Đặc điểm
Nguyên vật liệu là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với công ty cổ phần may 10 là một doanh nghiệp chuyên về may mặc thì nguyên vật liệu được thể hiện dưới dạng vật hoá mà chủ yếu là các loại vải. Hơn nữa xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty là: sản xuất chủ yếu theo các đơn đặt hàng, vì vậy chủng loại sản phẩm rất đa dạng và phong phú. Mỗi đơn đặt hàng có yêu cầu về quy cách mẫu mã phẩm chất sản phẩm khác nhau. Do đó nguyên vật liệu của công ty cũng đa dạng về chủng loại, quy cách cũng như mẫu mã.
Phân loại nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu: căn cứ vào vai trò và
tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu của công ty được phân loại thành
+ Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu hình thành nên sản phẩm bao gồm chủ yếu là các loại vải, bông,…
+ Nguyên vật liệu phụ:là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất và được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm bao gồm : vải lót, cúc, chỉ khâu, khoá,…
+ Phế liệu : chủ yếu là các loại vải vụn,…
+ Phụ tùng thay thế: như là kim máy khâu, dây curoa máy khâu,…
Công cụ dụng cụ: bao gồm các loại bao
bì đóng gói,…
Chú ý: Đối với những sản phẩm gia công xuất khẩu thì công ty không chịu trách nhiệm mua nguyên phụ liệu mà sẽ nhận được từ phía đối tác, công việc của công ty là phải tính được định mức tiêu hao để có thể đảm bảo hoàn thành đơn hàng đúng theo yêu cầu của đối tác.Còn đối với những sản phẩm sản xuất để tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu theo hình thức FOB thì công ty có trách nhiệm tìm kiếm và xác định định mức nguyên phụ liệu phục vụ cho việc sản xuất. Công ty có thể mua nguyên phụ liệu đó ở trong nước hoặc có thể nhập khẩu từ nước ngoài. Có thể xem xét việc nhập nguyên phụ liệu này theo bảng dưới đây:
Bảng 5- Thị trường nhập nguyên phụ liệu theo hợp đồng FOB.
(Đơn vị tính: USD) Thị trường
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Trung Quốc 9.620.754 51 4.487.761 32 2.897.295 53 Đài Loan 2.342.209 12 3.416.958 25 1.201.743 22 Hồng Kông 1.240.337 7 701.505 5 556.241 10 Asean 1.996.207 11 275.878 2 171.479 3 Việt Nam 437.294 3 132.667 1 170.838 3 Nguồn khác 3.166.848 16 4.766.044 35 472.938 9 Tổng 18.803.649 100 13.780.813 100 5.470.534 100
(Nguồn: phòng Kế hoạch công ty cổ phần May 10)
Từ bảng trên ta thấy, nguyên phụ liệu nhập theo hợp đồng phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu theo hình thức FOB có xu hướng giảm, trong khi công ty lại không thể tự sản xuất được nguyên phụ liệu, đã cho thấy việc sản xuất phục vụ tiêu thụ trong nước và/hoặc xuất khẩu theo hình thức FOB đã giảm trong năm qua.
Xem xét về cơ cấu thị trường nhập khảu ta thấy, nguồn nguyên phụ liệu được nhập nhằm sản xuất hàng hóa cho thị trường trong nước và xuất khẩu của công ty chủ yếu là từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, các nước Asean. Và trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất là Trung Quốc, tuy giảm tỷ trọng vào năm 2006,
nhưng lại tăng lên rất nhanh trong năm 2007, đã cho thấy đây luôn là nguồn nhập khẩu chủ yếu của công ty. Đài Loan, Hồng Kông, các nước Asean cũng luôn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Một điều đáng lưu ý là, nguồn cung từ thị trường trong nước vẫn còn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, chỉ trên dưới 3% và thiếu sự ổn định cần thiết.