Bài tậpvềMắtBài 1: Một mắt cận về già có OV v =100cm; OC c =45cm a) Muốn mắt nhìn rõ các vật ở vô cực mà không cần điều tiêt thì phải đeo kính có độ tụ là bao nhiêu. b) Để có thể dùng kính trên để đọc sách nghười ta ghép thêm một thấu kính sao cho nhìn qua hệ thấu kính này có điểm cực cận cách mắt 20cm.Tính tiêu cự của thấu kính ghép thêm Bài 2: Một người mắt cận thị có điểm cực cận cách mắt 15cm,khoảng nhìn rõ là 35cm. a) Người ấy muốn cho điểm nhìn rõ gần nhất cách mắt 25cm thì phải đeo sát mắt một thấu kính có độ tụ là bao nhiêu.Khi đeo kính này điểm xa nhất mà mắt người ấy còn nhìn thấy rõ cách mắt bao nhiêu?\ b) Người ấy muốn nhìn xa ở vô cực mà không cần điều tiết thì phải đeo sát mắt một thấu kính có độ tụ là bao nhiêu? Bài 3 : Một người đứng tuổi có khả năng nhìn rõ những vật ở xa. Để nhìn rõ những vật ở gần nhất cách mắt 27cm thì phải đeo kính có độ tụ +2,5dp.Kính cách mắt 2cm. a) Nếu đưa kính vào sát mắt thì người ấy nhìn rõ những vật nằm trong khoảng nào trước mắt? b) Kính vẫn đeo cách mắt 2cm.Tính số bội giác của ảnh khi người ấy nhìn một vật ở xa mắt nhất Bài 4: Một học sinh do thường xuyên đặt sách cách gần mắt 11cm khi đọc sách nên sau một thời gian học sinh đó không còn nhìn rõ những vật cách mắt mình lớn hơn 101cm. a) Mắt học sinh đó bị mắc tật gì? Có mấy cách khắc phục tật đó? b) Xác định khoảng có thể nhìn thấy rõ của mắt nếu học sinh đó đeo kính để cho mắt lại có thể nhìn thấy vật ở xa vô cực. Kính đeo cách mắt 1cm. Bài 5: Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ cách mắt từ 20 cm đến vô cùng. Võng mạc cách thủy tinh thể 16mm. Hỏi độ tụ của mắt người đó biết thiên trong khoảng nào? Bài 6: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ cách mắt từ 10cm đến 1m. a) Người này phải mang kính số mấy sát mắt để nhìn được vật ở xa? b)Khi mang kính rồi thì nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? Bài 7: Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50cm. Hỏi người này phải mang kính số mấy sát mắt sát mắt để đọc được trang sách gần nhất cách mắt 20cm khi điều tiết tối đa? Bài 8: Một người mắt tốt có điểm cực cận cách mắt 20cm mang một kính viễn có độ tụ 1Dp sát mắt thì sẽ nhìn được vật trong khoảng nào? Bài 9 Một người phải đeo sát mắt một thấu kính có độ tụ D = -2dp mới nhìn rõ được các vật cách mắt từ 50/3cm (≈ 16,7cm) đến vô cực. a) Xác định giới hạn nhìn rõ của mắt người ấy khi không đeo kính. ∗b) Nếu người ấy thay kính nói trên bằng thấu kính có độ tụ -1dp thì sẽ nhìn rõ được các vật trong khoảng nào trước mắt ? Bài 10: ) Một người viễn thị nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 40cm. a) Tính độ tụ của kính phải đeo để có thể nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm. Kính đeo sát mắt. b) Nếu người ấy đeo một kính có độ tụ +1điốp thì sẽ nhìn được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu Bai 11: Một mắt cận thị về già chỉ nhìn rõ được các vật nằm cách mắt trong khoảng từ 40cm đến 80cm. a) Để nhìn rõ vật ở xa cần đeo kính số mấy (Kính đeo sát mắt) ? Khi đó điểm nhìn rõ gần nhất qua kính cách mắt bao nhiêu ? b) Để đọc sách cách mắt 25cm cần đeo kính số mấy (Kính đeo sát mắt) ? Khi đó điểm nhìn rõ xa nhất cách mắt bao nhiêu ? c) Để khi đọc sách khỏi phải lấy kính cận ra thì phải dán thêm một tròng nữa. Hỏi kính dán thêm có độ tụ bằng bao nhiêu ? Bai 12: ) Một người đứng tuổi nhìn rõ được các vật ở xa khi mắt không điều tiết. Muốn nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 27cm thì phải đeo kính +2,5dp cách mắt 2cm. a) Xác định các điểm C C và C V của mắt. b) Nếu đeo kính sát mắt thì có thể nhìn rõ các vật ở trong khoảng nào? 13) Một người mắt cận thị có điểm cực cận cách mắt 10cm. Độ biến thiên độ tụ của thể thủy tinh khi điều tiết tối đa và khi không điều tiết là 9 điốp. Xác định khoảng cách từ điểm cực viễn đến mắt người này. ĐS : 1m. 14) Mắt của một người có điểm cực viễn C V cách mắt 50cm ở phía trước. a) Mắt người này bị tật gì ? b) Muốn nhìn thấy một vật ở vô cực mà không cần điều tiết người đó phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu ? (kính đeo sát mắt). c) Điểm C C cách mắt 10cm. Khi đeo kính mắt nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu ? (kính sát mắt). ĐS : a) C V thật, cách mắt hữu hạn ⇒ mắt cận thị ; b) D = - 2dp ; c) OC Cm = 12,5cm. 15) Một người cận thị phải đeo kính có độ tụ -4 dp mới nhìn rõ các vật ở xa vô cùng. Khi đeo kính, người đó chỉ đọc được trang sách cách mắt ít nhất là 25cm (kính sát mắt). Xác định giới hạn nhìn rõ của mắt người cận thị này. ĐS : OC V = 25cm ; OC C = 12,5cm ; C C C V = 12,5cm. 16) Một người cận thị lúc già chỉ nhìn rõ được các vật nằm cách mắt trong khoảng từ 30cm đến 40cm. a) Tính độ tụ của kính phải đeo sát mắt để có thể nhìn rõ vật ở vô cực mà không phải điều tiết. Khi đeo kính này thì điểm nhìn rõ gần nhất cách mắt bao nhiêu ? b) Tính độ tụ của kính phải đeo để có thể nhìn rõ hàng chữ đặt gần nhất cách mắt 25cm. c) Để khi đọc sách khỏi phải lấy kính cận ra thì phải dán thêm một tròng nữa. Hỏi kính dán thêm có độ tụ bằng bao nhiêu ? ĐS : a) D 1 = -2,5 điốp ; OC Cm = 1,2m ; b) D 2 = 2/3 điốp ≈ 0,67 điốp ; c) D 3 = 3,17 điốp. 17) Một học sinh bị cận thị có điểm cực cận cách mắt 12cm và điểm cực viễn cách mắt 52cm. Tính độ tụ của kính mà học sinh này cần phải đeo để nhìn rõ vật ở xa vô cùng mà không điều tiết. Xác định giới hạn nhìn rõ của học sinh này sau khi đeo kính. Biết rằng kính đeo cách mắt 2cm ĐS : D = - 2 dp ; Giới hạn nhìn rõ qua kính cách mắt từ 14,5cm đến vô cực. 18) Một người khi đeo kính có độ tụ D = 2,5dp (điốp) thì nhìn rõ được ảnh của vật đặt cách mắt gần nhất 26cm và xa nhất 42cm. Xác định khoảng nhìn rõ của người đó khi không đeo kính. Cho biết kính cách mắt 2cm. ĐS : OC C = 62cm ; OC V = ∞. 19) Một người đeo kính có độ tụ D 1 = +1điốp có thể nhìn thấy rõ các vật cách mắt từ 7 100 cm đến 25cm. a) Mắt bị tật gì ? Để sửa tật này người ấy phải đeo kính có độ tụ D 2 bằng bao nhiêu ? b) Khi đeo kính có độ tụ D 2 , người ấy thấy rõ các vật gần nhất cách mắt bao nhiêu ? (Kính đeo sát mắt). ĐS : a) OC C = 6 1 m, OC V = 3 1 m ; Tật cận thị ; D 2 = -3điốp ; b) 3 1 m. ∗∗∗∗∗∗∗ Cho một hệ gồm hai thấu kính được đặt đồng trục liên tiếp nhau: thấu kính hội tụ L 1 , tiêu cự 30 cm và thấu kính phân kỳ L 2 tiêu cự 10 cm. Khoảng cách giữa hai thấu kính là a . Một vật AB = 1,5 cm được đặt vng góc với quang trục của hệ, trước L 1 và cách L 1 là 45 cm. 1) Với a = 120 cm. a) Xác định ảnh A 1 B 1 của AB cho bởi thấu kính L 1 . b) Xác định ảnh A 2 B 2 của AB cho bởi hệ hai thấu kính. 2) Phải điều chỉnh khoảng cách a như thế nào để ảnh của AB cho bởi hệ thấu kính là ảnh thật. Bài 1 : Cho một lăng kính có góc chiết quang A = 60 0 và chiết suất n = 2 đặt trong không khí. Chiếu một tia sáng đơn sắc, nằm trong tiết diện thẳng của lăng kính, vào mặt bên của lăng kính với góc tới 45 0 . a. Tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính? b. Nếu tăng hoặc giảm góc tới vài độ thì góc lệch thay đổi như thế nào? Tại sao? Bài 2: Đặt vật sáng AB cao 2 cm vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = 5 điôp và cách thấu kính 30 cm. Hãy xác đònh vò trí, tính chất và chiều cao của ảnh A’B’ cho bởi thấu kính trên? Bài 1: (5 điểm) Một con bói cá ''bay đứng'' phía trên một cái ao cách mặt nước 1,2 m và rình theo phương pháp tuyến của mặt nước. Nó chợt thấy một con cá ở ngay dưới chân nó, cách nó 1,6 m. Hỏi: a) Để bắt được con cá, thì con bói cá phải lao sâu xuống dưới mặt nước bao nhiêu? b) Đúng lúc con bói cá lao xuống , con cá cũng chợt trơng thấy con bói cá. Hỏi: 1) Con cá trơng thấy con bói cá cách nó bao nhiêu? 2) Để tránh cú vồ mồi của con bói cá, con cá nên bơi theo hướng nào, hay lặn sâu xuống? (Cho biết chiết suất của nước n = 4/3) . đeo một kính có độ tụ +1điốp thì sẽ nhìn được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu Bai 11: Một mắt cận thị về già chỉ nhìn rõ được các vật nằm cách mắt trong khoảng. thì phải dán thêm một tròng nữa. Hỏi kính dán thêm có độ tụ bằng bao nhiêu ? Bai 12: ) Một người đứng tuổi nhìn rõ được các vật ở xa khi mắt không điều tiết.