1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định hướng khai thác và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên nước huyện Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu

89 210 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 2,16 MB

Nội dung

Định hướng khai thác và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên nước huyện Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Định hướng khai thác và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên

nước huyện Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

KS NGUYỄN HUY VŨ

SINHVIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN HƯƠNG KIM THẢO

MSSV: 04127052

- 2008 -

Trang 2

Bộ Giáo Dục & Đào Tạo TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

**************

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA : CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

NGÀNH : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

HỌ & TÊN SV :NGUYỄN HƯƠNG KIM THẢO

MSSV: 04127062

1 Tên đề tài:

Định hướng khai thác và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên nước huyện Cơn Đảo – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

2 Nội dung KLTN:

 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Cơn Đảo

 Tổng quan tài nguyên nước ( nguồn nước mặt, nước ngầm) của huyện Cơn Đảo

 Hiện trạng khai thác sử dụng nguồn nước huyện Cơn Đảo

 Đánh giá chất lượng nguồn nước

 Phân tích, đánh giá tác động mơi trường do việc khai thác nước

 Đề xuất giải pháp về kỹ thuật và cơ chế chính sách nhằm khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước

3 Thời gian thực hiện:

Ngày bắt đầu :03/04/2008

Ngày kết thúc: 11/07/2008

4 Họ tên Giáo viên hướng dẫn : KS Nguyễn Huy Vũ

Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ban chủ nhiệm Khoa Giáo Viên Hướng Dẫn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, nhưng đã đúc kết cho em rất nhiều kinh nghiệm thực tế, giúp ích nhiều cho công việc sau này Qua bài luận văn này, em xin gởi lời cảm

ơn chân thành đến :

 Ban Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Quý cô chú Phòng Tài nguyên Nước đã nhiệt tình hướng dẫn cho em trong thời gian thực tập tại Sở Tạo điều kiện cho em được tham gia kinh nghiệm thực tế tại Côn Đảo, tham khảo số liệu giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp

 Quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, quý Thầy Cô Khoa Công Nghệ Môi Trường đã hướng dẫn, giảng dạy, tạo điều kiện cho em học tập và tiếp nhận kiến thức về đại cương và chuyên ngành môi trường trong 4 năm học vừa qua

 Thầy Nguyễn Huy Vũ- Giảng viên khoa Công nghệ Môi Trường đã tận tình hướng dẫn và giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp “ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA HUYỆN CÔN ĐẢO – TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU”

Trang 4

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Côn Đảo là một hòn đảo độc lập nằm ở vùng biển phía Đông Nam nước ta.Vùng biển với nhiều tiềm năng và thế mạnh của các di tích lịch sử mang giá trị giáo dục truyền thống, khu rừng nguyên sinh và hệ sinh thái biển cần bảo tồn Côn Đảo hiện đang thu hút nhiều lượt khách du lịch đến tìm hiểu, tham quan và nghỉ dưỡng

Một hòn đảo nhỏ với diện tích 75,2 km2 với số dân 5.352 người (ước tính năm 2006) với hàng ngàn lượt khách du lịch đến với biển Đảo hàng năm, yêu cầu bảo vệ môi trường để giữ mãi giá trị lịch sử, nét xanh của biển là điều quan trọng và cần thiết đối với các cấp chính quyền cũng như của người dân tại đây.Côn Đảo với khí hậu mát mẻ quanh năm, chất lượng không khí tương đối tốt Dân số ít, hoạt động công nghiệp dường như không tác động môi trường đáng kể Vì vậy, một trong những vấn đề môi trường cần quan tâm là nguồn nước Với vị trí địa lý đặc thù, nguồn nước khi khan hiếm sẽ không thể kịp thời cung cấp từ các vùng lân cận Các nguồn nước sẵn có phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất phù hợp hay không? Chất lượng nguồn nước có đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng không? Tác động môi trường gây ra do quá trình khai thác nước? Trong tương lai cùng với sự phát triển kinh tế của

xã hội, nguồn nước hiện có đủ để cung cấp hay không? Tất cả những vấn đề trên là nguyên nhân để em thực hiện đề tài “ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA HUYỆN CÔN ĐẢO – TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU”

Đề tài với khuôn khổ là các kết quả điều tra về hiện trạng khai thác nguồn nước mặt và nước ngầm của huyện Côn Đảo.Qua đó đánh giá được chất lượng của nguồn nước được đưa vào khai thác sử dụng Đi đôi với khai thác và sử dụng là tác động môi trường gây ra, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước Cùng với sự phát triển chung của xã hội, phát triển dân số, phát triển cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải có tầm nhìn về sự bền vững khả năng cung ứng nguồn nước Chính vì thế , định hướng khai thác và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên nước là cần thiết và đòi hỏi từ bây giờ Đề tài nêu ra những định hướng nguồn nước mặt, nước ngầm của huyện.Từ đó đề ra những giải pháp về kĩ thuật, về quản lý, cơ chế chính sách nhằm ngăn ngừa, cải thiện và đảm bảo tính bền vững của môi trường nước

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2

1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2

1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2

1.5 PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2

1.6 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2

1.7 HẠN CHẾ ĐỀ TÀI .2

CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN CÔN ĐẢO 3

2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 3

2.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH .4

2.3 ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 4

2.3.1 Đặc điểm khí hậu 4

2.3.2 Đặc điểm mạng thủy văn 5

2.3.3 Đặc điểm hải văn 5

2.4 ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ DÂN CƯ 6

2.5 TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ ĐỘNG THỰC VẬT 6

2.6 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI 7

2.7 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỊNH HƯỚNG TÀI NGUYÊN NƯỚC HUYỆN CÔN ĐẢO 8

2.7.1 Tiềm năng và thế mạnh của huyện Côn Đảo 8

2.7.2 Quyết đinh 264/2005/QĐ- TTG 8

CHƯƠNG 3 - TỔNG QUAN TÀI NGUYÊN NƯỚC HUYỆN CÔN ĐẢO 10

3.1 TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT 10

3.1.1 Hiện trạng khai thác nguồn nước mặt 10

3.1.1.1 Các dòng mặt 10

3.1.1.2 Các hồ chứa nước mặt 10

3.1.2.3 Công suất cấp nước các hồ chứa nước 12

3.1.2 Chất lượng nguồn nước mặt 13

3.1.2.1 Chất lượng nước hồ An Hải 13

3.1.2.2 Chất lượng nước hồ Quang Trung 16

3.1.3 Các khả năng gây ô nhiễm nguồn nước mặt 18

3.2 TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM 18

3.2.1 Hiện trạng khai thác nguồn nước ngầm 18

3.2.2 Chất lượng nguồn nước ngầm 20

3.2.3 Tác động môi trường do khai thác nước ngầm 22

3.2.3.1 Tác động tích cực 23

3.2.3.2 Tác động tiêu cực 23

3.3 QUAN HỆ GIỮA NƯỚC MƯA, NƯỚC CÁC HỒ VÀ NƯỚC NGẦM: 24

3.4 KẾT LUẬN CHUNG 25

3.5 DỰ BÁO NGUỒN NƯỚC CẤP – NƯỚC THẢI ĐẾN NĂM 2020 : 26

CHƯƠNG 4 - ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔN ĐẢO TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU 28

4.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 28

4.1.1 Tài nguyên nước phải được quản lý theo luật 28

4.1.2 Tài nguyên nước phải được quy hoạch theo hướng phát triển bền vững 28

4.1.3 Phải được quy hoạch do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện 29

Trang 6

4.1.4 Triển khai quản lý tổng hợp tài nguyên nước 29

4.2 ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔN ĐẢO 30 4.2.1 Định hướng khai thác nguồn nước mặt 30

4.2.1.1 Định hướng khai thác nguồn nước mưa 30

4.2.1.2 Định hướng khai thác nguồn nước các hồ 30

4.2.1.3 Định hướng khai thác nguồn nước thải 31

4.2.2 Định hướng khai thác nguồn nước ngầm 32

4.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHUNG VỀ KỸ THUẬT 33

4.3.1 Giải pháp bảo vệ nguồn nước 33

4.3.2 Giải pháp gia tăng nguồn nước 33

4.3.3 Giải pháp xử lý nước thải 34

4.3.4 Giải pháp thu gom nước thải 34

4.3.5 Đề xuất xây dựng chương trình quản lý, giám sát chất lượng nước 34

4.4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHUNG VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH 35

4.4.1 Đối với cơ quan quản lý 35

4.4.2 Đối với nhân dân 36

CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 37

5.1 KẾT LUẬN 37

5.2 KIẾN NGHỊ 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU - BIỂU

ĐỒ - HÌNH ẢNH DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

BẢNG 3.1 : CÔNG SUẤT CẤP NƯỚC CÁC HỒ TẠI THUNG LŨNG CÔN SƠN

BẢNG 3.2 : SẢN LƯỢNG NƯỚC KHAI THÁC TỪ 2005 – T5/2008

BẢNG 3.3 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG SẮT VÙNG THUNG LŨNG CÔN SƠN

BẢNG 3.4 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VI LƯỢNG- NHIỄM BẨN NƯỚC NGẦM TẠI CÔN SƠN (NĂM 2006)

BẢNG 3.5 : KẾT QUẢ SO SÁNH PHÂN TÍCH HÓA LÝ CÁC NGUỒN NƯỚC

BẢNG 3.6 : TỔNG LƯỢNG NƯỚC CẤP ĐẾN NĂM 2020

BẢNG 3.7 : TỔNG LƯỢNG NƯỚC THẢI ĐẾN NĂM 2020

HÌNH 2.1 : BẢN ĐỒ QUAN HỆ VỊ TRÍ GIỮA CÔN ĐẢO VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN

HÌNH 2.2 : CÔN SƠN NHÌN TỪ TRÊN CAO

HÌNH 2.3 : DU GONG

HÌNH 2.4 : BIỂN CÔN ĐẢO

Trang 8

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 1.Đặt vấn đề :

Côn Đảo là một huyện đảo thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, bao gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ trên bờ biển Đông Nam nước ta Với tổng diện tích tự nhiên chiếm khoảng 75,2 km2, trong đó 70% diện tích là rừng Ngoài những địa danh mang ý nghĩa lịch sử cách mạng đi vào lòng người, Côn Đảo còn được sở hữu những cảnh đẹp của biển, núi, rừng nguyên sinh do thiên nhiên ban tặng thu hút nhiều lượt khách du lịch đến nghĩ dưỡng và tham quan

Ngày nay, Côn Đảo đang trong giai đoạn hướng đến sự phát triển thành Khu kinh tế du lịch và dịch vụ hiện đại đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế Chính phủ, các bộ ngành và địa

phương đang từng bước định hướng các chủ trương, cơ chế chính sách xác định quy mô phát triển bền vững cho huyện Đảo Theo đó là các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch các vùng sản xuất, khu dân cư tại huyện Đảo Trong đó, quy

mô phát triển phụ thuộc rất lớn vào khả năng cung ứng nguồn nước Với vị trí địa lý đặc thù, một nguồn nước dồi dào để cung cấp, phục vụ cho sản xuất, sinh hoat, dịch vụ là không thể thiếu.Vì vậy sự nghiên cứu nguồn nước Côn Đảo là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi cần đi trước một bước để xác định quy mô và hiệu quả cho huyện Đảo

Trong tương lai, gia tăng nhu cầu sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt, dịch vụ du lịch

và các ngành kinh tế khác sẽ dẫn đến nguồn nước bị khan hiếm, thiếu hụt gây ô nhiễm và có nguy cơ cạn kiệt nếu không có sự định hướng khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước ngay từ bây giờ Chính vì vậy, đánh giá tài nguyên nước để từ đó có những phương hướng sử dụng hợp lý và có hiệu quả phục vụ cho sự phát triển kinh tế, đảm bảo nhu cầu sử dụng bền

vững trong tương lai đồng thời bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên quý giá này Tất cả những

nguyên nhân trên chính là lý do để em thực hiện đề tài “ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA HUYỆN CÔN ĐẢO – TỈNH

BÀ RỊA VŨNG TÀU”

2 Mục tiêu đề tài

 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt và nước ngầm, thực trạng khai thác nguồn nước trên địa bàn huyện Côn Đảo

 Dự báo những đe dọa về tài nguyên nước trong thời gian lâu dài

 Đề xuất giải pháp tổng thể về khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước

3.Nội dung thực hiện đề tài:

 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Côn Đảo

 Tổng quan tài nguyên nước ( nguồn nước mặt, nước ngầm) của huyện Côn Đảo

 Hiện trạng khai thác sử dụng nguồn nước huyện Côn Đảo

 Đánh giá chất lượng nguồn nước

 Phân tích, đánh giá tác động môi trường do việc khai thác nước

 Đề xuất giải pháp về kỹ thuật và cơ chế chính sách nhằm khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước

Trang 9

4.Phương pháp thực hiện đề tài :

 Thu thập thông tin, số liệu, tài liệu về thực trạng khai thác và chất lượng nguồn nước tại huyện Côn Đảo

 Tổng hợp số liệu thu thập được

 Phân tích đánh giá các nguồn tư liệu đã được thu thập

 Khảo sát thực tế hiện trạng về quản lý, khai thác và sử dụng nguồn nước trên địa bàn huyện Côn Đảo

 Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước huyện Côn Đảo

 Thu thập phân tích và tổng hợp số liệu: 15/02/2008 đến 30/06/2008

 Viết báo cáo: 01/04/2008 đến 30/06/2008

Trang 10

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

HUYỆN CÔN ĐẢO 2.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, là một quần thể gồm 16 đảo lớn nhỏ nằm ở phía Đông Nam nước Việt Nam, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 185 km,cách cửa sông Hậu 83km và cách thành phố Hồ Chí Minh 230 km, có tọa độ như sau :

X : 8o38’ đến 8o48’ Vĩ Bắc

Y : 106o31’ đến 106o45’ Kinh độ Đông Tổng diện tích huyện Côn Đảo là 75,2 km2 Đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn (Côn Lôn)

có diện tích 51,52 km2 Ngoài ra còn có 15 hòn đảo nhỏ là hòn Côn Lôn nhỏ(5,46 km2), hòn Bảy Cạnh(5,9 km2) , hòn Cau(4,8 km2), hòn Bông Lan(0,2 km2), hòn Vung(0,4 km2), hòn Trọc(0,4 km2), hòn Trắng(0,1 km2), hòn Tài Lớn(0,38 km2), hòn Tài Nhỏ(0,1 km2), hòn Trác lớn(0,25 km2), hòn Trác nhỏ(0,1 km2), hòn Tre lớn(0,75 km2), hòn Tre nhỏ(0,25 km2), hòn Trứng Lớn và hòn Trứng Nhỏ

Côn Sơn là đảo lớn nhất có hình dạng như một con gấu quay lưng về đất liền, chân hướng ra biển Đông có chiều dài khoảng 15km, chiều ngang chỗ rộng nhất là 9km, chỗ hẹp

khoảng 1km

Côn Đảo nằm trên ngã tư đường biển quốc tế, điểm cắt hai tuyến đường hàng hải từ phía Nam lên phía Bắc Á

và tuyến hàng hải đi từ phía Đông sang phía Tây

và ngược lại Côn Đảo cách đường hàng hải quốc tế 60km Như vậy, Côn Đảo là một nút giao thông trên biển thuận lợi đối với vùng biển phía Nam, vùng biển cửa ngõ Việt Nam với ASEAN

Vì vậy Côn Đảo có vị trí kinh tế và quân sự rất quan trọng

Hình 2.1.Bản đồ quan hệ vị trí giữa Côn Đảo và các vùng lân cận

Trang 11

2.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH

Địa hình Côn Đảo chủ yếu là đồi núi thấp, dốc mạnh gồm nhiều khối núi lớn nhỏ khác

nhô trên mặt nước biển tạo thành quần đảo Độ cao

thay đổi từ 2m đến 577m, độ cao trung bình

200-300m Theo độ cao có thể chia địa hình Côn Đảo

thành 2 dạng sau:

 Địa hình đồi núi có độ cao từ 100m đến

577m với độ dốc khá lớn, hướng thường là tây -

bắc – đông - nam, một số khu vực có hướng đông

bắc – tây nam Một số đỉnh cao hơn 500m như

đỉnh núi Thánh Giá 577m, đỉnh núi Chúa 515m

 Địa hình thung lũng: có độ cao <100m gồm

2 thung lũng quan trọng quyết định đến sự tồn tại

và phát triển của Đảo :

tâm) là thung lũng lớn nhất hình bán nguyệt có

diện tích 5,6 km2, độ cao trung bình 3m so với mực

nước biển, chiều dài 8-10km, rộng 2-3 km.Thung

lũng Côn Sơn có một mặt trông ra biển và 3 mặt

còn lại vây quanh là núi

o Thung lũng Cỏ Ống rộng khoảng 3,6 km2

và độ cao từ 3-44m, trung bình 10m Hình 2.2 Côn Sơn nhìn từ trên cao

Ngoài ra còn thung lũng Bến Đầm nằm ở phía Tây Bắc có diện tích nhỏ 0,25 km2

Các thung lũng này chính là các điểm thu nước mưa của Côn Đảo Nước mưa từ các sườn núi và trên thung lũng luôn bổ cập cho tầng chứa nước tạo thành nguồn cung cấp nước

sinh hoạt cho người dân trên Đảo

2 3.ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

2.3.1.Đặc điểm khí hậu:

 Côn Đảo với 200 km bờ biển, khí hậu Côn Đảo mang tính chất khí hậu biển trên nền

khí hậu nhiệt đới gió mùa Nóng ẩm, nền nhiệt độ cao nhưng ổn định trong năm do tác dụng

điều hòa của biển Lượng mưa lớn phân hóa theo mùa rõ rệt, độ ẩm cam và thường xuyên bị

tác động gió đại dương thổi mạnh Khí hậu Côn Đảo có 2 mùa trong năm rõ rệt giống như

đồng bằng Nam Bộ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm

sau

 Nhiệt độ không khí (theo số liệu trạm Khí tượng đường Lê Hồng Phong- CĐ)

o Nhiệt độ trong năm thay đổi từ 20 oC vào tháng 2 đến 35,2 oC vào tháng 5

o Nhiệt độ trung bình cao nhất : 30,1 0C

Trang 12

o Nhiệt độ trung bình thấp nhất : 24,7 o C

 Độ ẩm không khí :

Thay đổi theo các mùa trong năm, mùa mưa độ ẩm cao, mùa khô độ ẩm thấp.Theo tài liệu trạm khí tượng thủy văn Côn Đảo:

o Độ ẩm trung bình nhiều năm 81,9%

o Độ ẩm trung bình cao nhất trong tháng X đạt 98%

o Độ ẩm trung bình thấp nhất trong tháng II đạt 60,6%

 Chế độ gió :

Do điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí giữa hai mùa có khác nhau nên chế độ gió giữa các mùa cũng khác nhau.Trong năm hình thành 2 mùa gió

o Mùa Hạ có gió thổi từ tháng 5 đến tháng 10, tốc độ bình quân 2-3m/s

o Mùa Đông có gió Đông và Đông Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 4 Tốc độ

gió trung bình đạt 3-4 m/s

o Ở Côn Đảo hầu như không có sương mù tạo thuận lợi để đánh bắt thủy hải sản, xây

dựng cảng và du lịch

2.3.2 Đặc điểm chế độ thủy văn:

Nhìn chung, lượng mưa tại Côn Đảo không lớn, trung bình khoảng 2000 mm/năm, cực đại có thể lên đến 3000 mm/năm 94% lượng mưa tập trung vào 6 tháng mùa hè Lượng mưa cực đại trong một trận có thể đạt gần 300 mm

Côn Đảo với địa hình cao dốc nên không tồn tại sông, có khoảng 45 con suối nhỏ và ngắn Mật độ suối trên toàn đảo là 0,73km/km 2 với tổng chiều dài các suối là 37,6km, có một

số suối lớn : suối An Hải, suối Lò Vôi, suối Ớt Nhìn chung chế độ thủy văn phân bố không đều theo 2 mùa, suối trên đảo ngắn, dốc hay bị khô hạn vào mùa khô, nhưng vào mùa mưa nước lại chảy khá mạnh Do vậy, các suối chỉ là các dòng tạm thời, nước suối ít có ý nghĩa sử dụng

Các khối nước mặt gồm có: hồ Sân Bay, hồ Lò Vôi (khu vực Cỏ Ống ) nhưng là các

hồ nhỏ và chỉ có nước vào mùa mưa.Tại khu vực Côn Sơn có hồ An Hải, hồ Quang Trung Các hồ ở khu vực trung tâm Côn Sơn là có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung cho trữ lượng nước ngầm ở Đảo Các đảo nhỏ không tồn tại các dòng mặt

2.3.3 Đặc điểm hải văn :

Độ mặn trung bình của nước biển là 31,9%0, cao nhất 35 %0, thấp nhất 15,4%0 Nhiệt độ nước biển trung bình 25,7 0C đến 29,2 0C Dòng chảy ven đảo phụ thuộc địa hình bờ đảo và hình dạng các đảo

Sóng biển, hướng sóng trùng với hướng gió Về mùa khô, sóng có hướng Đông Bắc, đây

là hướng sóng thịnh hành trong năm, có tần suất chiếm tới 60%, độ cao trung bình của sóng từ 0,5 -1,8m Mùa gió Tây Nam, sóng có hướng Tây Nam, độ cao trung bình là 0,3 -1,5m

2 4.ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ DÂN CƯ:

Trang 13

Trước năm 1975, Côn Đảo chỉ là nơi sinh sống của các gia đình công chức thời chính quyền Sài Gòn, làm nhiệm vụ quản tù thường phạm và tù chính trị Ngay sau khi giải phóng phần lớn thường dân trở về đất liền sinh sống, số ở lại trên đảo không nhiều Vì vậy, từ khi giải phóng dân số trên Đảo tăng do dân từ nhiều địa phương di cư đến Côn Đảo có chính quyền một cấp, chỉ có cấp huyện và cấp phòng ban, không có phường xã Huyện chỉ đạo trực tiếp đến các cụm dân cư và cơ sở sản xuất Toàn huyện có 9 cụm dân cư

Theo số liệu điều tra dân số năm 2000, huyện Côn Đảo có tổng số dân 3.500 người, mật độ dân số 46 người/km2 Đến năm 2005, dân số lên đến 4.950 người thuộc 9 khu dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thung lũng Côn Sơn Tại Cỏ Ống có 39 hộ gia đình với 149 nhân khẩu

Đến năm 2006, ở Côn Đảo có 5.352 người sinh sống trên phần đất nổi, chủ yếu đảo lớn, hoạt động sản xuất trong các lĩnh vực dịch vụ thượng mại, nông- ngư nghiệp và một số ngành nghề khác Năm 2006, tốc độ gia tăng dân số là 6,9%

Hiện nay Côn Đảo chưa có số liệu thống kê chính thức về số dân thường xuyên hoạt động kinh tế vùng biển.Ước tính hàng tháng có hàng 1.000 lượt tàu đánh cá với khoảng gần 1 vạn người các vùng đến khai thác tại ngư trường Côn Đảo

Cơ cấu dân tộc : Dân cư chủ yếu là người dân tộc Kinh ở hầu hết các Tỉnh trong toàn quốc đến ngụ cư

2.5 TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ ĐỘNG THỰC VẬT :

Côn Đảo là huyện có tài nguyên rừng phong phú, toàn huyện có 6.059 ha rừng, chiếm 80,63% diện tích tự nhiên, chiếm 16,65% đất rừng toàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Đặc biệt có đến 5.604 ha rừng đặc dụng nằm trong khu vực vườn Quốc Gia Côn Đảo

Vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập vào năm 1993, hiện đang quản lý toàn bộ vùng rừng núi của đảo, chỉ chừa lại 2 đồng bằng Rừng ở Côn Đảo mang những đặc trưng của nhiều hệ sinh thái với những khu hệ động thực vật rất phong phú, bao gồm :hệ sinh thái rừng cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới, hệ sinh thái rừng trên đồi cát và bãi cát ven biển và hệ sinh thái rừng sát và rừng hậu sát Về số lượng loài: trên địa bàn có khoảng 1.077 loài thực vật, 1300 loài sinh vật biển, hơn 100 loài động vật được liệt kê vào sách Đỏ Việt Nam : sóc đen, chim điên mặt xanh, Du gong( bò biển). Hình 2.3 Du gong

Với đặc trưng là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, do đó trên địa bàn huyện Côn Đảo tồn tại nhiều hệ sinh thái mang đặc trưng của rừng và biển: Hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển( môi trường để loài Đu gong tồn tại), hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Côn Đảo có gần 150 loài động vật, 1300 loài sinh vật biển, hơn 100 loài động vật được liệt kê vào sách Đỏ Việt Nam : sóc đen, chim điên mặt xanh, Du gong( bò biển)

Giá trị của tài nguyên rừng và động thực vật tại Côn Đảo là thế mạnh phát triển du

Trang 14

lịch: du lịch sinh thái rừng núi,biển tham quan, nghiên cứu Vì vậy việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và giữ gìn môi trường sinh thái sạch đẹp luôn được coi trọng hàng đầu tại Côn Đảo

2 6.ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CÔN ĐẢO

Côn Đảo là một huyện với nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là rừng nguyên sinh cần bảo tồn và biển nên kinh tế tại đây chưa phát triển.Về công nghiệp chủ yếu là một số cơ

sở sản xuất nước đá phục vụ đánh bắt thủy hải sản tập trung ở khu 3 và khu 7 với sản lượng

11000 cây nước đá mỗi ngày Ngoài ra còn có một số ngành kinh tế khác đang trên đường phát triển như :

 Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan khu di tích lịch sử

 Khai thác vật liệu xây dựng ( mỏ đá An Hải,…)

 Đánh bắt thủy hải sản với ngư trường 7300 km2, trữ lượng 50000 tấn hải sản/1 năm, thu hút 1000 lượt tàu đánh cá các vùng

Về du lịch : Có thể chia thành 2 nhóm như sau

 Tài nguyên thiên nhiên : biển, bãi biển,

rừng, khí hậu đại dương Côn Đảo có những

bãi tắm tuyệt đẹp với hơn 200 km bờ biển, địa

hình tương đối thoải với nhiệt độ mát mẻ

quanh năm Trong rừng có gỗ và nhiều loại

động vật quý hiếm đại diện cho nhiều vùng

miền khác nhau Tổ quốc Tất cả những thế

mạnh này là tiền đề để Côn Đảo nhanh chóng

phát triển các loại hình dịch vụ như sinh thái

ngắm cảnh, thư giãn, câu cá, lặn biển ngắm

san hô, du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học Hình 2.4 Biển Côn Đảo

 Tài nguyên nhân văn bao gồm di tích lịch sử cách mạng: trại giam , di tích sở tù, khu

nhà Chúa đảo nơi ghi lại quá khứ hào hùng lòng dũng cảm của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh

vì độc lập, tự do nước nhà

2.7 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỊNH HƯỚNG NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN CÔN ĐẢO 2.7.1.TIỀM NĂNG VÀ THẾ MẠNH CỦA HUYỆN CÔN ĐẢO :

 Vị trí kinh tế và quân sự quan trọng : Côn Đảo cách ngã tư đường biển quốc tế 60 km

Từ Côn Sơn tàu có thể ngược lên phía Bắc đi các nước : Nga, Nhật, Hàn Quốc Đài Loan, Hải Nam, Thẩm Quyến, Hồng Kông Nếu đi về phía Nam là đến các nước Đông Nam Á : Singapore , Indonesia, Campuchia, Malaysia, Thailan Côn Đảo không phải là thị trường cho

Trang 15

tàu hàng mà chỉ là điểm trung chuyển vào đất liền Tàu hàng quốc tế có thể dở hàng sang các tàu nhỏ tại Côn Đảo rồi di chuyển vào các tỉnh miền Đông Ngược lại các tỉnh miền Đông, hải sản có thể tập trung tại Côn Đảo trước khi bốc lên các tàu quốc tế Vì thế, Côn Đảo là một vị trí chiến lược trong công tác bảo vệ an ninh quốc phòng

 Tiềm năng về cảnh quan mang tầm cỡ quốc gia :

o Một báu vật cách mạng Việt Nam trong ý nghĩa bảo tồn di tích và giá trị giáo dục truyền thống :Nơi đây gần 2 vạn anh hùng, liệt sĩ, đồng bào yêu nước đã yên nghỉ tại Nghĩa

Trang Hàng Dương, bảo tàng cách mạng: nhà tù kiểu Pháp, kiểu Mỹ Miếu thờ và huyện thoại đức hạnh của Bà Phi Yến, nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu…là những đặc thù thu hút khách đến thăm quan, tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc ta

o Tiềm năng thiên nhiên : Một vùng sinh thái núi- rừng biển tuyệt diệu, đẹp và vô cùng quý giá: Sự phong phú và đa dạng của các cảnh quan thiên nhiên trên đảo, nhiều khu

rừng nguyên sinh với hệ động thực vật quý hiếm hòa với thể núi non, khí hậu và vùng nước

quanh đảo là thế mạnh để phát triển du lich sinh thái tham quan, nghỉ dưỡng

Người dân Côn Đảo hiền hòa, chất phát, yêu nước, nhiệt tình lao động, sáng tạo không ngại gian khổ tạo niềm tin cho khách du lịch khi đến với Đảo

Vì thế, cần được nghiên cứu tìm được nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng thế mạnh đặc thù riêng có của huyện đảo, xây dựng Côn Đảo ngang tầm với những giá trị trên, để Côn Đảo trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư và du khách trên thế giới Qua đó khẳng định vị trí đất nước và con người Việt Nam trong qúa trình hội nhập phát triển kinh tế quốc tế

2.7.2.QUYẾT ĐỊNH 264/2005/QĐ- TTG :

Ngày nay, giá trị di tích lịch sử cách mạng cùng với lợi thế tự nhiên của biển, rừng

nguyên sinh với hàng ngàn loại động vật quý hiếm đã đem lại cho Côn Đảo thế mạnh để phát triển thành một hòn Đảo trù phú, thu hút du lịch và phát triển kinh tế Trước những điểm mạnh trên cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền, ngày 25/10/2005 Chính Phủ ra quyết định 264/2005/QĐ- TTg về “ Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế xã hội huyện Côn Đảo,

tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020” với quan điểm phát triển Côn Đảo thành Khu kinh tế

du lịch và dịch vụ hiện đại đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế Điều này càng khẳng định vị trí

và vai trò của Côn Đảo trong việc xác định những bước đi cụ thể, những việc cần thiết phải làm để từng xây dựng Côn Đảo theo hướng phát triển bền vững Qua đó, quảng bá du lịch Côn Đảo nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung Với những quan điểm và mục tiêu như sau:

 Quan điểm phát triển : (nguồn : Đề án phát triển kinh tế xã hội Côn Đảo đến năm 2020)

 Xây dựng Côn Đảo thành khu kinh tế du lịch dịch vụ chất lượng cao gắn với bảo tồn, tôn tạo khu di tích cách mạng đặc biệt của Việt Nan và phát triển nâng cao giá trị vườn Quốc gia Côn Đảo

 Xây dựng Côn Đảo tương xứng với vị trí tiền tiêu, góp phần tích cực trong quá trình

mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn kết chặt chẽ với phát triển của cả vùng phía Nam Tổ Quốc

 Phát triển Côn Đảo phải có tầm nhìn dài hạn, hướng tới hiện đại và trong thế ổn định,

Trang 16

bền vững, có hiệu quả với những bước đi thích hợp, tạo thế đột phá ngay từ giai đoạn đầu, tạo điều kiện phát huy tiềm năng, lợi thế của Côn Đảo

 Mục tiêu phát triển: ( nguồn : Đề án phát triển kinh tế xã hội Côn Đảo đến năm 2020)

 Phát triển Côn Đảo trở thành khu kinh tế du lịch hiện đại, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế

 Trong giai đoạn đến năm 2020 phấn đấu đạt :

 Quy mô dân số khoảng 50 nghìn người

 Thu nhập nội địa GDP bình quân đầu người đến 2010 đạt khoảng từ 900 -1000 USD/ người, đến năm 2020 khoảng từ 1800-2000 USD/ người

 Khách du lịch dự kiến đến 2010 khoảng từ 200 đến 250 nghìn người/ năm, đến 2020 khoảng từ 500 – 700 nghìn người/ năm

Hiện nay, huyện Côn Đảo đang từng bước chuyển mình, tập trung xây dựng Côn Đảo thành trung tâm du lịch, trước hết là du lịch lịch sử, du lịch sinh thái đảo biển nghĩ dưỡng, chất lượng cao tiêu biểu cho tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và cả nước Theo đó, Huyện đang triển khai quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp sự phát triển du lịch; phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng đa dạng sinh học, tạo cảnh quan phục vu du lịch và đáp ứng dân sinh tại chỗ; duy tu và bảo vệ phát huy ảnh hưởng của các di tích lịch sử…

Tuy nhiên , đi đôi với nhu cầu phát triển là vấn đề bảo vệ môi trường Theo mục tiêu

và quan điểm trên, phát triển dân số dẫn đến việc khai thác sử dụng các nguồn nước, nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nguồn nước sẽ càng nhiều Gia tăng nhu cầu sử dụng nước cũng chính là tăng lượng nước thải Khối lượng nước tiêu thụ nhiều, tải lượng nước thải và chất độc hại đi vào môi trường nước sẽ tăng lên Nước bị ô nhiễm xả trực tiếp vào suối, môi trường biển mà không được xử lý sẽ tác động trực tiếp đến môi trường nước biển và đa dạng sinh học biển Côn Đảo.Vì vậy, vấn đề cấp nước và quản lý các nguồn thải để phù hợp với sự phát triển cần chặt chẽ Một vùng Đảo độc lập, cách xa đất liền, bảo vệ bền vững nguồn nước đủ trữ lượng và đạt chất lượng là yêu cầu thực tiễn và mang tính lâu dài Do

đó, “SỰ ĐỊNH HƯỚNG NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC HUYỆN CÔN ĐẢO “cần được tiếp tục nghiên cứu chi tiết và phát triển theo hướng bền vững

CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

HUYỆN CÔN ĐẢO 3.1.TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT

3.1.1 Hiện trạng khai thác nguồn nước mặt :

3.1.1.1 Các dòng nước mặt:

Côn Đảo không có sông suối lớn, chỉ có một số suối nhỏ và ngắn, chiều dài chỉ vài km như suối An Hải, suối Lò Vôi, suối Ớt và suối Tà Các suối này đều có đặc điểm là dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa, mùa mưa có nước và mùa khô đều cạn

 Suối An Hải nằm ở phía tây bắc thung lũng Côn Sơn có nguồn từ các dãy núi Ma Thiên Lãnh và Núi Chúa ở phía bắc, chảy theo hướng tây nam song song với hương lộ 22 đổ vào hồ An Hải rồi ra biển ở phía đông hồ An Hải Suối có chiều dài chừng 5 km, suối có nước

Trang 17

quanh năm

 Suối Lò Vôi nằm ở phía đông thung lũng Côn Sơn có nguồn từ các dãy núi Nhà Bàn ở phía bắc, chảy theo hướng đông nam đổ ra biển Đông ở phía Nam Suối Lò Vôi là suối ngắn, dốc nên vào mùa khô không có nước Suối có chiều dài chừng 2,5 km

 Suối Ớt nằm ở phía tây nam thung lũng Cỏ Ống, có nguồn từ các dãy núi phía tây nam, chảy theo hướng đông nam đổ ra biển Đông Suối Ớt có tổng chiều dài chừng 2 km nhưng thường bị cạn, không có dòng mặt

 Suối Cỏ Ống có nguồn từ các dãy núi đá gabrou ở phía tây và các giồng cát ở trung tâm thung lũng chảy theo hương tây bắc rồi đổ ra vịnh Đầm Trầu Chiều dài chừng 2,5km Suối này chỉ có nước trong mùa mưa

 Ngoài ra còn một vài suối ngắn có nguồn từ dãy Con Ngựa chảy về phía nam đổ vào

hồ Sân Bay Các suối trên đều có đặc điểm chung là ngắn, dốc, chỉ có nước vào mùa mưa Động thái thay đổi theo mùa nên nước của các suối chỉ được dùng bổ cập cho các hồ, phần dư thừa chảy tràn ra biển

Nguồn : báo cáo điều tra tài nguyên nước huyện Côn Đảo – Liên đoàn địa chất thủy văn- địa chất công trình Miền Nam

3.1.2 Các hồ chứa nước mặt:

Hiện tại Côn Đảo có 4 hồ chứa nước trong đó có 3 hồ tập trung ở thung lũng trung tâm Côn Sơn : hồ An Hải, hồ Quang Trung, hồ Lò Vôi, hồ sân Bay tại thung lũng Cỏ Ống Các hồ được tạo thành từ các dòng mặt trên Hiện nay 2 hồ Lò Vôi và Cỏ Ống đang trong tình trạng khô cạn nên không đưa vào sử dụng được Do lưu vực suối tạo thành hồ Lò Vôi và hồ Sân Bay Cỏ Ống hẹp dòng chảy phụ thuộc lượng mưa nên vào mùa khô lượng nước tại đây xuống thấp thậm chí có lúc không có nước Tương ứng với mỗi hồ đều có đập tràn xả nước Các hồ chứa nước này chưa cung cấp trực tiếp cho sử dụng mà có vai trò tích trữ nước để bổ sung cho nước ngầm Nước sinh hoạt được khai thác từ các giếng khoan

3.1.2.1 Hồ An Hải : Hồ An Hải nằm ở phía Tây thung lũng Nam Côn Sơn có 3 mặt là các núi

đá và một phía là các trầm tích cát hạt mịn Hồ được tạo bởi một đập bằng đá xây ngăn mặn

và dâng nước ngọt phía lòng suối An Hải Chỉ tiêu của hồ như sau :

 Dung tích chứa nước bình thường : 240.000 m3

 Diện tích mặt hồ: 283.700 m2

 Chiều dài đập tràn : 20 m

 Đáy hồ cao 1,584 m so với mực nước biển

Tuy nhiên, sang mùa mưa mực nước chảy tràn qua đập nên không khống chế được mực nước cao nhất Hiện nay hồ An Hải bị ngăn đôi bởi một con đường, phần phía Bắc đã được kè bờ, nạo vét nên lòng hồ khá sạch Phần phía Nam vẫn chưa được làm sạch và kè bờ nên lòng hồ còn nhiều cỏ lác, bèo và xác cây rừng

3.1.2.2.Hồ Quang Trung

Hồ Quang Trung nằm ngay chính trung tâm Đảo, bao bọc ba phía từ Tây Bắc xuống

Trang 18

Đông Nam là các giồng cát có độ cao từ 13,2 đến 26,6m Hồ đã được xây dựng từ trước giải phóng Các chỉ tiêu hồ :

 Dung tích chứa nước bình thường : 180.000 m3

 Diện tích mặt hồ : 123.400 m2

 Chiều sâu trung bình hồ : 1,5m

 Đáy hồ cao 1,32 m so với mực nước biển

 Tuy nhiên sang mùa mưa mực nước chảy tràn qua đập nên không khống chế được mực nước cao nhất Hiện tại lòng hồ đã được nạo vét nên nước hồ khá trong

3.1.2.3 Hồ Lò Vôi:

Hồ Lò Vôi nằm cận đông thung lũng có 1 phía tiếp xúc với núi đá Hồ được xây dựng ngay cửa suối Lò Vôi, cách mép nước biển khoáng 40m, đoạn cuối của lưu vực hồ Quang Trung Hồ có các chỉ tiêu như sau:

 Dung tích chứa nước bình thường: 6.000m3

lơ lửng và hữu cơ chưa phân giải Nước hồ bị ô nhiễm nặng vì chứa đựng các chất thải từ

khu gia binh và đồi bạch đàn quanh nghĩa trang Hàng Dương Điều này có thể quan sát thấy

được ngay tại cống thoát cắt ngang đường nhựa chỗ lò Vôi cũ

3.1.2.4 Hồ sân bay Cỏ Ống: Hồ sân bay là một hồ nhỏ được hình thành trong quá trình xây

dựng sân bay và nằm ở phía đông bắc đường băng sân bay Đây là vùng tiêu thoát nước mưa của toàn bộ lưu vực Hồ có các chỉ tiêu như sau:

 Dung tích chứa nước bình thường: 32.000m3

 Diện tích mặt hồ: 20.000m2

 Kết quả khảo sát nước hồ ngày 13-3-1997 cho thấy nước hồ không bị mặn, lòng hồ chưa được nạo vét, đầy cỏ lác, rau muống biển và cây dại

Hiện tại hồ Cỏ Ống nằm trong khuôn viên sân bay quản lý Nếu được nạo vét, kè bờ

sẽ tạo cảnh quan đẹp cho khu vực sân bay

Nguồn : báo cáo điều tra tài nguyên nước huyện Côn Đảo – Liên đoàn địa chất thủy văn- địa chất công trình Miền Nam

3.1.2.5 Nhận xét chung :

 Hồ Quang Trung chưa xây dựng hệ thống kè bờ xung quanh để bảo vệ nước hồ

Trang 19

 Các hồ chứa nước do có dung tích chứa nước khá nhỏ nên vào mùa mưa, lượng nước mặt từ các suối đổ xuống và lượng nước mưa đổ về không chứa hết Do đó phần còn lại của nước mưa bị chảy trên mặt ra biển hay ngấm xuống cát rồi thoát ra biển

 Các hoạt động gần hồ : chăn thả và chăn nuôi gia súc, chất thải trong sinh hoạt ảnh hưởng đến chất lượng nước các hồ

 Mực nước các hồ tại Côn Đảo cao hơn mực nước biển 1,8 -2,5 m( số liệu khảo sát của

Sở Tài nguyên môi trường) nên nước biển không có khả năng xâm mặn vào nước hồ Tuy nhiên trên mặt nước của hồ còn nhiều cỏ lác, bèo , xác cây rừng phát triển khá nhanh Hiện nay Huyện vẫn chưa có kế hoạch để làm sạch vùng nước này

 Nguồn nước mặt của huyện Côn Đảo chất lượng tương đối tốt, không bị nhiễm mặn, chi tiết sẽ được trình bày trong phần 3.1.2

3.1.2.3 Công suất cấp nước các hồ chứa nước

Các hồ chứa nước chưa cung cấp trực tiếp cho sử dụng mà có vai trò dùng để tích trữ nước bổ sung cho các tầng nước ngầm Nước sinh hoạt được khai thác từ các giếng khoan đặt gần bờ hồ Quang Trung, các hồ chứa nước còn có vai trò chia cắt mạch nước, ngăn không cho

sự xâm nhập nước biển đến các tầng ngầm

Xét về mặt địa hình, chủ yếu là đồi núi cấu thành bởi các đá không thấm nước hoặc thấm nước yếu Do vậy, có rất nhiều khả năng để thu gom nước mưa để tạo hồ chứa Theo kết quả tính toán trong “báo cáo kết quả điều tra tài nguyên nước của Sở Tài nguyên môi trường” tổng hợp công suất các hồ hiện có và hồ dự kiến như sau:

Bảng 3.1 : Tổng hợp Công suất cấp nước của các hồ tại thung lũng Côn Sơn :

nước (m 3 )

Công suất cấp nước (m 3 /ngày)

Trang 20

 Hồ An Hải 1 nằm trùng hồ An Hải hiện hữu

 Hồ An Hải 2 nằm dọc đường ven núi bao trọn suối An Hải

 Hồ An Hải 3 nằm cực bắc bao quanh bởi hệ thống đường lộ

 Hồ Quang Trung 1 nằm trùng hồ Quang Trung hiện hữu

 Hồ Quang Trung 2 nằm dọc trục đường ven núi từ đập hồ Quang Trung về hồ Lò Vôi.Như vậy : Tổng công suất các hồ cung cấp nước hiện tại khoảng 750 m3/ngđ ( hồ An Hải 1

và hồ Quang Trung1), tổng công suất các hồ theo dự kiến mở rộng là 4150 m3/ngđ

3.1.2 Chất lượng nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt Côn Đảo đưa vào sử dụng từ lâu, tuy không khai thác sử dụng trực tiếp nhưng là nguồn bổ cập quan trọng cho các tầng khai thác

Kết quả quan trắc chất lượng nước hồ được đánh giá dựa vào đối chiếu với tiêu chuẩn

Việt Nam về môi trường TCVN 5942-1995 “ GIÁ TRỊ GIỚI HẠN CHO PHÉP CỦA CÁC THÔNG SỐ VÀ NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC MẶT” quy định đối với

cột A ( Bảng 1 – phụ luc A)

3.1.2.1 Chất lượng nước hồ AN HẢI :

Theo các bảng số liệu 1,3,4,5,6 phụ lục A, nhận thấy chất lượng nước hồ An Hải bị ô nhiễm các chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng, hàm lượng Nitrit vào năm 1997, 2005 Tuy nhiên từ năm

2006 đến nay, được sự quan tâm các cấp chính quyền, chất lượng nước hồ đã cải thiện, các chỉ tiêu trên đều nằm trong giới hạn cho phép loại A - TCVN 5942-1995 được biểu hiện như sau :

Biểu đồ 3.1 : DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG TỔNG CHẤT RẮN LƠ LỬNG

HỒ AN HẢI QUA CÁC NĂM ĐVT : mg/L

DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG SS HỒ AN HẢI

QUA CÁC NĂM 53

1995 Loại A

Nguồn : Tổng hợp số liệu Bảng1,3,4,5,6 phụ lục A - báo cáo điều tra tài nguyên nước huyện Côn Đảo – Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT Miền Nam

Trang 21

Nhận xét : Hàm lượng Chất lơ lửng được đánh giá dựa vào việc đối với tiêu chuẩn môi

trường TCVN 5942 -1995 - loại A < 20mg/L Tổng chất rắn lơ lửng vượt giới hạn cho

phép gấp 2,5 lần vào năm 1997, vượt 0,3 mg/L vào năm 2005 Năm 2006 đến nay, chỉ tiêu này đã được xử lý và đạt tiêu chuẩn cho phép

Biểu đồ 3.2 : DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG NO 2 - HỒ AN HẢI

Nguồn : Tổng hợp số liệu Bảng1,3,4,5,6 phụ lục A- báo cáo điều tra tài nguyên nước huyện Côn Đảo – Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT Miền Nam

Nhận xét : Hàm lượng Nitrit được đánh giá dựa vào việc đối với tiêu chuẩn môi trường

TCVN 5942 -1995 - loại A < 0,01 mg/L Hàm lượng Nitrit vượt giới hạn cho phép gấp 3

lần vào năm 2005 Vào các năm 1997, 2006 và 2007 chỉ tiêu này đạt tiêu chuẩn cho phép

Biểu đồ 3.3 : DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ AN HẢI QUA CÁC NĂM

THEO CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ĐVT : mg/L

Trang 22

Nguồn : Tổng hợp số liệu Bảng1,3,4,5,6 phụ lục A - báo cáo điều tra tài nguyên nước huyện Côn Đảo – Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT Miền Nam

Nhận xét : Chất lượng nước các hồ được đánh giá thông qua việc so sánh với TCVN

5942 -1995 Qua biểu đồ 3.3, ta có các nhận xét sau về chất lượng nước hồ An Hải :

 Chỉ tiêu BOD theo TCVN 5942-1995 loại A <4 mg/L: Năm 1997, hàm lượng BOD là

4,6mg/L cao hơn TCVN 5942-1995.Tuy nhiên các năm về sau hàm lượng BOD đều nằm trong giới hạn cho phép

 Chỉ tiêu COD theo TCVN 5942-1995 loại A <10mg/L Hàm lượng COD qua các năm

đạt tiêu chuẩn cho phép

 Tổng Fe theo TCVN 5942-1995 loại A < 1mg/L Theo kết quả quan trắc hàm lượng

Fe Tổng qua các năm nằm trong giới hạn cho phép

 Các thông số còn lại đều đạt tiêu chuẩn cho phép, trừ hàm lượng Nittrit và hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt TCVBN 5942 -1995 đã được đánh giá biểu đổ 3.1 và 3.2

Tóm lại : Tính đến thời điểm 2007, nước hồ An Hải có chất lượng tốt,các chỉ tiêu đạt TCVN

5942-1995- loại A, có thể dùng làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình

xử lý theo quy định)

3.1.2.2 Chất lượng nước hồ QUANG TRUNG:

Biểu đồ 3.4: : DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG TỔNG CHẤT RẮN LƠ LỬNG

HỒ QUANG TRUNG QUA CÁC NĂM ĐVT : mg/L

Trang 23

DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG SS HỒ QUANG TRUNG

Nguồn : Tổng hợp số liệu Bảng1,3,4,5,6 phụ lụCa- báo cáo điều tra tài nguyên nước huyện Côn Đảo – Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT Miền Nam

Nhận xét : Hàm lượng Chất lơ lửng được đánh giá dựa vào việc đối với tiêu chuẩn môi

trường TCVN 5942 -1995 - loại A < 20mg/L Tổng chất rắn lơ lửng vượt giới hạn cho

phép gấp 2,5 lần vào năm 1997, vượt 0,8 mg/L vào năm 2005 Năm 2006 đến nay, chỉ tiêu này đã được xử lý và đạt tiêu chuẩn cho phép

Biểu đồ 3.5 : DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG NO 2 - HỒ QUANG TRUNG

QUA CÁC NĂM ĐVT : mg/L DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG NITRIT

HỒ QUANG TRUNG QUA CÁC NĂM

0,07

0,02

0,002 0

KXĐ

Nguồn : Tổng hợp số liệu Bảng1,3,4,5,6 phụ lục A - Báo cáo điều tra tài nguyên nước huyện Côn Đảo – Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT Miền Nam

Nhận xét : Hàm lượng Nitrit được đánh giá dựa vào việc đối với tiêu chuẩn môi trường

TCVN 5942 -1995 - loại A < 0,01 mg/L Hàm lượng Nitrit vượt giới hạn cho phép gấp 7

lần vào năm 1997, gấp 2 lần vào năm 2005 Từ năm 2006 chỉ tiêu này đạt tiêu chuẩn cho phép

Biểu đồ 3.6 : DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ QUANG TRUNG QUA CÁC

NĂM THEO CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ĐVT:mg/L

Trang 24

Nguồn : Tổng hợp số liệu Bảng1,3,4,5,6 phụ lục A - báo cáo điều tra tài nguyên nước huyện Côn Đảo – Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT Miền Nam

Nhận xét : Chất lượng nước hồ được đánh giá thông qua việc so sánh với TCVN 5942

-1995- loại A Qua biểu đồ 3.6, ta có các nhận xét sau về chất lượng nước hồ Quang Trung :

 Chỉ tiêu BOD theo TCVN 5942 -1995 - loại A <4 mg/L Hàm lượng BOD qua các

năm đạt tiêu chuẩn cho phép

 Chỉ tiêu COD theo TCVN 5942 -1995 - loại A <10mg/L Hàm lượng COD qua các

năm đạt tiêu chuẩn cho phép Riêng năm 2007, vượt 0,3mg/L

 Chỉ tiêu DO theo TCVN 5942 -1995 - loại A > 6mg/L Hàm lượng DO quan trắc qua

các năm nằm trong giới hạn cho phép

 Tổng Fe theo TCVN 5942 -1995 - loại A < 1mg/L Theo kết quả quan trắc hàm lượng

Fe Tổng nằm trong hạn mức quy định

 Các thông số còn lại đều đạt tiêu chuẩn cho phép, trừ hàm lượng Nittrit và hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt giới hạn đã được đánh giá biểu đổ 3.4 và 3.5

Tóm lại : Tính đến thời điểm 2007, nước hồ Quang Trung có chất lượng tốt,các chỉ tiêu đạt

tiêu chuẩn loại TCVN 5942-1995- loại A, có thể dùng làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định)

3.1.2 Các khả năng gây ô nhiễm nguồn nước mặt

 Các hồ chứa nước đều nằm ở phần trũng thấp của thung lũng nên các sản phẩm thải ra

từ sinh hoạt , chăn nuôi gia súc dân cư gần hồ có thể đổ về đây, và các loại thực vật mục nát nằm lâu phía dưới đáy hồ ( đặc biệt là hồ Quang Trung)

 Các loại gia súc thả rong (trâu, bò, dê, chăn nuôi heo) của khu dân cư sống rải rác

Trang 25

vùng ven hồ An Hải và hồ Quang Trung

 Trên mặt hồ còn nhiều cỏ lác, bèo và xác thực vật mọc ven hồ

 Nước thải từ nhà máy nước đá (Thái Bình, Thu Tâm, Côn Sơn ) nước rửa được thải trực tiếp trên nền đất

 Có thể bị nhiễm mặn do đê chắn, kè biển không tốt tạo điều kiện cho sự xâm mặn nước biển vào đất liền

3.2 TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM

3.2.1 Hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm:

Hiện trạng khai thác và sử dụng nước ngầm ở Côn Đảo tập trung chủ yếu ở 2 thung lũng Côn Sơn và Cỏ Ống trong đó Côn Sơn là chính Các khu vực khác của huyện Đảo hầu như rất ít

 Tại Hòn Cau có 1 giếng đào phục vụ nước ngọt cho trạm Kiểm lâm, giếng sâu 3m, mực nước tĩnh 1m Khi triều cường nước bị lợ, khi nước biển rút nước nhạt trở lại

 Tại Bảy Cạnh có 1 giếng đào phục vụ nước sinh hoạt cho trạm Kiểm lâm, giếng sâu 3,5m, mực nước tĩnh 3,0m Nước nhạt quanh năm

Tuy nhiên, hiện nay bãi Hòn Cau và hòn Bãi Cạnh không khai thác được nước Nên phải chở nước từ đảo lớn ra để sử dụng

 Bãi Ông Đụng có 2 giếng đào sâu 3m, mực nước tĩnh 0,5m đến 1,5m Khi triều cường nước bị lợ, khi nước biển rút nước nhạt trở lại

 Bến Đầm có 4 giếng đào trong đó 3 giếng nước phục vụ bộ đội biên phòng, 1 giếng của dân Giếng có độ sâu từ 0,8m đến 3m, mực nước tĩnh 1,5 – 2,46m Hiện nay các giếng này đều bỏ không

 Khu Đất Dốc đã có một số lỗ khoan nghiên cứu và đạt kết quả khả quan Trong tương lai nhu cầu khai thác ở đây là 200m3/ ngày.( đang xây dựng khu nghỉ dưỡng resort mang tiêu chuẩn quốc tế)

Nguồn : báo cáo điều tra tài nguyên nước huyện Côn Đảo - Liên đoàn địa chất thủy văn- địa chất công trình Miền Nam

 Tại hai Thung lũng Côn Sơn và Cỏ Ống, khi chưa đủ nguồn nước do Trạm Điện nước cung cấp, người dân đã đào và khoan nhiều giếng để lấy nước sinh hoạt Từ khi chính quyền địa phương đáp ứng nguồn nước sạch cho nhân dân tới từng hộ gia đình bằng cách khai thác nước ngầm tập trung, xử lý, lắng lọc rồi dẫn về từng hộ gia đình nhằm hạn chế việc khoan khai thác bừa bãi và nguồn dân có nguồn nước sạch đảm bảo sức khỏe người dân Số giếng này hiện bị bỏ không hay chỉ dùng để tưới cây trong mùa khô Tổng công suất trạm Điện nước khai thác khoảng 2000 m3/ngày

Đối tượng phục vụ :Việc khai thác nước ngầm tập trung chủ yếu tại thung lũng Côn Sơn

thuộc các đối tượng sau :

 Sản xuất nước đá : hệ thống các giếng khai thác nước ngầm dùng trong sản xuất nước

đá có 18 giếng, tập trung nhiều ở khu 3 và khu 7 dọc đường ven núi gồm có các nhà máy nước đá : Thái Bình, Thanh Bình, Đông Nam, Hòa Bình, Thu Tâm.Tổng công suất của nhà

Trang 26

máy nước đá là 11000 cây mỗi ngày, mỗi cây khoảng 45-50 kg Như vậy nước dùng làm đá

khoảng 500m3/ngày.Nước đá cung cấp chủ yếu cho các tàu đánh cá ở cảng Bến Đầm, riêng cơ

sở Thu Tâm còn sản xuất nước đá dùng riêng cho sinh hoạt

 Cung cấp cho sinh hoạt: Các điểm giếng khai thác nước quy mô tập trung do trạm điện

nước huyện Côn Đảo quản lý nằm dọc bờ hồ Quang Trung gồm 12 giếng Trong số 12 giếng

trên thì có 5 giếng được đưa vào sử dụng từ 1993 mang kí hiệu GK1, GK2, GK3, GK4, GK5

Các giếng trên có đường kính = 200mm, sâu từ 20-26m Các giếng còn lại mang kí hiệu từ

G1 đến G7 nằm dọc bờ hồ Quang Trung mới đưa vào sử dụng từ 1997, có đường kính ống

lớn = 400mm, ống lọc Inox, lắp bơm điện chìm nhưng không lắp ống đo mực nước Mỗi

giếng khoan cung cấp được 150 -200 m3/ngày

Như vậy, tổng lượng nước khai thác từ sản xuất nước đá và 12 giếng thuộc bãi giếng do

Trạm-Điện nước quản lý cũng đạt gần 2500 m3/ngày dùng để phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt

và kinh tế Trạm xử lý nước Côn Đảo áp dụng công trình xử lý nước đơn giản với quy trình :

Giếng khoan (Bơm cấp I) > Tháp oxy hóa> Bể trộn và bể lắng > Bể lọc > Bể chứa nước sạch

> Hệ thống hóa chất, khử trùng > Bơm cấp II > Mạng tiêu thụ

Nước từ các giếng khoan bơm lên dẫn về khu xử lý tập trung sau đó được đưa về nơi tiêu

thụ tại Bến Đầm, Cỏ Ống và thị trấn Côn Sơn

BẢNG 3.2 : LƯỢNG NƯỚC KHAI THÁC TỪ 2005 – T5/2008 - ĐVT : m3

SỐ TT Tháng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nguồn :báo cáo lượng khai thác nước của Trạm điện nước Côn Đảo

BIỂU ĐỒ 3.7 : LƯỢNG NƯỚC KHAI THÁC QUA CÁC NĂM ĐVT :m3 /ngđ

m 3 /ngđ

Trang 27

Nguồn :Báo cáo lượng nước khai thác - Trạm Điện Nước Côn Đảo

Nhận xét : Dựa vào bảng 3.2, vào các tháng mùa khô qua các năm đặc biệt là tháng 4 và

tháng 5 , lượng nước khai thác đạt gần 2000 m3/ngày Các tháng còn lại đạt khoảng 1200

-1500 m3/ngày Do vậy nhu cầu sử dụng nước vào các tháng mùa khô là rất cao Đồng thời qua biểu đồ 3.7, do nhu cầu phát triển chung của huyện Đảo, lượng nước khai thác gia tăng theo các năm( tốc độ gia tăng lượng nước khai thác giai đoạn 2005 – 2008 là 10,7%)

Ghi chú : Cấp A : trữ lượng khai thác hiện tại Cấp A + B : Trữ lượng khai thác cấp

chắc chắn ( tổng lượng nước đảm bảo khai thác trong tương lai mà không gây ô nhiễm, cạn

kiệt Cấp C : Trữ lượng khai thác tiềm năng ( không dự đoán được khả năng gây ô nhiễm, cạn

kiệt)

3.2.2 Chất lượng nước ngầm

Nước ngầm ở Côn Đảo đã được đưa vào sử dụng khai thác từ lâu, kể cả trong mục đích sinh hoạt Nguồn hình thành nước ngầm được do nước mưa ngấm trực tiếp hoặc nước trử

Trang 28

từ các hồ chứa bổ cập Chất lượng nước ngầm được đánh giá dựa vào đối chiếu với tiêu chuẩn

Việt Nam về môi trường TCVN 5944 -1995 “ GIÁ TRỊ GIỚI HẠN CHO PHÉP CỦA CÁC

THÔNG SỐ VÀ NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC NGẦM” quy định đối với

cột A ( Bảng 2 – phụ luc A)

Đánh giá chất lượng nước ngầm thông qua các tiêu chí đánh giá : các tính chất lý

học, tính chất hóa học, chỉ tiêu vi sinh và chỉ tiêu vi lượng và nhiễm bẩn Ở đây đánh giá

chất lượng nước ngầm tại thung lũng Côn Sơn

1 Tính chất lý học : Qua xem xét kết quả của trên 100 mẫu nước phân tích đơn

giản, cảm quan sau khi lấy mẫu thấy nước trong, không màu, không mùi và vị nhạt Độ pH 6-

7,5 Kết quả phân tích hàm lượng sắt tại các lỗ khoan và giếng khai thác như sau (kết quả đối

chiếu với TCVN 5944 - 1995 nước loại A – bảng 2 phụ lụcA ) :

 Bảng 3.3: Kết quả phân tích hàm lượng sắt vùng thung lũng Côn Sơn

Nguồn : báo cáo điều tra tài nguyên nước huyện Côn Đảo – Liên đoàn địa chất thủy văn- địa chất

công trình Miền Nam

Nhận xét : hàm lượng Fe đạt TCVN 5944 -1995 –loại A Ngoài ra các chỉ tiêu khác như độ

dẫn điện, hàm lượng cặn, tổng độ cứng đều nhỏ hơn tiêu chuẩn hiện hành

2 Tính chất hóa học:

Theo các kết quả xét nghiệm, hàm lượng các anion và cation đều nhỏ, nhất là hàm

lượng clorua ( <50 mg/l) Tổng độ khoáng hóa cũng nhỏ và có xu hướng tăng dần về phía

biển Me= 0,06 – 0,09 mg/l và đến giếng khoan gần biển Me= 0,46 mg/l

3 Các chỉ tiêu vi sinh : Các mẫu nước tại giếng đang khai thác do trạm Điện nước

Côn Đảo thực hiện đều cho kết quả tốt, nước đạt tiêu chuẩn vi sinh

4 Các chỉ tiêu vi lượng và nhiễm bẩn:

Đánh giá chất lượng nước thông qua các chỉ tiêu gây ô nhiễm:

 Nhiễm bẩn bởi các chỉ tiêu Nitơ : NH+4, , NO2-, NO-3

 Nhiễm bẩn do các nguyên tố kim loại : thủy ngân, Asen, chì, kẽm

Trang 29

 Nhiễm bẩn bởi các hợp chất độc hại : cyanua, phenol

 Bảng 3.4 : Kết quả phân tích vi lượng- nhiễm bẩn nước ngầm tại Côn Sơn(năm 2006)

Nhận xét :Từ kết quả bảng 3.4, mẫu nước tại 2 giếng khai thác đối chiếu với cột A TCVN

5944 -1995 ta thấy các chỉ tiêu đều đạt yêu cầu trong giới hạn cho phép, nguồn nước có chất lượng bình thường, dùng tốt trong sinh hoạt

3.2.3 Tác động môi trường do khai thác nước ngầm

Lượng nước khai thác sử dụng cho các nhu cầu ở Côn Đảo từ nước ngầm hiện khoảng

2500 m3/ngày.Trong tương lai, do nhu cầu phát triển của huyện, chắc chắn lượng nước khai thác sẽ lớn hơn rất nhiều Vì vậy, việc khai thác nước ngầm sẽ có những tác động đến môi trường sống :

3.2.3.1.Tác động tích cực :

 Việc khai thác nguồn nước ngầm sẽ đem lại nguồn nước sạch hợp vệ sinh, nâng cao đời sống cho người dân trên Đảo Khai thác nước chất lượng ổn định bảo đảm an toàn tuyệt

Trang 30

đối về sức khỏe, giảm bệnh tật, rủi ro

 Trong quá trình khai thác nguồn nước ngầm sẽ khó bị tác động bởi các yếu tố do con người gây ra như hiện tượng ô nhiễm bề mặt do nông nghiệp, sự phát triển đô thị về sau

 Khi quá trình khai thác đi vào hoạt động, các máy bơm nước đặt chìm trong giếng và chạy bằng điện nên không gây tiếng ồn, không có bụi nên không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

 Khi có được một nguồn nước sạch sẽ kích thích sự phát triển một số ngành kinh tế :

 Du lịch vốn là lợi thế của Đảo Thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư về du lịch Nếu có thế mạnh về cơ sở hạ tầng và nguồn nước sạch dồi dào cùng với lợi thế tự nhiên của Đảo sẽ thu hút lượng khách du lịch đến nghỉ dưỡng, tham quan vùng biển Đảo này

 Góp phần phát triển kinh tế biển như đánh bắt xa bờ, gần bờ và chế biến thủy hải sản( khai thác nước ngầm phục vụ sản xuất nước đá, nước ngọt cho ngư dân trên biên), tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế xã hội của huyện

 Tạo công ăn việc làm cho người dân trên Đảo thông qua việc xây dựng các công trình cấp nước

 Tạo môi trường sống, cảnh quan đô thị thêm phần xanh- sạch- đẹp đồng thời nâng cao

ý thức, trách nhiệm của người dân trên Đảo trong việc bảo vệ môi trường

3.2.3 2.Tác động tiêu cực

 Trong quá trình thi công các công trình khoan giếng khai thác, khu xử lý lắng lọc nước hay hệ thống đường ống dẫn có tác động đến môi trường sống người dân trên đảo về tiếng ồn

và khói bụi Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng là không đáng kể vì các công trình nằm xa khu dân

cư, thời gian thi công ngắn

 Việc xây dựng các giếng nước ngầm chiếm diện tích đất không lớn Hệ thống xử lý nước nằm cách xa khu trung tâm huyện nên không làm ảnh hưởng cảnh quan đô thị Tuy nhiên nó lại nằm ở khu đồi cát cao, việc san lấp mặt bằng và phá hủy cây rừng sẽ phải mất thời gian lâu để cải tạo, phục hồi

 Do địa hình bao quanh là biển, vấn đề quan tâm là sự xâm nhập mặn từ biển vào các tầng chứa nước nếu không xây dựng hệ thống kè bờ, đê điều tốt

 Quá trình khai thác nước về lâu dài có nguy cơ dẫn đến sạt lún đất đồng thời giảm trữ lượng tầng ngầm, tăng khả năng xâm mặn vào các tầng ngầm

Chú ý các giếng đào đã bỏ không, cần trám lấp giếng đúng kỹ thuật tránh ô nhiễm tầng nước ngầm

3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA NƯỚC MƯA, NƯỚC CÁC HỒ VÀ NƯỚC NGẦM:

Để tìm hiểu mối quan hệ này, phải dựa vào các yếu tố sau :

a Địa chất : chủ yếu là cát hạt mịn xen lẫn ít hạt trung, bột, khả năng thấm nước rất tốt

Bên trên không tồn tại lớp thấm yếu hay cách nước Nguồn nước mặt gồm nước mưa và nước trữ trong các hồ chứa là nguồn bổ cập và duy trì sự cân bằng nước trong hai thung lũng Côn

Trang 31

Sơn và Cỏ Ống nước mưa và nước mặt thấm xuống tầng chứa nước rất dễ dàng khi có sự chênh lệch áp lực Thực tế khi quan sát các cơn mưa hay sau khi mưa chấm dứt, không thấy

có dòng mặt hay vũng nước đọng trên bề mặt nền đất

NƯỚC NGẦM

Nguồn : báo cáo điều tra tài nguyên nước huyện Côn Đảo –Liên đoàn ĐCTV -ĐCTT Miền Nam(2006)

Dựa vào kết quả trên ta thấy giữa nước mưa và nước ngầm tại trạm CS6 có độ pH gần bằng nhau, một số các anion và cation bằng nhau hoặc chênh lệch không lớn Tương tự nước

hồ và nước ngầm có những thành phần hóa học không chênh lệch nhau nhiều

Ý nghĩa mối quan hệ nước mưa, nước ngầm, nước các hồ:

Phân tích các yếu tố trên ta nhận thấy giữa nước mưa, nước hồ và nước ngầm có quan

hệ mật thiết với nhau Từ đó lựa chọn loại hình khai thác nước cho phù hợp để phục vụ sinh

Trang 32

hoạt và sản xuất một cách kinh tế nhất Lượng nước mưa thấm xuống đất khoảng 10% còn lại thoát ra biển

Thực tế, việc lấy mẫu và phân tích mẫu có thể không chính xác do biến cố về thời gian, thời tiết, kỹ thuật phân tích mẫu không đủ chất lượng dẫn đến sự thiếu chính xác trong các số liệu đã đánh giá Phân tích mối quan hệ của các yếu tố nước mưa, nước ngầm và nước các hồ để thấy được sự khai thác nguồn nước nào đó đều có ảnh hưởng của các nguồn nước khác Vấn đề quan tâm là khai thác làm sao để tận dụng hết các nguồn, giảm thiểu lượng tiêu thoát ra biển nhưng cũng không để nước biển xâm nhập vào

 Huyện có 1 trạm Điện nước cung cấp nước sinh hoạt cho toàn huyện Côn Đảo Với

nhiệm vụ: nước từ các giếng khoan được bơm lên từ bãi giếng tập trung dẫn về khu xử lý tập trung sau đó được kéo đến mạng lưới tiêu thụ Trạm xử lý nước Côn Đảo áp dụng công trình

xử lý nước đơn giản : “ Giếng khoan (Bơm cấp I) > Tháp oxy hóa> Bể trộn và bể lắng > Bể lọc > Bể chứa nước sạch > Hệ thống hóa chất, khử trùng > Bơm cấp II > Mạng tiêu thụ.”

 Hạn chế:

 Huyện Côn Đảo chưa có hệ thống xử lý nước thải, toàn bộ nước thải theo đường cống thải thẳng ra biển, gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng Đặc biệt khi du lịch phát triển cao, lượng chất thải ngày càng nhiều, lượng nước thải không có đường ống thu gom sẽ ngấm xuống đất (phần lớn nền đất tại Côn Đảo cấu tạo bởi lớp đất cát) gây ô nhiễm nguồn đất

 Lượng nước mưa chưa có hệ thống thu gom.Trong khi đó, các hòn đảo nhỏ không thể khai thác nước trực tiếp phải chở nước từ đất liền

 Người dân vẫn chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường Còn rất nhiều hoạt động chăn nuôi gia súc, chăn thả súc vật gần hồ và thậm chí trong hồ chứa nước

 Toàn huyện Côn Đảo chỉ có 1 Trạm điện nước để cung cấp nước Trong quá trình sử dụng, khi xảy ra sự cố thì không có một nguồn cung ứng nước dự phòng Vì vậy Trạm Điện nước Côn Đảo cần lắp đặt bơm dự phòng, bể chứa dự phòng nhằm ứng phó khi xảy ra sự cố

 Hiện nay, ngư dân sử dụng nước để phục vụ đánh bắt hải sản phải trả với chi phí rất cao Tuy nhiên, vì điều kiện địa lý, cự ly đánh bắt gần huyện nên vẫn ghé đảo để mua nước sử dụng Vấn đề đặt ra là cần tạo thêm nhiều nguồn nước nhằm hạ thấp chi phí cấp nước

Với quy mô dân số được mở rộng 30000 -50000 người tới năm 2020, liệu khả năng cung ứng nguồn nước còn được đảm bảo không? Qua đó ta thấy, quy mô phát triển chung tùy thuộc rất nhiều vào khả năng phát triển nguồn nước Vì vậy ngoài những giải pháp để kiểm soát ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước tự nhiên sẵn có cần phải định hướng các giải pháp nhân tạo nhằm bổ cập nguồn nước hiện hữu theo hướng bền vững

Trang 33

Nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt đối với Côn Đảo là vô cùng quan trọng, trong khi đó

những hiểu biết về các tác nhân gây ô nhiễm cũng như khả năng tự bảo vệ của các các tầng

chứa nước ở Côn Đảo cũng cần được nêu ra để mọi người nắm được từ đó phấn đấu duy trì

cho một môi trường trong sạch ở Côn Đảo

3.5 DỰ BÁO NGUỒN NƯỚC CẤP – NƯỚC THẢI ĐẾN NĂM 2020 :

3.5.1 DỰ BÁO LƯỢNG NƯỚC CẤP ĐẾN NĂM 2020 :

BẢNG 3.6: NHU CẦU CẤP NƯỚC SINH HOẠT HUYỆN CÔN ĐẢO

ĐẾN NĂM 2020

KHỐI LƯỢNG (m3/ ngđ) HẠNG MỤC q (l/người /ngày)

2000 2005 2006 2010 2020

Ghi chú : Công thức tính toán lượng nước cấp :

Lượng nước cấp = Dân số trung bình x q / 1000 ( m3/ ngđ)

Tổng lượng nước cấp = Nước cấp cho khu dân cư + nước cấp cho khu du lịch

+ nước cấp SX nước đá ( m3/ ngđ) Trong đó :

 q : tiêu chuẩn dùng nước ( định mức sử dụng nước sinh hoạt )

 Cho người dân : 120 l/người/ ngày -Cho khách du lịch : 300 l/người/ngày

 Dân số Trung bình qua các năm – nguồn Báo cáo tổng hợp “ Quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế xã hội huyện Côn Đảo – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020” của Sở Tài

nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Theo kết quả tính toán, lượng nước cần cung cấp cho sinh hoạt, khách du lịch và sản xuất

nước đá đến năm 2020 là 6.016 m3/ngđ Con số này còn tăng lên vì chưa tính đến lượng nước

cần cấp phục vụ sản xuất kinh doanh, công viên cây xanh, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp

Bảng 3.7 : TỒNG CÔNG SUẤT CẤP NƯỚC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHAI

THÁC HIỆN HỮU ( 2008) NGUỒN NƯỚC CẤP CÔNG SUẤT CẤP NƯỚC ( m3/ngđ)

HỒ HIỆN HỮU (QUANG TRUNG 1 + AN HẢI 1)

0

Trang 34

GHI CHÚ :

 Nước khai thác từ 12 giếng khoan của trạm Điện nước quản lý để cấp nước sinh hoạt

cho toàn huyện có công suất 150 -200 m3/ngđ/1 giếng>> tổng công suất cấp nước từ các

giếng khoan để phục vụ sinh hoạt khoảng 2000m3/ngđ

 Công suất cấp nước các hồ hiện hữu (bảng 3.1) là 750 m3/ngđ Nước chứa tại các Hồ

An Hải 1 và Hồ Quang Trung 1.Tuy nhiên nguồn nước mặt hiện không được sử dụng chỉ là

nguồn bổ cập cho tầng ngầm

Như vậy, nhu cầu nước cần cấp vào năm 2020 so với khả năng cấp nước hiện tại là không đủ

Bảng 3.8 : TỔNG TRỮ LƯỢNG NƯỚC CÓ THỂ KHAI THÁC

NƯỚC MẶT 1.000 NƯỚC NGẦM 5.500 TỔNG 6.500

NHU CẦU SỬ DỤNG (2020) 6.108 m3/ngđ

Nhận xét : Trữ lượng chỉ đủ để khai thác đáp ứng nhu cầu sử dụng 2020

>> Để ĐẠT YÊU CẦU KHAI THÁC BỀN VỮNG cho toàn đảo trong tương lai cần có giải

pháp tăng cường nguồn nước, tăng công suất cấp nước :

 Mở rộng các hồ hiện có

 Xây mới các hồ

 Khoan các giếng khai thác mới

3.5.2 DỰ BÁO LƯỢNG NƯỚC THẢI ĐẾN NĂM 2020 :

Nước thải chủ yếu phát sinh từ sinh hoạt của người dân sống trên đảo và của khách du lịch

trong thời gian tham quan nghỉ dưỡng tại đảo

BẢNG 3.9 : TỔNG LƯỢNG NƯỚC THẢI ĐẾN NĂM 2020 :

KHỐI LƯỢNG (m3/ngđ) HẠNG MỤC

2000 2005 2006 2010 2020

Ghi chú : Tính toán lượng nước thải phát sinh dựa vào các công thức sau:

Nước thải sinh hoạt = 80% x lượng nước cấp (m3/ ngđ)

Tổng lượng nước thải = NT từ khu dân cư + nước thải từ khu du lịch (m3/ ngđ)

Nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp : chủ yếu là sản xuất nước đá và sơ chế

thủy sản Tuy nhiên, nước thải từ hoạt động sản xuất nước đá là không đáng kể Nước thải từ

quá trình sơ chế thủy sản chứa nhiều chất dinh dưỡng : Nitơ, Photpho và mùi

Nước thải từ hoạt động tàu thuyền tại Cảng Bến Đầm số lượng tàu thuyền neo đậu tại

Trang 35

cảng sẽ gia tăng sẽ dẫn đến gia tăng ô nhiễm nguồn nước biển do rò rĩ dầu, chất hữu cơ Với số liệu bảng 3.9, đề xuất xây dựng nhà máy xử lý nước thải

Trang 36

CHƯƠNG 4 : ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ BỀN VỮNG

NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC HUYỆN CÔN ĐẢO

4.1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT

4.1.1Tài nguyên nước phải được quản lý theo luật:

Nước là một tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước Mặt khác nước cũng có thể gây tác hại cho môi trường và con người nếu không sử dụng hợp lý đã được khẳng định tại Luật Tài nguyên nước ban hành ngày 20/05/1998

Bảo vệ và sử dụng hợp lý có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước, đồng thời phòng chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra nhằm đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt của nhân dân, cho các ngành kinh tế, dịch vụ, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường và phục

vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước có ý nghĩa rất quan trọng

Xét riêng về tài nguyên nước trên địa bàn huyện Côn Đảo: Là một hòn đảo độc lập, vị trí địa lý đặc biệt nằm cách xa đất liền, nằm giữa đại dương, được bao bọc bởi biển, chỉ có nước mặn và núi đá bao quanh Việc định hướng bảo vệ và quản lý nguồn nước trên địa bàn huyện đảo là trách nhiệm không chỉ của cấp chính quyền địa phương mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân khi đặt chân lên đảo

4.1.2.Phải được khai thác theo hướng phát triển bền vững :

Khái niệm “Phát triển bền vững” được định nghĩa “ là sự phát triển đáp ứng được

những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau” ( Báo cáo “ Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc năm 1987)

Tại hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro ( Braxin) năm 1992 và hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Cộng hòa Nam Phi năm 2002 đã xác định :

“ Phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa

giữa 3 mặt của sự phát triển gồm : phát triển kinh tế( nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết

việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện

chất lượng môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng, khai thác và sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)

Vì vậy, Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển xã hội Cho đến ngày nay đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận và thực hiện kế hoạch này

Đối với nguồn tài nguyên nước trên địa bàn huyện, theo số liệu điều tra chất lượng nước mặt tại 2 hồ chứa nước An Hải và Quang Trung và chất lượng nước ngầm tại một số giếng khai thác tại thung lũng Côn Sơn, kết quả chất lượng nước mặt và nước ngầm của huyện Côn Đảo đạt chất lượng, chưa bị ô nhiễm và chưa xảy ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô với quy mô sử dụng 2500 m3/ ngđ

Trang 37

Tuy nhiên sự phát triển kinh tế xã hội cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu và nhu cầu phát triển chung của huyện nói riêng, cần phải có chiến lược dài hạn để quản lý tài nguyên nước Nếu sự quản lý tài nguyên nước còn yếu kém sẽ dẫn đến hao hụt, lãng phí nguồn nước Sự quản lý, bảo vệ và sử dụng không tốt dẫn đến nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm, thiếu nước trong tương lai khi nhu cầu sử dụng gia tăng

Hiện nay, huyện vẫn chưa có đủ công cụ quản lý phù hợp để đánh giá tiêu chuẩn chất lượng nước, việc kiểm tra theo dõi đánh giá nguồn nước vẫn chưa cụ thể và thường xuyên, việc quản lý hạn mức sử dụng nguồn nước ngầm còn sơ xài, huyện chưa xây dựng hệ thống

xử lý nước thải.Tất cả các vấn đề trên là dấu chấm hỏi cho các cấp quản lý Trước tình hình trên tài nguyên nước rất cần thiết để xây dựng những cơ chế, chính sách, xây dựng những khung pháp lý phục vụ cho sự quản lý bảo vệ nguồn nước bền vững cho địa bàn huyện

4.1.3.Phải được quy hoạch do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện:

Huyện Côn Đảo là một huyện Đảo có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ ngành

du lịch, đưa toàn bộ huyện Côn Đảo trở thành trung tâm du lịch được xem là then chốt để thúc đẩy kinh tế xã hội của Côn Đảo

Theo quan điểm và mục tiêu phát triển của QĐ 264/TTg , phát triển Côn Đảo với quy

mô dân số khoảng 30000 – 50000 người tới năm 2020 Sự gia tăng dân số, gia tăng lượng khách du lịch đến với biển Đảo cũng chính là gia tăng nhu cầu sử dụng nước Theo đó, là sự gia tăng nguồn nước thải và chất độc hại vào môi trường nước ngày càng nhiều Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của nhân dân gây tác động xấu trở lại đối với sự phát triển kinh tế xã hội chung của huyện

Vì vậy, với trữ lượng khai thác nguồn nước hiện nay và nguồn nước khai thác tiềm năng cần phải đảm bảo về chất lượng và số lượng.Muốn thỏa mãn điều này cần phải có cơ chế, chính sách để quản lý hợp lý và có hiệu quả nguồn nước hiện có đồng thời áp dụng chính sách tiết kiệm trong việc sử dụng và tái sử dụng trong lâu dài

4.1.4.Triển khai quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước trên địa bàn huyện

Trên cơ sở lý thuyết về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020,

sự khai thác tài nguyên nước theo hướng phát triển bền vững cùng với cơ sở hành lang pháp

lý, việc triển khai quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên địa bàn huyện nhằm :

 Quy hoạch lại việc khai thác những nguồn nước hiện có

 Nghiên cứu các nhu cầu phục vụ : tiêu thụ cho sinh hoạt, cho du lịch giải trí, đánh bắt thủy hải sản

 Đề xuất phương án nhằm sử dụng nước lâu dài :áp dụng khoa học kỹ thuật để tái sử dụng nước thải, thực hiện chính sách tiết kiệm nước duy trì các hồ chứa nước, tăng cường hệ thống cây xanh tạo vành đai thực vật xung quanh các hồ chứa nước

 Có kế hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải

Qua đó nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên nước theo hướng bền vững

Trang 38

4.2 ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔN ĐẢO:

Theo “Đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020” đã được Chính phủ phê duyệt cho thấy nhu cầu nước dùng trong tương lai là rất lớn Muốn thoả mãn cần phải sử dụng mọi nguồn hiện có và áp dụng chính sách tiết kiệm trong sử dụng, tái sử dụng.v.v

Sự định hướng khai thác và sử dụng nước được đề xuất cụ thể như sau:

4.2.1 Định hướng khai thác nguồn nước mặt:

Nguồn nước mặt của huyện Côn Đảo bao gồm nước từ các hồ chứa nước Quang Trung và hồ An Hải, nguồn nước mưa và nước thải sau xử lý Được định hướng cụ thể như sau :

4.2.1.1 Định hướng khai thác nguồn nước mưa :

Nước tại Côn Đảo chủ yếu được hình thành từ nước mưa do đó lợi dụng yếu tố thời tiết thu gom nước mưa tối đa dể bổ cập và tăng khả năng cung cấp nước

 Đối với cơ sở sản xuất : cần thu gom nước mưa để sử dụng, giảm áp lực khai thác tầng ngầm

 Đối với các đảo nhỏ : cần được thu gom và sử dụng cho các Đảo nhỏ khi nước từ thung lũng Côn Sơn và Cỏ Ống chưa cung cấp kịp thời Vì nguồn nước để sử dụng cho sinh hoạt của các hòn đảo này phụ thuộc vào việc vận chuyển nước từ đảo lớn ra và không khai thác được nước bằng bất kì hình thức nào Do đó nước tại đây luôn khan hiếm Việc tích trữ nước mưa nên theo hình thức cổ truyền là thu hứng, tích trữ trong bồn chứa và các bể chứa

 Đối với cơ quan chức năng : thu gom nước mưa để bổ cập cho tầng ngầm qua hình

thức các giếng thu

4.2.1.2 Định hướng khai thác nguồn nước các hồ:

 Quy hoạch nguồn nước mặt các hồ hiện có nhằm hạn chế lượng nước dư chảy ra

biển vào các tháng mùa mưa :

Tại thung lũng Côn Sơn : 2 hồ chứa nước Quang Trung và An Hải đã được nạo vét và

xây kè, nước có chất lượng tốt, đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt Theo quan trắc và tính toán trong “báo cáo Điều tra tài nguyên nước huyện Côn Đảo”, vào mùa mưa, nước các hồ có hiện tượng chảy tràn ra biển, đặc biệt là hồ An Hải Vì vậy để hạn chế nguồn nước dư thừa do chảy

ra biển, nên lắp đặt trạm bơm đưa lên khu xử lý trung tâm rồi dẫn đến mạng tiêu thụ trong các tháng mùa mưa

Cần kết hợp hệ thống đê điều để tăng mực nước tĩnh, đẩy lùi biên mặn

 Quy hoạch các khu vực có khả năng hình thành hồ chứa nước mới :

 Theo kết quả bảng 3.6 tổng lượng nước cấp đến năm 2020 đòi hỏi nhu cầu cấp nước của huyện Côn Đảo ngày càng gia tăng Vì thế, cần quy hoạch xây dựng thêm hồ chứa nước mới để bổ sung nước cho các hồ hiện hữu Tạo ra các hồ mới thường gần khu vực có khả năng thu gom nước mưa, khu vực có các dòng suối để tạo hồ chứa

Trang 39

 Quy hoạch khu vực xây dựng các hồ mới nên chú ý tới đặc điểm địa chất thủy văn, địa hình thuận lợi :

 Các suối tạo hồ chứa phải đủ dài, lưu vực không quá nhỏ và dốc, không thiếu nước vào mùa khô Lựa chọn quy hoạch khu vực đảm bảo cung cấp đủ nước cho hồ quanh năm

 Địa hình đồi núi cấu thành ở Côn Đảo thường bởi các lớp đá không thấm nước hoặc thấm nước yếu, nước mưa từ sườn núi dễ dàng chảy xuống

 Nền địa chất có khả năng chống thấm, hạn chế sự tiêu thoát nước cũng như sự xâm mặn

 Tại thung lũng Cỏ Ống, không nên tạo thêm các hồ chứa tại đây vì :

 Phần lớn đất đai được quy hoạch dùng cho khu vực sân bay

 Thung lũng Cỏ Ống có một số eo núi khó tạo thành hồ chứa nước lớn

 Cấu trúc địa chất phức tạp, cấu tạo bởi cát hạt mịn hay đới phong hóa dăm sạn nên việc chống thắm đáy hồ khó khăn và tốn kém

 Việc thi công, đắp đập tạo hồ trữ nước tại khu Cỏ Ống sẽ gây ngập khu dân cư

và khu sân bay

4.2.1.3 Định hướng khai thác nguồn nước thải : Côn Đảo không có hoạt động của khu công

nghiệp hay khu chế xuất nên chủ yếu là nước thải sinh hoạt, không gây ô nhiễm nặng Vì vậy nước thải chỉ cần qua xử lý đơn giản là có thể tái sử dụng đưa vào khai thác phục vụ tưới cây,

bổ cập nhân tạo dọc đới ven bờ

 Quy hoạch trạm xử lý nước nước thải theo từng cụm đô thị :

Xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại khu vực trung tâm Côn Sơn :

 Khu vực tập trung 70 -75% dân cư và khách du lịch

 Trung tâm hành chính và dịch vụ của huyện

 Nhà máy xử lý nước đá, các hoạt động dịch vụ, giải trí đều tập trung trên hòn

đảo trung tâm này

Xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại khu vực Cảng Bến Đầm :

 Nước thải từ khu vực này ô nhiễm hữu cơ, dầu mỡ do tiếp nhận hàng trăm tàu khách, cung cấp nhiên liệu, nước đá, nước ngọt cho tàu cá mỗi ngày

 Cảng nằm xa khu vực tập trung dân cư nên không thể vận chuyển nước thải về Trung tâm Côn Sơn để xử lý

Xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại khu vực Cỏ Ống :

 Dân số và khách du lịch tập trung tại đây khoảng 10-15%

 Sự phát triển đô thị, hạ tầng trong tương lai

 Địa hình dốc, cao hơn so với khu vực trung tâm ( độ cao từ 3 -44m), bao quanh là núi và biển việc xây dựng tuyến ống vận chuyển nước thải về khu trung tâm sẽ gặp

Trang 40

nhiều khó khăn, đồng thời giảm quảng đường trung chuyển nước thải, tránh rò rĩ nước trên đường vận chuyển và mùi bốc ra trên đường đi

 Xây dựng nhà máy xử lý nước thải : Việc lựa chọn vị trí xây dựng khu xử lý nước thải

cần quan tâm đến các tiêu chí sau :

 Xây dựng nhà máy xử lý đảm bảo nhu cầu sử dụng theo quy mô dân số và khách du lịch

 Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý có lưu lượng ổn định và đủ lớn

 Không quá xa nguồn tiếp nhận nhằm giảm mùi, giảm những tác động thấp nhất đến dân cư xung quanh

 Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN 6772 -2000

 Tạo mỹ quan công nghiệp trong quá trình thi công và vận hành

 Xây dựng hệ thống thu gom nước thải :

 Xây dựng tuyến ống thoát nước, hố ga, mương dẫn nước thải trên tuyến đường chính từ khu sân bay Cỏ Ống đến tuyến đường Tây Bắc, các tuyến ống nước phụ dẫn nước thải từ các khu dân cư , trường học khách sạn đến trạm xử lý nước tập trung

 Chú ý tuyến ống thoát nước , tránh rò rĩ nước thải trên đường ống vận chuyển gây ô nhiễm nguồn nước ngầm

Hiện tại huyện Côn Đảo đang trong giai đoạn thành lập dự án xây dựng nhà máy

xử lý nước thải

4.2.2 Định hướng khai thác nguồn nước ngầm:

Nước sinh hoạt từ Côn Đảo được cung cấp chính từ các giếng khoan.Tổng lượng nước khai thác từ các giếng khoan của Côn Đảo tùy theo mùa, theo Trạm Điện - Nước khoảng từ 1200- 2000 m3/ngày (năm 2005) và 2000- 2500 m3/ngày (năm 2007) cung cấp cho cả 3 khu: Trung tâm thung lũng Côn Sơn, Cỏ Ống và Bến Đầm Trong tương lai trữ lượng khai thác nước sẽ gia tăng Việc khai thác sử dụng nước định hướng như sau:

 Thiết lập các bãi giếng khai thác mới nâng cao công suất khai thác tránh lãng phí

 Tại thung lũng Cỏ Ống : tạo các giếng khoan mới để không phải truyền tải từ

Côn Sơn sang Khai thác nước ở thung lũng Cỏ Ống sẽ đủ đáp ứng cho khu sân bay và các nhu cầu khác

 Tại thung lũng Côn Sơn : huyện đang thiết lập các giếng khoan dọc đường Nguyễn Văn Linh

 Thiết lập các giếng khoan mới cần lưu ý chọn vị trí có nền địa hình cao, không

có dân sinh sống, nước quan trắc có chất lượng tốt, chưa bị ô nhiễm, gần các hồ chứa nước để duy trì áp lực cho nước ngầm.Giếng khai thác phải cách bờ biển 500m, khoảng cách giữa 2 giếng tối thiểu 250 để đảm bảo không hạ thấp so với mực nước cho phép

 Kết hợp khai thác giữa nước ngầm và nước mặt trong các hồ vào mùa mưa nhằm

hạn chế lượng nước dư chảy ra biển Nguồn nước mặt được bơm dẫn lên khu xử lý tập trung tại Trạm điện nước Côn Đảo Trong các tháng mùa mưa là thời gian bảo dưỡng các trạm khai

Ngày đăng: 15/06/2018, 22:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w