BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ZYZY YZYZ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA BỌ CÁNH CỤT Paederus fuscipes STAPHYLINIDAE-COLE
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ZYZY YZYZ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA BỌ CÁNH CỤT
Paederus fuscipes (STAPHYLINIDAE-COLEOPTERA)
ĐỐI VỚI NHÓM THUỐC THIAMETHOXAM
Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Khóa: 2007 – 2011
Họ và tên: Nguyễn Lê Ngọc Trâm
Tp Hồ Chí Minh 08/2011
Trang 2ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA BỌ CÁNH CỤT
Paederus fuscipes (STAPHYLINIDAE-COLEOPTERA)
ĐỐI VỚI NHÓM THUỐC THIAMETHOXAM
Tác giả NGUYỄN LÊ NGỌC TRÂM
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật
Giáo viên hướng dẫn
TS Trần Tấn Việt
KS Nguyễn Hữu Trúc
Tp Hồ Chí Minh 08/2011
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, hệ chính quy tại Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Tôi xin chân thành cảm ơn:
• BGH, Trường Đại học Nông Lâm, phòng đào tạo, Khoa Nông học, cùng với quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian em học tập tại trường
• Thầy Nguyễn Hữu Trúc và thầy Trần Tấn Việt giảng viên trường Đại học Nông Lâm đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp
• Anh Lê Trung Dũng, cùng gia đình, bạn bè tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này
Trang 4TÓM TẮT
Nguyễn Lê Ngọc Trâm – sinh viên Khoa Nông Học - Trường Đại học Nông
Lâm TP HCM - tháng 8 năm 2011- đề tài: “Đánh giá khả năng chống chịu của bọ
cánh cụt Paederus fuscipes đối với nhóm thuốc Thiamethoxam”
Giáo viên hướng dẫn: KS Nguyễn Hữu Trúc, TS Trần Tấn Việt - Bộ môn Bảo
vệ thực vât- Trường Đại Học Nông TP HCM
Đề tài được thực hiện từ 2/2011 đến 6/2011 tại Phòng thí nghiệm – Bộ môn Bảo vệ thực vật – Trường Đại Học Nông Lâm
Rầy nâu là một trong các loài dịch hại đã và đang gây hại trên hầu hết các vùng
trồng lúa trong nước và trên thế giới Bọ cánh cụt Paederus fuscipes (Staphylinidae –
Coleoptera) là một ví dụ điển hình cho thiên địch của rầy nâu, thức ăn chủ yếu của bọ cánh cụt là các loài côn trùng thân mềm, bọ cánh cụt có vai trò hạn chế số lượng rầy nâu trên ruộng lúa
Tuy nhiên, hiện nay việc phòng trừ rầy nâu chủ yếu là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Biện pháp quản lý rầy nâu thì chưa có biện pháp nào là hữu hiệu về mặt sinh học và đảm bảo an toàn đối với môi trường và con người Do đó để đánh giá việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng như thế nào trên bọ cánh cụt nên đề tài trên
đã được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của thuốc thiamethoxam đến bọ cánh cụt
Paederus fuscipes ở điều kiện phòng thí nghiệm
Khi bọ cánh cụt ăn phải rầy nâu bị nhiễm thuốc thiamethoxam, tỷ lệ chết cao nhất là ở 7 ngày sau phun với tỷ lệ 100% ở ấu trùng tuổi 1, 2 và thành trùng cái, và 95% ở thành trùng đực Điều đó cho thấy thuốc thiamethoxam rất độc đối với bọ cánh cụt Tỷ lệ chết của bọ cánh cụt qua 7 ngày sau phun khá cao do ăn phải rầy nâu bị nhiễm thuốc
Khi bọ cánh cụt bị phun thuốc thiamethoxam trực tiếp lên nó thì tỷ lệ chết cao nhất là ở 5 và 7 ngày sau phun với ấu trùng tuổi 1 tỷ lệ chết là 93% sau 5 ngày và 100% sau 7 ngày, với ấu trùng tuổi 2 tỷ lệ chết là 100% sau 5 ngày Thành trùng đực
tỷ lệ chết là 95,5% sau 5 ngày và 98,9% sau 7 ngày, thành trùng cái tỷ lệ chết là 90% ở
5 và 7 ngày sau phun Điều đó cho thấy thuốc thiamethoxam rất độc đối với bọ cánh cụt, đặc biệt là đối với ấu trùng tuổi1, tuổi 2
Trang 5Số lượng bọ cánh cụt chết do ăn phải rầy nâu bị nhiễm thuốc thiamethoxam cao hơn so với phun thuốc thiamethoxam trực tiếp lên bọ cánh cụt Điều này chứng tỏ thuốc thiamethoxam rất độc đối với bọ cánh cụt bằng con đường vị độc cao hơn bằng con đường tiếp xúc
Trang 6
MỤC LỤC
Nội dung - Trang
TRANG TỰA - i
LỜI CẢM TẠ - -ii
TÓM TẮT - iii
MỤC LỤC - v
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT - viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG - ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH - x
Chương 1 MỞ ĐẦU - 1
1.1 Đặt vấn đề - 1
1.2 Mục đích và yêu cầu - 2
1.2.1 Mục đích - 2
1.2.2 Yêu cầu - 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU - 3
2.1 Đặc điểm và dịch hại do rầy nâu gây ra thời gian gần đây - 3
2.1.1 Đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu - 3
2.1.2 Dịch hại do rầy nâu gây ra thời gian gần đây - 3
2.2 Tầm quan trọng của thiên địch - 5
2.3 Một số thiên địch của rầy nâu - 5
2.3.1 Bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata - 5
2.3.2 Bọ rùa đỏ Micraspis crocea - 5
2.3.3 Nhện Lycosa Pseudoannulata - 6
2.3.4 Nhện lùn Atypena Formosana - 6
2.3.5 Nhện chân dài Tetranatha maxillosa - 6
2.3.6 Bọ xít nước Microvelia douglasi atrolineata - 7
2.3.7 Bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis - 7
2.3.8 Ong ký sinh trứng rầy Gonatocerus spp - 7
2.4 Bọ cánh cụt Paederus fuscipes - 7
2.4.1 Nghiên cứu trên thế giới - 7
Trang 72.4.1.1 Đặc điểm phân loại và khả năng ăn mồi - 7
2.4.1.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ cánh cụt Paederus fuscipes - 9
2.4.1.3 Độc chất trong cơ thể bọ cánh cụt Paederus spp - 10
2.4.2 Nghiên cứu trong nước - 10
2.5 Tổng quan về hoạt chất trừ rầy Thiamethoxam - 11
2.6 Đặc điểm sinh học của ngài gạo Corcyra cephalonica Stain - 12
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 15
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - 15
3.1.1 Địa điểm nghiên cứu - 15
3.1.2 Thời gian nghiên cứu - 15
3.2 Vật liệu nghiên cứu - 15
3.3 Phương pháp nghiên cứu - 15
3.3.1 Phương pháp nhân nuôi rầy nâu - 16
3.3.2 Phương pháp nuôi bọ cánh cụt - 16
3.3.3 Phương pháp thực hiện thí nghiệm 1 - 20
3.3.4 Phương pháp thực hiện thí nghiệm 2 - 21
3.3.5 So sánh số bọ cánh cụt còn sống ở hai phương pháp xử lý thuốc - 22
3.4 Phương pháp xử lý số liệu - 22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN - 26
4.1 Ảnh hưởng của thuốc thiamethoxam lên sức sống của bọ cánh cụt Paederus fuscipes khi xử lý thuốc trực tiếp lên con mồi rầy nâu Nilaparvata lugens - 26
4.2 Ảnh hưởng của thuốc thiamethoxam lên sức sống của bọ cánh cụt Paederus fuscipes khi bị nhiễm thuốc trực tiếp - 29
4.3 So sánh ảnh hưởng của thuốc thiamethoxam lên sức sống của bọ cánh cụt Paederus fuscipes khi xử lý thuốc trực tiếp lên thiên địch (bọ cánh cụt) Paederus fuscipes, và khi xử lý thuốc trực tiếp lên con mồi rầy nâu Nilaparvata lugens - 33
4.4 So sánh số lương bọ cánh cụt Paederus fuscipes còn lại ở 2 thí nghiệm: xử lý thuốc trực tiếp lên thiên địch (bọ cánh cụt) Paederus fuscipes, và xử lý thuốc trực tiếp lên con mồi rầy nâu Nilaparvata lugens - 35
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ - 38
5.1 Kết luận - 38
Trang 85.2 Đề nghị - 38 TÀI LIÊỤ THAM KHẢO - 39
PHỤ LỤC - 42
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9FAO: Food and Agriculture Organization (Tổ chức nông lương Quốc Tế) Ha: Hecta
Trang 10dõi qua 7 ngày - 35
Bảng 4.9 So sánh số lượng bọ cánh cụt còn sống ở các ngày sau phun của 2 thí
nghiệm - 35
Bảng 4.10 So sánh số lượng bọ cánh cụt còn sống ở các nghiệm thức của 2 thí nghiệm
- 46
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Hộp thu bắt và nhân nuôi bọ cánh cụt - 17
Hình 3.2 Sâu gạo và rầy mềm dùng để làm thức ăn nhân nuôi bọ cánh cụt - 17
Hình 3.3 Ấu trùng tuổi 1 bọ cánh cụt - 18
Hình 3.4 Nhộng của bọ cánh cut - 18
Hình 3.5 Bọ cánh cụt thành trùng đực - 19
Hình 3.6 Bọ cánh cụt thành trùng cái - 19
Hình 3.7 Lúa giống IR50404 7-10 ngày tuổi dùng cho thí nghiệm - 22
Hình 3.8 Đếm số lượng rầy dùng cho việc xử lý thuốc - 23
Hình 3.9 Xử lý thuốc trên con mồi (rầy nâu) - 23
Hình 3.10 Rầy nâu đã xử lý thuốc thuốc Thiamethoxam - 24
Hình 3.11 Bọ cánh cụt đã xử lý thuốc Thiamethoxam - 24
Hình 3.12 Bọ cánh cụt và rầy nâu đã qua xử lý thuốc - 25
Hình 3.13 Bọ cánh cụt và rầy nâu trong hộp lấy chỉ tiêu - 25
Hình 4.1 Bọ cánh cụt trưởng thành ăn rầy nâu bị nhiễm thuốc - 27
Hình 4.2 Bọ cánh cụt còn lại theo dõi ở 1 ngày sau phun - 30
Hình 4.3 Tổng số bọ cánh cụt chết theo dõi ở 7 ngày sau phun - 34
Trang 12Trong mỗi hệ sinh thái nông nghiệp có những nhóm thiên địch nhất định giữ vai trò quan trọng trong điều hòa số lượng sâu hại Với mỗi loại cây trồng có cả một tập đoàn sâu hại và vi sinh vật sống trên đó, đi kèm với nó là một tập đoàn thiên địch thích nghi riêng với những côn trùng và vi sinh vật gây hại nó Nhờ hoạt động tích cực của các loài thiên địch mà mật độ quần thể sâu gây hại bị khống chế dưới ngưỡng gây hại kinh tế Trong tự nhiên luôn có sự đa dạng và cân bằng sinh học, sự cân bằng sinh học giữa sâu hại lúa và thiên địch là một ví dụ điển hình
Thiên địch của dịch hại nói chung và sâu hại nói riêng là những thành viên không thể thiếu được trong các sinh quần tự nhiên cũng như sinh quần nông nghiệp Một trong những nhóm thiên địch quan trọng của sâu hại lúa là bộ cánh cứng bắt mồi
ăn thịt Bọ cánh cụt Paederus fuscipes (Staphylinidae-Coleoptera) có khả năng thích
ứng cao với các điều kiện môi trường nên xuất hiện trên các vùng trồng lúa nhiệt đới Thức ăn chủ yếu của bọ cánh cụt là các loài côn trùng thân mềm (Shepard và ctv, 1999) Bọ cánh cụt có vai trò lớn hạn chế số lượng rầy nâu trên ruộng lúa (Nguyễn
Trang 13Văn Huỳnh, 2009) Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu về bọ cánh cụt trên ruộng lúa còn rất ít và thường được công bố chung với thiên địch của rầy nâu (Phạm Văn Lầm, 2007)
Tuy nhiên, việc phòng trừ các dịch hại trên ruộng lúa nói chung và việc phòng trừ rầy nâu nói riêng hiện nay phần lớn còn sử dụng bảo vệ thực vật Do đó để đánh giá việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng như thế nào trên bọ cánh cụt nên
đề tài: “Đánh giá khả năng chống chịu của bọ cánh cụt Paederus fuscipes đối với
nhóm thuốc Thiamethoxam” đã được thực hiện
- Xác định ảnh hưởng của thuốc thiamethoxam đến khả năng sống sót ở các tuổi
của bọ cánh cụt Paederus fuscipes khi xử lý thuốc trực tiếp lên bọ cánh cụt
- Xác định ảnh hưởng của thuốc thiamethoxam đến khả năng sống sót ở các tuổi
của bọ cánh cụt Paederus fuscipes khi ăn phải con mồi là rầy nâu Nilaparvata lugens
bị nhiễm thuốc
Trang 14Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm và dịch hại do rầy nâu gây ra thời gian gần đây
2.1.1 Đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu
Rầy nâu có tên khoa học là Nilaparvata lugens là sâu hại quan trọng trên lúa
Rầy trưởng thành màu nâu tối, con cái lớn hơn con đực, thành trùng có 2 dạng hình thái:
- Cánh dài: Cánh che phủ cả thân, có thể phát tán theo gió đi tìm kí chủ hay nơi
cư trú Khả năng đẻ trứng: 150 - 200 trứng/lứa
- Cánh ngắn: Dạng cánh này chỉ sinh ra khi thức ăn đầy đủ, thời tiết thích hợp
Vì vậy khả năng đẻ trứng của nó rất cao (khoảng 400 trứng/lứa)
Rầy có 5 tuổi, mới nở màu trắng sau chuyển màu vàng Trứng nhỏ mới đẻ màu trong suốt, sắp nở màu vàng, đẻ từng ổ dọc theo gân lá, tập trung nhiều trong bẹ lá
Rầy non và rầy trưởng thành chủ yếu sống tập trung phía gốc lúa, khi gặp động thì chuyển ngang qua phía đối diện của thân lúa Trong điều kiện thích hợp, mật độ rầy
có thể rất cao, tới hàng trăm con trên 1 bụi Trong quá trình sinh sống, rầy tiết ra chất thải làm môi trường cho nấm bệnh phát triển, làm đen cả gốc lúa Khi mật số rầy lên cao hoặc trong thời kì thu hoạch lúa, rầy có thể tấn công các loài cỏ dại khác để sinh sống Vòng đời trung bình khoảng 20 – 25 ngày (nhiệt độ không khí 27 – 30oC), trong thời gian đó trứng 5 – 7 ngày, rầy non 12 – 15 ngày, rầy trưởng thành 3 - 5 ngày đẻ trứng và có thể sống 2 tuần lễ
2.1.2 Dịch hại do rầy nâu gây ra thời gian gần đây
Việt Nam là một nước có truyền thống sản xuất lúa nước và việc xuất khẩu gạo chiếm một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp với sản
Trang 15lượng xuất khẩu hơn 4 triệu tấn/năm Trong năm 2006, dịch rầy nâu bùng phát đã gây ảnh hưởng rất lớn cho nhiều vùng sản xuất lúa, đồng thời xuất hiện dịch bệnh được gọi là “vàng lùn và lùn xoắn lá” do rầy nâu làm môi giới truyền bệnh đã gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất lúa Nguyên nhân gây bùng phát dịch rầy nâu:
Về bản thân rầy nâu: Đây là loài côn trùng hại lúa có vòng đời ngắn (18 – 30 ngày tùy điều kiện ôn ẩm độ), sức sinh sản khá cao (một con cái đẻ 150 – 400 trứng), thích ứng nhanh với các giống lúa kháng rầy nâu dẫn đến thay đổi biotype (rầy nâu ở đồng bằng sông Cửu Long là biotype 3), nhanh phát triển tính kháng thuốc (hầu hết thuốc hóa học đặc hiệu trừ rầy nâu trước đến nay không còn hiệu quả hoặc có hiệu quả thấp)
Cây thức ăn của rầy nâu: thức ăn chính của rầy nâu là cây lúa Trong năm
2005-2006 nhiều giống lúa năng suất cao được gieo trồng tại đồng bằng sông Cửu Long là giống ngắn ngày cho phép trồng được nhiều vụ trong năm, nhiều nơi trồng 3 vụ/năm Các giống lúa được gieo trồng rộng rãi lại không mang gen kháng rầy nâu hoặc có mang gen kháng rầy nâu nhưng đã bị nhiễm rầy nâu với mật độ cao đến rất cao Các yếu tố trên cùng hội tụ đã tạo nên nguồn thức ăn tuyệt vời cho rầy nâu sinh trưởng phát triển với những thông số sinh học tốt nhất
Điều kiện thời tiết: Các yếu tố thời tiết ở đồng bằng sông Cửu Long nóng và độ
ẩm rất cao nên rất thuận lợi cho rầy nâu phát sinh phát triển quanh năm, nên rầy nâu phát sinh gây hại hầu hết các cánh đồng có trồng lúa
Tác động của con người: Nhiều biện pháp thâm canh được nông dân áp dụng không hợp lý (bón nhiều phân đạm, sạ lượng giống quá cao, sử dụng thuốc hóa học trừ sâu không đúng kỹ thuật ) Những tác động này tạo thuận lợi cho rầy nâu phát sinh phát triển mạnh mà không thuận lợi cho các thiên địch tự nhiên phát triển Do đó đã tạo nên một sinh quần đồng lúa chứa đựng nhiều yếu tố không bền vững, gây mất cân bằng sinh thái và rầy nâu bùng phát thành dịch (Phạm Văn Lầm, 2006)
Trang 162.2 Tầm quan trọng của thiên địch
Các loài ăn thịt có mặt hầu hết trong các cộng đồng sinh vật của hệ sinh thái Chúng đóng vai trò là tác nhân điều chỉnh mật số con mồi của chúng ở mức quân bình không cho bộc phát thành dịch Do đó, vai trò của biện pháp sinh học rất quan trọng trong phòng trừ sâu hại bảo vệ thực vật
Thiên địch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng thích ứng
để tự tồn của con mồi Các cá thể hoặc loài nào yếu, chậm không thể tự bảo vệ được sẽ
bị thiên địch loại đi theo qui luật đào thải trong tự nhiên (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002)
Thiên địch còn đóng vai trò là tác nhân thúc đẩy sự tiến hóa của sâu hại Để bảo tồn nòi giống đối với sự tấn công của thiên địch, sâu hại phải phát triển những khả năng tự vệ mới và từ đó qua thời gian hình thành các dòng hoặc sâu hại mới có khả năng thích ứng cao hơn Điều này cũng giúp tạo ra sự cân bằng sinh học giữa các loài (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002)
2.3 Một số thiên địch của rầy nâu
2.3.1 Bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata
Là những bọ rùa có lốm đốm trên lưng và bắt những con mồi di chuyển chậm Khi bị đụng đến các con trưởng thành sẽ nhanh chóng rụng khỏi cây hoặc bay đi Một con bọ rùa phải mất 1 - 2 tuần để phát triển từ trứng đến trưởng thành và có thể đẻ từ
150 – 200 trứng trong 6 – 10 tuần Ấu trùng có dạng dài, cả ấu trùng và thành trùng đều tấn công bọ rầy, bướm, sâu non, trứng… và mỗi ngày ăn từ 5 – 10 con mồi (B.M Shepard., và ctv, 1989)
2.3.2 Bọ rùa đỏ Micraspis crocea
Là một loài bọ rùa điển hình, hình ovan, thành trùng thường có màu đỏ chói đậm hoặc nhạt, ấu trùng thường có màu tối Chúng sống trên ngọn cây lúa, cả ấu trùng
và thành trùng đều ăn trứng, sâu non, thành trùng của rầy và sâu và mỗi ngày ăn từ 5 –
10 con mồi (B.M Shepard., và ctv, 1989)
Trang 172.3.3 Nhện Lycosa Pseudoannulata
Nhện Lycosa có vạch hình nĩa trên lưng và bụng có những điểm trắng Loại nhện này rất nhanh và đến định cư nhanh chóng trên ruộng lúa nước hoặc lúa cạn vừa mới chuẩn bị xong Chúng tụ tập sớm trên ruộng lúa và bắt mồi sâu hại trước khi gây hại nặng cho cây trồng con cái sống 3 – 4 tháng và đẻ 200 – 400 trứng Có thể nở ra
60 – 80 con đực và chúng nhảy trên lưng con cái Chúng là loại nhện phổ biến trên cây trồng và khi bị động chúng bò rất nhanh trên mặt nước Chúng không kéo màng tấn công con mồi trực tiếp Nhện trưởng thành ăn rất nhiều loài côn trùng có hại, kể cả bướm sâu đục thân Nhện đực cũng tấn công bọ rầy non, mỗi ngày chúng ăn 5 – 15 con mồi (B.M Shepard., và ctv, 1989)
2.3.4 Nhện lùn Atypena Formosana
Nhện lùn thường bị nhằm là ấu trùng của các loài nhện khác, vì chúng bé và có thể tìm thấy 30 – 40 con ở gốc bụi lúa Nhện lùn trưởng thành có ba đôi chấm vạch ở lưng Trứng hình tròn, đẻ thành đám trêm bẹ lá lúa khô có phủ một màng mỏng và không được chăm sóc của con cái Một con cái có thể đẻ 80 – 100 con non Nhện lùn thích ở ruộng nước hơn và kéo màng ở gốc cây lúa phía trên mực nước Chúng di chuyển rất chậm và bắt mồi chủ yếu khi con mồi mắc vào màng Nhện lùn sống 1,5 –
2 tháng và ăn rầy non của rầy nâu lẫn rầy xanh Một con nhện có thể ăn 4 – 5 con rầy mỗi ngày (B.M Shepard., và ctv, 1989)
2.3.5 Nhện chân dài Tetranatha maxillosa
Nhện chân dài có thân và chân dài, thường nằm dài trên lá lúa Con đực có hàm
to Nhện chân dài sống 1 – 3 tháng và đẻ 100 – 200 trứng Trứng được đẻ thành đám ở nửa phía trên cây lúa và được phủ một màng mỏng giống như bông Nhện thích sống vùng ẩm, chúng ẩn náu ở thân lúa lúc giữa trưa và rình mồi ở lưới vào buổi sáng Chúng giăng lưới loại hình tròn, nhưng rất yếu Khi con mồi bọ rầy, ruồi hoặc bướm đụng vào lưới, lập tức nhện cuốn ngay con mồi Mỗi ngày một con nhện ăn 2 – 3 con mồi (B.M Shepard., và ctv, 1989)
Trang 182.3.6 Bọ xít nước Microvelia douglasi atrolineata
Đó là một loài bọ xít nhỏ, có vạch trên lưng, có nhiều trên ruộng lúa nước Con trưởng thành vai rộng có thể có cánh hoặc không Loại không có cánh không có vạch đen và vạch trắng ở cổ và cánh trước Bọ xít nước ăn thịt có thân hình nhỏ và bàn chân trước chỉ có một đốt, do đó có thể phân biệt được với các loài bọ xít khác Mỗi con cái
đẻ 20-30 trứng vào thân cây lúa phía trên mặt nước
2.3.7 Bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis
Bọ xít mù xanh cơ thể nhỏ cỡ bằng con rầy nâu, cánh màu xanh, chúng tìm kiếm trứng rầy ở bẹ lá và thân cây lúa, rồi chúng dùng vòi hút khô trứng, mỗi con một ngày có thể ăn từ 7 – 10 trứng, hoặc 1 – 5 con rầy (B M Shepard., và ctv, 1989)
2.3.8 Ong ký sinh trứng rầy Gonatocerus spp
Ong ký sinh trên cả trứng rầy nâu và rầy xanh Ong trưởng thành có màu vàng đậm đến màu nâu, eo ngắn Râu con đực có 13 đốt, râu con cái có 11 đốt Con cái có thể sinh sản mà không cần có con đực giao phối Chúng dùng râu tìm trứng ký chủ Khi đã tìm thấy trứng ký chủ con cái nâng người lên chích vòi dẫn trứng vào trứng kỷ chủ và đẻ vào mỗi trứng ký chủ một trứng ong Trứng bị ký sinh chuyển thành nâu vàng và vàng đỏ, trong khi đó trứng bình thường có màu trắng Từ trứng đến trưởng thành mất 11 – 17 ngày Ong sống 6 – 7 ngày và ký sinh trung bình mỗi ngày 8 trứng (B.M Shepard., và ctv, 1989)
2.4 Bọ cánh cụt Paederus fuscipes
2.4.1 Nghiên cứu trên thế giới
2.4.1.1 Đặc điểm phân loại và khả năng ăn mồi
Trong họ Staphylinidae có tối thiểu là 25 loài Paederus trong đó Paederus fusca xuất hiện nhiều ở đồng lúa Nam Á, Paederus crebinpunctatis, Paederus sabaeus
và Paederus eximius được phát hiện ở Trung Phi, Paederus cruenticollis là loài quan trọng ở Australia Ngoài ra, Paederus spp còn được phát hiện ở nhiều nơi khác trên thế giới như: Paederus brevipennis (Lacordaire, 1835); Paederus caligatus (Erichson, 1840); Paedederus riparius (Linnaeus, 1758); Paederus dioncopaederus litoralis;
Trang 19Paederus harpopaederus schoenherri; Paederus compotens LeC; Paedederus fuscipes (Curtis, 1826); Paederus littorarius (Grav, 1802); Paederus nevadensis Aust; Paederus schoenberri Ozwal; Paederus procerus (Gravenhosst, 1806); Paederus pulchellus (Heer, 1839); Paederus gracilis (Paykull, 1789); paederus lyonessius (Joy,
Bọ cánh cụt Paederus fuscipes phân bố rộng trên toàn thế giới và được tìm thấy
sống trên lúa ở miền Tây Malaysia Nó là một loài ăn thịt, tấn công rầy nâu gây hại trên lúa trên lúa, xuất hiện từ giai đoạn lúa non và di chuyển rất nhanh Nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm cho thấy Paederus fuscipes có khả năng ăn côn trùng thân
mềm rất nhiều (Manley, 1997)
Bọ cánh cụt Paederus fuscipes xuất hiện phổ biến trên tất cả các hệ sinh thái
đồng ruộng ở các vùng nhiệt đới Chúng ăn trứng sâu và các loài côn trùng thân mềm khác và di chuyển nhanh giữa các tán cây, khi bị quấy rầy thì tự thả mình rơi khỏi cây (Shepard và ctv, 1999)
Tại Florida, Paederus fuscipes trưởng thành dài 15-20 mm, cánh cứng có màu
xanh ánh kim hoặc màu xanh lá cây, kiểu miệng nhai mang đôi càng dài, cong, sắc, râu đầu 11 đốt có cấu tạo đơn giản
Theo nghiên cứu của Trường Đại Học Nông Nghiệp Florida thì đôi cánh màng của bọ cánh cụt xếp gọn trên lưng và giấu kín dưới đôi cánh cứng Suốt ngày chúng bò quanh nhanh nhẹn và đôi cánh giấu kín trông rất giống loài kiến vàng bình thường Khi thấy có nguy hiểm nó nâng phần bụng lên cử chỉ tự vệ như loài bò cạp và có thể cất cánh bay ngay Nó còn có thể chạy nhanh qua vũng nước cạn không ngập cơ thể chúng
Trang 20Theo Scheller (1984), Sopp và Wratten (1986) và Chiverton (1988) hầu hết côn trùng thuộc bộ cánh cứng đều ăn rầy, rệp thân mềm Thí nghiệm ăn ít rầy, rệp thân mềm trên đồng ruộng hơn trong phòng thí nghiệm vì do chúng phải tốn nhiều thời gian
để tìm kiếm thức ăn trên ruộng hơn là không gian giới hạn trong hộp thí nghiệm
Theo Steve (2004) bộ cánh cứng là một bộ lớn có khoảng 3100 loài ở Bắc Mỹ
trong đó loài Peaderus chiếm khoảng 600 loài (15 loài ở Mỹ và Canada) Con trưởng
thành dài 7–10 mm, rộng 0, –1 mm có đầu màu đen ngực có 3 đốt, đốt đầu tiên có màu
nâu đỏ, đốt ngực giữa mang đôi cánh ngắn màu xanh ánh kim Peaderus thích sống
trong môi trường ẩm, hoạt động mạnh vào ban ngày Trứng được đẻ rải rác trên vật liệu xốp ẩm, trứng nở từ 3-19 ngày sau khi đẻ Ấu trùng có 2 tuổi, thành trùng đều là côn trùng ăn mồi có ích cho nông nghiệp
Một cặp bọ cánh cụt Paeerus fuscipes có khả năng ăn 8,7 con rầy nâu (Nilaparvata lugens), 8,4 rầy xanh đuôi đen (Nephotettix virescens), 8,3 rầy lưng trắng (Sogatlla furcifera) mỗi ngày (Rajendran và Gopalan, 1989)
Khi bón phân hữu cho ruộng lúa có chứa Azolla thì mật số bọ cánh cụt
Paederus fuscipestăng cao nhất so với ruộng bón phân không có chứa Azolla nên việc kiểm soát sâu hại trên ruộng lúa tốt hơn (Ragini, Thagaraju and David, 2000)
2.4.1.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ cánh cụt Paederus fuscipes
Trưởng thành dài khoảng 7 – 10 mm, khả năng đẻ từ 18 – 100 trứng, trung bình 52,3 trứng (tỷ lệ trứng nở 96,2 %), thường đẻ rải rác trên đất ẩm Trứng hình cầu dài khoảng 0,6 mm Trứng mới đẻ có màu trắng đục đến khi sắp nở màu hơi nâu, thời gian giai đoạn trứng từ 3 – 5 ngày (Kazuyos Kurosa, 1958)
Ấu trùng có 2 tuổi Tuổi 1 dài 2,2 – 3,4 mm và có thời gian từ 4 – 22 ngày Tuổi
2 dài khoảng 4 – 6 mm và có thời gian từ 7 – 26 Nhộng trần dài khoảng 4,5 mm, hóa nhộng dưới đất và giai đoạn nhộng từ 3 – 12 ngày (Kazuyos Kurosa, 1958)
Trang 21Trưởng thành ăn tạp, nhưng thức ăn chính là côn trùng thân mềm và đôi khi ăn
cả thực vật mục nát Thời gian sống từ trứng đến trưởng thành 17 – 55 ngày, trung bình 32,5 ngày (Kazuyos Kurosa, 1958)
2.4.1.3 Độc chất trong cơ thể bọ cánh cụt Paederus spp
Chất Haemolymph chứa trong toàn bộ cơ thể bọ cánh cụt (ngoại trừ đôi cánh)
là chất độc pederin (C24H43O9N) Nó là một hỗn hợp những phân tử phi Protein, độc gấp 12 – 15 lần nọc độc rắn hổ, pederin co trong máu con vật Khi con vật đã chết khô
và để trong 8 năm thì độc tính vẫn tồn tại Trên bọ cánh cụt pederin không được tạo ra
từ bản thân mà do vi khuẩn nội cộng sinh trong chúng là Pseudomonas aeruginosa tạo
ra (Trần Mạnh Hà, 2009)
Năm 1966, Paederus fuscipes gây nên khoảng 2.000 trường hợp viêm da
ở Okinawa (Armstrong, 1969)
Năm 1961, sự tấn công của bọ cánh cụt Paederus sabaeus với mật số cao
ở Mbarana – Uganda đã gây viêm da nặng cho hàng ngàn nguời dân
Năm 1993, Paederus sabaeus gây ra những trường hợp viêm da ở Châu Phi
Chất độc pederin có trong cơ thể bọ cánh cụt gây tổn thương trên da người
và chỉ được tổng hợp từ con cái Do đó, con đực có thể chỉ chứa một lượng nhỏ khoảng 0,1 – 0,5 pg, con cái thì hàm lượng cao gấp mười lần con đực
Năm 2009, bọ cánh cụt gây bỏng da cho sinh viên Đại học Cần Thơ (Nguyễn Thanh Tường, 2009)
2.4.2 Nghiên cứu trong nước
Bọ cánh cụt Paederus fuscipes là loài thiên địch quan trọng trong công tác
phòng trừ sâu đục thân trên ruộng mía (Cao Anh Đương, 2003)
Họ cánh cụt Staphylinidae có cơ thể dài, mảnh, cánh rất ngắn không che phủ đa
số các đốt của bụng Cơ thể có từ 6 – 7 đốt, không được cánh che phủ Cánh sau trái lại rất phát triển, ở trạng thái nghỉ cánh xếp lại phía dưới cánh trước Họ cánh cụt rất
Trang 22hoạt động, thường chạy và bay nhanh Bàn chân có công thức 5- 5- 5 hoặc 4 – 5 – 5 hoặc 3 – 5 – 5 (Trần Thị Thiên An, 2003)
Bọ cánh cụt Paederus fuscipes, thuộc họ Staphylinidae bộ Coleoptera, con
trưởng thành có thân mình dài khoảng 7 – 10 mm, màu đỏ với 3 khoang đen ở đầu, cánh và cuối bụng, râu dài hình sợi chỉ, chân chạy nhanh, cánh ngắn chỉ đến nửa thân mình, cuối bụng nhọn có hai đuôi nhỏ Chúng thường sống trong đất ẩm của bờ ruộng hay kênh rạch Con cái đẻ trứng vào trong đất; trứng rất nhỏ hình tròn, màu nâu lợt, sẽ
nở trong vòng 3 – 5 ngày Con non cũng giống con trưởng thành nhưng nhỏ hơn, màu nâu lợt, lột xác ba lần trong thời gian 7 – 8 ngày, di chuyển nhanh nhẹn và đã biết bắt mồi Khi đủ lớn chúng hóa nhộng trong đất, khoảng 4 – 5 ngày sau thì trưởng thành Con trưởng thành bay khỏe và có thể sống đến 2 – 3 tháng trong ruộng lúa hay rẫy rau màu (Nguyễn Văn Huỳnh, 2009)
2.5 Tổng quan về hoạt chất trừ rầy Thiamethoxam
Tên thương mại: Actara 25WG
Tên hóa học: 3-(2-chloro-1,3-thiazol-5-ylmethyl)-1,3,5- oxadiazinan-4-ylidene
(nitro) amine
Công thức hóa học:
Nhóm hóa học: Thianicotinyl
Tính chất: thuốc kỹ thuật dạng rắn, màu nâu sang, trọng lượng riêng 0,47
g/cm3 (200C), mùi hôi nhẹ Điểm nóng chảy 1390C, tan trong nước (4,1 g/l ở 250C), tan nhiều trong dung môi hữu cơ như methanol (10 g/l), acetone (42 g/l), acetronitrile (78 g/l)
Trang 23Thiamethoxam thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng 1563 mg/kg, LD50 qua da >
2000 mg/kg Ít độc với cá (LC50 > 10 ppm) và ong Thời gian cách ly 7-14 ngày
Tác động vị độc và tiếp xúc, khả năng nội hấp mạnh Phổ tác dụng rộng, phòng trừ được nhiều loại sâu ăn lá và loại chích hút cho nhiều loại cây trồng
Sử dụng: Actara 25WG dùng phòng trừ rầy nâu hại lúa, rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít
muỗi hại chè, rệp bọ phấn hại rau, cà chua, dưa, rệp sáp hại cà phê, rầy chổng cánh hại cây có múi, bọ cánh cứng hại dừa Pha nước với nồng độ 0,015% Phun ướt đều lên cây Trừ rầy nâu hại lúa với liều lượng 30-50g/ha, pha 1g thuốc/bình 8l
2.6 Đặc điểm sinh học của ngài gạo Corcyra cephalonica Stain
Họ - Bộ: Pyralidae – Lepidoptera
Phân bố và ký chủ
Loài này xuất hiện ở khắp các nước trên thế giới, ở nước ta ngài gạo xuất hiện ở khắp nơi nhất là trong các kho lương thực như kho gạo, thóc, sắn lát… Ký chủ chính của ngài gạo là gạo, ngoài ra còn ăn hại cả thóc, khoai, sắn khô, cám, bột mì và các loại quả khô
Đặc điểm hình thái
Thành trùng: con cái thân dài 7 – 11 mm, hai cánh căng ra dài 14 – 24 mm, trung bình cánh dài 19 mm Con đực thân dài 6 – 9 mm, hai cánh căng ra dài 14 – 18
Trang 24mm, trung bình cánh dài 17 mm Thân màu xám hay màu vàng nâu, ở bụng pha màu đen Cánh trước màu xám đen và hẹp hơn cánh sau, màu sắc từ giữa cánh trở về gốc cánh tương đối thẫm hơn Biên ngoài đầu cánh có những điểm nhỏ Cánh sau tương đối rộng màu xám trắng Cánh trước của con đực màu đen hơn của con cái
Con cái râu môi dưới rất dài Râu đầu màu nâu xám trắng, đốt gốc có nhiều phiến vảy màu nâu xám tối Đầu, ngực màu nâu xám nhạt, đôi khi là màu xám trắng hay xám tối Có thể phân biệt được mạch cánh nhờ các bộ phận màu nâu xám tối, chỉ
có mặt lưng giữ được nền màu nhạt vả lại có xu hướng lan khắp cả cánh Một số cá thể các vệt hoa màu tối đã tiêu biến, có đôi khi hình thành 2 đường vân ngang màu đen không trật tự, 1 đường ở đoạn cuối buồng cánh, 1 đường ở khu giữa của trục dài trên cánh, gần đoạn ngọn có một sô màu tối đậm ở viền mép và đoạn ngọn ở mỗi đường mạch cách có chấm đen không rõ ràng lắm Lông màu nâu xám nhạt có xen kẽ phiến vảy màu tối Phần gốc lông tơ có vân màu hơi nhạt Bụng và chân có màu nâu xám nhạt
Trứng: Dài 0,5 – 0,75 mm hình bầu dục màu vàng
Ấu trùng: Khi đẫy sức dài 15 mm, màu sắc của sâu non thường hay biến đổi,
hoặc màu trắng, hoặc màu xám Có 8 đôi chân Đầu màu vàng nâu, mảnh cứng ở đốt ngực 1 và đốt bụng cuối cùng màu nâu nhạt
Sâu non ngài gạo có những đặc điểm sau để phân biệt với các loài khác:
- Phần chưa hóa xương ở ngực và bụng da màu trắng hoặc màu vàng hay màu xám trắng
- Lông cứng ở bộ phận lưng của 7 đốt trước bộ phận bụng và 2 cánh thường không có phiến lông, nhưng xen kẽ có phiến lông không rõ ràng
- Chỗ dính liền bên cạnh phiến trán với ngấn chóp đầu cách chiều dài của trán bằng 2 lần chiều dài khu tam giác
- Mép sau của lỗ thở ở bụng bằng 2 lần mép trước
Trang 25Nhộng: Dài 7 – 11 mm, màu vàng nâu, mắt kép màu đen nâu Đốt bụng cuối cùng không có lông móc câu
Đặc điểm sinh học
Sau khi vũ hóa, ngài giao phối ngay, có khi tới mấy giờ sau mới giao phối, giao phối xong đẻ trứng ngay trong đêm đó Thời gian đẻ trứng 5 ngày, thường đẻ trứng ban đêm và đẻ từng quả một Một con cái trong đời đẻ được 89 – 191 trứng, trung bình
156 trứng, ở điều kiện độ nhiệt và độ ẩm tự nhiên thời gian trứng nở 4 – 6 ngày, trung bình 5 ngày Thời gian sâu non 46 – 56 ngày, dài nhất 111 ngày Thời gian nhộng 10 –
14 ngày, trung bình 12 ngày Con đực sống 4,9 ngày, con cái sống 7,2 ngày Sâu non lột xác 5 – 7 lần, con đực lột xác nhiều hơn con cái 1 lần Mỗi năm sinh 2 – 3 lứa, ở 20 – 210C hoàn thành vòng đời mất 42 ngày Ấu trùng mới nở có kích thước nhỏ nên dễ dàng xâm nhập vào hàng hóa nông sản Ấu trùng trải qua 5 tuổi và không ghi nhận có dạng tiềm sinh
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển ngài gạo là 300C – 32,50C, ẩm độ 70% Sự sinh trưởng của ngài gạo sẽ ngừng lại khi nhiệt độ thấp hơn 180C
Trang 26
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Địa điểm nghiên cứu
Phòng nghiên cứu côn trùng, Bộ môn Bảo Vệ thực Vật – Khoa Nông Học − Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
3.1.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian từ tháng 2/2011 đến tháng 6/2011
3.2 Vật liệu nghiên cứu
- Bọ cánh cụt Paederus fuscipes và rầy nâu Nilaparvata lugens Stal được thu
thập trên ruộng lúa ở Tây Ninh và Châu Phú (An Giang)
- Vật liệu thu giữ mẫu: máy hút côn trùng cầm tay, túi nylon có miệng, hộp nhựa đựng mẫu
- Vật liệu quan sát mẫu: kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi, kính hiển vi, thước
đo kích thước côn trùng, máy ảnh kỹ thuật số
- Hoạt chất Thiamethoxam (tên thương mại Actara 25WG) và bình phun bằng nhựa loại 2 lít
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của thuốc hóa học đến quần thể bọ cánh cụt Paederus fuscipes trong điều kiện phòng thí nghiệm nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của thuốc hóa học
nông dân thường sử dụng trừ rầy nâu trên ruộng lúa đến quần thể thiên địch mà cụ thể
là bọ cánh cụt
Trang 273.3.1 Phương pháp nhân nuôi rầy nâu
- Nguồn rầy nâu: được thu thập trên ruộng lúa địa phương thâm canh và thường
xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Châu Phú (An Giang) và Bến Lức (Long An)
- Giống lúa: dùng giống lúa chuẩn nhiễm IR50404 trồng trên giá thể là vải mùng ẩm
- Lồng lưới nuôi rầy: có kích thước (50 x 30 x 35 cm)
- Bình tưới giữ ẩm cho lúa
- Khay gieo mạ: có kích thước: (33 x 25 cm)
- Rầy nâu được nhân nuôi bằng cách cho chích hút trên lúa 7-10 ngày tuổi trong phòng thí nghiệm để hình thành và duy trì quần thể rầy nâu đủ lớn để phục vụ nghiên cứu cho thí nghiệm
3.3.2 Phương pháp nhân nuôi bọ cánh cụt
- Nguồn bọ cánh cụt: được thu thập trên ruộng lúa địa phương thâm canh tại Châu Phú (An Giang) và Bến Lức (Long An)
- Hộp nhân nuôi bọ cánh cụt: sau khi thu thập ngoại đồng tiến hành để kiến vào trong hộp nhựa (kích thước 15 x 10 x 6 cm)
- Phương pháp nhân nuôi: trong mỗi hộp nhựa dùng để nhân nuôi có bông ẩm
để bọ cánh cụt có thể thích nghi và đẻ trứng lên bông gòn ẩm
- Thức ăn nhân nuôi: bọ cánh cụt được nhân nuôi bằng nguồn sâu gạo nuôi tại phòng thí nghiệm và rầy mềm bắt ngoài ruộng
- Bọ cánh cụt được nhân nuôi trong thời gian 1-2 tháng để hình thành và duy trì quần thể bọ cánh cụt với số lượng đủ lớn để phục vụ nghiên cứu cho thí nghiệm
Trang 28Hình 3.1: Hộp thu bắt và nhân nuôi bọ cánh cụt
Hình 3.2: Sâu gạo và rầy mềm dùng để làm thức ăn nhân nuôi bọ cánh cụt
Trang 29Hình 3.3: Ấu trùng tuổi 1 bọ cánh cụt
Hình 3.4: Nhộng của bọ cánh cụt
Trang 30Hình 3.5: Bọ cánh cụt thành trùng đực
Hình 3.6: Bọ cánh cụt thành trùng cái
Trang 313.3.3 Phương pháp thực hiện thí nghiệm 1
để bọ cánh cụt ăn rầy nâu đã bị nhiễm thuốc
Chỉ tiêu theo dõi
- Số lượng bọ cánh cụt còn sống sau 1, 3, 5, 7 ngày thí nghiệm
- Số rầy nâu còn lại ở 7 ngày sau khi phun thuốc thí nghiệm
- Số bọ cánh cụt còn sống ở nghiệm thức đối chứng sau xử lý
Trang 323.3.4 Phương pháp thực hiện thí nghiệm 2
đó thả bọ cánh cụt đã xử lý thuốc trên và rầy nâu (không xử lý thuốc) vào hộp có kích thước (20 x 10 x 6 cm) có trồng sẵn lúa từ 7-10 ngày tuổi để theo dõi mật số bọ cánh
cụt còn sống sót sau 1, 3, 5, 7 ngày
Chỉ tiêu theo dõi:
- Số bọ cánh cụt còn sống sau 1, 3, 5, 7 ngày phun thuốc thí nghiệm
- Số lượng rầy nâu còn lại ở 7 ngày thí nghiệm
- Số bọ cánh cụt còn sống ở nghiệm thức đối chứng sau xử lý Từ đó tính ra hiệu lực theo công thức Abbott
Hiệu lực thuốc (%) = (1-Ta/Ca) x 100
Ca: số bọ cánh cụt ở nghiệm thức đối chứng sau xử lý
Ta: số bọ cánh cụt ở nghiệm thức thí nghiệm sau xử lý
Trang 333.3.5 So sánh số bọ cánh cụt còn sống ở hai phương pháp xử lý thuốc
- So sánh số lượng bọ cánh cụt còn sống ở các nghiệm thức qua 2 thí nghiệm
- So sánh số lượng bọ cánh cụt còn sống qua các ngày sau phun ở 2 thí nghiệm
3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm MSTATC; thống kê bằng phương pháp ANOVA, T TEST của phần mềm MSTATC; và sử dụng phần
Số liệu được chuyển đổi trước khi xử lý
Hình 3.7: Lúa giống IR50404 7-10 ngày tuổi dùng cho thí nghiệm
Trang 34Hình 3.8: Đếm số lượng rầy dùng cho việc xử lý thuốc
Hình 3.9: Xử lý thuốc trên con mồi (rầy nâu)
Trang 35Hình 3.10: Rầy nâu đã xử lý thuốc thuốc Thiamethoxam
Hình 3.11: Bọ cánh cụt đã xử lý thuốc Thiamethoxam
Trang 36Hình 3.12: Bọ cánh cụt và rầy nâu đã qua xử lý thuốc
Hình 3.13: Bọ cánh cụt và rầy nâu trong hộp lấy chỉ tiêu