác chuyên môn thuộc biên chế của UBND xã, có trách nhiệm tham mưu giúp UBND xã thực hiện chức năngquản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân công và thực hiện nhiệm vụ khác
do Chủ tịch UBND cấp xã giao
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND xã Nậm Khăn
Trang 10Thực hiện: Sìn Thị Hiên - Lớp QTVP K2 –Điện Biên
Trang 11Thực hiện: Sìn Thị Hiên - Lớp QTVP K2 –Điện Biên
UBND xã giải quyết công việc theo nhiệm vụ,quyền hạn,quy định tại Luật
tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 UBND xã thảo luận tập thể và quyếtđịnh theo đa số các vấn đề được quy định tại điều 35 Luật Tổ chức chính quyền địaphương năm 2015 và những vấn đề khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyềncủa UBND xã
UBND xã phối hợp cùng UBND huyện, thường trực HĐND và các ban củaHĐND cùng cấp chuẩn bị nội dung các kỳ họp HĐND, xây dựng đề án để HĐNDxem xét và quyết định
1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn
UBND xã Nậm Khăn có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cụ thể như sau:
1.3.1 Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xã Nậm Khăn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồngnhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chứcthực hiện kế hoạch đó
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngânsách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điềuchỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách
Trang 12Thực hiện: Sìn Thị Hiên - Lớp QTVP K2 –Điện Biên
địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhândân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhànước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báocáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật
- Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ cácnhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng,đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quyđịnh của pháp luật
- Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng cáccông trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện Việcquản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm
sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật
1.3.2 Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân xã Nậm Khăn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình,kế hoạch, đề ánkhuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sảnxuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trongsản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với câytrồng và vật nuôi
- Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ,bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt;ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệrừng tại địa phương
- Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quyđịnh của pháp luật
Trang 13Thực hiện: Sìn Thị Hiên - Lớp QTVP K2 –Điện Biên
- Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyềnthống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để pháttriển các ngành, nghề mới
1.3.3 Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân xã Nậm Khăn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theophân cấp
- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểmdân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật vềxây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định
- Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giaothông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của phápluật
- Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giaothông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật
1.3.4 Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội,văn hoá và thể dục thể thao, Uỷ ban nhân dân xã Nậm Khăn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợpvới trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện cáclớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi
- Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫugiáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản
lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn
- Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá giađình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng,chống các dịch bệnh
- Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao;
tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - vănhoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật
Trang 14Thực hiện: Sìn Thị Hiên - Lớp QTVP K2 –Điện Biên
- Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đìnhliệt sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật
- Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ cácgia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa;
tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phươngtheo quy định của pháp luật
- Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ởđịa phương
1.3.5 Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân xã Nậm Khăn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựnglàng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương
- Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng
ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấnluyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự,an toàn xã hội; xâydựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biệnpháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm phápluật khác ở địa phương
- Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại củangười nước ngoài ở địa phương
1.3.6 Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhân dân xã Nậm Khă n có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.
Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
Trang 15Thực hiện: Sìn Thị Hiên - Lớp QTVP K2 –Điện Biên
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm phápluật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật
- Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dântheo thẩm quyền
- Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việcthi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
Tiểu kết
Chương 1 là chương nêu khái quát về cơ cấu và hoạt động của UBND xãNậm Khăn vì thế nội dung của chương này chỉ xoay quanh cơ cấu tổ chức, chứcnăng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của UBND xã Nậm Khăn Thông qua các vănbản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơquan từ đó hiểu sâu hơn về vai trò của cơ quan cũng như vai trò của văn phòngtrong công tác hoạch địn của cơ quan
Trang 16Thực hiện: Sìn Thị Hiên - Lớp QTVP K2 –Điện Biên
Chương 2 VAI TRÒ CỦA VĂN PHÒNG TRONG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH
TẠI UBND XÃ NẬM KHĂN
Hoạch định là một chức năng của quản trị bao gồm các hoạt động xác định racác mục tiêu cho tương lai và các phương tiện thích hợp để hoàn thành các mụctiêu đó Kết quả của hoạch định là một bản kế hoạch - nghĩa là một tài liệu đượcviết ra xác định rõ ràng các chuỗi hoạt động mà công ty hay tổ chức sẽ thực hiện
Có 3 loại hoạch định: Hoạch định chiến lược; hoạch định chiến thuật vàhoạch định tác vụ, tác nghiệp
2.1 Vai trò trong công tác thu thập các căn cứ
Văn phòng là bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan, tổ chức; là nơi thuthập, xử lý và cung cấp thông tin cho hoạt động quản lý; là nơi chăm lo mọi lĩnhvực phục vụ hậu cần đảm bảo các diều kiện cần thiết cho hoạt động của cơ quan, tổchức đó
Hành chính văn phòng là một chức năng tạo sự thuận lợi cho các bộ phậnkhác trong cơ quan, đơn vị
Văn phòng phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về văn thư, lưu trữkhi thu nhận, xử lý, bảo quản và chuyển phát thông tin Thông tin được thu thậpđầy đủ, kịp thời, được xử lý khoa học, đáp ứng yêu cầu của quản lý là cơ sở để thủtrưởng, lãnh đạo lựa chọn quyết định quản lý
Thông tin là quá trình trao đổi giữa người gửi và người nhận, là sự truyền tínhiệu , truyền tin tức về những sự kiện, hoạt động đã, đang và sẽ xảy ra cho nhiềungười cùng biết
Thông tin trong hoạt động quản lý là tập hợp tất cả các thông báo khác nhau
về các sự kiện xảy ra trong hoạt động quản lý và môi trường bên ngoài có liên quanđến hoạt động quản lý đó, về những thay đổi thuộc tính của hệ thống quản lý và
Trang 17Thực hiện: Sìn Thị Hiên - Lớp QTVP K2 –Điện Biên
môi trường xung quanh, nhằm kiến tạo các biện pháp tổ chức các yếu tố vật chất ,nguồn lực, không gian và thời gian với các khách thể quản lý
Thông tin quản lý nhà nước rất đa dạng, trong đó thông tin pháp lý chiếm vịtrí đặc biệt bên cạnh những thông tin phản ánh việc triển khai và kết quả của quátrình quản lý xã hội Thông tin pháp lý tạo điều kiện để các cơ quan hoạt động đúngpháp luật hiện hành, còn thông tin thực tiễn cho phép các cơ quan tiếp cận đượcthường xuyên các nhu cầu về xã hội , với đời sống chính trị-kinh tế của đất nước
Thông tin là căn cứ để thủ trưởng, lãnh đạo đưa ra quyết đinh kịp thời vàđúng đắn Thông tin bao gồm nhiều loại và từ nhiều nguồn khác nhau Nhiều khikhối lượng thông tin rất lớn, phức tạp, đa dạng, đa chiều Việc thu thập và xử lýlượng thông tin này cần phải có bộ phận trợ giúp, đó chính là văn phòng Các thôngtin, công văn, giấy tờ đi và đến đều được văn phòng thu thập, xử lý, phân loại theonhững kênh thích hợp để sau đó chuyến phát đi hay lưu trữ
Căn cứ vào yêu cầu của lãnh đạo và quản lý về thông tin, tiến hành xây dựng
và tổ chức nguồn tin
Nguồn thu thập thông tin bao gồm:
- Thông tin từ văn bản, bao gồm: Văn bản từ cấp trên hoặc từ các nơi khác gửi
đến (còn gọi là công văn đến) và văn bản do cơ quan sản sinh ra (còn gọi làcông văn đi) Đây là nguồn thông tin chính thức, quan trọng hàng đầu;
- Thông tin từ sách báo, tạp chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình,
internet…;
- Thông tin truyền miệng (qua các ý kiến đóng góp hoặc phản ánh từ các cuộc
họp, qua điện thoại, qua trao đổi trực tiếp;
- Thông tin qua khảo sát, đo đạc, quan sát, phán đoán, tổng hợp các số liệu….
Phương pháp lấy tin:
Trang 18Thực hiện: Sìn Thị Hiên - Lớp QTVP K2 –Điện Biên
- Đọc và ghi chép;
- Sao chụp một phần hoặc toàn bộ văn bản, tài liệu;
- Thống kê số liệu, tính tỷ lệ, tính xác suất;
- Đo đạc, quan sát, so sánh và đối chiếu thông tin.
Tuy nhiên, dù áp dụng phương pháp nào thì các thông tin đều phải có ghi rõxuất xứ để tiện cho lãnh đạo hoặc các bộ phận quản lý có thể xác minh, tra tìm khicần thiết
Nghiên cứu, phân tích và xử lý thông tin:
- Tập hợp và hệ thống hoá thông tin theo từng vấn đề, lĩnh vực:
Thư ký VP phải có khả năng tóm tắt tin và phân loại thông tin theo nhómnhư thông tin kinh tế, thông tin chính trị- xã hội, thông tin quá khứ, hiệntại, dự đoán….;
Tóm tắt những thông tin cơ bản, những thông tin mới, thông tin có điểmkhác biệt với những thông tin trước;
- Phân tích và kiểm tra độ chính xác của các thông tin, tính hợp lý của các tài
liệu, số liệu: xác định độ tin cậy của các nguồn tin, lý giải được sự mâu thuẫngiữa các thông tin (nếu có) và chọn ra những thông tin đầy đủ hơn, có độ tincậy cao hơn, chỉnh lý chính xác tài liệu, số liệu
Cung cấp, phổ biến thông tin: thông tin phải được cung cấp nhanh chóng,
kịp thời, đúng đối tượng bằng các hình thức thích hợp như: phổ biến tại hội nghị,văn bản, qua các kênh thông tin đại chúng
Bảo quản lưu trữ thông tin: Việc bảo quản và lưu trữ thông nhằm đảm bảo
cho tài liệu thông tin không bị hư hỏng và phục vụ cho công tác hàng ngày và lâudài