Thân sinh Hồ Chí Minh

6 528 2
Thân sinh Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thân sinh Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc Bà Hoàng Thị Loan ]Nguyễn Sinh Sắc Bài chi tiết: Nguyễn Sinh Sắc Nguyễn Sinh Sắc (chữ Hán: 阮阮阮; còn gọi là Nguyễn Sinh Huy 阮阮阮, nhân dân còn gọi tắt là Cụ Phó bảng; 1862 – 1929) là thân sinh của Hồ Chí Minh. Ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy, lớn lên trong một môi trường Nho học dưới sự nuôi dạy của nhà Nho và cha vợ của mình là cụ Hoàng Xuân Đường, ông đỗ cử nhân năm 1894 và Phó bảng năm 1901. Năm 1906, ông được triều đình bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ [1] ; năm 1909, ông nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định [2] . Làm quan được ít lâu thì bị triều đình thải hồi vì một "tên cường hào" bị ông bắt giam rồi chết sau khi thả ra hai tháng [3] . Sau đó ông đi vào miền Nam và sống một cuộc đời thanh bạch tại Đồng Tháp Mười cho đến cuối đời. Hoàng Thị Loan Xem thêm Khu mộ bà Hoàng Thị Loan Bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1901) là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường, bà được cha mình gả chồng vào năm 15 tuổi. Bà là một hình mẫu cho hình ảnh người Việt Nam hiền hậu và hết lòng vì chồng con: sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc đi thi ở Huế, vì túng thiếu tiến bạc nên ngỏ ý mời bà lên kinh giúp ông học tập, bà đã gởi con gái đầu lòng của mình lại Nghệ An và cùng chồng vào Huế. Ở đây bà đã lao động dệt vải vất vả một tay nuôi sống cả gia đình. Năm 1900 sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Xin, cộng với sự vất vả khó nhọc trước đó bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào ngày 10 tháng 2 năm 1901. Năm 1922, hài cốt của bà được cô Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại vườn nhà mình ở Làng Sen, Kim Liên. Năm 1942, cải táng tại núi núi Động Tranh thấp, thuộc dãy núi Đại Huệ. 1985, nhân dân và chính quyền địa phương xây dựng tại đây một khu lăng mộ dành cho bà [4] . Các anh chị em Nguyễn Thị Thanh Chân dung bà Nguyễn Thị Thanh Bà Nguyễn Thị Thanh (Chữ hán: 阮阮阮阮1884 - 1954) là người chị cả, có hiệu khác là Bạch Liên nữ sĩ, bà hoạt động tích cực chống Pháp dưới ngọn cờ yêu nước của chí sĩ Phan Bội Châu. Năm 1918 bà Nguyễn Thị Thanh phối hợp với Nguyễn Kiên tổ chức lấy trộm súng trong doanh trại lính khố xanh đóng tại thành phố Vinh. Bị phát giác nên Nguyễn Thị Thanh bị bắt và nhốt vào nhà tù tra tấn dã man. Vào năm 1918, thực dân Pháp chỉ thị cho quan lại địa phương mở phiên tòa số 80 xử phạt bà Nguyễn Thị Thanh 100 trượng và 9 năm khổ sai. Ngày 2 tháng 12 năm 1918, Nguyễn Thị Thanh bị đày vào giam tại nhà lao Quảng Ngãi. Án sát tỉnh Quảng Ngãi lúc đó là Phạm Bá Phổ có người vợ bị bệnh đau ở vú không cho con bú được dù đã được cố gắng cứu chữa. Thương người phụ nữ bị bệnh hoạn, bà Nguyễn Thị Thanh đã chữa cho, ít ngày sau bệnh khỏi, dòng sữa con bú được phục hồi. Chính điều này đã làm Phạm Bá Phổ rất nể bà [cần dẫn nguồn] . Theo lời kể của nhà văn Sơn Tùng, bà Thanh nói lý do tại sao bà không lập gia đình [5] : O đã già, không dễ gì ngồi nói lại những chuyện này với một người trẻ tuổi như cháu. Nhưng biết cháu là một người có thể thấu hiểu thì O mới nói- Cũng như cậu Khiêm, O cũng bị kẻ thù tra tấn dã man. Cháu có tưởng tượng được không? Chúng nung đỏ chiếc mâm đồng… Một chiếc mâm đồng nung đỏ mà chúng bắt O ngồi lên đó… Một nỗi đau đớn đến tận cùng xuyên sâu từ da thịt vào xương tủy… Nhiều ngày sau đó O không đi lại được… Vết bỏng đã làm biến dạng cả cơ thể, xoắn vặn cả tâm hồn O. Vậy thì, làm sao O có thể có gia đình được nữa . Thấy cô Thanh là người vừa xinh đẹp lại vừa thông minh, Phổ muốn đưa về nhà riêng làm hành dịch và dạy cho con cái học.Dù quy chế của thực dân Pháp và triều đình Huế cấm việc đó, nhưng người anh kết nghĩa của Phạm Bá Phổ là Xô đứng đầu mật thám trung kỳ đã cho phép Phổ đưa cô Thanh từ nhà tù về ở trong nhà Phạm Bá Phổ [cần dẫn nguồn] . Vào năm 1922, Phạm Bá Phổ được triều đình Huế thăng cho Phổ làm tham tri bộ hình. Bà Nguyễn Thị Thanh cũng đi theo. Ở đây bà đã đem hài cốt của mẹ mình về cải táng tại Nghệ An [6][7] . Nguyễn Sinh Khiêm Hình ông Cả Khiêm trên báo Nhân Dân Nguyễn Sinh Khiêm (Chữ hán 阮阮阮阮阮阮1888 – 1950) là con thứ hai của trong gia đình cụ Phó bảng, sau chị cả Nguyễn Thị Thanh và là anh trai của Nguyễn Sinh Cung(阮阮阮阮 và Nguyễn Sinh Nhuận阮阮阮阮阮. Ông còn được gọi là Cả Khiêm, tên tự là Tất Đạt 阮阮. Thời thanh niên, ông tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân và phong kiến nên từng bị tù đày nhiều nǎm. Do hành nghề thầy thuốc và thầy địa lý, ông còn có biệt danh là "Thầy Nghệ". Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Giáng 阮阮阮 (1897-1960) và có với nhau ba người con nhưng đều chết sớm. Người con duy nhất của hai người, con riêng của bà Giáng, là Hà Hữu Thừa 阮阮阮, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Chanh, em con chú ruột của bà Nguyễn Thị Cúc - vợ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, chị dâu của bà vợ cựu Đại sứ Hà Văn Lâu và cũng là chị dâu của bà Nguyễn Thị Giáng [8] , bà Nguyễn Thị Giáng là người làng Phú Lễ (thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) nằm bên bờ bắc sông Bồ, cách phía đông chợ An Lỗ chừng 2 km, cách phía Bắc trung tâm Huế 20 km. Bà Giáng đã có một đời chồng người họ Hà làng Phú Ốc. Không may chồng bà mất sớm, để lại cho bà một người con trai còn đi chập chững. Từ ngày chồng chết, bà Giáng hay đau ốm, thuốc thang mãi vẫn không khỏi. May được ông Cả Khiêm chữa cho lành bệnh. Bà gởi tiền thầy nhưng ông Cả không nhận. Sau ngày bà Giáng mãn tang chồng (1930), ông Cả Khiêm đến ăn ở với bà Giáng. Cậu bé con trai của bà là Hà Hữu Thừa được ông Cả thương yêu dạy dỗ như con đẻ. Cuối năm 1933, bà Giáng có với ông một người con gái, đặt tên là Nguyễn Thị Cao. Cao lên 3 tuổi thì mất vì bệnh. Năm 1937, bà Giáng sinh tiếp người con gái thứ hai Nguyễn Thị Ba. Đang ở Huế, được tin có cháu gọi bằng cô, bà Nguyễn Thị Thanh - chị ruột ông Cả, về Phú Lễ thăm và ở lại một thời gian để chăm sóc cháu. Đến đầu năm 1940, bé Ba mắc bệnh và qua đời. Ông Cả thương con muốn phát điên vì ông làm thầy thuốc mà không cứu được con. Tháng 2 năm 1940, ông tạm biệt bà Giáng về lại Nghệ An. Về quê, ông cho rằng nơi táng thân mẫu ông trong vườn nhà ở Kim Liên không tốt nên ông cải táng lên núi Đại Huệ. Sau đó ông lên Vinh tổ chức diễn tuồng Trưng Nữ Vương do cụ Phan Bội Châu soạn, rồi lại mở lớp dạy võ cho thanh niên. Thực dân Pháp nghi ông tập hợp thanh niên để hoạt động chống Pháp nên đã bắt giam ông mấy tháng. Theo lời bà Thanh kể lại với nhà văn Sơn Tùng, ông Khiêm đã bị thực dân Pháp "triệt nòi giống bằng cách tiêm thuốc" [9] . Năm 1941, ông bị buộc phải trở lại Huế để Pháp dễ bề theo dõi ông. Năm 1943, bà Giáng lại sinh cho ông cậu con trai đặt tên là Nguyễn Tất Thông. Và cũng chỉ nuôi được 6 tháng rồi cậu bé cũng mất. Đau khổ vì chuyện mất con lần thứ ba, ông Cả lại bỏ nhà ra đi. Lần này ông ra Phong Điền với thầy Lê Văn Miến. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9 tháng 3 năm 1945), lính Nhật rải ra đóng đồn giữ các cầu trên quốc lộ 1. Lính Nhật gác cầu An Lỗ hay về chợ Phú Lễ mua thực phẩm. Nhân đó ông Cả Khiêm và ông Ấm Hoàng (bác ruột của bà Nguyễn Thị Chanh) hay bút đàm với người Nhật để tìm hiểu tình hình chiến tranh giữa Nhật và Đồng Minh, đặc biệt là với quân đội Liên Xô. Nhờ thế mà các ông sớm biết được cái tin Nhật đầu hàng quân đội Đồng Minh vào trung tuần tháng 8 năm 1945. Sau ngày 23 tháng 8 năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công ở Huế, ông mới biết được Chủ tịch Hồ Chí Minh - người lãnh đạo cách mạng thành công - chính là Nguyễn Ái Quốc em trai ông. Đầu năm 1946, ông cùng Hà Hữu Thừa (con trai của vợ ông) và Nguyễn Hữu Tạo (cháu ông Ấm Hoàng) đi tàu hoả ra Hà Nội thăm người em làm Chủ tịch Nước. Sau chuyến thăm viếng đó, ông cho hai thanh niên trở lại Huế ăn Tết Bính Tuất và tham gia công tác cách mạng, còn ông thì ghé về thăm quê. Không ngờ cuối năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông không còn cơ hội để trở lại Phú Lễ với bà Giáng nữa. Ông qua đời tại Nghệ An vào cuối năm 1950, hưởng thọ 62 tuổi. Nguyễn Sinh Nhuận Nguyễn Sinh Nhuận (1900 - 1901), hay tên khai sinh là Nguyễn Sinh Xin [10] , là con út trong gia đình, sau khi sinh cậu, bà Hoàng Thị Loan bệnh nặng và mất đi. Nguyễn Sinh Xin được gửi về quê ngoại Hoàng Trù để chăm sóc nhưng vì ốm yếu nên qua đời mấy tháng sau đó [11] . Ông bà Hà Thị Hy Hà Thị Hy là bà nội của Hồ Chí Minh, mẹ của ông Nguyễn Sinh Sắc [12] . Cuộc đời bà gắn với một giai thoại được truyền tụng trong dân gian , bà cũng là đối tượng của một số nghiên cứu khoa học về nhân vật lịch sử [13] . Ban đầu, ông Nguyễn Sinh Khiêm đem cả hài cốt bà Hà Thị Hy và bà Hoàng Thị Loan lên táng gần nhau ở chân núi Động Tranh thấp. Về sau này, ông đã quyết định để mộ bà Hy dưới chân núi và đem mộ mẹ lên táng ở vị trí hiện nay để du khách đến viếng mộ bà Hoàng Thị Loan cũng sẽ viếng được mộ bà Hà Thị Hy trước [12] . Vợ Bài chi tiết: Tăng Tuyết Minh Tăng Tuyết Minh sinh vào tháng 10 năm 1905 tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc. Bà quê ở huyện Mai tỉnh Quảng Đông, cha là Tăng Khai Hoa làm nghề buôn bán, mẹ bà là Lương thị, vợ kế của Tăng Khai Hoa. Người cha qua đời khi Tăng Tuyết Minh mới lên mười. Mùa hè năm 1926, qua sự mai mối của một trợ thủ đắc lực là Lâm Đức Thụ [14] , Nguyễn Ái Quốc gặp Tăng Tuyết Minh, ông rất có cảm tình với cô gái Quảng Châu có gương mặt trái xoan, da trắng, điềm đạm, đoan trang, thông minh này. Tháng 10 năm 1926, Nguyễn Ái Quốc, khi đó lấy tên là Lý Thụy, tổ chức hôn lễ tại nhà hàng Thái Bình, với sự chứng kiến [15] của Thái Sướng, Đặng Dĩnh Siêu (vợ của Chu Ân Lai) và một bộ phận học viên khoá huấn luyện phụ vận. Đây cũng là địa điểm mà Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu tổ chức kết hôn trước đó một năm. Cuộc hôn nhân này ban đầu bị mẹ Tăng Tuyết Minh phản đối vì bà lo Nguyễn Ái Quốc hoạt động nay đây mai đó không ổn định, nhưng lại được Tăng Cẩm Tương, anh của Tăng Tuyết Minh, tán thành vì nhận xét Nguyễn Ái Quốc là người có học vấn, cẩn trọng và tâm huyết với sự nghiệp. [15] . Theo sử gia người Pháp Pierre Brocheux trong cuốn tiểu sử Ho Chi Minh: A Biography, một số đồng sự của Lý Thụy như Nguyễn Hải Thần và Lê Hồng Sơn cũng phản đối cuộc hôn nhân. Trong một lá thư cho các đồng sự, Lý Thụy đã giải thích lý do cưới Tăng Tuyết Minh là vì ông cần một phụ nữ để dạy ngôn ngữ và chăm lo nhà cửa. [14] Ngày 12 tháng 4 năm 1927, sau khi Nguyễn Ái Quốc với Tăng Tuyết Minh kết hôn đuợc nửa năm, Tưởng Giới Thạch phát động cuộc chính biến tại Thượng Hải. Nguyễn Ái Quốc phải chuyển đến Vũ Hán vì trụ sở của đoàn cố vấn Lao Liên chuyển đến đây. Tuy nhiên do tình thế lúc bấy giờ, sau khi đến Vũ Hán, Nguyễn Ái Quốc lại chuyển đến Thượng Hải, rồi đi sang Nga, vòng qua châu Âu rồi về Thái Lan . Về phần mình, Tăng Tuyết Minh gia nhập Đoàn Thanh niên xã hội chủ nghĩa. Từ tháng 7 năm 1927 đến tháng 6 năm 1929, Tăng Tuyết Minh vào học tại trường Anh văn Kiêm Bá và trường Trung học nữ sinh Tân Á. Từ tháng 7 năm 1929 đến đầu năm 1930, Tăng Tuyết Minh rời Quảng Châu, làm nữ hộ sinh huyện Thuận Đức quê ngoại. Ngày 5 tháng 6 năm 1931 Nguyễn Ái Quốc bị các nhà cầm quyền Anh bắt sau khi trở lại Hương Cảng. Đến cuối năm 1931, nhà cầm quyền Anh ở Hương Cảng đem Nguyễn Ái Quốc ra xét xử, tuy nhiên Tăng Tuyết Minh chỉ có thể nhìn thấy ông từ rất xa, còn ông thì hoàn toàn không biết bà có mặt tại toà. Đây là lần sau cùng bà Tăng Tuyết Minh nhìn thấy Nguyễn Ái Quốc. Theo bài "Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh", đã đăng trên tạp chí Đông Nam Á tung hoành (Dọc ngang Đông Nam Á), số tháng 11-2001 xuất bản tại Nam Ninh của Hoàng Tranh thì tháng 5 năm 1950 bà Tăng Tuyết Minh, nhìn thấy ảnh Hồ Chí Minh trên Nhân dân Nhật báo cùng với tiểu sử, bà tin chắc đó chính là chồng mình. Bà đã cố gắng liên lạc với ông qua đại sứ Hoàng Văn Hoan và tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng tất cả cố gắng của bà đều không thành. Hồ Chí Minh cũng từng thông qua Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu và Đào Chú, Bí thư Trung Nam cục dò tìm tung tích của Tăng Tuyết Minh nhưng không có kết quả. Năm 1977 bà về hưu, sau 52 năm tận tuỵ với nghề nữ hộ sinh. Ngày 14 tháng 11 năm 1991, bà Tăng Tuyết Minh qua đời tại Quảng Châu, thọ 86 tuổi. . còn gọi là Nguyễn Sinh Huy 阮阮阮, nhân dân còn gọi tắt là Cụ Phó bảng; 1862 – 1929) là thân sinh của Hồ Chí Minh. Ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà. Thân sinh Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc Bà Hoàng Thị Loan ]Nguyễn Sinh Sắc Bài chi tiết: Nguyễn Sinh Sắc Nguyễn Sinh Sắc (chữ Hán: 阮阮阮;

Ngày đăng: 05/08/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan