1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhà văn honoré de balzac

5 495 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 191,49 KB

Nội dung

Trong sự nghiệp sáng tác Balzac đã viết về nhiều đề tài và mỗi vấn đề đều có một số tác phẩm, tạo nên sự đa dạng trong tư tưởng cũng như trong nghệ thuật của ông.. Balzac đã lần lượt đi

Trang 1

Nhà văn Honoré de Balzac ( Pháp)

Honoré de Balzac (1799–1850) là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ

19, bậc thầy của tiểu thuyết hiện thực Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ Tấn

trò đời (La Comédie humaine).

I Cuộc đời

Honoré de Balzac sinh ngày 20 tháng 5 năm 1799 ở Tours Ông là con trai của

Bernard-François Balssa và Anne-Charlotte-Laure Sallambier, họ Balzac được lấy

của một gia đình quý tộc cổ Balzac d'Entraigues Cuộc đời ông là sự thất bại toàn

diện trong sáng tác và kinh doanh - đó là tổng kết chung về thời thanh niên của

Balzac từ khi vào đời cho đến năm (1828): Hai lần ứng cử vào Hàn lâm viện

Pháp đều thất bại Ông chỉ thật sự được văn đàn Pháp công nhận sau khi mất

Người ủng hộ ông nhiều nhất khi còn sống là Victor Hugo Ông có một sức sáng tạo

phi thường, khả năng làm việc cao Thường chỉ ngủ một ngày khoảng 2 đến 3 tiếng, thời gian còn lại làm việc trên một gác sếp

II Sự nghiệp

1 Giai đoạn 1829-1841

Sau tiểu thuyết lịch sử Les Chouans (Những người Chouans, 1829), Balzac cho ra đời liên tiếp nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong nhiều cảm hứng và chủ đề khác nhau: La Peau de chagrin (Miếng da lừa, 1831), Le Médecin de campagne (Người thầy thuốc nông thôn, 1833), La Recherche de l'absolu (Đi tìm tuyệt đối, 1833), Eugénie Grandet (1833), Le Père Goriot (Lão Goriô, 1834).

Trong sự nghiệp sáng tác Balzac đã viết về nhiều đề tài và mỗi vấn đề đều có một số tác phẩm, tạo nên sự đa dạng trong tư tưởng cũng như trong nghệ thuật của ông Balzac đã lần lượt đi qua nhiều phong cách trữ tình, châm biếm, triết lý và dần dần thiết lập một hệ thống cho các sáng tác của mình, bao gồm các chủ đề: nghiên cứu triết học (như các tác phẩm Miếng da lừa, Đi tìm tuyệt đối, Kiệt tác vô danh ), cảm hứng thần bí (như: Louis Lambert, Séraphita), nghiên cứu phong tục (trong đó ông thiết lập một hệ thống các đề tài mà ông gọi là các "cảnh đời" vì cuộc đời được ông ví như một tấn hài kịch lớn)

2 Giai đoạn 1841-1850

Balzac đã bắt đầu công việc tập hợp lại các tác phẩm theo chủ đề và thống kê sắp đặt lại trong một hệ thống có tên chung là Tấn trò đời

III Tư tưởng và tài năng nghệ thuật

Balzac là nhà văn sớm có ý thức về sự tái hiện cuộc đời một cách hoàn chỉnh ở đủ mọi góc cạnh của nó và được đặt trong hệ thống mà ông ví như một "công trình kiến trúc của vũ trụ" với tính chất vừa hệ thống vừa hoành tráng từ các tác phẩm của ông Vũ trụ ấy là cuộc đời nhìn qua nhãn quang của ông tạo nên một "thế giới kiểu Balzac" in rõ dấu

ấn của "cảm hứng vĩ mô" Vì vậy, vũ trụ trong tiểu thuyết Balzac là một "vũ trụ được sáng tạo hơn là được mô phỏng"

Trang 2

Chú thích:

Cảm hứng vĩ mô: Được hiểu là những tác phẩm văn chương phản ánh hiện thực thời đại của xã hội và số phận của

con người xã hội như sự tha hóa của con người trong xã hội mà đồng tiền chi phối tất cả giá trị đạo đức và các mối

quan hệ xã hội Như những nhân vật trong Lão Goriot (Le peré Goriot) sẵn sàng chạy theo đồng tiền và quyền lực

chà đạp lên những giá trị đạo và tình cảm thiêng liêng nhất

Ngôi nhà của Balzac ở Saché

Cảm hứng vi mô: Được hiểu là những tác phẩm văn chương đi sâu

vào thế giới nội tâm của con người khi con người đứng những khó khăn thách thức của cuộc sống Cuộc đấu tranh đó là cuộc tranh đấu thầm lặng và gay gắt giữa cái thiện vàcái ác, giữa cái cao cả và cái thấp hèn diễn ra trong nội tâm của con người Như nhân vật ông già trong Ông già và biển cả của Ernest Hemingway hay nhân vật Hộ trong "Đời thừa" của Nam Cao

Phê phán hay chất phủ định cao là khía cạnh được chú ý khi nói về tiểu thuyết Balzac: qua sự nghiệp sáng tác của Balzac cả một xã hội

và con người dưới thể chế tư sản bị phơi bày với tất cả xấu xa tiêu cực, cũng từ đây những nỗi khổ đau, những tấn

bi kịch xảy ra cho nhiều người,ở nhiều hoàn cảnh trong một xã hội mà đồng tiền là chân lý

Vì sở trường của Balzac là việc miêu tả cái xấu, cái ác trong xã hội tư sản một cách thấu đáo và sắc sảo qua hệ thống ngôn từ và phong cách thích hợp, và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra mối ác cảm của giới phê bình đương thời đối với Balzac

Nên những nhân vật gây ấn tượng mạnh nhất và thành công nhất của Balzac là những nhân vật phản diện, thường được tác giả cho xuất hiện nhiều lần trong nhiều tác phẩm để người đọc theo dõi

chặng đường phát triển tính cách, số phận, những bước thăng trầm trong cuộc chen

chân trong thế giới đồng tiền, âm mưu và tội ác (Rastignac xuất hiện trong ba quyển:

Lão Goriot,Bước thăng trầm của kỷ nữ, Miếng da lừa, hay Lucien Chardon xuất hiện

trong Vỡ mộng, Bước thăng trầm của kỷ nữ, và Vautrin trong Lão Goriô

Ngược lại, khía cạnh khẳng định cái đẹp trong các tác phẩm của Balzac bị cho là

yếu: "Những nhân vật đức hạnh trong tiểu thuyết Balzac khá mờ nhạt ".[1] hoặc:

"Những nhân vật trong tiểu thuyết Balzac đều có cử chỉ tình cảm và phong cách

thông tục Khi muốn diễn tả sự thanh lịch quý phái, hào hiệp thì Balzac thường khoa

trương một cách cầu kỳ: người phụ nữ đức hạnh và các cô thiếu nữ được khắc họa

một cách ngượng nghịu "[2] Vd: Trong tác phẩm " Những quý bà cầu kỳ rởm", thì

một số nhân vật đã bảo gia nhân mang ra " một thứ chất lỏng cần thiết cho cuộc

sống" (nước) để mời khách

Tiểu thuyết của Balzac phản ánh hiện thực xã hội không mấy tốt đẹp, nhưng chính

Balzac lại từng khẳng định:" Xã hội đã tự tách ra hoặc xích lại gần hơn với những quy tắc vĩnh cửu, với cái chân thực, cái đẹp, tiểu thuyết phải là một thế giới tốt lành hơn " (Lời tựa Tấn trò đời)

Trang 3

Như vậy, thế giới nghệ thuật của Tấn trò đời không đơn thuần là phản ánh cái thiện, cái ác trong xã hội, mà điều

Balzac mong mỏi chính là cải tạo xã hội ngày càng tốt đẹp hơn

Nghệ thuật của Balzac cũng là vấn đề đã từng gây tranh cãi, khi vẫn

có ý kiến cho rằng "ông có một bút pháp thiếu thoải mái, thiếu sự thuần chất, nhưng vững vàng cụ thể đầy cá tính thể hiện một khí chất

mạnh mẽ", "lối văn tối tăm hỗn độn" (confus), "sự thông tục" (vulgaire) Đứng trước những biểu hiện đó nhiều nhà phê bình thời

trước như: nhà lý luận lãng mạn Sainte Beuve không thích lối thể hiện (văn phong) của Balzac, nhà hiện thực duy mỹ_ nhà văn Gustave Flaubert đã "cau mày" nhận xét "giá như Balzac biết viết văn" Và đến thế kỷ XX nhà văn André Gide cho rằng Balzac đã làm cho tác phẩm của ông trở nên cồng kềnh bằng "những yếu tố hỗn tạp, hoàn tòan không thể đồng hóa được bằng tiểu thuyết" Còn Marcel Proust lưỡng

lự trước câu hỏi "nghệ thuật của Balzac có hay không?" Đồng thời André Gide và Marcel Proust cũng thừa nhận rằng "có những nhược điểm không thể tách rời khỏi những tác phẩm của ông"

Tham khảo

 Lịch sử văn học Pháp (Xavier d' Arcos)_Bản dịch của Phan Quang Định_ Nhà xuất bản văn hóa thông tin 1997

 Hônêrê đơ Banzac (Honnoré de Balzac)_Trọng Đức biên soạn_ Nhà xuất bản Giáo dục

IV Tác phẩm tiểu biểu :

1.Tấn trò đời

Honoré de Balzac dành nhiều công sức, thời gian cho việc viết tiểu thuyết và phần lớn số tiểu thuyết ông viết được

gộp chung thành tác phẩm duy nhất mang tên La Comédie humaine (bản dịch tiếng Việt có tên gọi Tấn trò đời)

Tấn trò đời gồm khoảng 95 tác phẩm được Balzac gộp lại vào năm 1842, gồm 3 phần: nghiên cứu về thói quen, nghiên cứu triết học và nghiên cứu bản chất

Những tác phẩm trong Tấn trò đời vừa gắn kết với nhau, vừa có thể tồn tại độc lập Người ta có thể hiểu một tác phẩm mà không cần đọc các tác phẩm còn lại Những câu chuyện hoàn toàn khác nhau, chỉ có nhân vật được lặp lại, xuất hiện nhiều lần Ví dụ trong chuyện này, nhân vật A có thể là nhân vật chính, nhưng trong chuyện khác anh ta lại là nhân vật phụ, là một người có liên quan đến nhân vật chính

Tuy nhiên, những tác phẩm trong Tấn trò đời là một khối thống nhất vì tất cả cùng vẽ nên bức tranh xã hội Pháp nửa đầu thế kỷ 19

Tựa đề "Tấn trò đời" được Balzac đặt theo tên tác phẩm Vở kịch thần thánh (Divina commedia) của Dante Alighieri

(1265-1321) Balzac muốn cho thấy ý định của ông khi viết các tác phẩm trong "Tấn trò đời": tả về cái địa ngục ngay giữa xã hội con người

2 Miếng da lừa

Trang 4

Miếng da lừa (tiếng Pháp:La Peau de chagrin) là một tiểu thuyết của nhà văn Pháp Honoré de Balzac, được viết

năm 1831 và tiếp sau cuốn Những người Chouan Đây là một trong số rất ít tác phẩm Balzac sử dụng yếu tố hiện

thực huyền ảo - là một trong những đặc điểm nổi bật mà văn học Mỹ Latinh kế thừa và phát triển vào thế kỷ 20

Lúc viết tác phẩm này, Balzac chưa nghĩ tới việc xây dựng cả pho Tấn trị đời nhưng ơng đã từng ước muốn những tác phẩm của mình phải đi sâu vào phản ánh hiện thực xã hội đương thời Tiểu thuyết Miếng da lừa được xếp vào phần Khảo sát triết lý (cùng với các cuốn Đi tìm tuyệt đối, Kiệt tác chưa ai biết tới, Louis Lambert ) trong bộ Tấn trị đời Các tác phẩm trong phần này chủ yếu để đi tìm các biểu hiện tình cảm và luật chơi tình cảm, cuộc sống và

những bước đi phong phú của cuộc đời Miếng da lừa tuân thủ luật chơi nghiệt ngã được - mất này với một thủ

pháp nghệ thuật hết sức độc đáo và lơi cuốn

Hồn cảnh sáng tác

Balzac viết Miếng da lừa vào mùa thu năm 1830, sau khi cuộc Cách mạng tháng Bảy vừa nổ ra, đánh gục giai cấp

quý tộc dưới thời Bourbon phục hồng và đưa tầng lớp tư sản tài chính Pháp, ngân hàng Pháp lên nắm chính quyền Nền Quân chủ tháng Bảy được thiết lập (1830 - 1848) với thực chất là "triều đại của bọn chủ nhà băng" với khẩu hiệu nổi tiếng "Hãy làm giàu" Lý tưởng duy nhất ngự trị xã hội đương thời là chạy theo đồng tiền, nĩ chà đạp mọi thứ từ danh dự, đạo đức, tư tưởng, tình cảm và đời sống con người Cuốn tiểu thuyết của ơng đã mơ tả rất rõ

xã hội đương thời đĩ Tiểu thuyết này cịn là tác phẩm đầu tiên mà Balzac bày tỏ thái độ phủ nhận của ơng đối với giai cấp tư sản tài chính, ngân hàng vừa lên nắm chính quyền này

Tĩm tắt nội dung

Vào thế kỷ 19, cĩ một chàng thanh niên tên là Raphặl de Valentin cĩ tài năng và ước mơ viết được những tác phẩm kinh điển và phục vụ cho nhân loại, nhưng đồng thời, anh cũng khao khát một cuộc sống giàu sang, cĩ được tình yêu trong nhung lụa Raphặl đã từng tin tưởng ở con người, ở sức mạnh của của lý trí Nhưng chẳng bao lâu sau, anh nhận ra sự tàn nhẫn và thờ ơ của xã hội đối với cơng việc của anh cũng như với bản thân anh Trong chính

xã hội đĩ, tài năng và lịng nhiệt huyết của anh khơng thể nuơi sống được con người anh Khi hồi bão lý tưởng bị tan vỡ, Raphặl đã ăn chơi, sa đọa với Eugène de Rastignac, một người bạn của anh, con người cũng vì xã hội đĩ làm cho biến chất Raphặl từ bỏ Pauline - cơ con gái bà chủ nơi anh trọ và yêu Foedara Foedara là người đàn bà thuộc giới thượng lưu nhưng cĩ trái tim vơ cảm, phù phiếm, đỏm dáng và vị kỷ, khơng tâm hồn, đối lập hẳn với Pauline, một cơ gái trong trắng, thuần khiết cĩ trái tim nhân hậu Raphặl chìm đắm trong thế giới của tình yêu mù quáng này cho đến khi anh nhận ra Foedara khơng phải của mình và nàng khơng thuộc về ai để tất cả phải là của nàng Nhưng tất cả đã muộn, vì Raphặl đã dành tồn bộ gia sản ít ỏi của mình để chạy đua với những mĩn quà tặng cho Foedara nên giờ đây gia tài của anh đã bị khánh kiệt

Nhận ra được sự thật đau đớn, Raphặl đã tìm đến cái chết và tình cờ anh cĩ được một miếng da lừa thần kỳ tìm thấy trong tiệm đồ cổ Miếng da rất lớn, cĩ liên quan tới cuộc đời anh Nĩ sẽ giúp anh thoả mãn tất cả những gì anh

mơ ước nhưng bù lại, nĩ sẽ nhỏ đi dần đi và tương ứng với việc cuộc sống của anh sẽ ngắn dần đi

Với miếng da lừa, Raphặl cĩ được điều mình mong muốn như quyền lực, cuộc sống sung túc, giàu sang, trả thù đựơc tất cả mọi người và cưới Pauline Nhưng mỗi khi Raphặl cảm thấy hạnh phúc thì miếng da lừa lại ngắn lại Lo

sợ trước cái chết và khơng sao phá được phép thiêng của tấm bùa mặc dù cĩ sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà vật lý học, nhà hĩa học Raphặl tìm cách xa lánh mọi người, khơng ước mơ, khơng hy vọng

Nhưng miếng da lừa cũng đã tới giới hạn cuối cùng của nĩ và trong cơn hoảng loạn, Raphặl đã ước mơ được ân ái với Polin và chết trong tay nàng

Ngày đăng: 31/05/2018, 08:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w