Những quy tắc vàng trong chụp ảnh, mọi người đam mê yêu thích chụp cần biết và nên biết
Trang 1Những quy tắc, định luật Nhiếp ảnh
1 Quy tắc f/16
Trong trường hợp máy đo sáng bị hỏng , ta có thể áp dụng quy tắc f/16 để chụp Quy tắc này được phát biểu như sau:
Với ánh sáng thuận của một ngày nắng ráo, trong khoảng thời gian 1h sau khi mặt trời mọc và trước 1h khi mặt trời lặn Đồng thời chủ đề có độ
tương phản trung bình thì khẩu độ chuẩn luôn là f/16, tốc độ chập tương đương với ISO đang
sử dụng
( tốc độ chập tương đương với ISO đang sử dụng: ví dụ ISO 400 thì tốc độ là 1/500, cũng giống như quy tắc về tốc độ an toàn tối thiểu)
Khẩu độ sẽ điều chỉnh tùy theo từng trường hợp cụ thể
- Trời nắng rực không mây, bóng đổ đen xậm sử dụng f/16
- Trời nhiều mây, bóng đổ dịu sử dung f/11
- Trời sáng nhưng mây mù, không có bóng đổ sử dụng f/8
- Trời mây mù âm u hay có sương mù hoặc mưa phùn sử dụng f/5.6
- Trong bóng dâm dười trời nắng sử dụng f/5.6
- Trời mù mịt, sương mù dày đặc, mưa dầm, trời tối sầm sử dụng f/4
Ghi nhớ:
+ Nếu ánh sáng tạt ngang mở thêm 1 khẩu độ
+ Với ánh sáng ngược, mở lớn thêm 2 khẩu độ
+ Nếu muốn giữ đổ bóng đen thì giữ nguyên
Còn rất nhiều các tình huống ánh sáng phức tạp khác, nhờ các Bác có kinh nghiệm gợi ý thêm
2 Quy tắc tốc độ an toàn tối thiểu
Chắc Bác thanhvit chưa đọc kỹ bài viết của em về Dof rồi Anh Longpt cũng đã nói một cách
cô đọng nhất về quy tắc này Nhưng dù sao để dễ hiểu nhất
cho mọi đối tượng, tiện đây em cũng nói đại ý cái quy tắc tốc độ an toàn tối thiểu (nói chính xác hơn là quy tắc tốc độ an toàn) được phát biểu như sau:
Trong trường hợp chụp chỉ cầm bằng tay, để đảm bảo cho hình ảnh rõ nét, tránh bị rung Tốc
độ được lựa chọn tối thiểu là nấc tốc độ nhanh hơn
và gần với tiêu cự ống kính tại thời điểm chụp nhất Tốc độ này được gọi là tốc độ an toàn Tốc
độ chụp thấp hơn, hình ảnh rõ nét bắt đầu phụ
thuộc vào sự may rủi
Ví dụ: Nếu 35mm thì 1/40; 50mm thì chọn 1/60; 105mm -135mm thì chọn 1/125; 135mm - 200mm thì chọn 1/160; 200mm - 300mm thì chọn 1/250;
400mm - 500mm thì chọn 1/500
Chính vì vậy mà ống kính góc rộng cầm tay chụp đỡ bị nhòe hình nhất Nhưng dù sao chụp dưới 1/15 cũng phải bấm nhiều phát mới chắc ăn được
Em cũng xin nói thêm, các nhiếp ảnh gia cho rằng: Nếu cầm máy vững thì có thể chụp dưới tốc
độ an toàn đến 3 nấc
Trang 2Bài học đầu tiên về môn này, em thấy rất ấn tượng Khi ở nhà hàng xóm, ông bố dạy đồng chí con mỗi tay cầm nửa viên gạch, giơ song song ngang vai,
không được cử động Và đến 01 tháng sau mới được cầm vào cái máy ảnh
3.Những nguyên tắc bố cục cổ điển (Tỷ Lệ Vàng)
- Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh
- - Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh
- - Điểm mạnh này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao
- - Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh
- - Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh
Bài sau: Định luật xa gần và cách áp dụng
Lưu ý:
- - Vùng bao phủ "loanh quanh" gần những điểm mạnh gọi là vùng mạnh, thưởng là vùng nối hai điểm mạnh
- Đường thẳng hay cong xuất phát từ đỉnh, cạnh đến cạnh đối diện nếu đi qua điểm mạnh hoặc chia cạnh ở vị trí 1/3 gọi là đường mạnh, như mấy
- cái đường thẳng ở dưới
Đấy thực ra cũng là một cách tư duy thêm của dân toán Ví dụ: Đường kính của đường tròn là dây cung lớn nhất, vậy chúng ta có thể tư duy là vậy
- các hình khác có đường kính không, nếu có thì đó là gì Theo cách định nghĩa đó ta cũng có thể gọi cạnh dài nhất của hình tam giác là đường kính hay
- đường chéo của hình chữ nhất là đường kính của hình chữ nhật
4 Luật xa gần (hay còn gọi là định luật viễn cận)
Được phát biểu đại khái như sau: Những tia nhìn từ mắt tới các vật nếu để xuyên qua một mặt phẳng sẽ đánh dấu trên đó các hình ảnh giống như mắt
- chúng ta nhìn thấy Do góc nhìn của mắt ta tới vật tăng hay giảm còn tuỳ theo vật đó ở gần hay xa mắt Nên khi xuyên qua mặt phẳng, nó sẽ đánh dấu
- lên đấy một hình ảnh nhỏ hay to, tương ứng với độ xa gần của vật
Em không biết các hoạ sĩ học như thế nào chứ riêng về cái Luật xa gần này đối với em (mặc dù là dân Toán) cũng thấy khó vật vã Áp dụng cho
- nhiếp ảnh nó có vẻ đơn giản hơn, các bạn chỉ nhớ quy luật này như sau: càng gần càng
to càng xa càng bé, càng gần càng rõ càng xa càng mờ
Nếu ai càng đứng gần ta ta càng nhìn rõ màu da, sắc thịt, tóc, quần áo có nghĩa càng gần càng rõ nét, trong khi ống kính lại rõ nét khi mở khẩu độ lớn,
- ta phải dùng cách chiếu sáng hoặc có tiền cảnh để tạo xen kẽ mờ rõ làm tăng chiều sâu cho ảnh
Cùng những người có kích thước như nhau, càng gần càng thấy to càng xa mắt ta trông càng bé, nên để tăng chiều sau cho ảnh khi chụp hàng dọc ta
- chụp chéo để nhìn rõ hàng người, người đầu hàng sẽ to người cuối hàng sẽ bé, ảnh sẽ có chiều sâu