1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN

60 238 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 789,38 KB

Nội dung

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  HUỲNH THỊ ÁI THƯƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI

Trang 1

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



HUỲNH THỊ ÁI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY & BỘT GIẤY

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2012

Trang 2

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



HUỲNH THỊ ÁI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN

Ngành: Công nghệ sản xuất Giấy & Bột Giấy

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Ths ĐẶNG THỊ THANH NHÀN

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 6/2012

Trang 3

ii

LỜI CẢM TẠ

 Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành theo chương trình đào tạo chính quy chuyên ngành công nghệ sản xuất giấy và bột giấy của khoa lâm nghiệp thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, niên khóa 2008 – 2012

 Qua đề tài này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến:

- Ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô trong Khoa Lâm Nghiệp, thầy cô bộ môn cơ

sở đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt những năm theo học tại trường

- Cô Th.s Đặng Thị Thanh Nhàn, giáo viên hướng dẫn đề tài đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

- Ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên Nhà máy giấy Bình An - Công

ty cổ phần giấy Tân Mai đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tìm hiểu công nghệ , tiến hành các thí nghiệm để phục vụ cho đề tài

- Và đặc biệt là cha mẹ và tất cả những người thân trong gia đình cùng bạn bè

đã tạo điều kiện và động viên tôi trong học tập

TPHCM, tháng 06/2012 Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Aí Thương

Trang 4

iii

TÓM TẮT

Đề tài “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải tại Nhà máy giấy Bình An” được tiến hành tại Nhà máy giấy Bình An thuộc công ty cổ phần giấy Tân Mai, thời gian từ 20/02/2012 đến 15/06/2012

Qua quá trình khảo sát toàn bộ dây chuyền sản xuất giấy của Nhà máy, lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu của nước thải (pH, COD, BOD, TSS) trước và sau dây chuyền xử lý, đề tài đạt được một số kết quả sau đây: sampling and analysis the indicators of wastewater (pH, COD, BOD, TSS) before and after the processing line, subjects achieved some the following results:

‐ Phân tích rõ các yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước thải

‐ Phân tích các giai đoạn quan trọng của quá trình xử lý nước thải, chủ yếu là giai đoạn tuyển nổi và giai đoạn xử lý sinh học

‐ Xác định được hiệu quả xử lý của dây chuyền: COD đạt 95,7%, BOD đạt 95%, TSS đạt 98,3%

Nước thải ra đạt tiêu chuẩn xả nước thải theo chuẩn A – TCVN 5945 - 2005

Trang 5

iv

SUMMARY

Project "Assessment of the wastewater treatment effect at the Binh An Paper Factory" was conducted at the Binh An Paper Mill of Tan Mai Paper Joint Stock Company, from Feb 20th 2012 to June 15th 2012

Through the process of surveying the complete line of paper production, getting samples and analyzing the indicators of wastewater (pH, COD, BOD, TSS) before and after the processing line, the subject has achieved some the following results:

 Absolutely analyzing the factors causing wastewater pollution

 Analyzing the important stages of the wastewater treatment process, mainly those

of flotation and biological treatment

 Identifying the processing effect of the line: COD reached 95.7%, 95% BOD, TSS reached 98.3%

 Confirming that its wastewater achieves A standard - Vietnam Standard 5945 - 2005

Trang 6

v

MỤC LỤC

TRANG

Trang tựa i

Lời cảm tạ ii

Tóm tắt iii

Mục lục v

Danh sách các chữ viết tắt viii

Danh sách các hình ix

Danh sách các bảng, biểu đồ x

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích đề tài 2

1.3 Giới hạn đề tài 2

Chương 2: TỔNG QUAN 3

2.1 Tổng quan về tình trạng ô nhiễm của ngành giấy Việt Nam 3

2.2 Tổng quan về Nhà máy giấy Bình An 4

2.2.1 Thông tin về doanh nghiệp 4

2.2.2 Quy trình sản xuất giấy 8

2.2.3 Các vấn đề về môi trường 12

2.3 Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải Nhà máy giấy Bình An 13

2.3.1 Các thông số đánh giá mức độ ô nhiễm 13

Trang 7

vi

2.3.2 Quy trình xử lý nước thải Nhà máy giấy Bình An 16

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Nội dung nghiên cứu 19

3.2 Phương pháp nghiên cứu 19

3.3 Tiến hành thí nghiệm 20

3.3.1 Bố trí thí nghiệm 20

3.3.2 Quy trình thí nghiệm 20

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24

4.1 Phân tích các yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước thải 24

4.1.1 Nước thải từ quá trình nghiền bột và xeo giấy 25

4.1.2 Nước thải từ khâu vệ sinh máy móc, thiết bị 27

4.2 Phân tích các giai đoạn quan trọng của quá trình xử lý nước thải 27

4.2.1 Bể tuyển nổi khí hòa tan DAF 29

4.2.2 Bể vi sinh 32

4.3 Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải Nhà máy giấy Bình An 35

4.3.1 Hiệu quả xử lý pH 36

4.3.2 Hiệu quả xử lý COD 37

4.3.3 Hiệu quả xử lý BOD 39

4.3.4 Hiệu quả xử lý TSS 40

4.3.5 So sánh các chỉ tiêu của nước thải trước và sau xử lý với chuẩn A - TCVN 41

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

5.1 Kết luận 44

Trang 8

vii

5.2 Kiến nghị 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC 46

Trang 9

viii

ISO International standards Organization

ppm part per million (1/106)

TCVN 5945:2005 Tiêu chuẩn Viêt Nam 5945:2005

Trang 10

ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Nhà máy 6

Hình 2.2 Sơ đồ bố trí Nhà máy 7

Hình 2.3 Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy 9

Hình 2.4 Quy trình công nghệ XLNT của Nhà máy giấy Bình An 17

Hình 3.2 Sơ đồ quy trình thí nghiệm 20

Hình 4.1 Sơ đồ sản xuất giấy và các nguồn phát sinh ra nước thải 24

Hình 4.2 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải Nhà máy giấy Bình An 27

Hình 4.3 Mô hình bể tuyển nổi DAF 29

Hình 4.4 Quy trình tạo bông của xơ sợi 31

Trang 11

x

DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 Bảng gía trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa

cho phép 14

Bảng 4.1 Kết quả thí nghiệm 35

Bảng 4.2 Giá trị trung bình của các chỉ tiêu và chuẩn A – TCVN 41

BIỂU ĐỒ TRANG Biểu đồ 4.1 Hiệu quả xử lý pH 36

Biểu đồ 4.2 Hiệu quả xử lý COD 37

Biểu đồ 4.3 Hiệu quả xử lý BOD 39

Biểu đồ 4.4 Hiệu quả xử lý TSS 40

Biểu đồ 4.5 So sánh các giá trị trước và sau xử lý với A - TCVN 42

Biểu đồ 4.6 So sánh các giá trị pH trước và sau xử lý với A - TCVN 42

Trang 12

độ pH trung bình 7 - 9, hàm lượng BOD , COD và TSS cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép Đặc biệt nước có chứa cả kim loại nặng, lignin (dịch đen), phẩm màu, xút, các chất đa vòng thơm clo hóa là những hợp chất có độc tính sinh thái cao và có nguy cơ gây ung thư, rất khó phân hủy trong môi trường

Do vậy, để giải quyết ô nhiễm, các nhà máy xí nghiệp cần phải có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường Đối với các nhà máy đã có sẵn hệ thống xử lý thì cần phải nâng cấp nhằm đem lại hiệu quả hơn nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nước hiện nay góp phần cải thiện môi trường

Nhà máy giấy Bình An áp dụng hệ thống xử lý nước thải kết hợp giữa xử lý tuyển nổi

và xử lý sinh học đã đem lại hiệu quả cao về kinh tế lẫn môi trường Đây là mô hình xử

lý nước thải có thể áp dụng và nhân rộng ở các cơ sở sản xuất giấy tại Việt Nam

Được sự chấp thuận của lãnh đạo nhà máy giấy Bình An, được sự đồng ý của BCN Khoa, Bộ Môn Công Nghệ Sản Xuất Bột Giấy - Giấy và giáo viên hướng dẫn, tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải Nhà máy giấy Bình An”

Trang 13

2

1.2 Mục đích đề tài

Đề tài nhằm mục đích phân tích các yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước thải, phân tích các giai đoạn quan trọng trong dây chuyền xử lý nước thải và đánh giá hiệu quả của dây chuyền xử lý nước thải Nhà máy giấy Bình An

1.3 Giới hạn đề tài 

Thời gian thực hiện có giới hạn nên đề tài chỉ xoay quanh những vấn dề chính tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót Những vấn đề chính mà đề tài đã nêu ra được:

- Thành phần, tính chất của nước thải sản xuất giấy tại Nhà máy Bình An

- Công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy

- Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải tại Nhà máy

Trang 14

3

Chương 2

TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tình trạng ô nhiễm của ngành giấy Việt Nam

Hiện nay, ngành công nghiệp giấy đang tăng trưởng nhanh chóng và đóng góp vào tiến trình phát triển chung của nền kinh tế xã hội Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban chỉ đạo Quốc gia về nước sạch – Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngành công nghiệp giấy lại là một trong những ngành gây ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt đối với các nguồn nước Vì vậy, song song với việc lập kế hoạch phát triển doanh nghiệp, một bài toán khác đặt ra cho ngành giấy là phải xử lý tốt các chất thải, giảm bớt ô nhiễm và bảo vệ tài nguyên môi

trường

Theo thống kê, cả nước có gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy, trong đó chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, còn hầu hết các nhà máy đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đạt yêu cầu, vì thế tình trạng gây

ô nhiễm môi trường do sản xuất giấy cũng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm

So với nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác, ngành giấy có mức độ ô nhiễm cao và dễ gây tác động đến con người và môi trường xung quanh do ô nhiễm từ nguồn nước thải xử

lý không đạt yêu cầu Công nghệ sản xuất giấy ở Việt Nam còn rất lạc hậu Để sản xuất ra một tấn giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng từ 30-100 m3 nước, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7-15 m3/tấn giấy Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn nước ngọt, tăng chi phí xử lý nước thải mà còn đưa ra sông, rạch lượng nước thải khổng

lồ

Trong các cơ sở công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình 9 –

11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD) và nhu cầu oxy hoá học (COD) cao, có thể lên đến 700mg/l và 2.500mg/l Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép Đặc biệt nước có chứa cả kim loại nặng, lignin (dịch đen), phẩm màu, xút, các chất

Trang 15

4

đa vòng thơm Clo hoá là những hợp chất có độc tính sinh thái cao và có nguy cơ gây ung thư, rất khó phân huỷ trong môi trường Có những nhà máy giấy, lượng nước thải lên tới 4.000 – 5.000m3/ngày, các chỉ tiêu BOD, COD gấp 10 – 18 lần tiêu chuẩn cho phép, lượng nước thải này không được xử lý mà đổ trực tiếp vào sông Ngoài ra, trong công nghiệp xeo giấy, để tạo nên một sản phẩm đặc thù hoặc những tính năng đặc thù cho sản phẩm, người ta còn sử dụng nhiều hóa chất và chất xúc tác Những chất này nếu không được thu hồi hoặc xử lý mà xả thẳng ra sông ngòi thì vấn đề ô nhiễm

là không tránh khỏi, làm mất cân bằng sinh thái trong môi trường nước

2.2 Tổng quan về Nhà máy giấy Bình An

2.2.1 Thông tin về doanh nghiệp

Nhà máy giấy Bình An trực thuộc Tập Đoàn Giấy Tân Mai

Nhà máy giấy Bình An được thành lập theo quyết định số 51/QĐ-NS ngày 04/01/2006 tại địa bàn thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Nhà máy giấy Bình An được thành lập qua nhiều giai đoạn:

 Nhà máy giấy Bình An được xây dựng năm 1968 có tên gọi là Công ty Cigimeko do Ông Lý Hiền làm chủ

 Năm 1975: thuộc công ty gỗ diêm II

 Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà máy thuộc sự quản lý trực tiếp của công ty giấy Việt Nam

 Năm 1993: lấy tên Nhà máy giấy Bình An

 Năm 1997: đổi tên thành Công ty giấy Bình An

 Đến tháng 06/2005: trước tình hình đổi mới của đất nước, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và sự gia nhập WTO của nước ta, tổng Công ty giấy Việt Nam quyết định xác nhập Công ty giấy Bình An vào Công ty giấy Tân Mai

Trang 16

5

 Đến tháng 01/2006: Công ty giấy Tân Mai đã cổ phần hóa thành Công ty cổ phần giấy Tân Mai theo chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 4613000154 ngày 24/01/2006

 Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Mai - Nhà máy giấy Bình An có diện tích 66.000m2,

có tường bao bọc vững chắc có độ cao so với mặt tiền là 2m, hiện tại có 233 công nhân Nhà máy được xây dựng trên mặt tiền gồ ghề, có thể mở rộng các phía xung quanh, cách quốc lộ 1A 24km, cách tỉnh Đồng Nai 5km, cách thành phố Hồ Chí Minh 25km, cách thị

Trang 17

Tổ dầu mỡ

-Tổ văn phòng -Tổ điều chế bột -Tổ máy xeo -Tổ cắt cuộn -Tổ hoàn thành

đo lường điều khiển -Tổ điện quấn dây

-Tổ văn phòng -Tổ điều chế bột -Tổ máy xeo -Tổ cắt cuộn

Phân xưởng điện đo lường điều khiển

Phân xưởng

cơ khí

Phòng nhân

sự hành

hí h

Phòng

kế toán vật tư

Phòng

kế toán

Phân xưởng Giấy I

Phân xưởng Giấy II P.Giám đốc SX

Giám đốc

Trang 18

Lò hơi dầKhu

xử lý

Bồn ga

Bàn cân

Ghi chú: Họng nước B dùng chữa cháy Các thùng đựng cát chữa cháy

Trụ nước loại 2 họng A, chữa cháy và tiếp nước cho xe chữa cháy

Khu vực xử lý nước cấp và đặt bơm chữa cháy

Trang 19

Sàng áp lực Lọc cấp 2 Lọc cấp 3 Thải

Bột giấy (cơ, hóa), giấy tái chế

Hồ chứa 101 và 201

Máy lọc cát

Máy đánh tơi

Chất tăng trắng và màu

Hồ chứa 102 và 202

Thùng giảm áp

Trang 20

9

Nước trắng

Hệ thống xử lý nước trắng DAF

Bể chứa nước thải tập trung

Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh

Nguồn tiếp nhận

Thành phẩm Cắt cuộn Cuộn

Ép quang Sấy

Sấy Gia keo bề mặt Phần sấy Phần ép Lưới xeo Thùng đầu

Tráng phấn

Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy

Trang 21

10

 Thuyết minh dây chuyền

Tùy vào từng loại giấy cần sản xuất mà bột và hóa chất được phối trộn theo nồng độ thích hợp (được định trong lệnh sản xuất của phòng kỹ thuật) được cho vào hồ quậy bột Sau đó, khuấy khoảng 15 phút với nồng độ bột khoảng 4% - 5% Quá trình quậy bột được thực hiện gián đoạn theo từng mẻ

Sau khi quậy xong, bột được bơm về hồ 101T-101 Từ hồ này, bột được bơm qua lắng cát và sau đó đem đi đánh tơi (2 thiết bị lắng cát, 2 thiết bị đánh tơi) Sau đó bột được bơm về hồ 101T-102

Từ hồ 101T-102, bột sẽ được bơm qua máy nghiền đĩa 1 giai đoạn với độ nghiền khoảng 4-5oSR (độ nghiền tùy vào loại giấy và yêu cầu sản xuất) Sau khi nghiền xong bột được bơm về hồ 101T-103

Sau đó, bột nhập cũng được chuẩn bị với các bước tương tự từ hồ 201→101T-203

101T-Tiếp theo, bột hóa trong hồ 101T-203, bột CTMP trong hồ 101T-103, bột giấy đứt ướt ở bột ép thải ra, bột giấy đứt khô sau khi đã qua giai đoạn đánh tơi, CaCO3 và tinh bột cationic được phối trộn với nhau tại hồ blend chest Đồng thời tại hồ này bột cũng được pha loãng bằng nước

Hồ blend chest và hồ machine blend chest thông phía bên trên với nhau, còn phía bên dưới dùng bơm để bơm từ hồ blend chest sang hồ machine blend chest

Sau đó, từ hồ machine blend chest, hỗn hợp bột được bơm liên tục lên thùng điều tiết cùng với keo AKD và chất chống vi sinh

Từ thùng điều tiết, hỗn hợp bột sẽ được đưa sang thiết bị lọc li tâm cấp 1:

- Sản phẩm của lọc li tâm cấp 1 sẽ được đưa qua máy sàng áp lực tạo hỗn hợp với các chất bảo lưu (PL1510) Từ máy sàng 1, bột hợp cách sẽ đi lên thùng giảm chấn (được cho thêm NP882, LP8666) để vào thùng đầu và tiếp tục các giai đoạn tiếp theo Còn phần thải của sàng áp lực 1 sẽ về thùng chứa (118) qua sàng áp về hồ 119

Trang 22

11

- Tạp chất tinh trong lọc li tâm cấp 1 sẽ được dẫn về một hồ chứa 118 Từ hồ chứa này, bột sẽ được cho qua sàng áp lực 2

- Tạp chất thô còn lại sẽ đi qua lọc li tâm cấp 2

Hỗn hợp sau khi qua lọc li tâm cấp 2 và phần bột hợp cách trong sàng áp lực 2 sẽ theo ống dẫn về bể chứa nước trắng (119), còn tạp chất sẽ cho qua sàng rung Phần thải của lọc li tâm cấp 2 tiếp tục cho qua lọc li tâm cấp 3.Tại lọc li tâm cấp 3, phần bột hợp cách sẽ cho quâ sàng rung, còn phần tạp chất sẽ thải bỏ

Tất cả các dòng bột đi qua sàng áp lực 2, phần bột hợp cách sẽ qua bể chứa nước trắng, còn tạp chất cho qua sàng rung Tại sàng rung, tạp chất sẽ được thải bỏ còn phần bột hợp cách sẽ cho qua bể chứa nước trắng

Từ bể chứa nước trắng, một phần dư sẽ được bơm lên bể DAF để xử lí (trong bể DAF sẽ được cho thêm PAC để tách bột, phần nước sạch sau khi tách bột sẽ được sử dụng tiếp tục trong sản xuất như: quậy bột, rửa lưới…), phần còn lại được bơm lên thùng điều tiết và tiếp tục các quá trình như trên

Từ thùng đầu (bột có nồng độ khoảng 0,4% - 0,6% qua thiết bị môi phun, bột được đưa lên lưới xeo với tốc độ của máy xeo đạt khoảng 400m/p, sau đó qua các foil gạt nước, hộp hút chân không để tách nước trước khi qua ép

Nhiệt độ trong lô sấy khoảng 100 - 120oC, nhiệt độ ở mỗi tổ sấy (mỗi tổ sấy bao gồm một số lô có cùng động cơ và chăn sấy) là khác nhau do yêu cầu nhiệt độ trong các giai đoạn khác nhau để đảm bảo chất lượng sản phẩm Do đó, có tổ sấy sử dụng hơi thứ,

tổ sấy sử dụng hơi chính (các lô sấy từ 1-16; 42-45; 53-59: sử dụng hơi thứ, các lô sấy từ 17-41; 46-52: sử dụng hơi chính) Sau khi qua các tổ sấy 4, 5, 6 băng giấy sẽ được gia keo bằng tinh bột anion có chứa OBA

Sau đó, băng giấy tiếp tục qua các tổ sấy tiếp theo và qua các thiết bị đầu dò phóng

xạ để kiểm tra tiêu chuẩn của giấy đang sản xuất Sau khi giấy đạt yêu cầu , giấy sẽ được

Trang 23

Cũng như những Nhà máy sản xuất giấy khác, Nhà máy giấy Bình An gặp nhiều vấn đề

về môi trường như: nước thải, khí thải, tiếng ồn, nhiệt độ…

 Nước thải

 Lượng nước thải sinh hoạt: từ các hoạt động rửa, vệ sinh, khu ăn uống, và quá trình sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên của nhà máy Lượng này được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại ba ngăn, sau đó được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy

 Nước thải trong quá trình sản xuất: chủ yếu do phần nước thoát ra từ quá trình xeo giấy, vệ sinh máy móc thiết bị

 Tất cả nước thải từ quá trình sản xuất và nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại được thu gom và dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy để tiếp tục phương pháp

xử lý ngoại vi

 Chất thải rắn

 Từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên Nhà máy

 Chất thải nguy hại như các dẻ lau dính dầu thải ra trong quá trình vệ sinh máy móc, các loại đèn điện không sử dụng

 Ngoài ra còn có chất thải từ các khâu sàng lọc và ly tâm như sạn, cát

Sinh ra do hoạt động đốt nhiên liệu để cung cấp hơi nóng cho công đoạn sấy, sử dụng hơi

Trang 24

Nhìn chung tiếng ồn phát sinh ở khu vực xưởng sản xuất tương đối ít

Tiếng ồn chỉ gây ra chủ yếu ở một số vị trí như: Máy xeo, máy ép giấy, máy sấy…chủ yếu do động cơ phát ra tiếng ồn

 Nhiệt độ

Nhiệt độ sinh ra trong quá trình sản xuất chủ yếu là sự tỏa nhiệt của quá trình sấy, của lò hơi Mặt khác cũng như các cơ sở sản xuất công nghiệp khác, nhà xưởng của công ty xây dựng có kết cấu kèo sắt, thép và lợp bằng tôn nên bức xạ mặt trời qua mái nhà xưởng dễ dàng nên đã góp phần làm gia tăng nhiệt độ trong nhà máy sản xuất đặc biệt là mùa khô Thông thường ở nhà máy nhiệt độ trong xưởng cao hơn bên ngoài từ 2 – 3oC

2.3 Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy giấy Bình An

2.3.1 Các thông số đánh giá mức độ ô nhiễm

Các thông số đánh giá mức độ ô nhiễm như: pH, COD, BOD, TSS, độ màu… phải phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 12 - 2008 của Bộ tài nguyên môi trường (quy định riêng cho ngành giấy), được thể hiện như trong bảng 2.1

Trang 25

và A2 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải)

 Cột B quy định giá trị C của các thông số làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải của cơ sở chỉ sản xuất giấy (không sản xuất bột giấy) hoặc cơ sở sản xuất bột giấy, liên hợp sản xuất giấy và bột giấy khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

giấy (B 1)

Cơ sở có sản xuất bột

4 TSS (Tổng chất rắn lơ

Trang 26

15

 Các thông số:

 Độ pH: thể hiện tính kiềm hay tính axit của nước thải Ph phụ thuộc vào loại phương

pháp nấu bột, tẩy trắng bột và loại sản phẩm Trong mọi trường hợp pH đều được điều chỉnh đến khoảng 6 – 8 trước khi xử lý sinh học hay thải ra môi trường, như vậy mới đảm bảo được sự tồn tại của các sinh vật trong nước

 Chỉ số BOD (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần

thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng:

Chất hữu cơ + O2 CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian

Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật Giá trị được chọn để so sánh là BOD5, BOD, của vật mẫu được ủ trong 5 ngày ở 200C

 Chỉ số COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần

thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật

Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước

(DO) Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của

nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước

Vi khuẩn

Trang 27

16

 Độ màu: màu thật của nước thải là màu của nước thải sau khi loại bỏ độ đục (chất cặn

lơ lửng) Đơn vị đo độ màu thường dùng là độ theo thang màu platin – coban

 Chỉ số TSS (Total Suspended Solid): Là hàm lượng chất rắn lơ lững trong nước

(mg/l) Chất rắn ảnh hưởng tới chất lượng nước khi sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất, cản trở hoặc tiêu tốn nhiều hoá chất trong quá trình xử lý Ngoài ra, hàm lượng rắn lơ lững còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc kiểm soát quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

2.3.2 Quy trình công nghệ xử lý nước thải Nhà máy giấy Bình An

Đường đi chính của dây chuyền

Đường tuần hoàn

Trang 28

17

Hình 2.4: Quy trình công nghệ xử lý nước thải Nhà máy giấy Bình An

Máy giấy

sản xuấtNước

Hồ chứaNước

Tái sử dụng dư

Thiết bị xử lý nội vi theo công nghệ tuyển nổi DAF

Chất rắn tái sử dụng

Nước sau xử lý Tái sử dụng

Nước rửa lọc

Tái sử dụng/ thải ra ngoài

Hồ lắng bùn (700 m3)

Hồ chứa (84m 3)

Hồ chứa nước sau

xử lý (84 m3)

Hệ thống lọc áp lực hoạt tính

Lưới sàn

Hồ vi sinh (2.333 m3) Chất dinh dưỡng

Polymer

Hồ chứa bùn

Máy ép bùn Phèn/NaOH

Trang 29

18

 Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải

Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất được thu gom về hồ chứa, một phần nước sẽ quay lại tái sử dụng và phần nước dư được dẫn về thiết bị xử lý sơ bộ theo công nghệ tuyển nổi khí hòa tan DAF (Dissolved Air Flotation) Sau thiết bị xử lý sơ bộ thì phần chất rắn (bột và chất độn) được tái sử dụng hoàn toàn, nước sau xử lý sẽ đưa về hồ chứa

213 m3

Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh sau khi xử lý bằng hầm tự hoại ba ngăn cũng được dẫn

về hồ chứa 213 m3 Toàn bộ nước thải của nhà máy được dẫn về hồ chứa này Sau đó nước thải được bơm về hồ vi sinh 2.333 m3 Trong hồ được lắp đặt các cánh khuấy, khuấy trộn liên tục và các hóa chất như: phân Urê, DAP được châm trực tiếp vào hồ để

ổn định và nuôi sống lượng vi sinh trong hồ Sau đó nước từ hồ vi sinh sẽ theo đường ống chảy qua bể lắng bùn, hóa chất phèn và polymer được châm vào, tại đây bùn sẽ được lắng xuống đáy và nước trong sẽ chảy tràn sang hồ chứa nước sau lắng 167 m3 Lượng bùn lắng sẽ được đưa về hồ chứa bùn rồi bơm lên máy ép bùn, còn nước sau lắng sẽ qua tiếp

hệ thống lọc áp lực hoạt tính, nước sau lọc sẽ đưa vào hồ chứa 84 m3 và tái sử dụng, phần nước dư thừa sẽ được thải bỏ ra rạch Bà Hiệp

Qua hệ thống xử lý nước thải thì nước thải ra đạt QCVN 12:2008/BTNMT, cột A – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy và QCVN 24:2009/BTNMT

Trang 30

19

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

 Phân tích các yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước thải Nhà máy giấy Bình An

 Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải

 Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải Nhà

3.2 Phương pháp nghiên cứu

 Để phân tích các yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước: tiến hành khảo sát toàn bộ dây chuyền sản xuất để tìm hiểu các yếu tố tác động đến chất lượng nước thải, xem xét đánh giá từng yếu tố

 Để biết được hiệu quả xử lý nước thải của Nhà máy, phải xác định khả năng xử lý các chỉ tiêu gây ô nhiễm nguồn nước như pH, tổng hàm lượng chất lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)

Xác định các thông số trước và sau khi xử lý của từng chỉ tiêu Xác định bằng cách lấy mẫu nước thải và làm thí nghiệm để tính toán các giá trị

Hiệu quả xử lý được tính theo công thức sau:

Trong đó: a: chỉ số đầu vào trước khi xử lý

b: chỉ số đầu ra sau khi xử lý

Sau khi tổng hợp, tính giá trị trung bình, so sánh kết quả đạt được với chuẩn A - TCVN 12- 2008 Bộ tài nguyên môi trường (quy định riêng cho ngành giấy) Từ đó biết được hiệu quả xử lý nước thải của Nhà máy

[(a – b) / a]* 100%

Ngày đăng: 03/06/2018, 16:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Nguyễn Thị Tuyết Nhung. “Luận văn tốt nghiệp: khảo sat một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải tại Nhà máy giấy Bình An”. Ngành Công nghệ sản xuất giấy & bột giấy – Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn tốt nghiệp: khảo sat một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải tại Nhà máy giấy Bình An
1. Nguyễn Thị Ngọc Bích, 2003. Kỹ Thuật Xenlulô và Giấy – Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh Khác
2. Cao Thị Nhung, 2003. Các yếu tố công nghệ và tính chất các loại giấy – Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh Khác
3. Nguyễn Hữu Phú, Cơ sở lý thuyết và công nghệ xử lý nước tự nhiên, 2005 - Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật Khác
4. Doãn Thái Hòa, 2005. Bảo vệ môi trường trong công nghiệp bột giấy và giấy – Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật Khác
5. Nguyễn Văn Phước, 1998. Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học – Tập 13. Kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp – Trường Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w