1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỘ ĐỀ-ĐÁP VÀO 10 MÔN VĂN CÁC TỈNH 2018-2019(b1

59 100 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 817,5 KB

Nội dung

Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biếthọ đã rõ cái cơ sự

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC GIANG

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2018-2019 MÔN THI: NGỮ VĂN Ngày thi: 05/6/2018

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi ở dưới:

Lặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ờiKẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

Lời ru có gió mùa thuBàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kiaChẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

(Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình,

NXB Giáo dục, 2002, tr 28 - 29)

a Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

b Trong bài thơ, những âm thanh nào được tác giả nhắc đến?

c Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

Câu 2 (3,0 điểm)

Em hãy viết một bài văn (khoảng 300 chữ) bàn về lòng hiếu thảo

Câu 3 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:

Cổ ông lão nghẹn ắng hằn lại, da mặt tê rần rần Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở có, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại …

[ ] Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng [ ]

Ông Hai củi gằm mặt xuống mà đi Ông thoáng nghĩ đến vụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sặm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng

ấy tuổi đầu Ông lão năm chặt hai tay lại mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngơ ngơ như lời mình không được đúng lắm Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được Ông kiểm điểm từng người trong óc Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!

Trang 2

Nhưng sao lại nẩy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa Ai người ta buôn bán mấy Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biết

họ đã rõ cái cơ sự này chưa?…

(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo Dục, 2014, tr 165 - 166)

HẾT

-ĐAP AN THAM KHẢO

Câu 1:

a) Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát

b) Trong bài thơ, những âm thanh được tác giả nhắc đến là: tiếng ve, tiếng võng kêu,tiếng mẹ hát ru

c) Biện pháp tu từ:

- Ẩn dụ: "giấc tròn" => Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" không phải chỉ là giấc ngủ của

con mà còn mang ý nghĩa cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi,che chở cho con, dành tất thảy yêu thương

Câu 2: Tham khảo dàn ý sau

I Mở đoạn: Nêu vấn đề cần bàn luận

Trang 3

“Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

- Đây là những câu tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con người, không chỉ chúng ta

có lòng biết ơn đối với cha mẹ mà lòng biết ơn còn được thể hiện với ông bà và đấtnước

- Hiếu thảo là là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay, là một phẩmchất tốt đẹp của con người Việt Nam ta

II Thân đoạn

1 Hiếu thảo là gì ?

- Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà cha mẹ, luôn yêu thương họ

- Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi ốm yếu và già cả

2 Biểu hiện của lòng hiếu thảo như thế nào?

- Những người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính và tôn trọng ông bà,cha mẹ

- Biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được yên tâm

- Luôn biết sống đúng chuẩn mực với đạo đức xã hội, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đốivới các bậc sinh thành

- Lòng hiếu thảo là hành vi vô cùng ý nghĩa mang lại danh tiếng tốt cho ông bà cha

mẹ và tổ tiên

3 Vì sao cần phải có long hiếu thảo với ông bà cha mẹ?

- Ông bà cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống này cho chúng ta

- Hiếu thảo là một chuẩn mực đạo đức của xã hội

- Sống hiếu thảo với ông bà cho mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi người

- Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến và quý trọng

- Khi bạn hiếu thảo thì con cái của bạn sau này sẽ hiếu thảo với bạn

- Giá trị của bạn sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảo

- Lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêuthương gia đình

4 Cần làm gi để có được lòng hiếu thảo?

- Phải biết kính trọng và yêu thương ông bà cha mẹ

- Chăm sóc, phụng cha mẹ ông bà khi về già

- Cư xử tốt với ông bà cha mẹ, không cãi lại

- Yêu thương anh em trong nhà

5 Liên hệ

- Em đã làm những gì để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

- Phê phán những người không hiếu thảo trong xã hội hiện nay: sống bất hiếu, vô lễ,thậm chí còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già Đó là một lối sống vô ơn,một nhân cách kém cỏi, đáng chê trách

III Kết đoạn

- Phải sống hiếu thảo với ông bà cha mẹ

- Cần thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay

Câu 3:

Tham khảo: Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 4

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm có 01 trang)

NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“ Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giớiđều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới Bản chất trời phú ấy rất có íchtrong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu Nhưng bên cạnh cáimạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản

do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng", nhất là khả năng thực hành

và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề Không nhanh chóng lấpnhững lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thíchứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.”

(Trích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan, Ngữ văn 9, tập hai)

Câu 1 (0,5 điểm) Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì?

Câu 2 (0,5 điểm) Xác định phép liên kết hình thức trong hai câu đầu của đoạn trích Câu 3 (1,0 điểm) Em hiểu thế nào là thiên hướng chạy theo những môn học “thời

thượng”?

Câu 4 (2,0 điểm) Từ nội dung được đề cập trong đoạn trích, em thấy cần phải làm gì

để phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân (trình bày trong khoảng 5

-7 dòng)?

PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm)

Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đoạn thơ sau:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Cá nhụ cá chìm cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe,Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cá như lòng mẹNuôi lớn đời ta tự buổi nào.”

(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập một)

Hết

-ĐÁP ÁN THAM KHẢO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN VĂN

TỈNH BẮC KẠN 2018

Trang 5

Phần I Đọc Hiểu

Câu 1: Đoạn trích trên đề cập tới cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam.

Câu 2: Phép liên kết trong hai câu thơ đầu là phép thế:

"Bản chất trời phú ấy"

Câu 3: Thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng":

"Những môn học thời thượng” mà tác giả đề cập đến là những môn học được một bộ

phận người ưa chuộng, thích thú nhưng chỉ mang tính chất tạm thời không có giá trịlâu bền

Câu 4: Các em hãy nêu cảm nhận của mình thông qua đoạn trích và cần ghi nhớ 2

điều về cái mạnh và cái yếu mà tác giả đã nhắc tới:

- Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới

- Cái yếu của con người Việt Nam là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản

=> Điều cần thiết cho mỗi học sinh lúc này là cần phải thay đổi quan điểm học tập.Cần coi trọng tri thức, học cốt ở tinh không cốt ở đa Phải xác định gắn học lí thuyếtvới thực hành, không nên máy móc theo sách giáo khoa, học là để lấy kiến thức, đểvận dụng kiến thức và không vì lợi ích trước mắt mà chạy theo những môn học thờithượng

– Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được nhà thơ Huy Cận viết về vùng đất Quảng Ninhnăm 1958 là một bài thơ hay viết về cảnh lao động trên biển

- Đặc biệt vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá trong khung cảnh trời đêm đầy lãng mạncủa đoàn thuyền trên biển bao la hùng vĩ (trích dẫn đoạn thơ)

+ Thân bài: Phân tích vẻ đẹp qua từng khổ thơ:

a Biển rộng lớn mênh mông và khoáng đạt trong đêm trăng sáng, trên mặt biển đó

có con thuyền đang băng băng lướt đi trên sóng:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biểnDàn đan thế trận lưới vây giăng"

- Câu thơ vừa thực vừa ảo, hình ảnh “Thuyền” được đặt trong mối quan hệ hài hòavới những hình ảnh thiên nhiên (lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng) diễn tảcảnh con thuyền tung hoành giữa trời biển mênh mông và đang làm chủ biển khơi, cógió làm người cầm lái, trăng làm cánh buồm Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trướcbiển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập với kích thước rộnglớn của thiên nhiên, vũ trụ Thơ Huy Cận trước Cách mạng thường thiên về thiênnhiên kì vĩ, là một thứ không gian bao la, rộng lớn đối lập với sự nhỏ bé đơn côi củacon người

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song song."

Sau Cách mạng, hình ảnh thơ của Huy Cận có sự đổi mới Thiên nhiên như mộtngười bạn đồng hành, nâng cao, làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trong

Trang 6

sự hài hòa đẹp đẽ với khung cảnh thiên nhiên Công việc đánh cá được dàn đan nhưmột thế trận hào hùng Người lao động tuy không được miêu tả trực tiếp nhưng tathấy họ được làm chủ biển khơi, lao động hăng say dũng cảm muốn chinh phục biểnkhơi nhưng cũng rất hòa hợp với thiên nhiên Hình ảnh đoàn thuyền và sự hiện diệncủa con người không chỉ hòa hợp mà còn nổi bật ở vị trí trung tâm của vũ trụ.

– Phải có tâm hồn lạc quan, gắn bó máu thịt với con người với cuộc sống mới thì nhàthơ Huy Cận mới có thể cất lên những vần thơ rất đẹp như vậy bằng chính tâm hồnlãng mạn của mình

b, Biển giàu đẹp nên thơ và có nhiều tài nguyên

"Cá nhụ cá chim cùng cá đé

………

Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long."

– Có bao nhà thơ viết về biển, nhưng có lẽ chưa ai có bức tranh biển đẹp như trong

bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” Không gian trong lòng biển luôn biến ảo sinh động,

nhà thơ hình dung nước biển như những sợi tơ xanh mềm buông rũ Những con cáthu như con thoi bạc qua lại đi về trong vùng tơ xanh ấy Rồi nhà thơ lại thấy nướcbiển sóng sánh vàng như màu trăng Đàn cá đủ loại bơi lội trong nước trăng vàng

Nhà thơ liệt kê “cá nhụ, cá chim cùng cá đé”, chỉ miêu tả hai chi tiết làm cho bức tranh như sống hẳn dậy, có linh hồn: “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” và “cái đuôi

em quẫy trăng vàng chóe” Con cá song thân dày và dài trên vảy có chấm tròn màu

đen và hồng như hình ảnh của một cây đuốc lấp lánh dưới ánh trăng trong đêm Hìnhdung ra cả đàn cá song như một đám hội rước đước tưng bừng lấp lánh trên mặt biển,

đó là cảnh tượng lộng lẫy và kỳ thú (Nhà thơ Chế Lan Viên cũng đã viết “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”) Tuy nhiên, hình ảnh “cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe” là hình ảnh đẹp nhất Cái đuôi cá quẫy nước, làm tung lên những giọt nước lóe

sáng màu trăng giống như người họa sĩ vẩy ngọn bút tài hoa để lại một vùng bụi trănglóe sáng trên mặt nước bằng phẳng Rồi mặt biển như trở lại yên bình, có thể nhìnthấy những bóng sao trong đáy nước

– “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” là hình ảnh nhân hóa đẹp, tiếng thở của đêm

chính là nhịp thở của thủy triều và tiếng rì rào của sóng Những đốm sao lung linhtrên mặt nước nâng lên hạ xuống một cách hùng vĩ Nhà thơ Bế Kiến Quốc đã cho

rằng: “Nhờ câu thơ này, toàn bộ không khí biển khơi lung linh dào dạt sống động và

kỳ ảo hẳn lên”.

c, Biển không những giàu đẹp mà còn rất ân nghĩa, thủy chung, bao la như lòng mẹ

– Người dân chài đã hát bài ca gọi cá vào

"Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao"

– Không phải con người gõ thuyền để xua cá vào lưới mà là “trăng cao gõ” Trong

đêm trăng sáng, vầng trăng in xuống mặt nước, sóng xô bóng trăng dưới nước gõ vàomạn thuyền Đây là hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ, thiên nhiên và con người cùnghòa hợp trong lao động

– Con người chinh phục thiên nhiên nhưng cũng đầy lòng biết ơn với thiên nhiên

“Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”

– Một đêm trôi đi thật nhanh trong nhịp điệu lao động hăng say, khẩn trương, sôi nổi

III Kết luận

Trang 7

- Bài thơ tạo được âm hưởng vừa khỏe khoắn sôi nổi lại vừa phơi phới, bay bổng.Các vần trắc tạo sức dội, sức mạnh, các vần bằng tạo sự vang xa, bay bổng, tạo nênnhững vần thơ khoáng đạt, kì vĩ, phơi phới niềm vui.

- Bài thơ là những bức tranh đẹp, rộng lớn kế tiếp nhau về hình ảnh thiên nhiên vàđoàn thuyền đánh cá Thiên nhiên như một người bạn thân thiết, đồng hành cùngcuốc sống của con người

- Lãng mạn hơn, công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã thành bài ca đầyniềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên

Mời các bạn xem tiếp tài liệu tại: https://vndoc.com/luyen-thi-vao-lop-10

Trang 8

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN SỞ GD&ĐT

BẠC LIÊU NĂM HỌC 2018 - 2019

Câu 1: (6,0 điểm).

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“Lúc đó nồi cơm sôi lên sùng sục Nó hơi sợ, nhỏ nhìn xuống, vẽ nghĩ ngợi, nhạc không nổi, nó lại nhìn lên Tiếng cơm sôi như thúc giục nó Nó nhăn nhó muốn khóc.

Nó nhìn nồi cơm, rồi nhìn lên chúng tôi Thấy nó huynh quýnh tôi vừa tội nghiệp vừa buồn cười, nghĩ chắc thể nào nó cũng chịu thua Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng và nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ Con bé đáo để thật.

a Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản ra đời trong hoàn

cảnh nào? (3,0 điểm).

b Xác định nội dung chính của đoạn văn (1,0 điểm)

c Chỉ ra và nêu tác dụng của 2 từ lây trong đoạn văn trên (2,0 điểm)

Câu 2: (6,0 điểm)

"Sáng 22/2, đường dây nóng của Trung tâm Điều phối tạng Hà Nội nhận tột cuộc điện thoại đặc biệt Đầu dây bên kia tự xưng tên Nguyễn Trần Thùy Dương (33 tuổi, thôn Tân Mỹ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) Chị Dương nghẹn ngào đưa lời: “Con tôi bé gái Nguyễn Hải An mới 7 tuổi, 3 tháng đang trong tình trạng hôn mê do là cầu não xâm lấn Gia đình có nguyện vọng hiến tặng nội tạng của cháu cho những bạn nhỏ khác đang bị bệnh chờ ghép tạng, muốn sẽ được nghe tiếng trái tim của con gái mình còn đáp trong lồng ngực một bạn trẻ nào đó "

Bé An nhập viện ngày 15/1/2018 Cũng kể từ ngày đó, chị Dương xin nghỉ việc để đồng hành cùng con gái bé nhỏ, Chị hay kể cho con nghe về chuyện hiến tặng nội tạng cho người bị bệnh Một lần, khi còn tỉnh táo bé An tâm sự với mẹ: "Con cũng muốn sau này làm thế nào khi mất đi, những bộ phận vẫn còn tồn tại, vẫn sống trên

cơ thể của người khác."

(Theo Kenh 14.vn, ngày 27-2-2018)

Từ nội dung trong đoạn tin trên, hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em

về câu nói: “Cho đi là còn mãi mãi”.

Câu 3: (8,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ”

(Trích Viếng lăng Bác -Viễn Phương, Ngữ văn 9,

Tập 2, NXBGD 2005, tr.58)

HẾT

Trang 9

SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2018 - 2019

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

I PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

(Ngữ văn 9, Tập một) Câu 1 (1,0 điểm)

Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào, của tác giả nào? Nêu thể loại và thể thơ của tác phẩm đó.

Câu 2 (0,5 điểm)

Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những từ láy nào?

Câu 3 (1,5 điểm)

Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn thơ trên.

II PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Trong cuộc sống, ai cũng cần có tình bạn Nếu không có tình bạn cuộc sống thật buồn chán biết bao Hãy viết đoạn văn (khoảng 15 câu) phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp.

Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Trang 10

GỢI Ý LAM BAI:

Câu 1:

- Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm “Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Du

- Thể loại: Truyện thơ Nôm

- Thể thơ: Lục bát

Câu 2:

- Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên là: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầurầu, xanh xanh, ầm ầm

Câu 3: Điệp ngữ “buồn trông" được lặp lại 4 lần trong đoạn thơ trên Buồn trông có

nghĩa là buồn nhìn ra xa, trông ngóng điều gì đó vô vọng

+ Điệp ngữ này được kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó như: cửa bể, conthuyền, cánh buồm, ngọn nước hoa trôi, cỏ nội, chân mây mặt đất, gió, sóng vừagợi thân phận cô đơn, lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định, vừa diễn tả nỗi buồnngày càng tăng tiến, chồng chất ghê gớm, mãnh liệt hơn

+ Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng

=> Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc

- Một tình bạn đẹp trước hết phải là một tình bạn được xây dựng trên cơ sở sự đồngcảm, vô tư, không vụ lợi, tính toán Điều đó có nghĩa là những người bạn đến vớinhau vì những yếu tố khách quan: cùng giống nhau về tính cách, sở thích, tâm lí, nên tìm đến nhau để sẻ chia, tâm sự

3 Bàn luận, mở rộng:

- Tại sao chúng ta cần có những tình bạn đẹp?

+ Không ai có thể tồn tại độc lập và tách biệt, không có một mối liên hệ nào vớinhững người xung quanh Vì vậy để cân bằng cuộc sống của mình, con người cần cónhững mối quan hệ vững chắc ngoài gia đình để sẻ chia, để quan tâm Tình bạn đẹpchính là một trong những mối quan hệ đó

+ Cuộc sống có vô vàn những khó khăn, thử thách mà con người không thể lườngtrước Chính vì vậy ta cần có những người bạn tốt để những lúc như vậy sẽ giúp đỡlẫn nhau mà không lo sợ sự toan tính,

+ Tình bạn đẹp cũng sẽ giúp cho nhiều mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp, chânthành và có ý nghĩa hơn

- Có thể nêu những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp: Lưu Bình – Dương Lễ, NguyễnKhuyến – Dương Khuê

- Phê phán những mối quan hệ bè phái, cầu lợi ích cá nhân, giả dối

Trang 11

- Liên hệ bản thân: Em đã có tình bạn đẹp chưa? Tình bạn ấy giúp cho cuộc sống của

em như thế nào?

Câu 2:

1 Giới thiệu chung

- Y Phương là một trong những nhà thơ dân tộc Tày nổi tiếng của văn học Việt Namhiện đại Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duygiàu hình ảnh của con người miền núi

- “Nói với con” là một trong những thi phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của ông, đượcviết vào năm 1980

- Đoạn thơ là lời khuyên của cha với con, nên sống theo những truyền thống tốt đẹpcủa người đồng mình https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

2 Phân tích

- Những phẩm chất cao quý của người đồng mình:

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”

+ Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình" là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thânthương như trong một gia đình “Thương lắm” – bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộcsống nhiều vất vả, gian khó của họ

+ Từ ngữ giàu sức gợi: “cao” “xa” vừa gợi hình ảnh miền núi cao vừa gợi điều kiệnsống khó khăn, vất vả “Nỗi buồn” “chí lớn” thể hiện bản lĩnh vững vàng, ý chí kiêncường của người đồng mình

=> Lời thơ thể hiện niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người miền núi

- Tác giả khái quát lên vẻ đẹp truyền thống của người miền cao:

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

+ Hình ảnh "người đồng mình”: vóc dáng, hình hài nhỏ bé, “thô sơ da thịt”, họ chỉ cóđôi bàn tay lao động cần cù nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, yếu hèn Họ dám đương đầuvới gian lao, vất vả, họ lớn lao về ý chí, cao cả về tâm hồn

+ Công lao vĩ đại của người đồng mình: “đục đá kê cao quê hương" - xây dựng quêhương, tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị vật chất, tinhthần cho quê hương “Làm phong tục - tạo nên bao nền nếp, phong tục đẹp, làm nênbản sắc riêng của cộng đồng

=> Lời thơ tràn đầy niềm tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình Nhắn nhủ con phảibiết kể thừa, phát huy những truyền thống đó

- Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồngmình:

+ Điệp từ “sống” khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệtcủa cha dành cho con

+ Ẩn dụ “đá”, “thung” chỉ không gian sống của người miền cao, gợi lên những nhọcnhằn, gian khó, đói nghèo Người cha mong con "không chê” tức là biết yêu thương,trân trọng quê hương mình

+ So sánh "như sông”, “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóngkhoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời

+ Đối “lên thác xuống ghềnh”: cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảmđối mặt, không ngại ngần

Trang 12

=> Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mìnhsinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.

- Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha: + "Thô sơ da thịt” được nhắc lại để nhấn mạnh những khó khăn, thử thách mà con cóthể gặp trên đường đời, bởi con còn non nớt, con chưa đủ hành trang mà đời thì gậpghềnh, gian khó

+ Dẫu vậy, không bao giờ nhỏ bé được mà phải biết đương đầu với khó khăn, vượtqua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ Phải sống sao cho xứngđáng với cha mẹ, với người đồng mình Lời nhắn nhủ chứa đựng sự yêu thương, niềmtin tưởng mà người cha dành cho con

3 Tổng kết

- Nội dung:

+ Thể hiện tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con Từng lời dặn dò, khuyênnhủ đế con biết sống sao cho xứng đáng với gia đình, quê hương

+ Bộc lộ tình yêu quê hương xứ sở và niềm tự hào về người đồng mình của tác giả

- Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức gợi, in đậm lối tư duy trong sáng, hồn nhiên, sinh động của người miền núi Giọng điệu khi ân cần, tha thiết khi mạnh mẽ, nghiêm khắc.

Trang 13

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

"Con cò ăn đêm, Con cò xa tổ,

Cò gặp cành mềm,

Cò sợ xáo măng…"

Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân.

Con chưa biết con cò,con vạc.

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát, Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

(Tr.45, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo Dục)

1 Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào, của tác giả nào?

2 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ

3 Chỉ ra và nêu tác dụng 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Con chưabiết con cò, con vạc – Con chưa biết những cành mềm mẹ hát”

4 Trong đoạn thơ, các câu thơ “Con cò ăn đêm - Con cò xa tổ - Cò gặp cành mềm

- Cò sợ xáo măng…” đã được tác giả vận dụng từ câu ca dao nào, hãy ghi lại câu cadao đó

5 Viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về ý nghĩa câu thơ “Ngủ yên! Ngủyên! Cò ơi, chớ sợ! – Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng.” (khoảng 12 – 15 dòng)

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về tình yêu làng của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng"của nhà văn Kim Lân

Trang 14

ĐAP ÁN:

Câu 1:

1) Đoạn thơ nằm trong văn bản Con cò của tác giả Chế Lan Viên

2) Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

3) Biện pháp tu từ: điệp ngữ ("con chưa biết")

=> Ở tuổi ấu thơ, những đứa trẻ chưa thể hiểu và chưa cần hiểu nội dung ý nghĩa củanhững lời ru nhưng chúng cảm nhận được sự vỗ về, âu yếm trong âm điệu ngọt ngào,

êm dịu Chúng đón nhận tình yêu thương, che chở của người mẹ bằng trực giác Đây chính là sự khởi đầu của con đường đi vào thế giới tâm hồn mỗi con người, củanhững lời ru, lời ca dao dân ca, qua đó là cả điệu hồn dân tộc

5) Tham khảo những ý chính cần triển khai như sau:

+ Câu thơ “Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!” ngắt nhịp 2/2/2/2 rất đều đặn giốngnhư những nhịp vỗ về của người mẹ cho đứa con mau chóng vào giấc ngủ Vì thế màlời thơ mang được âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của những lời ru

+ Hình ảnh ẩn dụ "cành mềm mẹ đã sẵn tay nâng": Mẹ luôn ở bên, dang đôi cánh tay

để che chở, ấp ủ con, để cho con luôn được an toàn => nói lên tình yêu thương dạtdào vô bờ bến mẹ dành cho con, mẹ là chỗ dựa đáng tin cậy, là lá chắn che chở suốtđời cho con

+ Hình ảnh con cò mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng mẹ, cho sự dìu dắt, nâng đỡdịu dàng và bền bỉ của mẹ đối với con

=> Mẹ thương con cò trong ca dao lận đận, mẹ dành cho con bao tình yêu thương,cánh tay dịu hiền của mẹ che chở cho con, lời ru câu hát êm đềm và dòng sữa mẹngọt ngào đã nuôi con khôn lớn Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé đángthương, đáng được che chở Lời thơ như nhịp vỗ về thể hiện sự yêu thương dào dạt

vô bờ bến

Câu 2: Tham khảo dàn ý chi tiết dưới đây:

I ) Mở bài :

- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn

- Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ôngHai – một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư

II) Thân bài :

* Luận điểm 1: Tình yêu làng

- Luận cứ 1: niềm tự hào, kiêu hãnh của ông hai về làng của mình

+ Dù đã rời làng nhưng ông vẫn: nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việccùng anh em, lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”

- Luận cứ 2: Tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc:

+ Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi

+ Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại

Trang 15

+ Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng: “Hà, nắng gớm, về nào…” rồicúi mặt mà đi.

+ Khi về nhà, ông nằm vật ra gường Tối hôm đó thì trằn trọc không ngủ được

+ Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rối khóc

+ Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn

ko tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy

+ Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và ko chứachấp việt gian

- Luận cứ 3: Tâm trạng ông hai sau khi nghe tin làng được cải chính

+ Mặt ông hai vui tươi, rạng rỡ hẳn lên

+ Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin

+ Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình

* Luận điểm 2: Tình yêu nước:

- Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước

- “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từphòng thông tin

- Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gầncuối bài)

III) Kết bài:

- Ông Hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình

- Hai điều trên đã được tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyệnkhác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoạinội tâm đa dạng

Trang 16

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

CHUYÊN

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,

trang 94).a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

b) Trong đoạn trích trên tác giả đã sử dụng những từ láy nào?

c) Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép điệp từ được sử dụng trong đoạn trích trên

Câu 2 (3,0 điểm).

Trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài), trước khi chết, nhân vật Dế Choắt đã nói với Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”.

Lời trăn trối đó của Dế Choắt khiến em có những suy nghĩ gì về một thói xấu ở một

bộ phận không nhỏ của người Việt Nam và đang là vấn đề nóng khiến xã hội quantâm?

Câu 3 (5,0 điểm).

Trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa thiêng liêng của chiếc lược bằng ngà trong tácphẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng Từ đó, em hãy liên hệ đến một đoạnthơ có cùng chủ đề để làm rõ tình yêu thương con của những người cha trên khắp mọimiền đất nước

Trang 17

ĐAP AN THAM KHẢO:

Câu 1:

1 Phương thức biểu đạt chính: miêu tả kết hợp biểu cảm

2 Từ láy tìm thấy là: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm => tạonên âm điệu hiu hắt, trầm buồn, ghê sợ

3 Phép điệp từ: "buồn trông"

* Tác dụng:

+ Buồn trông là buồn nhìn xa, trông ngóng một cái gì đó mơ hồ, vô vọng

+ Điệp ngữ này được kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó như: cửa bể, conthuyền, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, cỏ nội, chân mây mặt đất, gió, sóng,… vừagợi thân phận cô đơn, lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định, vừa diễn tả nỗi buồnngày càng tăng tiến, chồng chất ghê gớm, mãnh liệt hơn

+ Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu,xanh xanh, ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm buồn, khi dữdội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng

=> Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấnmạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạonhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc

Câu 2: Đang cập nhật

Câu 3: Đang cập nhật

Có thể tham khảo những ý sau đây về ý nghĩa của hình ảnh chiếc lược ngà:

- Hình ảnh chiếc lược ngà là kết tinh của tình phụ tử sâu nặng giữa ông Sáu và béThu Nó là biết bao tâm huyết của ông Sáu: ông cưa từng chiếc răng thận trọng, tỉ mỉnhư người thợ bạc

- Chiếc lược ấy đã trở thành một báu vật thiêng liêng chứa đựng bao niềm thương,nỗi nhớ của ông dành cho bé Thu Mỗi lần ngắm chiếc lược thì nỗi nhớ con lại càngdâng trào trong ông Sáu nhưng cũng chính chiếc lược đã phần nào xoa dịu nỗi ân hậnkhi đã đánh con

- Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sángtạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời cho nên chiếc lược ngà đã kết tinh trong nótình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao!

- Trước lúc hi sinh ông không còn đủ sức để trăn trối, chỉ chút hết tàn lực cuối cùngtrao chiếc lược cho người đồng đội của mình Và chính vì chiếc lược kì lạ ấy đã biếtngười đồng đội của ông Sáu thành một người ba - người ba thứ hai của bé Thu

=> Qua đó ta thấy rõ hình ảnh chiếc lược là tượng trưng cho tình cảm của ông Sáugiành cho đứa con thân yêu của mình và là hình ảnh của một tình phụ tử thiêng liêngbất diệt !

Trang 18

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN SỞ GD&ĐT

BÌNH DƯƠNG NĂM HỌC 2018 - 2019

Câu 1 (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

"Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chó lớn.

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con"

(Theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)

a Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả

b - Giải nghĩa cụm từ “Người đồng mình”

- Qua hai câu thơ của đoạn trích:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnhSống trong thung không chê thung nghèo đói”

Em hãy cho biết “Người đồng mình” sống ở vùng nào và đặc điểm của

hoàn cảnh sống ở đó ra sao?

c Tìm và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên

d Qua lời tâm tình của đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế

nào?

Câu 2 (1.0 điểm)

Trong đoạn văn sau có lỗi sai Em hãy chỉ ra, giải thích lỗi sai và chữa lại cho đúng

- Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em Tuy nhiên, Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là

em Họ đều là những người con gái nết na, thủy mị

Câu 4 (5.0 điểm)

Phân tích tình cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật ông Sáu dành cho con trongđoạn trích "Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Theo Ngữ văn 9, tậpmột, trang 195, NXB Giáo dục, 2008)

Trang 19

-Hết -HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

1

a Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Nói với con của tác giả Y Phương

b - “Người đồng mình” là người vùng mình, người miền mình, có thể hiểu cụ thể

là những người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê hương, cùng một dântộc

- Người đồng mình sống trên đá, trong thung và cuộc sống hiện tại còn nhiều đóinghèo, khó khăn, cực nhọc Chỉ với những hình ảnh mộc mạc cùng lối so sánh tựnhiên, người cha trong lời dặn dò con biết quý trọng những gì mình đang có, biếtgắn bó và yêu thương quê hương còn nhiều khó khăn, đói nghèo

c Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của ngườiđồng mình Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoángđạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào nhưdòng suối, con sống trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người

d Bằng những hình ảnh thơ đẹp, giản dị bằng cách nói cụ thể, độc đáo mà gần gũicủa người miền núi, người cha muốn nói với con rằng:

- Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương

- Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mìnhsinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ

- Dù gặp trở ngại con phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức,không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ Phải sống sao cho xứng đáng với cha

mẹ, với người đồng mình

2

- Lỗi sai: Tuy nhiên

- Vì: Quan hệ từ “Tuy nhiên” biểu thị quan hệ tương phản, sử dụng ở câu trên làkhông phù hợp, vì hai chị em không có quan hệ tương phản với nhau

- Sửa lại: Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em Trong đó, Thúy Kiều là chị,Thúy Vân là em Họ đều là những người con gái nết na, thùy mị

3

Chọn thói quen: "Luôn đọc sách"

- Sách là một phương tiện dùng để ghi chép, lưu giữ và lưu truyền tri thức trong

xã hội loài người Sách gồm có hai loại: sách giấy và sách điện tử

- Đọc sách là lĩnh hội tri thức một cách chủ động Đọc sách chi trở thành thóiquen khi nó lặp lại liên tục và con người làm nó một cách tự chủ

Trong bài các em cần đạt được:

- Sách còn là người thầy, người bạn tốt của mỗi con người

+ Hiện trạng của vấn đề đọc sách hiện nay của học sinh:

- Theo khảo sát của các tổ chức thế gới, tỉ lệ người đọc sách ở lứa tuổi học sinhcòn khá thấp

- Học sinh Việt Nam hiện nay ít có hứng thú với sách vở bởi thế hệ hiện đại

Trang 20

có những niềm vui vào internet và những thú vui mới.

- Học sinh thường đọc truyện tranh hoặc những sách văn học tuổi teen với nộidung dễ dãi còn những quyển sách về lịch sử, khoa học gần như không nằmtrong danh mục được lựa chọn

+ Nguyên nhân của hiện trạng trên:

- Sự phát triển của công nghệ

- Do sự đủ đầy của cuộc sống về vật chất

- Tình trạng lười đọc sách, đọc sách theo phong trào

+ Hậu quả:

- Vốn hiểu biết bị hạn chế

- Phần tinh thần không được bồi đắp, con người cư xử với nhau thiếu văn minh,

+ Giải pháp để đọc sách trở thành thói quen:

- Hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách đối với bản thân

- Tạo thói quen mỗi ngày, đọc một số trang nhất định về cuốn sách trong mảng

mà mình quan tâm - Trong nhà trường hoặc các tổ chức nên tổ chức các buổi thảoluận về sách theo chủ đề để chia sẻ với nhau những điều hay mà mình học được

từ sách

* Liên hệ bản thân: Em có đang tạo cho mình thói quen đọc sách? Em học đượcđiều gì từ những cuốn sách mình đã đọc? Phương pháp phân tích, tổng hợp

4 Cần đảm bảo đầy đủ các ý sau:

1 Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm

- Tác giả Nguyễn Quang Sáng (1932 - 2014): là nhà văn trưởng thành trong haicuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

- Sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các sáng táccủa ông hầu như chỉ xoay quanh cuộc sống con người Nam Bộ trong hai cuộckháng chiến cũng như sau hòa bình

- Tác phẩm Chiếc lược ngà được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiếntrường Nam Bộ Được in trong tập truyện cùng tên

- Khái quát nội dung tác phẩm: thể hiện tình cha con sâu đậm trong hoàn cảnhchiến tranh khắc nghiệt và được thể hiện rõ trong nhân vật ông Sáu

2 Phân tích

a Giới thiệu về ông Sáu

- Là người nông dân Nam Bộ, giàu lòng yêu nước

- Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết với cách mạng

- Hi sinh vì tổ quốc

=> Ông Sáu là người anh hùng dân tộc trong thời đại “ra ngõ gặp anh hùng”, thờiđại cả nước kháng chiến chống Mỹ ác liệt, bom đạn khốc liệt Bên cạnh đó, thôngqua hình tượng nhân vật ông Sáu, tác giả còn làm nổi bật tình cảm phụ tử thiêngliêng trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt

b Trong 3 ngày ngắn ngủi về thăm con:

- Xúc động mãnh liệt trong khoảnh khắc gặp lại con sau 8 năm xa cách với cáchành động:

Vội vàng, hấp tấp nhảy lên bờ gọi con

+ Đưa tay đón con

Trang 21

+ Bước những bước dài tới bên con

+ Khuôn mặt biển đồi vì nỗi xúc động

- Đau đớn vì bé Thu không đáp lại tình cảm của ông mà sợ hãi bỏ chạy: hình ảnhông "sầm mặt lại"; "đứng sững lại"; "hai tay buông thõng như bị gãy"

=> Đau khổ, bất lực vì không biết làm thế nào để san bằng khoảng cách củakhông gian, thời gian

- Suốt 3 ngày phép ông Sáu làm mọi cách để bé Thu thay đổi:

+Ông không đi đâu, chỉ quanh quần bên con

+ Ông không giận con mà chỉ khe khẽ lắc đầu, cười trước sự bướng bỉnh, xa lánhcủa con

+ Thậm chí khi con bé chối từ sự chăm sóc của ông, ông đã đau đớn không giữđược bình tĩnh mà trách phạt con

=>Ông đã kiên nhẫn, dịu dàng, bao dung rất mực đối với con mình

- Khi chia tay, ông bộc lộ tình yêu con sâu nặng

+ Anh không dám lại gần con, chỉ nhìn con bằng ánh mắt trìu mến, buồn rầu

=> Ánh mắt cho thấy nỗi xót xa, cả sự yếu đuối của 1 người lính trước tình cảmgia đình

+ Giọt nước mắt mà ông cố giấu, lời hứa trở về cùng chiếc lược ngà cho con đãgói trọn tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc, mãnh liệt mà ông dành cho con

=>Tình yêu con của ông Sáu đã chiến thắng mọi khoảng cách của sự biệt li Tìnhcảm ấy luôn vẹn nguyên, ấm áp và tràn đầy

b) Khi ông trở lại chiến trường:

- Luôn cảm thấy ân hận, khổ tâm vì đã đánh con

- Không quên lời hứa với con Ông hiệu mơ ước ngây thơ của con Cô bé muốn

có một vật dụng để luôn nhớ về cha

+ Dồn nỗi nhớ, tình yêu và sự day dứt vào việc làm chiếc lược ngà

+ Ông tỉ mỉ của từng răng lược, cần thận khắc từng nét chữ “yêu nhớ tặng Thucon của ba”

+ Lúc nhớ con, ông lấy cây lược ra ngắm nghía, mài lên mái tóc

- Thậm chí, cái chết cũng không cướp đi được tình yêu thương con của ông Sáu.+ Vết thương nặng trong một trận càn khiến ông kiệt sức, không trăng trối đượcđiều gì nhưng ông vẫn dồn hết tàn lực móc cây lược trao cho đồng đội và gửi gắmđồng đội mình qua ánh mắt

+ Cây lược ấy đã được trao lại cho bé Thu Tình cha con đã không chết, nâng đỡ

cô bé trưởng thành, vượt lên mọi đau thương mất mát

=> Ông Sáu là biểu tượng cho tình yêu thương, sự ân cần và che chở của ngườicha dành cho con mình Qua đó ta thấy được sự bất tử của tình cảm cha con

Trang 22

bằng ngòi bút miêu tả tinh tế, chính xác, bắt nguồn từ tâm hồn nhạy cảm và tấmlòng yêu thương, trân trọng con người.

3 Kết

- Nhân vật ông Sáu là một sáng tạo nghệ thuật thành công của tác giả

- Giúp ta thấm thía sâu sắc hơn những vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnhchiến tranh ác liệt

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN SỞ GD&ĐT

BÌNH PHƯỚC NĂM HỌC 2018 - 2019

Câu 1 (1,0 điểm) Cho khổ thơ sau:

Từ hồi về thành phố quen ánh điện,cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường

(Ngữ văn 9 Tập 1, NXB Giáo dục, 2015)

a Khổ thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b Nêu ngắn gọn nội dung chính của khổ thơ trên

Câu 2 (1,0 điểm) Chỉ ra những từ ngữ làm phương tiện liên kết và các phép liên kết

câu trong đoạn trích sau:

Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người Nhưng trong nghệ thuật, tưtưởng từ ngay cuộc sống hàng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống

(Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi)

Câu 3 (2,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Tình bạn chân chính là viên ngọc quý.

Qua ý kiến trên, hãy viết bài văn ngắn (không quá một trang giấy thi) trình bày suynghĩ của em về tình bạn chân chính

Câu 4 (6,0 điểm).

Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôicủa Lê Minh Khuê

(Phần trích Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục, 2015)

Trang 23

Hết GỢI Ý THAM KHẢO:

Câu 1:

a Khổ thơ trên được trích trong tác phẩm Ánh Trăng của nhà thơ Nguyễn Duy

b Nội dung chính của khổ thơ trên:

Trước đây, tác giả sống với sông, với bể, với rừng, bây giờ môi trường sống đã thayđổi Tác giả về sống với thành phố Đời sống cũng thay đổi theo, “quen ánh điện”,

“cửa gương" “Ánh điện”, "cửa gương" tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đầy đủsang trọng dần dần "cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào bị tác giả lãng quên

“Vầng trăng" ở đây tượng trưng cho những tháng năm gian khổ Đó là tình bạn, tìnhđồng chí được hình thành từ những năm tháng gian khổ ấy “Trăng" bây giờ thành

“người dưng" Con người ta thường hay đổi thay như vậy Bởi thế người đời vẫnthường nhắc nhau: “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay” Ở thành phố vì quen với "ánh điện,cửa gương”, quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi nên người đời không thèm để ýđến“vầng trăng" từng là bạn tri kỉ một thời

Các em có thể dựa trên các ý sau để nêu ra bình luận của mình:

- Ngọc là một trong những vật trang sức đẹp, cứng, màu sắc óng ánh tuyệt đẹp và cógiá trị về kinh tế cũng như giá trị tồn tại

- Còn tình bạn chân chính là tình bạn đẹp trong sáng, thủy chung Bạn bè tâm đầu ýhợp, yêu thương, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, chia sẻ với nhau những niềmvui, những nỗi buồn Những người bạn tri kỉ của nhau thường tôn trọng nhau và hiểunhau

- Tình bạn là một tài sản vô giá, tuyệt vời nhất, vĩ đại nhất do con người kì công tạodựng trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại Một tình bạn đẹp còn thể hiện ở niềm tindành cho nhau

Và chính vì giá trị vĩnh cửu của tình bạn, ta có thể hiểu được tại sao tình bạn chânchính là viên ngọc quý

Câu 4: Dàn bài văn tham khảo: Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

a, Mở bài

- Truyện ngắn “Ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê ngợi ca tinh thần dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong, của thế hệ trẻ trong những ngày mưa bombão đạn

- Cô gái Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” đó là một nữ chiến

sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, trong sáng, giàu tình cảm và dũng cảm, ngoan cường

b, Thân bài

* Hoàn cảnh sống và chiến đấu

- Xuất thân là con gái Hà Nội,Phương Định tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn.Công việc của chị là đo khối lượng đất lấp vào

hố bom,đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ.Công việc hết sức nguy hiểm

Trang 24

* Giữa chiến trường khói lửa,chị vẫn hồn nhiên,ngây thơ,trẻ con đôi khi nhạy

- Chị có cái điệu đà của một cô gái Hà Nội nhưng đáng yêu,hồn nhiên và chân

thực.Điểm xinh xắn và điệu đà được cánh pháo thủ và lái xe quan tâm,khi đó chị cảmthấy ấm lòng và tự tin hơn

* Bản chất anh hùng,nghiêm túc trong công việc,tinh thần dũng cảm,luôn có thần chết rình rập

- Phương Định là một cô gái có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc

- Tinh thần dũng cảm trong cuộc phá bom đầy nguy hiểm,chị dũng cảm,bình tĩnh tiếnđến quả bom,đàng hoàng mà bước tới cùng xới xẻ đào đất,có lúc lưỡi xẻng chạm trúng vào quả bom.Đó là cuộc sống thường nhật của họ

- Có những lúc chị nghĩ đến cái chết nhưng chỉ “Mờ nhạt”,mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên

=> Ấy vậy mà Phương Định vẫn đùa vui trong gian khổ,coi thường thương tích,coi rằng công việc của mình cũng có cái thú vị riêng

Trang 25

SỞ GD&ĐT CẦN THƠ

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Ngữ Văn

Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề

I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4

Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình Có những ước mơ nhỏ nhoi như của

cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực.

[ ] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần Ngay cả khi giấc

mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm”.

Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.

(Quà tặng cuộc sống - Thu Quỳnh và Hạnh Nguyên dịch, NXB Tổng hợp thành phố

Hồ Chí Minh, 2016, tr.56-57)

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 Tìm và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu sau: Tôi vẫn

tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đềnđáp

Câu 3 Việc tác giả dẫn ra ước mơ của cô bé bán diêm trong truyện cổ tích

An-đéc-xen và ước mơ của tỷ phú Bill Gates trong đoạn trích có tác dụng gì?

Câu 4 Em có đồng tình với ý kiến sau không? Vì sao?

Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ướcmơ

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ)trình bày suy nghĩ về vai trò của ước mơ trong cuộc đời của mỗi người

Câu 2 (5,0 điểm)

Nhận xét về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, có ý kiến cho rằng:

Bài thơ “Viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhàthơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác

(Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.60)

Em hãy phân tích đoạn trích sau để làm sáng tỏ ý kiến trên

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ, Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Trang 26

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

(Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục ViệtNam, 2017, tr.58)

HẾT

-ĐÁP ÁN ĐỀ VĂN VÀO 10 TỈNH CẦN THƠ NĂM 2018

I ĐỌC HIỂU

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính là Nghị luận

Câu 2: Thành phần biệt lập tình thái: "nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được

đền đáp."

Câu 3: Việc tác giả dẫn ra ước mơ của cô bé bán diêm trong truyện cổ tích

An-đéc-xen: "ước mơ có một mái nhà trong đêm đông giá buốt" nhằm liên tưởng tới nhữngước mơ nhỏ bé trong cuộc sống nhưng lại không hề thành hiện thực

Và ước mơ của tỷ phú Bill Gates: "làm thay đổi cả thế giới" thể hiện những ước mơlớn lao và bằng những nỗ lực của ông, một phần nào đó Bill Gates đã thay đổi đượcthế giới

Câu 4: Đồng ý Vì nếu bạn chỉ ước mơ mà không hành động và nỗ lực thực hiện ước

mơ đó thì ước mơ mãi chỉ là ước mơ mà thôi

Trang 27

* Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống của con người như thế nào?

- Ước mơ có thể vĩ đại hay nhỏ bé nhưng phàm đã là con người thì ai cũng có ước

mơ Chính ước mơ làm cho cuộc sống của mỗi người thêm tươi đẹp, ý nghĩa, chỉ khicon người nỗ lực vươn lên biến ước mơ thành hiện thực khi đó con người đã làm chocuộc đời mình và cuộc đời chung thêm ý nghĩa, tươi đẹp

- Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta tớinhững điều tốt đẹp

- Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội vàkhi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực củamình

- Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễdàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạnđịnh hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất

* Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào?

- Ước mơ là điều mà ai cũng nên có và cần có trong cuộc sống bởi nếu không có ước

mơ cuộc sống của bạn sẽ mất phương hướng vô định

– Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì Chính

vì không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trởthành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau

- Bài thơ “Viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của

nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác

Và nó thể hiện rõ ràng nhất qua 2 đoạn thơ: (trích dẫn đoạn thơ)

II Thân bài

* Phân tích khổ thơ thứ hai

- Hai câu thơ đầu:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi Câutrên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồntại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự

do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ

+ Nhận thấy Bác là "một mặt trời trong lăng rất đỏ", đây chính là sáng tạo riêng củaViễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác

- Ở hai câu thơ tiếp theo:

Trang 28

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

+ Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếnglăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như nhữngtràng hoa kết lại dâng người Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nênmột cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu

+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lênBác Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kínhcủa nhân dân đối với Bác

+ Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếngBác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nay

nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác

+ Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn đang

bị quân thù giày xéo Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất màBác đã đi xa Nhà thơ muốn quên đi sự thực đau lòng đó và mong sao nó chỉ là mộtgiấc ngủ thật bình yên

+ Từ cảm xúc thành kính ngưỡng mộ, ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc thương xót

và ước nguyện của nhà thơ Hình ảnh Bác như vầng trăng sáng dịu hiền trong giấcngủ bình yên là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ungdung và thanh cao của Bác Người vẫn đang sống cùng với nhân dân đất nước ViệtNam thanh bình tươi đẹp Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhườngchỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ: vẫn biết ở trong tim

+ Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất diệt của Bác Trờixanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với nonsông đất nước Đó là một thực tế

+ Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ ngonlành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim! Dù rằngNgười đã hoá thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của Bác vẫn không saoxoá đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này diễn tả rất điển hình cho tâmtrạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến viếng lăng Bác

III Kết bài:

- Với lời thơ cô đọng, giọng thơ trang nghiêm thành kính, tha thiết và rất giàu cảmxúc, bài thơ đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người đọc Bởi lẽ, bài thơkhông những chỉ bộc lộ tình cảm sâu sắc, lòng thành kính và niềm xúc động của hàngtriệu con người Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc

Trang 29

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CAO BẰNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao

Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

"Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con"

a) Hai câu thơ được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Cảm nhận của em về nội dung hai câu thơ trên

Câu 3: (5,0 điểm)

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của LêMinh Khuê (Ngữ văn 9, tập 2)

HẾT

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN

SỞ GD&ĐT CAO BẰNG NĂM HỌC 2018 - 2019 Câu 1:

Thành phần khởi ngữ là từ anh trong "Còn anh"

Dấu hiệu nhận biết: Từ "anh" đứng trước chủ ngữ và có nhiệm vụ nhấn mạnh về cảmnhận của "anh" - người cha khi gặp được con gái

Câu 2:

a Trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương

b Nêu cảm nhận:

Nhận xét: Đây là hai câu thơ mang ý nghĩa đối nhau:

“Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

Hình ảnh cụ thể “thô sơ da thịt” cho ta thấy sự giản dị, mộc mạc của người đồngmình Giọng thơ khẳng định “chẳng mấy ai nhỏ bé” thể hiện niềm tự hào về lẽ sốngcao đẹp và tâm hồn phong phú của dân tộc “Người đồng mình” không ai chịu tự bómình trong cuộc đời nhỏ nhoi, tầm thường mà ngược lại ai cũng có ước mơ, hoài bãosống cuộc đời rộng lớn, ai cũng có khát vọng vươn lên

Câu 3: Dàn ý tham khảo:

a, Mở bài

Ngày đăng: 16/06/2018, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w