Đối với học sinh lớp 3, chương trình dạy và học môn âm nhạc nhằm đổimới nội dung giáo dục tiểu học hoàn chỉnh, chính vì vậy Âm nhạc là một nộidung trong chương trình bậc giáo dục tiểu họ
Trang 1MỤC LỤC Trang
1. Những nội dung lý luận có liên quan đến đề tài SKKN 4
Trang 2Từ xưa đến nay, Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng ngôn ngữ và
âm thanh để diễn tả tư tưởng, tình cảm của con người Việc dạy âm nhạc chohọc sinh cần phải căn cứ vào đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc để có những biệnpháp và cách truyền thụ tương ứng nhằm đạt được mục đích giáo dục âm nhạc
Dạy âm nhạc cho học sinh chủ yếu cung cấp cho các em những kiến thứcvăn hoá âm nhạc qua đó tác động vào thế giới tinh thần của các em, nhưng hoàntoàn không có mục đích để đào tạo các em thành ca sĩ Dạy học môn âm nhạckhông chỉ mục đích là cung cấp cho học sinh những kiến thức văn hoá cơ bản về
âm nhạc mà cũng giúp phần không nhỏ vào việc bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ chohọc sinh, giúp các em học tốt hơn các môn văn hoá khác
Đối với học sinh lớp 3, chương trình dạy và học môn âm nhạc nhằm đổimới nội dung giáo dục tiểu học hoàn chỉnh, chính vì vậy Âm nhạc là một nộidung trong chương trình bậc giáo dục tiểu học Và quan trọng hơn, đó là một
“Phương tiện giáo dục” hấp dẫn mang tính đặc thù.
Ngày nay, để đáp ứng yêu cầu mới của xã hội phát triển theo hướng côngnghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên conđường đổi mới bằng cạnh tranh trí tuệ Để thực hiện được điều đó, trong nhiềunăm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đã bổ trợ giáo viên dạy môn
Âm nhạc chuyên trách để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinhnhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục
Qua quá trình triển khai thay sách giáo khoa mới, chúng ta đều biết rằng
so với chương trình Âm nhạc lớp 1, lớp 2 đến lớp 3 là bắt đầu giai đoạn II củachương trình môn Âm nhạc bậc Tiểu học Học sinh không chỉ được học cácbài hát mà còn được học thêm một số các kí hiệu âm nhạc để chuẩn bị kiến thức
cho phân môn tập đọc nhạc ở lớp 4 và lớp 5, các em cần nhận biết và nhớ
được một số kí hiệu âm nhạc mà chương trình đã quy định Đó là những yêu cầumới, khó đối với học sinh lớp 3 và cũng là một trong những khó khăn cho giáoviên trong quá trình giảng dạy bộ môn Âm nhạc lớp 3, mà thời lượng dành chohọc sinh luyện tập lại quá ít
Song song với nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp
3 hiện nay hầu hết chỉ trình bày các bài hát và hình ảnh minh họa Các kiến thứcliên quan đến một số kí hiệu âm nhạc mà học sinh lớp 3 cần nắm thì sách Âmnhạc lớp 3 vẫn chưa thể hiện so với chương trình Bộ Giáo dục quy định Trongkhi đó các thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Âm nhạc lại chưa đầy đủhoặc chưa có dẫn đến chất lượng học tập của học sinh chưa như mong muốn
Trang 3Chính vì những lí do đã nêu trên và để giúp học sinh lớp 3 dễ dàng hơntrong việc lĩnh hội những kiến thức đó tôi mạnh dạn chia sẻ một số ý kiến, suy
nghĩ của mình qua sáng kiến kinh nghiệm sau “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 nhận biết và nhớ được kí hiệu âm nhạc trong chương trình".
2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Học sinh lớp 3 tại trường tiểu học nơi tôi công tác
- Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc lớp 3 theo chương trình đổi mới
của Bộ GD & ĐT, sách Phương pháp dạy học Âm nhạc ở trường Tiểu học và
Trung học cơ sở - nhà xuất bản ĐHSP
- Thực tiễn việc dạy và học Âm nhạc lớp 3 trong trường
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu cơ bản sau:
3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu một số tài liệu giáo dục Âm
nhạc dành cho lớp 3 và sách tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 3
3.2 Phương pháp phân tích: phân tích các nguyên nhân để tìm ra các biện pháp
phù hợp trong quá trình soạn và dạy môn học
3.3 Phương pháp tổng hợp: từ thực tiễn và những kết quả tìm hiểu được để
tổng hợp cách dạy sao cho phù hợp nhất
3.4 Phương pháp thực hành áp dụng: áp dụng trong các tiết học của các khối
lớp 3, cụ thể các tiết:
+ Tiết 16: Giới thiệu tên nốt nhạc
+ Tiết 22: Giới thiệu khuông nhạc và khóa sol
+ Tiết 23: Giới thiệu một số hình nốt nhạc
+ Tiết 24: Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông
+ Tiết 28: Tập kẻ khuông nhạc và viết khóa sol
+ Tiết 29: Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc
+ Tiết 31 và 33: Ôn tập các nốt nhạc
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.NHỮNG NỘI DUNG LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI SKKN
Trang 4Lịch sử cho thấy, từ thời nguyên thủy, con người sống trong xã hội hoang
sơ, khi xã hội chưa có một loại ngôn ngữ nào để giao tiếp thì người nguyên thủy
đã dùng những điệu múa điệu nhảy, những tiếng hú để gọi nhau, để ăn mừngchiến thắng và có lẽ, đó cũng chính là nguồn gốc đầu tiên để ra đời một nền âmnhạc phong phú hiện nay - một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộcsống của mỗi người, mỗi nhà, bởi âm nhạc thể hiện tiếng nói của trái tim và đặcbiệt có sức mạnh lớn lao trong việc thể hiện thế giới nội tâm của con người
Âm nhạc là môn học có tuổi đời non trẻ, năm 2002 mới được triển khaiđại trà trên phạm vi toàn quốc ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở Dùtrước đó, nhiều trường Tiểu học đã tổ chức dạy học Âm nhạc, nhưng phạm vikhông rộng, nơi nào có điều kiện thì mới thực hiện Hiện nay, nhu cầu được học
Âm nhạc của học sinh là rất lớn, ở những trường có giáo viên chuyên về giảngdạy Âm nhạc, hầu hết học sinh đều yêu thích môn học này Cán bộ quản lý giáodục và giáo viên các môn khác cũng cho rằng, giáo dục Âm nhạc là cần thiết đểcân bằng giữa các nội dung học tập, tránh quá tải và góp phần giáo dục toàn diệncho học sinh Môn Âm nhạc thực sự đã đem lại không khí vui tươi, sôi nổi trongnhà trường, làm học sinh cảm thấy hào hứng hơn trong học tập
Nhiệm vụ dạy nhạc trong nhà trường là nhằm đưa âm nhạc đến với trẻthơ, là điều kiện ban đầu trẻ cảm thụ âm nhạc hiểu biết nghệ thuật,đó chính lànhững mắt xích đầu tiên quan trọng nhất, để khơi dậy ở trẻ những cảm xúc với
âm nhạc và cũng giữ mãi trong tâm hồn trẻ suốt cuộc đời, song quá trình giáodục âm nhạc là một quá trình phức tạp g ồm nhiều giai đoạn và liên tục cùng vớiquá trình đào tạo con người xuất phát từ nhân cách phát triển toàn diện của trẻ
Từ lâu, để phát triển thẩm mĩ cũng như những thị hiếu về văn hóa nóichung và âm nhạc nói riêng, Bộ GD&ĐT đặc biệt quan tâm đã đưa môn Âmnhạc vào chương trình học chính khóa cho các em học sinh Tiểu học Thông quaviệc giảng dạy bộ môn này, đặc biệt là những bài dạy giới thiệu một số kí hiệu
âm nhạc lớp 3 đây là bước đầu tiên các em tìm hiểu sâu hơn về bộ môn này và làkiến thức cơ bản để các em chuẩn bị cho phân môn tập đọc nhạc ở lớp 4 và 5,nhằm phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, khả năng nghe nhạc cho học sinh,tạo nên một " văn hóa âm nhạc" nhất định, bởi âm nhạc tác động trực tiếp đếntình cảm của con người, nó sẽ là yếu tố hình thành nên đạo đức, nhân cách củacác em sau này Mặc dù chỉ là những kí hiệu âm nhạc đơn giản nhưng với lứatuổi học sinh lớp 3 thì đây là kiến thức tương đối khó để ghi nhớ
2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
2.1Thực trạng của giáo viên:
Trang 5Trong quá trình giảng dạy và tìm hiểu phương pháp của rất nhiều đồngnghiệp tôi được biết: Một số giáo viên lên lớp với hình thức thầy cô truyền thụkiến thức có sẵn trong tài liệu sách giáo khoa với các phương pháp dạy học cũchủ yếu là truyền miệng, hát, đọc nhạc mẫu, học sinh không hiểu, thụ động nghe
và bắt trước theo thầy cô giáo viên lên lớp không có đồ dùng dạy học, không
sử dụng được nhạc cụ, dạy học sinh theo phương pháp cũ: Cô hát mẫu, trò háttheo, giáo viên vẫn chưa chú trọng vào việc giảng dạy phân môn này, chỉ có một
số giáo viên có ý thức nghiên cứu bài dạy trước khi lên lớp và sử dụng hợp lý đồdùng dạy học của Bộ đó là bảng phụ in khuông nhạc, khóa sol, vị trí nốt nhạc cơbản, hình nốt nhạc và được in chung trên một tờ giấy A0
Nhìn chung các giáo viên chưa đi sâu nghiên cứu để khám phá phươngpháp dạy học cho phù hợp đạt hiệu quả, hay nói một cách khác là giáo viên dạychưa biết đổi mới phương pháp dạy học, để phát huy khả năng vốn có của họcsinh Có thể nói đây là vấn đề bức xúc, là trở ngại lớn để thực hiện mục tiêu giáodục toàn diện, phát huy năng khiếu bẩm sinh của các em
2.2 Thực trạng của học sinh:
Hạn chế lớn nhất của học sinh là thói quen thụ động trong quá trình học tập,trong giờ học Âm nhạc cụ thể là phân môn học hát, các em chưa chủ động tìmhiểu bài mà chỉ trông chờ vào giáo viên để hát lại một cách máy móc Đối vớicác kí hiệu Âm nhạc ghi trên bài hát thì các em học sinh lớp 4, 5 còn tỏ ra lúngtúng trong việc ghi nhớ hoặc có những em hoàn toàn không biết gì về kí hiệu âmnhạc Các em vẫn còn thụ động quen lối truyền khẩu, thầy cô làm mẫu trước sau
đó thực hiện theo thầy cô, còn đối với các bài tập đọc nhạc thì muốn được ghi tênnốt nhạc vào bài cho dễ đọc
Hứng thú học âm nhạc của các em có sự chênh lệch khá lớn giữa các phânmôn trong bộ môn, đại đa số các em học sinh chỉ thích phân môn học hát hơn vìđây là phân môn dễ học nhất trong bộ môn âm nhạc, các bài hát thường có giaiđiệu dễ thuộc và nhạc sôi động nên thu hút được sự tập trung và hứng thú của họcsinh Nhưng mỗi khi đến giờ học về kí hiệu âm nhạc có nhiều em học sinh còn rụt
rè, chưa sôi nổi, lười suy nghĩ và nhút nhát không chủ động xây dựng bài dẫn đếngiờ học tẻ nhạt và kết quả không cao
Hiện nay nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Âm nhạc lớp 3 chỉ trìnhbày các bài hát và hình ảnh minh họa cho bài hát Các kiến thức liên quan đếnmột số kí hiệu âm nhạc trong chương trình của Bộ giáo dục quy định thì hầu nhưkhông có, chính vì vậy ảnh hưởng đến quá trình tự học và ôn luyện bài của các
em Bên cạnh đó, một số phụ huynh còn nghĩ rằng việc học các môn như toán,
Trang 6tiếng việt, ngoại ngữ mới là cần thiết nên đã định hướng cho các con em chỉ nêncoi trọng các môn học ấy Vì vậy các em chưa quan tâm nhiều đến môn Âmnhạc, từ đó hiểu biết về âm nhạc của các em cũng hạn chế, chưa sâu rộng.
Là một giáo viên được đào tạo về chuyên ngành sư phạm âm nhạc, qua thờigian giảng dạy trực tiếp bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗ lực học hỏicủa mình tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong công tác tôi nhận thấythực tế việc học tập và tiếp thu kiến thức của môn học của các em là chưa cao.Đứng trước những hạn chế thực tại tôi mạnh dạn thực hiện và nghiên cứu để đưa
ra "Biện pháp giúp học sinh lớp 3 nhận biết và nhớ được kí hiệu âm nhạc trong chương trình" Giúp cho các em lên lớp 4, 5 hoàn thành tốt phân môn Tập
đọc nhạc và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho các em
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Tôi đã lấy kết quả khảo sát cuối năm của các em học sinh lớp 3 năm học trước
để làm kết quả đối chứng với kết quả của các em học sinh lớp 3 năm học sau Khi
đã áp dụng các biện pháp nghiên cứu, tôi đã tiến hành tìm hiểu khả năng ghi nhớcác kí hiệu ghi nhạc của 2 lớp 3A và 3B cuối năm học
Trang 7Qua việc theo dõi trong các tiết học, kết hợp với việc tiến hành một bài trắcnghiệm nhỏ, tôi thấy đa số các em không nhớ các kí hiệu ghi nhạc, còn lại các
em ghi nhớ được lại rơi vào những em thông minh yêu thích tìm hiểu môn học vàmột số học sinh được gia đình cho đi học chuyên sâu về môn học như đàn, thanhnhạc
Đề bài phiếu trắc nghiệm:
a Em hãy nêu cấu tạo của khuông nhạc.
b Kể tên 7 nốt nhạc cơ bản, vị trí các nốt cơ bản trên khuông nhạc.
3.1: Khi dạy học sinh 7 nốt nhạc cơ bản tôi cho ôn luyện bằng các biện pháp:
a Tổ chức trò chơi theo nhóm.
Tiết 16: Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi
Ở nội dung này nhiều học sinh có thể nêu được tên nốt nhạc nhưng kể têncác nốt nhạc lại không đúng thứ tự Về nhà, học sinh muốn luyện tập nhưngtrong tập bài hát không có các nội dung đó Điều này sẽ dẫn đến việc sau nàyhọc sinh dễ nhầm lẫn khi thực hành viết tên các nốt nhạc trên khuông nhạc
Để giải quyết khó khăn trên, sau khi giúp học sinh nắm được tên gọi của 7
nốt nhạc cơ bản (Đô – Rê – Mi – Pha – sol – La – Si ) tôi đã tổ chức cho học
sinh chơi trò chơi : "Tìm đường về nhà của gấu”
Chuẩn bị :
Trang 8+ Dùng giấy karo - ki cắt khoảng 7-8 mũi tên dài khoảng 20 cm - 25cm (hoặcdùng phấn màu)
+ Giáo viên trình bày trên 4 bảng phụ (hoặc giấy Krô-ki ,…tuỳ theo điều kiện,từng cách lựa chọn phương pháp của từng giáo viên) như sơ đồ dưới đây:
Bắt đầu
Tiến hành cho học sinh chơi:
Học sinh sẽ chơi theo 4 nhóm
Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bảng như đã chuẩn bị ở phần trên, 8 mũitên (hoặc phấn màu) Sau đó yêu cầu các nhóm dùng mũi tên (hoặc phấn màu
để vẽ) đính vào tên các nốt nhạc trên sơ đồ sao cho đúng thứ tự 7 nốt nhạc
cơ bản đã học qua đó tạo thành đường đi về nhà của gấu
VD như hình dưới đây:
SiNhà gấu
Nhà gấu
Trang 9Sau khi có hiệu lệnh của giáo viên, các nhóm tiến hành chơi, giáo viên theodõi Nhóm nào xong đính lên bảng lớp Sau đó giáo viên cho nhận xét, bìnhchọn xếp thứ tự thi đua, tuyên dương
* Có thể thay đổi thành trò chơi tiếp sức:
Giáo viên đính 4 bảng phụ (hoặc bảng bằng giấy karo – ki trình bày nhưphần chuẩn bị) lên bảng Sau đó cho 4 nhóm chơi tiếp sức đính mũi tên (hoặcdùng phấn màu vẽ) vào các nốt nhạc trên sơ đồ sao cho đúng thứ tự các nốtnhạc đã học qua đó tạo thành đường đi về nhà của gấu
Qua trò chơi này học sinh được ôn luyện và nhớ lại được tên, thứ tự 7 nốtnhạc cơ bản đã học ở hoạt động trước
(Hình ảnh học sinh tham gia trò chơi theo nhóm 4)
b Kể chuyện âm nhạc:
Câu chuyện “Bảy anh em” :
Ngày xưa trong một gia đình nọ có bảy anh em Người anh cả tên Đô, người anh thứ hai tên Rê, người anh thứ ba tên Mi, người anh thứ tư tên Pha, người anh thứ năm tên Sol, người anh thứ sáu tên La và người em út tên Si Khi mùa đông đến, một hôm trời rét đậm, người anh cả tên Đô và người anh thứ hai tên
Rê phải đi vào rừng lấy củi đem về cho cả nhà sưởi ấm Đến trưa mà vẫn không
La
Sol
Rê Mi
Trang 10thấy hai anh Đô và Rê về, người anh thứ ba và thứ tư là Mi và Pha đã lên đường đi tìm hai người anh Cũng như Đô và Rê, đến chiều mà Mi và Pha vẫn không về Thấy thế , hai người anh còn lại là Sol và La đã vội vã vào rừng tìm kiếm bốn người anh Đô, Rê, Mi, Pha Chẳng khác gì số phận các người anh của mình, Sol và La cũng biệt tăm Chờ mãi,đã tối lắm rồi mà vẫn không thấy sáu người anh trở về, người em út tên Si trong lòng bồn chồn , đứng ngồi không yên ,đã lo lắng lại càng lo lắng hơn Nhưng vốn là người thông minh, tài trí Si
đã quyết định lên đường tìm các anh của mình Khi đi, ngoài các thứ cần thiết phải đem theo, Si đã cẩn thận bỏ vào túi một cái bật lửa, rồi đốt đuốc soi đường vào rừng tìm các anh Đến nữa đêm Si đã lần lượt tìm đủ sáu người anh của mình: Đô, Rê, Mi, Pha, Sol, La Thì ra các anh đã bị cóng vì trời quá rét Si đã đốt lửa sưởi ấm cho các anh Sau đó bảy anh em lại đưa nhau về nhà
Sau khi kể chuyện, giáo viên có thể hỏi học sinh vài câu hỏi như sau :
- Em hãy kể lại tên bảy anh em trong câu chuyện trên theo thứ tự từ anh cả đến
em út?( hoặc ngược lại )
- Người em út tên gì? Người em út đã đi tìm những ai? kể theo thứ tự (Theo thứ
tự nào tuỳ học sinh đúng là được, giáo viên có thể hỏi những câu hỏi khác, tuỳtheo điều kiện của lớp)
Cuối tiết học giáo viên dặn dò học sinh tập kể cho người khác nghe, càngnhiều càng tốt Qua việc nghe kể chuyện nhiều lần và nhắc đi nhắc lại thứ tự 7
"anh em nốt nhạc" sẽ giúp học sinh nhớ được thứ tự và tên 7 nốt nhạc đã học
c) Biện pháp "Mưa dầm thấm lâu"
Trong lớp học giáoviên cho các em bốc thăm thành lập ngẫu nhiên 7nhóm, mỗi nhóm mang tên một nốt nhạc Trong các hoạt động giờ học cácnhóm được mời, gọi nhau bằng tên của nốt nhạc (Ví dụ: nhóm Sol, nhóm la,nhóm mi…) Như thế sẽ hình thành ở học sinh thói quen gọi tên các bạn theo tênnhóm nốt nhạc
Hoặc mỗi lớp thường được chia thành 4 tổ Trong mỗi tổ các em tự phâncông mỗi em mang tên một nốt nhạc Sau đó cho các em tự sắp xếp ngồi đúngtheo thứ tự 7 nốt nhạc đã học (sau một thời gian có thể đổi lại tên)
Quá trình gọi tên theo nốt nhạc được lặp đi lặp lại từ đó giúp học sinh
nhớ đủ tên và nhớ đúng thứ tự 7 nốt nhạc theo yêu cầu
Giáo viên có thể sử dụng giấy Karo – ki vẽ hình các nốt nhạc sinh độngnhiều mầu sắc, ghi tên 7 nốt nhạc treo lên tường làm dụng cụ trực quan lúc nàohọc sinh cũng nhìn thấy Cách này có thể làm đồ dùng học tập vừa làm bứctranh trang trí phòng học
Trang 113.2 Giới thiệu khuông nhạc và khóa sol:
Trong sách hướng dẫn giáo viên của Bộ và thiết kế bài giảng của Đại Học SưPhạm, ở hoạt động này, giáo viên chỉ treo bảng phụ và giới thiệu cho học sinh
nghe cấu tạo của khuông nhạc như: "Khuông nhạc có 5 dòng kẻ nằm song song
và cách đều nhau, 5 dòng kẻ tạo thành 4 khe được tính từ phía dưới lên trên "
Theo tôi nghĩ với lứa tuổi học sinh lớp 3 rất nhanh quên chỉ giáo viên thuyếttrình chưa đủ nên tôi đã sử dụng đồ dùng trực quan thường xuyên và gần gũi vớicác em đó chính là các bài hát trong tập bài hát
Chúng ta thấy hầu hết các bài hát trong tập bài hát học sinh lớp 3 đều đượcviết theo khóa sol Vì thế khi dạy nội dung này, ngoài việc chuẩn bị bảng phụ
kẻ sẵn khuông nhạc, khóa sol giáo viên cho học sinh quan sát kĩ bất kì một
khuông nhạc nào trong các bài hátcủa tập bài hát lớp 3 (đây chính là hình ảnh
trực quan thường xuyên xuất hiện nhất ) Từ đó giáo viên giúp học sinh nhận ra
khuông nhạc gồm có 5 dòng kẻ song song cách đều nhau, kí hiệu đứng ở đầukhuông nhạc (nối liền 5 dòng kẻ ) chính là khóa sol Sau khi học sinh nhận biếtkhóa sol, nắm được hình khuông nhạc và khóa sol giáo viên kể cho học sinh
nghe chuyện “Bảy anh em đoàn kết” vừa kể giáo viênvừa vẽ minh họa.
…Ngày xưa có bảy anh em Đô, Rê, Mi, Pha, Sol, La, Si mồ côi cha mẹ Họ luôn sống chung với nhau trong một khu rừng Nơi đây thường xuyên xảy ra lũ lụt Trong nhà họ lúc nào cũng có 5 tấm ván lớn.
Trang 12Được buộc chặt với nhau bằng một sợi dây Khóa sol,
tạo thành một con thuyền Mỗi khi lũ đến họ đã cùng nhau lên thuyền căng buồm mang tên 4/4(hoặc 2/4; 3/4)
bám chặt thuyền, nguyện sống chết có nhau Nhờ thế mà họ đã tránh được sự hung hãm cuả các cơn lũ…
Bằng cách vừa kể vừa vẽ minh họa lên bảng nhằm thu hút sự chú ý của họcsinh Học sinh sẽ nhìn thấy 5 dòng kẻ, khóa sol, số chỉ nhịp Đây là động tác gây
ấn tượng cho học sinh
Ngoài các biện pháp nêu trên, giáo viên còn sử dụng thêm đàn Organ để giúphọc sinh nhận biết vị trí 7 nốt nhạc trên đàn Organ cũng như nhận biết thêm về
âm thanh của chúng