1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng nghiệp vụ tái cấp vốn ngân hàng nhà nước việt nam sử dụng những năm gần đây

28 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 415,5 KB

Nội dung

- Về khái niệm và bản chất của hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu: Theo quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN với các ngân hàng ban hành kèm theo quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN

Trang 1

Đề tài: Thực trạng nghiệp vụ tái cấp vốn ngân hàng nhà

nước Việt Nam sử dụng những năm gần đây

Trang 2

3 Vai trò của nghiệp vụ tái cấp vốn

Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ tái cấp vốn của

NHNN Việt Nam sử dụng trong vài năm gần đây

1 Năm 2008

2 Năm 2009

3 Năm 2010

4 Năm 2011

Chương 3: Những hạn chế và giải pháp hoàn thiện

chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 3

Hạn chế còn tồn tại

Các giải pháp để hoàn thiện chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tài liệu tham khảo

Chương 1 : Cơ sở lý luận về nghiệp vụ tái cấp vốn ở Việt Nam

1 Khái niệm

Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có đảm bảo của NHTW nhằm cung ứng nhu cầuvốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các NHTM

2 Hình thức tái cấp vốn

Theo Luật NHNN, có ba hình thức tái cấp vốn hiện nay ở Việt Nam:

2.1 Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng

Đây là hình thức tái cấp vốn của NHNN đối với các NHTM, dựa trên cơ sở các hồ sơ tín dụng mà NHTM đã cho vay đối với khách hàng Theo nghiệp vụ này, NHTM phảixuất trình cho NHNN hồ sơ tín dụng đã được thẩm định và chấp nhận cho khách hàngvay mà chưa tìm được nguồn vốn cần thiết Căn cứ vào nhu cầu điều hòa khối cung tiền tệ, chỉ số phát hành tiền bổ sung trong năm do Chính phủ quyết định, cũng như nhu cầu vay vốn của NHTM, NHNN thẩm định hồ sơ để chấp nhận hoặc từ chối cho vay Trong trường hợp chấp nhận, NHNN cấp một khoản tín dụng cho NHTM với nguồn vốn cho vay là vốn dự trữ phát hành, trên cơ sở đảm bảo các tài sản có của NHTM

Trang 4

2.2

Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ khác của

NHTM

- Về khái niệm và bản chất của hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu:

Theo quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN với các ngân hàng ban hành kèm theo quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 của Thống đốc NHNN đã được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 12/2008/QĐ-NHNN thì: “Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của các ngân hàng là nghiệp vụ NHNN mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng giao dịch trên thị trường sơ cấp hoặc thứ cấp” Chiết khấu, tái chiết khấu thươngphiếu và các giấy tờ có giá, nếu nhìn nhận từ góc độ kinh tế học thì nó được quan niệm là một nghiệp vụ tín dụng của NHNN nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Nhưng nếu xét trên góc độ pháp lý, nó lại được quan niệm là một giao dịch hợp đồng, được xác lập giữa NHNN Việt Nam (với tư cách là bên cho vay) với NHTM (với tư cách là bên vay) thông qua hình thức mua, bán thương phiếu và các giấy tờ có giá khác của NHTM Với tính chất là một quan hệ pháp luật, hoạt động chiết khấu, táichiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác của NHNN đối với các NHTM có thể được hình dung với ba yếu tố cơ bản: Yếu tố chủ thể, bao gồm có người mua (NHNN) và người bán (NHTM); yếu tố đối tượng mua, bán là thương phiếu và các giấy tờ có giá; yếu tố giá cả của “hàng hóa” được mua, bán chính là số tiền mua thương phiếu, giấy tờ có giá mà NHNN phải thanh toán cho khách hàng là NHTM saukhi đã trừ đi phần lợi tức chiết khấu

- Về đối tượng chiết khấu, tái chiết khấu:

Trước đây, theo quy định của Luật NHNN năm 1997 thì các giấy tờ có giá được NHNN chiết khấu, tái chiết khấu phải là các giấy tờ có giá ngắn hạn Tuy nhiên, theo Luật NHNN sửa đổi, bổ sung ngày 16/3/2003 và theo Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN đối với các ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số

Trang 5

898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số

12/2008/QĐ-NHNN thì đối tượng chiết khấu, tái chiết khấu được mở rộng, bao gồm

cả giấy tờ có giá ngắn hạn và dài hạn như tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, các loại giấy tờ có giá trị khác được Thống đốc NHNN quy định trong từng thời kỳ Các giấy tờ có giá nêu trên được NHNN chiết khấu khi có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá:

- Trường hợp chiết khấu toàn bộ thời gian còn lại của giấy tờ có giá: Thời hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá là 91 ngày

- Trường hợp chiết khấu có kỳ hạn: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn NHNN chiết khấu

- Các giấy tờ có giá được phát hành bằng đồng Việt Nam và có thể chuyển nhượng được

- Về trình tự, thủ tục thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu:

Theo quy định hiện hành, hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN đối với các NHTM sẽ được thực hiện tại Sở giao dịch NHNN Trường hợp cần thiết, Sở giao dịch NHNN có thể trình Thống đốc NHNN ủy quyền cho chi nhánhNHNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nghiệp vụ chiết khấu đối với các NHTM có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh, thành phố đó Khi có nhu cầu vay vốn bằng hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, các NHTM (trụ sở chính) gửi giấy đề nghị chiết khấu (theo mẫu quy định) cho NHNN (Sở giao dịch NHNN hoặc các chi nhánh NHNN được ủy quyền) vào trước 15 giờ các ngày giao dịch (Điều 10 Quy chế chiết khấu)

Căn cứ vào giấy đề nghị chiết khấu và hạn mức chiết khấu chưa sử dụng, NHNN xemxét hồ sơ xin chiết khấu, tái chiết khấu để quyết định và gửi thông báo chấp thuận (theo mẫu quy định) cho NHTM ngay sau khi nhận được giấy đề nghị chiết khấu của

Trang 6

NHTM Theo quy định tại Điều 11 quy chế chiết khấu, tái chiết khấu, NHNN sẽ không chấp nhận chiết khấu nếu:

- Ngân hàng đã sử dụng hết hạn mức chiết khấu

- Các giấy tờ có giá không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Quy chế chiết khấu

- Giấy đề nghị chiết khấu gửi NHNN có nội dung không phù hợp với mẫu số 01 của quy chế, người ký không đúng thẩn quyền

Như vậy, Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN đối với các ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định của NHNN số 12/2008/QĐ-NHNN đã quy định cụ thể, rõ ràng

và bổ sung nhiều quy định mới hợp lý, đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân hàng trong tiến trình hội nhập

2.3 Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá

khác.

Đây là hình thức cho vay của NHNN dành cho TCTD là ngân hàng xin vay trên cơ sởcầm cố các giấy tờ có giá thuộc sở hữu của các ngân hàng này như tín phiếu Kho bạc nhà nước, tín phiếu NHNN, công trái, trái phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ… Các ngân hàng được vay theo hình thức này bao gồm: NHTM; ngân hàng phát triển; ngân hàng đầu tư; ngân hàng chính sách; ngân hàng hợp tác; ngân hàng liên doanh; chi nhánh NHNN; các loại hình ngân hàng khác được thành lập và hoạt động theo Luật TCTD Việc cho vay cầm cố của NHNN đối với các ngân hàng trung gian phải được thực hiện trên cơ sở thẩm định hồ sơ đề nghị cho vay cầm cố của ngân hàng xin vay

để quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay Mọi thủ tục cấp tín dụng bằng hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá khác được thực hiện theo Quyết định số 1425/2003/QĐ-NHNN ngày 03/11/2003 của Thống đốc NHNN vềviệc ban hành Quy chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá ngắn hạn của

Trang 7

NHNN Việt Nam đối với các ngân hàng; Quyết định 94/2004/QĐ-NHNN ngày

20/01/2004 về việc sửa đổi một số điều của Quy chế cho vay có đảm bảo bằng cầm cốgiấy tờ có giá của NHNN Việt Nam với các ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định

số 1425/2003/QĐ-NHNN ngày 03/11/2003

Điểm khác biệt giữa hình thức tái cấp vốn này với hình thức tái cấp vốn bằng chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác là bên cho vay (NHNN) không được chuyển giao quyền sở hữu chứng từ mà chỉ nắm giữ hay quản lý chứng từvới tư cách là vật bảo đảm Do đó, bên cho vay cũng không có quyền đòi tiền người mắc nợ theo chứng từ khi những chứng từ này đến hạn thanh toán Trong khi đó, bên nhận chiết khấu (bên cho vay) trong nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu

và giấy tờ có giá lại được chuyển giao quyền sở hữu chứng từ và có quyền đòi tiền của người mắc nợ theo chứng từ khi chứng từ đến hạn thanh toán

3 Vai trò của nghiệp vụ tái cấp vốn

- Tái cấp vốn là nghiệp vụ quan trọng của NHNN, là một trong những công cụ điều hành CSTT quốc gia

- Nguồn vốn vay từ nghiệp vụ tái cấp vốn của NHNN là nguồn vốn không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM, có vai trò cực kỳ quan trọng khi các NHTM tạm thời hoặc đột xuất lâm vào trạng thái khó khăn

Trang 8

Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ tái cấp vốn của

NHNN Việt Nam sử dụng trong vài năm gần đây

Luật NHNN sửa đổi, bổ sung năm 2003 quy định ba hình thức tái cấp vốn Tuy nhiên,trên thực tế, hiện nay NHNN Việt Nam hầu như mới chỉ thực hiện được theo hai hìnhthức, đó là: Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác và chovay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá

Trong điều hành chính sách tiền tệ, khi sử dụng nghiệp vụ tái cấp vốn, NHTW có thểtác động tới lượng tiền cung ứng bằng hai cách : một là tác động đến giá cả của khoảnvay (lãi suất tái cấp vốn), hai là tác động đến số lượng vay thông qua quản lý cửa sổ chiếtkhấu

Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất mà ở đó NHTW áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn

cho ngân hàng thương mại (NHTM) Ở Việt Nam, NHNN tái cấp vốn cho các NHTMqua các hình thức: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu thươngphiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay lại dưới hình thức cầm cố các giấy

tờ có giá ngắn hạn

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất được áp dụng cho các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết

khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiềngửi

Như vậy, sự khác biệt giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là các tàisản dùng để thế chấp cho việc vay mượn tiền khác nhau Lãi suất chiết khấu áp dụngđối với các giấy tờ có độ rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ, thương phiếu, chứngchỉ tiền gửi ngắn hạn Còn lãi suất tái cấp vốn là lãi suất áp dụng cho các loại tài sảnthế chấp có độ rủi ro cao hơn Đây cũng là lí do giải thích cho việc lãi suất tái chiếtkhấu thường thấp hơn lãi suất tái cấp vốn

Lãi suất chiết khấu tác động đến lượng tiền trong lưu thông là ngay thẳng NHTWđiều chỉnh tăng, giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu phụ thuộc vào mụctiêu của chính sách tiền tệ thắt chặt hay tăng lượng tiền trong luu thông Khi NHTWthấy cần tăng tiền cho lưu thông, NHTW sẽ hạ thấp lãi suất tái cấp vốn xuống Điềunày sẽ hấp dẫn các NHTM đến NHTW để vay vì giá cả tín dụng giảm, thêm nữa khốilượng tín dụng được cấp tăng lên Ngược lại, NHTW cần giảm khối lương tiền tronglưu thông, họ sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn lên Như vậy, chi phí vay sẽ tăng lên khiếncác NHTM sẽ vay chiết khấu ít hơn Đồng thời, NHTW còn giảm khối lượng tín dụngđược cấp xuống nếu NHTM vẫn quyết định vay

Trang 9

Bên cạnh tác động thông qua lãi suất tái cấp vốn, NHTW còn quản lý cửa sổ chiếtkhấu để tác động trực tiếp đến mặt lượng đối với dự trữ của hệ thống NHTM Nhữngkhoản cho vay tái chiết khấu của NHTW đối với NHTM được gọi là cửa sổ chiếtkhấu NHTW quản lí cửa sổ chiết khấu bằng nhiều cách để khoản vốn cho vay củamình khỏi bị sử dụng không đúng và hạn chế việc vay đó Khi NHTW tăng tổng hạnmức tái cấp vốn có nghĩa là các NHTM có thể được vay ở NHTW nhiều hơn Điềunày sẽ làm tăng vốn khả dụng của hệ thống NHTM, từ đó tăng khả năng cung ứng tíndụng cho nền kinh tế, tăng khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng Những tác độngtrên sẽ hoàn toàn ngược lại nếu NHTW giảm hạn mức tái cấp vốn xuống.

Hoạt động tái cấp vốn còn có vai trò trong việc hỗ trợ vốn ngắn hạn, các nhu cầu bất thường xảy ra nhằm hỗ trợ các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Á Châu vào tháng 10/2003 và NHTMCP nông thôn Ninh Bình (nay là NHTMCP Dầu khí toàn cầu) là ví dụ điển hình Trước những tin đồn thất thiệt, khách hàng của ngân hàng đã ồ ạt đến rút tiền trước hạn, bất ngờ trước phản ứng mang tính dây chuyền của khách hàng, ngân hàng rơi vào tình trạng bị động trong cân đối nguồn vốn đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng Tuy nhiên, với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN đã kịp thời hỗ trợ khả năng thanh toán cho 2 ngân hàng dưới hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá

Tuy nhiên trong quá trình tìm tài liệu, các thông tin về số tiền NHNN tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại là rất khó tìm và hầu như không có, bài tiểu luận tập trung đi sâu vào nghiên cứu sự biến động lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu và phân tích các động thái này của NHNN qua các năm gần đây

1 Năm 2008

Diễn biến kinh tế năm 2008

Những thách thức mà các nền kinh tế phải đối mặt trong năm 2008 diễn biến vô cùng phức tạp, khó lường Nếu như trong 6 tháng đầu năm, sự gia tăng mạng của giá dầu, giá lương thực, sự giảm giá của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, cùngcác bất ổn chính trị đã gây áp lực lạm phát mang tính toàn cầu và tăng trưởng kinh tế

Trang 10

của các quốc gia gặp khó khăn trước áp lực lạm phát, thì trong 6 tháng cuối năm, giá dầu giảm mạnh từ mức kỷ lục 147 USD/thùng vào giữa tháng 7 và xuống mức thấp xung quanh dưới 40 USD/ thùng vào trung tuần tháng 12, giá lương thực cũng giảm mạnh cùng với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao gây áp lực giảm phát Kinh tế thế giới lại chuyển từ áp lực lạm phát cao sang xu hướng thiểu phát và giảm phát cùng với sự suythoái kinh tế toàn cầu và tình trạng này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2009

Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008, không những phải đối mặt với những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại: Lạm phát tăng mạnh ( giá xăng, giá gạo leo thang cùng với những tin đồn thất thiệt), thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt mức kỷ lục ( hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên lục sụt giảm Trước tình hình đó, để giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững, Chính phủ đã điều chỉnh từ mục tiêu tăng trưởng cao mang mục tiêu kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu và tăng trưởng duy trì ở mức hợp lí Tuy nhiên, những tháng cuối năm, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và áp lực giảm phát, diễn biến nền kinh tế và lạm phát của Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung của kinh tế thế giới, nên các giải pháp vĩ mô cũng có sự thay đổi cho phù hợp

Diễn biến chỉ số CPI trong năm 2008

2.38

3.56 2.99

2.2

3.91

2.14

1.13 1.56

0.18

-0.19 -0.76 -0.68

Trang 11

1.2 Sử dụng nghiệp vụ tái cấp vốn của NHNN

Trong những tháng đầu năm 2008, trước bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm và tìnhhình kinh tế trong nước diễn biến phức tạp, Chính phủ đã thống nhất xác định nhiệm

vụ trọng tâm là: “Kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo ansinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiênhàng đầu” và đề ra 8 nhóm giải pháp để triển khai thực hiện Một trong số những giảipháp đó là: Đổi mới cơ chế điều hành lãi suất, điều chỉnh tăng hợp lý các mức lãi suất

cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu nhằm tạo hành lang lãi suất phù hợp vớiđịnh hướng kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và từng bước đảm bảo lãisuất thực dương cho người gửi tiền

Trong 8 tháng đầu 2008, trước bối cảnh lạm phát và nhập siêu tăng mạnh, đe dọa đến

sự ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với giải pháp thắt chặt tiền tệ, NHNN đã từng bướcđiều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và các mức lãi suất tái cấp vốn và táo chiết khấu chophù hợp với các mục tiêu kiểm soát chặt chẽ tiền tệ.Đồng thời, từ ngày 19/05/08 thayđổi cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phù hợp với Luật NHNN và Bộ luật Dân sự, các

tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh bằng VND đối với khách hàng khôngvượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố trong từng thời kỳ Lãi suất tái cấpvốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%; 13% và 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu tăng từ4,5%/năm lên 6%;11% rồi 13%/năm

Từ ngày 01/02/2008, Ngân hàng Nhà nước đồng loạt tăng lãi suất cơ bản, lãisuất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu

Ngày 30/01/2008, Ngân hàng Nhà nước thông báo quyết định số 306/QĐ-NHNN điềuchỉnh các lãi suất nói trên, sau hai năm duy trì (từ tháng 12/2005) Cụ thể, lãi suất táicấp vốn từ 6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm, tăng 1,0%/năm; lãi suất chiết khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6,0%/năm, tăng 1,5%/năm

Động thái này được nhìn nhận là cách để Ngân hàng Nhà nước thực hiện mục tiêugiảm lạm phát bằng cách thu hút tiền về, giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường

Trang 12

Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc tăng các mức lãi suất là nhằmtiến tới thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa các mức lãi suất điều hành của cơ quan nàyvới lãi suất thị trường, nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của công cụ lãi suất, phù hợpvới chỉ đạo của Chính phủ về điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2008

Hiện Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất là một trong những công

cụ điều hành chính sách tiền tệ Theo đó, NHTW công bố và điều chỉnh một cách linhhoạt lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu để điều tiết tiền tệ, kiểm soát tổngphương tiện thanh toán phù hợp với mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế hằngnăm

Tuy nhiên, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trườngliên ngân hàng, chưa phù hợp với yêu cầu điều tiết và kiểm soát tiền tệ một cách chặtchẽ

Từ 19/5/2008, NHNN ban hành Quyết định số 1099/QĐ-NHNN, nâng lãi suấtcấp vốn từ 7.5%/năm lên 13,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 6%/năm lên11,0%/năm

Để đảm bảo sự đồng bộ trong điều hành cơ chế lãi suất nhằm mục đích điều tiếttiền tệ một cách có hiệu quả, Thống đốc NHNN đã ban hành các Quyết định thay đổi

cơ chế điều hành lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu có hiệu lực thi hành từngày 19/5/2008 Theo đó, lãi suất cấp vốn là 13,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu là

11,0%/năm Cơ chế này tạo hành lang giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiếtkhấu (chênh lệch 2%) có tác dụng góp phần điều tiết lãi suất thị trường liên ngânhàng; trong đó, lãi suất cơ bản và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở sẽ dao động tronghành lang này Khi điều kiện thị trường tiền tệ thay đổi, Ngân hàng Nhà nước sẽ xemxét điều chỉnh theo mức độ phù hợp

Ngày 10/6/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số1316/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu được áp dụng từngày 11/6/2008 Theo đó, Lãi suất tái cấp vốn tăng thêm 2% lên 15%/năm; Lãi suấttái chiết khấu từ 11% lên 13%/năm

Trang 13

Việc điều chỉnh các mức lãi suất lần này nhằm tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ

“thắt chặt” nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và được căn cứ vào mặt bằng lãi suất thị trường tăng so với tháng 5/2008, dự báo xu hướng biến động của lạmphát, cung cầu vốn thị trường, tỷ giá…

Trong những tháng cuối 2008, lạm phát có xu hướng giảm dần đồng thời trong khi đó thì tăng trưởng kinh tế đã có sự suy giảm mạnh so với năm 2007 do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới Tình hình này đòi hỏi NHNN phải có những bước đi thận trọng nhằm tiếp tục kiểm soát lạm phát nhưng đồng thời cũng góp phần tăng đầu

tư sản xuất, kinh doanh để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế Trong bối cảnh, NHNN 5 lần điều chỉnh giảm các loại lãi suất Cụ thể lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 14%;13%;12%;11% và 9,5%/năm Lãi suất tái chiết khấu từ 13%/năm xuống

12%;11%;10%;9% và 7,5%/năm

Ngày 20/10/2010, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 2318/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN Việt Nam đối với các ngân hàng Quyết định này có hiệu lực từ ngày

21/10/2010 Theo đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 14%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm Sự điều chỉnh này góp phần hỗ trợ giảm bớt chi phí vốn cho các ngân hàng hàng Điều này cũng cho thấy Ngân hàng Nhà nước dường như đang dần nới lỏng hơn chính sách tiền tệ, sau một thời gian thắt chặt

Ngày 3/11/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 2561/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu Theo đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ

14%/năm xuống 13%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 12%/năm xuống 11%/năm Đây là động thái tiếp tục khẳng định Ngân hàng Nhà nước đã mạnh tay hơn trong nới lỏng chính sách tiền tệ Đây cũng là yêu cầu đặt ra từ nhiều hiệp hội, ngành nghề và doanh nghiệp trong thời gian gian qua

Ngày 20/11/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng ký quyết định số NHNN ngày 20/11/2008 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu Lãi suất tái cấp

Trang 14

2810/QĐ-vốn giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 11%/năm xuống 10%/năm Như vậy, lần thứ hai trong tháng, Ngân hàng Nhà nước có loạt điều chỉnh quan trọng liên quan đến chính sách tiền tệ Trước đó, ngày 3/11, cơ quan này cũng đã lần lượt giảm lãi suất cơ bản, các lãi suất chủ chốt khác và tỷ lệ dự trữ bắt buộc Với lần điều chỉnh này, nhà điều hành tiếp tục phát tín hiệu nới dần chính sách tiền tệ, tạo điều kiện thêm vốn cho các ngân hàng tiếp vốn cho nền kinh tế, cũng như gián tiếp kéo lãi suất huy động và cho vay trên thị trường xuống.

Ngày 3/12/2008, 1 lần nữa Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 2949 NHNN, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 12%/năm xuống 11%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 10%/năm xuống 9%/năm

/QĐ-Chiều 19/12/2008, Thống đốc có Quyết định số 3159/QĐ-NHNN điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu Theo quyết định trên, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 11%/năm xuống 9,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 9,0%/năm xuống

7,5%/năm, quyết định này có hiệu lực từ ngày 22/12/2008 Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nói trên

là nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đối với sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh

và kể cả các dự án đầu tư bất động sản khả thi, có hiệu và có khả năng trả nợ đúng hạn

Năm 2008 kết thúc lại với 1 năm đầy biến động NHNN đã liên tục thay đổi các loại lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn 1 cách linh hoạt trong điều hành chính sách tiền

tệ Diễn biến các loại lãi suất tái cấp vốn và cấp chiết khấu của năm 2008 có thể được tổng hợp lại như đồ thị và bảng dưới đây:

Ngày đăng: 30/05/2018, 14:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w