1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT ỐNG NHỰA PVC – CÔNG TY CỔ PHẦN CÁP NHỰA VĨNH KHÁNH

86 464 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

 Hiện trạng môi trường và các biện pháp quản lý môi trường mà Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC đang áp dụng  Đánh giá hiệu quả thực hiện và các vấn đề môi trường còn tồn đọng tại Nhà máy.

Trang 1

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT ỐNG NHỰA PVC – CÔNG TY CỔ PHẦN CÁP NHỰA

VĨNH KHÁNH

Họ và tên sinh viên: LÊ VŨ NHẤT LONG Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 05/2012

Trang 2

Tác giả

LÊ VŨ NHẤT LONG

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư

ngành Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn

Kỹ sư: Bùi Thị Cẩm Nhi

Trang 3

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

*****

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN

Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Họ và tên sinh viên: LÊ VŨ NHẤT LONG MSSV: 08149073

1 Tên đề tài: Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC – Công ty

cổ phần cáp nhựa Vĩnh Khánh

2 Nội dung KLTN:

SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

 Tổng quan về Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC

 Hiện trạng môi trường và các biện pháp quản lý môi trường mà Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC đang áp dụng

 Đánh giá hiệu quả thực hiện và các vấn đề môi trường còn tồn đọng tại Nhà máy

 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại Nhà máy

3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 01/2012 Kết thúc: tháng 05/2012

4 Họ tên GVHD: KS BÙI THỊ CẨM NHI

Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày … tháng … năm 2012 Ngày… tháng … năm 2012

KS BÙI THỊ CẨM NHI

Trang 4

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người xung quanh đã ủng hộ, giúp đỡ

để tôi có thể vượt qua những khó khăn và đạt được những kết quả như ngày hôm nay

Con xin cảm ơn cha mẹ đã động viên, ủng hộ con về mọi mặt vật chất cũng như tinh thần để con có điều kiện được học tập tốt

Em xin cảm ơn các thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm TPHCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Bùi Thị cẩm Nhi đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành tốt khóa luận

Cảm ơn tất cả các bạn lớp DH08QM đã giúp đỡ, góp ý để mình làm tốt khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị công nhân viên trong phân xưởng sản xuất, đặc biệt là anh Lê Anh Kim đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gian thực tập tại công ty

Tuy đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian thực tập và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện

Lê Vũ Nhất Long

Trang 5

Đề tài “Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC – Công ty cổ phần cáp nhựa Vĩnh Khánh ” được tiến hành tại Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC, từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2012

Công ty Cổ phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 4603000070 Sản xuất các sản phẩm như: dây thông tin, dây cáp viễn thông, ống nhựa UPVC, PE; phụ kiện các loại dùng cho ngành cấp và thoát nước, ngành điện lực và ngành viễn thông; vỏ xe các loại để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nhà máy cũng phát sinh ra nhiều chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường và dân cư sống xung quanh Do đó việc kiểm soát các vấn đề môi trường tại công ty là một vấn đề cần thiết

Đề tài sẽ trình bày các nội dung chính sau đây:

 Sự tiếp cận với đề tài thông qua phần giới thiệu nội dung, mục tiêu, giới hạn và phương pháp nghiên cứu

 Tổng quan Lý thuyết kiểm soát ô nhiễm công nghiệp

 Tổng quan về Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC – Công ty cổ phần cáp nhựa Vĩnh Khánh trong đó lần lượt sẽ giới thiệu:

+ Lịch sử hình thành và phát triển

+ Quy trình công nghệ sản xuất

+ Công suất hoạt động của nhà máy khoảng 250 – 300 tấn/tháng, hiện có 70 cán

bộ công nhân viên đang làm việc tại nhà máy

+ Nhà máy có thực hiện giám sát môi trường hàng quý

+ Nhà máy đã thực hiện các biện pháp quản lý và công nghệ nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường như xây dựng bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt, các thiết

bị lọc bụi tay áo, tháp giải nhiệt…

 Xác định các vấn đề môi trường còn tồn đọng tại nhà máy như chưa có hệ thống

xử lý nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại, nước làm nguội sinh ra trong quá trình sản xuất, hơi dung môi, ô nhiễm không khí do bụi, ồn, rung; công tác an toàn

Trang 6

 Kết luận và kiến nghị: Trình bày các nhận xét chung và các giải pháp kiểm soát

ô nhiễm

Tôi hy vọng những kết quả mà đề tài đạt được sẽ góp phần cải thiện môi trường làm việc, nâng cao chất lượng hình ảnh của công ty

Trang 7

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH ix

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2

1.3.1 Nội dung 2

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Giới hạn đề tài 4

CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM 5

2.1 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm 5

2.2 Mục tiêu kiểm soát ô nhiễm 5

2.3 Các giải pháp thực hiện kiểm soát ô nhiễm 7

2.4 Các công cụ để thực hiện kiểm soát ô nhiễm 8

2.4.1 Công cụ hành chính – công cụ chỉ huy và kiểm soát 8

2.4.2 Công cụ kinh tế 8

2.4.3 Công cụ kỹ thuật 8

2.4.4 Công cụ thông tin 9

2.5 Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm 9

2.5.1 Lợi ích về môi trường 9

2.5.2 Lợi ích về kinh tế 9

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ỐNG NHỰA PVC 11

3.1 Quá trình hình thành và phát triển 11

Trang 8

3.1.4 Cơ cấu tổ chức 14

3.2 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ 16

3.2.1 Sản phẩm 16

3.2.2 Thị trường tiêu thụ 16

3.3 Tình hình sản xuất tại nhà máy 16

3.3.1 Máy móc, thiết bị sử dụng tại nhà máy 16

3.3.2 Quy trình, công nghệ sản xuất 18

3.3.3 Nhu cầu điện, nước, nguyên - nhiên liệu 18

3.3.4 Nhu cầu nhân sự 19

CHƯƠNG 4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY 21

4.1 Môi trường không khí 21

4.1.1 Khí thải, nhiệt 21

4.1.2 Bụi 22

4.1.2 Tiếng ồn, độ rung 23

4.1.3 Hơi dung môi 23

4.2 Môi trường nước 28

4.2.1 Nước mưa chảy tràn 28

4.2.2 Nước thải sinh hoạt 28

4.2.3 Nước thải sản xuất 30

4.3 Chất thải rắn 32

4.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 32

4.3.2 Chất thải rắn công nghiệp 33

4.4 Chất thải nguy hại 34

4.5 Vệ sinh, an toàn lao động và phòng chống sự cố môi trường 35

CHƯƠNG 5CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 37

5.1 Các vấn đề môi trường còn tồn tại 37

Trang 9

5.1.1.3 Tiếng ồn, độ rung 37

5.1.1.4 Hơi dung môi 37

5.1.2 Môi trường nước Error! Bookmark not defined 5.1.3 Chất thải rắn Error! Bookmark not defined 5.1.4 Chất thải nguy hại Error! Bookmark not defined 5.1.5 Vệ sinh, an toàn lao động và phòng chống sự cố môi trường 39

5.2 Đề xuất giải pháp 39

5.2.1 Môi trường không khí 39

5.2.2 Môi trường nước 40

5.2.3 Chất thải rắn 47

5.2.4 Chất thải nguy hại 48

5.2.5 Vệ sinh, an toàn lao động và phòng chống sự cố môi trường 48

5.3 Chương trình giám sát môi trường 49

5.3.1 Môi trường không khí 49

5.3.2 Môi trường nước 49

5.3.3 Giám sát chất thải rắn 49

CHƯƠNG 6KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51

6.1 Kết luận 51

6.2 Kiến nghị 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

PHỤ LỤC 1

Trang 10

ATLĐ : An toàn lao động

BOD : Nhu cầu ôxy sinh hóa

BTNMT : Bộ Tài Nguyên môi trường

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

PP : Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

Trang 11

Bảng 3.1: Nhu cầu sử dụng trang thiết bị, máy móc 17

Bảng 3.2: Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên vật liệu 19

Bảng 4.1: Kết quả phân tích mẫu khí trong khu vực nhà máy 25

Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu khí xung quanh nhà máy 26

Bảng 4.3: Kết quả đo đạc chất lượng nước thải vị trí hố ga tập trung trước khi xả vào hệ thống chung trong khu vực 28

Bảng 4.4: Kết quả đo đạc chất lượng nước tại vị trí nước làm nguội hệ thống 31

Bảng 4.5: Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại tại nhà máy 35

Bảng 5.1: Ước tính chi phí xây dựng cơ bản 46

Bảng 5.2: Ước tính chi phí thiết bị 47

Trang 12

Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp 6

Hình 2.2: Sơ đồ các bước của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm 6

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty CP Cáp – Nhựa Vĩnh Khánh 15

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình sản xuất ống nhựa PVC 18

Hình 4.1: Cấu tạo bể tự hoại 30

Hình 4.2: Sơ đồ thu gom và quản lý nước thải sản xuất 32

Hình 5.1: Sơ đồ công nghệ xử lý hơi dung môi trong quá trình sản xuất Error! Bookmark not defined. Hình 5.2: Đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Công ty 41

Trang 13

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Hiện nay, nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

với tốc độ phát triển nhanh chóng, do đó các cơ sở sản xuất đóng vai trò quan trọng

trong nền kinh tế Các trung tâm kinh tế, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, nông

nghiệp, thủy sản được xây dựng và mở rộng nhằm cải thiện đời sống của con người

cả về mặt vật chất lẫn tinh thần Tuy nhiên, môi trường cũng đồng thời thay đổi theo

chiều hướng xấu đi Nguyên nhân chính xuất phát từ các quá trình sản xuất đã gây ra

các vấn đề về môi trường và sức khỏe con người, làm cho môi trường suy thoái do

chất thải sản xuất không được quan tâm, xử lý đúng mức và không có sự quản lý môi

trường chặt chẽ

Trong các ngành công nghiệp chế biến, ngành nhựa đóng vai trò quan trọng

trong sự phát triển đất nước Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay, Việt Nam có

khoảng 1.400 doanh nghiệp (DN) nhựa Riêng tại thành phố HỒ CHÍ MINH

(TP.HCM) đã thu hút hơn 80% DN ngành nhựa của cả nước Giá trị hàng hóa xuất

khẩu mỗi năm của ngành đạt gần 400 triệu USD, với các sản phẩm thế mạnh là bao bì,

sản phẩm nhựa tiêu dùng, nhựa xây dựng và sản phẩm nhựa kỹ thuật cao Tại thị

trường trong nước, sản phẩm nhựa do các DN Việt Nam sản xuất đã có mặt trong hầu

hết các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, thủy sản, xây dựng, điện-điện tử Số

liệu điều tra cho thấy, tải lượng ô nhiễm do ngành công nghiệp nhựa gây ra là rất lớn

nếu không được xử lý, nó sẽ là một thành viên tích cực làm tăng mức độ ô nhiễm môi

trường tại khu dân cư và trong nhà máy Do tính khá nghiêm trọng như thế, mặc dù lợi

ích kinh tế xã hội của ngành đem lại không nhỏ, nhưng muốn phát triển bền vững và

bảo vệ sức khỏe người dân, người lao động thì bản thân các xí nghiệp phải biết bảo vệ

họ, phải áp dụng các biện pháp xử lý chất thải trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận đạt

tiêu chuẩn môi trường quy định

Trang 14

Công ty Cổ phần Cáp - Nhựa Vĩnh Khánh ( VCOM ) được thành lập từ năm

1993 Hơn 18 năm xây dựng và phát triển, Vĩnh Khánh đã trở thành một địa chỉ đáng

tin cậy sản xuất và cung cấp các sản phẩm phục vụ ngành viễn thông, điện lực, cấp

thoát nước và thị trường xây dựng tại Việt Nam Từ một xí nghiệp tư doanh nhỏ, đến

nay Vĩnh Khánh đã có văn phòng, nhà xưởng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương

và Đồng Nai, dây chuyền thiết bị, công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, một đội

ngũ 200 lao động lành nghề có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh

chóng

Tuy nhiên, do đặc thù ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm cao như đã nói

trên, việc thực hiện kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động sản xuất Nhà máy là thật sự cần

thiết và sẽ mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực cho Nhà máy và môi trường xung

quanh Đó là lý do tôi quyết định thực hiện đề tài “Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy

sản xuất ống nhựa PVC – Công ty cổ phần cáp nhựa Vĩnh Khánh”

1.2 Mục tiêu đề tài

Khảo sát hiện trạng môi trường và quản lý môi trường của Nhà máy sản xuất

ống nhựa PVC Đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề còn tồn tại, nâng cao hiệu quả

công tác quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm trong quá trình sản xuất của Nhà máy

1.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Nội dung

- Tổng quan về Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC

- Hiện trạng môi trường và các biện pháp quản lý môi trường mà Nhà máy sản

xuất ống nhựa PVC đang áp dụng

- Đánh giá hiệu quả thực hiện và các vấn đề môi trường còn tồn đọng tại Nhà

máy

- Đề xuất pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại Nhà máy

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp khảo sát trực tiếp

Khảo sát trực tiếp quy trình sản xuất, hiện trạng môi trường tại công ty, các hệ

Trang 15

cho đề tài một cách khách quan nhất

Xác định được các vấn đề môi trường còn tồn tại hoặc các biện pháp công ty đã

thực hiện nhưng chưa hoàn thiện Từ đó đưa ra các nhận xét, biện pháp khác phù hợp

hơn nhằm giảm thiểu ô nhiễm và xử lý các vấn đề môi trường phát sinh

 Phương pháp thu thập tài liệu

Nghiên cứu các tài liệu về kiểm soát ô nhiễm công nghiệp trên sách, báo, trên

mạng, báo cáo nghiên cứu khoa học, luận văn khóa trước…

Nghiên cứu các tài liệu riêng của nhà máy như báo cáo giám sát, báo cáo đánh

giá tác động môi trường, công tác quản lý môi trường tại nhà máy Từ đó nhận định

các vấn đề môi trường còn tồn đọng và đề xuất các giải pháp khắc phục

 Phương pháp điều tra phỏng vấn cán bộ, công nhân liên quan

Trong quá trình khảo sát thực địa, tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng cách đối

thoại, đặt câu hỏi đối với công nhân viên, người dân đang sinh sống quanh khu vực

nhà máy để làm rõ những vấn đề còn thắc mắc

Thu thập thêm thông tin về tình hình sản xuất thực tế của nhà máy như đầu vào,

đầu ra quy trình sản xuất, vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm, công tác quản lý môi

trường tại nhà máy để hoàn thành tốt hơn bài báo cáo của mình

 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến thầy cô, cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm soát ô

nhiễm môi trường để xem xét tính khả thi của những đề xuất được trình bày trong đề

tài

1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

 Đề tài được thực hiện trong phạm vi Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC – Công

ty cổ phần cáp nhựa Vĩnh Khánh

 Địa chỉ: Ấp Châu Thới, xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

 Điện thoại: (0650) 3751 501 Fax: (0650) 3751 699

 Thời gian thực hiện từ 01/2012 đến 03/2012

 Đối tượng: các hoạt động, quá trình sản xuất và sản phẩm, các phòng ban, phân

xưởng sản xuất tại nhà máy

Trang 16

1.5 Giới hạn đề tài

Đề tài chỉ kiểm soát môi trường cho nhà máy sản xuất ống nhựa PVC – Công ty

cổ phần cáp nhựa Vĩnh Khánh trên lý thuyết có tham khảo thực tế chứ chưa được triển

khai thực hiện nên chưa tính toán được chi phí thực hiện cũng như hiệu quả áp dụng

của các kế hoạch, chương trình, quy trình được nêu ra trong đề tài

Trang 17

CHƯƠNG 2

LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM 2.1 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm

Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ

nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi có ô nhiễm xảy ra

thì chủ động xử lý làm giảm thiểu hoặc loại trừ ô nhiễm

2.2 Mục tiêu kiểm soát ô nhiễm

Mục tiêu của công tác kiểm soát ô nhiễm là giảm thiểu và kiểm soát Chiến

lược kiểm soát ô nhiễm bảo vệ môi trường ở Việt Nam thực hiện trên nguyên tắc lấy

phòng ngừa ô nhiễm làm nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu

 Ngăn ngừa ô nhiễm

Khái niệm:

Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc áp dụng một các liên tục chiến lược

ngăn ngừa tổng hợp về mặt môi trường với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và

dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và

môi trường

Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc sử dụng các vật liệu, các quá trình hoặc

các thao tác vận hành sao cho giảm bớt hoặc loại trừ sự tạo ra các chất ô nhiễm hoặc

các chất thải ngay tại nguồn Nó bao gồm các hành động làm giảm việc sử dụng các

vật liệu độc hại, năng lượng, nước hoặc các nguồn tài nguyên khác, các hành động bảo

vệ tài nguyên thiên nhiên thông qua việc bảo tồn và sử dụng hiệu quả hơn

Nội dung:

Các yếu tố cốt lõi của cách tiếp cận về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công

nghiệp được tổng hợp lại trong sơ đồ sau:

Trang 18

Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp

(Nguồn: Các chính sách của chính phủ về IPP, UNEP, 1995)

 Các bước thực hiện kiểm soát ô nhiễm

Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách

liên tục theo chu trình khép kín, tất cả gồm các bước sau:

Ngăn ngừa

Con người

Môi trường

Giảm rủi ro Liên tục

Xác định và thực thi các

giải pháp

Duy trì và phát triểnchương trình ngăn ngừa ô nhiễm

Giành được sự đồng tình của cấp quản lý cao

Thiết lập Chương trìnhPP

Trang 19

Nguồn: HWRIC, 1993

 Giành được sự đồng tình và ủng hộ của Ban lãnh đạo Công ty

 Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công

nghiệp

 Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các máy

móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại

tiềm ẩn về mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm

công nghiệp

 Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được

 Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi về

mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã

được tập hợp

 Tập hợp lại các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực thi

những khả năng lựa chọn đó

 Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một

công ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể

 Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho những sự phát triển liên tục và những lợi ích

liên tục của công ty

2.3 Các giải pháp thực hiện kiểm soát ô nhiễm

Biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường có thể chia ra làm các nhóm

chính sau:

 Giảm thiểu tại nguồn

Giảm thiểu tại nguồn bao gồm các thủ thuật làm giảm về lượng hoặc độc tính

của bất kỳ một chất thải, chất độc hại, chất ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm nào đi vào

các dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ ở bên ngoài

Nội dung bao gồm:

+ Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất

+ Bảo toàn năng lượng

+ Thay đổi quá trình

Trang 20

 Tái chế và tái sử dụng lại

+ Tái chế hay tái sử dụng trong nhà máy

+ Các cách tái sinh khác tại nhà máy

+ Tái sinh bên ngoài nhà máy

+ Bán cho mục đích tái sử dụng

+ Tái sinh năng lượng

 Thay đổi công nghệ, nguyên liệu

2.4 Các công cụ để thực hiện kiểm soát ô nhiễm

2.4.1 Công cụ hành chính – công cụ chỉ huy và kiểm soát

Giải pháp hành chính là biện pháp đưa ra các đạo luật, tiêu chuẩn, các quy định

về giới hạn xả thải, giới hạn hoạt động trong một thời gian hay khu vực nhất định,

nghiêm cấm việc xả thải một số chất thải…nhằm tác động tới hành vi của người gây ô

nhiễm và cưỡng chế việc thi hành các quy định về môi trường

Chính phủ có vai trò chính đối với việc thực hiện công cụ này thông qua việc

ban hành, sửa đổi các điều luật, tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên, xử phạt

các hành vi vi phạm, cấp giấy phép xả thải…

2.4.2 Công cụ kinh tế

Là những biện pháp đánh vào lợi ích của nhà sản xuất, của người gây ô nhiễm

nhằm khuyến khích các hành vi tích cực đối với môi trường

Một số công cụ kinh tế đang được áp dụng:

 Thu phí/ thuế cho việc sử dụng môi trường

 Sử dụng Cota ô nhiễm

 Đánh thuế ô nhiễm

 Thực hiện dán nhãn sinh thái cho sản phẩm

2.4.3 Công cụ kỹ thuật

Ứng dụng các giải pháp khoa học – kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất như

thay đổi công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị; thay đổi nguyên nhiên liệu đầu vào; tái

chế, tái sử dụng chất thải sản xuất; nâng cao công nghệ xử lý cuối đường ống; tăng

Trang 21

cường quản lý nội vi…nhằm giảm thiểu tối đa sự phát sinh chất thải, loại trừ ô nhiễm

và phục hồi môi trường sau ô nhiễm

2.4.4 Công cụ thông tin

Là việc sử dụng các công cụ truyền thông như: báo, đài, ti vi, mạng internet…

để phục vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về môi trường, nâng

cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi người dân, của những người khai

thác và sử dụng môi trường

2.5 Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm

2.5.1 Lợi ích về môi trường

 Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn

 Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên

 Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục

hồi

 Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng Giảm thiểu các rủi

ro và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu

thụ sản phẩm và các thế hệ mai sau

 Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty

 Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan

quản lý môi trường

2.5.2 Lợi ích về kinh tế

 Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng

có hiệu quả hơn

 Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản

lý chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí

cho việc kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…)

 Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng

chất thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…)

 Chất lượng sản phẩm được cải thiện

 Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn

Trang 22

đầu tư ban đầu cao Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy

được, từ đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh

 Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của công ty ngày càng tốt hơn

Trang 23

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ỐNG NHỰA PVC

3.1 Quá trình hình thành và phát triển

3.1.1 Các thông tin chung

 Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CÁP - NHỰA VĨNH KHÁNH

 Tên giao dịch: VINH KHANH CABLE – PLASTIC CORPORATION

 Tên công ty viết tắt: VCOM

 Logo:

 Địa chỉ: Ấp Châu Thới, xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

 Điện thoại: (0650) 3751 501 Fax: (0650) 3751 699

 Nghành nghề kinh doanh: Sản xuất săm lốp xe, các sản phẩm bằng cao su Sản

xuất các sản phẩm bằng nhựa các loại, nhựa PVC, PE

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của công ty là Xí nghiệp Tư Doanh Cao Su Nhựa Vĩnh Khánh, được

thành lập vào năm 1993 tại tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương) Tháng 6 năm

2003, Vĩnh Khánh cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty Cổ Phần Vĩnh Khánh theo

Trang 24

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4603000070 ngày 02/06/2003 do Sở

Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình Dương cấp Năm 2005, Công ty chính thức mang tên

Công ty Cổ Phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh với vốn điều lệ là 85 tỷ đồng

Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, từ một xí nghiệp nhỏ sản xuất ống

nhựa công suất trung bình 2000 tấn/ năm, đến nay Vĩnh Khánh đã mở rộng quy mô và

thay đổi cơ cấu ngành nghề kinh doanh hợp lý, có khả năng cung cấp trung bình một

năm 480.000 thùng cáp mạng LAN, 60.000 km dropwire, 6.000 tấn nhựa và 36.000

km cáp quang

Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC thuộc Công ty Cổ Phần Cáp Nhựa Vĩnh

Khánh có sự đóng góp lớn, sản phẩm của Nhà máy đã đóng góp 20% trong cơ cấu

doanh thu và 68% trong tổng lợi nhuận năm 2009 cho Công ty, là mặt hàng sản xuất

kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Nhà máy lẫn Công ty, bình quân tăng

trưởng 15%/năm

Nhà máy hiện có 5 dây chuyền sản xuất ống nhựa PVC và 3 dây chuyền sản

xuất ống PE, trong đó có một dây chuyền đầu tư năm 2009, sản xuất ống PE thoát

nước có đường kính 1200 Sản phẩm ống nhựa PVC có đường kính từ 21 đến 400,

Nhà máy tiếp tục đầu tư vào sản xuất ống HDPE đa dạng các quy cách ống, đầu tư mở

khuôn ống HDPE gân xoắn cho thoát nước, tưới tiêu Nhà máy đầu tư thêm một dây

chuyền ống nhựa PVC sản xuất ống PVC đến phi 600, cung cấp chủ yếu cho các công

trình cấp nước

3.1.3 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của công ty

 Văn phòng và phân xưởng của Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC nằm hoàn toàn

độc lập với nhà máy sản xuất cáp và vỏ xe

 Vị trí địa lý:

+ Phía Bắc giáp Công ty TNHH sản xuất đũa tre Châu Thới

+ Phía Nam và phía Tây giáp khu dân cư

+ Phía Đông giáp xưởng sản xuất Giấy Vàng Mã, cách không xa khu vực Nhà

máy là đường quốc lộ 20 dẫn đi Biên Hòa, rất thuận tiện cho việc đi lại và vận

Trang 25

chuyển hàng hóa

 Điều kiện tự nhiên:

Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC – Công ty cổ phần cáp nhựa Vĩnh Khánh

thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương vì vậy mà điều kiện tự nhiên của Công ty cũng

chịu sự ảnh hưởng chung của tỉnh

Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam

Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định,

trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa Mùa mưa thường bắt

đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch

+ Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là

120 ngày Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi

lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm

trong tháng này không có mưa

+ Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5 °C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất

29°C (tháng 4), tháng thấp nhất 24°C (tháng 1) Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm

khoảng 9.500 - 10.000 °C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ

+ Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp

thấp nhiệt đới Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về

mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam Tốc độ gió bình quân

khoảng 0.7 m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12 m/s thường là Tây, Tây -

Nam

+ Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa

Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp

nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa Giống như nhiệt

độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận

xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận

lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày Khí

hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, không có thiên tai như bão, lụt…

Trang 26

3.1.4 Cơ cấu tổ chức

Trang 27

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi

Ngành nhựa

Ngành vỏ xe Ngành cáp

Sales Admines

Phòng kế toán

Phòng kế hoạch hành chính

Phó phòng HCNS

Quản lý ATLD

Chuyên viên nhân sự

Ban kiểm soát

IT Chăm sóc khách hàng

Ban ISO

Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Văn phòng tổng giám đốc

Đại hội đồng cổ đông

Chuyên gia

Trợ lý nghiên cứu

Trang 28

- Trong nước: Công ty Cổ phần cáp nhựa Vĩnh Khánh đã xây dựng và phát triển

mạng lưới phân phối rộng khắp trải dài từ miền Trung, miền Namvà miền Tây

Có thể kể đến các tỉnh, thành phố như: Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Bình

Dương, Đồng Nai, Trà Vinh, Sóc Trăng,Cần Thơ…

- Nước ngoài: xuất khẩu ổn định sang Campuchia

Thành tựu đạt được:

- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000; ISO 9001:2008

- Top 60 Doanh nghiệp tiêu biểu 5 năm liền (1996 – 2001)

- Doanh Nghiệp Xuất Sắc 5 năm (1997 -2002)

- Cúp Vàng Vietbuild (Bộ Xây Dựng cấp)

- Thương hiệu Công nghiệp Quốc gia hàng đầu (Bộ Công Nghiệp cấp 2006)

- Cúp vàng thương hiệu Việt Nam (Hội liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

cấp 2006)

- Thương hiệu nổi tiếng quốc gia (Bộ Công Thương cấp 2010)

3.3 Tình hình sản xuất tại nhà máy

3.3.1 Máy móc, thiết bị sử dụng tại nhà máy

Trang 29

Bảng 3.1: Nhu cầu sử dụng trang thiết bị, máy móc

(Nguồn: Báo cáo giám sát chất lượng môi trường quý IV năm 2011)

Hiện trong phân xưởng nhà máy có 5 dây chuyền sản xuất Trong đó:

- Ống nhựa PVC 3 dây chuyền:

- Máy đùn 2 vít song song 55.2A, đường kính ống 26 – 60 mm, công suất 200 –

HDPE 2 dây chuyền:

- Máy đùn 2 vít song song 90C, đường kính ống 25 – 90 mm, công suất 150 –

200 kg/h

- Máy đùn 2 vít song song 80, đường kính ống 90 – 315 mm, công suất 400 kg/h

Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà nhà máy cho vận hành từng loại dây

chuyền sản xuất

Trang 30

3.3.2 Quy trình, công nghệ sản xuất

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình sản xuất ống nhựa PVC

 Thuyết minh quy trình công nghệ

Nguyên liệu là nhựa Resin và các chất phụ gia được phối trộn tại hệ thống trộn

khép kín hiện đại của Nhà máy Nguyên liệu sau khi trộn được chuyển vào máy ép đùn

bằng vít xoắn đơn, tại đây quá trình gia nhiệt và định hình xảy ra Sau khi định hình,

sản phẩm qua hệ thống làm nguội có định hình dáng, in nhãn, qua máy cắt, máy nong

đầu ống, máy tiện nhẵn đầu ống đến giai đoạn hình thành sản phẩm

3.3.3 Nhu cầu điện, nước, nguyên - nhiên liệu

 Nhu cầu sử dụng điện:

Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC sử dụng nguồn điện lưới quốc gia theo đồng

hồ riêng, lượng điện tiêu thụ trung bình khoảng 95.000 KW/tháng cho các văn phòng,

phân xưởng sản xuất…

 Nhu cầu sử dụng nước:

Công ty sử dụng nguồn nước cấp từ Nhà máy nước Bình Dương, tổng nhu cầu

Trang 31

trong đó:

- Nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên khoảng

7m3/ngày Lượng nước này được tính toán dựa trên:

+ Nhu cầu dùng nước: 100 lít/người/ngày

+ Tổng số công nhân viên của nhà máy: 70 người

- Nước dùng cho nhu cầu sản xuất khoảng 3 m3/ngày

+ Nước làm mát trong quy trình sản xuất

- Nhu cầu dùng nước khác khoảng 6 m3/ngày

+ Nước tưới cây xanh: 5 m3/ngày

+ Nước tưới đường nội bộ (500m2): 1 m3/ngày

 Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên vật liệu

Bảng 3.2: Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên vật liệu

3 Bột đá Tấn 137

(Nguồn: Báo cáo giám sát chất lượng môi trường quý IV năm 2011)

3.3.4 Nhu cầu nhân sự

Toàn bộ Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC có 70 cán bộ công nhân viên Trong

Trang 32

Thời gian làm việc chia làm 3 ca:

- Ca 1: 6h – 14h

- Ca 2: 14h – 22h

- Ca 3: 22h – 6h

Bảo vệ và tạp vụ: 3 người

Do đặc thù ngành sản xuất, môi trường lao động yêu cầu đòi hỏi khả năng thể

lực cao nên tập trung chủ yếu nhân công nam

Các chế độ ngày nghỉ phép, nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước Việt Nam Các

quy định khác về chế độ làm việc (bảo hiểm xã hội, làm việc theo ca, ốm đau, sinh

đẻ, ) được xưởng thực hiện đúng trên cơ sở phù hợp với quy chế lao động do Nhà

nước ban hành

Trang 33

CHƯƠNG 4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY 4.1 Môi trường không khí

4.1.1 Khí thải, nhiệt

 Nguồn phát sinh

Nhiệt lượng tỏa ra từ khu vực trộn của máy Mixer hoạt động ở 1600C, phát sinh

từ các mô tơ, máy trộn, vì tại đây cần một lượng hơi nóng khoảng 1200C để gia nhiệt,

nhiệt thừa từ khu vực này góp phần tăng nhiệt độ trong nhà xưởng

Kết cấu nhà xưởng là khung kéo bằng sắt thép và lợp tôn nên nhiệt độ trong nhà

xưởng ảnh hưởng nhiều từ ánh sáng mặt trời, đặt biệt vào mùa khô

Khí thải phát sinh từ hoạt động của máy phát điện là SO2, NOx, CO, Đây là

nguồn thải phát sinh với tần xuất không thường xuyên, máy phát điện chỉ hoạt động

khi có các sự cố mất điện

Ngoài ra, khí thải phát sinh do các phương tiện giao thông vận tải Đây là

nguồn ô nhiễm thấp, không tập trung và phát sinh không thường xuyên Nồng độ các

khí thải thường không quá cao, do vậy tác động của chúng không đáng kể

 Giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty

 Khí thải:

Bố trí máy phát điện ở khu riêng biệt, ít người qua lại để giảm tác động

Quy định tốc độ cho phép trong khuôn viên Nhà máy, thiết lập chế độ hoạt

động vào giờ thấp điểm, không nổ máy trong thời gian bốc dỡ nguyên liệu - sản phẩm

nhằm hạn chế sự phát tán khí thải và bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển, bốc xếp

hàng

 Nhiệt:

Bố trí quạt thổi công nghiệp tại các vị trí làm việc của công nhân

Trang 34

Nhà xưởng được xây dựng cao thoáng, có sử dụng vật liệu cách nhiệt, lắp đặt

các quạt hút, thông gió tạo điều kiện thoáng mát và nhiệt độ thích hợp cho môi trường

tại phân xưởng

4.1.2 Bụi

 Nguồn phát sinh

Bụi sinh ra trong quá trình phối trộn nguyên liệu, hàm lượng bụi sinh ra chủ yếu

do quá trình nạp nguyên liệu vào xyclon chứa, quá trình chuyển nguyên liệu vào máy

gia nhiệt bằng vít xoắn đơn, máy nghiền, máy cắt, từ phương tiện vận chuyển nguyên

liệu, sản phẩm và phát sinh do máy trộn nguyên liệu đã cũ, bị hở các khớp nối và sau

khi trộn xong xả xuống phễu chứa

Các công đoạn của quá trình tái sinh phế phẩm đập, xay, nghiền

Các hoạt động bốc xếp, vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm, hoạt động của

các loại phương tiện vận chuyển cũng phát sinh một lượng bụi với mức độ phát sinh

thấp và chủ yếu phát tán cục bộ

 Giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty

Để hạn chế sự ô nhiễm bụi, Nhà máy cho tiến hành:

 Nâng cấp, cải tiến thiết bị

 Trồng cây xanh xung quanh khu vực Nhà máy

 Lắp đặt hệ thống lọc bụi tay áo tại khu vực trộn nguyên liệu, tái sinh phế phẩm

nhằm thu hồi triệt để lượng bụi phát sinh trong quá trình trộn, phát tán bụi ra

môi trường xung quanh

+ Số lượng túi vải cho 1 thiết bị : 1 túi vải bông

+ Đường kính D=0,5m

+ Chiều dài túi vải L=2,5m

+ Quạt hút P=7Hp

Khi dòng khí chứa bụi mịn đi qua lớp vải lọc, bụi mịn sẽ bị giữ lại trên vải lọc

bám vào thành từng lớp còn không khí sẽ đi qua lớp vải lọc Hiệu quả xử lý bụi bằng

Trang 35

thước từ 5 - 10m

Lượng bụi được giữ lại sau khi qua hệ thống xử lý được thu gom cho vào buồng

chứa bụi Bụi từ túi vải được bán lại cho các đơn vị có chức năng tái sử dụng

4.1.2 Tiếng ồn, độ rung

 Nguồn phát sinh

Phát sinh từ quá trình vận hành của máy nghiền, máy trộn, máy tiện, máy làm

nguội ống, quá trình cắt, xay phế phẩm làm nguyên liệu trở lại

Trong điều kiện lao động, người công nhân phải tiếp xúc với máy móc thiết bị

nên dễ tạo tâm lý mệt mỏi, nhứt đầu, đặc biệt giảm thính giác người công nhân, có thể

vì đều đó sẽ làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến doanh thu Nhà máy

 Giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty

 Nhà máy sản xuất ống nhựa PVC đã áp dụng các dây chuyền sản xuất tiên tiến

vào quá trình sản xuất nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của tiếng ồn đến công

nhân vận hành cũng như khu vực lân cận

 Công nhân lao động trực tiếp tại các khu vực có độ ồn cao sẽ được trang bị nút

tai chống ồn

 Cung cấp bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân vận hành máy sản xuất

 Nhắc nhở bộ phận cơ điện bảo trì kiểm tra toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị

 Lắp đệm cao su và lò xo chống rung cho các thiết bị có công suất lớn

4.1.3 Hơi dung môi

 Nguồn phát sinh

Nguồn ô nhiễm không khí đáng quan tâm là hơi sinh ra trong quá trình gia nhiệt

và ép nhựa (Vinyl Clorua) Ở nhiệt độ cao, một số chất phụ gia sẽ bị phân hủy và tùy

từng loại nhựa, chất phụ gia có mặt trong chúng khác nhau có thể tạo ra một số

monome bị tách ra,… lượng này không nhiều và chỉ ảnh hưởng trong vòng bán kính

khoảng 1 – 3m, tuy không đủ làm ô nhiễm đến môi trường xung quanh nhưng ảnh

hưởng đến môi trường làm việc của công nhân vận hành máy trực tiếp

Trang 36

Hơi mực in sinh ra trong quá trình in nhãn hiệu lên ống nhựa

 Giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty

Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên, quy định bắt buộc

mang bảo hộ lao động khi đi vào khu vực sản xuất Có hình thức thưởng phạt đối với

việc sử dụng đồ bảo hộ

Trang 37

Bảng 4.1: Kết quả phân tích mẫu khí trong khu vực nhà máy

(dBA)

Vận tốc gió

2 Khu vực kho

nguyên liệu 28,9 67,6 72,8

0,0 – 0,3 0,4 0,19 0,19 7,98

3 Khu vực văn

0,1 – 0,4 0,1 0,07 0,07 2,00

Tiêu chuẩn vệ sinh

lao động với Quyết

Trang 38

Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu khí xung quanh nhà máy

(dBA)

Vận tốc gió

 QCVN 26:2010/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

Nhận xét: So sánh kết kết quả đo đạc trên với Tiêu chuẩn vệ sinh lao động với Quyết

định số 3733/2002/QĐ – BYT (từng lần tối đa), QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT: quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn có những nhận xét như sau:

 Bụi:

Bên trong nhà máy: Lượng bụi tại 3 vị trí đo đạc bên trong nhà máy dao động

Trang 39

3733/2002/QĐ-BYT – Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu

chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động (2 mg/m3)

Bên ngoài nhà máy: Lượng bụi đo đạc bên ngoài nhà máy 0,3 mg/m3, nằm

trong giới hạn cho phép (0,3 mg/m3) của quy chuẩn Việt Nam 05:2009/BTNMT Bụi

đo được bên ngoài nhà máy cao nguyên nhân chủ yếu là do vị trí lấy mẫu gần với

đường quốc lộ

 Tiếng ồn:

Bên trong nhà máy: Kết quả đo đạc tiếng ồn tại các vị trí bên trong nhà máy dao

động trong khoảng 52.2 – 72.8 dBA thấp hơn so với Tiêu chuẩn vệ sinh lao động với

Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT

Bên ngoài nhà máy: Kết quả đo đạc tiếng ồn bên ngoài nhà máy là 63,9 dBA

thấp hơn giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT khu vực thông

thường thời gian từ 6 – 21 giờ (70 dBA)

 SO2:

Bên trong nhà máy: Kết quả phân tích SO2 tại các vị trí đo đạc bên trong nhà

máy dao động trong khoảng 0,07 – 0,23 mg/m3, thấp hơn nhiều lần so với quyết định

QĐ 3733/2002/QĐ-BYT (5 mg/m3)

Bên ngoài nhà máy: Kết quả phân tích SO2 bên ngoài nhà máy 0,25 mg/m3, nằm

trong giới hạn cho phép QCVN 05 : 2009/BTNMT (0,35 mg/m3)

 NOx:

Bên trong nhà máy: Kết quả phân tích NOx tại các vị trí đo đạc bên trong nhà

máy dao động trong khoảng 0,07 – 0,15 mg/m3, thấp hơn nhiều lần so với quyết định

QĐ 3733/2002/QĐ-BYT (5 mg/m3)

Bên ngoài nhà máy: Kết quả phân tích NOx bên ngoài nhà máy 0,16 mg/m3,

nằm trong giới hạn cho phép QCVN 05 : 2009/BTNMT (0,2 mg/m3)

 CO:

Bên trong nhà máy: Kết quả phân tích COtại các vị trí đo đạc bên trong nhà

máy dao động trong khoảng 2 – 7,98 mg/m3, thấp hơn nhiều lần so với quyết định QĐ

3733/2002/QĐ-BYT (20 mg/m3)

Trang 40

Bên ngoài nhà máy: Kết quả phân tích CO bên ngoài nhà máy 6,98 mg/m3, nằm

trong giới hạn cho phép QCVN 05 : 2009/BTNMT (30 mg/m3)

4.2 Môi trường nước

4.2.1 Nước mưa chảy tràn

 Nguồn phát sinh

Khi trời mưa, nước mưa chảy tràn qua các khu vực nhà máy sẽ cuốn theo đất

đá, chất cặn bã… Nước mưa chảy tràn này theo hệ thống thu gom nước mưa và thoát

ra hệ thống thoát nước chung của khu vực

 Giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại Công ty

 Vệ sinh khuôn viên Công ty sau những đợt nhập xuất nguyên liệu và sản phẩm

ra nhà máy

 Lắp đặt máng thu nước mưa tránh tình trạng nước mưa tràn qua khu vực chứa

nguyên nhiên liệu và chứa rác

 Xây dựng hệ thống cống thu gom nước mưa độc lập với nước thải sinh hoạt

nhưng chưa được chú ý nhiều

4.2.2 Nước thải sinh hoạt

Bảng 4.3: Kết quả đo đạc chất lượng nước thải vị trí hố ga tập trung trước khi xả vào

hệ thống chung trong khu vực

Ngày đăng: 30/05/2018, 16:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Lâm Minh Triết và Lê Thanh Hải, 2006. Giáo trình quản lý chất thải nguy hại, NXB xây dựng, Đại học quốc gia Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý chất thải nguy hại
Nhà XB: NXB xây dựng
4. Nguyễn Đình Tuấn và Nguyễn Thanh Hùng, 2009. Kiểm soát ô nhiễm không khí. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm soát ô nhiễm không khí
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
5. TS. Lê Thanh Hải, 2006, Tài liệu bài giảng môn học Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp. Đại học Quốc gia TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bài giảng môn học Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp
7. Phạm Văn Đồng, 2011. Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty cổ phần tôn Đông Á. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Quản lý môi trường, đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty cổ phần tôn Đông Á
1. Công ty CP cáp – nhựa Vĩnh Khánh, 12/2011. Báo cáo giám sát chất lượng môi trường quý IV của công ty CP cáp – nhựa Vĩnh Khánh Khác
2. Vũ Thị Hồng Thủy, 2008. Tài liệu giảng dạy môn học Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w