Chương 1 MỞ ĐẦU Khu dân cư suối nước nóng Bình Châu được công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Kim Tơ đề xuất quy hoạch phát triển với quy mô 12,58 hecta, thuộc xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc,
Trang 1****************
NGUYỄN BẢO TRUNG
THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU DÂN CƯ
SUỐI NƯỚC NÓNG BÌNH CHÂU – BÀ RỊA VŨNG TÀU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN
Trang 2****************
NGUYỄN BẢO TRUNG
THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU DÂN CƯ SUỐI NƯỚC NÓNG BÌNH CHÂU – BÀ RỊA VŨNG TÀU
Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn : ThS VÕ VĂN ĐÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 3[ \
NGUYEN BAO TRUNG
DESIGNING LANDSCAPE APARTMENTS BINH CHAU HOT SPRING – BA RIA VUNG TAU
DEPARTMENT OF LANDSCAPING AND ENVIRONMENTAL
HORTICULTURE
GRADUATION DISSERTATION
Advisor: VO VAN DONG, M.S
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ rất tận tình của các Thầy Cô thuộc
Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, các Thầy Cô khác trong và ngoài trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Tôi đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Võ Văn Đông - Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và tất cả các Thầy Cô đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tại trường
Cảm ơn tập thể lớp Cảnh quan và Kỹ Thuật hoa viên khóa 34 đã cùng chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình học và thực hiện đề tài
Và tôi vô cùng biết ơn gia đình luôn luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập tại trường và đạt được kết quả như ngày hôm nay
Xin chân thành cảm ơn !
TP Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2012
Sinh viên Nguyễn Bảo Trung
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Thiết kế cảnh quan khu dân cư suối nước nóng Bình Châu – Bà Rịa Vũng Tàu” được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2012 bao gồm:
- Thiết kế cảnh quan khu dân cư bao gồm các khu vực:
x Khu vực công viên trung tâm
x Khu vực công viên ven suối
x Khu vực dịch vụ công cộng
- Đề xuất danh sách cây và hoa sử dụng trong thiết kế cảnh quan
Kết quả thu được là:
x Một bản vẽ mặt bằng tổng thể khu vực thiết kế
x Các bản vẽ mặt cắt điển hình
x Các bản vẽ phối cảnh đặc trưng cho từng khu vực
x Báo cáo thuyết minh thiết kế
x Danh sách cây xanh và hoa sử dụng trong thiết kế cảnh quan
Trang 6SUMMARY
Thesis: " Designing landscape of Binh Chau hot spring villas – Ba Ria Vung Tau" From January 1/2012 to March 6/2012 Including :
- Designing landscape the villa area includes :
x Central park area
x Regional parks along streams
x Public service area
- Propose a list of plants and flowers used in designing landscape
Results:
x The overall drawing of the designed area
x The section drawing of the designed area
x The perspective drawings characteristics for each area
x The designing report
x List of trees and flowers used in designing landscape
Trang 7MỤC LỤC
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
Chương 2 TỔNG QUAN 2
2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế 2
2.1.1 Vị trí khu đất 2
2.1.2 Địa hình 4
2.1.3 Khí hậu thời tiết 5
2.1.4 Thổ nhưỡng : 6
2.2 Giới thiệu sơ lược về khu dân cư 6
2.2.1 Tổng thể 6
2.2.2 Tiện ích về vị trí địa lý và cảnh quan tự nhiên 7
2.2.3 Tiện ích dịch vụ công cộng 8
2.3 Các nguyên tắc chọn, phối kết và bố trí cây xanh 8
2.3.1 Các nguyên tắc chọn cây xanh 8
2.3.2 Các nguyên tắc phối kết cây 9
2.3.3 Nguyên tắc bố trí cây xanh 11
2.4 Công dụng của cây xanh 12
2.4.1 Điều chỉnh nhiệt độ 12
2.4.2 Bảo vệ gió và sự di chuyển của không khí 12
2.4.3 Lượng mưa và ẩm độ 13
2.4.4 Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh 13
2.4.5 Công dụng trang trí mỹ quan và kiến trúc 13
2.4.6 Các công dụng khác: 14
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1 Mục tiêu nghiên cứu 15
3.2 Nội dung nghiên cứu 15
3.3 Phương pháp nghiên cứu 15
3.3.1 Phương pháp điều tra thực địa 15
Trang 8Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17
4.1 Đánh giá hiện trạng 17
4.1.1 Thuận lợi 17
4.1.2 Khó khăn 17
4.1.3 Cơ hội 17
4.1.4 Thách thức 18
4.2 Tiêu chí và nguyên tắc thiết kế chung 18
4.3 Đề xuất chọn cây trồng 18
4.4 Đề xuất phân khu chức năng 19
4.5 Thuyết minh thiết kế 21
4.5.1 Bãi đổ xe 22
4.5.2 Khu dịch vụ thể thao và hồ bơi 23
4.5.3 Khu trung tâm 28
4.5.4 Khu trẻ em 35
4.5.5 Khu người già 38
4.5.6 Khu dạo mát 40
4.6 Danh mục đề xuất các loại cây trồng sử dụng trong thiết kế 49
4.7 Danh mục đề xuất vật liệu trang trí 54
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
5.1 Kết luận 56
5.2 Kiến nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
PHỤ LỤC 59
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ huyện Xuyên Mộc 2
Hình 2.2: Ranh giới khu đất 3
Hình 2.3: Vị trí khu đất (ảnh vệ tinh) 4
Hình 2.4: Hiện trạng khu đất 4
Hình 2.5: Đất thịt pha sét và đất xám cát bạc màu 6
Hình 2.6: Bản vẽ quy hoạch khu dân cư 7
Hình 2.7:Vòng tròn màu 10
Hình 4.1: Khu động và khu tĩnh nằm tách biệt nhau 19
Hình 4.2: Khu động và khu tĩnh nằm xen kẽ nhau 20
Hình 4.3: Sơ đồ phân vùng theo công năng 21
Hình 4.4: Mặt bằng tổng thể 21
Hình 4.5: Mặt bằng bãi đổ xe 22
Hình 4.6: Phối cảnh bãi đổ xe 22
Hình 4.7: Mặt bằng khu thể thao 23
Hình 4.8: Phối cảnh lối vào khu thể thao 24
Hình 4.9: Phối cảnh sân bóng rổ 24
Hình 4.10: Phối cảnh quán cà phê và sân tennis 25
Hình 4.11: Mặt bằng hồ bơi 26
Hình 4.12: Phối cảnh hồ bơi 27
Hình 4.13: Mặt bằng khu trung tâm 28
Hình 4.14: Phối cảnh quảng trường 29
Hình 4.15: Ý tưởng bánh răng đồng hồ 30
Hình 4.16: Bánh răng đồng hồ trong thiết kế 30
Hình 4.17: Phối cảnh lối dạo quảng trường 30
Hình 4.18: Phối cảnh tháp đồng hồ 31
Hình 4.19: Phối cảnh khu bờ suối của quảng trường 32
Trang 10Hình 4.22: Ý tưởng trống lắc tay 35
Hình 4.23: Trống lắc tay trong thiết kế 35
Hình 4.24: Phối cảnh sân chơi trẻ em 36
Hình 4.25: Phối cảnh sân cát 36
Hình 4.26: Mặt bằng khu người già 38
Hình 4.27: Phối cảnh khu nghỉ của người già 38
Hình 4.28: Mặt bằng khu dạo ven suối phân đoạn 1 39
Hình 4.29: Phối cảnh lối đi dạo 40
Hình 4.30: Phối cảnh khu chòi nghỉ 41
Hình 4.31: Mặt bằng khu dạo phân đoạn 41
Hình 4.32: Phối cảnh cổng đá 42
Hình 4.33: Phối cảnh đoạn nghỉ ven suối 42
Hình 4.34: Phối cảnh sân dưỡng sinh 43
Hình 4.35: Phối cảnh tượng nghệ thuật giữa sân 43
Hình 4.36: Mặt bằng công viên 1 44
Hình 4.37: Mặt cắt công viên 1 44
Hình 4.38: Phối cảnh công viên 1 45
Hình 4.39: Mặt bằng công viên 2 45
Hình 4.40: Mặt cắt công viên 2 46
Hình 4.41: Phối cảnh lối vào công viên 46
Hình 4.42: Phối cảnh chòi nghỉ ven hồ 47
Trang 11DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Danh mục các chủng loại cây xanh đề xuất trồng trong bãi đổ xe 23 Bảng 2: Danh mục các chủng loại cây xanh đề xuất trồng trong khu thể thao 26 Bảng 3: Danh mục các chủng loại cây xanh đề xuất trồng trong khu hồ bơi 28 Bảng 4: Danh mục các chủng loại cây xanh đề xuất trồng trong khu trung tâm 34 Bảng 5: Danh mục các chủng loại cây xanh đề xuất trồng trong khu trẻ em 37 Bảng 6: Danh mục các chủng loại cây xanh đề xuất trồng trong khu người già 39 Bảng 7: Danh mục các chủng loại cây xanh đề xuất trồng trong khu dạo mát 47
Trang 12Chương 1
MỞ ĐẦU
Khu dân cư suối nước nóng Bình Châu được công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Kim Tơ đề xuất quy hoạch phát triển với quy mô 12,58 hecta, thuộc xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với đầy đủ các chức năng của một khu dân cư với các khu chức năng như: khu nhà ở với tổng diện tích 40.926 m2
, khu dịch vụ công cộng với diện tích 22.841 m2; khu công viên cây xanh với diện tích 35.698 m2; nhằm góp phần đáng kể trong việc tạo quỹ nhà ở cho người dân và cũng đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn, đồng thời cũng góp phần vào việc hình thành và phát triển các khu đô thị mới tại huyện Xuyên Mộc nói chung và xã Bình Châu nói riêng
Khu dân cư suối nước nóng Bình Châu đã sử dụng một quỹ đất lớn để tạo và phát triển mảng xanh cho người dân Nhờ vị trí địa lý thuận lợi nằm cạnh suối và gần biển nên khu dân cư có cảnh quan tự nhiên hết sức đặc sắc, tuy nhiên địa hình đất cát sẽ là thử thách lớn cho việc sử dụng các loại cây trồng
Việc bố trí, thiết kế cho cảnh quan cho khu dân cư ven suối nước nóng Bình Châu là rất cần thiết, vừa góp phần tạo không gian sống xanh, không khí trong lành, góp phần cải tạo môi trường sống hiện nay, vừa đáp ứng nhu cầu hoạt động vui chơi, thể thao, giải trí của người dân trong khu dân cư
Chính vì sự cần thiết phải tạo ra mảnh xanh cho khu dân cư là lý do tôi lựa
chọn đề tài thiết kế “Thiết kế cảnh quan khu dân cư suối nước nóng Bình Châu – Bà Rịa Vũng Tàu ”
Trang 13Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế
2.1.1 Vị trí khu đất
Khu dân cư suối nước nóng Bình Châu tọa lạc trên khu đất rộng 12,6 Ha, nằm trong khu vực rừng bảo tồn Bình Châu – Phước Bữu thuộc địa phận xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Trang 14Bình Châu đã và đang thu hút các nhà đầu tư và du khách, bởi nơi đây có Khu bảo tồn thiên nhiên, suối nước nóng, núi Tầm Bồ và bãi biển Hồ Cốc Bình Châu được ví như “lá phổi xanh” của vùng miền Đông Nam bộ, hội tụ các lợi thế đa dạng sinh thái hiếm nơi nào có được Vì thế, Bình Châu không những là địa chỉ hấp dẫn các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, tham quan du lịch mà còn
là trung tâm giao thương giữa hai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Thuận Hàng năm có khoảng 850 ngàn lượt du khách quốc tế và nội địa đến Xuyên Mộc thì có tới hơn 70% trong số đó chọn Bình Châu làm điểm dừng chân, nghỉ dưỡng lý tưởng của mình
Hình 2.2: Ranh giới khu đất
Trang 152.1.2 Địa hình
- Khu vực trung tâm tương đối bằng phẳng
- Khu vực ven suối có dốc thoải nhẹ về hướng suối
Hình 2.3: Vị trí khu đất (ảnh vệ tinh)
(Nguồn: http://wikimapia.org )
Trang 162.1.3 Khí hậu thời tiết
Xã Bình Châu nằm ven biển nên có chế độ nhiệt đới gió mùa mang tính chuyển tiếp giữa lục địa và duyên hải: nóng ẩm và hai mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam Mùa khô bắt đầu từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc, thuộc vùng ít có bão
2.1.3.1 Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm : 26 - 28qC
- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối : 32qC
- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối : 25qC
- Biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm: 4 - 5qC
- Nước biển: Nhiệt độ trung bình từ 25 – 29qC Có độ mặn 32 – 35%
2.1.3.2 Mưa:
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.500mm
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết khô nóng
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm Lượng mưa phân bố không đều, chủ yếu tập trung mưa lớn vào các tháng 9, 10; chiếm gần 70% tổng lượng mưa hàng năm
2.1.3.3 Nắng:
- Tổng số giờ nắng trung bình năm: 2.400 (giờ/ năm)
- Bình quân mỗi ngày 6,5 giờ nắng
2.1.3.4 Gió:
Gió thổi theo 2 hướng chính, theo mùa:
- Mùa mưa có gió mùa Tây Nam, vận tốc trung bình 2,5 – 6 m/s
- Mùa khô có gió mùa Đông Bắc, vận tốc trung bình 3,4 m/s
Trang 18Hình 2.6: Bản vẽ quy hoạch khu dân cư
2.2.2 Tiện ích về vị trí địa lý và cảnh quan tự nhiên
Được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan tự nhiên, khí hậu trong lành mát mẻ của vùng ven biển và một vị trí đắc địa thuận lợi như:
- Nằm ngay trên đường vào và chỉ cách Khu Du Lịch suối nước nóng Bình Châu
có nguồn nước khoáng thiên nhiên thanh khiết và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khoảng 500m trên QL-55 và giáp ranh với tỉnh Bình Thuận
- Cặp theo dòng suối Bang trải dài tràn đầy vẻ đẹp hoang sơ tự nhiên do chưa được khai thác du lịch
- Đối diện sân Golf đang được triển khai xây dựng, khu du lịch Hồ Tràm Strip, và các dự án Resort Cao Cấp
- Cách cảng đang xây dựng Bến Lội 1,5km – Cảng dành cho tàu bè đánh cá neo đậu, dự kiến hoàn thành trong năm tới
- Cách khu du lịch Hồ Tràm Osaka 16km, Hồ Cốc 10km, cách bờ biển và Khu du lịch phức hợp Hồ Tràm Strip 169ha (do Tập đòan Asian Coast làm chủ đầu tư có tổng vốn đăng ký lên tới 4,2 tỷ USD với casino, khu hotel 5 sao… đang xây dựng,
dự kiến hoàn thiện trong 4 năm )
- Gần Vườn thú Safari (còn gọi là vườn thú hoang dã, hay vườn thú lộ thiên) có vốn đầu tư 200 triệu USD
Trang 192.2.3 Tiện ích dịch vụ công cộng
Ngoài ra, Khu dân cư suối nước nóng Bình Châu còn có những dịch vụ tiện ích cao cấp hiện đại khác như:
- Hệ thống siêu thị, ngân hàng
- Hệ thống y tế, dịch vụ nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe
- Công viên cây xanh, hồ bơi
- Dịch vụ văn hóa, cộng đồng, sân tennis, sân bóng chuyền…
- Hệ thống đèn chiếu sáng, hạ tầng kỹ thuật hiện đại, hệ thống camera trên từng góc đường đảm bảo an ninh tối đa cho cộng đồng trong khu vực
- Nhờ lợi thế nằm gần suối nước nóng Bình Châu nên tất cả các căn biệt thự tại đây đều được dẫn nước nóng vào đến bồn tắm để khách hàng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp
2.3 Các nguyên tắc chọn, phối kết và bố trí cây xanh
Cây xanh là một bộ phận thiết yếu, không thể thiếu trong bất kì một khu dân cư nào Cây xanh có chức năng về mặt vệ sinh và bảo vệ sức khỏe người dân thông qua việc giữ độ ẩm của không khí, tăng lượng oxy giúp cho không khí trở nên trong lành, ngăn cản tiếng ồn, bụi, tạo bóng mát và làm đẹp cho khu dân cư Cây xanh không những được sử dụng để điều hòa không khí tạo môi trường sống trong lành cho con người mà còn được sử dụng với nhiều mục đích làm đẹp cho cuộc sống Vì vậy, việc sử dụng cây xanh như thế nào để phục vụ một cách hữu hiệu cho đời sống tinh thần cho đời sống con người là điều thiết yếu
2.3.1 Các nguyên tắc chọn cây xanh
- Chọn loại cây trồng phù hợp với địa phương về thổ nhưỡng và khí hậu
- Đa dạng về chủng loại, phát huy hiệu quả tổng hợp và tạo cảnh cây xanh
- Thỏa mãn đầy đủ các tiêu chuẩn về cây trồng công viên
Trang 202.3.2 Các nguyên tắc phối kết cây
Sau khi đã chọn loại cây phù hợp thì việc tổ chức phối kết cây là rất quan trọng Một số cách phối thường được sử dụng như:
Cây độc lập
- Cây độc lập là cây có hình khối, dáng dấp và màu sắc đẹp, thường được bố trí độc lập
- Cây độc lập có vai trò chủ đạo trong không gian trống của vườn công viên, để
có thể cảm thụ trọn vẹn giá trị trang trí của cây độc lập nên phải chọn loại cây có hình thức tán độc đáo (rũ, thác,…) hoặc là màu sắc hoa lá rực rỡ, tương phản màu với những mảng cây xung quanh
Khóm cây
Khóm cây gồm một số cây được tổ hợp trong một bố cục trọn vẹn, riêng lẻ Thành phần khóm cây có thể là cây thân gỗ, cây bụi, hoặc hỗn hợp cây thân gỗ và cây bụi Cây trong khóm có thể khác nhau về độ lớn, độ thưa thoáng của tán lá, việc
bố trí và tạo hình khóm cây rất phong phú và đa dạng Có thể tạo cảm giác đồng nhất khi khóm cây cùng loại hoặc tạo cảm giác sinh động bằng việc tổ chức trong khóm cây có màu sắc và cấu trúc chủ đạo, chúng ta có thể tổ hợp các loại cây có thời kì nở hoa khác nhau để duy trì trong khóm cây mùa nào cũng có hoa
Trang 21 Hoa
x Phối màu đơn sắc (Monochromatic):
- Quy luật đầu tiên của hoà sắc là nếu ta chỉ dùng một tông màu duy nhất, chỉ thay đổi sáng tối đậm nhạt thì bố cục màu sẽ luôn luôn hài hoà, thống nhất
- Trong các loài hoa thường được sử dụng để tạo mảng màu đơn sắc, màu vàng hay được sử dụng nhiều vì các cây có hoa vàng có số lượng lớn, và màu này tương đối sáng Đặc biệt là họ cúc với những loài như Cúc vạn thọ, Cúc chuồn, Cúc đại đoá, Cúc vàng to, Cúc gấm
- Ưu điểm của luật phối màu này là nó tạo ra được cảm giác hoành tráng khi khu vườn có diện tích rộng
Hình 2.7:Vòng tròn màu
x Phối màu bổ túc (Complementary):
- Sử dụng kiểu phối màu này tạo ra cảm giác cân bằng trong mắt người quan sát, đồng thời làm cho mắt không bị mệt mỏi theo như nguyên lý ở trên Các màu bổ túc làm tôn nhau lên là các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu
- Ngoài 3 cặp màu bổ túc cơ bản là Vàng - Tím; Đỏ - Xanh lá cây; Da cam - Xanh lam thì còn có: Màu Gạch – Xanh ve; Nghệ – Chàm; Vàng xanh – Đỏ
tím.v.v…
Trang 22 Cỏ
Là yếu tố không thể thiếu trong cảnh quan, cỏ được sử dụng làm nền cho các khóm cây, cây độc lập bồn hoa và các kiến trúc nhỏ, tạo nên sự hoài giữa các yếu tố tạo cảnh khác nhau
2.3.3 Nguyên tắc bố trí cây xanh
Trong các thành phần của kiến trúc cảnh quan bao gồm các yếu tố thiên nhiên
và các yếu tố nhân tạo, thì có một yếu tố không thể thiếu là cây xanh Cây xanh không chỉ có tác dụng về mặt cải thiện khí hậu, giải quyết các vấn đề khoa học môi sinh mà còn có vai trò quan trọng trong phương diện kiến trúc và trang trí cảnh quan Khác với các thành phần còn lại cây xanh là thành phần có thể thay đổi được,
từ đó làm kiến trúc cảnh quan thường xuyên thay đổi, tăng thêm phần sống động
Để có thể tạo được một cảnh quan tốt, về cơ bản bài thiết kế cần nắm bắt được các yêu cầu sau:
Sự liên tục
Sự liên tục tạo ra bởi sự phát triển của hình dạng kết cấu hoặc màu sắc Nó cũng có thể được tạo thành từ những tổ hợp của mỗi loại
Trang 23 Sự cân đối
Một bản đồ thiết kế hoa viên sẽ được phác thảo đối với một tỉ lệ diễn đạt thực địa, gồm có tỉ lệ tương đối và tỉ lệ tuyệt đối Sử dụng tối đa giá trị nghệ thuật và các tính chất khác của cây xanh, do đó việc chọn loại cây rất quan trọng và cần phải đảm bảo sự cân đối của cây xanh
2.4 Công dụng của cây xanh
Các yếu tố chính của khí hậu ảnh hưởng đến chúng ta là bức xạ mặt trời, nhiệt
độ không khí, chuyển động của không khí và ẩm độ Ở ngoài trời chúng ta chỉ có thể dùng cây xanh để tạo ra những vùng tiểu khí hậu để cải thiện khí hậu một cách hiệu quả nhằm tạo ra sự tiện nghi cho chúng ta
2.4.1 Điều chỉnh nhiệt độ
- Cây to, cây bụi và cỏ điều hoà nhiệt độ trong môi trường đô thị nhờ vào sự kiểm soát bức xạ mặt trời Lá cây ngăn chặn, phản chiếu, hấp thụ và truyền dẫn bức xạ mặt trời Hiệu quả của chúng tuỳ thuộc vào mật độ lá của loài cây, dạng lá và cách phân cành của cây
- Cây và các thực vật khác cũng giúp điều hoà nhiệt độ không khí vào mùa hè thông qua sự hô hấp Cây xanh còn được gọi là nhà máy điều hoà không khí tự nhiên Một cây mọc riêng lẻ có thể chuyển đổi bốc hơi gần 400 lít nước mỗi ngày nếu đất cung cấp đủ nước Lượng bốc hơi đó có thể so sánh với 5 máy điều hoà không khí trung bình mỗi máy có công suất 2500 Kcal/giờ, chạy 20 giờ/ngày
2.4.2 Bảo vệ gió và sự di chuyển của không khí
- Cây cao và thấp kiểm soát gió bằng cách cản trở, định hướng, làm lệch hướng,
và lọc gió Hiệu quả và mức độ kiểm soát gió thay đổi tuỳ thuộc vào kích thước loài, hình dạng, mật độ lá, sự lưu giữ của lá và vị trí hiện tại của cây xanh
- Mức độ bảo vệ gió bằng cây xanh tùy thuộc vào chiều cao, bề rộng, khả năng xuyên qua, sự xếp đặt hàng cây và loài cây chắn gió Cây lá kim với lá dày chắn gió tốt nhất vào mùa đông, cây lá rộng thích hợp để chống gió nóng khô trong mùa hè
Trang 242.4.3 Lượng mưa và ẩm độ
- Cây xanh ngăn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn luồng gió, làm thoát hơi nước, làm giảm bay hơi của ẩm độ đất Nhiệt độ dưới tán cây cũng thấp hơn không khí ban ngày và ấm hơn vào ban đêm Cùng với ảnh hưởng đến nhiệt độ, cây xanh ngăn lượng mưa và làm chậm dòng chảy của nước trên mặt đất, đồng thời làm giảm sự bốc hơi ẩm độ trong đất Điều đó sẽ tăng sự thẩm thấu tránh xói mòn và rửa trôi đất
- Hiệu quả của sự kiểm soát rửa trôi và gia tăng hiệu quả thẩm thấu thay đổi tùy theo loại đất, lượng hữu cơ chứa trong đất, địa hình loại cường độ bốc hơi, thành phần loài thực vật che phủ, sự phân cành và hình dạng vỏ cây
2.4.4 Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh
- Các lá mập dày có tác dụng ngăn chặn tiếng ồn
- Các cành cây rung động có tác dụng hấp thu, ngăn chặn âm thanh
- Các lông tơ trên lá giữ và hứng các hạt ô nhiễm
- Các khí khổng trong lá để trao đổi khí
- Hoa và lá có mùi thơm dễ chịu có thể ngăn mùi hôi
- Lá và cành cây làm chậm tốc độ gió, giảm cường độ mưa
- Hệ rễ phân bố rộng làm giảm xói mòn đất
- Mật độ lá dày ngăn ánh sáng
- Lá thưa lọc được ánh sáng
- Các cành có gai ngăn được sự di chuyển của con người
2.4.5 Công dụng trang trí mỹ quan và kiến trúc
- Mỗi loài cây có những đặc trưng về hình dáng, màu sắc, kết cấu và kích thước Việc sử dụng cây xanh tùy thuộc vào nhà thiết kế và người sử dụng Do thực vật sống và luôn tăng trưởng nên cây to và cây bụi phải được xem xét một cách chủ động về chức năng trong thiết kế kiến trúc
- Chúng có thể được dùng như các thành phần kiến trúc một cách riêng lẻ hay theo nhóm tập hợp để tạo ra các chức năng: Giới hạn không gian, che chắn tầm nhìn, kiểm soát riêng tư, sự hút tầm nhìn…
Trang 252.4.6 Các công dụng khác:
Sau chu kỳ nuôi dưỡng, cây được đốn hạ thay thế sẽ cung cấp các sản phẩm gỗ
có giá trị kinh tế cao Cây xanh còn là yếu tố tinh thần gắn bó với cuộc sống lao động và sinh hoạt văn hóa của con người Dưới tán cây, trẻ em có thể vui chơi, người lớn có thể đi dạo, hít thở không khí trong lành…
Trang 26Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Thiết kế các công viên với phong cách hiện đại phù hợp với khu dân cư, đáp ứng nhu cầu thư giản giải trí của dân cư trong khu vực
- Thiết kế cho khu dân cư một không gian xanh, cảnh quan đẹp, hài hòa giữa kiến trúc công trình và thiên nhiên, tạo môi trường sống và làm việc có chất lượng cao
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Tham khảo mặt bằng hiện trạng khu dân cư
- Khảo sát, chụp hình hiện trạng của khu dân cư
- Thu thập dữ liệu có liên quan
- Chọn ra các loại cây phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực
- Đưa ra những phương án về thiết kế
- Tiến hành thiết kế
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp điều tra thực địa
- Khảo sát khu vực thiết kế:
+ Chụp hình hiện trạng khu vực và xung quanh
+ Định vị trí, xác định tên, khoảng cách, số lượng cây xanh, thành phần cây xanh có trên mặt bằng hiện trạng
+ Xác định diện tích mảng cỏ
- Tìm ra những loài hoa, cây cảnh phù hợp trong điều kiện, khí hậu của khu vực
Trang 273.3.2 Phương pháp tham khảo tài liệu
- Xác định thành phần, loại đất của mảnh đất làm đề tài
- Xác định điều kiện khí hậu, thủy văn, hướng gió, ánh nắng ảnh hưởng đến khu đất
- Tham khảo tài liệu về các loài hoa
- Tham khảo tài liệu khác có liên quan trên các sách, báo, internet
3.3.3 Phương pháp thiết kế
- Thiết kế mặt bằng tổng thể bằng phần mềm Autocad
- Từ bản vẽ thiết lập các phân khu chức năng cho khu đất
- Từ phân khu chức năng, vẽ mạng lưới giao thông
- Vẽ chi tiết cho từng phân khu chức năng
- Dựng phối cảnh bằng các phần mềm Sketchup, Lumion, Photoshop
- Lập bảng thống kê các loại cây đề xuất sử dụng trong thiết kế
Trang 28Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đánh giá hiện trạng
- Nguồn cung cấp cây xanh hạn chế do thiếu vườn ươm cây xanh, chủ yếu cây phải vận chuyển từ nơi khác về
Trang 294.1.4 Thách thức
- Do hạn chế của khí hậu nên khó lựa chọn chủng loại cây trồng
- Phải lựa chọn những chủng loại cây có bộ rễ ăn sâu và mau phát huy tác dụng Mỗi khu vực vị trí vùng khác nhau phải lựa chọn những loại cây khác nhau
- Việc quản lý bảo dưỡng cây xanh trong khu vực thiết kế sẽ rất khó khăn và tốn kém do diện tích khá rộng
4.2 Tiêu chí và nguyên tắc thiết kế chung
Nét đặc trưng của khu vực nghiên cứu thiết kế là vị trí chiến lược của dự án, đây
là điểm tập trung của khu dân cư và cũng là nơi cho người dân xung quanh khu vực hoặc là khách du lịch có nhu cầu thể thao, giải trí, ăn uống … Tiêu chí để thực hiện bố trí mảng xanh chính là:
- Tạo ra một địa hình phù hợp khả thi để bố trí mảng xanh
- Tạo một phong cách riêng cho dự án theo tiêu chí hiện đại - ấn tượng Đó là sự kết hợp giữa thiên nhiên với các công trình kiến trúc mang hơi thở hiện đại, ấn tượng, tương phản (các hình tròn tương phản với những đường gấp khúc) nhưng thu hút (có nhiều kích cỡ đường tròn và nhiều chủng loại cây)
- Bố trí thành những phân khu chức năng khác nhau, phục vụ cho những mục đích khác nhau
- Trồng những loài cây thân thuộc và phù hợp, tạo ra nét thiên nhiên hài hoà vừa
có tác dụng điều hoà không khí
- Bố trí các tiểu cảnh mang sắc thái hiện đại vừa có ý nghĩa tạo cảnh vừa hài hòa với toàn thể công trình
4.3 Đề xuất chọn cây trồng
Sau khi nghiên cứu cải tạo địa hình và đặc điểm sinh trưởng của một số loại cây trồng, xin được đề xuất trồng một số loại cây với các nguyên tắc sau:
- Cây khỏe, cành không dòn, không bị gãy bất thường gây tai nạn
- Đời sống tương đối dài, sức tăng trưởng nhanh để sớm phát huy tác dụng
Trang 30- Cây có sức chống chịu tốt với điều kiện khô, nóng đặc trưng của vùng
- Cây có sức chống chịu tốt với sâu bệnh phá hoại
- Cây xanh quanh năm, không có thời gian trơ cành
- Cây có hoa và dáng đẹp, màu sắc phong phú
- Tránh trồng những loài cây có gai, hoa lá có mủ độc, thu hút ruồi nhặng
4.4 Đề xuất phân khu chức năng
Sau khi nghiên cứu phân tích hướng tiếp cận và nhu cầu cơ bản khu vực, với hình dạng khu vực thiết kế trải dài nên việc phân khu đòi hỏi cần có sự cân bằng giữa khu tĩnh và khu động trong công viên
Giải pháp đưa ra:
1 Khu động và khu tĩnh nằm tách biệt nhau
Nếu sắp xếp như vậy thoạt tiên ta thấy có vẻ hợp lý theo chức năng nhưng hiệu quả mang lại không cao Để hai khu tách biệt sẽ làm giảm tính hấp dẫn từng khu Các khu vực rời rạc, không kết nối thành mạng lưới nên không mang tính cộng đồng cao Nó còn làm giảm khả năng tiếp cận của mọi người với các khu vực, gây tốn thời gan và công sức của người dân trong việc di chuyển đến các phân khu chức năng Phương án này (bị loại) không được đánh giá cao
Hình 4.1: Khu động và khu tĩnh nằm tách biệt nhau
Trang 312 Khu động và khu tĩnh nằm đan xen nhau:
Thoạt đầu nghe có vẻ bất hợp lý khi thiết kế công viên khu dân cư nhưng trong trường hợp này lại là một ý tưởng hay Đây là phướng án chọn
Do vị trí của những căn hộ trong khu dân cư bố trí trải dài nên việc bố trí các khu cũng cần có sự đồng đều cho mỗi khu vực Các khu động sẽ được bố trí ở những nơi dễ tiếp cận nhất cho mọi người còn các khu tĩnh sẽ được lồng ghép sao cho vừa giữ được công năng của nó vừa đóng vai trò là trung gian kết nối các khu động lại với nhau
Hình 4.2: Khu động và khu tĩnh nằm xen kẽ nhau
Khu động bao gồm:
- Bãi đổ xe - 6%
- Khu quảng trường trung tâm - 26%
- Khu dịch vụ thể thao và hồ bơi - 21%
- Khu vui chơi trẻ em - 5%
Khu tĩnh bao gồm:
- Khu dạo mát - 35%
- Khu người già - 7%
Trang 32Hình 4.3: Sơ đồ phân vùng theo công năng
4.5 Thuyết minh thiết kế
Cảnh quan tổng thể được thiết kế theo phong cách tự do, đơn giản, từng khu
vực được trồng theo từng chủng loại cây bóng mát khác nhau, phối kết các loài cây
bụi tạo cảnh quan đơn giản nhưng độc đáo, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và
kiến trúc xung quanh Các loài cây chính được sử dụng nơi đây là các loài cây bóng
mát thích hợp với khí hậu nơi đây
Hình 4.4: Mặt bằng tổng thể
Trang 34Cây xanh ở đây sử dụng chủ yếu là các loại có lá thông thoáng, không quá rậm rạp để vừa bảo đảm tác dụng che mát, điều hòa không khí và không gây cản trở tầm nhìn của lái xe
Bảng 1: Danh mục các chủng loại cây xanh đề xuất trồng trong bãi đổ xe
2 Hồng lộc Syzygium campanulatum Myrtaceae
4.5.2 Khu dịch vụ thể thao và hồ bơi
Khu thể thao
Đây là khu vực phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao của người dân trong khu dân cư và cả khách từ nơi khác đến Các hạng mục của khu vực này bao gồm: một nhà thi đấu mini, một quán cà phê mini, một sân bóng rổ, một sân bóng chuyền, hai sân cầu lông và hai sân tennis
Hình 4.7: Mặt bằng khu thể thao
Trang 35Trục đường chính với hình dáng bất định và rộng rãi sẽ vừa là lối đi dạo vừa là giao thông đưa ta đến các sân chơi được bố trí một cách hợp lý ở hai bên Nhiểu bồn hoa và ghế đá được đặt dọc theo hai bên đường giúp mọi người có thể nghỉ ngơi hoặc theo dõi các hoạt động thể thao tại các sân chơi gần đó
Hình 4.8: Phối cảnh lối vào khu thể thao