1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

THI KỂ CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

2 10,8K 147
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 46,5 KB

Nội dung

ĐẢNG BỘ HUYỆN TÂY GIANG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMCHI BỘ TRƯỜNG THPT TÂY GIANG * BÀI DỰ THI KỂ CHUYỆN VỀ “TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” Họ và tên: Huỳnh Ngọc Quảng Tổ công tác: Tổ Toán - Ti

Trang 1

ĐẢNG BỘ HUYỆN TÂY GIANG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

CHI BỘ TRƯỜNG THPT TÂY GIANG

*

BÀI DỰ THI KỂ CHUYỆN VỀ “TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”

Họ và tên: Huỳnh Ngọc Quảng

Tổ công tác: Tổ Toán - Tin

MẪU CHUYỆN “TỪ ĐÔI DÉP ĐẾN CHIẾC Ô TÔ”

Kính thưa quý vị Đại biểu!

Kính thưa ban giám khảo, cùng toàn thể Cán bộ, Giáo viên, Công nhân viên trong Nhà trường

Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại; tấm gương của ý chí

và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng; tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân ; một con người nhân ái vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người; tấm gương cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức tính khiêm tốn phi thường

Câu chuyện: "Từ đôi dép đến chiếc ô tô" được trích trong cuốn 117 mẫu chuyện kể

về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Tư trang của một vị Chủ tịch nước như Bác thật là đặc biệt, bởi Bác sống rất giản dị và gần gủi với nhân dân Đôi dép cao su của Bác đã đi vào thơ

ca, nhạc, họa, hiện thân trong đời sống nhân dân như một huyền thoại, gắn liền với cuộc đời

vĩ đại, đức tính giản dị, ý chí kiên cường, bền bỉ cùng với nhân dân đấu tranh dành độc lập

tự do cho Tổ quốc

Đôi dép của Bác "ra đời" vào năm 1947, được chế tạo từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ, rất vừa chân Bác Trên đường đi công tác, Bác nói vui với anh

em, cán bộ đi cùng: "Đây là đôi hài vạn dặm trong chuyện cổ tích ngày xưa Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được" Chẳng những khi hành quân mà cả mùa đông, Bác đi thêm đôi tất cho ấm chân, tiếp khách trong nước, khách quốc tế vẫn thường thấy Bác đi đôi dép

ấy Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên cánh đồng đang cấy, đang vụ găt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, dép xách tay hoặc kẹp nách Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy Các đồng chí cảnh vệ nhiều lần xin Bác đổi dép nhưng Bác bảo: "vẫn còn đi được"

Một lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng anh em lập mẹo giấu đôi dép đi, để sẵn môt đôi giày mới Khi máy bay hạ cánh xuống Niu Đêli, Bác tìm dép Anh em thưa: "Có lẽ cất xuống khoang hàng của máy bay rồi, Thưa Bác" Bác ôn tồn nói: "Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì Nước ta còn chưa độc lập hoàn toàn Nhân dân ta còn khó khăn Bác đi đôi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là

đủ ấm mà vẫn lịch sự Thế là các ông “tham mưu con” phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi… Trong suốt thời gian ở Ấn Độ, các chính khách, nhà báo, quay phim, chụp ảnh lại rất quan tâm đến đôi dép của Bác Họ cuối xuống sờ nắn đôi dép thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, làm cho các anh em trong đội cảnh vệ phải vất vả xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy

Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam Với đôi dép

"thâm niên ấy", Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị Các cán bộ và chiến

sĩ ai cũng muốn chen chân, vượt lên trên để được gần Bác, Bác vui cười nắm tay và vổ vai

Trang 2

các chiến sĩ Bổng dưng Bác dừng lai: “ Thôi, các cháu dẫm làm tụt đôi dép của Bác rồi”.Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên, ai cũng muốn giành lấy để giúp Bác, thưa Bác, cháu, để cháu sửa… Thế rồi đôi dép được chuyền tay nhau, những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn Tại dép của Bác

cũ quá Thưa Bác, Bác thay dép mới đi ạ…Bác nhìn các chiến sĩ rồi nói: “ Các cháu nói đúng nhưng chỉ đúng một phần thôi Đôi dép của Bác củ nhưng chỉ mới tụt quai Cháu đã chữa lại chắn chắn cho Bác thế này thì còn “ thọ” lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo

Lo cho dân, Bác không chỉ ngồi ở bàn làm việc để nghe báo cáo, mà Bác còn trực tiếp xuống tận cơ sở đến với những người lao động để hiểu rõ tình hình thực tế Đi đến đâu Bác chỉ dùng một chiếc xe Pabêđa sản xuất tại Liên Xô Xe dùng đã lâu ngày nên cũ và hay hỏng vặt, văn phòng đề nghị Bác cho đổi xe khác tốt hơn, Bác không đồng ý, Bác bảo:"Ai thích đi nhanh, thích êm thì đổi…” Còn Bác thì không? Có hôm đến giờ đi công tác, xe không nổ máy được, Bác ôn tồn bảo đồng chí lái xe: "Máy móc có lúc trục trặc Chú cứ bình tĩnh sửa, sửa xong Bác cháu đi cũng kịp" Mấy phút sau xe mới nổ máy, Bác cười vui và nói: "Thế là xe vẫn còn tốt"

Qua câu chuyện: "Từ đôi dép đến chiếc ô tô" cho thấy rằng, hành trang của Bác, một người lãnh tụ rất giản dị như hành trang của con người bình thường, bởi Bác không chỉ sống cho riêng mình Câu chuyện này còn có ý nghĩa và vị trí to lớn trong tình hình hiện nay, khi

mà sự suy thoái về đạo đức, phẩm chất, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên không còn là hiện tượng cá biệt mà là vấn đề bức xúc rất nghiêm trọng hiện nay, trong đó đặc biệt là vấn đề tham nhũng, lãng phí, tham ô đã gây tổn thất cho Nhà nước và nhân dân hàng nghìn tỷ đồng Tình hình đó đã và đang làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước, là thực tế rất đáng lo ngại, là nguy

cơ không thể xem thường đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Chính vì vậy mà cuộc

vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do ban Chấp hành

Trung Ương Đảng phát động là việc làm thiết thực và cấp bách nhằm bồi dưỡng phẩm chất cách mạng cho mỗi cá nhân, để mỗi người thực sự là một công dân tốt làm chủ đất nước

Mẫu chuyện dạy cho ta những bài học quý, đó là nếp sống giản dị, tiết kiệm, hoà đồng với mọi người, khiêm tốn, không quan liêu, không xa hoa lãng phí hay đòi hỏi hưởng thụ Đó là đức tính hy sinh, không phô trương hình thức, giành những khó khăn, thiệt thòi

về bản thân để lo cho nhân dân, lo cho đất nước

Bản thân tôi luôn ghi nhớ mãi những lời dạy của Bác và coi đó là hành trang cần thiết cho mình Và chúng ta, mỗi người hãy xây dựng một chương trình hành động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu và tác phẩm “sửa đổi lề lối làm việc” trên các lĩnh vực công tác, học tập và trong đời sống sinh hoạt Xây dựng một gia đình có cuộc sống bình dị, hạnh phúc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phấn đấu là tấm gương sáng để học sinh noi theo Góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp như sự mong mỏi của Bác Tư tưởng và đạo đức cao cả của Người mãi mãi soi sáng và nâng cao tâm hồn cho mỗi chúng ta Một con người sống rất

giản dị nhưng thanh cao vĩ đại, Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam “ muôn vàn tình thương yêu”

“Bác để tình thương cho chúng con

Một đời thanh bạch chẳng vàng son Mong manh áo vải hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”

Những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu đã khép lại phần thi kể chuyện của Tôi, cảm ơn quí

vị đại biểu, ban giám khảo, và các đồng chí đã chú ý lắng nghe Xin chúc quí vị đại biểu, ban giám khảo, các đồng chí sức khoẻ, chúc hội thi thành công tốt đẹp

Ngày đăng: 04/08/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w