Bài tiểu luận cá nhân Kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ dành cho các môn học Tâm lý học quản lý và Kỹ năng giao tiếp. Đây là bài tiểu luận cá nhân có tham khảo một số tài liệu như: Tâm lý giao tiếp của PGS.TS Lê Thị Hoa. NXB Đại học Quốc gia Thành phố HCM, Chuẩn mực giao tiếp thời hội nhập, giao tiếp phi ngôn từ của NGuyễn Quang, tạp chí kHoa họcĐHQG Hà nội.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM
BỘ MÔN LƯU TRỮ - QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
KỸ NĂNG GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ
Họ và tên sinh viên: Đặng Thị Kim Yến
MSSV: 1556130090
Bộ môn: Lưu trữ học - QTVP
Giảng viên: TS Lê Thị Ngọc Điệp
Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 11 năm 2017
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ………2
NỘI DUNG I.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3
1 Giao tiếp là gì? 3
2 Giao tiếp phi ngôn từ là gì? 3
3 Phân loại giao tiếp phi ngôn từ 4
3.1 Phân loại theo các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp phi ngôn từ: 4
3.2 Phân loại theo nguồn gốc giao tiếp: 5
3 Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ 7
4 Vai trò của giao tiếp phi ngôn từ 8
4.1 Giúp chúng ta truyền đạt tới đối tượng giao tiếp những thông điệp, ý nghĩa khó diễn đạt bằng lời nói trực tiếp 8
4.2 Giúp chúng ta đọc được thái độ và cảm nghĩ của đối tượng giao tiếp 9
4.3 Các thông điệp phi ngôn từ ngẫu nhiên và vô tình có độ tin cậy rất cao 10
II THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC KĨ NĂNG GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ 10
III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÁC KĨ NĂNG GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ 12
1 Cận ngôn ngữ: 12
2 Ngoại ngôn ngữ: 14
2.1.Ngôn ngữ thân thể: 14
2.2 Ngôn ngữ vật thể: 19
2.3 Ngôn ngữ môi trường 21
IV KẾT LUẬN 24
Trang 3MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở mọi thời đại, mọi xã hội, giao tiếp, ứng xử giữa con người và con người
diễn ra liên tục, trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong sinh hoạt đời thườngcũng như trong công việc Giao tiếp vừa biểu hiện văn hóa của mỗi người, vừabiểu hiện mức độ văn minh của xã hội
Để không bị tụt lại trong một xã hội phát triển từng giây, từng phút của hiệntại thì đòi hỏi các cơ quan, tổ chức và đặt biệt là các doanh nghiệp phải luônthích ứng, đổi mới và hoàn thiện về nhiều mặt Ngày nay khi thế giới dần dần
bị thu nhỏ lại, phẳng ra thì sự va chạm giữa các nền văn hóa khác nhau đượcnhận thấy rõ ràng nhất trong quá trình giao tiếp Các cơ quan, tổ chức, doanhnghiệp, chắc hẳn đã có lần họ phải cân nhắc trước khi gặp gỡ các đối tác quốctế: nên giao tiếp theo phong tục của ta hay của họ, cư xử như thế nào cho đúngmực… vì ngôn ngữ là rào một cản không nhỏ Một nghiên cứu củaBirdwhistell - người đi tiên phong trong việc nghiên cứu giao tiếp phi ngôn từ,
và ban đầu được ông gọi là ý nghĩa cử chỉ Ông ước tính rằng con người có thểtạo ra và nhận dạng được khoảng 250.000 biểu cảm trên khuôn mặt Hay mộtnghiên cứu khác của Allan Pease và Albert Melrabian (Mỹ) thì trong quá trìnhgiao tiếp trực tiếp, lời nói bao gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ (hay còngọi là ngôn ngữ của cơ thể) và giọng điệu Ngôn ngữ, lạ thay chỉ góp phần nhỏnhất 7% trong việc tác động đến người nghe, giọng điệu chiếm tới 38% và yếu
tố phi ngôn ngữ lại trở nên quan trọng nhất vì sở hữu được 55% Từ hai nghiêncứu điển hình trên về giao tiếp phi ngôn từ, chúng ta cũng phần nào hiểu đượcvai trò, tầm quan trọng, nội dung cũng như những vấn đề xoay quanh giao tiếpphi ngôn từ vô cùng quan trọng và phong phú
Giả sử rằng trong cuộc nói chuyện kéo dài 30 phút, cả hai người có thể biểuhiện hơn 800 thông điệp phi ngôn từ khác nhau Nếu cả hai người đều khônghiểu hoặc không nhận ra những thông điệp này, thì cả hai chỉ dừng lại ở mức
độ giao tiếp thấp và cuộc giao tiếp khá là thất bại vì có thể chẳng đi đến mụcđích ban đầu Vì thế, trong bài tiểu luận “Kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ” nàymong rằng sẽ giúp chúng ta làm rõ hơn về giao tiếp phi ngôn từ, cũng như hiểuđược tầm quan trọng và có thể áp dụng được một số cách thức giao tiếp phingôn từ vào thực tế
Trang 4Giao tiếp là hình thức đặc trung cho mối quan hệ giữa con người với conngười, qua đó nãy sinh sự tiếp xúc tâm lý, được thể hiện ở sự trao đổi thôngtin, hiểu biết, rung cảm và tác động qua lại lẫn nhau Giao tiếp trong quản lý là
sự tiếp xúc giữa nhà quản lý với những người khác có liên quan trong hoạtđộng quản lý nhằm đạt tới mục tiêu quản lý đề ra
Giao tiếp là một nghệ thuật Giống như bất kỳ năng lực nghệ thuật khác, nóđòi hỏi huấn luyện và kỹ luật
2 Giao tiếp phi ngôn từ là gì?
Giao tiếp phi ngôn từ có nhiều định nghĩa khác nhau từ những góc độ khácnhau Giao tiếp phi ngôn từ là loại hình giao tiếp không sử dụng ngôn ngữ màdùng những phương thức khác sử dụng điệu bộ, cử chỉ của cơ thể để truyền đạtthông tin: giọng nói, nhịp điệu, ngữ điệu, cách đi đứng, cử chỉ điệu bộ, ánhmắt, vẻ mặt, tư thế, trang phục, khoảng cách, vị trí…
Các công trình nghiên cứu về giao tiếp hiện nay đều khó có thể được coi là đầy
đủ nếu không, ở các mức độ khác nhau đề cập đến các bình diện khác nhau
của giao tiếp phi ngôn từ Theo Knapp: “Giao tiếp phi ngôn từ hàm chỉ các hành động hoặc các biểu hiện ngoài ngôn từ Các hành động hoặc các biểu hiện vốn có ý nghĩa được chia sẽ về mặt xã hội đó được gửi đi một cách có chủ đích hoặc được diễn giải như là có chủ đích và được gửi đi hoặc tiếp nhận một cách có ý thức […] Giao tiếp phi ngôn từ là một thuật ngữ để miêu
tả tất cả các sự kiện giao tiếp vượt lên trên ngôn từ khẩu ngữ và bút ngữ
Trang 5Ở một góc độ khác, các nhà nghiên cứu hiện nay nhìn chung đều thống nhấtrằng giao tiếp phi ngôn từ bao gồm các hiện tố hữu thức và vô thức, chủ định
và vô tình, và đó cũng là một trong những lý do gây ra các trục trặc trong giaotiếp phi ngôn từ không chỉ giao văn hóa mà thậm chí cả nội văn hóa Lenine và
Adelman cho rằng: Giao tiếp phi ngôn từ là ngôn ngữ “im lặng” (silent language), bao gồm việc sử dụng cử chỉ, diện hiện [biểu hiện trên khuôn mặt - NQ], nhãn giao [tiếp xúc ánh mắt – NQ], và khoảng cách đối thoại.
Dwyer lại có cách nhìn khái quát hơn, và với ví dụ đi kèm đã nhận thức rõ hơn
về các bình diện khác nhau của giao tiếp phi ngôn từ Theo tác giả “Giao tiếp phi ngôn từ bao gồm toàn bộ các bộ phận của thông điệp không được mã hóa bằng từ ngữ Ví dụ: giọng nói, diện hiện hoặc cử chỉ và chuyển động.”
Một khái niệm về giao tiếp phi ngôn từ được sử dụng phổ biến và mang tính
bao quát, tổng hợp các khái niệm ví dụ trên như sau: Giao tiếp phi ngôn từ là toàn bộ các bộ phận kiến tạo nên giao tiếp không thuộc mã ngôn từ (verbal code) , có nghĩa là không được mã hóa bằng từ ngữ, những có thể thuộc về cả hai kênh (channels) ngôn thanh (vocal) và phi ngôn thanh (non-vocal) Nó bao gồm các yếu tố cận ngôn (phi ngôn từ - ngôn thanh) như tốc độ, cường độ, ngữ lưu… và các yếu tố ngoại ngôn (phi ngôn từ - phi ngôn thanh) thuộc ngôn ngữ thân thể như: cử chỉ, dáng điệu, diện hiện…, thuộc ngôn ngữ vật thể như:
áo quần, trang sức…, và thuộc ngôn ngữ môi trường như khoảng cách đối thoại, địa điểm giao tiếp…
3 Phân loại giao tiếp phi ngôn từ
3.1 Phân loại theo các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp phi ngôn từ:
Nếu xét toàn bộ tình huống giao tiếp với tuyến trung tâm giao tiếp là cácyếu tố nội ngôn và đường biên giao tiếp là toàn bộ các yếu tố cảnh huống giántiếp tham gia vào quá trình giao tiếp, chúng ta có các yếu tố cấu thành sơ đồnhư sau:
a) Cận ngôn ngữ: Bao gồm các yếu tố đặc tính ngôn thanh, các yếu tố xenngôn thanh
b) Ngoại ngôn ngữ: Bao gồm:
Trang 6- Ngôn ngữ thân thể: Khuôn mặt, cử chỉ, thể chất, tư thế, chuyển động thânthể, hành vi động chạm…
- Ngôn ngữ vật thể: Trang phục, trang sức, phụ kiện, quà tặng, nước hoa…
- Ngôn ngữ môi trường: Địa điểm, khoảng cách giao tiếp, màu sắc, thời gian,ánh sáng, văn hóa…
Sơ đồ phân loại các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp phi ngôn từ:
Giao tiếp phi ngôn từ
Cận ngôn Ngoại ngôn
Ngôn ngữ Ngôn ngữ Ngôn ngữ
thân thể vật thể môi trường
- Các đặc tính Khuôn mặt, cử Trang phục, trang Địa điểm, khoảngngôn thanh chỉ, thể chất, tư sức, phụ kiện, quà cách giao tiếp,
- Các yếu tố thế, chuyển động tặng, nước hoa… màu sắc, thời gianxen ngôn thân thể, hành vi ánh sang, văn thanh động chạm… hóa…
3.2 Phân loại theo nguồn gốc giao tiếp:
a) Giao tiếp phi ngôn từ cá nhân:
Giao tiếp phi ngôn từ cá nhân gồm các loại hành vi phi ngôn từ khác nhau
mà chỉ duy nhất một người có được Ý nghĩa của hành vi đó cũng là duy nhấtđối với người gửi thông điệp Ví dụ: Giả sử người A có thể vừa đọc sách, vừanói chuyện lại vừa xem tivi, trong khi người B lại chỉ có thể làm một việc duynhất hoặc là đọc sách, hoặc là xem tivi mà thôi
b) Giao tiếp phi ngôn từ văn hóa:
Trang 7Giao tiếp phi ngôn từ văn hóa là đặc tính của một nhóm người, một xã hội,hay một nên văn hóa Được tiếp thu thông qua quan sát những thành viên khácthuộc cùng một nhóm, cùng một xã hội hay cùng một văn hóa Ví dụ: Trongvăn hóa công sở ở Việt Nam những người phụ nữ thích trò chuyện và chơithành một nhóm với nhau, đồng thời khoảng cách giao tiếp thường là khoảngcách gần và thân mật Còn văn hóa công sở ở phương Tây thì những ngườiphụ nữ lại có xu hướng giao tiếp thân mật với người khác phái hơn
Giao tiếp phi ngôn từ văn hóa mang tính đặc thù cho mỗi nền văn hóa, vì mỗinền văn hóa đều có giá trị riêng của nó Vì thế, có thể một hành vi được coi làphù hợp với nền văn hóa này lại không phù hợp và mang ý nghĩa tiêu cực khiđược sử dụng ở nền văn hóa khác Ví dụ: Trong văn hóa ăn uống của ngườiHàn Quốc thì một trong những điều tối kị là không được bưng bát cơm lênmiệng, người Hàn Quốc cho rằng bưng bát cơm lên như vậy là thô tục, bất lịch
sự, và có vẻ phàm ăn tục uống Trong khi đó điều này đối với người Việt thìkhông có sự tối kì và xem đó là chuyện bình thường
c) Giao tiếp phi ngôn từ phổ niệm:
Giao tiếp phi ngôn từ phổ niệm là loại hành vi có ở mọi người, mọi nơi,mọi lúc Nó biểu hiện cái trạng thái tình cảm khác nhau như vui, buồn, tứcgiận… Ví dụ: Khi buồn người ta thường trầm mặc và khóc, khi vui người tathường cười…
d) Giao tiếp phi ngôn từ phi quan yếu:
Giao tiếp phi ngôn từ quan phi yếu thường là những hành vi thuần túy
mang tính sinh học như ngáp, hắt hơi, ho… Mặc dù chúng cũng là tín hiệutheo cách mà chúng được phát ra (mà phần lớn là không chủ ý) và có thể đượcdiễn giải bởi người nhận nhưng không ai muốn coi chúng là phần mở rộng củangôn ngữ Nếu chúng xuất hiện không chủ ý trong khi nói – như một biểu hiệncủa phản ứng sinh học – thì hiếm khi chúng tạo ra nhiễu trong kênh truyềndẫn Ví dụ: Người ốm vừa nói chuyện vừa ho và đã ho nhiều ngày thì việc đó
là điều đương nhiên và không tạo ra sự hiểu lầm (ví dụ như tín hiệu đuổikhách) Nếu theo tập tục và chủ ý của người tham gia giao tiếp mà chúng đượctạo ra như tín hiệu của “sự bất thường” thì chúng hoạt động không phụ thuộc
và ngoài ngôn ngữ Ví dụ: Khi lại gần một số người đang trao đổi việc gì đó có
Trang 8vẻ bí mật mà ta không muốn nghe lỏm họ thì ta thường giả vờ ho để cảnh báo
là đang có người lại gần
4 Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ
Giao tiếp phi ngôn từ có vai trò rất quan trọng trong quá trình giao tiếp.
Nghiên cứu về giao tiếp phi ngôn ngữ trở nên bùng nổ vào giữa những năm
1960 với một lượng lớn nhà nghiên cứu và các nhà tâm lý học Điển hình nhưArgyle và Dean, họ đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa giao tiếp bằng mắt vàkhoảng cách khi đối thoại Ralph V Exline thì đưa ra các hình mẫu của kiểunhìn trong khi nghe và nói Eckhard Hess tạo ra hàng loạt những nghiên cứuliên quan đến sự giãn nở của đồng tử và được xuất bản trong cuốn Khoa họcHoa Kỳ
Công trình nghiên cứu của A Pease nhằm khẳng định tầm quan trọng và tínhđộc lập của loại giao tiếp này trong cả môi trường nội văn hóa và giao văn hóa.Ông cho rằng “Điều kì diệu là hình như con người không ý thức được rằngdáng điệu, chuyển động và cử chỉ của mình có thể kể ra một câu chuyện trongkhi tiếng nói của anh ta có thể kể ra một câu chuyện khác.”
Birdwhistell cho rằng một người (Mĩ) trung bình một ngày thường chỉ sửngdụng ngôn từ trong khoản từ 10 đến 11 phút và một phát ngôn trung bình có
độ dài hơn hẳn 2,5s Ông cũng nhận ra rằng thành tố trong các cuộc thoại trựcdiện chỉ chiếm gần 35% trong khi hơn 65% thuộc về thành tố phi ngôn từ.Theo Lavine và Adelman (1993), trong giao tiếp thông thường, 93% nội dung
là do giọng điệu và các biểu hiện trên nét mặt quyết định; chỉ có 7% thôngđiệp được chuyển tải bằng ngôn từ
Beisler et al cũng khẳng định: “Không thể bàn luận về giao tiếp khẩu ngữ màkhông xét đến giao tiếp phi ngôn từ vì chỉ có khoảng một phần ba thông điệptrong một tình huống người – người là được truyền tải bởi nguồn thuần túy Tavốn ít tin vào ngôn ngữ thuần túy.”
Mario Pei (1971) cho biết con người ta có thể tạo ra được khoảng 700.000 kíhiệu thân thể khác nhau, một số lượng kí hiệu tương ứng với số lượng từ củamột ngôn ngữ rất phát triển
Trang 9Một số tác giả nêu ra ba lý do để biện giải cho tầm quan trọng của giao tiếp phingôn từ:
- Thứ nhất, người ta dễ dàng ghi nhớ cái người ta nhìn thấy hơn là cái người tanghe thấy
- Thứ hai, giao tiếp phi ngôn từ xuất hiện nhiều hơn giao tiếp ngôn từ
- Thứ ba, người ta có thể dễ dàng lừa dối bằng giao tiếp ngôn từ, nhưng rất khólừa dối bằng giao tiếp ngôn từ
Trong hoạt động giao tiếp trực tiếp, ngôn ngữ không bằng lời có ý nghĩa hếtsức quan trọng vì ngôn từ chỉ chiếm một phần truyền đạt và những điều khôngnói ra đôi khi lại quan trọng hơn những điều nói ra Chính yếu tố này góp phầntạo ra nghĩa cho ngôn ngữ Hầu như mọi người đều tin “nói như thế nào” nhiềuhơn “nói cái gì” Điều đó có nghĩa dáng vẻ của chúng ta khi nói quan trọnghơn những gì chúng ta nói
4 Vai trò của giao tiếp phi ngôn từ
4.1 Giúp chúng ta truyền đạt tới đối tượng giao tiếp những thông điệp, ý nghĩa khó diễn đạt bằng lời nói trực tiếp.
Khi nói đến nghệ thuật giao tiếp nơi công sở, chúng ta thường nghĩ đến vấn đềngôn ngữ, lời ăn tiếng nói hằng ngày Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể bao gồm các
cử chỉ, động tác thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, hành động của bàn tay…tưởngđơn giản nhưng lại có tác dụng rất hiệu quả Hầu hết các nhà nghiên cứu đềuđống ý rằng lời nói chủ yếu dùng để truyền tải thông tin còn ngôn ngữ cơ thểdùng để trao đổi thái độ giữa người với người và trong một số trường hợp nódùng để thay cho lời nói
Các loại hành vi phi ngôn từ thay thế cho lời nói trực tiếp rất đa dạng Có loạimang tính phổ quát và phi biểu cảm cao Nhưng cũng có loại mang tính phổquát và phi biểu cảm rõ rệt Có loại mang tính phổ quát thấp nhưng lại có tínhbiểu cảm cao Dù sao, cũng cần lưu ý rằng trong các cộng đồng ngôn ngữ -văn hóa khác nhau, vai trò này được sử dụng ở mức độ khác nhau, tùy thuộcvào các giá trị, quan niệm và phong cách giao tiếp Ví dụ: Khi cô giáo hỏi
“Bạn lớp trưởng đi đâu rồi?”, ở cộng đồng văn hóa Âu, Mĩ nếu không nói gì
và chỉ tay sang phòng bên cạnh thì hành vi này được tiếp nhận một cách bình
Trang 10thường Nhưng trong cộng đồng ngôn ngữ Việt thì hành vi này được xem làthiếu lễ phép và khó được chấp nhận.
Giao tiếp phi ngôn từ là một phần không thể thiếu trong hoạt động giao tiếpcủa mỗi người Với các nhà lãnh đạo, quản lý thì giao tiếp phi ngôn từ lại đượcđặc biệt biết chú ý, mỗi một cử chỉ, động tác đều thu hút ánh nhìn từ cấp dưới
và trở thành đặc trưng của nhà lãnh đạo, quản lý đó Ví dụ: Giáo sư DavidMcNeill từ Đại học Michigan, Mỹ, người nghiên cứu về cử chỉ tay, nhận thấyrằng những diễn giả tự tin, có kỷ luật và chặt chẽ thường dùng đến tay nhiềuhơn bình thường khi phát biểu Cử chỉ tay dứt khoát phản ánh tính mạch lạc vềsuy nghĩ của người phát biểu đồng thời khiến khán giả cảm thấy tin tưởng hơnvào sự dẫn dắt của họ Tổng thống Obama, như bao người diễn thuyết xuất sắckhác, sử dụng cử chỉ để nhấn mạnh gần như trong từng câu nói
Với mỗi người, tâm điểm của sự chú ý mà chúng ta cần ý thức đó là những cửchỉ, hành động của chúng ta dù có chủ ý hay không đều truyền đi một thôngđiệp nào đó, đến với những người xung quanh, cho dù đó chỉ là một cái vẫytay, liếc mắt nhìn ngang hay mím miệng trong khi giao tiếp… đều đó cũng đủ
để nói lên mình thích ai, có đồng ý với vấn đề hay không, đang bối rối haythiếu tự tin như thế nào
4.2 Giúp chúng ta đọc được thái độ và cảm nghĩ của đối tượng giao tiếp.
Ngôn ngữ cơ thể là sự phản ánh cảm xúc của một người ra bên ngoài Mỗi mộtđiệu bộ hoặc động thái điều có thể cho thấy cảm xúc của một người vào thờiđiểm đó Ví dụ: Phần lớn những vẻ mặt của con người là chung cho mọi nềnvăn hóa và không phụ thuộc vào việc học hỏi (Ekman, 1969) Một số biểu cảmhoặc thái độ tiêu cực của vẻ mặt được cá nhân kiềm chế và kiểm soát đáng kểđến nổi biểu hiện tự nhiên của chúng bị cản trở Tuy vậy, rất khó kiềm chế mộtvài biểu hiện như sự co giãn đồng tử khi kích động, đổ mồ hôi trán khi lo lắng,những vẻ mặt thoáng qua của những cảm súc bị kìm nén (Haggard và Isaacs,1966) Để đọc được ngôn ngữ cơ thể của người khác thì phải hiểu được trangthái cảm xúc của người đó trong khi lắng nghe cũng như để ý đến hoàn cảnhphát ngôn Cách này giúp chúng ta tách bạch được sự thật với giả tưởng, thực
tế với tưởng tượng
Sigmund Freund (1959) khẳng định: …không một hữu tử (con người - NQ) nào có thể giữ được bí mật cho riêng mình Nếu cặp môi của anh ta im lặng,
Trang 11anh ta sẽ trò chuyện bằng các đầu ngón tay của mình Sự phản bội (việc không giữ được bí mật – NQ) toát ra khỏi con người anh ta từ mọi lỗ chân lông Thông thường trong giao tiếp mặt đối mặt, hành vi phi ngôn từ thường
được con người sử dụng Để hiểu được thái độ và cảm nghĩ của đối tượng giaotiếp chúng ta cần chú ý hơn những hành vi phi ngôn từ đó Ví dụ: Một ngườinói “Tôi buồn quá” nếu không sử dụng các yếu tố cận ngôn thì chúng ta kocảm nhận được cảm nghĩ và thái độ của họ Nếu họ sử dụng các yếu tố cậnngôn như: giọng nói, rầu rĩ; ngôn ngữ thân thể như người chồm về phía trước,hai tay giang ra, mắt nhìn xuống… thì chúng ta sẽ cảm nhận được nổi buồncủa họ, thái độ tuyệt vọng
Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giao tiếp của mình, chúng ta cầnnắm được những thói quen, những quy tắc trong việc sử dụng các phương tiệngiao tiếp phi ngôn từ để không chỉ hiểu được ý đồ của người khác, mà còn cóthể diễn được ý đồ của mình một cách đa dạng, phong phú Người giao tiếpgiỏi chính là người biết khéo léo nhuẫn nhuyễn ngôn ngữ có âm thanh vớingôn ngữ không có âm thanh trong giao tiếp
4.3 Các thông điệp phi ngôn từ ngẫu nhiên và vô tình có độ tin cậy rất cao.
Thực tế trong các cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa khác nhau, kể cả các cộngđồng có tần suất hoạt động giao tiếp phi ngôn từ cao như ở các nước Mĩ –Latin, đã cho thấy việc dạy dỗ về hành vi giao tiếp chủ yếu hướng tới giao tiếpngôn từ Hơn nữa, xét về mặt tâm lí hành vi, con người hiện đại thường lưutâm hơn đến các yếu tố ngôn từ khi giao tiếp với người khác Do vây, như một
lẽ tự nhiên, khi phải che đậy một sự thật, người ta thường chú ý hơn đến việc
sử dụng ngôn từ để thực hiện mục đích này Trong những trường hợp như vậy,những yếu tố phi ngôn từ, đặc biệt là các hành vi cử cử chỉ, thường ít và khóđược khống chế một cách hợp lý nên sự thật dễ bị để lộ Vì thế, chúng thườnggiúp ta thấy rõ hơn bản chất của điều được người nói che giấu một cách có ýthức thông qua yếu tố ngôn từ
II THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC KĨ NĂNG GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ
Chuyên gia tâm lý Trần Hải Vân, Trung tâm tư vấn Bạn và Tôi, bày tỏ:
“Không gì chán bằng nghe một diễn giả nói suốt cả tiếng đồng hồ mà gần như không có một động tác biểu lộ của cơ thể Do đó, trong giao tiếp, hay thuyết
Trang 12trình cần khéo léo kết hợp lời nói với giao tiếp phi ngôn ngữ…” Thực tế, tại
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ngày này họ đã ngày càng chú trọng hơntrong việc rèn luyện, trao dồi kỹ năng giao tiếp trong hoạt động quản lý củamình, nhất là kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ Các lớp học giao tiếp phi ngôn từngày càng được quan tâm Tuy nhiên, việc sử dụng giao tiếp phi ngôn từ diễn
ra liên tực trong hoạt động hằng ngày ngay cả khi không giao tiếp, nên cónhững hành vi phi ngôn từ bản thân người tạo ra hành vi cũng không thể kiểmsoát được Có cả khi bản thân người tạo ra hành vi phi ngôn từ đó không hiểu
ý nghĩa của những cử chỉ đó có nghĩa như thế nào, hoặc nhầm lẫn trong việc
áp dụng các hành vi phi ngôn từ ở mỗi cộng đồng văn hóa khác nhau…
Sau đây là một ví dụ về việc không hiểu ý nghĩa của hành vi ngôn từ của đốitượng giao tiếp và của bản thân người giao tiếp đã gây trở ngại đến công việc:Một lần, trong một cuộc họp thân mật tại phòng khách sạn của vị chủ tịch tậpđoàn một công ty đa quốc gia, với sự có mặt của nhiều đồng nghiệp các nướcĐông Nam Á, một nữ doanh nhân trẻ có gương mặt dễ nhìn và trang phục sangtrọng đã lôi cuốn thiện cảm của mọi người trong phòng họp ngay giây phútđầu tiên Khi ngài chủ tịch phát biểu thì mọi người giật mình vì tiếng chuôngđiện thoại phát ra từ túi xách của nữ doanh nhân nọ Ngay lập tức mọi ánh mắt
đổ dồn nhìn về phía chị ta và như hiểu được rằng mình đang được mọi ngườichú ý, nữ doanh nhân này bắt đầu cuộc đàm thoại bằng giọng nói hết sức ngọtngào, trong trẻo với âm thanh vừa đủ nghe cho cả mọi người Sau đó, ngồitrong phòng họp mà dường như gương mặt của chị lúc nào cũng bận rộn,miệng luôn nhai nhóp nhép kẹo cao su Đôi lúc chị ta nhìn cô phiên dịchkhông mấy hài lòng, thỉnh thoảng còn chỉnh sửa từ ngữ dịch chưa được chínhxác với vẻ bực bội ra mặt Lâu lâu chị bỗng vươn vai, ưỡn ngực rồi ngáp mộtcách tự nhiên trước sự bỡ ngỡ của nhiều nguời [kenhtuyensinh.vn]
Có thể thấy rằng ngay cả người làm lãnh đạo, quản lý cũng có thể mắc sai lầmtrong việc sử dụng kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ, hoặc không hiểu ý nghĩa củacác loại giao tiếp phi ngôn từ là rất đáng lo ngại Nhất là như hiện nay, tầmquan trọng trong việc hội nhập, kinh doanh quốc tế được chú trọng hơn baogiờ hết thì việc không tìm hiểu, học hỏi về các giao tiếp phi ngôn từ sẽ giảmthiểu được vấn đề không thu được kết quả sau quá trình giao tiếp cũng nhưđưa cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của mình được hội nhập
Trang 13III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÁC KĨ NĂNG GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ
1 Cận ngôn ngữ:
Có nhiều khái niệm, cách nhìn nhận khác nhau về cận ngôn ngữ
Theo tác giả Dwyer thì: “Cận ngôn ngữ như là một bộ phận gắn kết với ngônngữ, nhưng không tham gia vào hệ thống ngôn từ Cận ngôn ngữ bao gồm cácphẩm chất, giọng nói và các ngôn thanh hóa ảnh hưởng đến việc một cái gì đó
được nói ra như thế nào chứ không phải là cái gì được nói ra”.
Theo tác giả Beiler (1997): “Cận ngôn ngữ liên quan đến cách thức các từ ngữđược phát ra thì đúng hơn là các từ ngữ nào được sử dụng Cận ngôn ngữ đềcập đến cách thức diễn tả trạng thái tình cảm Một số trạng thái tình cảm có thểđược truyền tải một cách dễ dàng – ví dụ: sự sợ hãi, sự cáu giận, sự sốt ruột, sựthờ ơ, sự khinh bỉ và sự đau khổ Các hiện tố ngôn thành đi kèm lời nói đónggóp rất nhiều vào các trạng thái tình cảm được giao tiếp
Như vậy, có thể hiểu rằng cận ngôn ngữ là tất cả những yếu tố ngôn thanh phingôn từ được sử dụng cùng với ngôn từ trong giao tiếp, để thể hiện thái độ,tình cảm của người nói
Cận ngôn ngữ bao gồm:
a) Các đặc tính ngôn thanh: Bao gồm cao độ, cường độ, tốc độ, phẩm chất
ngôn thanh (giọng điệu, thanh cốt, chất giọng của lời nói) Đặc tính ngôn thanhvừa mang tính văn hóa, vừa thể hiện văn minh, vừa mang tính tình huống vàvừa mang tính cá nhân (đặc điểm thể chất cũng như đặc điểm tâm lý của conngười)
Âm thanh trong Nhân tướng học đóng một vai trò quan trọng trong việc đoánthọ, yếu, hiền, ngu, quí, tiện Vì họ quan niệm rằng nguồn gốc nguyên thủycủa âm thanh là “khí”
Tướng mạo học cho rằng lời nói là tiếng của tâm, qua lời nói có thể thấy đượcbản chất của con người: “Nói năng gay gắt là người chính trực, người ít nói thìtính điềm đạm, người nói thẳng là trung thực, người nói khiêm tốn là ngườikhiêm cung, người nói năng xa xôi kì lạ là người hay chấp nhặt…”