1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Truyện Xuân Diệu Tổng Hợp Bản cáo trạng cuối cùng trong truyện kiều

11 181 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 71,5 KB

Nội dung

Bản cáo trạng cuối cùng trong Truyện Kiều Xuân Diệu LTS. Bài viết sau đây của Xuân Diệu là một trong những văn bản then chốt của lịch sử tiếp nhận và nghiên cứu Truyện Kiều. Được công bố vào năm 1965 nhân dịp kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du, với cách “giải mã” phần kết thúc tưởng chừng có hậu của Truyện Kiều như một “bản cáo trạng cuối cùng”, bài viết này đã mở ra một hướng nhìn mới, gây ảnh hưởng lớn đến các tác giả nghiên cứu Truyện Kiều ở các giai đoạn sau đó như Lê Đình Kỵ, Nguyễn Lộc, Đặng Thanh Lê v.v. Trong bài “Ý niệm đoàn viên trong Truyện Kiều” vừa công bố mới đây, tác giả Thái Kim Lan đã đánh giá lại các quan điểm nghiên cứu trong quá khứ về phần kết thúc của Truyện Kiều, đặc biệt đã đề cập một cách chi tiết đến bài của Xuân Diệu, và đưa ra một cách kiến giải khác từ giác độ triết lý Phật giáo. Để giúp bạn đọc có điều kiện tìm hiểu kỹ các lập luận của Xuân Diệu, chúng tôi đăng lại dưới đây toàn văn bài viết của ông. talawas Không ít người cho rằng đoạn Kim Kiều tái hợp là gượng gạo. Cũng có ý kiến cho rằng cứ để Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường xong thì cũng là kết thúc Truyện Kiều ở đấy, chẳng cần phải viết thêm những đoạn về sau. Theo tôi, các nhân vật sống hay chết không phải hoàn toàn do tác giả cầm quyền sinh sát ở tay, mà do sức nội tại, thế nội tại của nhân vật và sự việc, do tương quan và mâu thuẫn trong xã hội v.v. Mặt khác, cũng không nên coi thường cái nguyện vọng chính đáng của đại chúng muốn thấy công được thưởng, tội bị trừng; người hiền, người tốt cuối cùng thắng bọn xấu, bọn ác, dù là dưới chế độ phong kiến. Cái gượng gạo, theo tôi, nó nằm chính cống keo đặc lại ở đoạn này: Một nhà phúc lộc gồm hai, Nghìn năm dằng dặc, quan giai lần lần. Thừa gia chẳng hết nàng Vân, Một cây cù mộc, một sân quế hòe. Phong lưu phú quý ai bì, Vườn xuân một cửa, để bia muôn đời. Đây là cái văn của đối liễn chúc tụng nhau, sáo một trăm phần trăm. Tôi thiết nghĩ Nguyễn Du chẳng lý thú gì khi viết những câu này. Nguyễn Du là người đã viết: Phong trần mài một lưỡi gươm, Những phường giá áo túi cơm sá gì là người đã viết: Áo xiêm ràng buộc lẫn nhau, Vào luồn ra cúi công hầu mà chi Nguyễn Du đã từng khinh bỉ Tô Tần đâm dùi vào vế để cố học, là cốt mưu quyền lợi riêng; Nguyễn Du chẳng phải quý trọng gì cái thứ làm quan “phúc lộc thọ”, cái thứ nghìn năm dằng dặc vinh hoa, cái thứ tuần tự nhi tiến, bước lên từng bậc một từ quan bé lên quan lớn, một cây cù mộc, con cái đề huề, “phong lưu phú quý ai bì”, thật là một thứ thoả mãn rất “buốc – gioa” (tư sản) ở trong xã hội phong kiến. Dường như cây bút của Nguyễn Du đến đó cái thế chẳng lẽ lại không viết như vậy, là vì gia đình nhà Kim Trọng đáng vui sướng kia mà Nhưng viết lấy lệ, theo thói tục thông thường trong giai cấp phong kiến ước mong cho mình và chúc tụng cho nhau. Đúng đấy, gượng gạo. Mặt khác, cái việc Thuý Kiều tái ngộ Kim Trọng rồi thực chất ở vậy làm bạn cầm cờ của Kim Trọng, việc ấy nếu không phải là gượng gạo thì cũng bất ổn, thì cũng chẳng phải là tự nhiên. Nhưng ta thử nghĩ xem: Tác giả còn có cách nào khác? Tác giả (thực tế là Thanh Tâm tài nhân và Nguyễn Du) đã không để cho Kiều chết ở sông Tiền Đường, chết như vậy thì toàn thể người đọc trong xã hội về trước ở Trung Quốc và Việt Nam không chấp nhận – Kiều phải cần sống, mà đã phải sống thì phải gặp lại cha mẹ, chàng Kim và hai em. Gặp lại Kim Trọng thì thế nào? Chỗ này chúng ta phải khen Thanh Tâm tài nhân đã giải quyết như ta thấy trong cốt truyện mà Nguyễn Du dùng: “Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ”. Nhưng ta lại phải muôn vàn khen Nguyễn Du: trên cốt nguyên truyện, Nguyễn Du đã sáng tạo thêm rất lớn, đã làm thành bản cáo trạng cuối cùng của Truyện Kiều, nằm ngay trong lúc vui vẻ nhất, Kim Kiều tái hợp. Nguyễn Du không bằng lòng nói vài nét như Thanh Tâm tài nhân, mà mỗi đoạn, Nguyễn Du đem trái tim nghệ sĩ lớn, đau đớn xót xa da diết, mỗi lời là mỗi thương yêu Thuý Kiều, thương yêu số phận con người trong Thuý Kiều. Thanh Tâm tài nhân: “Vương ông liền bảo người gọi kiệu đến, để đưa Thuý Kiều về nhà trọ. Vương bà nói: Hãy khoan Con nó mặc toàn đồ nhà chùa, sợ làm cho người ta ngờ vực. – Liền bảo Thuý Vân đưa áo quần mang theo cho Thuý Kiều thay”. Chỗ này, Nguyễn Du viết cũng tương tự như thế: Vương ông dạy rước cùng về một nơi. Thanh Tâm tài nhân: “Nhưng Thuý Kiều vội từ chối nói: Thưa cha mẹ. Con trải nhiều cảnh khổ, ngày nay được gặp cha mẹ, đã là may mắn muôn phần, nhưng thân này bây giờ là người ngoài vòng thế tục, chỉ nên theo hầu sư huynh ở đây tu hành là đủ”. Trái tim Nguyễn Du không bằng lòng chỉ có chừng ấy, mà mỗi ý run bần bật lên, trong mỗi lời là có mười lăm năm đau khổ; trong cả chương Kim Kiều tái hợp, trong lời, ngoài lời, đâu đâu cũng có cái khối đau đớn mười lăm năm ấy: Nàng rằng: “Chút phận hoa rơi, Nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay. Tính rằng mặt nước chân mây, Lòng nào còn tưởng có rày nữa không? Được rày tái thế tương phùng, Khát khao đã thoả tấm lòng bấy nay. Nguyên truyện chỉ nói: “Thân này bây giờ đã là người ngoài vòng thế tục” mà Nguyễn Du nói (tiếp theo): Đã đem mình bỏ am mây, Tuổi này gửi với cỏ cây cũng vừa, Mùi thiền đã bén muối dưa, Màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng. Sự đời đã tắt lửa lòng, Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi Dở dang nào có hay gì? Đã tu, tu trót, qua thì, thì thôi…” Rõ ràng là Nguyễn Du không những đã để trái tim mình vào trong nhân vật, mà Nguyễn Du chính là nhân vật; Nguyễn Du tự nói nỗi đau khổ, nỗi giày vò của mình qua Thuý Kiều, thì mới có một giọng thơ như thế. Tản Đà viết: “Cũng vì văn chương bởi tâm sự như thế, cho nên như có một sức thiêng liêng khiến cho người ta dễ cảm động, ấy quyển Kiều mà hay, chỗ gốc thực ở đó, mà văn tài của tác giả lại là phần thứ hai”. Tản Đà để văn tài xuống thứ hai để chữ tâm lên thứ nhất, là chí lý; đó cũng là một chỗ sâu sắc của Tản Đà. Ngay lời đầu tiên khi gặp nhau như chết sống lại, Kiều đã cho thấy rằng đời mình tan nát, lòng mình tan nát, bản cáo trạng cuối cùng trong Truyện Kiều bắt đầu. Đã tu – tu trót – qua thì – thì thôi. Nguyễn Du đã sử dụng triệt để cuộc đoàn viên để tính sổ một lần cuối cùng. Bản cáo trạng bất ngờ thật ra nằm rõ mồn một trong chương đoàn viên này Tại ta đọc nhiều lần mà vẫn vô ý, nên không thấy hết. Nguyễn Du không đọc cáo trạng bằng thuyết lý, bình luận, mà đưa ra một cáo trạng bằng xương thịt, bằng máu của tâm hồn: Đây là nạn nhân còn sống sót của mười lăm năm chúng bay Trong tiệc hoa đoàn viên vui vầy, Thuý Vân uống chén rượu tàng tàng dở say, đứng lên đặt vấn đề Thuý Kiều nên thành hôn với Kim Trọng… “Bây giờ gương vỡ lại lành”… Lời lẽ Thuý Vân dừng lại ở hai câu của Nguyễn Du: “…Quả mai ba, bảy đang vừa, Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì”. “Quả mai ba, bảy” là lấy ý trong thơ “Xiếu mai” (Kinh Thi) nói quả mơ ở trên cành còn bảy quả, ba quả, là tiết cuối xuân, tuy là kỳ hôn giá có muộn, mà lấy nhau cũng vừa . Tản Đà lại khen: “Câu này ngẫm thật buồn cười như cô Kiều lúc đó còn có thể nói “đào non”, thời tác giả thật cũng tài tình vậy”. Thật là học trò biết khen thầy. Tài tình thật đi chứ Nguyễn Du rút Thuý Kiều từ trong trái tim mình ra, không yêu mến sao được Kiều ba mươi tuổi vẫn là “đào non”, sau đây, Nguyễn Du mới giải thích bởi vì: “Hoa tàn mà lại thêm tươi Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa”. Kiều tưởng rời nơi tu hành về nhà là về nhà, không ngờ cuộc đời lại đòi hỏi nàng một mức nữa, qua lời Thuý Vân. Ôi cái con em gái “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” kia, mày phúc hậu lắm, mày đâu có biết ý tứ gì. Sao em đã khêu vết thương tưởng đã lành của chị: Dứt lời nàng vội gạt đi: “Sự muộn năm cũ, kể chi bây giờ? Một lời tuy có ước xưa, Xét mình dãi gió dầm mưa đã nhiều. Nói càng hổ thẹn trăm chiều, Thà cho ngọn nước thuỷ triều chảy xuôi” Nhưng Thuý Kiều có gạt đi cũng không được nữa. Kim Trọng đã bắt lấy lời Thuý Vân. Theo tôi, tất cả cái giá trị của Kim Trọng là lời nói chí tình ở phía sau, mà tôi dẫn trước lên đây: Bấy lâu đáy biển mò kim, Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa Bấy lâu anh lặn lội tìm em, là vì yêu em, nhớ em, chứ đâu có phải vì… chuyện ấy: Chàng rằng: “Nói cũng lạ đời Dẫu lòng kia vậy, còn lời ấy sao? (…) Duyên kia, có phụ chi tình. Mà toan chia gánh chung tình làm hai?” Kim Trọng không biết nói gì hơn là nhắc lại lời thề, sống chết với lời thề ấy và dùng cách trách yêu. Kiều bấy giờ mới nói đến cái thân thể của mình, trong đó có cái thân của mình rất là quan trọng. Nguyễn Du cho Kiều nói đến chữ “Trinh”, đặng sau đó mượn lời Kim Trọng nói đến một điều làm hả dạ hả lòng người đọc, chiêu tuyết cho Kiều: Như nàng lấy Hiếu làm Trinh, Bụi nào cho đục được mình ấy vay Trong lời nói của Kiều là gì, nếu không phải là bản cáo trạng xã hội, do chính nạn nhân lập nên? Trong quyển truyện, đã bao lần Kiều trách phận thương thân, ví dụ khi phải làm đĩ lần thứ nhất: “Mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”; nhưng đến đây, nhớ lại cả mười lăm năm luân lạc, Kiều như đã nát hết cả tấm thân; lúc tái hợp này rõ ràng là khi Nguyễn Du uất ức lên cao độ nhất. ...Thiếp từ ngộ biến đến giờ, Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa; Bấy chầy gió táp mưa sa Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn Còn chi là cái hồng nhan? Đã xong thân thế còn toan nỗi nào?” Ta thử đọc lại đoạn này mà vận vào thân, xem thử có tủi nhục đến tận trong xương thịt mình hay không? – giày vò đến thế thì đến bao nhiêu thân cũng phải nát, huống chi là một cái thân em “Đã xong thân thế, còn toan nỗi nào?”. Câu thơ hành văn bỏ lửng: “Cái thân thế của em đã xong hay chưa, còn muốn gì nữa hở anh?” Nỗi ê chề tủi cực theo mạch văn còn tiếp: “Nghĩ mình, chẳng hổ mình sao? Dám đem trần cấu dự vào bố kinh Đã hay chàng nặng vì tình, Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm ru Từ rày khép cửa phòng thu Chẳng tu thì cũng như tu mới là Chàng dù nghĩ đến tình xa, Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ. Nói chi kết tóc xe tơ, Đã buồn cả ruột, mà dơ cả đời” Kiều lại nhắc lại sự đi tu, vì nạn nhân ê chề quá; sự từ chối ở hai câu cuối vẫn là cái giọng tố cáo của một nạn nhân. Tác giả, trong lời Kiều, đã mượn hình tượng “hoa thơm phong nhị, trăng vòng tròn gương”, “mấy trăng cũng khuyết, mấy hoa cũng tàn”, dùng lời Kim, tác giả cãi lại: “Tan sương đầu ngõ” để thấy hoa, “vén mây giữa trời” để tỏ trăng, và “Hoa tàn mà lại… trăng tàn mà lại” (trên tôi đã dẫn). Đó chẳng qua là một bút pháp thông thường. Như ta đã biết, Kim Trọng lập luận rằng không nên cố chấp trong việc hiểu chữ “Trinh”, đáp lại Kiều lần thứ hai này, Kim Trọng cũng lại kết ý bằng cách trách yêu, nhưng lần này tiêu hao hơn, tự tủi thân là một người bị ruồng bỏ (như Tiêu lang mất vợ): Còn điều chi nữa mà ngờ Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu? Lẽ của Kim Trọng cũng cứng, cha mẹ lại cũng quyết như thế, Kiều phải nhận lời. Nhưng tại sao lại: Cúi đầu, nàng những ngắn dài thở than? Nguyễn Du viết văn rất ý tứ, chuẩn bị cho lần thứ ba Kim Kiều đối đáp. Lễ thành hôn, và đêm động phòng: Bâng khuâng duyên mới, ngậm ngùi tình xưa. Văn hay trước hết chưa phải ở hình tượng, âm thanh, sáng kiến…là những điều quan trọng lắm lắm, mà văn hay trước hết ở cái thế, ở sự phân tích được tâm lý của hoàn cảnh. Đọc văn cũng vậy, như xem người, chưa nên lác mắt vì quần áo, trang sức, mà cho đến mặt đẹp cũng chưa đáng sợ Hãy xem vầng trán suy nghĩ gì, và hai con mắt nó là gương của tâm hồn: Những từ sen ngó đào tơ Mười lăm năm ấy bây giờ là đây Cái tâm lý của tình yêu như thế đó, yêu con sông muốn yêu từ suối, yêu con suối muốn yêu từ nguồn, đi về tận cái thuở “má hồng”. “Sen ngó đào tơ” chẳng qua là những chữ có sẵn, bảo là sáo cũng được; nhưng đặt vào đây… thương biết bao từ khi em còn non, từ lúc em cần được anh bảo vệ giữ gìn… Ấy thế mà Kim xa bắng Kiều mười lăm năm, mất biệt Kiều đi mười lăm năm. “Bây giờ là đây”, thế mới sáng bốn chữ “ngậm ngùi tình xưa” ở trên. Kiều đẹp hơn bao giờ hết và Nguyễn Du viết như là Kim Kiều yêu nhau rất tự nhiên, đầy đủ lắm: Canh khuya bức gấm rủ thao Dưới đèn tỏ dạng má đào thêm xuân Tình nhân lại gặp tình nhân Hoa xưa ong cũ, mấy phân chung tình Nhưng đâu có hoàn toàn như thế. Nàng Kiều của Nguyễn Du lại đặt vấn đề trở lại một lần nữa và lần này là quyết liệt. Và lần này bản cáo trạng cuối cùng lại cất tiếng của nạn nhân lên. Ba mươi tuổi chính là lúc người đàn bà đầy đặn trong tình yêu, sinh đẻ những đứa con đẹp đẽ khỏe mạnh nhất; ở ba mươi tuổi ấy, nàng Kiều mang mãi trong mình một vết thương đau. Nàng Kiều không thể bước qua được tâm hồn của mình, nó rất thanh tú, tư cách của mình, nó rất tự trọng. “Chữ Trinh còn một chút này”. “Trinh” đây không còn chỉ là cái nghĩa vật chất, “Trinh” đây vốn do sự tế nhị, sự sòng phẳng của tâm hồn. Một lần, ở Hồng Gai tôi nói đùa với những người thợ mỏ: “Ví dụ như các đồng chí đi làm từ dưới hầm mỏ về, chưa kịp tắm rửa, không nỡ hôn vợ, sợ lây bụi bậm sang người yêu. Đó là vật chất. Còn đây lại còn có nghĩa cao hơn nữa”. Tôi lại ví von: Ví dụ như con để dành hồng cho bố, vợ để dành hồng cho chồng. Thiếu cẩn thận, không may “hồng ngâm chuột vọc, mình ngọc trâu vầy”, chẳng lẽ đưa quả hồng chuột ăn dở cho bố, cho chồng ăn nốt hay sao? Em trọng anh, em trọng em Em còn một chút đó là trọng anh, em còn một chút đó là tự trọng. – Nghĩ như vậy, ta sẽ thương Kiều đến thấy tê ở dưới chân tóc và mỗi lời nói của Kiều hoá ra vang vang đau xót, ức lắm lâm ly. Đọc kỹ lại mà xem, lần trước, nàng chỉ xót xa, lần này trong đêm động phòng nàng uất ức gay gắt: Nàng rằng: «Phận thiếp đã đành. Có làm chi nữa cái mình bỏ đi Nghĩ chàng nghĩa cũ tình ghi, Chiều lòng gọi có xướng tuỳ mảy may. Riêng lòng đã thẹn lắm thay Cũng đà mặt dạn mày dày khó coi ». Bản cáo trạng Nguyễn Du viết đến đây không thể bình tĩnh được nữa, mà trong thơ văn có cái gì xỉa xói – xỉa xói cái xã hội tàn ác, nó là tội phạm: Những như âu yếm vành ngoài, Còn toan mở mặt với người cho qua. Nàng như lay Kim Trọng mà hỏi: Lại như những thói người ta, Vớt hương dưới đất, bẻ hoa cuối mùa Khéo là dơ duốc bày trò, Còn tình đâu nữa, là thù đấy thôi Người yêu ta xấu với người Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau Nếu nói chuyện nối dõi tông đường: Cửa nhà dù tính về sau Thì thà em đó, lọ cầu chị đây? Chữ Trinh còn một chút này Chẳng cầm cho vững, lại dày cho tan. Còn nhiều ân ái chan chan, Hay gì vầy cái hoa tàn mà chơi Yêu nhau cách ấy chính là thù nhau gay gắt vô cùng; đến câu sau cùng vẫn còn gay gắt. Lời Kiều dùng một lối văn thắt buộc: “gọi đó, có chiều lòng, riêng lòng, cũng đà, dù tính, thì đà…”. Những từ dùng để cãi cọ: “còn toan, những như, lại như, khéo là, đâu nữa, đấy thôi, hay gì…”. Nếu không phải là tố cáo xã hội, thì sao Nguyễn Du lại viết hơi văn ấy? Tiếp theo lời Kiều, đoạn sau đây là hay nhất của lời Kim Trọng; chí tính, chí nghĩa, có thuỷ có chung: Chàng rằng: “Gắn bó một lời Bỗng không cá nước chim trời lỡ nhau. Xót người lưu lạc bấy lâu, Tưởng thề thốt nặng cũng đau đớn nhiều Thương nhau sinh tử đã liều, Gặp nhau còn chút bấy nhiêu là tình”. Trong lời chàng Kim, Nguyễn Du nói rất trang nhã, nhưng cứ nói: Chừng xuân tơ liễu còn xanh Nghĩ sao cho thoát khỏi vành ái ân. Câu thơ tám chữ, có bản cũng chép: “Nghĩ rằng chưa thoát khỏi vành ái ân”. Trước đây, trong mười mấy năm, tôi nhiều lần đọc Kiều đến đoạn này, vẫn cứ lướt qua, không hiểu gì sất Mấy năm gần đây, đọc kỹ lại, thấy rõ mồn một. Tôi thích lấy câu “Nghĩ sao”, theo tôi hay hơn câu “Nghĩ rằng” lộ liễu, hở hương. Nhưng trước, tôi lại hiểu chủ từ của “nghĩ” là Thuý Kiều, và hiểu là: “Em nghĩ làm thế nào cho thoát khỏi vành ái ân”, thành ra rối lung tung, không mò ra được nghĩa làm sao. Nay tôi thấy rõ: “nghĩ” đây là Kim Trọng nghĩ, và Kim Trọng nghĩ rằng: Nghĩ: “Sao cho thoát khỏi vòng ái ân” Anh thấy em hãy còn trẻ lắm (tơ liễu còn xanh) nên anh cứ nghĩ: em đang chừng xuân như thế, thì em thoát sao cho khỏi sự đòi hỏi ân ái. Có phải là Nguyễn Du hiện thực hay không? Và như thế là sâu sắc: Gương trong chẳng chút bụi trần Một lời quyết hẳn, muôn phần kính thêm. Nay em nói rõ như thế, em không màng ân ái, anh càng kính trọng em (chỗ này Thanh Tâm tài nhân viết: “Kim Trọng nghe xong, bất giác kinh ngạc nói: Té ra hiền thê không phải là con gái đàn bà, mà chính là một bậc hào kiệt…” Đoạn văn đáng khen). Anh đây cũng thế: “Bấy lâu đáy biển mò kim Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa? Ai ngờ lại họp một nhà Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm” Hôm sau, Kim Trọng nói lại cho cả gia đình biết tâm sự đặc biệt của đêm qua, cái đêm Kim Kiều tái hợp. Cả nhà ai cũng lạ lùng khen lao Cho hay thục nữ chí cao Phải người sớm mận tối đào như ai?” Cảm ơn Nguyễn Du biết thương người, biết vì nể gượng nhẹ cho những trái tim, nên cố đem tài mình tả tình yêu của hai người ấy. Tuy nhiên, người ta vẫn cứ phải nghĩ một thực tế: Như vậy nàng Kiều ba mươi tuổi sẽ sống như thế nào, thực chất là không chồng không con cho đến hết đời… Và, mỗi lần đọc tới đây, chúng ta không thể không căm giận cái xã hội phong kiễn suy tàn tàn ác, mỗi lần đọc tới những lời Kiều nói, ba đợt, trong cuộc đoàn viên, chúng ta lại xót xa tức tối không chịu nổi, mặc dù chúng ta vẫn cần phải nghiêm khắc phê phán tư tưởng định mệnh đã làm cho tác giả có một thái độ tiêu cực trong việc giải quyết bản cáo trạng cuối cùng này. Trong dịp kỷ niệm 200 năm nhà thơ Nguyễn Du, thiên tài văn học của dân tộc, ta hãy đem cái bản cáo trạng cuối cùng ở trong Truyện Kiều ấy mà đổ lên đầu tất cả những xã hội bóc lột áp bức, và tuyên bố: Chúng ta là kẻ tử thù của những xã hội ấy. Trước mắt, nó hãy còn ở trong những vùng Mỹ tạm chiếm tại miền Nam nước ta Trên đầu lưỡi lê, mũi chông, trong súng đạn của anh du kích và anh giải phóng quân miền Nam đang tiến tới diệt hàng dãy đồn địch, trong viên đạn súng trường và súng cao xạ của dân quân và bộ đội miền Bắc bắn rơi gần 600 máy bay Mỹ, chúng ta thấy có cái phần đóng góp căm giận của Nguyễn Du. Nguồn: Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du (17651965), In lần thứ hai, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1971, đã đăng báo Văn nghệ số 135, 26.11.1965 ______________________

Bản cáo trạng cuối Truyện Kiều Xuân Diệu LTS Bài viết sau Xuân Diệu văn then chốt lịch sử tiếp nhận nghiên cứu Truyện Kiều Được công bố vào năm 1965 kỉ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du, với cách “giải mã” phần kết thúc tưởng chừng có hậu Truyện Kiều “bản cáo trạng cuối cùng”, viết mở hướng nhìn mới, gây ảnh hưởng lớn đến tác giả nghiên cứu Truyện Kiều giai đoạn sau Lê Đình Kỵ, Nguyễn Lộc, Đặng Thanh Lê v.v Trong “Ý niệm đoàn viên Truyện Kiều” vừa công bố đây, tác giả Thái Kim Lan đánh giá lại quan điểm nghiên cứu khứ phần kết thúc Truyện Kiều, đặc biệt đề cập cách chi tiết đến Xuân Diệu, đưa cách kiến giải khác từ giác độ triết lý Phật giáo Để giúp bạn đọc có điều kiện tìm hiểu kỹ lập luận Xuân Diệu, đăng lại tồn văn viết ơng talawas *** Khơng người cho đoạn Kim Kiều tái hợp gượng gạo Cũng có ý kiến cho để Kiều trẫm sơng Tiền Đường xong kết thúc Truyện Kiều đấy, chẳng cần phải viết thêm đoạn sau Theo tôi, nhân vật sống hay chết khơng phải hồn tồn tác giả cầm quyền sinh sát tay, mà sức nội tại, nội nhân vật việc, tương quan mâu thuẫn xã hội v.v Mặt khác, không nên coi thường nguyện vọng đáng đại chúng muốn thấy cơng thưởng, tội bị trừng; người hiền, người tốt cuối thắng bọn xấu, bọn ác, dù chế độ phong kiến Cái gượng gạo, theo tơi, nằm cống keo đặc lại đoạn này: Một nhà phúc lộc gồm hai, Nghìn năm dằng dặc, quan giai lần lần Thừa gia chẳng hết nàng Vân, Một cù mộc, sân quế hòe Phong lưu phú quý bì, Vườn xn cửa, để bia mn đời Đây văn đối liễn chúc tụng nhau, sáo trăm phần trăm Tôi thiết nghĩ Nguyễn Du chẳng lý thú viết câu Nguyễn Du người viết: Phong trần mài lưỡi gươm, Những phường giá áo túi cơm sá gì! người viết: Áo xiêm ràng buộc lẫn nhau, Vào luồn cúi công hầu mà chi! Nguyễn Du khinh bỉ Tô Tần đâm dùi vào vế để cố học, cốt mưu quyền lợi riêng; Nguyễn Du quý trọng thứ làm quan “phúc lộc thọ”, thứ nghìn năm dằng dặc vinh hoa, thứ nhi tiến, bước lên bậc từ quan bé lên quan lớn, cù mộc, đề huề, “phong lưu phú quý bì”, thật thứ thoả mãn “buốc – gioa” (tư sản) xã hội phong kiến Dường bút Nguyễn Du đến lại khơng viết vậy, gia đình nhà Kim Trọng đáng vui sướng mà! Nhưng viết lấy lệ, theo thói tục thơng thường giai cấp phong kiến ước mong cho chúc tụng cho Đúng đấy, gượng gạo Mặt khác, việc Thuý Kiều tái ngộ Kim Trọng thực chất làm bạn cầm cờ Kim Trọng, việc khơng phải gượng gạo bất ổn, tự nhiên Nhưng ta thử nghĩ xem: Tác giả có cách khác? Tác giả (thực tế Thanh Tâm tài nhân Nguyễn Du) không Kiều chết sông Tiền Đường, chết tồn thể người đọc xã hội trước Trung Quốc Việt Nam không chấp nhận – Kiều phải cần sống, mà phải sống phải gặp lại cha mẹ, chàng Kim hai em Gặp lại Kim Trọng nào? Chỗ phải khen Thanh Tâm tài nhân giải ta thấy cốt truyện mà Nguyễn Du dùng: “Đem tình cầm sắt đổi cầm cờ” Nhưng ta lại phải muôn vàn khen Nguyễn Du: cốt nguyên truyện, Nguyễn Du sáng tạo thêm lớn, làm thành cáo trạng cuối Truyện Kiều, nằm lúc vui vẻ nhất, Kim Kiều tái hợp Nguyễn Du khơng lòng nói vài nét Thanh Tâm tài nhân, mà đoạn, Nguyễn Du đem trái tim nghệ sĩ lớn, đau đớn xót xa da diết, lời thương yêu Thuý Kiều, thương yêu số phận người Thuý Kiều Thanh Tâm tài nhân: “Vương ông liền bảo người gọi kiệu đến, để đưa Thuý Kiều nhà trọ Vương bà nói: - Hãy khoan! Con mặc tồn đồ nhà chùa, sợ làm cho người ta ngờ vực – Liền bảo Thuý Vân đưa áo quần mang theo cho Thuý Kiều thay” Chỗ này, Nguyễn Du viết tương tự thế: Vương ông dạy rước nơi Thanh Tâm tài nhân: “Nhưng Thuý Kiều vội từ chối nói: - Thưa cha mẹ Con trải nhiều cảnh khổ, ngày gặp cha mẹ, may mắn muôn phần, thân người ngồi vòng tục, nên theo hầu sư huynh tu hành đủ” Trái tim Nguyễn Du khơng lòng có chừng ấy, mà ý run bần bật lên, lời có mười lăm năm đau khổ; chương Kim Kiều tái hợp, lời, ngồi lời, có khối đau đớn mười lăm năm ấy: Nàng rằng: “Chút phận hoa rơi, Nửa đời nếm trải mùi đắng cay Tính mặt nước chân mây, Lòng tưởng có khơng? Được tái tương phùng, Khát khao thoả lòng Nguyên truyện nói: “Thân người ngồi vòng tục” mà Nguyễn Du nói (tiếp theo): Đã đem bỏ am mây, Tuổi gửi với cỏ vừa, Mùi thiền bén muối dưa, Màu thiền ăn mặc ưa nâu sồng Sự đời tắt lửa lòng, Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi! Dở dang có hay gì? Đã tu, tu trót, qua thì, thơi…” Rõ ràng Nguyễn Du khơng để trái tim vào nhân vật, mà Nguyễn Du nhân vật; Nguyễn Du tự nói nỗi đau khổ, nỗi giày vò qua Th Kiều, có giọng thơ Tản Đà viết: “Cũng văn chương tâm thế, có sức thiêng liêng khiến cho người ta dễ cảm động, Kiều mà hay, chỗ gốc thực đó, mà văn tài tác giả lại phần thứ hai” Tản Đà để văn tài xuống thứ hai để chữ tâm lên thứ nhất, chí lý; chỗ sâu sắc Tản Đà Ngay lời gặp chết sống lại, Kiều cho thấy đời tan nát, lòng tan nát, cáo trạng cuối Truyện Kiều bắt đầu Đã tu – tu trót – qua – thơi Nguyễn Du sử dụng triệt để đồn viên để tính sổ lần cuối Bản cáo trạng bất ngờ thật nằm rõ mồn chương đoàn viên này! Tại ta đọc nhiều lần mà vô ý, nên không thấy hết Nguyễn Du khơng đọc cáo trạng thuyết lý, bình luận, mà đưa cáo trạng xương thịt, máu tâm hồn: Đây nạn nhân sống sót mười lăm năm chúng bay! Trong tiệc hoa đoàn viên vui vầy, Thuý Vân uống chén rượu tàng tàng dở say, đứng lên đặt vấn đề Thuý Kiều nên thành hôn với Kim Trọng… “Bây gương vỡ lại lành”… Lời lẽ Thuý Vân dừng lại hai câu Nguyễn Du: “…Quả mai ba, bảy vừa, Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì” “Quả mai ba, bảy” lấy ý thơ “Xiếu mai” (Kinh Thi) nói mơ cành bảy quả, ba quả, tiết cuối xuân, kỳ hôn giá có muộn, mà lấy vừai Tản Đà lại khen: “Câu ngẫm thật buồn cườiKiều lúc nói “đào non”, thời tác giả thật tài tình vậy!” Thật học trò biết khen thầy Tài tình thật chứ! Nguyễn Du rút Th Kiều từ trái tim ra, khơng yêu mến được! Kiều ba mươi tuổi “đào non”, sau đây, Nguyễn Du giải thích vì: “Hoa tàn mà lại thêm tươi - Trăng tàn mà lại mười rằm xưa” Kiều tưởng rời nơi tu hành nhà nhà, không ngờ đời lại đòi hỏi nàng mức nữa, qua lời Th Vân Ơi em gái “khn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” kia, mày phúc hậu lắm, mày đâu có biết ý tứ Sao em khêu vết thương tưởng lành chị: Dứt lời nàng vội gạt đi: “Sự muộn năm cũ, kể chi bây giờ? Một lời có ước xưa, Xét dãi gió dầm mưa nhiều Nói hổ thẹn trăm chiều, Thà cho nước thuỷ triều chảy xuôi!” Nhưng Th Kiều có gạt khơng Kim Trọng bắt lấy lời Thuý Vân Theo tôi, tất giá trị Kim Trọng lời nói chí tình phía sau, mà tơi dẫn trước lên đây: Bấy lâu đáy biển mò kim, Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa! Bấy lâu anh lặn lội tìm em, yêu em, nhớ em, đâu có phải vì… chuyện ấy: Chàng rằng: “Nói lạ đời Dẫu lòng vậy, lời sao? (…) Dun kia, có phụ chi tình Mà toan chia gánh chung tình làm hai?” Kim Trọng khơng biết nói nhắc lại lời thề, sống chết với lời thề dùng cách trách yêu Kiều nói đến thân thể mình, có thân quan trọng Nguyễn Du cho Kiều nói đến chữ “Trinh”, đặng sau mượn lời Kim Trọng nói đến điều làm hả lòng người đọc, chiêu tuyết cho Kiều: Như nàng lấy Hiếu làm Trinh, Bụi cho đục vay!ii Trong lời nói Kiều gì, khơng phải cáo trạng xã hội, nạn nhân lập nên? Trong truyện, bao lần Kiều trách phận thương thân, ví dụ phải làm đĩ lần thứ nhất: “Mặt dày gió dạn sương - Thân bướm chán ong chường thân”; đến đây, nhớ lại mười lăm năm luân lạc, Kiều nát hết thân; lúc tái hợp rõ ràng Nguyễn Du uất ức lên cao độ .Thiếp từ ngộ biến đến giờ, Ong qua bướm lại thừa xấu xa; Bấy chầy gió táp mưa sa! Mấy trăng khuyết hoa tàn! Còn chi hồng nhan? Đã xong thân toan nỗi nào?” Ta thử đọc lại đoạn mà vận vào thân, xem thử có tủi nhục đến tận xương thịt hay khơng? – giày vò đến đến thân phải nát, chi thân em! “Đã xong thân thế, toan nỗi nào?” Câu thơ hành văn bỏ lửng: “Cái thân em xong hay chưa, muốn hở anh?” - Nỗi ê chề tủi cực theo mạch văn tiếp: “Nghĩ mình, chẳng hổ sao? Dám đem trần cấu dự vào bố kinh!iii Đã hay chàng nặng tình, Trơng hoa đèn chẳng thẹn ru! Từ khép cửa phòng thu Chẳng tu tu là! Chàng dù nghĩ đến tình xa, Đem tình cầm sắt đổi cầm cờ Nói chi kết tóc xe tơ, Đã buồn ruột, mà dơ đời!” Kiều lại nhắc lại tu, nạn nhân ê chề quá; từ chối hai câu cuối giọng tố cáo nạn nhân Tác giả, lời Kiều, mượn hình tượng “hoa thơm phong nhị, trăng vòng tròn gương”, “mấy trăng khuyết, hoa tàn”, dùng lời Kim, tác giả cãi lại: “Tan sương đầu ngõ” để thấy hoa, “vén mây trời” để tỏ trăng, “Hoa tàn mà lại… trăng tàn mà lại” (trên dẫn) Đó chẳng qua bút pháp thơng thường Như ta biết, Kim Trọng lập luận không nên cố chấp việc hiểu chữ “Trinh”, đáp lại Kiều lần thứ hai này, Kim Trọng lại kết ý cách trách yêu, lần tiêu hao hơn, tự tủi thân người bị ruồng bỏ (như Tiêu lang vợ): Còn điều chi mà ngờ Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu? Lẽ Kim Trọng cứng, cha mẹ lại thế, Kiều phải nhận lời Nhưng lại: Cúi đầu, nàng ngắn dài thở than? Nguyễn Du viết văn ý tứ, chuẩn bị cho lần thứ ba Kim Kiều đối đáp Lễ thành hôn, đêm động phòng: Bâng khng dun mới, ngậm ngùi tình xưa Văn hay trước hết chưa phải hình tượng, âm thanh, sáng kiến…là điều quan trọng lắm, mà văn hay trước hết thế, phân tích tâm lý hoàn cảnh Đọc văn vậy, xem người, chưa nên lác mắt quần áo, trang sức, mà mặt đẹp chưa đáng sợ! Hãy xem vầng trán suy nghĩ gì, hai mắt gương tâm hồn: Những từ sen ngó đào tơ Mười lăm năm đây! Cái tâm lý tình yêu đó, u sơng muốn u từ suối, u suối muốn yêu từ nguồn, tận thuở “má hồng” “Sen ngó đào tơ” chẳng qua chữ có sẵn, bảo sáo được; đặt vào đây… thương từ em non, từ lúc em cần anh bảo vệ giữ gìn… Ấy mà Kim xa bắng Kiều mười lăm năm, biệt Kiều mười lăm năm “Bây đây”, sáng bốn chữ “ngậm ngùi tình xưa” Kiều đẹp hết Nguyễn Du viết Kim Kiều yêu tự nhiên, đầy đủ lắm: Canh khuya gấm rủ thao Dưới đèn tỏ dạng má đào thêm xuân Tình nhân lại gặp tình nhân Hoa xưa ong cũ, phân chung tình! Nhưng đâu có hồn tồn Nàng Kiều Nguyễn Du lại đặt vấn đề trở lại lần lần liệt Và lần cáo trạng cuối lại cất tiếng nạn nhân lên Ba mươi tuổi lúc người đàn bà đầy đặn tình yêu, sinh đẻ đứa đẹp đẽ khỏe mạnh nhất; ba mươi tuổi ấy, nàng Kiều mang vết thương đau Nàng Kiều bước qua tâm hồn mình, tú, tư cách mình, tự trọng “Chữ Trinh chút này” “Trinh” khơng nghĩa vật chất, “Trinh” vốn tế nhị, sòng phẳng tâm hồn Một lần, Hồng Gai tơi nói đùa với người thợ mỏ: “Ví dụ đồng chí làm từ hầm mỏ về, chưa kịp tắm rửa, không nỡ hôn vợ, sợ lây bụi bậm sang người yêu Đó vật chất Còn lại có nghĩa cao nữa” Tơi lại ví von: -Ví dụ để dành hồng cho bố, vợ để dành hồng cho chồng Thiếu cẩn thận, khơng may “hồng ngâm chuột vọc, ngọc trâu vầy”, đưa hồng chuột ăn dở cho bố, cho chồng ăn nốt hay sao? Em trọng anh, em trọng em! Em chút trọng anh, em chút tự trọng – Nghĩ vậy, ta thương Kiều đến thấy tê chân tóc lời nói Kiều hố vang vang đau xót, ức lâm ly Đọc kỹ lại mà xem, lần trước, nàng xót xa, lần đêm động phòng nàng uất ức gay gắt: Nàng rằng: «Phận thiếp đành Có làm chi bỏ đi! Nghĩ chàng nghĩa cũ tình ghi, Chiều lòng gọi có xướng tuỳ mảy may Riêng lòng thẹn thay Cũng đà mặt dạn mày dày khó coi » Bản cáo trạng Nguyễn Du viết đến khơng thể bình tĩnh nữa, mà thơ văn có xỉa xói – xỉa xói xã hội tàn ác, tội phạm: Những âu yếm vành ngồi, Còn toan mở mặt với người cho qua Nàng lay Kim Trọng mà hỏi: Lại thói người ta, Vớt hương đất, bẻ hoa cuối mùa Khéo dơ duốc bày trò, Còn tình đâu nữa, thù thơi! Người yêu ta xấu với người Yêu lại mười phụ nhau! Nếu nói chuyện nối dõi tơng đường: Cửa nhà dù tính sau Thì em đó, lọ cầu chị đây? Chữ Trinh chút Chẳng cầm cho vững, lại dày cho tan Còn nhiều ân chan chan, Hay vầy hoa tàn mà chơi! Yêu cách thù gay gắt vơ cùng; đến câu sau gay gắt Lời Kiều dùng lối văn thắt buộc: “gọi đó, có chiều lòng, riêng lòng, đà, dù tính, đà…” Những từ dùng để cãi cọ: “còn toan, như, lại như, khéo là, đâu nữa, thơi, hay gì…” Nếu khơng phải tố cáo xã hội, Nguyễn Du lại viết văn ấy? Tiếp theo lời Kiều, đoạn sau hay lời Kim Trọng; chí tính, chí nghĩa, có thuỷ có chung: Chàng rằng: “Gắn bó lời Bỗng khơng cá nước chim trời lỡ Xót người lưu lạc lâu, Tưởng thề nặng đau đớn nhiều Thương sinh tử liều, Gặp chút nhiêu tình” Trong lời chàng Kim, Nguyễn Du nói trang nhã, nói: Chừng xuân tơ liễu xanh Nghĩ cho khỏi vành ân Câu thơ tám chữ, có chép: “Nghĩ chưa thoát khỏi vành ân” Trước đây, mười năm, nhiều lần đọc Kiều đến đoạn này, lướt qua, khơng hiểu sất! Mấy năm gần đây, đọc kỹ lại, thấy rõ mồn Tơi thích lấy câu “Nghĩ sao”, theo tơi hay câu “Nghĩ rằng” lộ liễu, hở hương Nhưng trước, lại hiểu chủ từ “nghĩ” Thuý Kiều, hiểu là: “Em nghĩ làm cho thoát khỏi vành ân”, thành rối lung tung, khơng mò nghĩa Nay thấy rõ: “nghĩ” Kim Trọng nghĩ, Kim Trọng nghĩ rằng: Nghĩ: “Sao cho khỏi vòng ân!” Anh thấy em trẻ (tơ liễu xanh) nên anh nghĩ: em chừng xuân thế, em cho khỏi đòi hỏi ân Có phải Nguyễn Du thực hay khơng? Và sâu sắc: Gương chẳng chút bụi trần Một lời hẳn, mn phần kính thêm Nay em nói rõ thế, em khơng màng ân ái, anh kính trọng em (chỗ Thanh Tâm tài nhân viết: “Kim Trọng nghe xong, kinh ngạc nói: - Té hiền thê khơng phải gái đàn bà, mà bậc hào kiệt…” Đoạn văn đáng khen) Anh thế: “Bấy lâu đáy biển mò kim Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa? Ai ngờ lại họp nhà Lọ chăn gối sắt cầm!” Hôm sau, Kim Trọng nói lại cho gia đình biết tâm đặc biệt đêm qua, đêm Kim Kiều tái hợp Cả nhà khen lao Cho hay thục nữ chí cao Phải người sớm mận tối đào ai?” Cảm ơn Nguyễn Du biết thương người, biết nể gượng nhẹ cho trái tim, nên cố đem tài tả tình yêu hai người Tuy nhiên, người ta phải nghĩ thực tế: Như nàng Kiều ba mươi tuổi sống nào, thực chất không chồng không hết đời… Và, lần đọc tới đây, không căm giận xã hội phong kiễn suy tàn tàn ác, lần đọc tới lời Kiều nói, ba đợt, đồn viên, lại xót xa tức tối khơng chịu nổi, cần phải nghiêm khắc phê phán tư tưởng định mệnh làm cho tác giả có thái độ tiêu cực việc giải cáo trạng cuối Trong dịp kỷ niệm 200 năm nhà thơ Nguyễn Du, thiên tài văn học dân tộc, ta đem cáo trạng cuối Truyện Kiều mà đổ lên đầu tất xã hội bóc lột áp bức, tuyên bố: - Chúng ta kẻ tử thù xã hội Trước mắt, vùng Mỹ tạm chiếm miền Nam nước ta! Trên đầu lưỡi lê, mũi chông, súng đạn anh du kích anh giải phóng qn miền Nam tiến tới diệt hàng dãy đồn địch, viên đạn súng trường súng cao xạ dân quân đội miền Bắc bắn rơi gần 600 máy bay Mỹ, thấy có phần đóng góp căm giận Nguyễn Du Nguồn: Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du (1765-1965), In lần thứ hai, Nhà xuất Khoa học xã hội, Hà Nội 1971, đăng báo Văn nghệ số 135, 26.11.1965 i Chú thích Tản Đà ii Vay, chữ cổ: hay sao, ru iii Trần cấu: bụi nhơ; bố: vải (quấn vải); kính: (gai thoa gai) Ý nói người vợ đứng đắn, có cưới xin hẳn hoi ... chết sống lại, Kiều cho thấy đời tan nát, lòng tan nát, cáo trạng cuối Truyện Kiều bắt đầu Đã tu – tu trót – qua – thơi Nguyễn Du sử dụng triệt để đồn viên để tính sổ lần cuối Bản cáo trạng bất ngờ... tác giả có thái độ tiêu cực việc giải cáo trạng cuối Trong dịp kỷ niệm 200 năm nhà thơ Nguyễn Du, thiên tài văn học dân tộc, ta đem cáo trạng cuối Truyện Kiều mà đổ lên đầu tất xã hội bóc lột... Kiều: Như nàng lấy Hiếu làm Trinh, Bụi cho đục vay!ii Trong lời nói Kiều gì, khơng phải cáo trạng xã hội, nạn nhân lập nên? Trong truyện, bao lần Kiều trách phận thương thân, ví dụ phải làm đĩ lần

Ngày đăng: 11/06/2018, 19:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w