Đánh giá khái quát về công tác kế toán tại Công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập tổng hợp LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 10 năm chuyển đổi cơ chế quản lý, thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, nền kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn. Hoà nhịp với sự phát triển mãnh mẽ của các ngành kinh tế khác, ngành công nghiệp Dệt-May đã có những tiến bộ vượt bậc, nhanh chóng trở thành ngành sản xuất mũi nhọn, thu hút được công nhân nhất, có giá trị xuất khẩu cao đã góp một phần đáng kể cho nên kinh tế quôc gia. Trong thành quả chung của ngành có sự đóng góp đáng kể của Công ty cổ phần may 10, là một công ty được chuyển đổi từ một doanh nghiệp Nhà nước thuộc công ty Dệt- May Việt Nam tháng 1/2005. Hiện nay Công ty cổ phần May 10 là một trong những doanh nghiệp đứng đầu của ngành Dệt-May Việt Nam, sản xuất tăng nhanh, nộp Ngân sách Nhà nước luôn vượt chỉ tiêu hàng năm. Được sự giúp đỡ của anh chị trong công ty cùng thầy giáo hướng dẫn- Ths. Trương Anh Dũng em đã hoàn thành báo cáo thực tập giai đoạn một. Bài báo cáo của em gồm ba phần: Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần may 10 Phần 2: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần may 10 Phần 3: Đánh giá khái quát về công tác kế toán tại Công ty cổ phần may 10 Do thời gian có hạn và sự hiểu biết còn hạn chế nên trong bản báo cáo này em không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy giúp đỡ và chỉ bảo cho em Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 3/3/2009 Sinh viên thực hiện Vũ Thị Phượng SV: Vũ Thị Phượng Lớp: Kế toán 47C Báo cáo thực tập tổng hợp PHẦN I :TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cô phần May 10 • Tên công ty : Công ty cổ phần May 10 • Tên giao dịch quốc tế : Garment 10 Joint Stocks Company. • Tên viết tắt : GARCO 10 • Trụ sở chính : 25 phường Sài Đồng – Quận Long Biên - Hà Nội • Điện thoại: 04.38276923 - 38276396 • Fax: 04.38276925 • Email: ctmay10@garco10.com.vn Website: http://www.garco10.com.vn • Tổng giám đốc: Nguyễn Thị Thanh Huyền – 0913233024 • Cơ cấu vốn góp : Tập đoàn dệt may Việt Nam : 51 % Các cổ đông khác : 49 % • Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước : Tập đoàn dệt may Việt Nam- VINATEX. • Vốn điều lệ : 54.000.000.000 đồng. Từ một xưởng may quân trang (X10) thuộc ngành quân nhu được thành lập tại các chiến khu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp để phục vụ công cuộc giải phóng đất nước, bước sang giai đoạn xây dựng kinh tế trong thời bình, năm 1993 theo quyết định số 216 của Bộ Công Nghiệp , Xưởng May 10 được chuyển thành công ty May 10, được cấp giấy chứng nhận kinh doanh số 106286 ngày 7/4/1993 và được Nhà nước giao làm hàng may gia công xuất khẩu. Tháng 1 năm 2005, công ty May 10 được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần May 10 thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam theo quyết định số 105/2004/QĐ-BCN ngày 02/10/2004 của Bộ Công Nghiệp với số vốn điều lệ ban đầu là 54 tỷ đồng và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh SV: Vũ Thị Phượng Lớp: Kế toán 47C Báo cáo thực tập tổng hợp doanh lần đầu số 0103006688 và thay đổi đăng ký kinh doanh lần 3 vào 24/12/2007. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Công Ty Cổ Phần May 10 đã trở thành một trong những công ty hang đầu trong chuyên ngành may mặc, luôn đạt những thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất và Công ty đã được Nhà nước Việt Nam tặng những phần thưởng cao quý như: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (năm 2005), Anh hùng lao động,…và nhiều Huân chương các loại khác. Công ty cũng đã đạt được nhiều giải thưởng :Giải thưởng Chất lượng Việt Nam, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương, và Công ty May 10 là một trong số những doanh nghiệp đầu tiên của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam đã nghiên cứu và áp dụng mã số mã vạch trong quản lý, kinh doanh từ năm 2000. 1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Công ty cổ phần May 10 là một doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá,có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập, chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. 1.2.1 Các ngành nghề kinh doanh của công ty. + Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may. + Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng khác. + Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân. + Đào tạo nghề. + Xuât nhập khẩu trực tiếp. + Giáo dục mầm non, chăm sóc và nuôi dạy trẻ,… + Sản xuất và mua bán nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng vật liệu,hoá chất, thuốc nhuộm và các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt, may. + Sản xuất, mua bán nguyên vật liệu bông xơ, nguyên phụ liệu, bao bì cho sản xuất và chế biến bông, dịch vụ kỹ thuật SV: Vũ Thị Phượng Lớp: Kế toán 47C Báo cáo thực tập tổng hợp + Xuất nhập khẩu và kinh doanh : hàng dệt may, thiết bị phụ tùng ngành dệt may; phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm,… Tuy nhiên lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng may mặc. Và cụ thể là công ty chuyên sản xuất các loại áo sơ- mi nam, nữ, áo jacket, comple, veston, quần âu các loại…để phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 phương thứcchủ yếu sau : Nhận gia công toàn bộ: Là phương thức mà trong đó: kiểu dáng, mẫu mã, nguyên phụ liệu do khách hàng mang tới và công ty chỉ thực hiện gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn và chất lượng khách hàng yêu cầu và giao trả cho khách hàng. Sản xuất hàng xuất khẩu theo hình thức FOB: Là phương thức trong đó công ty tiến hành sản xuất mẫu chào bán theo yêu cầu của khách hàng; sau khi ký được hợp đồng, công ty sẽ tự mua nguyên phụ liệu theo mẫu chào hàng, tổ chức sản xuất và tiến hành xuất sản phẩm cho khách hàng. Hàng xuất theo hình thức FOB được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế do khách hàng chỉ định. Sản xuất hàng nội địa: Là phương thức trong đó công ty thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất từ thiết kế, mua nguyên phụ liệu, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước. Bảng 1 - Bảng cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh hàng may mặc (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Xuất khẩu 376.48 5 82.23 479.89 2 86.77 539.184 85.37 365.007 78.68 Gia công 116.34 4 25.43 136.47 1 24.68 188.726 29.88 207.134 44.65 FOB 260.14 1 56.8 343.42 1 62.09 350.458 55.49 157.873 34.03 KD nội địa 81.045 17.77 73.063 13.23 92.422 14.63 98.886 21.32 Tổng 457.52 0 100 552.95 5 100 631.606 100 463.893 100 SV: Vũ Thị Phượng Lớp: Kế toán 47C Báo cáo thực tập tổng hợp (Nguồn: phòng Kế hoạch, phòng Kinh doanh công ty cổ phần May 10) Từ bảng trên ta thấy, tổng doanh thu của công ty trong mấy năm qua có sự biến động. Cụ thể là, sau 3 năm liên tiếp từ năm 2004 đến năm 2006 tổng doanh thu tăng dần, sang năm 2007 doanh thu có sự sụt giảm đáng kể, từ mức đạt 631.606 tỷ đồng năm 2006 xuống còn 463.893 tỷ đồng năm 2007, tức giảm gần 26%, và chỉ cao hơn doanh thu năm 2004 có 6,3735 tỷ đồng. Sự sụt giảm này bắt nguồn chủ yếu từ sự sụt giảm của doanh thu xuất khẩu theo hình thức FOB, bởi lẽ doanh thu nội địa và doanh thu từ hoạt động gia công xuất khẩu vẫn duy trì mức tăng liên tục trong 4 năm qua. Cụ thể là sau khi doanh thu xuất khẩu dưới hình thức FOB tăng dần lên trong 3 năm liên tiếp từ 2004 đến 2006, thì đến năm 2007 cũng bị sụt giảm mạnh tới 192,585 tỷ đồng, tức 54.88%, so với năm 2006. Sở dĩ như vậy một phần là từ đầu năm 2007, Mỹ đã áp dụng cơ chế giám sát đặc biệt đối với hàng dệt may, dẫn đến một số khách hàng có đơn hàng lớn vào Mỹ đã rút các đơn hàng để tránh rủi ro cho họ. Hơn nữa, đó còn là do chi phí đầu vào tăng cao trong năm qua làm cho giá thành sản xuất tăng cao,và gây ra những khó khăn cho việc tìm các bạn hàng để ký kết các hợp đồng xuất khẩu. 1.2.2 Kết quả một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong mấy năm trở lại đây. • Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng lao động. SV: Vũ Thị Phượng Lớp: Kế toán 47C Báo cáo thực tập tổng hợp Bảng 2 – Cơ cấu lao động của công ty. Tiêu thức Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Tổng số LĐ 5.790 100 6.909 100 7.499 100 Phân theo trình độ lao động Trên ĐH 5 0,086 8 0,116 10 0,13 ĐH và CĐ 351 6,062 372 5.38 380 5,06 Trung cấp 318 5.49 334 4.83 350 4,66 CN bậc cao 1.277 22.05 1.545 22.36 1.679 22,39 CN khác 3.839 66,31 4.650 67.30 5.080 67,74 Phân theo đối tượng LĐ trực tiếp 5.130 88,61 6.209 89,87 6.770 90,28 LĐ gián tiếp 660 11,39 700 10,13 729 9,72 Phân theo giới tính LĐ nam 1.420 24,52 1.700 24,61 1.780 23,73 LĐ nữ 4.370 75,48 5.209 75,39 5.719 76,27 (Nguồn: Văn phòng công ty cổ phần May 10) Qua bảng trên cho thấy lực lượng lao động của công ty trong 3 năm qua đã có sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Số lượng lao động năm 2006 tăng 590 người, tức là 8,53% so với năm 2005, số lượng lao động năm 2005 tăng 1.190 người, tức là 19.33% so với năm 2004; số lượng người có trình độ Cao đẳng, Đại học và trên Đại học tăng về số lượng đồng thời tăng về tỷ trọng và tỷ trọng công nhân bậc cao cũng tăng lên cho thấy trình độ tay nghề của người công nhân ngày càng được nâng cao. Nếu xét về giới tính, số lượng và tỷ lệ lao động nữ ngày càng lớn và có xu hướng tăng lên qua các năm do đó công ty cần có chính sách quan tâm hơn nữa đến đối tượng lao động này. • Các chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn Bảng 3 – Cơ cấu nguồn vốn của công ty. SV: Vũ Thị Phượng Lớp: Kế toán 47C Báo cáo thực tập tổng hợp (Đơn vị tính: triệu đồng) Nguồn vốn Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) A.NỢ PHẢI TRẢ 147.159 71.54 181.105 75.30 156.863 70.39 I.Nợ ngắn hạn 121.762 59.19 145.321 60.40 122.612 55.02 II.Nợ dài hạn 25.397 12.34 35.874 14.90 34.251 15.36 B.VỐN CSH 57.539 28.46 59.390 24.69 65.985 29.61 I.Vốn chủ sở hữu 55.979 27.21 56.070 24.30 62.940 28.24 - Vốn đầu tư của CSH 54000 26.25 54.000 22.44 54.000 24.23 - LN chưa phân phối 1.979 0.962 2.070 1.86 8.940 4.01 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.560 0.76 3.320 1.38 3.045 1.37 TỔNG NGUỒN VỐN 205.698 100 240.595 100 222.848 100 (Nguồn: phòng Tài chính – kế toán công ty cổ phần May 10) Từ bảng trên ta thấy, năm 2005 tỷ trọng nợ phải trả của công ty tăng cao chiếm đến 75.30%, trong khi tỷ trọng vốn chủ sở hữu lại giảm xuống còn 24.69% cho ta thấy khả năng độc lập về tài chính của công ty giảm. Nhưng sang 2006, tỷ trọng nợ phải trả đã giảm xuống còn 70.39%, và tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng lên và chiếm 29.61% tổng nguồn vốn cho thấy, đây là cơ cấu vốn hợp lý và có thể đảm bảo cho công ty có thể hoạt động kinh doanh tốt. • Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất – kinh doanh của công ty. Bảng 5– Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 SS 05/04 (%) SS 06/05 (%) Tổng doanh thu 458.667 554.042 633.095 20.79 14.26 SV: Vũ Thị Phượng Lớp: Kế toán 47C Báo cáo thực tập tổng hợp (triệu đồng) Tổng chi phí (triệu đồng) 452.982 540.201 617.745 19.25 14.26 Lợi nhuận (triệu đồng) 5.685 13.841 15.350 138.40 10.9 Lao động ( người) 5.790 6.909 7.499 19.33 8.54 Thu nhập bình quân (nghìn đồng ) 1.454 1.502 1.512 3.3 0.67 (Nguồn: phòng Tài chính kế toán công ty cổ phần May 10) Từ bảng trên ta thấy: tổng doanh thu của công ty năm sau đều cao hơn năm trước, và tốc độ tăng đều ở mức 2 con số, nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm dần. Điều này cho ta thấy, mức độ cạnh tranh ngày càng lớn trên cả thị trường trong nước và quốc tế, mà đặc biệt là sự cạnh tranh từ hàng may mặc của Trung Quốc.Bên cạnh đó tổng chi phí cũng tăng lên mạnh mẽ, song tốc độ luôn bằng hoặc thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu cho phép công ty tăng được lợi nhuận, mặt khác, nó phản ánh sự hiệu quả của công ty đối với việc quản lý chi phí.Cũng nhờ việc quản lý hiệu quả chi phí, đã giúp cho lợi nhuận tăng mạnh mẽ trong 3 năm qua, thậm chí năm 2005 tăng gấp 138.40 so với năm 2004. Nó đã phần nào cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của toàn công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thu nhập bình quân của người lao động tăng với tốc độ 3.3% năm 2005 và 0.67% năm 2006 là thấp so với tốc độ tăng của lợi nhuận và nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng mạnh của lực lượng lao động trong năm 2005 và năm 2006. Tóm lại qua phân tích trên ta thấy, công ty hiện đang có tốc độ phát triển tốt, luôn đảm bảo đời sống công nhân viên, thu nhập năm sau cao hơn năm trước. 1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý tại công ty May 10 1.3.1 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty May 10 SV: Vũ Thị Phượng Lớp: Kế toán 47C ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT Báo cáo thực tập tổng hợp Từ sơ đồ trên ta thấy, bộ máy quản lý của công ty May 10 được tổ chức theo kiểu trực tuyến-chức năng. Các phòng ban không trực tiếp ra các quyết định quản lý, mà chỉ thực hiện các công việc chuyên môn của mình, tiến hành nghiên cứu, hỗ trợ, đôn đốc các đơn vị, xí nghiệp sản xuất, nhằm tham mưu cho Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc và các giám đốc điều hành Nhờ đó hoạt động quản lý được gọn nhẹ, hợp lý, và có hiệu quả hơn SV: Vũ Thị Phượng Lớp: Kế toán 47C HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 1 PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 2 GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH P.KỸ THUẬT P. CƠ ĐIỆN BAN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BAN BẢO VỆ QUÂN SỰ BAN MARKETINH BAN TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P. KINH DOANH P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ TRƯỜNG MẦM NON BAN Y TẾ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG P.KHO VẬN P. KẾ HOẠCH 11 XÍ NGHIỆP & 2 LIÊN DOANHH TRƯỜNG CÔNG NHÂN KỸ THUẬT MAY THỜI TRANG BAN NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC SẢN XUẤT P.QA Báo cáo thực tập tổng hợp • Cấp quản trị bao gồm: Hội đồng quản trị, ban Giám đốc Hội đồng quản trị Về nhiệm vụ: • Đề ra các chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch kinh doanh • Giám sát, chỉ đạo ban điều hành trong công việc điều hành hàng ngày Về Quyền hạn: • Quyết định các phương án đầu tư và dự án đầu tư quy mô lớn vượt quá thẩm quyền của ban điều hành • Bổ nhiễm, miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng với ban điều hành và các cấp quản lý khác • Quyết định giải pháp phát triển thị trường, việc mở các văn phòng đại diện • Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty Ban Giám đốc: bao gồm Tổng giám đốc, 2 phó tổng giám đốc, 1 giám đốc điều hành Tổng giám đốc: là người điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phó tổng giám đốc: là người giúp việc cho Tổng giám đốc đồng thời được tổng giám đốc uỷ quyển giải quyết công việc khi đi vắng; v à đi ều điều hành ở khối khu vực Phó tổng giám đốc 1 : chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về điều hành hoạt động của các phòng ban như phòng kỹ thuật, phòng cơ điện, ban đầu tư phát triển và ban thiết kế thời trang Phó tổng giám đốc 2 : chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc v ề các hoạt động của các phòng ban như Phòng QA, ban nghiên cứu tổ chức sản xuất, trường công nhân kỹ thuật may và thời trang và 11 xí nghiệp sản xuất và 2 cơ sở liên doanh SV: Vũ Thị Phượng Lớp: Kế toán 47C