1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC LÊN BỌ XÒE Protaetia sp. (Coleoptera: Scarabaeidae) TRÊN THANH LONG TẠI HÀM THUẬN NAM BÌNH THUẬN

92 398 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 3,25 MB

Nội dung

gây hại thanh long tại Hàm Thuận Nam - Bình Thuận - Khảo sát hiệu lực một số loại thuốc phòng trừ bọ xòe Protaetia sp.. trên cây thanh long tại Hàm Thuận Nam – Bình Thuận từ tháng 3 đế

Trang 1

Protaetia sp (Coleoptera: Scarabaeidae) TRÊN THANH LONG

T ẠI HÀM THUẬN NAM - BÌNH THUẬN

NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN NGỌC TRUNG

Tp Hồ Chí Minh, tháng 07/2012

Trang 2

i

NGHIÊN C ỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ HIỆU LỰC PHÒNG TR Ừ CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC LÊN BỌ XÒE

Protaetia sp (Coleoptera: Scarabaeidae) TRÊN THANH LONG

T ẠI HÀM THUẬN NAM - BÌNH THUẬN

Tác giả

NGUYỄN NGỌC TRUNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS LÊ CAO LƯỢNG

KS ĐẶNG HỒNG HẢI

Tp Hồ Chí Minh, tháng 07/2012

Trang 3

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:- Ban Giám Hiệu trường Đại

Học Nông Lâm TP.HCM - Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học - Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật - Công Ty Hóa Nông Hợp Trí và Trang Trại Thanh Long Ngọc Hân đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và nghiên cứu để hoàn thành tốt khóa luận này

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô trong Khoa Nông Học đã tận tình chỉ bảo, cho tôi những kiến thức trong suốt bốn năm học Đồng thời, tôi xin cảm ơn các

bạn sinh viên lớp Bảo Vệ Thực Vật khóa 34 đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy ThS Lê Cao Lượng, Kỹ Sư Đặng Hồng Hải và Kỹ Sư Lâm Trường Sơn đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện khoa luận

Sau hết, con xin kính gửi lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ và những người thân trong gia đình đã nuôi dạy, tạo điều kiện cho con học tập và động viên con trong suốt thời gian học tập, và thực hiện khóa luận này

Xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012 Nguyễn Ngọc Trung

Trang 4

iii

TÓM TẮT

Nguyễn Ngọc Trung – Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm

2012 “NGHIÊN C ỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC LÊN BỌ XÒE Protaetia sp (Coleoptera: Scarabaeidae) TRÊN THANH LONG T ẠI HÀM THUẬN NAM - BÌNH THUẬN”

Giáo viên hướng dẫn: ThS Lê Cao Lượng - KS Đặng Hồng Hải

Đề tài được thực hiện nhằm điều tra diễn biến mật độ và mức độ gây hại của bọ xòe

Protaetia sp trên cây thanh long và mô tả đặc điểm hình thái và một số đặc điểm sinh

học ngoài đồng của thành trùng bọ xòe Protaetia sp đồng thời xác định được hiệu quả

phòng trừ bọ xòe Protaetia sp của một số loại nông dược, tại Hàm Thuận Nam – Bình

Thuận từ 1/3/2012 đến 30/6/2012 Nội dung đề tài gồm 3 phần:

- Điều tra diễn biến, mật số và tình hình gây hại của bọ xòe Protaetia sp hại

thanh long tại Hàm Thuận Nam - Bình Thuận

- Tìm hiểu đặc điểm hình thái và sinh học của bọ xòe Protaetia sp gây hại thanh

long tại Hàm Thuận Nam - Bình Thuận

- Khảo sát hiệu lực một số loại thuốc phòng trừ bọ xòe Protaetia sp gây hại trên

cây thanh long tại Hàm Thuận Nam - Bình Thuận

Sau khi tiến hành thực hiện chúng tôi đã ghi nhận một sô kết quả sau

Bọ xòe Protaetia sp xuất hiện trong tất cả các tháng nghiên cứu từ tháng 3 đến

tháng 6 năm 2012 và xuất hiện tập trung và gây hại mạnh từ cuối tháng 4 đến hết tháng

6

Thành trùng bọ xòe là một loài cánh cứng có hình bầu dục có chiều dài 14 – 18 mm; rộng 7 – 10 mm, màu nâu đen bóng, cánh không che hết bụng, góc đỉnh cánh phát triển nhô ra tạo thành gai, trên cánh có các mảng trắng do các lông mịn tạo thành

Trang 5

thích ăn thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus) hơn thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus) Thành trùng bọ xòe có khả năng bay di chuyển nhanh để tìm

thức ăn Chúng đục khoét, cắn phá hoa, trái và cành thanh long non để lại các vết lõm, thâm đen, ngoài ra vết đục còn tạo điều kiện cho nấm bệnh, vi khuẩn và kiến lửa xâm nhập gây hại

Kết quả thí nghiệm thuốc ngoài đồng cho thấy thuốc Thiamax 25WDG (Thiamethoxam) dùng với liều lượng 4 g/16 lít và Gepa 50WG liều lượng 15 g/16 lít cho hiệu quả cao và nhanh nhất (100% ở 5 ngày sau khi phun thuốc) Thuốc Thiamax 25WDG sử dụng với liều lượng 4 g/16 lít và Mire tox 10WG liều lượng 10 g/16 lít có hiệu quả phòng trừ bọ xòe cao và cho hiệu lực kéo dài đến 14 NSP

Trang 6

v

MỤC LỤC

TRANG TỰA i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH x

Chương1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích của đề tài 2

1.3 Yêu cầu của đề tài 2

1.4 Giới hạn đề tài 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Giới thiệu về cây thanh long 3

2.1.1 Vị trí phân loại, nguồn gốc và sự phân bố 3

2.1.2 Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của cây thanh long 4

2.1.2.1 Đặc tính thực vật học 4

2.1.2.2 Yêu cầu sinh thái 6

2.1.2.3 Yêu cầu dinh dưỡng: 7

2.1.3 Giống 9

2.1.3.1 Ngoài nước 9

2.1.3.2 Trong nước 10

2.1.4 Tình hình xuất khẩu thanh long ở Việt Nam và định hướng phát triển 11

2.2 Tình hình sâu bệnh trên thanh long 13

2.2.1 Ngoài nước 13

2.2.2 Trong nước 14

2.2.2.1 Đặc điểm và cách gây hại của một số loài sâu hại trên cây thanh long 15

2.2.2.2 Đặc điểm một số bệnh hại trên cây thanh long 18

Trang 7

vi

2.3 Tình hình nghiên cứu bọ xòe Protaetia sp trên cây thanh long 19

2.3.1 Ngoài nước 19

2.3.2 Trong nước 19

2.4 Đặc điểm một số loại thuốc thí nghiệm 21

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 24

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 24

3.1.1 Thời gian nghiên cứu 24

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 24

3.2 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 24

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu 24

3.2.2 Vật liệu nghiên cứu 24

3.3 Đặc điểm khí hậu thời tiết khu vực thí nghiệm khu vực thí nghiệm 25

3.4 Nội dung nghiên cứu 26

3.5 Phương pháp nghiên cứu 27

3.5.1 Điều tra diễn biến, mật số và tình hình gây hại của bọ xòe Protaetia sp hại thanh long tại huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận 27

3.5.2 Tìm hiểu đặc điểm hình thái và sinh học của bọ xòe Protaetia sp gây hại thanh long tại Hàm Thuận Nam - Bình Thuận 28

3.5.2.1 Đặc điểm hình thái bọ xòe Protaetia sp 28

3.5.2.2 Đặc điểm sinh học ngoài đồng của bọ xòe Protaetia sp 28

3.5.3 Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ bọ xòe Protaetia sp gây hại trên cây thanh long tại Hàm Thuận Nam - Bình Thuận 29

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32

4.1 Diễn biến mật số và tình hình gây hại của bọ xòe Protaetia sp trên cây thanh long tại Hàm Thuận Nam - Bình Thuận 32

4.2 Đặc điểm hình thái bọ xòe Protaetia sp 34

4.3 Điểm sinh học ngoài đồng của bọ xòe Protaetia sp 36

4.3.1 Tập tính giao phối 36

4.3.2 Tập cư trú và tính gây hại 37

4.3.3 Tỷ lệ đực cái ngoài tự nhiên……… 37

4.3.4 Đặc điểm ăn phá ngoài đồng……….38

Trang 8

vii

4.4 Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ bọ xòe Protaetia sp gây hại

trên cây thanh long tại Hàm Thuận Nam - Bình Thuận 44

4.4.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số bọ xòe Protaetia sp 44

4.4.2 Hiệu lực (%) của các loại thuốc thí nghiệm đối với bọ xòe Protaetia sp 47

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ……… 50

5.1 Kết luận 50

5.2 Đề nghị 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHỤ LỤC 55

Trang 9

viii

NTP: Ngày trước phun

NSP: Ngày sau phun

TLHBH: Tỷ lệ hoa bị hại

TLCBH: Tỷ lệ cành bị hại

TLTBH: Tỷ lệ trái bị hại

TLCaBH: Tỷ lệ cây bị hại

GAP: Good Agricuture Practice (Thực hành nông nghiệp tốt)

EU: Europe (Châu Âu)

Ctv: Cộng tác viên

EC:Emulsifiable Concentrate (Nhũ dầu)

WP: Wettable Powde (Bột thấm nước)

WDG: Water Dispersible Granule (Bột thấm nước)

CV: Coefficient of Variation (Hệ số biến thiện)

Trang 10

ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ

STT Tên (bảng – đồ thị) Trang

1 Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của trái thanh long (100 g thịt quả) 8

2 Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của trái thanh long 9

3 Đồ thị 3.1 Nhiệt độ, ẩm độ và số giờ nắng tại tỉnh Bình Thuận

4 Đồ thị 3.2 Lương mưa tại tỉnh Bình Thuận từ tháng 1 đến tháng 6

5 Bảng 3.1 Loại và liều lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong

thí nghiệm phòng trừ bọ xòe Protaetia sp bằng biện pháp hóa học 30

6 Đồ thị 4.1 Diễn biến mật số bọ xòe Protaetia sp trên cây

thanh long tại Hàm Thuận Nam – Bình Thuận từ tháng 3 đến

7 Đồ thị 4.2 Tỷ lệ bị hại của cành, hoa, trái và cây thanh long

do bọ xòe Protaetia sp gât hại từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012

8 Bảng 4.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số 44

bọ xòe Protaetia sp ở từng thời điểm điều tra

9 Bảng 4.2 Hiệu lực (%) của các loại thuốc thí nghiệm đối với bọ xòe

Protaetia sp qua các thời điểm theo dõi 47

Trang 11

4 Hình 4.2 Đực, cái thành trùng bọ xòe Protaetia sp 35

5 Hình 4.3 Bọ xòe Protaetia sp đực và cái trong lúc giao phối 36

6 Hình 4.4 Cành thanh long đang giai đoạn phát triển vươn cao 39

7 Hình 4.5 Bọ xòe tập trung gây hại thành từng đám 39

8 Hình 4.6 Triệu chứng gây hại của bọ xòe Protaetia sp trên hoa 40

9 Hình 4.7 Triệu chứng gây hại của bọ xòe Protaetia sp trên trái 41

10 Hình 4.8 Triệu chứng gây hại của bọ xòe Protaetia sp trên cành 43

Trang 12

1

Chương 1 GIỚI THIỆU

Thanh long là một trong những loại trái cây có mẫu mã và màu sắc đẹp, thành

phần dinh dưỡng cao, vị ngọt, ăn mát và bổ dưỡng nên rất được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước Thanh long là cây trồng đặc sản đang giữ một vị trí quan

trọng trong 11 loại trái cây ở nước ta mà Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

đã xác định, đứng thứ nhất trong ngành xuất khẩu của Việt Nam, đem lại hiệu quả kinh

tế cao và nâng cao thu nhập đáng kể cho nông dân Trong những năm qua, nhà nước

đã có những chủ trương thay đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, thay một phần lớn diện tích lúa bằng cây ăn quả có giá trị Bình Thuận là tỉnh đi đầu trong việc đưa cây thanh long vào trồng thay thế vùng đất trồng lúa có năng suất thấp và tận dụng đất nông nghiệp đến nay đã trồng được khoảng 15.000 ha

Thanh long Bình Thuận được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu chủ yếu sang các nước Châu Á, nhiều nhất là Đài Loan kế tiếp là Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Trung Quốc… và mới đây là mặt hàng được xuất khẩu qua thị trường Châu Âu, Hoa

Kỳ, New Zealand, Úc, Nhật Tuy nhiên việc mở rộng thị trường xuất khẩu cũng đồng nghĩa với yêu cầu khắc khe hơn về chất lượng, đối tượng kiểm dịch thực vật cũng như giá trị thương phẩm của trái thanh long từ phía nhập khẩu Hiện nay nước ta áp dụng các chương trình GAP (Good Agricuture Practice) như GLOBAL GAP, ASEAN GAP, Viet GAP nên vấn đề đối tượng kiểm dịch thực vật phần nào đã được kiểm soát và đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nhập khẩu Hiện nay, với việc áp dụng những tiến

Trang 13

2

bộ khoa học kỹ thuật, để điều chỉnh thanh long ra hoa trái vụ, làm tăng sản lượng, đồng nghĩa với việc sâu bệnh phát triển gây hại mạnh Trong đó bọ xòe là đối tượng gây hại mạnh khi cây ra hoa đến khi có trái, chúng gây hại bằng cách cắn phá các cành, nụ hoa và trái non làm ảnh hưởng đến khả năng đậu quả của thanh long, để lại các vết trầy sướt trên trái thanh long khi chín, ngoài ra các vết thương cơ giới còn tạo điều kiện cho nấm bệnh, vi khuẩn và kiến lửa gây hại làm mất năng suất, phẩm chất

của trái thanh long Nhưng những nghiên cứu về bọ xòe và bảo vệ thực vật trên thanh long trước sự gây hại của bọ xòe còn rất hạn chế

Để tìm hiểu về đối tượng gây hại này trên cây thanh long và phòng trừ chúng, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và hiệu lực

phòng trừ của một số loại nông dược lên bọ xòe Protaetia sp (Coleoptera: Scarabaeidae) trên thanh long tại Hàm Thuận Nam - Bình Thuận”

1.2 Mục đích của đề tài

Cung cấp các dữ liệu về bọ xòe cũng như một số loại nông dược phòng trừ bọ xòe hiệu quả, từ đó đề xuất các biện pháp phòng trừ bọ xòe hiệu quả nhằm bảo vệ năng suất cây thanh long

1.3 Yêu cầu của đề tài

- Theo dõi và ghi nhận diễn biến, mật số và tình hình gây hại của bọ xòe

Protaetia sp hại thanh long tại tỉnh Bình Thuận

- Quan sát, ghi nhận đặc điểm hình thái và sinh học ngoài đồng của bọ xòe

Protaetia sp gây hại cây thanh long

- Bố trí thí nghiệm để đánh giá hiệu quả phòng trừ bọ xòe Protaetia sp của một

số loại nông dược

1.4 Giới hạn đề tài

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012 tại huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận trên bọ xòe Protaetia sp (Coleoptera:

Scarabaeidae)

Trang 14

3

Chương 2

2.1 Giới thiệu về cây thanh long

2.1.1 Vị trí phân loại, nguồn gốc và sự phân bố

Theo Phạm Văn Duệ (2005), cây thanh long (Hylocereus undatus (Haw) Britt

Rose) thuộc:

Lớp hai lá mầm Dicotyledoneae

Phân lớp cẩm chướng Caryophyllidae

Bộ hoa cẩm chướng Caryophyllales

Họ thanh long ( tức họ xương rồng) Cactaceae

Cây thanh long (tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit) thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mêxico và Colombia (Nguyễn Văn Kế, 2006) Theo Vũ Công Hậu (1987), họ xương rồng có tới 250 loài đã được trồng để lấy trái Trong đó có 3 chi quan trọng nhất là Opuntin (xương rồng hình vợt),

Hylocereus và Lemairecereus, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc Mêhicô

Theo Đỗ Quốc Tuấn (2006), cây thanh long du nhập vào Việt Nam cách nay trên

100 năm bởi người Pháp, nhưng thanh long chỉ mới bắt đầu được sản xuất hàng hoá từ

những năm 1990 Hiện nay thanh long được trồng nhiều ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và xuất khẩu ra các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Lào, Nhật Bản, một số nước Châu Âu (EU), Nam

Mỹ, Canada

Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng thanh long tương đối tập trung trên quy mô thương mại với diện tích ước lượng 4.000 ha (1998), tập trung tại Bình Thuận 2.716 ha, phần còn lại là Long An, Tiền Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa và rải rác ở một số nơi khác (Nguyễn Văn Kế, 2006)

Trang 15

4

Theo Nguyễn Hữu Hoàng (2006), tại Việt Nam trong thời gian qua diện tích sản xuất thanh long không ngừng gia tăng Ngoài các tỉnh có thế mạnh về tập trung diện tích thanh long chuyên canh như Bình Thuận (5.380 ha), Tiền Giang (2.200 ha), Long

An (1.500 ha), hiện nay ở Tây Ninh cũng đang phát triển một diện tích thanh long đáng kể (110 ha)

Theo Obregon (1996), thanh long là loại trái cây nhập nội, thuộc họ xương rồng,

có nguồn gốc từ phía Tây bán cầu, được ghi nhận như là một loại trái cây phổ biến của người dân da đỏ (Azetec) trong nhiều tài liệu lịch sử của thế kỷ 13 Hiện nay trên thế

giới thanh long được trồng và tiêu thụ nhiều nơi như ở phía Nam Mêhico, các nước ở Trung Mỹ như Colombia, Nicaragua, Guatemala, Nam Mỹ và ở một số nước có thị phần xuất khẩu cao như Israel, Thái Lan, Malaysia Gần đây Trung Quốc và Đài Loan cũng đang nghiên cứu để trồng thanh long

Ngoài ra trên thế giới hiện nay các nước như: Thái Lan, Colombia, Israel, Malaysia, Mexico, Braxin, Nicaragua, Ecuador… đang phát triển về thanh long với

chất lượng và chủng loại đa dạng hơn thanh long Bình Thuận (Cục Thống Kê Bình Thuận, 2008)

2.1.2 Đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của cây thanh long

2.1.2.1 Đặc tính thực vật học

Theo tài liệu của Nguyễn Văn Kế (2006), Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa (2006), cây thanh long thuộc họ Xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng nhiều ở vùng nóng, chúng thích hợp hơn khi trồng ở các nơi có cường độ ánh sáng mạnh, co một số đặc tính thực vật sau:

Rễ: Thanh long có 2 loại rễ, rễ địa sinh phát triển từ phần lõi ở gốc hom Sau khi

đặt hom từ 10 – 20 ngày thì gốc hom xuất hiện các rễ tơ màu trắng, số lượng rễ tăng

dần và kích thước của chúng tăng dần theo tuổi cây, những rễ lớn đạt đường kính từ 1 – 2 cm Có nhiệm vụ bám vào đất và hút các chất dinh dưỡng để nuôi cây, phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt (0 - 15 cm) Rễ địa sinh xuất hiện trong tầng đất 0 – 30 cm Rễ khí

Trang 16

phần: bên ngoài là nhu mô chứa diệp lục, bên trong là lõi cứng hình trụ Cây quang

hợp theo hệ CAM (Crassulacean Acid Metabolism) Mỗi năm cây cho 3 – 4 đợt cành, trong mùa ra cành, khoảng cách giữa hai đợt ra cành là 40 - 50 ngày, số lượng cành tăng theo tuổi cây Cây 1 năm tuổi trung bình có khoảng 30 cành, 2 năm tuổi 70 cành,

3 năm tuổi 100 cành, 4 năm tuổi 130 cành, từ 5 năm tuổi trở đi duy trì khoảng 150 –

170 cành, chiều dài cành từ 80 – 100 cm

Hoa: Hoa thanh long thuộc loại hoa lưỡng tính, to, dài 25 - 35 cm, nhiều lá đài, cánh hoa, nhiều tiểu nhị và 1 nhụy cái dài 18 – 24 cm, đường kính 5 – 8 mm, cùng gắn chung vào 1 đế, nuốm nhụy chia làm nhiều nhánh Hoa nở vào ban đêm (20 – 23 giờ)

và đồng loạt Thời gian hoa nở đến tàn kéo dài độ 2 – 3 ngày, từ khi xuất hiện nụ đến hoa tàn độ 20 ngày và từ khi nở hoa đến khi quả chín độ 30 – 35 ngày Hoa xuất hiện

rộ nhất từ tháng 5 - 8 dương lịch, trung bình có 4 - 6 đợt ra hoa rộ mỗi năm

Quả: Quả thanh long là loại quả mọng, hình bầu dục có nhiều tai lá xanh (do

phiến hoa còn lại), đầu quả lõm sâu tạo thành một hốc Khi còn non quả có màu xanh, khi chín có màu đỏ hoặc đỏ hồng Thịt quả màu trắng cho đại đa số thanh long trồng ở

miền nam Việt Nam Một số ít giống có ruột vàng hoặc đỏ, xen những hạt đen như mè Kích thước quả dài phổ biến từ 12,5 – 16 cm, đường kính 10 – 13 cm, trọng lượng từ

300 -500 g Để đạt chuẩn xuất khẩu quả phải đồng đều, không lớn hoặc quá nhỏ, tai quả phải cứng màu xanh, vỏ quả bóng, màu đỏ đẹp, không có vết côn trùng cắn phá, đặt biệt không được nức vỏ, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Hạt: Mỗi quả có rất nhiều hạt nhỏ màu đen như hạt mè, nằm trong khối thịt quả

màu trắng Do hạt nhỏ và mềm nên khi ăn không phải bỏ hạt

Trang 17

6

2.1.2.2 Yêu cầu sinh thái

Khí hậu: Thanh long là cây có nguồn gốc vùng nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nên

được trồng ở những vùng nóng Một số loài chịu được nhiệt độ từ 50o

C tới 55o

C

nhưng nó không chịu được giá lạnh Chúng thích hợp khi trồng ở nơi có cường độ ánh sáng mạnh, vì thế nếu bị che nắng thân cây sẽ ốm yếu và lâu cho quả (Nguyễn văn kế, 2006)

Nhiệt độ: Thích hợp nhất cho thanh long phát triển từ 21 – 29O

C, tối đa không quá 40OC Đặc biệt thanh long rất yếu chịu lạnh, không chịu ẩm độ cao và mưa nhiều Thích hợp trồng ở vùng có lượng mưa trung bình và có mùa khô rõ rệt Thanh long ưa cường độ ánh sáng mạnh, nếu bị che nắng hoặc số giờ chiếu sáng ít thân cây nhỏ yếu

và chậm ra hoa (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006)

Nước: cây thanh long có tính chống chịu hạn nhưng không chịu úng Để cây phát

triển tốt, cho nhiều trái và trái to cần cung cấp đủ nước, nhất là trong thời kỳ phân hóa

mầm hoa, ra hoa và kết trái Nhu cấu về lượng mưa tốt nhất cho cây từ 800 – 2000 mm/năm, nếu thấp hơn hoặc vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng hoa và thối trái

Đất đai: Cây thanh long không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất như đất

xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (TP Hồ Chí Minh), đất đỏ (Đồng Nai), đất thịt

hoặc thịt pha cát (Tiền Giang, Long An) Đất phải có tầng canh tác dày từ 30 – 50 cm trở lên, thoát nước trong mùa mưa và đủ nguồn nước tưới mùa khô Độ pH thích hợp

từ 4 – 5 Ở Bình Thuận, cây thanh long cũng trồng nhiều trên nhiều loại đất khác nhau,

kể cả đất rửa trôi, bạc màu, đất trồng lúa 1 vụ… tuy vậy, thanh long vẫn phát triển tốt nếu được bón nhiều phân hữu cơ và lên líp để nâng cao tầng đất mặt và thoát nước mùa mưa (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006)

Trang 18

7

2.1.2.3 Yêu cầu dinh dưỡng:

Theo tài liệu Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa (2006), cũng giống như cây ăn quả khác, cây thanh long cần đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng

đa lượng NPK và các nguyên tố trung – vi lượng như Canxi (Ca), Magiê (Mg), Sắt (Fe), Đồng (Cu)

Trong thời gian mới trồng và giai đoạn tạo cành, cây thanh long cần nhiều đạm (N) và lân (P) để giúp cây phát triển bộ rễ và thân cành, cây khỏe mạnh, xanh tốt, sớm cho quả Thiếu đạm và lân cây cằn cỗi, cành nhỏ và ngắn, chuyển sang màu xanh vàng nhạt Ngược lại nếu thừa đạm thì cành vươn dài, mềm yếu, chống chịu sâu bệnh kém, kéo dài thời gian sinh trưởng nên cây chậm ra hoa

Kali (K) làm cho cây cứng rắn, tăng sức chống hạn, sớm ra quả, quả to và chất lượng tốt Để tạo quả rãi vụ, kali cùng với lân làm tăng tỉ lệ đậu hoa, đậu quả Thiếu kali cây mềm yếu, cành chuyển màu vàng, có các vệt nâu, dễ bị sâu bệnh phá hại

Các nguyên tố trung – vi lượng rất cần cho cây thanh long để đạt năng suất cao, chất lượng tốt, có trong các loại phân hữu cơ và phân bón lá

2.1.2.4 Giá tr ị dinh dưỡng

Theo Wanda (2001), thanh long là một sản phẩm mới được phổ biến gần đây, có nguồn gốc từ châu Mỹ và được mang đến Okinawa cách đây nhiều năm Thực tế thanh long là một loại xương rồng, trái có dạng hơi tròn, đường kính trung bình 13 cm, vỏ có màu đỏ tía, chứa nhiều vitamin C, nước và chất xơ nên rất có hiệu quả cho việc ăn kiêng (trích dẫn bởi Lê Thị Điểu, 2007)

Về chất lượng trái thanh long có những đặc điểm chung như: nghèo năng lượng, nhiều vi lượng, vì vậy trái thanh long có tác dụng chống lão hóa Thanh long là trái cây

có chất lượng rất phù hợp với người có tuổi và người béo phì (bảng 2.1; 2.2)

Trang 19

8

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của trái thanh long (100 g thịt quả)

(Ngu ồn: Viện Công Nghệ Thực Phẩm Singapore)

Trang 20

đỏ ruột đỏ được trồng phổ biến ở Nicaragua và Guatemala có thị trường lớn ở Châu

Âu và Châu Mỹ

Theo Mizrahi và ctv (1997), thanh long thường được trồng thương phẩm với các

giống khác nhau là: thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus) và thanh long ruột đỏ

Trang 21

10

hay tím (Hylocereus costaricensis) được trồng ở Nicaragua và Guatemala và thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus) được trồng ở Israel Giống thanh long vàng

(Hylocereus undatus) được trồng ở Mexico và Châu Mỹ La Tinh và một giống thanh

long vàng khác (Selenicereus magalani) có nguồn gốc Trung và Nam Mỹ, được trồng với diện tích giới hạn tại Colombia, quả được xuất khẩu sang Châu Âu và Canada

2.1.3.2 Trong nước

Mặc dù thanh long đã được người Pháp đưa vào trồng ở nước ta cách nay trên

100 năm, tuy nhiên cho đến nay trên thị trường thanh long trong nước và xuất khẩu

của Việt Nam chỉ phổ biến một giống thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus) Gần

đây Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam đã lai tạo thành công giống thanh long vỏ

đỏ ruột tím có tên là TLRĐ - Long Định 1, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống tạm thời và cho phép đưa vào sản xuất tại các tỉnh phía Nam Theo Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, thanh long Việt Nam chỉ có một loài duy nhất, đó là loài Hylocereus undatus (Haworth) Britton& Rose, thuộc họ xương rồng Cactaceae Hiện nay ở các tỉnh Phía Nam nước ta, thanh long được trồng

phổ biến với giống thanh long ruột trắng (thường gọi là thanh long Bình Thuận và thanh long Chợ Gạo – Tiền Giang) Thanh long ruột trắng có tỷ lệ thụ phấn cao và thường có hai dạng quả: quả dài và quả tròn Theo kinh nghiệm của nông dân thì dạng

quả tròn đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

Theo Trần Thị Oanh Yến (2006), hiện nay tại Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam có nguồn quỹ gen khá phong phú Trong nước đã thu thập được giống thanh long vỏ xanh có ưu điểm là trái to, hạt nhỏ, tuy nhiên vỏ xanh bóng và ửng đỏ khi chín và năng suất thấp Bộ giống nhập nội có giống thanh long ruột đỏ nhập từ Thái Lan, Đài Loan, Réunion - Pháp, Mỹ; giống thanh long ruột tím và giống thanh long vỏ vàng nhập từ Mỹ (các giống nhập từ Mỹ do ông Nguyễn Văn Út, Việt kiều Mỹ mang về) Bộ giống này đang được khảo sát và sử dụng làm nguồn gen cho công tác chọn tạo giống

Trang 22

11

Theo Đoàn Hữu Tiến và Tạ Minh Tuấn (2000), thanh long ruột trắng Hylocereus

undantus là loại giống trồng phổ biến tại Bình Thuận , Tiền Giang và Long An Đây cũng là giống tiêu thụ phổ biến trên thị trường nội địa và xuất khẩu có thịt trắng, chắc, khá ngọt, ít chua, năng suất cao, phẩm chất ngon, trọng lượng trung bình từ 200 -500

g Thanh long ruột đỏ Hylocereus polyrhizus là giống nhập nội, sinh trưởng mạnh, trái hơi dài, kích thước trái trung bình, vỏ có nhiều tai, thịt trái có màu trắng ngà hơi vàng,

hạt nhiều, to, có màu đen, năng suất thấp (được trích bởi Trần Thị Việt hà, 2004)

2.1.4 Tình hình xuất khẩu thanh long ở Việt Nam và định hướng phát triển

Sản phẩm thanh long chủ yếu là cho thị trường xuất khẩu, thanh long tiêu thụ trong nước chỉ chiếm khoảng 10-20% Thị trường xuất khẩu thanh long phát triển nhanh trong thập niên qua Trung Quốc và Hồng Kông là hai hướng chính xuất khẩu thanh long và đang có hoạt động xuất khẩu thanh long ra hàng chục nước trên thế giới Với lợi thế nhà cung cấp thanh long lớn nhất cho thị trường, chất lượng tốt, ưu thế về

giữ trái tươi lâu, thanh long trở thành loại trái cây có vị trí xuất khẩu quan trọng bậc

nhất so với các cây ăn trái khác của cả nước Trong khi diện tích thanh long chỉ chiếm trên 1% tổng diện tích cây ăn trái của cả nước nhưng lại chiếm đến 9% tổng sản lượng trái cây xuất khẩu Bộ Công Thương xác định, thanh long là 1 trong 40 mặt hàng nông sản trọng điểm xuất khẩu của nước ta hiện tại và tương lai

Theo số liệu thu thập được từ Sở Thương Mai và Du Lịch tỉnh Bình Thuận, tính đến tháng 9/2007 riêng ở Bình Thuận do Cục Hải Quan Bình Thuận làm thủ tục thì thanh long xuất khẩu đến 12 quốc gia và lãnh thổ Chỉ trong vòng 3 năm sản lượng và giá trị xuất khẩu tăng gần gấp đôi, trung bình tăng gần 30% mỗi năm Trong năm

2006, các doanh nghiệp trong tỉnh xuất khẩu khoảng 25.500 tấn với tổng giá trị 13,5 triệu USD với giá bình quân 8,5 triệu đồng/tấn Các quốc gia nhập khẩu thanh long lớn

nhất là Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan và Singapore Riêng Châu Âu thì Hà Lan là nước nhập khẩu nhiều nhất

Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu phát triển thanh long tỉnh Bình Thuận,

kế hoạch tỉnh giao diện tích trồng mới trong năm 2007 là 700 ha, nhưng đến tháng 11/2007 diện tích trồng mới toàn tỉnh đã là 2.721 ha nâng tổng diện tích toàn tỉnh đến

Trang 23

12

thời điểm này khoảng hơn 9.500 ha Như vậy kế hoạch 10.000 ha vào năm 2010 chắc chắn sẽ hoàn thành vào đầu năm 2008 (Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu phát triển thanh long tỉnh Bình Thuận tại hội thảo về bóng đèn compact tại Trung Tâm SEDEC, ngày tháng 11/2007)

Để đạt chuẩn xuất khẩu quả phải đồng đều, không lớn hoặc quá nhỏ, tai quả phải

cứng màu xanh, vở quả bóng, màu đỏ đẹp, không có vết côn trùng cắn phá, đặt biệt không được nức vỏ, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Nguyễn Mạnh Chinh

và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006)

Thành phần nấm bệnh, côn trùng trên trái thanh long chỉ có ruồi đục trái là đối

tượng kiểm dịch thực vật của phần lớn các nước trên thế giới, muốn xuất khẩu thanh long sang các thị trường mới bắt buộc phải xử lý thanh long theo phương pháp kiểm

dịch thực vật (Trần Thị Việt Hà, 2004)

Theo Võ Hữu Thoại và Nguyễn Minh Châu (1999), trong những năm gần đây, thanh long được xuất khẩu ở dạng trái tươi sang các nước ngày càng tăng Cùng với sự đầu tư của nông dân, thanh long đã trở thành một trong những loại cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao Lợi tuất của việc trồng thanh long gia tăng đã kích thích người nông dân mạnh dạn đầu tư trồng với quy mô thương mại Vì vậy cần có chính sách để phát triển toàn diện cây thanh long, nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, là cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay

Theo Dương Hoa Xô (2006), ông Steve Humphreys, một chuyên gia nghiên cứu quãng bá trái cây nhiệt đới tại thị trường Châu Âu cho rằng tại Châu Âu, thanh long Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng và có nhiều cơ hội mở rộng thị trường ở đây, nhưng để làm được điều đó, Việt Nam cần nâng cao chất lượng quả Ngoài ra hiện nay trên thị trường EU, chủng loại thanh long được bày bán khá đa dạng Ngoài thanh long vỏ đỏ ruột trắng được trồng ở Việt Nam và Thái Lan, giống vỏ đỏ ruột đỏ được trồng ở Israel và Malaysia, còn có giống vỏ vàng ruột trắng, vỏ đỏ ruột tím Do

đó để giữ vững thị phần xuất khẩu mặt hàng thanh long vào EU, Việt Nam cần đa dạng

sản phẩm Mặt khác, do nhu cầu xuất khẩu thanh long ngày càng lớn nên việc nâng

Trang 24

13

cao chất lượng thanh long đòi hỏi phải có quy trình canh tác tốt, nghiêm ngặt theo hướng GAP (Good Agriculture Practice)

Tiêu chuẩn quả thanh long xuất khẩu:

Theo Phân Viện Cơ Điện Nông Nghiệp và Công Nghệ sau Thu Hoạch (2006)

Chất lượng quả thanh long thương mại là do màu sắc và hình dáng hấp dẫn của quả thanh long Do vậy, để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quả thanh long cần đạt các tiêu chuẩn

sau:

- Tùy trọng lượng quả : Tùy thị trường nhập khẩu :

+ Thị trường châu Âu : 250-300g/quả

+ Thị trường Trung Quốc : 400-600g/quả

+ Thị trường Singapore : 300-500g/quả

+ Thị trường Hồng Kông : > 400g/quả

- Quả không bị vết nấm hay côn trùng gây hại

- Quả sạch, dạng hình đẹp, vỏ có màu đỏ đều trên 70% diện tích quả và láng, khoang mũi không sâu quá 1cm và quả không có mũi nào lồi lên

- Tai thẳng, cứng, xanh và dài trên 1,5cm (đối với thị trường Trung Quốc tai quả dài càng tốt )

- Thịt quả có màu trắng và cứng hột màu đen

- Quả không có vết tổn thương cơ giới hay chỗ bị thâm và không có đốm xanh hay vết cháy do nắng hay do phun thuốc hóa học

2.2 Tình hình sâu bệnh trên thanh long

2.2.1 Ngoài nước

Do trước nay thanh long vốn là loại cây ít bị sâu bệnh nên tài liệu nước ngoài viết

về sâu bệnh hại trên cây thanh long còn rất hạn chế Theo Narong Chomchalow (1998), cây thanh long dường như không mẫn cảm với sâu bệnh, chỉ có một ít loài xuất

Trang 25

14

hiện như rầy mềm (Pentalonia nigronervosa), rệp sáp (Pseudococcus brevipes) và các

loài kiến (Solenopsis geminata, Iriidomyrmex humilis và Pheidole megacephala) và có

thể dễ dàng kiểm soát bằng các loại thuốc trừ sâu thông thường Bệnh thối cành

(Phytopthora sp.) và th ối rễ (Fusarium sp., Alternaria sp.) là 2 bệnh chính có thể kiểm

soát bởi các loại thuốc trừ nấm (được trích bởi Lê Thị Điểu, 2007)

2.2.2 Trong nước

Theo Nguyễn Văn Hòa (2006), thanh long là một loại cây ăn trái đặc sản của

Việt Nam, rất ít nhiễm các loại sâu bệnh hại khi so sánh với những loại cây trồng khác Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thanh long là một trong những cây ăn trái có nhu cầu lớn đối với việc xuất khẩu trái tươi và mang lại hiệu quả kinh tế cao Cho nên nông dân ngày càng đầu tư thâm canh cao, do đó cũng đã xuất hiện nhiều loài côn trùng và

bệnh gây hại trên cây thanh long từ giai đoạn trồng đến khi thu hoạch

Trên cây thanh long có một số loại sâu hại như kiến, bọ xít, ruồi vàng và một số

bệnh hại như bệnh thối đầu cành, bệnh đốm nâu trên thân cành, bệnh nám cành (Nguyễn Văn Kế, 2006)

Theo Đỗ Quốc Tấn, (2006), các loài côn trùng gây hại trên cây thanh long có ruồi đục trái, ngâu, câu cấu xanh lớn, kiến, rầy mềm và một số bệnh hại như bệnh thối đầu cành, bệnh đốm nâu, bệnh nám cành, bệnh bồ hóng, bệnh thán thư và bệnh thối bẹ Các loài sâu hại tập trung ở 6 bộ côn trùng với tổng cộng là 19 họ, trong đó có 13 loài thuộc 5 họ của bộ Hemiptera, 10 loài thuộc 8 họ của bộ Homoptera, 6 loài thuộc 1

họ của bộ Diptera, 13 loài thuộc 1 họ của bộ Hymenoptera, 8 loài thuộc 3 họ của bộ Lepidoptera và 2 loài thuộc 1 họ của bộ Coleoptera (Lê Thị Điểu và Nguyễn Văn

Trang 26

Bactrocera dorsalis Hendel, b ọ cánh cứng (bọ xòe đen) Protaetia sp và một số loài

Theo Nguyễn Khánh Ngọc và ctv (2004), trên thanh long có một số loại bệnh

như bệnh thán thư, bệnh thối bẹ, bệnh rám cành, bệnh đốm nâu, bệnh đốm đen, bệnh ghẻ và bệnh đốm vòng

Theo Nguyễn Khánh Ngọc và ctv (2004), Kết quả điều tra tại Long An, Tiền Giang, Bình Thuận đã ghi nhận được 10 loại bệnh gây hại trên thanh long ruột trắng,

trong đó bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides là bệnh phổ biến nhất

và khá quan trọng Bệnh thán thư gây hại trên cả cành, hoa và trái Đặc biệt là bệnh trên trái làm thối trái trầm trọng ở giai đoạn sau thu hoạch Ngoài ra trên trái còn ghi nhận được hiện tượng thối trái do nấm Fusarium sp khá phổ biến vào giai đoạn trái

sắp chín và còn ở trên cây

2.2.2.1 Đặc điểm và cách gây hại của một số loài sâu hại trên cây thanh long

Kiến lửa Solenopsis geminata Fabricius (Họ Formicidae, Bộ Hymenoptera): kiến

có màu nâu đỏ, chiều dài thân khoảng 3 mm Gây hại rất phổ biến trên vườn thanh long, bằng cách đục phá cành non trên các vườn cây lâu năm và đục phá cả phần gốc, làm hư hom giống và các cành thanh long non Gây hại quan trọng vào mùa mưa, khi

Trang 27

16

cây có nhiều đọt non và vào giai đoạn hình thành các nụ hoa Kiến chúa đẻ trứng dưới đất, trên những mô đất cao, không ngập nước (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng

Nghĩa, 2006)

Kiến riện Cardiocondyla wroughtonii (Họ Formicidae, Bộ Hymenoptera): Theo

Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), thành trùng màu nâu đen, dài khoảng 2 - 3 mm, gây hại

bằng cách đục phá nụ, trái non và chín làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm Loài này thường trú ẩn và sinh sản ở các cành cây khô và vỏ của các trụ cây

Bọ xòe (ngâu) Protaetia sp Sâu trưởng thành là loại bọ cánh cứng màu nâu đen

bóng, dài 16 – 18 mm rải rác trên ngực trên cánh có những mảng lông màu trắng vàng, mịn, rất đặc trưng, chân cũng có nhiều lông Bọ trưởng thành đẻ trứng và sâu non sống trong đất ăn chất hữu cơ hoai mục nát Tác hại là do bọ trưởng thành đục phá cành và nụ hoa Có thể phát hiện nhiều con cùng phá trên một cành Các vết đục còn tạo điều kiện cho kiến lửa xâm nhập gây hại (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006)

Bọ xít (Bộ Hemiptera) Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và Lê Quốc Điền (1997),

trong quá trình điều tra đã ghi nhận được sự đẻ trứng của bọ xít Mictis longicornis trên cành thanh long, nhưng các trứng này sau đó bị ký sinh nên chưa ghi nhận được khả

năng gây hại của bọ xít

Bọ xít gây hại trên thanh long từ khi có nụ hoa đến khi hình thành trái Bọ xít gây

hại bằng cách chích hút nhựa, để lại những vết chích rất nhỏ, khi quả chín, nơi các vết chích sẽ xuất hiện các đốm đen, làm trái mất giá trị thương phẩm khi xuất khẩu (Nguyễn Văn Kế, 2006)

Câu cấu xanh Hypomeces squamosus (Họ Curculionidae, Bộ Coleoptera): Theo

(Đỗ Quốc Tấn (2006), trưởng thành là bọ cánh cứng, hình bầu dục, dài 7 - 10 mm, màu xanh vàng óng ánh, đầu kéo dài như một cái vòi Trứng có hình bầu dục, dài 1

mm, màu trắng ngà Sâu non trắng sửa, mình hơi cong, không có chân, đầu màu nâu,

Trang 28

17

đẫy sức dài 12 - 15 mm Nhộng màu trắng ngà, dài 10 mm Câu cấu xanh phát sinh

quanh năm, phá hại nhiều loại cây như thanh long, cam quít, xoài, nhãn, chôm chôm, bông vải, chè, đậu bắp Bọ trưởng thành ban ngày ẩn trong đám lá hoặc dưới đất trong

hốc cây Hoạt động mạnh vào chập tối và sáng sớm Sức bay yếu và có tính giả chết, khi bị động thì lẫn trốn hoặc rơi xuống đất, đẻ trứng rãi rác từng quả trên mặt đất quanh gốc cây Ấu trùng sống trong đất ăn chất hữu cơ mục nát và rễ cây, hoá nhộng

trong đất Vòng đời trung bình 50 - 60 ngày, trưởng thành có thể sống và phá hại hàng

tháng, ban đêm bay ra cắn chồi non, tạo thành những vết lõm nham nhỡ hoặc lỗ thủng

và rụng hoa

Rầy mềm (Rệp muội) Aphis sp (Họ Aphididae, Bộ Homoptera): Theo Đỗ Quốc

Tấn (2006), cơ thể rầy trưởng thành và rầy non rất nhỏ, dài khoảng 1 mm, hình quả lê,

trần trụi, mềm, màu vàng nhạt đến xanh đen Rầy trưởng thành có 2 dạng: dạng có cánh và dạng không cánh Rầy có cánh có khả năng di chuyển xa và thường phát sinh khi mật số tăng cao hoặc vào cuối vụ cây trồng Rầy sinh sản theo 2 cách là sinh sản đơn tính đẻ trực tiếp ra con và sinh sản lưỡng tính bằng cách giao phối Một rệp cái có thể đẻ 30 - 50 con làm mật số tăng nhanh Rầy thường bám trên nụ và hoa, chích hút

nhựa làm nụ phát triển kém và hoa có thể rụng, đặc biệt khi có rầy hiện diện, nấm bồ hóng (muội đen) sẽ phát triển làm trái xấu xí, mất giá trị thương phẩm

Ruồi đục quả Bactrocera dorsalis (Họ Tephritidae, Bộ Diptera): Ruồi trưởng

thành có hình dạng giống ruồi nhà nhưng nhỏ hơn, thân dài 5 – 6 mm, màu nâu đỏ

Ngực có 3 vệt trắng xếp thành hình chữ U, bụng có 2 vệt đen hình chữ T, cánh trong suốt Con cái cuối bụng có ống đẻ trứng dài và nhọn ruồi non dạng dòi, đẫy sức dài 6 – 8 mm, không có chân, màu vàng nhạt, miệng có móc cứng ruổi trưởng thành gây hại bằng cách đùng ống đẻ trứng chọc sâu vào vỏ quả khoảng 5 mm rồi đẻ một chùm 5 –

10 trứng vào đó Dòi nở ra đục ăn trong quả làm quả bị thối từng phần, khi đẫy sức dòi chui ra khỏi quả rơi xuống đất hóa nhộng (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006)

Theo Drew và Roming (1996), trưởng thành B dorsalis là một loài ruồi màu nâu,

mặt phía trước, có 2 đốm đen trên mặt, đầu hình bán cầu Trên ngực giữa có 3 vệt vàng

Trang 29

2.2.2.2 Đặc điểm một số bệnh hại trên cây thanh long

Bệnh thối nâu cành (bệnh đốm nâu) do nấm Gloeosporium agaves gây ra

Triệu chứng của vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, sau lớn lên tạo thành đốm tròn như mắt cua, màu nâu, xung quang viền nâu đậm vết bệnh nằm rải rác hoặc tập trung thành vệt dài theo dọc thân, cành Trên vế bệnh già có nhiều chấm đen nhỏ là các ổ bào tử nấm (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Minh Châu, 2006)

Theo Nguyễn Khánh Ngọc và ctv (2004), bệnh đốm nâu: (Glocosporium

agaves) và b ệnh đốm đen (Ascochyta sp.): thường gặp trên cành, bệnh xuất hiện rãi rác

trong năm và không gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây Tuy nhiên nếu bệnh xuất hiện nhiều, các vết bệnh có thể liên kết với nhau làm hư lớp biểu bì và cành cây như bị dộp,

có khi cành bị hư hại chỉ còn lại phần lõi bên trong

Bệnh thối đầu cành do nấm Alternaria sp gây ra Vết bệnh xuất hiện trân đầu

cành, lúc đầu là đốm nhỏ tròn màu vàng, sau lan rộng ra làm cả phần ngọn cành có màu vàng và thối, vết thối sũng nước (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Minh Châu, 2006)

Theo Nguyễn Khánh Ngọc và ctv (2004), bệnh thối bẹ: thân cành bị thối mềm

và có màu vàng nâu, vết thối thường bắt đầu từ trên ngọn trở xuống, phân lập từ vết

bệnh ghi nhận được hai loại nấm ký sinh là Alternaria sp và Fusarium sp ngoài ra

cũng ghi nhận được có vi khuẩn ở vùng bệnh

Bệnh nám cành do nấm Marsonina agaves gây ra Trên thân và cành vết bệnh

lúc đầu nhỏ, hình tròn, màu nâu nhạt về sau vết bệnh lớn lên, không có hình dạng rõ rệt, tạo thành một lớp màng mỏng màu xám tro hơi nhám, trên đó có nhiều hạt nhỏ màu đen là các ổ bào tử nấm (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Minh Châu, 2006)

Trang 30

19

Theo Nguyễn Khánh Ngọc và ctv (2004), bệnh rám cành: trên thân cành xuất hiện các đốm vàng sau chuyển sang màu nâu rồi thối, vết bệnh thường xuất hiện từ

giữa cành Bệnh này do nấm Marssonina agaves và Sphaceloma sp tấn công gây hại

Bệnh ghẻ và bệnh đốm vòng Theo Nguyễn Khánh Ngọc và ctv (2004), chưa

xác định được tác nhân, tuy nhiên bệnh ít phổ biến và không gây hại đáng kể cho cây thanh long

Như vậy, nhìn chung cho đến nay những nghiên cứu và các tài liệu trong và ngoài nước viết về sâu bệnh hại trên cây thanh long nói chung và bọ xòe (ngâu) vẫn còn hạn chế

2.3 Tình hình nghiên cứu bọ xòe Protaetia sp trên cây thanh long

2.3.1 Ngoài nước

Do trước nay thanh long vốn là loại cây ít bị sâu bệnh nên tài liệu nước ngoài viết

về sâu bệnh hại trên cây thanh long nói chung và bọ xòe Protaetia sp nói riêng còn rất

hạn chế

2.3.2 Trong nước

Bọ xòe (ngâu): Theo Lê Quang Khải (2009),

Tên Khoa học: Protaetia sp

Họ: Scarabaeidae

Bộ: Coleoptera

* Đặc điểm hình thái

Cơ thể màu nâu đen, bóng Cơ thẻ có các mảng màu trắng nằm rải rác trên ngực

và cánh, Chân có nhiều lông, scutellum thon, dài khoảng 2 mm Trưởng thành cái lớn hơn trưởng thành đực Kích thước con cái là 18 x 10 mm, con đực là 16 x 8,5 mm

Trang 31

20

* Đặc điểm gây hại

Bọ cánh cứng thường tập trung gây hại ở phần vỏ và tai quả gây vết thương cơ

giới tạo điều kiện cho nấm bệnh và vi khuẩn gây hại làm giảm năng suất và phẩm chất

của quả Khi gây hại chúng thường xuyên thành từng đám, mỗi đám 3-5 con

* Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng, phát quang bụi rậm, cỏ dại

- Trưởng thành có kích thước khá lớn, dễ phát hiện nên có thể bắt bằng tay và tiêu hủy

- Biện pháp hoá học: Có thể dùng các loại thuốc hóa học nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn như Tiper Alpha, Fastac để phun

Bọ xòe (con ngâu) Protaetia sp Sâu trưởng thành là loại bọ cánh cứng màu nâu

đen bóng, dài 16 – 18 mm rải rác trên ngực trên cánh có những mảng lông màu trắng vàng, mịn, rất đặc trưng, chân cũng có nhiều lông Bọ trưởng thành đẻ trứng và sâu non sống trong đất ăn chất hữu cơ hoai mục nát Tác hại là do bọ trưởng thành đục phá cành và nụ hoa Có thể phát hiện nhiều con cùng phá trên một cành Các vết đục còn

tạo điều kiện cho kiến lửa xâm nhập gây hại (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006)

Theo Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000 Thành trùng bọ xòe (ngâu) là một loài bọ cánh

cứng, màu nâu đen, rất bóng Rải rác trên ngực và cánh, đặc biệt là trên cánh (cách scutellum khoảng 1,2 - 2 mm) có các mảng màu trắng (cấu tạo bởi những lông màu trắng vàng, rất nhỏ mịn như nhung) rất đặc trưng Chân có nhiều lông, scutellum thon, dài khoảng 2 mm Thành trùng cái lớn hơn thành trùng đực Kích thước con cái là 18 x

10 mm, con đực là 16 x 8,5 mm Ấu trùng họ phụ Cetoniinae màu trắng sữa, có 3 đôi chân, thường sống trong đất, trên những chất hữu cơ mục nát và không gây hại cho cây

trồng Thành trùng gây hại bằng cách đục phá cành non, cành già và cả nụ hoa làm ảnh

hưởng đến sự đậu trái, các vết đục còn tạo điều kiện cho kiến lửa xâm nhập và tấn

Trang 32

21

công Trong điều kiện tự nhiên có thể phát hiện nhiều con (3 - 5 con) trên một cành Mật số ngâu thường cao trên những vườn 4 - 5 tuổi và thiệt hại cao nhất vào lúc cây thanh long sắp trổ hoa và lúc hoa còn nhỏ

2.4 Đặc điểm một số loại thuốc thí nghiệm

(1) Abamectin

Tên thương mại: Brightin 1.8EC Tên hóa học: Abamectin là hỗn hợp của 2 loại hợp chất Avermectin B1a (80%) và B1b (20%)

Tính chất: Thuốc được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm Streptomyces

avermitilis Nguyên chất dạng bột rắn, màu vàng nhạt, điểm nóng chảy 150 – 155o

C, tan ít trong nước (0,01 mg/l), tan trong nhiều dung môi hữu cơ

Nhóm độc II, LD50 qua miệng 300 mg/kg, LD50 qua da > 1800 mg/kg, dễ kích thích da và mắt, tương đối độc với cá, ít độc với ong Mau phân hủy trong môi trường TGCL 5 – 7 ngày

Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, vị độc Phổ tác dụng tương đối rộng

Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu miệng nhai, sâu chích hút và nhện hại lúa, rau, dưa, đậu, cây ăn quả, cây công nghiệp

Liều lượng sử dụng trừ sâu 10 – 20g a.i/ha, trừ nhện từ 15 – 25g a.i/ha Chế phẩm Vertimec 1,8 EC dùng từ 0,6 – 1,2 l/ha, pha nước với nồng độ 0,15 – 0,3% phun đẫm lên cây

Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác

Trang 33

22

Tính chất: nguyên chất là chất rắn màu nâu, điểm nóng chảy 217o

C Ở 20o

C tan trong nước 270 mg/l, trong ethanol 2250 mg/l trong hexan < 1 mg/l

Nhóm độc IV, LD50 qua miệng > 5000 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg Ít độc

với ong và cá TGCL 7 ngày

Tác động tiếp xúc, vị độc, có khả năng nội hấp chủ yếu dùng phòng trừ các sâu chích hút như rầy, rệp bọ trĩ cho nhiều cho nhiều loại cây trồng

Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với các thuốc trừ sâu bệnh khác

Nhóm độc II, LD50 qua miệng 450 mg/kg, LD50 qua da > 5000 mg/kg Ít độc với cá, độc với ong TGCL 14 ngày

Trang 34

23

Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng rắn, màu nâu sáng, trọng lượng riêng 0,47 g/cm3(20oC), mùi hôi nhẹ Điểm nóng chảy 139oC, tan trong nước (4,1 g/l ở 25oC), tan trong nhiều dung môi hữu cơ như methanol (10 g/l), acetone (42g/l), acetronitrile (78 g/l)

Nhóm độc II, LD50 qua miệng 1563 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg ít độc

với cá (LC50 > 100 ppm) và ong TGCL 7 – 14 ngày

Tác động vị độc và tiếp xúc, khả năng nội hấp mạnh Phổ tác dụng rộng, phòng được nhiều loại sâu ăn lá và chích hút cho nhiều cây trồng

Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác

Trang 35

24

Chương 3

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Thời gian nghiên cứu

Thực hiện đề tài từ 1/3/2012 đến 30/6/2012

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, hình thái được tiến hành điều tra và quan sát ghi

nhận ngoài đồng tại huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận

- Nghiên cứu ngoài đồng về khảo nghiệm thuốc được tiến hành tại trang trại thanh long Ngọc Hân trong huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận

3.2 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Bọ xòe Protaetia sp

Các loại nông dược

3.2.2 Vật liệu nghiên cứu

- Vật liệu thu mẫu: vợt, kính lúp cầm tay, dao, kéo, túi nylon, dây thun, hộp nhựa, lồng nuôi, dung dịch ngâm giữ mẫu: formol 5%, cồn 700

- Phương tiện ghi nhận: máy ảnh kỹ thuật số, viết, sổ, kính lúp

- Vật liệu cho thực nghiệm ngoài đồng: Bình xịt, khẩu trang, găng tay, kính đeo

- Thanh long và các loại nông dược: Thiamax 25WDG (Thiamethoxam), Miretox 10WP (Imidacloprid), Gepa 50WG (Pymetrozine) và Brightin 1.8EC (Abamectin)

Trang 36

25

3.3 Đặc điểm khí hậu thời tiết khu vực thí nghiệm khu vực thí nghiệm

Trong 6 tháng đầu năm 2012 nhiệt độ trung bình là 27,2 OC nhiệt độ thấp nhất ở tháng

1 là 25,7 OC và cao nhất ở tháng 4 và tháng 5 là 28 O

C Ẩm độ trung bình 6 tháng đầu năm là 80,2%, cao nhất ở tháng 5 là 84% và thấp nhất tháng 3 là 76% Tổng số giờ nắng cao nhất ở tháng 4 là 290 giờ và thấp nhất ở tháng 1 là 217 giờ, số giờ nắng trung bình trong 6 tháng đầu năm 2012 là 250,5 giờ (đồ thị 3.1) Lượng mưa trung bình 6 tháng đầu năm 2012 là 56,8 mm, cao nhất ở tháng 4 là 133,8 mm, đỉnh điểm là trong cơn bão số 1 đầu tháng 4 và thấp nhất là tháng 1 là 4,7 mm (đồ thị 3.2)

Đồ thị 3.1 Nhiệt độ, ẩm độ và số giờ nắng tại tỉnh Bình Thuận từ tháng 1 đến tháng 6

năm 2012

(Nguồn Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn Phan Thiết – Bình Thuận)

Trang 37

Đồ thị 3.2 Lương mưa tại tỉnh Bình Thuận từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2012

(Nguồn Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn Phan Thiết – Bình Thuận)

3.4 N ội dung nghiên cứu

- Điều tra diễn biến, mật số và tình hình gây hại của bọ xòe Protaetia sp hại

thanh long tại Hàm Thuận Nam - Bình Thuận

- Tìm hiểu đặc điểm hình thái và sinh học của bọ xòe Protaetia sp gây hại thanh

long tại Hàm Thuận Nam - Bình Thuận

- Khảo sát hiệu lực một số loại thuốc phòng trừ bọ xòe Protaetia sp gây hại trên

cây thanh long tại Hàm Thuận Nam - Bình Thuận

Trang 38

27

3.5 Phương pháp nghiên cứu

3.5.1 Điều tra diễn biến, mật số và tình hình gây hại của bọ xòe Protaetia sp hại thanh long tại huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận

* Phương pháp điều tra

Phương pháp điều tra được tiến hành theo Nguyễn Công Thuật, (1997) “Nội dung và phương pháp điều tra cơ bản sâu hại cây ăn quả” Trong huyện chọn 4 xã có diện tích trồng thanh long nhiều và tập trung Mỗi xã điều tra một vườn có diện tích trên 1.000 m2 đại diện cho xã, trên mỗi vườn chọn 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm điều tra 2 trụ Trên mỗi trụ quan sát các cành non có tuổi nhỏ hơn 45 ngày và quan sát tất cả các hoa, trái có trên trụ Quan sát để theo dõi thời gian xuất hiện và gây

hại của bọ xòe

Định kỳ 7 ngày/lần từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012, đồng thời cũng tiến hành điều tra bổ sung thêm ở một số vườn ở các thời điểm khác khi cần thiết

• Ch ỉ tiêu theo dõi

- Mật số bọ xòe (MSBX) được tính theo công thức:

MSBX (con/trụ) = tổng số bọ xòe ở các trụ điều tra/tổng số trụ điều tra

- Tỉ lệ hại (TLH) được tính theo công thức:

TLH (%) = (số trụ, cành, hoa, trái bị hại/Tổng số trụ, cành, hoa, trái điều tra) x

100

Trang 39

28

3.5.2 Tìm hiểu đặc điểm hình thái và sinh học của bọ xòe Protaetia sp gây hại

thanh long tại Hàm Thuận Nam - Bình Thuận

3.5.2.1 Đặc điểm hình thái bọ xòe Protaetia sp

• Phương pháp thực hiện

Đặc điểm hình thái thực hiện bằng phương pháp thu thập thành trùng bọ xòe

Protaetia sp bằng tay hoặc bằng vợt cho vào lọ đựng côn trùng đem về quan sát ghi

nhận đặc điểm hình thái của thành trùng bọ xòe Protaetia sp

• Ch ỉ tiêu theo dõi

Đặc điểm hình thái của thành trùng bọ xòe

3.5.2.2 Đặc điểm sinh học ngoài đồng của bọ xòe Protaetia sp

• Phương pháp thực hiện

Đặc điểm sinh học, sinh thái ngoài đồng được xác định bằng phương pháp quan sát ghi nhận ngoài đồng: Trong huyện chọn 2 xã có diện tích thanh long nhiều và tập trung , mỗi xã điều tra một vườn có diện tích trên 1.000 m2 đại diện cho xã Quan sát, ghi nhận các tập tính giao phối, tập tính gây hại và đặc điểm gây hại của thành trùng

bọ xòe Để xác định tỷ lệ đực cái ngoài tự nhiên, tiến hành bắt ngẫu nhiên một số thành trùng bọ xòe, mỗi lần bắt trên 10 con, tiến hành hành giải phẫu để xác định đực, cái, tiến hành khoảng 7 đến 10 lần Điều tra, quan sát các bìa rừng, bụi rậm và các đống phân hữu cơ ủ xung quanh vườn để xác định tập tính cư trú và đẻ trứng của thành trùng Tiến hành điều tra vào các thời điểm trong ngày từ tháng 3 đến tháng 6 năm

2012

• Ch ỉ tiêu theo dõi

- Tập tính giao phối của thành trùng

- Tập tính cư trú và gây hại của thành trùng

- Đặc điểm ăn phá ngoài đồng

- Tỷ lệ đực cái ngoài tự nhiên

Trang 40

29

3.5.3 Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ bọ xòe Protaetia sp gây

hại trên cây thanh long tại Hàm Thuận Nam - Bình Thuận

* Bố trí thí nghiệm

Địa điểm: Tại trang trại thanh long Ngọc Hân xã Hàm Kiệm huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận

Giống thí nghiệm: thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus)

Cách bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố, gồm 7 nghiệm thức Trong đó 6 nghiệm thức thuốc thí nghiệm,

1 nghiệm thức đối chứng, 3 lần lặp lại (bảng 3.1)

Mỗi ô là 120 m2 (tương đương 12 trụ), tổng diên tích khu thí nghiệm là 2.520 m2(hình 3.1), khoảng cách giữa các ô 1 m và giữa các lần lặp lại 1 m

Lượng nước phun thuốc: 240 lít/ha

Thời điểm phun thuốc: Phun 1 lần ở giai đoạn cây ra búp 10 ngày

Phương pháp theo dõi

Tiến hành theo dõi trước khi phun thuốc 1 ngày và sau khi phun thuốc 3, 5, 7 , 14

và 21 ngày Mỗi nghiệm thức ta chọn ngẫu nhiên 3 trụ và cố định điểm điều tra, trên

mỗi trụ ta quan sát và ghi nhận số bọ xòe còn sống

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w