1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG KHỘP TẠI TIỂU KHU 437 THUỘC VƯỜN QUỐC GIA YOKĐÔN HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK

82 283 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Kết quả nghiên cứu thu được: Danh mục các loài thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu điều tra thu được 17 loài thuộc 11 họ, trong đó các loài họ Sao dầu chiếm 3 loài và chiếm đa số về

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

************

PHAN MẠNH CƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG KHỘP TẠI TIỂU KHU 437 THUỘC VƯỜN QUỐC GIA YOKĐÔN

HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Tp Hồ Chí Minh Tháng 06/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

************

PHAN MẠNH CƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG KHỘP TẠI TIỂU KHU 437 THUỘC VƯỜN QUỐC GIA YOKĐÔN

HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK

Ngành: Quản Lý Tài Nguyên Rừng

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: ThS Trần Thế Phong

TP Hồ Chí Minh

Tháng 06/2012

Trang 3

Xin cảm ơn Văn phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế của Vườn quốc gia Yok Đôn, cám ơn bác Thạc sĩ Thân Văn Hùng, chị Hường và các anh cán bộ trạm kiểm lâm số 12 đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập làm khóa luận

Trong thời gian thực tập mặc dù đã trang bị đầy đủ kiến thức trên cơ sở lý thuyết song quá trình vận dụng kiến thức vào thực tế chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót mong quý thầy cô và bạn đọc quan tâm góp ý để báo cáo của em được hoàn thiện hơn

Cảm ơn tất cả các bạn và tập thể lớp DH08QR đã giúp đỡ trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng khộp tại tiểu khu 437 thuộc vườn quốc gia Yok Đôn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk” được tiến hành trong thời gian thừ ngày 20 tháng 3 đến ngày 25 tháng tư năm 2012

Phương pháp nghiên cứu: thống kê, mô tả

Kết quả nghiên cứu thu được:

Danh mục các loài thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu điều tra thu được 17 loài thuộc 11 họ, trong đó các loài họ Sao dầu chiếm 3 loài và chiếm đa số

về số lượng so với các loài khác trong lâm phần

Phân bố cây theo cấp chiều cao tại khu vực nghiên cứu có dạng nhiều đỉnh và có dạng giảm dần đặc trưng cho rừng chặt chọn không đều tuổi và của rừng

có nhiều thế hệ

Phân bố cây theo cấp đường kính tại khu vực nghiên cứu có dạng đỉnh lệch trái Các cây tập trung chủ yếu ở cấp đường kính khoảng từ 15cm đến 35cm và giảm dần ở các đường kính lớn hơn

Độ tán che được xác định qua trắc đồ David và Richard (500m2

), trung bình trên cả 3 ô thì độ tán che là 53,6% mức độ che phủ trung bình, kết cấu tầng tán chủ yếu có một tầng chính và một tầng phụ

Đặc điểm ưu hợp thực vật tại khu vực nghiên cứu có dạng: Dầu đồng +

Cà chít + Chiêu liêu + Gáo + Căm xe + Cẩm liên + Hương, với mật độ số cây họ Sao dầu tương đối lớn và giảm dần các ở các loài khác

Thành phần của cây tái sinh tương đối đều do hạt từ cây mẹ và cả cây nảy chồi, trong đó số lượng chủ yếu là các cây họ Sao dầu chiếm 92% so với các loài khác, hình thức phân bố cây tái sinh chủ yếu theo từng cụm

Trang 5

SUMMARY

Research project "Research on dipterocarp forest structural characteristics in

437 sub-district of Yok Don National Park Buon Don District, Dak Lak province" was conducted during the trial period from March 20 to April 25, 2012

Research methods: statistics, description

Research results obtained are:

List of woody plant species in the study area survey collected 17 species in 11 families, including their species and 3 species accounted Sao dau majority in number compared with other species in the forest

Distribution of trees by height levels in the study area and form peaks form specific to declining forests and selective logging of old forests are not there for many generations

Distribution of trees by diameter class in the study area had the top left form The focus in tree diameter range from 15cm to 35cm and decreased in the larger diameter

Coverage is determined through monitoring of David and Richard (500m2), averaged over all 3 cell is 53.6% Coverage is the average level of cover, canopy structure primarily have a main floor and a sub floor

Characteristics of vegetation in priority research areas like: Dau dong + Ca chit + Chieu lieu + Gao + Cam xe + Cam lien + Huong with density, number of trees Sao dau was relatively large and phasing in the other species

The composition of regeneration trees was due to relative from the mother plant seeds and budding trees, in which the number of trees they Sao dau accounted for 92% compared with other species and distribution form of the main cluster regeneration clusters

Trang 6

2.1 Tổng quan khu vực nghiên cứu 3

2.3 Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng 4

2.3.1 Hiện trạng sử dụng đất 4

2.3.2 Tài nguyên rừng 5

2.4 Điều kiện kinh tế xã hội 6

Trang 7

2.5 Thảm thực vật 6 2.6 Tổng quan nghiên cứu 8

2.6.2 Nghiên cứu về rừng khộp 10

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.1.1 Địa điểm nghiên cứu 12

3.2.2 Đối tượng nghiên cứu 13

4.1 Thành phần thực vật tại khu vực nghiên cứu 19

4.2 Đặc điểm cấu trúc rừng tại khu vực nghiên cứu 20

4.2.1.3 Phân bố cây theo cấp chiều cao tại ô tiêu chuẩn3 24

4.2.1.4 Phân bố cây theo cấp chiều cao tại khu vực nghiên cứu 25

4.2.2.1 Phân bố cây theo cấp đường kính tại ô tiêu chuẩn 1 27

4.2.2.2 Phân bố cây theo cấp đường kính tại ô tiêu chuẩn 2 28

4.2.2.3 Phân bố cây theo cấp đường kính tại ô tiêu chuẩn 3 30

Trang 8

4.2.2.4 Phân bố cây theo cấp đường kính tại

vực nghiên cứu 31 4.2.3 Mật độ rừng 32

4.2.4 Độ tán che của rừng 33

4.3 Đặc điểm ưu hợp thực vật tại khu vực nghiên cứu 35

4.3.4 Đặc điểm ưu hợp thực vật tại khu vực nghiên cứu 38

4.4 Đánh giá cây tái sinh 39

4.4.2 Phân bố cây tái sinh các loài Sao dầu dưới tán rừng 43

5.1 Kết luận 48

PHỤ BIỂU a

Trang 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê tài nguyên rừng của vườn quốc gia Yok Đôn 5

Bảng 2.2 Tình hình dân số trong 7 xã vùng đệm 6

Bảng 2.3 Thành phần loài thực vật tại Yok Đôn 7

Bảng 3.1 Mẫu biểu điều tra cây D1.3 10cm của ô 2000 m2 15

Bảng 4.1 Danh mục các loài thực vật tại khu vực nghiên cứu 19

Bảng 4.2 Phân bố số cây theo cấp chiều cao Hvn tại ô tiêu chuẩn 1 21

Bảng 4.3 Phân bố số cây theo cấp chiều cao Hvn tại ô tiêu chuẩn 2 22

Bảng 4.4 Phân bố số cây theo cấp chiều cao Hvn tại ô tiêu chuẩn 3 24

Bảng 4.5 Phân bố số cây theo cấp chiều cao Hvn

tại khu vực nghiên cứu 25

Bảng 4.6 Phân bố cây theo cấp đường kính D1.3 tại ô tiêu chuẩn 1 27

Bảng 4.7 Phân bố số cây theo cấp đường kính D1.3 tại ô tiêu chuẩn 2 28

Bảng 4.8 Phân bố số cây theo cấp đường kính D1.3 tại ô tiêu chuẩn 3 30

Bảng 4.9 Phân bố số cây theo đường kính D1.3 tại khu vực nghiên cứu 31

Bảng 4.10 Đặc trưng tổ thành các loài thực vật tại ô tiêu chuẩn 1 35

Bảng 4.11 Đặc trưng tổ thành các loài ưu hợp tại ô tiêu chuẩn 2 36

Bảng 4.12 Đặc trưng tổ thành các loài thực vật tại ô tiêu chuẩn 3 37

Bảng 4.13 Đặc trưng tổ thành các loài thực vậ

tại khu vực nghiên cứu 38

Bảng 4.14 Đặc trưng tổ thành cây tái sinh tại ô tiêu chuẩn 1 40

Bảng 4.15 Đặc trưng tổ thành cây tái sinh tại ô tiêu chuẩn 2 41

Bảng 4.16 Đặc trưng tổ thành cây tái sinh tại ô tiêu chuẩn 3 41

Trang 11

Bảng 4.17 Đặc trưng tổ thành cây tái sinh các loài cây

họ Sao dầu tại khu vực nghiên cứu 42

Bảng 4.18 Phân bố số cây của họ Sao dầu trên mặt đất với phân bố

Bảng 4.19 Phân bố số cây của họ Sao dầu trên mặt đất với phân bố

Bảng 4.20 Phân bố số cây của họ Sao dầu trên mặt đất với phân bố

Bảng 4.21 Phân bố số cây của họ Sao Dầu trên mặt đất với phân bố

Poisson tại khu vực nghiên cứu 46

Trang 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1 Hình mô tả bố trí điều tra ô tiêu chuẩn nghiên cứu 14

Hình 4.1 Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao của

Hình 4.2 Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao của

Hình 4.3 Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao của

Hình 4.4 Phân bố số cây theo cấp chiều cao Hvn tại khu

vực nghiên cứu 26

Hình 4.5 Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính của

Hình 4.6 Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính của

Hình 4.7 Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính của

Hình 4.8 Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính tại

khu vực nghiên cứu 32

Trang 13

về mặt kinh tế, phục vụ cho con người những nhu cầu của cuộc sống, ngoài ra rừng còn mang lại những giá trị nhân văn và đặc biệt là những giá trị khoa học của nó Thật vậy, rừng quả thật có giá trị cực kì to lớn mà chúng ta không thể phủ nhận điều đó Rừng cung cấp gỗ, củi, dược liệu, cảnh quan du lịch sinh thái và giá trị hết sức quan trọng là bảo vệ môi trường sống, chống thiên tai

Mỗi nơi trên trái đất đều có nhưng kiểu rừng riêng có nhưng nét đặc trưng riêng, nhưng mỗi loại rừng đều có những giá trị chung nhất định của nó Rừng nói chung và rừng khộp nói riêng hiện nay diện tích rừng đang giảm với mức độ nhanh chóng, bình quân thống kê trên thế giới mỗi tuần mất 400.000 ha rừng các loại, kéo theo đó các loài động thực vật cũng mất đi Rừng khộp là rừng tương đối đặc biệt,

là đặc trưng chỉ có Đông Nam Á và vùng Tây nguyên nước ta Rừng là ưu hợp của

cây họ Sao dầu (Dipterocarpaceae)

Vườn quốc gia Yok Đôn là vườn duy nhất bảo tồn loại rừng đặc biệt này và có diện tích lớn nhất trong các vườn quốc gia của nước Từ đó cho thấy tầm quan trọng của rừng khộp đối với sự đa dạng sinh học và cảnh quan sinh thái của khu vuc Tây nguyên, hơn nữa là của quốc gia

Trang 14

1.2 Mục đích đề tài

Thông qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu mức độ đa dạng của thực vật thân gỗ tại tiểu khu, tình hình sinh trưởng và phát triển của các loài này Tìm hiểu kết cấu tầng tán của khu vực nghiên cứu, độ tán che, khả năng tái sinh của các loài, mức độ

và chất lượng cây tái sinh, đặc điểm phân bố thành phần cây tái sinh dưới tán rừng đưa ra hướng bảo vệ và các biện pháp lâm học bảo vệ và phát triển rừng

1.3 Mục tiêu đề tài

Tìm hiểu một số đặc điểm cấu trúc cơ bản của rừng khộp tại tiểu khu 437 thuộc BQLVQG YokĐôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk

Từ đó góp phần đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm phục

vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và nuôi dưỡng rừng tại khu vực nghiên cứu

Trang 15

Chương 2

TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 Vị trí địa lý

Tọa độ địa lý: Vĩ độ 12o45` - 13o10` Kinh độ: 107o29`30” - 107o48`30”

Ranh giới của vườn quốc gia này như sau:

Phía bắc theo đường tỉnh lộ 1 A từ ngã ba Chư M'Lanh qua đồn biên phòng số

2 đến biên giới Việt Nam - Campuchia

Phía tây giáp biên giới Việt Nam - Campuchia

Phía đông theo tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư M'Lanh đến Bản Đôn, ngược dòng sông Sêrêpôk đến giáp ranh giới huyện CưJút

Phía nam giáp huyện Cư Jút và cắt đường 6 B tại Km 22 + 500, theo đường 6

B đến suối Đăk Dam giáp biên giới Việt Nam - Campuchia

2.1.1.2 Địa chất

Theo lịch sử hình thành và điều kiện phong hoá vỏ địa chất của khu vực, bề mặt vùng bình nguyên luôn là đất xám bạc màu, tầng mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn, dễ bị bào mòn, rửa trôi, đất chua, có kết vón đá ong trên bề mặt phong hoá của các dãy đồi, núi, đất là feralit (vàng hay đỏ vàng), vùng ven sông là đất phù sa bồi tụ với

Trang 16

thành phần hữu cơ nhiều, thành phần cơ giới là thịt pha cát, phù hợp với canh tác nông nghiệp

2.2 Khí hậu, thủy văn

2.2.1 Khí hậu

Khí hậu vùng nghiên cứu Yok Đôn nằm trong đai nhiệt đới gió mùa, hàng năm phân 2 mùa rõ rệt đặc trưng cho vùng bán bình nguyên: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (tháng 11 đến tháng 4 năm sau), nhiệt độ trung bình năm đạt 25,2oC, ngày nóng nhất nhiệt độ có thể tới 39,3oC trong khi ngày lạnh nhất nhiệt độ chỉ xuống tới 15oC, biên độ nhiệt ngày khoảng 10 - 12o

C Đây là khu vực có lượng mưa thấp với 1500 mm/năm do vị trí nằm sâu trong lục địa và lại chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, khi hoạt động mạnh gió này tạo ra khí hậu rất khô nóng và nước bốc hơi mạnh, trung bình năm nước bốc hơi là 1078mm

2.2.2 Thủy văn

Vườn quốc gia này có dòng sông Sêrêpôk chảy vào lưu vực sông Mêkông chạy ngang từ Đông sang Tây tạo thành một ranh giới tự nhiên gần như chia cắt vườn thành hai khu vực Bắc - Nam Phần chảy qua vườn khoảng 60km, mùa khô lòng sông mực nước khoảng 2 - 3m nước, mùa mưa có thể tới 5 - 10m

Sông có nhiều thác ghềnh khó di lại bằng thuyền nhưng lại là một tiềm năng phát triển du lịch sinh thái như: thác 7 nhánh, C3, … ngoài ra trong vườn có nhiều suối

nhỏ như: Đăk Na, Đăk Nor

2.3 Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng

Trang 17

Bảng 2.1: Thống kê tài nguyên rừng của vườn quốc gia Yok Đôn

Ở Vườn quốc gia Yok Đôn rừng nguyên sinh chiếm trên 90% tổng diện tích,

là môi trường sống lý tưởng cho các loài động thực vật Theo khảo sát mới đây của các nhà khoa học, Yok Đôn hiện có 63 loài động vật, 196 loài chim, 46 loài bò sát,

15 loài lưỡng cư và khoảng 100 loài côn trùng sinh sống

Nguồn động vật hoang dã không những phong phú và đa dạng mà còn rất đặc trưng cho hệ động vật vùng Đông Nam Á Trong số 56 loài động vật quý hiếm của khu vực Đông Dương thì Yok Đôn có đến 36 loài được ghi trong danh sách đỏ thế

giới như: Bò xám (Bos sauveli), Mang lớn (Megamunticaus vuquangensis), Nai cà tông (Cervus eldi), Bò Bangteng (Bos javanicus) và Voi Châu Á (Elephans maximus), Hổ (Panther tigris), Sói đỏ (Cuon alpines) và Chà vá chân đen (Pygathris nigripes)

Trang 18

Bên cạnh đó, hệ thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng với 464 loài, thuộc

97 họ trong các lớp và ngành Về mặt nguồn gốc, hệ thực vật vườn quốc gia Yok Đôn có quan hệ nguồn gốc với hệ thực vật Malaixia - Inđônêxia, được thể hiện ở các loài đại diện thuộc họ Sao dầu (có 14 loài); hệ thực vật Ấn Độ - Myanma với các đại diện là họ Tử vi, họ Bàng, có quan hệ gần gũi với hệ thực vật cận nhiệt Yok Đôn hiện được xếp vào họ A trong các khu bảo vệ có tầm quan trọng quốc tế và đa dạng sinh học

2.4 Điều kiện kinh tế - xã hội

Vùng đệm của vườn quốc gia Yok Đôn được xác định là 7 xã thuộc 3 huyện, gồm: xã Ea Bung, xã Cư M’lan (huyện Ea Súp), xã Krông Na, xã Ea Ver (huyện Buôn Đôn), xã Ea Pô, Xã Đắk wil (huyện Cư Jút) có tổng diện tích là 122.195 ha với thôn buôn và dân số 32.232 người

Bảng 2.2: Tình hình dân số trong 7 xã vùng đệm

(thôn)

Diện tích (km2)

Vùng lõi (km2)

Vùng đệm (km2)

Số hộ (hộ)

Dân số (người)

Trang 19

nhóm chỉ thích hợp với môi trường sống ẩm bởi giai đoạn đầu của phát triển và quá trình thụ tinh phụ thuộc nhiều vào môi trường nước, chỉ có 6 loài, chiếm một tỷ lệ rất thấp cho ta thấy được đặc trưng của hệ thực vật trong môi trường khô nóng này

Bảng 2.3: Thành phần loài thực vật tại Yok Đôn

Các họ chiếm ưu thế trong hệ thực vật của vườn quốc gia Yok Đôn là: họ Đậu

(Fabaceae) với 71 loài, 27 chi; họ Cà phê (Rubiaceae) có 66 loài, 26 chi; Thầu dầu (Euphorbiaceae) với tổng số 65 loài và 28 chi Tuy không nằm trong số 10 họ có nhiều loài nhất nhưng họ Dầu - Dipterocarpaceae (với 14 loài), lại có số lượng cá

thể cây gỗ trong các sinh cảnh thì lại rất đông đúc, tạo nên một sự ưu thế đặc trưng, rừng thưa lá rộng rụng lá (hay rừng khộp)

Thảm thực vật đó có cấu trúc rất đơn giản, tán hầu như không khép kín (thưa) với độ tán che 50 - 60%, mật độ cây gỗ cũng thưa, rừng chỉ có 1 - 2 tầng, tầng tán thường cao 10 - 20m, thậm chí một số nơi chỉ đạt đến 7 - 8m, với các họ ưu thế theo

thứ tự: họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Bàng (Combretaceae) và họ Đậu (Fabaceae) với các loài gỗ quý và nổi tiếng như: Dalbergia mammosa, D bariaensis, Dipterocarpus tubeculatus, D obtusifolius, D intricatus, Shorea obtusa, ưu thế thường chỉ tập trung vào một vài loài thậm chí một số sinh cảnh chỉ

có một loài ưu thế Tầng dưới tán cũng rất thưa thớt, hầu như không hình thành tán

rõ rệt Tầng thảm tươi và cây bụi khá phát triển, đặc biệt là vào mùa mưa do sự tái

sinh mãnh liệt trở lại của các cây bụi, cỏ dại, cây le, dây leo và mầm của các cây gỗ

Ngoài kiểu thảm chính là rừng thưa lá rộng rụng lá phủ đến 94% diện tích của vườn, Yok Đôn còn có một số các kiểu thảm khác nhưng phân bố rất rải rác: Rừng nửa rụng lá (thường phân bố ở ven sông) với cấu trúc gồm 3 tầng, rừng thường xanh chỉ phân bố dọc theo 2 bên ven bờ sông Sêrêpôk tạo thành các dải rất hẹp

Trang 20

Một điều không thể thiếu được khi nói đến một hệ thực vật đó là giá trị của nó, thật vậy, với tổng số 227 loài cây gỗ lớn, bé chủ yếu là các cây thuộc họ

Dipterocarpaceae (các loại Dầu, Sao, Cà chít…), họ Fabaceae (các loài Cẩm lai, Giáng hương trái to, Gõ mật, Gụ, Cà te), họ Combretaceae (Chiêu liêu)

Tài nguyên cây thuốc của vườn được xác định với 116 loài Ngoài ra vườn còn

có 35 loài có thể trở thành cây cảnh và rất nhiều các loài có các tác dụng trong các lĩnh vực: đan lát, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm, gia vị, cho nhựa, tinh dầu, chất độc Với tài nguyên thiên nhiên phong phú như thế, Yok Đôn vẫn có nhiều loài cần được bảo vệ trước bờ thềm của sự tuyệt chủng đó là 23 loài có trong Sách đỏ Việt Nam (1996) gồm: 8 loài sẽ nguy cấp (V), 3 loài bị đe dọa (T), 7 loài hiếm (R), còn lại là các loài cần được quan tâm (chưa biết thông tin chinh xác, cấp K)

2.6 Tổng quan nghiên cứu

2.6.1 Nghiên cứu cấu trúc rừng

Nghiên cứu cấu trúc rừng là tìm ra quy luật kết cấu của rừng, nhằm tìm ra các dạng phổ biến nhất phục vụ cho các mục đích khác nhau, từ đó đưa ra các biện pháp lâm sinh thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của rừng để đạt được năng suất và chất lượng cao nhất

Khái niệm cấu trúc rừng được các nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới nghiên cứu sử dụng và được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau cho mục tiêu nghiên cứu nhất định

Nghiên cứu những đặc điểm cấu trúc rừng hỗn loài nhiệt đới nói chung và nhiệt đới nói riêng, có rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, điển hình như: Richards (1952) định nghĩa: “Một quần xã thực vật gồm những loài cây có hình dạng khác nhau, dạng sống khác nhau nhưng tạo ra một hoàn cảnh sinh thái nhất định và được sắp xếp một cách tự nhiên và hợp lý trong không gian”

rừng cây là tổng thể các loài cây cùng sinh trưởng và phát triển trên một diện tích tạo thành một điều kiện hoàn cảnh nhất định và có một cấu trúc ngoài cũng như bên trong khác biệt với diện tích rừng khác nhau”

Trang 21

Cách sắp sếp của Richards theo hướng thẳng đứng và hướng nằm ngang, có

ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt với các quần xã khác và có thể mô tả bằng biểu đồ

Còn Assmann có quan điểm là một rừng cây hay một lâm phần trên một diện tích đất sẽ hình thành khi nó có đủ số lượng cá thể cây, tạo nên một tầng tán cũng như mật độ tán che và những điều kiện hoàn cảnh rừng ổn định nào đó

Nhưng theo Meyer (1952), Jumbol (1963), Roblet (1969) thì cấu trúc rừng dùng để xác định các quy luật phân bố cây thân gỗ theo cấp đường kính hay phân

bố cây theo tiết diện ngang thân cây theo cấp đường kính (D)

Với Wenk (1995) nghiên cứu xác định cấu trúc của một loại hình rừng nhằm mục đích không những đánh giá được hiện trạng và động thái sinh trưởng của rừng qua các quy luật phân bố số cây theo Hvn (cấu trúc đứng) theo đường kính D1,3(cấu trúc ngang), theo đường kính tán (Dt), theo tổng diện ngang (G)

Prodan (1952) nghiên cứu quy luật phân bố rừng, chủ yếu theo đường kính tán D1,3 có liên hệ với giai đoạn phát dục của rừng và các biện pháp kinh doanh, theo Prodan phân bố cây theo đường kính có giá trị đặc trưng nhất cho rừng, còn về phân bố chiều cao rừng tự nhiên thường có quy luật nhiều đỉnh, rừng càng nhiều thế

hệ hay do khai thác chọn không có quy tắc thì phân bố chiều cao của rừng thường nhiều đỉnh và có giới hạn đường cong phân bố nhiều đỉnh và phân bố giảm đặc trưng cho rừng chặt chọn không đều tuổi

Theo Catinot.R (1965) đã biểu diễn hình thái cấu trúc rừng bằng những phẫn đồ cấu trúc ngang và đứng với các nhân tố mô tả theo các khái niệm

Năm 1960, cục điều tra quy hoạch rừng áp dụng cách phân loại các loại hình rừng của Loeschau để đề xuất các biện pháp lâm sinh Rừng được chia làm 4 loại:

Loại I: gồm những đất hoang trọc những trảng cỏ và cây bụi trên loại này cần gây trồng cây rừng

Loại II: gồm nhũng rừng cây non cần khoanh nuôi làm giàu

Loại III: gồm những rừng bị khai thác mạnh trở nên nghèo kiệt, cần nuôi dưỡng làm giàu

Trang 22

Loại IV: những rừng cong bị tác động hay chưa tác động

Công trình nghiên cứu cấu trúc rừng Việt Nam phải kể đến các tác giả lớn như Thái Văn Trừng (1961) về: “Thảm thực vật rừng” và của Trần Ngũ Phương (1965) trong công trình nghiên cứu: “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam” Các tác giả đã tiến hành xác định loại cấu trúc của các kiểu rừng nhưng mang tính chất mô tả định tính, thuyết minh cho kết quả phân loại của mình

Trong những năm sau này các công trình nghiên cứu đi sâu hơn vào cấu trúc rừng, thông qua việc xác định chiều cao (Hvn), đường kính (D1,3) song kết quả nghiên cứu về cấu trúc phục vụ lại cho các mục tiêu tương đối khác

2.6.3 Nghiên cứu về rừng khộp

(Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế ỉ có ở khu vự

và thoáng này thường phân bố ở những vùng có khí hậu phân biệt thành hai mùa mưa, khô rõ rệt

Theo Ogawa và cộng sự (1961) thực hiện một nghiên cứu bước đầu về thảm thực vật của Thái Lan đã chia rừng khộp thành 3 kiểu quần thụ chính:

Quần thụ Cà chít – Cẩm liên thường phân bố ở sườn đồi dốc những nơi có nhiều sỏi đá granit – geness hoặc bazan, đất nói chung lẫn sỏi đá, cát và laterit Quần thụ Dầu đồng – Dầu trà beng phân bố trên những diện tích lướt sóng nhẹ ở độ cao thấp hơn quần thụ Cà chít – Cẩm liên

Quần thụ hỗn hợp rừng khộp với thành phần các loài Dầu đồng, Dầu trà beng, Cà chít, Cẩm liên

Tại Việt Nam, Paul Maurand đã phân rừng khộp thành 4 kiểu quần thụ theo thổ nhưỡng như sau:

Trảng cỏ cây họ Dầu trên đất xấu tầng mỏng với các loài cây ưu thế Cẩm liên, Cà chít, Chiêu liêu, Dầu đồng, Dầu trà beng, Dầu đồng, Trâm

Rừng khô thưa trên đất cát và sét phù sa không có nước dự trữ, với các loài

ưu thế: Cẩm liên, Cà chít, Dầu trà beng, Dầu đồng, Trâm và Dầu lông

Trang 23

Trảng và cỏ cây họ Dầu trên đất dốc với tác động mạnh của lửa rừng với các loài Cẩm liên, Cà chít, Chiêu liêu, Dầu đồng, Dầu trà beng

Trảng cỏ họ dầu và quần thể thưa cây họ Dầu mọc rải rác gần như thuần loài Dầu trà beng ( trích nguồn Trần Văn Con, 2002)

Trần Văn Con (1990) đã dùng phương trình mô phỏng cấu trúc tổ thành loài rừng khộp ở Tây Nguyên bằng phương trình entropie có dạng H = H` (1- ) của Stocker – Bergmann (1977) và phân biệt được 5 kiểu ưu hợp theo các loài ưu thế chính có tầm quan trọng nhất (> 30%) và 16 kiểu ưu hợp theo phụ dựa theo các các loài ưu thế phụ (> 10 – 30%)

Về kết quả nghiên cứu Cấu trúc rừng khộp, Trần Văn Con (1990)cho rằng phân bố cây theo cấp chiều cao và đường kính của rừng khộp tuân theo hàm phân

bố Weibull

Trang 24

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

3.1.1 Địa điểm nghiên cứu

Vườn quốc gia Yok Đôn là một trong nhưng khu rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam, thuộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk Vườn quốc gia Yok Đôn nằm cách thành phố Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) 40km về phía tây bắc, thuộc địa bàn 4 xã thuộc 3 huyện: xã Krông Na (huyện Bôn Đôn), xã Eabung, Cư M’lan (huyện Easúp)

và xã Eapô (nay là xã Eapô và Đắkwil huyện CưJut, tỉnh Đắk Nông) với khoảng 60km đường vành đai giáp biên giới 2 nước Campuchia và Việt Nam

Cụ thể tại tiểu khu 437 thuộc vườn quốc gia Yok Đôn huyện Buôn Đôn tỉnh Đắk Lắk, là địa bàn giáp ranh với rừng phòng hộ thuộc huyện Bôn Đôn, tiểu khu thuộc sự quản lý của trạm kiểm lâm số 12 của BQLVQG Yok Đôn

3.1.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ ngày 1 tháng 3 năm 2012 đến ngày 10 tháng 6 năm

2012 Được chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xây dựng đề cương, điều tra ngoại nghiệp thu thập số liệu từ ngày 15 tháng 3 năm 2012 đến ngày 10 tháng 4 năm 2012

Giai đoạn 2: Nội nghiệp xử lý số liệu, viết và chỉnh sửa hoàn thành báo cáo luận văn tốt nghiệp từ ngày 11 tháng 4 năm 2012 đến ngày 30 tháng 5 năm 2012

Trang 25

3.2 Điều kiện, đối tượng nghiên cứu

3.2.1 Điều kiện nghiên cứu

Thời gian vào mùa khô khá thuận tiện cho việc điều tra ngoại nghiệp

Được sự giúp đỡ tận tình của BQLVQG Yok Đôn, trạm kiểm lâm số 12 tiến hành thu thập số liệu hiện có và thực tập điều tra khu vực nghiên cứu, ghi chép số

liệu cụ thể để phục vụ công tác nội nghiệp

Tại khu vực nghiên cứu tiến hành lập ô tiêu chuẩn phải tương đối đại diện đặc trưng cho cấu trúc của rừng Mỗi ô cách nhau khoảng 300 - 500m để lấy được số liệu tương đối đại diện cho khu vực nghiên cứu

3.2.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chính của khóa luận là kiểu rừng khộp tại tiểu khu 437 thuộc BQLVQG Yok Đôn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk

Đối tượng chính mang những đặc điểm sau:

Dạng rừng thưa ưu hợp cây họ Dầu rụng lá vào mùa khô Đây là một hệ sinh thái đặc trưng chỉ phân bố tự nhiên ở những lập địa ở khu vục Đông Nam Á, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và một phần nhỏ ở vùng Đông Bắc

Ấn Độ Riêng Việt Nam rừng này được tìm thấy nhiều nhất ở Đắk Lắk và Nam Gia Lai, hình thành trong vùng khí hậu gió mùa có mùa khô kéo dài, mùa mưa ngắn và

có lượng mưa lớn

Thành phần thực vật tương đối đơn giản bao gồm các loài cây trong họ Sao dầu là chủ yếu, có mật độ thấp, tán thưa, ít tầng tán có nhiều cấp đường kính, thường là các loài rụng lá vào giữa mùa khô, vỏ dày, chồi có vỏ bọc, phiến lá to, cây sinh trưởng tương đối chậm và sự sinh trưởng chủ yếu vào mùa mưa, đâm chồi gốc

và rễ mạnh

3.3 Nội dung nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu những nội dung chính sau:

1 Thống kê các loài thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu

2 Đặc điểm cấu trúc rừng tại khu vực nghiên cứu

Phân bố cây theo cấp chiều cao (Hvn)

Trang 26

Phân bố cây theo cấp đường kính (D1,3)

Sự phân bố cây tái sinh trên mặt đất rừng

Độ tán che của khu vực nghiên cứu

3 Đặc điểm ưu hợp của các loài thực vật tại khu vực nghiên cứu

4 Đặc điểm phân bố cây tái sinh của những cây thuộc họ Sao dầu

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Điều tra ngoại nghiệp

Tiến hành thu thập số liệu tại khu vực nghiên cứu gồm:

Liên hệ Ủy ban Nhân dân huyện Buôn Đôn thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội, tình hình tài nguyên tại khu vực nghiên cứu Tiến hành lựa chọn địa điểm nghiên cứu: địa điểm lập ô điều tra phải tương đối đại diện cho khu vực nghiên cứu

Trong phạm vi của tiểu khu lập 3 ô tiêu chuẩn điển hình diện tích 2000m2 (40m x 50m) Trên mỗi ô thiết lập 12 ô dạng bản có diện tích 25 m2/ô (5m x 5m)

Hình 3.1: Hình mô tả bố trí điều tra ô tiêu chuẩn nghiên cứu

Trang 27

Trong ô tiêu chuẩn, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu như: chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), chu vi tại (C1,3), đường kính tán theo hai đường vuông góc (theo hai hướng Đông Tây - Nam Bắc) và lấy giá trị bình quân

Tiến hành xác định tọa độ của các cây, phẩm chất cây của tất cả các cây có D1,310cm (theo 3 cấp A - B - C tương ứng với phẩm chất Tốt - Trung bình - Xấu)

Bảng 3.1: Mẫu biểu điều tra cây D1.3 10cm của ô 2000 m2

Bảng 3.2: Mẫu điều tra cây tái sinh

Ô 1

Ô 2

Trang 28

Dụng cụ gồm có thước dây để đo chu vi C1,3 và đo kích thước ô, thước đo 1,3m, la bàn để định hướng lập ô, bản đồ hiện trạng rừng tỉ lệ 1/10.000, máy định vị GPS để xác định tọa độ của ô điều tra, thước đo cao

3.4.2 Điều tra nội nghiệp

Tổng hợp, xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê trong Excell và Statgraphics plus 3.0 và đưa vào kết quả của khóa luận theo những nội dung đã đề ra

Số liệu thu nhập trong các ô tiêu chuẩn ngoài rừng được tổng hợp, phân tích

và xử lý theo từng nội dung đã đề ra

Để phục vụ cho nghiên cứu phân bố số cây theo các chi tiêu đường kính và chiều cao, chúng tôi tập hợp số liệu chia tổ như sau:

Số tổ: m= 3,3 * log(N) + 1 hoặc m = 5 * log(N)

Do bởi đối tượng nghiên cứu là rừng tự nhiên hỗn loài và dung lượng mẫu khá lớn nên công thức được sử dụng là: m= 3,3 *log(N) +1

Trang 29

Kết quả xử lý số liệu được tổng hợp vào bảng số liệu Dùng phần mềm Excell

thể hiện các phân bố thực nghiệm N - Hvn, N-D1.3

Mật độ rừng được biểu thị bằng số cây/ha, là chỉ tiêu biểu thị cho độ đậm đặc của thân cây gỗ/ha Để xác định được mật độ rừng tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đo đếm tất cả các cây trong ô điều tra, từ đó tính ra được số cây/ha N/ha = (N/Sdt)* 10000

Với:

Sdt: là diện tích ô điều tra

Để xác định độ tàn che của rừng, chúng tôi sử dụng trắc đồ David và Richard

Độ tàn che được xác định bằng công thức:

Độ tàn che = Stán/ Sdải trắc diện (20m x 50m)

Với:

Stán là tổng diện tích hình chiếu của các cây trong dải trắc diện

Sdải trắc diện là diện tích dải rừng chọn vẽ trắc diện có diện tích S = 1000m2 Vai trò của các loài cây gỗ được biểu hiện qua trị số bình quân của 3 tham số

là mật độ tương đối (N%), tiết diện ngang tương đối lấy giá trị bình quân của loài

Trang 30

(G%), và thể tích thân cây tương đối (V%) (Thái Văn Trừng và Vũ Tự Lập, 1970 – 1978)

V%: thể tích tương đối của một loài là tỷ lệ phần trăm thể tích của loài so với tổng thể tích của các loài có trong lâm phần

Nếu trong một quần xã, tổng độ phong phú dưới 10 loài chiếm lớn hơn hoặc bằng 50% thì được gọi là ưu hợp

Xác định phân bố tái sinh trên mặt đất dựa theo mô hình phân bố Poisson:

W =

Trong đó: S2

và Xbq tương ứng là phương sai và trị số bình quân số cây trên ô dạng bản, nếu W = 1 phân bố số cây trên mặt đất là phân bố ngẫu nhiên, W < 1 là phân bố đều, W > 1 là phân bố cụm Để kiểm tra hệ số phân bố ta dung tiêu chuẩn

kiểm tra của Blackman (1942) để tính S’: S’=

(S’: là tiêu chuẩn kiểm tra của hệ số phân bố, N: số ô thống kê) nếu: W nằm trong khoảng 1 2S’ thì W không khác 1 thật sự và dùng trắc nghiệm để kiểm định tính chính xác của dạng phân bố

Trang 31

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả điều tra danh lục các loài thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu

Do đối tượng nghiên cứu là rừng khộp nên sự đa dạng về loài không cao, chủ yếu là họ Sao dầu và các cây có đặc điểm thích nghi với điều kiện tự nhiên khắc

nghiệt nơi đây

Qua nghiên cứu điều tra phát hiện tại khu vực nghiên cứu có 17 loài thuộc 11

họ khác nhau, trong đó 3 loài cây thuộc họ Sao dầu gồm (Dipterocarpus tuberculatus Roxb, Shorea siamensis A.D.C, Shorea obtusa Wall ) chiếm đa số về

số lượng của khu vực điều tra, kết quả cụ thể ở bảng 4.1 dưới đây:

Bảng 4.1: Danh mục các loài thực vật tại khu vực nghiên cứu

Stt Tên Việt

Mức

độ phổ biến

Loại

gỗ

7 Giáng hương Pterocarpus pedatus Pierre

Faboideae

Trang 32

Stt Tên Việt

Mức

độ phổ biến

Loại

gỗ

17 Gáo trắng

Nauclea cadamba (Roxb)

4.2 Đặc điểm cấu trúc của khu vực nghiên cứu

Phân bố số cây theo cấp chiều cao và đường kính là hai chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong việc cấu thành thể tích của cây cũng như trữ lượng của rừng

Dưới đây là kết quả nghiên cứu phân bố số cây theo cấp chiều cao và đường kính

4.2.1 Phân bố cây theo cấp chiều cao

Mục đích của việc nghiên cứu số cây theo cấp chiều cao là đặc điểm phân bố tầng tán của rừng, bởi chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành, sinh trưởng

và phát triển của các cá thể cây tái sinh dưới tán rừng

Trang 33

4.2.1.1 Phân bố số cây theo cấp chiều cao H vn tại ô tiêu chuẩn số 1

Bảng 4.2: Phân bố số cây theo cấp chiều cao Hvn tại ô tiêu chuẩn 1

Trang 34

những cây cao hơn 15,64m chiếm 9,83% đối với chiều cao 17,78m và 13,11% với cây có chiều cao 19,92m, số còn lại là 11,47m so với cây thấp hơn 9,21m

Hệ số biến động Cv% = 25,72 và biên độ biến động chiều cao là R = 13m Chênh lệch về chiều cao tại ô tiêu chuẩn 1 là tương đối lớn Nhưng nhìn chung qua

số liệu phân tích trên và thực tế đo đạc thì ô tiêu chuẩn 1 có số cây ít, mật độ 305 cây/ha chủ yếu là những cây có chiều cao tập trung trên 9m chiếm 80,32% tạo tầng tán chính, chiếm vai trò chủ yếu che phủ của rừng

Qua hình 4.1 biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao Hvn tại ô tiêu chuẩn 1

có dạng tương đối cân xứng, do có số cây khá ít đây cũng là điều phù hợp với thực

tế rừng bị tác động khai thác chặt chọn, rừng cơ bản chỉ còn lại những cây đã già không đạt phẩm chất lấy gỗ hiệu quả

4.2.1.2 Phân bố số cây theo cấp chiều cao H vn tại ô tiêu chuẩn 2

Bảng 4.3: Phân bố số cây theo cấp chiều cao Hvn tại ô tiêu chuẩn 2

Trang 35

Hình 4.2: Biểu phân bố số cây theo cấp chiều cao của lâm phần tại ô tiêu chuẩn 2

N% - Hvn

Trang 36

4.2.1.3 Phân bố số cây theo cấp chiều cao H vn tại ô tiêu chuẩn 3

Bảng 4.4: Phân bố số cây theo cấp chiều cao Hvn tại ô tiêu chuẩn 3

ta thấy cây ô tiêu chuẩn 3 chênh lệch về chiều cao tương đối lớn nhưng do mật độ

N% - Hvn

Trang 37

cây khá nhiều 445 cây/ha nên rừng không bị phân tách rõ rệt về tầng tán, mặc dù qua số liệu cho ta thầy rừng có hai tầng rõ rệt, đây cũng là dấu hiệu tốt cho sự che phủ của rừng

4.2.1.4 Phân bố số cây theo cấp chiều cao Hvn tại khu vực nghiên cứu

Bảng 4.5: Phân bố số cây theo cấp chiều cao Hvn tại khu vực nghiên cứu

Trang 38

Hình 4.4: Phân bố số cây theo cấp chiều cao Hvn tại khu vực nghiên cứu

Nhận xét:

Qua bảng 4.5 nhìn chung số cây tập trung chủ yếu ở mức từ 9 - 17m (chiếm 72,61%), số cây có chiều cao thấp hơn 8m chiếm số lượng rất ít (7,05% ), và số cây

từ 17m trở lên chiếm 16,2% Mặt khác chiều cao trung bình của khu vực nghiên cứu

là 13,88m nằm trong đa số những cây tập trung chủ yếu, hệ số biến động lớn Cv% = 25,2, biên độ biến động R = 15m Qua đó cho ta thấy khu vực nghiên cứu đang trong giai đoạn phục hồi sinh trưởng tốt

Vậy trong những giai đoạn tiếp theo chúng ta nên có các biện pháp khoanh nuôi làm giàu rừng đồng thời kết hợp với quản lý bảo vệ rừng hạn chế việc cháy rừng vào mùa khô

4.2.2 Phân bố số cây theo cấp đường kính

Tìm hiểu phân bố số cây theo cấp đường kính D1.3 10cm cho chúng ta thấy được cấu trúc ngang của rừng, và đánh giá được trữ lượng rừng

N% - Hvn

Trang 39

4.2.2.1 Phân bố số cây theo cấp đường kính tại ô tiêu chuẩn 1

Bảng 4.6: Phân bố cây theo cấp đường kính D1.3 tại ô tiêu chuẩn 1

Qua hình 4.5 cho ta thấy số cây phân bố theo cấp đường kính của lâm phần tại

ô tiêu chuẩn 1 có dạng phân bố giảm dần đỉnh lệch trái Từ bảng 4.6 số cây tập

N - D1.3

Trang 40

trung chủ yếu từ cấp đường kính từ 17 - 39cm (chiếm 82%) và giảm dần theo các đường kính lớn hơn (cụ thể từ 50 - 60cm chiếm 14,75%, và còn lại là 3,25% cho cây có đường kính lớn hơn)

Đường kính trung bình của lâm phần là 32,51cm, hệ số biến động Cv% = 50,2

và biên độ biến động là rất rộng R = 79cm, cho thấy đường kính có sự phân hóa mạnh Từ đó cho thấy kết quả phù hợp với công tác điều tra ngoại nghiệp và đối tượng nghiên cứu rừng bị tác động và đang trong giai đoạn phục hồi

Cần có những biện pháp lâm sinh làm tăng mật độ cây tại đây, đồng thời hỗ trợ các cây tái sinh phát triển tốt dần thay thế các cây đã già cỗi, sâu bệnh tại địa điểm này

4.2.2.2 Phân bố số cây theo cấp đường kính D 1.3 tại ô tiêu chuẩn 2

Bảng 4.7: Phân bố số cây theo cấp đường kính D1.3 tại ô tiêu chuẩn 2

Ngày đăng: 03/06/2018, 16:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w