Giai đoạn I: cây được đưa từ vườn ươm Trường Thông ấp 4 xã Phạm Văn Hai huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh về vườn ươm khoa Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm để tiếp tục theo dõi,
Trang 1
THẠCH BẰNG
MANGIUM) TẠI VƯỜN ƯƠM TRƯỜNG THÔNG
ẤP 4 XÃ PHẠM VĂN HAI, HUYỆN BÌNH CHÁNH,
TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2
THẠCH BẰNG
MANGIUM)TẠI VƯỜN ƯƠM TRƯỜNG THÔNG
ẤP 4 XÃ PHẠM VĂN HAI HUYỆN BÌNH CHÁNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Lâm Nghiệp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: Th.S Lê Huỳnh
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
Trang 3Trước hết con xin gởi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những người
đã sinh thành, nuôi nấng và dành cho con những điều tốt đẹp nhất để con có được ngày hôm nay
Xin Cảm ơn Toàn thể Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh Đặc biệt là quý thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp đã truyền dạy cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Huỳnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Phan Văn Trọng công tác trong vườn ươm khoa Lâm Nghiệp đã giúp đỡ đóng góp ý kiến truyền đạt những kiến thức quý báu về
kỹ thuật chăm sóc cây trồng
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến bạn bè những người đã cùng tôi chia sẻ vui buồn trong học tập và cuộc sống, những người đã giúp tôi về mặt tinh thần cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên THẠCH BẰNG
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
Đề tài "Chọn Tuyển Cây Keo Tai Tượng Tại Vườn ươm Trường Thông ấp 4, Xã
Phạm Văn Hai, Huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh"được thực hiện từ
11/2/2012 đến 11/5/1012, chia làm hai giai đoạn
Giai đoạn I: cây được đưa từ vườn ươm Trường Thông ấp 4 xã Phạm Văn Hai huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh về vườn ươm khoa Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm để tiếp tục theo dõi, so sánh sinh trưởng của ba hạng cây ( cây thấp, cây trung bình và cây cao)
Giai đoạn 2: Thực hiện tại vườn ươm Khoa Lâm nghiệp – Trường ĐH Nông lâm
Tp HCM – Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức Tp HCM Thí nghiệm được
bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (Randomized Complete Block Design) 3 nghiệm thức được bố trí ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại Thí nghiệm có ba hạng cây (cây thấp, cây trung bình và cây cao ) Tiến hành theo dõi so sánh tốc độ sinh trưởng của ba hạng cây, đo chiều cao và đường kính, phân tích xử lý số liệu.
Kết quả đạt được
Sự khác biệt về chiều cao và đường kính giữa ba hạng cây thì rất có ý nghĩa về mặt thống kê Sự khác biệt này có thể do chiều cao, đường kính ban đầu giữa các hạng cây là khác nhau
Còn về tốc độ sinh trưởng chiều cao và đường kính thì không có ý nghĩa về mặt thống kê Nhìn chung không có sự chênh lệnh lớn giữa các hạng cây
Trang 5MỤC LỤC
Trang Lời cảm ơn i
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan 3
2.2 Sơ lược đặc điểm cây keo tai tượng 4
2.2.1 Nguồn gốc và đặc điểm sinh thái 4
2.2.2 Đặc điểm sinh học của cây keo tai tượng 5
2.2.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc 5
Trang 62.3 Tiêu chuẩn chọn cây trội và tiêu chuẩn chọn cây con xuất vườn 7
2.3.1 Chọn cây trội 7 2.3.2 Chọn cây con xuất vườn 7
2.4 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu 7
2.4.1 Vị trí địa lý 7
2.4.3 Lượng mưa 8 2.4.4 Nhiệt độ 8 2.4.5 Gió 8
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 10
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 10
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm 10
3.2 Đặc điểm thí nghiệm ngoài đồng 10
3.2.1 Điều kiện khí hậu thời tiết 10
3.2.2 Đặc điểm đất đai khu vực thí nghiệm 11
3.4.1 Công tác ngoại nghiệp 12
3.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 13
3.4.3.Quy trình thực hiện thí nghiệm 14
3.5 Cách lấy mẫu và các chỉ tiêu theo dõi 15
Trang 73.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi 15
3.5.3 Xử lý thống kê và phân tích kết quả 16
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
4.1 Sự phân bố chiều cao, đường kính của cây keo tai tượng tại vườn Trường Thông
17 4.1.1 Sự phân bố chiều cao của cây keo tai tượng 17
4.1.2 Sự Phân Bố Đường Kính của cây keo tai tượng 18
4.2 Biến động chiều cao trung tình của ba hạng cây con qua năm lần đo 18
4.2.1 Biến Động Chiều CaoTrung Bình Của Ba Hạng Cây Con ở Lần Đo Thứ I 19
4.2.2 Biến động chiều cao trung bình của ba hạng cây con ở lần đo thứ II 20
4.2.3 Biến động chiều cao trung bình của ba hạng cây con ở lần đo thứ III 22
4.2.4 Biến động chiều cao trung bình của ba hạng cây con ở lần đo thứ IV 24
4.2.5 Biến động chiều cao trung bình của ba hạng cây con ở lần đo thứ V 26
4.3 Biến động đường kính cổ rễ trung bình của ba hạng cây con qua năm lần đo 27
4.3.1 Biến động đường kính cổ rễ trung bình của ba hạng cây con ở lần đo thứ I 27
4.3.2 Biến động đường kính cổ rễ trung bình của ba hạng cây con ở lần đo thứ II 29
4.3.3 Biến động đường kính cổ rễ trung bình của ba hạng cây con ở lần đo thứ III 31
4.3.4 Biến động đường kính cổ rễ trung bình của ba hạng cây con ở lần đo thứ IV 33
4.3.5 Biến động đường kính cổ rễ trung bình của Ba hạng cây con ở lần đo thứ V 35
4.4 Diễn biến sinh trưởng về chiều cao ba hạng câycon 37
4.4.1 Mức sinh trưởng cây thấp 37 4.4.2 Mức sinh trưởng cây trung bình 38
4.4.3 Mức sinh trưởng cây cao 39
4.4.4 Mức sinh trưởng chiều cao của ba hạng cây con 40
Trang 84.5 Diễn biến sinh trưởng về đường kính cổ rễ của ba hạng cây con 42
4.5.1 Mức sinh trưởng hạng cây thấp 42
4.5.2 Mức sinh trưởng đường kính cổ rễ của hạng cây trung bình 43
4.5.3 Mức sinh trưởng đường kính cổ rễ của hạng cây cao 44
4.5.4 Mức Sinh Trưởng Đường Kính Của ba Hạng Cây Con 45
Trang 11Bảng 4.20 Phân tích biến động về đường kính trung bình của 3 hạng cây 30
Bảng 4.21 Trắc nghiệm LSD của Dcr theo nhân tố hạng cây ở lần đo thứ II 31
Bảng 4.21 Đường kính cổ rễ trung bình của 3 hạng cây con ở lần đo thứ III 31
Bảng 4.22 Phân tích biến động về đường kính trung bình của 3 hạng cây 32
Bảng 4.23 Trắc nghiệm LSD của Dcr theo nhân tố hạng cây ở lần đo thứ III 33
Bảng 4.24 Đường kính cổ rễ trung bình của 3 hạng cây con ở lần đo thứ IV 33
Bảng 4.25 Phân tích biến động về đường kính cổ rễ trung bình của 3 hạng cây con 34
Bảng 4.2 Trắc nghiệm LSD của Dcr theo nhân tố hạng cây ở lần đo thứ IV 35
Bảng 4.27 Đường kính cổ rễ trung bình của 3 hạng cây con ở lần đo thứ V 35
Bảng 4.28 Phân tích biến động về đường kính trung bình của 3 hạng cây 36
Bảng 4.29 Trắc nghiệm LSD của Dcr theo nhân tố hạng cây ở lần đo thứ IV 37
Bảng 4.30 Tốc độ tăng trưởng chiều cao hạng cây thấp 38 Bảng 4.31 Tốc độ tăng trưởng chiều cao hạng cây trung bình 39
Bảng 4.32 Tốc độ tăng trưởng chiều cao hạng cây cao 40
Bảng 4.33 Tốc độ tăng trưởng chiều cao của ba hạng cây con 40
Bảng 4.34 Tốc độ tăng trưởng chiều cao của ba hạng cây con 42
Bảng 4.35 Tốc độ tăng trưởng đường kính hạng cây thấp 43 Bảng 4.36 Tốc độ tăng trưởng đường kính hạng cây trung bình 44
Bảng 4.37 Tốc độ tăng trưởng đường kính hạng cây cao 45
Bảng 4.38 Tốc độ tăng trưởng đương kính cổ rễ của ba hạng cây con 46
Bảng 4.39 Tốc độ tăng trưởng đường kính cổ rễ của ba hạng cây con 47
Trang 12DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 4.1 Phân Bố Tần Số Theo Cấp Chiều Cao Cây Keo Tai Tượng 17
Hình 4.2 Phân Bố Tần Số Theo Cấp Đường Kính Cây Keo Tai Tượng 18
Hình 4.3 Biểu đồ tăng trưởng chiều cao của hạng cây thấp 38
Hình 4.4 Biểu đồ tăng trưởng chiều cao của hạng cây trung bình 39
Hình 4.5 Biểu đồ tăng trưởng chiều cao của hạng cây cao 40
Hình 4.6 Biểu đồ so sánh sự sinh trưởng chiều cao của hạng cây con 41
Hình 4.7 Biểu đồ tăng trưởng đường kính cổ rễ của hạng cây thấp 43
Hình 4.8 Biểu đồ tăng trưởng đường kính cổ rễ của hạng cây trung bình 44
Hình 4.9 Biểu đồ tăng trưởng đường kính cổ rễ của hạng cây cao 45
Trang 13Phụ lục 2.2 Phân tích ANOVA chiều cao cây ở lần đo I 54
Phụ lục 2.3 Phân tích ANOVA chiều cao cây ở lần đo II 55
Phụ lục 2.4 Phân tích ANOVA chiều cao cây ở lần đo III 56
Phụ lục 2.5 Phân tích ANOVA chiều cao cây ở lần đo IV 57
Phụ lục 2.6 Phân tích ANOVA chiều cao cây ở lần đo V 58
Phụ lục 2.7 Phân tích ANOVA đường kính cổ rễ cây ở lần đo I 59
Phụ lục 2.8 Phân tích ANOVA đường kính cổ rễ cây ở lần đo II 60
Phụ lục 2.9 Phân tích ANOVA đường kính cổ rễ cây ở lần đo III 61
Phụ lục 2.10 Phân tích ANOVA đường kính cổ rễ cây ở lần đo IV 62
Phụ lục 2.11 Phân tích ANOVA đường kính cổ rễ cây ở lần đo V 63
Phụ lục 2.12 Phân tích ANOVA chiều cao ba hạng cây 64
Phụ lục 2.13 Phân tích ANOVA đường kính cổ rễ ba hạng cây 64
Trang 14Tuy nhiên để đầu ra là những thành phẩm tốt thì đầu vào phải là những nguyên liệu bảo đảm chất lượng.Thực tế trong nhiều năm qua một số lớn diện tích rừng trồng sử dụng các cây giống không rõ xuất xứ nên năng suất thấp, sâu hại nhiều.Vì vậy muốn thành công trong công tác trồng rừng thì việc chọn cây giống keo tai tượng là một khâu rất quan trọng để tạo ra rừng trồng cây keo lai có năng suất cao Mặt khác việc chọn tuyển cây tốt về di truyền sẽ giúp trong tương lai tạo
ra rừng trồng cho ra những cây có phẩm chất tốt có tỉ lệ sống cao, giảm bớt chi phí lao động, công chăm sóc cho rừng trồng bằng cách cấy mô để tạo ra rừng trồng lấy
gỗ hoặc trồng ở vườn giống sau đó thu hạt để trồng rừng
Ngoài ra việc chọn tuyển sớm cây tại vườn ươm giúp chúng ta tiết kiệm thời gian không phải đợi cây trưởng thành, có thể tuyển chọn ngay tại vườn ươm mà không cần phải vào rừng, số lượng cây trong vườn ươm cũng nhiều từ đó có thể lựa chon những cây tốt nhất
Trang 15Do đó với nguyện vọng đóng góp một phần công sức vào việc chung của đất nước trong việc cải thiện giống keo lai đạt năng suất tốt hơn dưới sự hướng dẫn của
thầy Lê Huỳnh tôi tiến hành thực hiện đề tài “Chọn tuyển cây keo tai tượng tại vườn ươm Trường Thông, Ấp 4, Xã Phạm Văn Hai huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh”
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Chọn tuyển sớm cây keo tai tượng cá thể tại vườn ươm nhằm có được vật liệu di truyền tốt để cải thiện giống keo tai tượng
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Theo dõi và so sánh sự tăng trưởng về chiều cao của 3 hạng cây keo lai (cây cao, cây trung bình, cây thấp) tại vườn ươm
- Chọn ra những cây con phát triển tốt nhất về chiều cao, đường kính có khả năng làm vật liệu trồng rừng
Trang 16
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Keo tai tượng là loài có biên độ sinh thái rộng, có thể mọc được ở những nơi đất có độ pH thấp, nghèo dinh dưỡng có khả năng cạnh tranh với nhiều loài cỏ dại như cỏ tranh, ít bị sâu bệnh có khả năng chống chịu thời tiết không thuận lợi nhờ những phẩm chất tốt đó mà hiện nay cây keo tai tượng đang được trồng ở nhiều nước nhiệt đới Châu Á Ở Việt Nam keo tai tượng được trồng rộng rãi trong toàn quốc thường trồng thành rừng tập trung, trồng xen, trồng phân tán
Hiện nay,ở nước ta cây keo tai tượng được nhiều nhà khoa học chọn để nghiên cứu đặc tính nhằm mục đích cải tạo giống phục vụ cho công tác trồng rừng
Đề tài “ nghiên cứu chọn cây trội, nhân giống Keo tai tượng phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ gia dụng” do Nguyễn Minh Chí, Nguyễn Việt Cường (Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam) và Nguyễn Đức Hải (Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia) thực hiện Nghiên cứu chọn cây trội Keo tai tượng theo hướng cung cấp gỗ gia dụng và cắt tạo chồi, nhân giống các cây trội ở tuổi 10-13 tại 5 lâm trường ở Tuyên Quang đã đạt được kết quả khả quan Kết quả nghiên cứu cắt tạo chồi cho thấy cắt cành dưới tán và cắt cụt ngọn cho tỷ lệ ra chồi cao, đạt từ 82,6% đến 90,9% Các nghiên cứu về nhân giống cho kết quả tốt, một số dòng có tỷ lệ ra rễ khá cao như K83 C, K98 C, K101 và K102 với tỷ lệ hom ra rễ trên 80% Vị trí lấy hom ở dưới tán có tỷ lệ ra rễ cao hơn ở phía trên ngọn Kết quả nghiên cứu về tính chất cơ
lý gỗ cho thấy mức độ biến dị về khối lượng thể tích giữa các dòng từ 580kg/m3 đến798kg/m3.
(nguồn:http://www.fsiv.org.vn/?module=detail&object=article&catID=43&artID=1530)
Trang 17Đề tài “Đánh giá sinh trưởng các cấp cây của hai dòng keo lai (Acacia hybrid) K33 và K16 tại vườn ươm Long Thành thuộc xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ” do Nguyễn Văn Việt ( khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm TPHCM) thực hiện năm 2004 Mục tiêu của đề tài là khảo sát ảnh hưởng của chất lượng cây con của hai dòng cây tới sinh trưởng của chúng tại vườn ươm Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt giữa hai dòng K33 và K16 chỉ có chỉ tiêu
về tốc độ tăng trưởng về thể tích và sinh khối là có ý nghĩa về mặt thống kê và dòng K33 tỏ ra chiếm ưu thế hơn dòng K36 nên được chọn để làm rừng trồng
2.2 Sơ lược đặc điểm cây keo tai tượng
2.2.1 Nguồn gốc và đặc điểm sinh thái
Cây keo tai tượng thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ phụ trinh nữ (Mimosoideae) Tên gọi khác là Rancosperma mangium (Willd) Pedley, tên thương
mại black wattle, hickory wattle, brown salwood.Ở Việt nam tên thượng gọi là keo tai tượng, keo lá to
Cây có nguồn gốc từ miền bắc bang Quensland, Úc qua đảo Papua New Guinea tới tỉnh Irian Jaya và Muluku, Indonesia Được trồng rộng rãi tại các vùng nhiệt đới ẩm đặc biệt tại Indonesia Malaysia, Philippin và vùng Đông Dương Tại Việt Nam keo tai tượng đã được trồng từ miền Bắc tới miền Nam Cây sinh trưởng tốt nhất ở nơi có lượng mưa 1500- 2500mm/năm
Là loài cây mọc nhanh, có vòng đời tương đối ngắn (30- 50 năm), thích nghi với nhiều loại đất chua có độ pH 4,5 -6,5 ở các vùng đất thấp nhiệt đới ẩm Loài cây này không chịu được sương và che bóng Sinh trưởng tốt ở các địa điểm màu mỡ, thoát nước tốt nhưng cũng sinh trưởng được trên đất kém màu mỡ và thoát nước kém Cây non dễ cháy có thể trở thành cây dại trong một số điều kiện nhất định
Cây lai tự nhiên và nhân tạo giữa cây keo lá tràm và keo tai tượng tỏ ra có những đặc tính tốt dùng trong trồng rừng
Cây keo tai tượng là cây trồng rừng chính ở Châu Á được dùng chủ yếu làm nguyên liệu giấy, làm gỗ củi, gỗ xây dựng và gia dụng, lấy bóng và phòng hộ Đặc biệt loài cây này được đánh giá có tác dụng cải tạo đất thoái hóa và xói mòn, một
Trang 18đặc điểm có giá trị là khả năng cạnh tranh với cỏ tranh (Imperata cylindrica) sử
dụng làm hạn chế cỏ mọc ở các khu đất trống
(Nguồn: sách trồng rừng chuyên khoa do VTSP biên soạn dưới sự tài trợ của DANIDA)
2.2.2 Đặc điểm sinh học của cây keo tai tượng
Cây thường xanh, cao 25- 30m đường kính 60-80cm Thân mập, thẳng, vỏ ngoài xám Phân cành dài nhánh non có 3 cạnh to Đoạn thân dưới cành có thể chiếm trên ½ tổng chiều dài của cây, đôi khi ở gốc có bạnh vè đường kính không vượt quá 50cm Dạng sinh trưởng có thể là một thân cho tới vài thân hay dạng cây bụi chịu ảnh hưởng của cả kiểu gen và môi trường
Vỏ thô ráp, có rãnh,có màu xám hoặc nâu Các cành nhỏ có nhánh
Lá đơn mọc cách dạng thuôn dài cong phình rộng ở phần trên, đầu thuôn tù thu hẹp dần ở góc Lá lớn dài tới 25cm rộng 3-10cm, xanh sẩm thường có 4 gân dọc, lá trên cây non là lá phức
Hoa lưỡng tính màu trắng hoặc màu kem dạng chùm đuôi sóc thưa, hoa dài tới 10cm chùm hoa đơn hoặc theo cặp ở phần trên tán lá Thời gian ra hoa khác nhau trên các địa điểm tự nhiên hay rừng trồng
Quả đậu tự mở, cuộn chặt khi chín, màu nâu đậm, vỏ hóa gỗ dài 7-8cm, rộng 3-5mm
Hạt đen và bóng, hình elip 3-5 x2-3mm với mày hạt nâu sáng hoặc da cam cuộn gấp dưới hạt, có khoảng 95000- 11000 hạt/kg
2.2.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc
2.2.3.1 Chuẩn bị đất trồng
- San ủi thực bì, đốt dọn , cày phá lâm bằng chảo 3
- San bằng các gốc cây, gò mối, cày chảo 7 hai lần để đạt độ tơi của đất
2.2.3.2 Thiết kế mặt độ trồng
Thiết kế trồng rừng: Tùy theo mục đích trồng mà có mật độ trồng khác nhau ( 1.100 cây/ha, 1.650 cây/ha hoặc 2.200cây/ha )
Trang 19Thông thường thì trồng rừng với mật độ 1.650 cây/ha; thiết kế theo kích thước: 3mx2m (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m) để sau này dễ cơ giới hóa trong khâu chăm sóc và phòng chống cháy rừng
- Trước khi bỏ cây xuống hố cần phải xé túi bầu
- Cho cây vào hố, giữ cây thẳng đứng, sau đó lấp đất, cách mặt đất từ 3 – 4
cm, dùng tay ấn chặt vào gốc cây
2.2.3.5 Chăm sóc
- Sau khi trồng 1 tuần đến 10 ngày, những cây chết phải được dặm ngay
- Làm cỏ vun gốc 1 tháng sau khi trồng
- Hàng năm định kỳ 6 tháng làm cỏ, bón phân, vun gốc một lần, lượng phân bón (100gr NPK )/cây/1ần bón Bón phân trong 3 năm đầu
- Sử dụng cơ giới cày sạch cỏ giữa 2 hàng cây cho năm thứ nhất đến năm thứ
ba, thực hiện 2 lần/năm
2.2.4 Thu hoach, chế biến và bảo quản
2.2.4.1 Thu hoạch
Thu hái quả từ trên cây hoặc dưới đất, các quả khô được bẻ khỏi cành, thu từ bạt đặt
ở dưới cây
2.2.4.2 Chế biến
Quả keo tai tượng sau khi thu hái phải chế biến càng nhanh càng tốt Vì mùa
ra quả kéo dài hầu hết là các lô quả có cả quả chưa chín (quả xanh) và đã chín (bị rỗng) Các quả xanh có thể làm chín bằng cách phơi trong bóng râm cho đến khi chín và khô Hạt có hàm lượng nước cao không nên phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời làm như vậy sẽ làm giảm sức sống Vì hạt dính liền với vỏ quả nên thông thường cần có tác động cơ học để tách hạt ra khỏi vỏ quả Mày hạt có thể loại
bỏ bằng cách xát hạt vào sàng
Trang 202.2.4.3 Bảo quản
Để bảo quản cần bỏ mày hạt vì những mày hạt mềm có khả năng hút ẩm và
dễ bị nấm Nếu được bảo quản trong túi kín trong phòng tối và lạnh vẫn giữ được sức sống trong một vài năm Hàm lượng nước để bảo quản nên là 5-7%
2.3 Tiêu chuẩn chọn cây trội và tiêu chuẩn chọn cây con xuất vườn
2.3.1 Chọn cây trội
- Cây trội phải vượt trội các cây xung quanh về chỉ tiêu đường kính, chiều cao…
- Việc chọn cây trội phải được đi lập lại nhiều lần Vì không thể quan sát hình thái bên ngoài mà có thể khẳng định rằng cây nào đó có thể sẽ là cây trội mà phải quan sát nhiều lần đánh giá các chỉ tiêu 1 cách kỹ lưỡng khi đó ta mới có thể thu được kết quả như mong muốn
2.3.2 Chọn cây con xuất vườn
Đánh giá của một số cán bộ kỹ thuật và các chủ vườn ươm cho rằng cây con xuất vườn phải xanh tốt,khỏe mạnh, có đỉnh chủ đạo, hệ rễ phát triển đầy đủ không
bị sâu bệnh Và bên cạnh đó phải đạt các tiêu chuẩn sau: chiều cao cây con phải là
20 -30cm, tuổi cây từ 2 tháng đến 2,5 tháng và đường kính cổ rễ 0,2 – 0,3cm
2.4 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu
2.4.1 Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí địa lý:
+ Từ 10022’ đến 11010’ độ vĩ bắc
+ Từ 106022’ đến 107002’ độ kinh đông
+ Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh
+ Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Dương
+ Phía Tây giáp tỉnh Long An
+ Phía Nam giáp với biển Đông
2.4.2 Địa hình
Nhìn chung, Tp HCM có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc thoai thoải theo hướng Tây bắc – Đông nam Đi sâu hơn, Tp HCM có thể chia làm 4 dạng địa hình chính:
Trang 21+ Dạng địa hình gò lượn sóng cao nhất ở Bắc Củ Chi và một số khu vực Hóc Môn, Thủ Đức có độ cao chênh lệch 5 – 35 m
+ Dạng tương đối bằng phẳng dọc quốc lộ Nam Bình Chánh, một phần Nhà
Bè, ven sông Sài Gòn có độ chênh lệch 1 – 2 m
+ Dạng trũng lầy thuộc Nam kênh An Hạ, Lê Minh Xuân, Nam Nhà Bè, Bắc Cần Giờ và một phần ở quận Thủ Đức, có độ chênh lệnh 0,5 – 1m
+ Dạng thấp mới hình thành ven biển Cần Giờ
2.4.3 Lượng mưa
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo
có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 kết thúc tháng 11 dương lịch, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 dương lịch năm sau
Theo số liệu đo đếm của trạm Tân Sơn Nhất:
+ Lượng mưa bình quân năm: 1949 mm
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:
+ Hướng gió Tây – Tây Nam thổi vào mùa mưa tháng 5 đến tháng 10, hoạt động mạnh nhất vào tháng 7; 8 thường đem theo mưa
+ Hướng gió Bắc – Đông bắc thổi vào mùa khô, hoạt động mạnh vào các tháng 2; 3 làm tăng lượng bốc hơi nước
Trang 222.4.6 Ánh sáng
Trung bình, mỗi năm Tp HCM có khoảng 2286 giờ nắng Như vậy, bình quân mỗi ngày có khoảng 6,3 giờ nắng Số giờ nắng trong ngày phụ thuộc vào lượng mây và phụ thuộc vào mùa Thông thường số giờ nắng trong ngày mùa khô nhiều hơn số giờ nắng trong ngày mùa mưa Lượng bốc hơi nước tương đối lớn: trung bình lượng bốc hơi hàng năm là 1399 mm Lượng bốc hơi nước trong mùa mưa khoảng 2 – 3 mm/ngày
Trang 23
Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
3.1.1 Thời gian
Đề tài được tiến hành từ ngày 11/02/2012 đến ngày 11/05/2012
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm
- Cây con được tuyển chọn từ vườn ươm Trường Thông ấp 4, Xã Phạm Văn
Hai, Huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Giai đoạn ngoài đồng được thực hiện tại Vườn ươm Khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM
3.2 Đặc điểm thí nghiệm ngoài đồng
3.2.1 Điều kiện khí hậu thời tiết
Bảng 3.1: Các Chỉ Tiêu Thời Tiết
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Khí tượng – Khí hậu viện khoa học Khí tượng
Thủy văn và Môi trường)
Nhận xét: Thí nghiệm được bố trí trong mùa mưa nên nhiệt độ trung bình khá mát
(29,20 C), tháng 3 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất (29,4oC) , và tháng 5 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất (29,4oC) Tổng lượng mưa cao nhất là lượng mưa của tháng 5 (153 mm), tháng 3 là có lượng mưa thấp nhất (31 mm), lượng mưa không đáng kể nên chủ động nước tưới, để đảm bảo cho việc sinh trưởng và phát
Tháng
Nhiệt độ (oC) Tổng
lượng mưa (mm)
Số ngày mưa (ngày)
Ẩm
độ (A0%)
Số giờ nắng (giờ)
Lượng bốc hơi (mm) Max TB Min
3 35 29,4 25,9 31 4 78 206 3,4
4 34,6 29,3 26 144 12 80 215 7,7
5 34,3 29 25,7 153 17 85 210 7,8
Trang 24triển của cây Trung bình số giờ nắng của những tháng làm thí nghiệm là khoảng (210 giờ), những tháng làm thí nghiệm có số giờ nắng trung bình trong ngày khá cao là thích hợp cho cây keo tai tượng sinh trưởng và phát triển tốt vì cây keo là loại cây ưa nắng Tuy nhiên, do có số giờ nắng khá cao nên làm cho quá trình bốc, thoát hơi nước diễn ra nhanh làm cho cây rễ héo, nên cần phải tưới nước nhiều Lượng bốc hơi nước cao nhất là tháng 5 là (7,8 mm) và thấp nhất là tháng 3 là
(3,4mm)
3.2.2 Đặc điểm đất đai khu vực thí nghiệm
Đất thuộc loại đất xám bạc màu hình thành trên phù sa cổ, thoát nước tốt, hàm lượng mùn ít, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc <5%, hướng dốc từ Nam thoải dần về hướng Bắc Theo kết quả phân tích đất của Phân viện nghiên cứu Lâm nghiệp phía Nam, thì đất vườn ươm có thành phần cơ giới nhẹ, cát pha Hạt cát mịn chiếm ưu thế (bình quân 87,5% dao động từ 5.0 – 5.2, nghèo dinh dưỡng hàm lượng mùn rất thấp (bình quân < 1%) Các chất đạm, lân, kali tổng số và dễ tiêu rất thấp, pH thấp
Bảng 3.2 a: Bảng Phân Tích Thành Phần Cơ Giới Đất
IV 0 – 30 86 4,5 9,5 6 4,8 0,89 (Nguồn: Phòng thí nghiệm phân tích đất - Phân viện nghiên cứu Lâm nghiệp phía
Nam, 2010),
Theo bảng phân tích thành phần cơ giới của đất ta thấy tỷ lệ cát mịn cao nhất ở mẫu III (89%),và thấp nhất là ở mẫu IV (86%); Tỷ lệ thịt cao nhất ở mẫu ở mẫu số I (5,2%),còn mẫu IV có tỷ lệ thịt thấp nhất (4,5%), và mẫu IV cũng là mẫu
có tỷ lệ sét cao nhất (9,5%), tỷ lệ sét thấp nhất là mẫu II (7,1%), Mẫu I là mẫu có hàm lượng cao nhất (1,3%) và mẫu có hàm lượng thấp nhất là (0,89%)
Trang 25+ Sơ dừa, đất , phân chuồng để làm giá thể ươm cây
+ Thước kẹp Palmer để đo đường kính cây với độ chính xác 0,1 mm
+ Thước kẻ dài 60 cm để đo chiều cao với độ chính xác 0,1cm
+ Sử dụng phần mềm Statgraphics Plus 3.0 và Phần mềm Excel 2003 và
2007 Microsoft Office
3.4 Phương pháp thí nghiệm
3.4.1 Công tác ngoại nghiệp
3.4.1.1 Điều tra, đo đếm mẫu
Tiến hành điều tra trên tổng thể là 20.000 cây Dung lượng lấy mẫu là 2% (tương đương la 400 cây) Phương pháp lấy mẫu là phương pháp hệ thống do các cây keo tai tượng được bố trí theo hàng nên cứ 20 hàng là chọn 1 hàng để đo đếm, việc có được hàng đầu tiên là phải rút thăm
Trang 263.4.1.2 Phân hạng cây con
Sau khi đo đếm các chỉ tiêu chiều cao vút ngọn và đường kính cổ rễ, dựa vào
sự chênh lệch giữa chúng để tiến hành phân cấp cây
Để tiến hành phân hạng cây, tôi tiến hành tính toán các đặc trưng như số trung bình (X), độ lệch chuẩn (S), hệ số biến đông (Cv), biên độ biến động (R) Kết hợp quá trình phân hạng cây tại vườn ươm chúng tôi quyết định chỉ chọn chỉ tiêu Hvn để phân hạng cây Và kết quả phân thành 3 hạng cây con: hạng cây thấp ( những cây có Hvn <17cm), hạng cây trung bình ( những cây có 17cm < Hvn < 25cm), và hạng cây cao (những cây có Hvn > 25cm)
Khối I Khối II Khối III
Hình 3.1: Sơ Đồ Bố Trí Thí Nghiệm Cây Con Keo Tai Tượng
NT3 NT1 NT2
NT2
NT3
NT1
Trang 273.4.3.Quy trình thực hiện thí nghiệm
3.4.3.1 Cây giống
Cây sau khi được tuyển chọn từ vườn ươm Trường Thông đem về vườn ươm Khoa Lâm nghiệp được chuyển từ bầu nhỏ sang bầu lớn, vỏ bầu dùng loại túi Polytilen (PE), với kích thước là 16cm x 16cm
Hỗn hợp đất trong túi bầu bao gồm: 10% sơ dừa, 10% tro trấu, 80% đất Đất được đập nhỏ và sàng qua xậy có kích cỡ 0,5cm
3.4.3.2 Kỹ thuật chăm sóc
a) Tưới nước
Trong giai đoạn vườn ươm phải đảm bảo đủ độ ẩm cho cây Mỗi ngày tưới nước 2 lần vào buổi sáng lúc 7h và buổi chiều mát lúc 17h Dùng bình tưới có vòi sen tưới nhanh từ đầu luống đến cuối luống và tưới nhiều lần để nước thấm từ từ và thấm sâu vào trong bầu
Trong quá trình chăm sóc vườn ươm phải thường xuyên nhổ cỏ dại và phá ván mặt bầu cho đất tơi xốp, thoáng khí và thấm nước nhanh, dễ chăm sóc Chú ý trong quá trình phá váng không được làm tổn thương đến bộ rễ của cây Thông thường cứ 10 ngày phải tiến hành làm cỏ, phá váng 1 lần
b) Phòng trừ sâu bệnh
Keo tai tượng dễ bị sâu bệnh khi còn non do vậy phải kiểm tra thường xuyên
để có những biện pháp phòng trừ thông thường trong vườn ươm keo tai tượng thường mắc một số loài sâu bệnh như: nấm, phấn trắng, bệnh lỡ cổ rễ, sâu ăn lá…
Bệnh lỡ cổ rễ hay còn gọi là bệnh thối cổ rễ thường xuất hiện lúc cây còn non, cây mắc bệnh có biểu hiện vàng úa, chết yểu, nhổ cây lên thấy toàn bộ rễ cây
Trang 28Bước sang tuần thứ hai sau khi chuyển bầu cây xuất hiện bệnh phấn trắng tiến hành xử lý ngay bằng thuốc Alvin pha theo chỉ dẫn (xem phụ lục hình 1.6)
Bước sang tuần thứ 4 thì xuất hiện sâu tơ ăn lá, ăn đọt, bọ cánh cứn xử lý bằng thuốc Ofatox pha theo chỉ dẫn Tiến hành phun thuốc cho tới khi cây hết sâu bệnh, mọi chế độ phun thuốc, chăm sóc được tiến hành như nhau trên tất cả các ô thí nghiệm (xem phụ lục hình 1.7)
3.5 Cách lấy mẫu và các chỉ tiêu theo dõi
3.5.1 Cách lấy mẫu
Mỗi ô thí nghiệm được theo dõi và thu thập số liệu trên 49 cây Chu kỳ 14 ngày tiến hành đo cao và đo đường kính một lần
3.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi
- Chiều cao cây
Dùng thước đo từ mép bầu sát mặt đất lên tới đỉnh sinh trưởng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây được tính bằng cách lấy chiều cao cây lần sau trừ đi chiều cao cây lần trước
Htt = Hn+1 – Hn
Trong đó:
Htt là tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm/ 2 tuần),
H là chiều cao cây (cm), và
n là lần đo thứ n
- Đường kính thân
Dùng thước kẹp đo đường kính gốc cách mặt bầu
Tốc độ tăng trưởng đường kính gốc bằng hiệu giữa 2 lần đo liên tiếp
Dtt= Dn+1 - Dn
Trong đó:
Dtt là tốc độ tăng trưởng đường kính thân cây (cm/2 tuần),
D là đường kính cổ rễ tại vị trí thân cây (cm), và
n là lần đo thứ n
Trang 293.5.3 Xử lý thống kê và phân tích kết quả
Số liệu được nhập, tính toán trên Excel và xử lý thống kê bằng phần mềm Statgraphics Plus 3.0
Trang 30
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Sự phân bố chiều cao, đường kính của cây keo tai tượng tại vườn Trường Thông
4.1.1 Sự phân bố chiều cao của cây keo tai tượng
Qua kết quả đo chiều cao của 400 cây keo tai tượng tại vườn ươm Trường Thông được kết quả phân bố tần số như hình 4.1
Hình 4.1: Phân Bố Tần Số Theo Cấp Chiều Cao Cây Keo Tai Tượng
Nhìn vào đường phân bố tần số ta thấy chiều cao tập trung ở số cây trung bình chiếm tỷ lệ rất lớn, với chiều cao trung bình là 25,6903 cm, độ lệch tiêu chuẩn 6,35707 cm, hệ số biến động 24,7127 %, biên đô biến động 34 cm Độ lệch tiêu chuẩn và hệ số biến động của ba hạng cây là rất lớn do đó thuận lợi cho việc tuyển chọn cây ở giai đoạn vườn ươm Do sự chênh lệch lớn về chiều cao nên có nhiều hy vọng là cây có chiều cao lớn, là cây cũng có tiềm năng di truyền về tăng trưởng cao, nói cách khác có kiểu gen (genotype) tốt về tăng trưởng chiều cao
Trang 314.1.2 Sự Phân Bố Đường Kính của cây keo tai tượng
Qua kết quả đo đường kính 400 cây keo tai tượng tại vườn ươm Trường Thông được kết quả phân bố tần số như hình 4.2
Hình 4.2: Phân Bố Tần Số Theo Cấp Đường Kính Cây Keo Tai Tượng
Nhìn vào đường phân bố đường kính ta thấy đường kính tập trung ở những cây trung bình chiếm tỷ lệ lớn Với đường kính trung bình là 0,228305 cm, độ lệch chuẩn 0,0513037 cm, hệ số biến động 22,4716 %, biên độ biến động 0,3 cm. Do sự chênh lệch lớn về đường kính nên có nhiều hy vọng là cây có đường kính lớn, là cây cũng có tiềm năng di truyền về đường kính lớn, nói cách khác có kiểu gen (genotype) tốt về tăng trưởng đường kính
4.2 Biến động chiều cao trung tình của ba hạng cây con qua năm lần đo
Biến động của cây con là một yếu tố thuận lợi cho việc tuyển chọn cây con Nếu biến động xảy ra lớn thì viêc tuyển chọn cây con là rất cần thiết
Trang 324.2.1 Biến Động Chiều CaoTrung Bình Của Ba Hạng Cây Con ở Lần Đo Thứ I
Sau khi tiến hành phân làm ba hạng cây con, tiến hành bố trí thí nghiệm, đo chỉ tiêu chiều cao của cây keo tai tượng tính toán tổng hợp kết quả được trình bày như bảng 4.1
Bảng 4.1: Chiều Cao (cm) Trung Bình Của Ba Hạng Cây Con ở Lần Đo Thứ I
Qua phân tích ANOVA của ba hạng cây con ở lần đo thứ I kết quả được
MS
Trung bình bình phương
F Tính 0,05 0,01
Khối 2 0,406956 0,203478 0,64 6,94 18 Nghiệm
thức 2 534,823 267,412 845,50
** 6,94 18 Ngẫu nhiên 4 1,26511 0,316278
Tổng quát 8 536,496
Qua bảng 4.2 cho thấy sự biến động về chiều cao trung bình của 3 hạng cây con ở lần đo thứ I là:
Biến động giữa các khối lặp lai với Ftính= 0,64 < Fbảng(0,05) = 6,94 (ứng với
df1= 2 và df2= 4) cho ta kết luận rằng: sự khác biệt giữa các khối lặp lại là không có
ý nghĩa xét về phương diện thống kê ( Ftính= 0,64, P= 0,5725)
LLL1 LLL2 LLL3
N1 ( Thấp) 11,21 11,97 11,66 11,61 N2 (Trung Bình) 23,44 23,20 24,73 23,79
N3 (Cao) 30,28 30,25 30,07 30,20
TB 21,64 21,81 22,15
Trang 33Biến động giữa các nghiệm thức với Ftính= 845,50 > Fbảng(0,01)= 18 (ứng với
df1= 2 và df2= 4) cho ta kết luận rằng:sự khác biệt về chiều cao trung bình giữa các nghiệm thức là rất có ý nghĩa về phương diện thống kê ( Ftính= 845,50**, P=0,0000)
Dựa vào sự khác biệt này chúng ta cũng chưa chắc chắn hạng cây con nào là tốt nhất vì số liệu phân tích ở bảng trên là số liệu ở lần đo thứ I, mà các hạng cây ở đây có chiều cao bắt đầu khác nhau, do đó sự khác biệt về chiều cao ở các hạng cây
có thể là do sự sinh trưởng về chiều cao ở các hạng cây khác nhau cũng có thể là do khởi đầu ở các hạng cây khác nhau nên chiều cao ở lần đo thứ I là khác nhau
- Trắc nghiệm LSD về chiều cao trung bình của 3 hạng cây ở lần đo thứ I: Trắc nghiệm LSD với độ tin cậy 95%
Bảng 4.3: Trắc Nghiệm LSD Của H Theo Nhân Tố Hạng Cây
Hạng cây số lượng Trung bình nghiệm thức Nhóm đồng nhất
4.2.2 Biến động chiều cao trung bình của ba hạng cây con ở lần đo thứ II
Sau khi tiến hành phân làm ba hạng cây con, tiến hành bố trí thí nghiệm, đo chỉ tiêu chiều cao của cây keo tai tượng kết quả được trình bày như bảng 4.4
Trang 34Bảng 4.4: Chiều Cao (cm) Trung Bình Của Ba Hạng Cây Con ở Lần Đo Thứ II
LLL1 LLL2 LLL3
N1 ( Thấp) 15,75 15,01 15,89 15,55
N2 (Trung Bình) 29,84 28,36 29,61 29,27 N3 (Cao) 37,11 37,65 36,67 37,14
MS
Trung bình bình phương
F Tính 0,05 0,01
Khối 2 0,491756 0,245878 0,58 6,94 18 Nghiệm thức 2 716,5 358,25 840,02** 6,94 18 Ngẫu nhiên 4 1,70591 0,426478
Biến động giữa các nghiệm thức với Ftính= 840,02 > F bảng(0,01)= 18 (ứng với df1= 2, df2= 4) cho ta kết luận sự khác biệt về chiều cao trung bình giữa các nghiệm thức là rất có ý nghĩa về mặt thống kê (Ftính= 840,02**, p= 0,0000)
Dựa vào sự khác biệt này chúng ta cũng chưa chắc chắn hạng cây con nào là tốt nhất vì số liệu phân tích ở bảng trên là số liệu ở lần đo thứ II, mà các hạng cây ở đây có chiều cao bắt đầu khác nhau, do đó sự khác biệt về chiều cao ở các hạng cây
Trang 35có thể là do sự sinh trưởng về chiều cao ở các hạng cây khác nhau cũng có thể là do khởi đầu ở các hạng cây khác nhau nên chiều cao ở lần đo thứ II là khác nhau
- Trắc nghiệm LSD về chiều cao trung bình của 3 hạng cây con ở lần đo thứ II:
Trắc nghiệm LSD với độ tin cậy 95%
Bảng 4.6: Trắc nghiệm LSD của H Theo Nhân Tố Hạng Cây
Hạng cây số lượng Trung bình nghiệm thức Nhóm đồng nhất
ba hạng cây đó cây cao được xem là tốt nhất sau đó tới hạng cây trung bình và cuối cùng là hạng cây thấp
4.2.3 Biến động chiều cao trung bình của ba hạng cây con ở lần đo thứ III
Sau khi tiến hành phân làm ba hạng cây con, tôi tiến hành bố trí thí nghiệm,
đo chỉ tiêu chiều cao của cây keo tai tượng thu kết quả được trình bày như bảng 4.7
Bảng 4.7: Chiều Cao (cm) Trung Bình Của Ba Hạng Cây Con Lần Đo Thứ III
LLL1 LLL2 LLL3
N1 ( Thấp) 22,32 22,31 23,07 22,57 N2 (Trung Bình) 41,96 40,38 41,53 41,29 N3 (Cao) 51,71 51,02 51,21 51,31
TB 38,66 37,90 38,60
Trang 36Qua phân tích ANOVA về chiều cao trung bình của ba hạng cây con được kết quả sau:
Bảng 4.8: Phân Tích Biến Động về Chiều Cao Trung Bình Của 3 Hạng Cây
MS Trung bình bình phương
F
Tính 0,05 0,01
Khối 2 1,0712 0,5356 2,39 6,94 18 Nghiệm thức 2 1277,4 638,701 2846,47** 6,94 18 Ngẫu nhiên 4 0,897533 0,224383
Biến động giữa các nghiệm thức với Ftính= 2846,47 > F bảng(0,01)=18 (ứng với df1=2, df2=4) cho ta kết luận sự khác biệt về chiều cao trung bình giữa các nghiệm thức là rất có ý nghĩa về mặt thống kê (Ftính= 2846,47**, P= 0,0000)
Dựa vào sự khác biệt này chúng ta cũng chưa chắc chắn hạng cây con nào là tốt nhất vì số liệu phân tích ở bảng trên là số liệu ở lần đo thứ III, mà các hạng cây ở đây có chiều cao bắt đầu khác nhau, do đó sự khác biệt về chiều cao ở các hạng cây
có thể là do sự sinh trưởng về chiều cao ở các hạng cây khác nhau cũng có thể là do khởi đầu ở các hạng cây khác nhau nên chiều cao ở lần đo thứ III là khác nhau
- Trắc nghiệm LSD về chiều cao trung bình của 3 hạng cây con ở lần đo thứ III: Trắc nghiệm LSD với độ tin cậy 95%
Trang 37Bảng 4.9: Trắc Nghiệm LSD của H Theo Nhân Tố Hạng Cây
Hạng cây số lượng Trung bình nghiệm thức Nhóm đồng nhất
4.2.4 Biến động chiều cao trung bình của ba hạng cây con ở lần đo thứ IV
Sau khi tiến hành phân làm ba hạng cây con, tôi tiến hành bố trí thí nghiệm,
đo chỉ tiêu chiều cao của cây keo tai tượng kết quả được trình bày như bảng 4.10
Bảng 4.10: Chiều Cao (cm) Trung Bình của Ba Hạng Cây Con ở Lần Đo Thứ IV
Trang 38Bảng 4.11: Phân Tích Biến Động Về Chiều Cao Trung Bình Của 3 Hạng Cây
MS
Trung bình bình phương
F Tính 0,05 0,01
Khối 2 6,365 3,1825 3,69 6,94 18 Nghiệm thức 2 1641,88 820,94 950,90** 6,94 18 Ngẫu nhiên 4 3,45333 0,863333
Biến động giữa các nghiệm thức với Ftính= 950,90> F bảng(0,01)= 18 (ứng với df1= 2, df2= 4) cho ta kết luận sự khác biệt về chiều cao trung bình giữa các nghiệm thức là rất có ý nghĩa về mặt thống kê (Ftính= 950,90**, P= 0,0000)
Dựa vào sự khác biệt này chúng ta cũng chưa chắc chắn hạng cây con nào
là tốt nhất vì số liệu phân tích ở bảng trên là số liệu ở lần đo thứ IV, các hạng cây ở đây có chiều cao bắt đầu khác nhau, do đó sự khác biệt về chiều cao ở các hạng cây
có thể là do sự sinh trưởng về chiều cao ở các hạng cây khác nhau cũng có thể là do khởi đầu ở các hạng cây khác nhau nên chiều cao ở lần đo thứ IV là khác nhau
- Trắc nghiệm LSD về chiều cao trung bình của 3 hạng cây con ở lần đo thứ IV:
Trắc nghiệm LSD với độ tin cậy 95%
Bảng 4.12: Trắc nghiệm LSD của H Theo Nhân Tố Hạng Cây
Hạng cây số lượng Trung bình nghiệm thức Nhóm đồng nhất
Thấp 3 36,9233 X
Trung bình 3 58,44 X
Cao 3 69,4467 X