1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI DUNG DỊCH THỦY CANH ĐỐI VỚI CÂY THANH TÂM (Alocasia cucullata) VÀ CÁCH TẠO SẢN PHẨM THỦY CANH ỨNG DỤNG VÀO TRANG TRÍ NỘI THẤT VĂN PHÒNG

114 232 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 4,09 MB

Nội dung

TÓM TẮT Trần Thị Kim Soa_” So sánh ảnh hưởng của ba loại dung dịch thủy canh đối với cây Thanh Tâm Alocasia cucullata và cách tạo sản phẩm thủy canh ứng dụng vào trang trí nội thất- vă

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

****************

TRẦN THỊ KIM SOA

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI DUNG DỊCH THỦY

CANH ĐỐI VỚI CÂY THANH TÂM (Alocasia cucullata) VÀ

CÁCH TẠO SẢN PHẨM THỦY CANH ỨNG DỤNG VÀO

TRANG TRÍ NỘI THẤT - VĂN PHÒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

****************

TRẦN THỊ KIM SOA

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI DUNG DỊCH THỦY

CANH ĐỐI VỚI CÂY THANH TÂM (Alocasia cucullata) VÀ

CÁCH TẠO SẢN PHẨM THỦY CANH ỨNG DỤNG VÀO

TRANG TRÍ NỘI THẤT - VĂN PHÒNG

Chuyên ngành: Cành Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS VÕ VĂN ĐÔNG

Trang 3

MINITRY OF EDUCATION TRAINING NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY

****************

TRAN THI KIM SOA

COMPARISON AFFECTS OF THREE THE NUTRIENT

SOLUTION HYDROPONIC OF Alocasia cuculata – MAKING

AND APPLYING OF HYDROPONIC PRODUCTS ON

INTERIOR

Deparment Of Landscaping And Enviromental Horticulture

GRADUATED THESIS

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Trong suốt thời gian học tập nghiên cứu tại trường đại học Nông Lâm Tôi

đã nhận được rất nhiều những lời động viên chân thành, sự hướng dẫn nhiệt tình, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm của Thầy Cô và bạn bè nơi đây giành cho Tôi Nay nhân dip này Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã thật sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ cùng với Tôi trong thời gian qua

Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm khoa Môi Trường và Tài Nguyên, Chủ nhiệm bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thật Hoa Viên đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này

Quí Thầy Cô trong bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thật Hoa Viên đã tận tình dạy bảo truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập

Đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy Võ Văn Đông, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp Tôi hoàn thành tốt đề tài này

Chân thành cám ơn Bác Trần Thị Chất chủ sở hữu ngôi nhà số 93/1/8/14 Khu phố Bến Cát, phường Phước Bình, Quận 9 Người đã giúp đỡ, động viên và cho Tôi một vị trí trồng thí nghiệm phù hợp với điều kiện nghiên cứu của đề tài

Gửi lời cảm ơn đến các bạn trong tập thể lớp DH08CH (Cảnh Quan và Kỹ Thật Hoa Viên khóa 34, niên khóa 2008-2012) đã cho tôi một môi trường học tập gần gũi, những chia sẽ trong học tập cũng như trong cuộc sống trong suốt quãng đời sinh viên

Và cuối cùng không quên gửi lời cảm ơn đến cha, mẹ và gia đình tôi Đã luôn sát cánh bên Tôi, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi có thể tham gia vào môi trường học tập này và hoàn thành tốt bài luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

TÓM TẮT

Trần Thị Kim Soa_” So sánh ảnh hưởng của ba loại dung dịch thủy canh

đối với cây Thanh Tâm (Alocasia cucullata) và cách tạo sản phẩm thủy canh

ứng dụng vào trang trí nội thất- văn phòng”

Đề tài nghiên cứu sự phát triển của cây Thanh Tâm dưới hình thức trồng thủy canh với ba loại dung dịch khác nhau tại Tp Hồ Chí Minh, được thực hiện tại nhà số 93/1/8/14 Khu phố Bến Cát, phường Phước Bình, Quận 9 Tp Hồ Chí Minh

từ tháng 2/2012 – 5/2012

Thí nghiệm có 3 NT được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lập lại:

- NT1: môi trường MS cơ bản Ký hiệu: A

- NT2: môi trường TT1 Ký hiệu: B

- NT3: môi trường Cloning Ký hiệu: C

Kết quả

Nội dung 1: Kết quả so sánh sau thí nghiệm

Về chiều cao: môi trường TT1có chiều cây cao nhất 26,319 cm/cây kế đến

là môi trường Cloning 25,222 cm/cây và cuối cùng là môi trường MS cơ bản với 24,841 cm/cây

Về số lá: Sau 49 ngày quan sát thì môi trường Cloning có số lượng lá nhiều nhất 5,56 lá/cây kế đến là môi trường TT1 5,44 lá/cây và sau cùng là môi trường MS cơ bản 5,18 lá/cây

Về kích thước chiều dài lá: thì môi trường Cloning có tổng chiều dài lá lớn

Trang 6

Tóm lại môi trường Cloning có tốc đô phát triển nhanh ở giai đoạn đầu (từ 7 – 28 NST) nhưng về sau thì chậm dần Nên thích hợp sử dụng lúc đầu khi cây chuyển từ môi trường đất sang môi trường thủy canh, về sau cần bổ sung dinh dưỡng để cây có thể phát triển tốt nhất

Trang 7

SUMMARY

The composition “Comparison affects of three the nutrient solution

hydroponic of Alocasia cuculata, making and applying of hydroponic products

on interior” from February to May 2012, at district 9 Ho Chi Minh City

Experiment was completely randomized Design with 3T (Treatments) and three replications

- T2: TT1

- T3: Cloning.

Results

Content 1: Results of the experiment

In height: Environment TT1 is hightest with 26,319 cm/ nos; then

environment Coning (25,222 cm/nos); final is environment Murashige Skoog (28,881 cm/nos).

Leaf’s Alocasia cuculata of environment Coning is the most with 5,56

leaves/nos; environment TT1 (5,44 leaves/nos); environment Murashige Skoog (5,18 leaves/nos)

The length of leaf : the environment Coning has the largest (49,533 cm/nos); environment TT1 ( 48,313 cm/nos); environment Murashige Skoog (47,127 cm/nos)

The width of leaf : the environment Coning has the largest (32,493 cm/nos);

Trang 8

MỤC LỤC

2.2.1 Tình hình phát triển của kỹ thuật thủy canh trên thế giới 20

Trang 10

4.1.3 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển số lá của

4.1.4 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ ra lá của cây

4.1.5 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển chiều dài

4.1.6 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ phát triển chiều

4.1.7 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển chiều rộng

4.1.8 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ phát triển chiều

4.2 Nội dung 2: Trình bài các bước thực hiện để tạo ra sản phẩm cây

kiểng thủy canh và đề xuất các phương pháp bố trí thích hợp trong nội

Trang 11

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANOVA: Analysis of variance/ Phân tích phương sai

Cv: Coefficient of variation/ Hệ số biến động

P: Probalility/ Xác suất nhận một phần tử, thí nghiệm

T: Treatmeant/ Nghiệm thức

MS: Murashige and Skoog

NST: Ngày sau trồng

NT: Nghiệm thức

Trang 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG Hình 2.1 Biểu đồ số lượng các sáng chế về thủy canh trên thế giới (1977-2009) 21 

Trang 13

Hình 4.14 Mẫu xích đu tuổi thơ 68 

Trang 14

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Một số cây kiểng lá sử dụng phương pháp trồng thủy canh 26 

Bảng 4.1 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển chiều cao của cây

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ phát triển chiều cao của

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển số lá của cây Thanh

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ ra lá của cây Thanh Tâm

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển chiều dài lá của cây

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ phát triển chiều dài lá của

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển chiều rộng lá của

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ phát triển chiều rộng lá

Trang 15

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.2 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ phát triển chiều cao của

Biểu đồ 4.3 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển số lá của cây

Biểu đồ 4.4 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ ra lá của cây Thanh

Biểu đồ 4.5 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển chiều dài lá của

Biểu đồ 4.6 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ phát triển chiều dài lá

Biểu đồ 4.7 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển chiều rộng lá

Biểu đồ 4.8 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ phát triển chiều rộng lá

Trang 16

Ở những ngôi nhà nhỏ, nhà chung cư hay chốn văn phòng, khi diện tích không nhiều và muốn chi phí thấp, nên đơn giản họ chỉ cần tô điểm cho ngôi nhà bằng một số cây trồng nội thất Có thể trồng trong chậu to bố trí ngoài sảnh, hành lang hay chậu nhỏ trên bàn, ban công hoặc là những chậu treo nhỏ ngoài cửa sổ Nhưng vấn đề lớn được đặt ra ở đây là một số gia đình rất e ngại việc trồng cây trong nhà vì các lý do như: chiếm diện tích không gian do cây quá lớn; chất trồng

dễ làm nhà cửa bị bẩn hoen ố; mỗi lần duy chuyển khó khăn do chất trồng nặng; thu hút ruồi muỗi côn trùng; khi cây đặt trên bàn mỗi lần tưới nước phải cẩn thận hay di chuyển đi chỗ khác để nước không bắn ướt bàn; đó là chưa kể đến việc phải tưới

Trang 17

Theo đó kế thừa các thành tựu khoa học của các nhà sinh ký học thực vật thì cây trồng có thể sống mà không cần đất Chất nuôi cây là một loại dung dịch như nước tinh khiết chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng Giúp cây vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường nhưng lại ít tốn công chăm sóc, giá thể được xem như là giá thể sạch, đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà vẫn thõa mãn các vấn đề e ngại ở trên Đây là giải pháp cây trồng dưới dạng thủy canh

Để hòa cùng xu hướng hiện đại này, đồng thời làm tăng thêm sự lựa chọn tô điểm cho ngôi nhà bạn bằng một chậu hoa, kiểng lá thủy canh do tự bạn tạo ra Giúp làm xanh mát ngôi nhà, cung cấp dưỡng khí và tăng thêm tính thẩm mỹ Đó là

lý do tôi đã chọn dề tài: “SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI DUNG DỊCH

THỦY CANH ĐỐI VỚI CÂY THANH TÂM (Alocasia cucullata) VÀ CÁCH

TẠO SẢN PHẨM THỦY CANH ỨNG DỤNG VÀO TRANG TRÍ NỘI THẤT - VĂN PHÒNG” Để sở hữu một chậu thủy canh không khó Nhưng sử dụng sản phẩm do mình tạo ra sẽ tạo nên sự phấn khởi và tăng thêm giá trị mỗi khi ngắm nhìn

Trang 18

Chương 2

TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu về thủy canh

2.1.1 Định nghĩa thủy canh

Các nhà nghiên cứu ở thế kỷ 19 đã phát hiện ra rằng, cây hấp thụ chủ yếu các chất dinh dưỡng dưới dạng ion trong nước Thông thường, đất có tác dụng: làm giá thể giúp cây đứng vững, tích trữ chất dinh dưỡng, nước cho cây Chứ tự thân đất không phải là yếu tố chính để giúp cây sinh trưởng Khi chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước, rễ cây có thể hấp thụ được Và khi đó, đất không còn cần thiết cho

sự phát triển của cây nữa Từ đó nhiều công trình nghiên cứu về mô hình trồng cây

thủy canh ra đời

Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng hoặc giá thể không phải là đất Giá thể là cát, tro trấu, xơ dừa, mùn cưa, than bùn, đá bọt núi lửa, đá trầm tích Diahydro, hay một số chất tổng hợp khác như Perlite,…

Trồng cây thủy canh là một kỹ thuật làm vườn hiện đại Tuy nhiên ở Việt Nam chỉ mới nghiên cứu chủ yếu trên cây thực phẩm, rau màu với quy mô phòng thí nghiệm hoặc hộ gia đình nhỏ, lẻ Còn về cây kiểng thủy canh thì chỉ mới là bước

Trang 19

 Static solution culture_chất dinh dưỡng ở dạng tĩnh: cây trồng trong các thùng chứa chất dinh dưỡng với mức độ thấp để cây có thể hô hấp.Có thể sử dụng đá sủi bọt khí hoặc các máy bơm mini loại giành cho hồ cá để cung cấp oxy cho rễ của cây Cần che chắn tốt phần dung dịch này để hạn chế sự phát triển của rêu, tảo

 Continuousflow solution culture_dinh dưỡng tạo thành dòng chảy liên tục: đây là một hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ, dinh dưỡng Dòng dinh dưỡng luân chuyển trong hệ thống thông qua máy bơm đặt ngoài Hệ thống thường gặp là NFT

 Aeroponics_khí canh: là hệ thống mà rễ cây được phun đẫm dung dịch liên lục hoặc dưới hình thức nhỏ giọt Rễ cây được treo lên nên khả năng nhận O2 và CO2 là rất tốt

Medium culture: là phương phát thủy canh có sử dụng giá thể để giúp cây đứng vững

 Passive subirrigation tưới ngầm: trong phương pháp này sử dụng các giá thể có tình tơi xốp như xơ dừa, đất sét loại vo tròn để vận chuyển chất dinh dưỡng thông qua hiện tượng mao dẫn để cung cấp cho cây trồng Hệ thống thường sử dụng là Ebb & Flow

 Top irrigation_tưới bề mặt: với phương pháp này chất dinh dưỡng được tưới định kỳ trực tiếp lên bề mặt giá thể, có thể tưới bằng tay hoặc thông qua hệ thống tự động có hẹn giờ Hệ thống sử dụng là Deep water cultuer

Từ những hệ thống cơ bản này mà phát triển thành hàng trăm kiểu khác nhau

Trang 20

2.1.3 Lịch sử hình thành

Quyển sách đầu tiên kỹ thuật trồng cây mà không dùng đất được xuất bản năm 1627 có tựa đề “Sylva Sylvarum” của ông Francis Bancon, được in ra sau một năm ông mất Sau đó, trồng cây bằng nước đã trở thành một kỹ thuật nghiên cứu khá phổ biến Năm 1929, William Frederick Gericke của Đại học California tại Berkeley đã bắt đầu triển khai thúc đẩy phát triển kỹ thuật trồng cây bằng phương pháp thủy canh cho sản xuất nông nghiệp Năm 1937, William Frederick Gericke đã đưa ra thuật ngữ “hydroponics” theo tiếng Hy Lạp thì hydro "nước", và ponos "lao động"

Năm 1699, John Woodward công bố thí nghiệm trồng cây bằng nước của ông thành công với cây bạc hà Ông nhận ra rằng cây cối ở nguồn nước bẩn phát triển tốt hơn cây trồng bằng nước sạch Đến năm 1842, một danh sách gồm 9 thành

tố được cho là các chất căn bản để cây phát triển được hoàn thiện, và các công trình nghiên cứu của hai nhà sinh vật học người Đức là Julius von Sachs và Wilhelm Knop từ năm 1859 đến 1865 đã đưa ra kết quả phát triển công nghệ canh tác không dùng đất Sự phát triển của cây trồng đất trong dung dịch chứa chất khoáng dinh dưỡng còn được xem như một giải pháp cho trồng trọt Nó nhanh chóng trở thành

đề tài nghiên cứu và dạy học và vẫn được sử dụng phổ biến đến hiện nay trên Thế giới

Các nghiên cứu của những niên đại gần đây cho thấy vườn treo Baybilon và vườn nổi Kashimir, Aztec Indians của Mehico là những vườn thủy canh cổ xưa nhất với hàng loạt cây được trồng trong nước

Trong và ngay sau thế chiến thứ II, thủy canh là phương pháp được quân đội

Trang 21

- Năng suất cao và ổn định

- Sâu bệnh được kiểm soát dễ dàng hơn

- Thu hoạch dễ dàng hơn

- Không sử dụng thuốc trừ sâu

Lợi ích của việc trồng cây kiểng thủy canh

Khắc phục nhược điểm của cây nội thất truyền thống chiếm diện tích không gian do cây quá lớn; chất trồng dễ làm nhà cửa bị bẩn hoen ố; mỗi lần duy chuyển khó khăn do chất trồng nặng; thu hút ruồi muỗi côn trùng; khi cây đặt trên bàn mỗi lần tưới nước phải cẩn thận hay di chuyển đi chỗ khác để nước không bắn ướt bàn;

đó là chưa kể đến việc phải tưới tiêu chăm bón thường xuyên trong khi họ không có thời gian hoặc yêu cầu công việc không ở nhà thường xuyên thì cây trồng dễ chết Ngược lại có thể trồng cây trong nhà mà chất trồng sạch, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây, ít tốn công chăm sóc tưới nước thường xuyên mà cây vẫn xanh tươi, khỏe, đẹp Thông qua lớp thủy tinh trong suốt ta có thể quan sát cả bộ rễ của cây tạo

Trang 22

Hàn Quốc với 103 sáng chế, chiếm 19%, Mỹ với 46 sáng chế, chiếm 9%

Hình 2.1 Biểu đồ số lượng các sáng chế về thủy canh trên thế giới (1977-2009)

Tại triển lãm quốc tế tổ chức ở Tsukuba, Nhật Bản vào năm 1985, cây cà chua khổng lồ trồng theo kỹ thuật hydroponics của GS KeiMori (Ðại học Tổng hợp Kelo, Tokyo) đã được giới thiệu Sau 6 tháng trồng trong môi trường dinh dưỡng và chiếu sáng nhân tạo, đường kính tán cây cà chua này đã lên đến 10m và cho đến 10.000 quả cà chua Ngoài ra, giáo sư KeiMori cũng ứng dụng kỹ thuật hydroponics trồng nhiều loại cây khác nhau, thu hoạch được 3.300 quả trên một gốc dưa chuột,

90 quả trên một gốc dưa hấu

Ở quy mô rộng hơn, Thụy Sỹ đã thu hoạch được khoảng 720-840 củ cải đường trên 1m2 trồng không đất Ở Nga, ứng dụng trồng cỏ theo kỹ thuật hydroponics, trên 14,4m2 đã thu hoạch cỏ tương đương với 3-3,5 ha đồng cỏ tự nhiên (khoảng 100-120 tấn cỏ tươi), và năng suất cà chua có thể đạt đến 250 tấn quả/ha Nhà kính trồng rau áp dụng kỹ thuật hydroponics của tập đoàn Eurofresh ở bang Arizona được xem là có quy mô lớn nhất nước Mỹ Mỗi năm trang trại rộng

Trang 23

2.2.1 Tình hình pháp triển của thủy canh ở Việt Nam

Việt Nam cũng đang dần dần ứng dụng thành tựu nông nghiệp của thế giới

Lê Đình Lương (1993) phối hợp với viện nghiên cứu và phát triển Hồng Kông (R&D Hồng kông) đã tiến hành nghiên cứu tòan diện các khía cạnh khoa học

kỹ thuật và kinh tế xã hội cho việc chuyển giao công nghệ và phát triển thủy canh tại Việt Nam

Đến tháng 10/1995 mạng lưới nghiên cứu và triển khai được phát triển ở Hà Nội, Tp.Hcm, Côn Đảo, sở khoa học công nghệ ở một số tỉnh thành Công ty Gold Garden& Gino, nhóm sinh viên Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Tp HCM với phương pháp thủy canh vài loại rau xanh thông dụng, cải xanh, cải ngọt, xà lách…phân viện công nghệ sau thu hoạch Viện sinh học nhiệt đới cũng nghiên cứu và sản xuất Nội dung chủ yếu là: phối hợp sản xuất thử các vật liệu dùng trồng thủy canh Nghiên cứu trồng các loại cây khác nhau, cấy truyền từ nuôi cấy mô vào hệ thống thủy canh trước khi đưa vào đất một số cây ăn quả khó trồng trực tiếp vào đất

Năm 1997 trường Ðại học Nông nghiệp I Hà Nội đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ hydroponics “Việt hóa” cho phù hợp với điều kiện ở nước ta Tại các kỳ hội chợ Techmart ở Hải Phòng, TP HCM, những thành công bước đầu của cây cà chua, dưa leo, xà lách trồng theo công nghệ hydroponics Việt Nam đã được giới thiệu Rau xà lách có thể trồng quanh năm (canh tác với đất: 2 vụ /năm) Dưa chuột, trồng theo cách truyền thống được 2 vụ /năm, kỹ thuật hydroponics được 4 vụ /năm; chất lượng mẫu mã và năng suất cao gấp 4 - 5 lần so với canh tác cũ Thành tựu này

đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tạo điều kiện hoàn thiện để chuyển giao cho các cơ sở trồng rau sạch

Thành phố Hồ Chí Minh đi tiên phong ứng dụng công nghệ hydroponics

Trang 24

hoàn toàn “xanh, sạch”, nhưng giá bán vẫn còn cao nên vẫn chưa thể cạnh tranh với thị trường truyền thống

Nguyễn Trung Dũng, Võ Thị Bạch Mai (2005) đã tiến hành trồng thí nghiệm cây mai địa thảo bằng phương pháp thủy canh trong 3 môi trường dinh dưỡng MS, Knudson C và Alan Copper, kết quả cho thấy sau 2 tháng, cây tiếp tục sinh trưởng

và phát triển, ra nhiều nhánh mới và ra hoa đều đặn

Xuất hiện và phát triển trên thị trường Việt Nam từ cuối năm 2008, cây cảnh thủy canh (hay còn gọi là cây cảnh trồng bằng nước) ngày càng được quan tâm Tuy nhiên thành phần chủng loại cây thì còn nhiều hạn chế về số loài, chủ yếu vẫn là các loại cây kiểng lá nhiều màu sắc, cây chịu bóng thuộc họ ráy (Araceae) như: các loại trầu bà, lan chi, vạn niên thanh, thanh tâm, phát tài, đế vương, hồng môn, lan ý, lưỡi hổ,… Hay một vài loài hoa cũng đã được trồng thử nghiệm bằng phương pháp thủy canh như: hoa ly, cẩm nhung, hồng sim,… Và một số ít loài thân gỗ cũng đã được trồng thử nghiệm bằng phương pháp này như: trúc đùi gà, cần thăng,

Trang 25

2.3 Giới thiệu về cây thanh tâm

2.3.1 Phân loại

Ngành: Magnoliophyta

Lớp: Liliopsida

Bộ: Arales Họ: Arace

        Giống: Alocasia    Hình 2.2 Cây thanh tâm 

Loài: Alocasia cucullata

(Nguồn: http://www.elicriso.it/it/come_coltivare/alocasia/)

2.3.2 Nguồn gốc

Cây Thanh Tâm (Alocasia cucullata) có nguồn gốc từ các nước phía Nam

châu Á đặc biệt là một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á và một số nước ở Tây Nam Thái Bình Dương

2.3.3 Đặc điểm hình thái

 Cây bụi thường xanh, cao 30-45cm,

thân và lá có màu xanh lục

 Cuống lá dài màu xanh và nâu dần

về phía gốc, lá hình tim, có đuôi dài

màu sắc lá xanh tươi, bề mặt lá

bóng, nhẵn mặt trên sẫm màu hơn so

Trang 26

2.3.4 Đặc diểm sinh thái

 Tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ trồng

 Nhiệt độ lý tưởng phát triển từ 20-240C

 Ngưỡng dưới không thấp hơn 150C

 Cây ưa những nơi có ánh sáng nhưng tránh ánh sáng Mặt Trời chiếu trực tiếp

 Thích hợp trồng nội thất, đặt trong các căn hộ chung cư, các cao ốc văn

 Cây có tính hướng quang nên cách một khoảng thời gian cần xoay cây để đảm bảo cây tỏa tán tròn, đều, đẹp

 Cây khó ra hoa trong điều kiện nội thất

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm cây kiểng thủy canh 2.4.1 Chọn loại cây

Trang 27

cho phù hợp với thiết kế của không gian như sự hài hoài về màu sắc và kích thước cây

Trên thị trường hiện nay qua khảo sát có thề thấy một số loài thông dụng đã được trồng và phát triển tốt trong môi trường thủy canh được liệt kê theo Bảng 2.1:

Bảng 2.1 Một số cây kiểng lá sử dụng phương pháp trồng thủy canh

Araceae

4 Đế vương Philodendron sp Araceae

Trang 30

15 Thanh tâm Alocasia cucullata Araceae

Dracaenaceae

Trang 31

Calathea medallion Marantaceae

22 Đuôi phụng Calathea veichinara Marantaceae

23 Lưỡi mèo Sanseviera hahnii Daracaenacea

24 Lưỡi hổ Sanseviera

trifasciata

Daracaenacea

Trang 32

Marantaceae

27 Huỳnh tinh Calathea ornata Marantaceae

28 Kè nhật Licuala grandis Arecaceae

29 Kim phát tài Zamioculcas

zamiifolia

Araceae

Trang 33

30 Môn đỏ thái Caladium spp Araceae

Trang 34

Chậu thủy tinh trên thị trường hiện nay có các nguồn gốc như: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, và Tiệp Khắc…và được chia từ hàng bình dân đến cao cấp Trong đó hàng của Tiệp Khắc được đánh giá cao nhất vì độ trong suốt của thủy tinh, tính bền, độ mịn và không bị bọt khí như các loại chậu khác

Trang 35

Chậu thủy tinh chứa dung dịch trong suốt nên về mặt thẩm mỹ thể hiện rõ bộ

rễ của cây trồng làm tăng thêm nét độc đáo của hình thức trồng thủy canh này Về mặt thực dụng có thể giúp chúng ta quan sát tình hình phát triền của cây kịp thời cắt

bỏ các rễ hư, thối Quan trọng là hạn chế sự phát triển của các loài ấu trùng phát triển trong nước như lăng quăng

Tuy nhiên cũng có những hạn chế như phải vệ sinh thường xuyên để bề mặt luôn trong suốt Và dễ phát sinh nhiều rong, tảo trong điều kiện dinh dưỡng dung dịch với nồng độ cao và nhiều ánh sáng

Ngoài ra người ta còn có thể trồng trong các chậu sứ, chậu tráng men hay gốm bát tràng vì những loại này có mà sắc và hoa văn sặc sỡ hơn

Hình 2.5 Chậu thủy canh bằng sứ tráng men 2.4.3 Các dung dịch nuôi cây và thành phần pha chế

Các dung dịch hiện nay trên thị trường thì có rất nhiều loại với các nhà sản

Trang 36

- Trung lượng như: Canxi (Ca), Magiê (Mg), Lưu Huỳnh (S) được cây trồng hút/lấy đi với số lượng ít hơn nhưng cũng đáng kể

- Vi lượng như: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Đồng (Cu), Bo (B), Molypden (Mo), Clor (Cl) được cây trồng hút/lấy đi với số lượng nhỏ

Sự thiếu hụt của bất kỳ nguyên tố nào cũng thể hiện ra bên ngoài với các triệu chứng kèm theo rất đặc trưng Từ đó ta có thể nhận dạng và cung cấp kịp thời cho cây Dinh dưỡng cho cây thủy canh phải tan được hoàn toàn trong nước thì cây mới có thể hấp thu được

Cần chú ý mỗi loại cây trồng có một yêu cầu về pH và lượng dinh dưỡng khác nhau nên tùy theo từng loại mà có thể điều chỉnh cho thích hợp Trong môi trường dung dịch thì dộ pH ảnh hưởng rất lớn đối vời sinh trưởng và phát triển của cây, trong thủy canh đa số các cây trồng thích hợp với môi trường pH từ 5,8 - 6,5

2.4.4 Các phụ kiện trang trí

Các phụ kiện trang trí ở đây làm tăng thêm thẩm mỹ và tạo nét riêng cho mỗi sản phẩm, tùy theo sở thích, mục đích chọn trang trí hay vị trí cần được trang trí mà nhiều loại phụ kiện trang trí được ứng dụng vào, sau đây xin giới thiệu một vài loại thường được sử dụng như:

 Sỏi, đá màu: trong những chậu thủy tinh muốn có sự đa dạng về màu sắc

ta có thể rải một số viên đá nhỏ hay sỏi màu vào đáy chậu hoặc dán lên thành chậu

để trang trí, ngoài ra các viên sỏi, đá này còn có tác dụng định vị giúp cây đứng

Trang 37

Hình 2.6 Đá màu trang trí

 Cành khô nghệ thuật: các cành này thường được sử dụng để cắm hoa tươi nhưng chúng ta có thể sử dụng trong trang trí thủy canh Có thể xem như chậu thủy canh là một bình hoa tươi lâu tàn, lá màu đa dạng như viền đỏ, đốm đỏ trắng trong

sẽ như một bình hoa thật sự

Trang 38

 Giá đỡ: giá đỡ có thể bằng gỗ hay kim loại với nhiều kiểng trang trí khác nhau hay có thể dùng các loại đôn bằng sứ làm giá cho chậu thủy canh

Hình 2.8 Mẫu giá để chậu thủy canh (Nguồn: http://caycanhthanglong.vn/A196B2831/gia-do-35.html)

 Hạt nhựa màu: là các hạt ngâm trong nước sẽ hút nước và nở to ra, sau đó một phần lượng nước này sẽ cung cấp cho cây và một phần sẽ bị bay hơi và thu nhỏ lại dần, có thể tái sử dụng nhiếu lần như thế Tuy được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây nhưng vẫn chưa rõ nguồn gốc và tác hại đối với con người

Trang 39

 Đế đèn xoay kết hợp sủi bọt khí: một loại hình trang trí động Giúp xoay đều các mặt của cây và có ánh đèn rọi từ dưới lên giúp tạo vẻ đẹp huyền bí lung linh cho cây Thích hợp đặt ở phòng khách nhìn trang trọng vui mắt

Hình 2.10 Chân đèn xoay

(Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=z7DyvjLliq8)

 Thảm lót: thường bằng len, gỗ, hoặc nhựa dẻo tổng hợp với các hoa văn trang trí rất đẹp, đa dạng

Trang 40

 Sinh vật: có thể thả cá trong các chậu thủy tinh Nên chọn các loại cá nhỏ phù hợp với không gian trống còn lại của chậu tránh ảnh hưởng đến rễ cây, đồng thời chon những loại cá không ăn tạp vì sẽ ảnh hưởng đến rễ non của cây

Ngày đăng: 30/05/2018, 17:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w