1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng Tuệ Trung Thượng Sĩ

62 213 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 620,34 KB

Nội dung

Tuy nhiên, trong quan niệm về bản thể, giữa Trần TháiTông và Tuệ Trung cũng có sự khác nhau.. Để trả lời cho câu hỏi này, khitiếp tục đề cao cái tâm - khái niệm cốt yếu trong Phật giáo n

Trang 1

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

GV: Nguyễn Thị Thơm Lớp: Giáo dục công dân Thực hiện: Nhóm 1

Trang 2

Lời mở đầu

Phật giáo vào Việt Nam đã hơn 2000 năm Trong thời gian ấy,Phật giáo đã trải qua nhiều chuyển biến, thăng trầm: từ ngoạilai đến bản địa, từ một vùng đến nhiều vùng, từ ít người tintheo đén đa số người ngưỡng mộ, từ thô sơ đơn giản đến sâusắc, bề thế Suốt quá trình tồn tại và phát triển, Phật giáo đã đểlại nhiều dấu ấn trong đời sống dân tộc, có thể nhận thấy từ tínngưỡng đến văn hóa, phong tục, tập quán, từ thế giới quan đếnnhân sinh quan, từ tư tưởng đến tình cảm Nhiều vấn đề củalịch sử văn hóa dân tộc, của lịch sử tư tưởng sẽ không đượcsáng tỏ nếu không hiểu được lịch sử Phật giáo Việt Nam Phậtgiáo du nhập sang mỗi nước đều qua sự tiếp thu, sáng tạo khácnhau để mang sắc thái riêng của mỗi dân tộc Ở nước ta, Phậtgiáo thịnh vượng nhất vào thời Lý - Trần Ảnh hưởng qua lại lẫnnhau giữa chế độ phong kiến tự chủ và Phật giáo đã in đậmtrong các sinh hoạt xã hội Một thời đại mà các thiền sư, nhữngtriết gia hòa đạo vào đời, tham gia chính trị, góp phần tạo nên ýchí kiên cường, bất khuất cho dân tộc Nguyên nhân làm nênthời đại oanh liệt và phát triển khởi sẳc ấy có nhiều, song chủyếu thuộc về sự kết hợp sáng tạo giữa tư tưởng yêu nước, tinhthần dân tộc với tư tưởng Phật giáo Một trong những nhà thiềnhọc xuất sắc nhất của lúc bấy giờ là Tuệ Trung Thượng Sĩ TrầnTung (1230-1291) Ông là một cư sĩ, nhà thơ, nhà tư tưởng, nhàquân sự, người thầy của Trúc Lâm sơ Tổ Điều Ngự Giác HoàngTrần Nhân Tông Ông là ngôi sao sáng của Thiền tông Việt Namtrong một thời đại thịnh vượng của Phật giáo và văn hóa dântộc với những trang sử vẻ vang về dựng nước và giữ nước Tuy ítđược người đời biết đến nhưng thực tế, Tuệ Trung là một danh

Trang 3

nhân văn hóa Ông đã góp phần không nhỏ vào cuộc khángchiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược ở thế kỷ XIII Điềuquan trọng và quý giá hơn là ở chỗ, ông còn là một nhà tưtưởng mà đóng góp ấy phần nào đã ảnh hưởng đến thời đạimình và đặc biệt là phái Thiền Trúc Lâm Việt Nam nổi tiếng saunày Nhờ sự chỉ dẫn, dạy bảo của Tuệ Trung mà vua Trần NhânTông đã thấy được ánh sáng của đạo Thiền Dù không được TuệTrung truyền tâm ấn, song Trần Nhân Tông vẫn thừa nhận TuệTrung là bậc thầy đã khai sáng cho tâm linh mình Dù khôngxuất gia, Tuệ Trung vẫn được gọi là thầy, một minh sư uyênthâm về đạo Bởi vậy, việc nghiên cứu tư tưởng, hành trạng củaông phần nào giúp chúng ta hiểu được tầm vóc tư duy triết họccủa người Việt Nam ở thời kỳ này Qua đó, ta sẽ hiểu thêm vềvai trò, những đóng góp của Phật giáo trong lịch sử phát triểnvăn hóa dân tộc Nghiên cứu tư tưởng triết học của Tuệ Trungcòn giúp chúng ta hiểu thêm về sự khác nhau giữa Thiền tôngViệt Nam với Thiền tông Trung Quốc, đồng thời hỉêu một cáchsâu săc cái riêng, cái đặc thù, sự kế thừa có chọn lọc của Phậtgiáo Việt Nam so với Phật giáo Ẩn - Trung Trong công cuộc đổimới, mở cửa, giao lưu văn hóa rộng lớn, đê xây dựng một nênvăn hóa tiên tiến, đậm đà bàn sắc dân tộc, thì việc nghiên cứu,tiếp thu những tinh hoa văn hóa dân tộc là một trong nhữngvấn đề cấp thiết

Chính vì những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài “Tư tưởng TuệTrung Thượng Sĩ” làm tiểu luận của mình

Trang 4

Chương 1

Xã hội thời Trần và cuộc đời, sự nghiệp Tuệ Trung

Thượng Sĩ 1.1 Bối cảnh lịch sử thời Trần

Nhà Trần hoặc Trần triều (Hán-Nôm: 家家 家家家 , nhà Trần • Trầntriều) là triều đại quân chủ phong kiến trong lịch sử Việt Nam,bắt đầu khi Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1225, sau khi được LýChiêu Hoàng truyền ngôi Những năm đầu tiên, Trần Cảnh cònnhỏ tuổi, toàn bộ quyền hành của nhà Trần đều do một tôn thấtvai chú của Trần Cảnh là Trần Thủ Độ nắm quyền

Trong giai đoạn nắm giữ quyền lực, nhà Trần vẫn đóng đô ởThăng Long - kinh đô triều cũ, tiếp tục mở rộng và phát triển sựhưng thịnh có từ đời nhà Lý Về chính sách chính trị, các hoàng

đế nhà Trần cũng xây dựng bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn so

Trang 5

với nhà Lý, họ tạo nên một hệ thống đặc biệt, trong đó cácHoàng đế sẽ sớm nhường ngôi cho Thái tử mà lui về làm Tháithượng hoàng, tuy nhiên vẫn cùng vị Hoàng đế mới điều hànhchính sự Việc này được đánh giá là tích cực, khi ngôi Hoàng đếsớm có chủ, tránh được việc tranh giành ngôi vua như triều đạinhà Lý trước đó; và bản thân vị Hoàng đế sẽ tiếp xúc và làmquen việc cai trị cho đến khi trưởng thành Các mặt kinh tế, xãhội, giáo dục và nghệ thuật cũng hoàn chỉnh hơn và cho thấyNho giáo, Đạo giáo đã có ảnh hưởng rõ rệt tới triều đại, tạo racục diện Tam giáo đồng nguyên, sự cân bằng ảnh hưởng củaPhật giáo - Nho giáo - Đạo giáo Thái thượng hoàng Trần NhânTông được coi là một danh nhân văn hóa nổi tiếng, người bảotrợ Phật giáo và Đạo giáo, thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tửnổi tiếng và truyền đến đời nay Bên cạnh đó, những danh thầnĐoàn Nhữ Hài, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Nguyễn Trung Ngạn,Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Trần Quang Triều, là những cáitên nổi danh về tri thức, thơ văn, góp phần to lớn tạo nên thời

kỳ nhà Trần hưng thịnh văn hóa

Dưới triều Trần, lực lượng quân đội đặc biệt được chú trọng pháttriển đủ sức đánh dẹp các cuộc nội loạn và đương đầu với quânđội các nước xung quanh Lực lượng quân đội nhà Trần thiệnchiến nhất là thủy binh, rồi kỵ binh, bộ binh, tượng binh chínhsách chia thực ấp cho các thân tộc trong họ, mỗi thế lực trongdòng tộc đều có quân đội tinh nhuệ là nền tản lớn khiến quânđội nhà Trần tiêu diệt được cuộc xâm phạm của quân đội NhàNguyên, Đế quốc Mông Cổ qua 3 lần vào năm 1258, 1285 và

1287

Trang 6

1.2 Con người Tuệ Trung Thượng Sĩ

Về cuộc đời, Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung Ông là

con đầu của Minh Khâm Từ Thiện đại vương Trần Liễu, là anhruột của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và cũng là anh ruộtcủa Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm (vợ vua Trần ThánhTông) Ông sinh năm 1230, mất năm 1291 Ông được Trần TháiTông nhận làm con nuôi sau khi Trần Liễu qua đời và đượcphong tước Hưng Ninh vương Tuệ Trung Thượng sĩ tu Phật,nhưng không khép mình vào “tam quy ngũ giới” Ông là nhàThiền học thông tuệ, sắc sảo trong suy nghĩ và hành động Ông

đã được Trần Nhân Tông hết lòng ca ngợi trong bài Hành trạngcủa Tuệ Trung Thượng sĩ, rằng: “Thuở nhỏ, Thượng sĩ bẩm tínhthanh cao, nổi tiếng thuần hậu Được cử trấn giữ quân dân ở lộHồng Hai lần giặc Bắc xâm lăng, có công với nước, lần hồi đượcthăng chuyển giữ chức Tiết độ sứ vùng biển trại Thái bình Vềcốt cách, Thượng sĩ là người khí lượng thâm trầm, phong thầnnhàn nhã Ngay từ thủa còn để chỏm đã hâm mộ cửa Khổng.Đến tham vấn Thiền sư Tiêu Dao ở Phúc đường Người đã lãnhhội được yếu chỉ, bèn dốc lòng thờ làm thầy Ngày ngày chỉ lấyviệc hứng thú với Thiền học làm vui, không hề bận tâm đếncông danh sự nghiệp”

Hay, trong bài Tán Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tôngcũng viết:

“Càng nhìn càng cao,

Trang 7

Càng khoan càng bền.

Chợt phía sau đó,

Ngắm, phía trước liền

Cái này gọi tên,

Là Thượng sĩ Thiền”

Về sự nghiệp, Thượng Sĩ nổi tiếng bẩm chất cao sáng thuần hậu

từ nhỏ Được cử trấn giữ quân dân đất Hồng Lộ, hai phen giặcBắc xâm lăng, Ngài chống ngăn có công với nước, lần lượtthăng chức Tiết độ sứ giữ cửa biển Thái Bình Trong cuộc khángchiến chống Nguyên Mông lần 2 (1285) và lần 3 (1287-1288),ông đều trực tiếp tham gia Sử chép rằng ngày 10 tháng 6 năm

1285, ông cùng với Hưng Đạo Vương đem hơn hai vạn quângiao chiến với tướng nhà Nguyên là Lưu Thế Anh và đuổi ThoátHoan chạy dài đến sông Như Nguyệt (sông Cầu) Trong cuộckháng chiến lần thứ ba, ông còn được giao những nhiệm vụngoại giao quan trọng, từng đến đồn trại đối phương vờ ước hẹntrá hàng, làm cho họ mất cảnh giác, sau đó vua Trần cho quânđến đánh phá

Sau khi kháng chiến thành công, ông được phong chức Tiết độ

sứ cai quản phủ Thái Bình Nhưng không lâu sau ông lại lui về

Trang 8

ấp Tịnh Bang (nay ở huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng)lập Dưỡng Chân trang để theo đuổi nghiệp thiền. Thượng Sĩ làngười khí lượng uyên thâm, phong thần nhàn nhã Tuổi còn đểchỏm, Ngài đã mến mộ cửa Không Sau Ngài đến tham vấnThiền sư Tiêu Dao ở Tinh xá Phước Đường Ngài lãnh hội đượcyếu chỉ, dốc lòng thờ làm thầy Hằng ngày, Ngài lấy Thiền duyệtlàm vui, không lấy công danh làm sở thích Ngài lui về ở phong

ấp Tịnh Bang, đổi tên là làng Vạn Niên Hòa ánh sáng lẫn vớithế tục (hòa quang đồng trần), Ngài cùng mọi người chưa từngchống trái, nên hay làm hưng thạnh hạt giống chánh pháp, dạy

dỗ được hàng sơ cơ, người đến hỏi han, Ngài đều chỉ dạy cươngyếu, khiến họ trụ tâm, tánh Ngài tùy phương tiện khi hiện khi

ẩn, trọn không có danh thật

Tuệ Trung Thượng Sĩ là người có được một phong thái siêu việtđộc đáo, sống giữa cuộc đời trong sự tự do phóng khoángkhông hề bị lệ thuộc Ông bước vào trần gian sống như tất cảmọi người nhưng, với phong thái Thiền Sư vượt ra ngoài những

hệ lụy, không đắm chìm trong danh sắc, cởi tung những triềnphược mà con người bình thường không thể lãnh hội và làmđược Chính vì vậy, ông được mệnh danh là một trong nhữngnhà thiền học tiêu biểu thời Trần: “ngọn đèn tổ của Phật hoàng,lấy tâm truyền tâm… làm phấn phát ngọn gió lành nhà Phật”.Ông không chỉ là một Thiền gia đắc đạo, một ẩn sĩ, thi sĩ, màcòn là một vị tướng có nhiều công trạng trong hai cuộc khángchiến chống giặc Nguyên - Mông vào những năm 1285 và 1288

Trang 9

Chương 2 Nội dung tư tưởng của Tuệ Trung Thượng Sĩ

2.1 Tư tưởng Tuệ Trung Thượng Sĩ về bản thể luận:

Tư tưởng triết học của Tuệ Trung Thượng sĩ được trình bày trongtác phẩm Thượng sĩ ngữ lục do Pháp Loa biên soạn, Trần NhânTông khảo đính và Trần Khắc Chung đề bạt Tư tưởng của TuệTrung Thượng sĩ ra đời vào thời kỳ hưng thịnh nhất của Phậtgiáo Việt Nam trong lịch sử, thời Lý - Trần Đó là thời đại màThiền học không chỉ dừng lại ở chừng mực mang hơi thở củacuộc sống nữa mà cao hơn, nó đã bắt nhịp và trở thành triết lýsống của thời đại với ý nghĩ và hành động lớn lao là cứu dân,cứu nước, đưa dân tộc ta vươn lên khẳng định nền độc lập, tựchủ của mình

Trong quan điểm về thế giới hay về vấn đề bản thể luận, TuệTrung Thượng sĩ là người đầu tiên đưa ra khái niệm bản thể đểgiải thích nguồn gốc của vũ trụ vạn vật, với nội dung hết sứcphong phú và sâu sắc Ông viết: “Bản thể như nhiên tự khôngtịnh - 家家家家家家家” Như thế, bản thể ở Tuệ Trung được hiểu là cáiban đầu, gốc rễ, cội nguồn của vạn vật, là cái hàm chứa trongbản thân sự vật, nó vốn như thế là như thế và là cái trống

Trang 10

không, lặng lẽ; là thực thể tồn nhiên như nhiên, tự nó tồn tại,muôn đời chẳng mất Nó là cái phi hư phi thực, phi thất phi đắc,phi trọc phi thanh, vô tiền vô hậu, vô thị vô phi Bản thể nàycòn được Tuệ Trung gọi bằng những tên khác, như tâm, Phậttính, pháp thân, bản lai, chân diện mục Cái bản lai này, về thựcchất, không hàm chứa một vật gì cả, cũng không hàm chứachút mầm mống lẫn dấu vết nào Nó chỉ là phương tiện, ngônngữ để diễn tả bản thể thôi, chứ không phải là chính bản thể,như ngón tay chỉ lên mặt trăng cho người ta thấy mặt trăngvậy Do đó, đừng lầm tưởng ngón tay chỉ mặt trăng với chínhmặt trăng.

“Bản lai vô nhất vật,

Phi chủng diệc phi manh”

(Xưa nay không có một vật nào hết thảy,

Chẳng có gốc cũng chẳng có mầm để cho chúngxuất hiện

Bản thể này, theo Tuệ Trung Thượng sĩ là không hình,không tướng, không ngôn từ, hình ảnh, tư tưởng nào diễn tảđược Điều này đã được ông trình bày trong bài Tâm vương -

Trang 11

một bài thơ mang dấu ấn quan điểm duy thức học củaVasubandhu, rằng:

“Không hình, không tướng “chúa tâm ta”,

Mắt dẫu ly châu đố nhận ra

Muốn biết đâu là “khuôn mặt thực”,

Giữa trưa ngủ tít đến canh ba”

Tiếp nối quan điểm của Trần Thái Tông về hư, không, TuệTrung cũng cho rằng bản thể chính là vô, là không Vạn pháp,suy cho cùng, do nhân duyên giả hợp, đều là không Ông viết:

“Thân tòng vô tướng bản lai không”

Hay: “Chân như, vọng niệm tổng giai không”

Tuy nhiên, trong quan niệm về bản thể, giữa Trần TháiTông và Tuệ Trung cũng có sự khác nhau Nếu bản thể hay tâmthể ở Trần Thái Tông được gọi là gia hương thì ở Tuệ TrungThượng sĩ, nó được gọi là cố hương Cả hai ông đều cho rằng,

Trang 12

giác ngộ chính là chúng sinh khi quay về với tâm thể của mình,

về với gia hương, hay cố hương Tuệ Trung Thượng sĩ viết:

“Nhất khúc vô sinh xướng liễu thì,

Đảm hoành tất lật cố hương quy”

(Vừa lúc “vô sinh” dứt khúc ca,

Cầm ngang ống sáo lại quê nhà)[9]

Ngoài ra, khi đề cập đến bản thể, Trần Thái Tông thườngdùng khái niệm bản lai diện mục, còn Tuệ Trung lại dùng kháiniệm nương sinh diện Ông cho rằng, chỉ những ai hiểu được

“gương mặt người mẹ” mới tin rằng cả trời và người đều là giảdanh mà thôi Trong bài Thị đồ (Gợi bảo học trò), Tuệ Trung viết:

“A thùy hội đắc nương sinh diện,

Thủy tín nhân thiên tổng giả danh”

Tóm lại, bản thể ở Tuệ Trung Thượng sĩ là cái bản nhiên,viên mãn, thanh tịnh, không tịch, vốn có ở trong tâm mỗi người

Trang 13

Bởi vậy, người ta chẳng phải đi tìm ở đâu cả, chớ hỏi Thiếu Thấtvới Tào Khê, chẳng phải tìm ở Đông, Tây, Nam, Bắc Bản thểnày vượt lên mọi sự phân biệt phải trái, tốt xấu, còn mất Nó vôthị vô phi, phi hư phi thực, vô khứ vô lai, vô hậu vô tiền, phi trầnphi cấu Bản thể này không thể dùng “trí” mà biết được, khôngthể dùng “thức” mà hiểu được Để hiểu nó phải dùng trực giác,vượt lên trên mọi quan niệm đối đãi, “nhị kiến”.

Nhưng, vấn đề đặt ra là theo Tuệ Trung Thượng sĩ, cái gì

là bản thể của vạn vật, vạn sự ? Để trả lời cho câu hỏi này, khitiếp tục đề cao cái tâm - khái niệm cốt yếu trong Phật giáo nóichung và là cái “tinh yếu” trong Thiền tông nói riêng, trên cơ sở

kế thừa các Thiền phái có từ đời Lý, nhất là Thiền phái Vô NgônThông cùng với sự ảnh hưởng của các Thiền gia đắc đạo, nhưTrần Thái Tông, Tiêu Dao, Tuệ Trung Thượng sĩ đã đưa ra kháiniệm tâm thể, coi đó là ngọn nguồn của vạn pháp Nó là bảnthể của tất cả và cũng là nguồn gốc của tất cả Trong Phật tâm

ca, ông viết:

“Xưa không có tâm,

Nay không có Phật;

Phàm, thánh, người, trời nhanh như chớp giật

Trang 14

Tâm thể không phải cũng không trái,

Phật tính không hư cũng không thực”

Hay:

“Tâm tức Phật,

Phật tức tâm

Diệu chỉ sáng thiêng kim cổ thông

Xuân đến, tự nhiên hoa xuân nở,

Thu sang, đâu chẳng nước thu trong”

Trong triết lý Phật giáo, có ba khái niệm biện giải vấn đề có tínhchất vũ trụ quan, đó là “thể”, “tướng”, “dụng” Thể chỉ bảnnguyên của vũ trụ, nó cùng nghĩa với “không”, “chân như”,

“Phật”, “Niết bàn” Tướng là thế giới hiện tượng, nó cùng nghĩavới “sắc”, “vạn pháp”, “chúng sinh”, “sinh tử”, còn “dụng” chỉ

là sự hoạt động trung hòa giữa “thể” và “tướng” Thể, tướng,dụng luôn lồng vào nhau, không thể tách rời, chúng chỉ có ý

Trang 15

nghĩa khi không tách rời nhau Nếu ta tách rời tướng ra khỏibản thể cũng sẽ không có bản thể.

“Tâm thể” của Tuệ Trung Thượng sĩ muốn nhấn mạnh ýnghĩa trên Vì vậy, theo Tuệ Trung, nếu cứ bám víu vào cái

“tướng” thì chẳng thấy “tướng”, cứ theo “cái không” mà tìm thìchẳng được “cái không” Tuy nhiên, sự đồng nhất làm một của

“thể” và “tướng” thì không thể đưa ra một diễn giảng nào cả,

mà phải “trực nghiệm”, phá chấp một cách triệt để đến mứcphải buông bỏ cả bản thân sự phá chấp đó nữa

Khi bàn về mặt “tướng” của “tâm thể”, Tuệ Trung đã diễn

tả tính chất vô hình và mối liện hệ giữa Tâm - Phật trong bàiPhật tâm ca:

“Phật, Phật, Phật không thể thấy được,

Tâm, Tâm, Tâm không thể nói được

Khi tâm sinh thì Phật sinh,

Khi Phật diệt thì tâm diệt

Trang 16

Tâm thể không phải cũng không trái,

Phật tính không hư cũng không thực”

Như vậy, cái tâm bản thể, theo Tuệ Trung, là cái khôngthể diễn tả được bằng ngôn từ (bất khả thuyết) Đó là cái tâmtĩnh lặng, thường nhiên, vượt lên trên mọi đối đãi, phân biệt, nó

là cái “chẳng là phải cũng chẳng là trái, chẳng phải là hư màcũng chẳng phải là thực”, hay còn được gọi với một cái tênkhác là “tâm không hư” để nhấn mạnh tính không của tâm nhưquan điểm của Trần Thái Tông Mọi sự vật, hình danh, sắc tướngđều do tâm vọng động mà sinh ra và đều là hư ảo, “vọngniệm”, không thật do nhân duyên mà biến ảo, ngay cả tứ đạicũng là không, như mặt sông nước tĩnh lặng, trong trẻo, bị giócuốn mà sóng nổi lên vậy Ông viết:

“Gió cuốn trên sông, sóng nổi liền,

Củi vừa bắt lửa, sáng bừng lên

Mới hay tứ đại là hư ảo,

Núi Kiến cheo leo mặc sức chen”

Trang 17

Ngay cả sự phân biệt đối đãi giữa ta - Phật, ngã - nhân,phàm - thánh, v.v., cũng chỉ là những huyễn ảo từ sự vọng niệmcủa tâm mà ra Tâm động thì thế giới hiện tượng xuất hiện, cònkhi tâm tĩnh lặng, an nhiên, thanh tịnh, tự tại thì lúc này, tacũng không mà Phật cũng không, phàm cũng không mà thánhcũng không Như thế, về vấn đề bản thể luận, có thể nói, TuệTrung cũng đã nhấn mạnh bản tính không của vạn vật, coi nóchính là cội nguồn sâu thẳm, là cái gốc quy về của vạn pháp.Trong bài Vạn sự quy như (Muôn việc quy về chân như), ôngviết:

“Từ “không” hiện “có”, “có” “không” thông,

Có có không không, rốt cuộc chung

Phiền não, bồ đề nguyên chẳng khác,

Chân như, vọng niệm thảy đều không”

Sau khi làm sáng tỏ ý nghĩa đồng quy về một mối khôngcủa vạn pháp, Thượng Sĩ đã nhắn nhủ với người đời đừng mãibám víu vào câu hỏi về lẽ sinh tử, xem nó như cứu cánh củacuộc đời, mà hãy phá chấp vượt lên quan điểm nhị kiến, vọng

Trang 18

niệm để làm hiển lộ cái tuệ của lý chân như trong mỗi conngười:

“Hưu vấn tử sinh ma dữ Phật;

Chúng tinh củng Bắc, thủy triều Đông”

(Đừng hỏi tử sinh, ma với Phật,

Muôn sao hướng Bắc, nước về Đông

Nếu như trước đây, Trần Thái Tông khi được khai thị qualời chỉ bảo của Quốc Trúc Lâm đã chợt hiểu rằng Phật ngaychính trong tâm mỗi người, lòng lặng mà biết thì lập tức thànhPhật, không cần phải nhọc công tìm kiếm bên ngoài, thì đếnTuệ Trung, ông đã thấm nhuần tư tưởng ấy:

“Dục cầu tâm,

Hưu ngoại mịch;

Trang 19

Tâm tức Phật,

Phật tức tâm”

Tâm cũng chính là Phật, là pháp tính Nó là cái viên mãn,tròn đầy, là mầm Phật tính mà mỗi chúng sinh đều có; chỉ cóđiều do nhị kiến, vọng niệm nổi lên làm lu mờ đi hạt minh châuPhật tính ấy trong mỗi con người

2 Tư tưởng Tuệ Trung Thượng Sĩ về nhận thức luận:

Nếu về mặt bản thể luận, Tuệ Trung có nhiều điểm giốngvới Trần Thái Tông về cơ bản thì về mặt nhận thức luận, hai ônglại có những điểm khác nhau Theo Trần Thái Tông, từ khôngkhởi vọng (tức vô minh); trên bình diện nhân sinh, vọng chính làniệm Do đó, nhiệm vụ quan trọng trong Thiền học Trần TháiTông là thủ tiêu vọng niệm để đạt đến vô niệm và giải thoát.Còn ở Tuệ Trung thì từ không hay vô xuất hiện huyễn hóa (ảohóa hay vô minh) phân thành nhị kiến Trong luận giải tiếp theocủa mình, Tuệ Trung cho rằng, chính vì con người trong trần thếkhông hiểu được xác thân con người là do nơi hợp tan của ngũuẩn, do nhân duyên kết hợp mà thành, đều từ vô tướng, từkhông mà ra (Thân tòng vô tướng bản lai không) nên con người

sa vào lưới vô minh, mắc kẹt trong vòng đối đãi, ràng buộc củanhị kiến:

“Thân từ “vô tướng” vốn là không;

Trang 20

Hư huyễn lầm chia thành nhị kiến.

Ta người như móc cũng như sương,

Phàm thánh như sấm cũng như điện

Công danh, phú quý, mây bềnh bồng

Năm tháng, người đời, tên bay biến,

Ghét, yêu, như mắt lóe tia sao,

Khác nào bỏ bột tìm bánh bao

Cũng nét mày ngang, đường mũi dọc

Phật với chúng sinh mặt khác nào ”

Nhị kiến là cách nhìn nhận phân chia mọi vật ra thànhhai cực giá trị để gán cho nó một cực này hoặc cực kia, tức làkhông thấy được bản tính không của vạn pháp Hệ quả của cái

Trang 21

nhìn nhị kiến là đẩy con người vướng vào hai cái chấp: chấptướng và chấp ngôn ngữ Cả hai cái chấp này đều như đám mây

mù che phủ ngăn cản con người nhận thức chân bản tính củamình Chấp tướng là chỉ chú trọng vào sắc tướng của sự vật màkhông thấy được bản chất thật sự của đối tượng Còn chấpngôn ngữ là câu nệ vào ngôn từ, khái niệm mà không nhìn thấusuốt được thực tại tiềm ẩn đằng sau ngôn ngữ

Theo Tuệ Trung Thượng sĩ, chính cái nhìn nhị kiến này đãcản trở con người trên bước đường tu Thiền Và Thiền chỉ đạtđến giải thoát khi đã phá tan mê lầm, diệt “nhị kiến”, phá mọichấp, đạt đến cảnh giới ung dung, tự tại, vào ra trong cuộc đờivới tinh thần khai phóng vượt lên mọi ràng buộc đối đãi, xemsinh tử như một cuộc dạo chơi cùng thiên nhiên, tạo vật, cỏcây… Trong bài Phàm thánh bất dị, Thượng sĩ viết:

“Ngã nhân tự lộ diệc tự sương,

Phàm thánh như lôi diệc như điện

Phật dữ chúng sinh đô nhất diện

Trang 22

Thục thị phàm hề thục thị thánh?

Quảng kiếp sưu tầm một căn tính

Phi tâm vô thị diệc vô phi,

Vô kiến phi tà dã phi chính

Quảng ngạch đồ nhi Quả nguyện vương,

Trang 23

Tìm tôi trong quảng kiếp cũng không thấy căn tính,

“Phi tâm” thì không phải cũng không trái

Chính tinh thần cởi mở, phóng khoáng, phá chấp triệt để,không biến mình thành nô lệ của giới luật mà Tuệ Trung đã đạtđến trình độ thượng thừa của Thiền, được Trần Nhân Tông suytôn là Thượng sĩ (tương đương với Bồ tát) Thượng sĩ đạt đếncảnh giới tu Thiền, nhưng không xuất gia và vẫn ăn mặn, vẫn

Trang 24

có thê thiếp như thường Trong Thượng sĩ hành trạng còn ghi lạigiai thoại độc đáo, lý thú về việc Thượng sĩ dự tiệc cùng NguyênThánh Thiên Cảm Thái hậu, gặp thịt cứ ăn Thái hậu lấy làm lạhỏi: “Anh tu Thiền mà ăn thịt thì thành Phật sao được? Thượng

sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh Anh chẳng cần làm Phật,Phật cũng chẳng cần làm anh Cô chẳng nghe các bậc cổ đứcnói: “Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát” đó sao?”[20]

Tinh thần phá chấp vượt lên mọi giáo điều, khuôn phép,giới luật thông thường của Thượng sĩ chứng tỏ ông đã nắm đượcnhu yếu tinh túy nhất của Thiền, đó là tạo được cái tâm thế annhiên, tự tại, không bám vào bất cứ điều gì cả, dù đó là tín điều,giới pháp, Phật, Tổ hay thậm chí cả bản thân sự phá chấp nữa.Đây cũng chính là cái “tâm vô sở trụ” mà Lục Tổ Huệ Năng vàTrần Thái Tông từng chứng đắc trước đó Hay trong bài Thủ nêngưu (Giữ con trâu đất), Tuệ Trung đã dùng hình ảnh đối lậpgiữa một bên là con trâu đất để chỉ những người tu Thiền màcòn vướng vào các chấp, bị kiến giải, giáo lý, trói buộc, “xỏmũi” dắt đi làm cho đường đến giác ngộ ngày càng mờ mịt, vớimột bên là hình ảnh bậc Thiền giả đã chứng đắc như quả cầucuộn trôi theo dòng nước, buông xả tất cả, hòa vào cái mênhmông, vô hạn của sông nước Ông viết:

“Nhất thân độc thủ nhất nê ngưu,

Đằng tỵ khiên lai vị khẳng hưu

Trang 25

Tương đáo Tào khê đô phóng hạ,

Mang mang thủy cấp đả viên cầu”

(Một mình giữ một con trâu đất,

Xỏ mũi lôi theo chẳng chịu rời

Vừa tới Tào khê buông thả quách,

Mênh mông nước cuộn, quả cầu trôi

Muốn đạt đến giải thoát, theo Tuệ Trung, người tu Thiềnkhông những phải phá bỏ nhị kiến mà cốt yếu hơn, phải xả bỏhết mọi vọng niệm, bởi nếu còn chút vọng niệm trong tâm thìcon người vẫn còn chấp trược, vị ngã, vướng vào tam độc, dẫnđến hành động tạo nghiệp và hậu quả là mãi mắc kẹt trongvòng luân hồi sinh tử, không tìm được đường vế với quê hươngbản thể, với gương mặt mẹ nguyên sơ của mình Chỉ khi nàocon người đạt đến cảnh giới vượt lên mọi phân biệt đối đãi thịphi, phàm thánh thì khi đó, con đường về với quê hương bảntâm mới mở rộng cửa để đón nhận bậc đắc đạo vào ra cuộc đời

Trang 26

một cách tự tại, ung dung, vượt ngoài mọi muộn phiền, chấptrược.

Nếu Trần Thái Tông cho rằng muốn đạt đến giải thoát,người tu Phật cần phải thực hiện nghiêm túc các phương phápThiền định, tịnh giới có tính tiệm tu theo Lục thì sám hối khóanghi để giữ thân tâm trong sạch, xả bỏ mọi vọng niệm, đạt đếngiải thoát, thì Tuệ Trung, do ảnh hưởng tư tưởng Lão Trang, đãđưa ra một phương pháp tu Thiền khá độc đáo bằng việc sốnghòa đồng với tự nhiên, tùy nghi theo thói tục mà hành Thiền vớimột cái tâm tự do tự tại, ung dung không vướng vào chấptrược, nhị kiến, buông xả tất cả, không còn bị vật dục sai khiến,ràng buộc Tuệ Trung không quan tâm đến việc ăn chay hay ănmặn, niệm Phật với tọa Thiền, trì giới và nhẫn nhục Ông sốngmột cuộc đời phóng khoáng, tiêu dao của bậc Thiền giả đắcđạo, rong chơi ngoài cõi thế, thoát khỏi bụi trần khuấy động,vào ra cuộc đời mà không bị sóng gió cuộc đời vùi dập, cuốntrôi Ông thích một cuộc sống dạo chơi chốn non xanh nướcbiếc, gió mát trăng thanh (tiêu dao du), làm bạn với thiênnhiên, muông thú, cây cỏ (tề vật):

“Đói thì ăn chừ, cơm tùy ý,

Mệt thì ngủ chừ, làng không làng!

Hứng lên chừ, thổi sáo không lỗ,

Trang 27

Lắng xuống chừ, đốt giải thoát hương!

Mỏi nghỉ tạm chừ, đất hoan hỉ,

Khát uống no chừ, nước thênh thang”

Tinh thần phá chấp triệt để của Tuệ Trung còn thể hiện rõ trongquan điểm về hành Thiền của ông, khi ông lên tiếng thức tỉnhThiền giả rằng chẳng cần trí giới và nhẫn nhục vì:

“Trì giới kiêm nhẫn nhục,

Chiêu tội bất chiêu phúc

Dục tri vô tội phúc,

Phi trì giới nhẫn nhục”

Đối với Tuệ Trung, đạo và đời không tách rời nhau, đạocũng là đời và ngược lại Ông đã xem cuộc đời này là nơi tốtnhất để tu đạo, hành Thiền và đạt đến giải thoát Ông đã thể

Trang 28

hiện rõ quan điểm này trong bài Dưỡng chân (Nuôi dưỡng chântính):

“Suy táp hình hài khởi túc vân,

Phi quan, lão hạc tị kê quần

Thiên thanh vạn thủy mê hương quốc,

Hải giốc thiên đầu thị dưỡng chân”

(Tấm thân suy yếu kể chi mà,

Hạc nội nào đâu lẩn tránh gà

Muôn tía nghìn xanh tràn đất nước,

Chân trời góc bể dưỡng chân tính của ta)

Chính phong cách Thiền độc đáo này của Thượng sĩ đãđược Trần Nhân Tông hết lòng ca ngợi Trong Thượng sĩ hànhtrạng còn ghi lại như sau: “Thượng sĩ trộn lẫn cùng thế tục, hòa

Trang 29

cùng ánh sáng, chứ không trái hẳn với người đời Nhờ đó mà nốitheo được hạt giống pháp, và dìu dắt được kẻ sơ cơ Người nàotìm đến hỏi han, người cũng chỉ bảo cho biết điều cương yếu,khiến họ trụ được cái tâm, mặc tính hành tàng, không rơi vàodanh hay thực”.

Trong quan niệm nhân sinh, Tuệ Trung Thượng sĩ rất quantâm đến việc lý giải tận gốc vấn đề sinh tử Về quan điểm này,ông đã đem đối lập hai quan niệm khác nhau về sinh tử: mộtđằng là quan niệm coi sinh tử là vấn đề trọng đại của đời người

và đằng khác là quan niệm coi sinh tử chỉ là lẽ thường tình màthôi Ở quan niệm thứ nhất, chính sinh do mê lầm, tưởng ảohóa là thật mà cho rằng sinh tử là vấn đề trọng đại và luôn cảmthấy nơm nớp sợ hãi, ám ảnh không nguôi về nó, và luôn khaokhát tìm đến phương thuốc trường sinh bất tử để kéo dài cuộcsống Đó là quan niệm của phàm nhân Còn đối với thánh nhân,

họ hiểu rằng thân xác con người chẳng qua chỉ là do giả hợpcủa tứ đại và ngũ uẩn do nhân quả, duyên khởi mà thành Nhânduyên hợp thì gọi là sinh, nhân duyên tan thì gọi là tử Trong bàiSinh tử nhàn nhi dĩ (Sống chết là lẽ thường mà thôi), Tuệ Trungviết:

“Tâm chi sinh hề sinh tử sinh,

Tâm chi diệt hề sinh tử diệt

Trang 30

Sinh tử nguyên lai tự tính không,

Thử huyễn hóa thân diệc đương diệt

Sinh tự vọng sinh tử vọng tử,

Tứ đại bản không tòng hà khởi?”

(Khi tâm sinh chừ sinh tử sinh,

Khi tâm diệt chừ sinh tử diệt

Sinh tử xưa nay bản tính không,

Hư huyễn thân này rồi cũng hết

Sống là sống dối, chết: chết dối,

Trang 31

Tứ đại vốn không, từ đâu nổi?).

Vì có điểm khác nhau như vậy nên khi đối diện với sinh

tử, kẻ ngu thì sống chết mãi lo, còn người trí thì rõ thông nhànthôi vậy Cũng chính vì quan niệm xem sinh tử là thông nhàn,thảnh thơi mà Thượng Sĩ đã có cái nhìn tích cực với cuộc đời.Ông không coi cuộc đời chỉ thuần là bể khổ trầm luân mà vớiông, cuộc đời còn là nơi tốt nhất để hành Thiền Tôn chỉ Thiềncủa Tuệ Trung không chỉ gói gọn trong tu Thiền, tham vấn Phậthọc, mà quan trọng hơn đó là sống Thiền Q Ông từng nóiđến quan điểm này trong bài Vật bất năng dung:

“Khỏa quốc hân nhiên tiện thoát y,

Lễ phi vô dã, tục tùy nghi”

(Vào xứ minh trần bỏ áo đi,

Phải đâu quên lễ, chỉ tùy nghi)

Trong bài Phật tâm ca, Tuệ Trung đã thể hiện rõ quanniệm của mình về hành Thiền Ông viết:

“Hành diệc Thiền,

Ngày đăng: 30/05/2018, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w