Đánh giá tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng về D1.3; Hvn và năng suất bình quân của các dòng Keo lai và Keo lá tràm trên các cao trình bờ líp và công thức mật độ trồng rừng khác nhau: ....
Trang 1LÊ ĐÌNH TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG KEO LAI VÀ
KEO LÁ TRÀM TẠI KHU VỰC U MINH HẠ
TỈNH CÀ MAU
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Trang 2LÊ ĐÌNH TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG KEO LAI VÀ
KEO LÁ TRÀM TẠI KHU VỰC U MINH HẠ
TỈNH CÀ MAU
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.02.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS LÊ XUÂN TRƯỜNG PGS.TS PHÙNG VĂN KHOA
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác./
Tác giả
Lê Đình Trường
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Gia đình đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình tham gia khóa học tập lớp đào tạo thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp chuyên ngành Lâm học của Trường Đại học Lâm nghiệp
Thầy hướng dẫn: TS Lê Xuân Trường và PGS.TS Phùng Văn Khoa đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp; Ban Giám đốc, Ban Khoa học - Công nghệ - Cơ sở 2 trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu hoàn thành luận văn
Quý thầy, cô đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại Cơ sở 2 - Trường Đại học Lâm nghiêp
Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này
Toàn thể học viên lớp Cao học Lâm học K21- LH, cùng bạn bè đồng nghiệp
đã hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài./
Cà Mau, ngày tháng 5 năm 2016
Tác giả
Lê Đình Trường
Trang 5MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới: 3
1.1.1 Ảnh hưởng của giống đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm: 3
1.1.2 Ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm: 4
1.1.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng đến sinh trưởng của Keo lai và Keo lá tràm: 5
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước: 5
1.2.1 Ảnh hưởng của giống đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm: 5
1.2.2 Ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm: 8
1.2.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm: 8
1.2.4 Các nghiên cứu về sâu, bệnh hại Keo lai và Keo lá tràm: 9
1.3 Thảo luận chung: 11
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1 Mục tiêu nghiên cứu: 12
2.2 Đối tượng nghiên cứu: 12
2.3 Phạm vi nghiên cứu: 12
2.3.1 Phạm vi về nội dung nghiên cứu: 12
2.3.2 Phạm vi về không gian: 12
2.4 Nội dung nghiên cứu: 13
2.5 Phương pháp nghiên cứu: 13
2.5.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm: 13
Trang 62.5.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: 14
2.5.3 Đánh giá tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng về D1.3; Hvn và năng suất bình quân của các dòng Keo lai và Keo lá tràm trên các cao trình bờ líp và công thức mật độ trồng rừng khác nhau: 15
2.5.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng và cao trình bờ líp đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng về D1.3; Hvn và năng suất bình quân của các dòng Keo lai và Keo lá tràm: 16
2.5.5 Xác định thành phần sâu, bệnh hại, tỷ lệ và mức độ bị hại đối với các dòng Keo lai và Keo lá tràm: 16
2.5.6 Đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng hiệu quả, cho năng suất cao: 18
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 19
3.1 Vị trí, diện tích khu vực U Minh Hạ và địa điểm triển khai đề tài nghiên cứu: 19 3.2 Địa hình: 21
3.3 Đất đai: 21
3.4 Khí hậu: 22
3.5 Thủy văn: 23
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Sinh trưởng của các dòng Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau: 24
4.1.1 Sinh trưởng về đường kính (D1.3) của các dòng Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên 02 dạng bờ líp và 03 công thức mật độ: 24
4.1.2 Sinh trưởng về chiều cao (Hvn) của các dòng Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên 02 dạng bờ líp và 03 công thức mật độ: 34
4.2 Tỷ lệ sống của Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên trên 02 dạng bờ líp và 03 công thức mật độ trồng rừng: 43
4.3 Năng suất của các dòng Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên trên 02 dạng bờ líp và 03 công thức mật độ trồng rừng: 46
Trang 74.3.1 Năng suất của các dòng Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên 02 dạng bờ
líp: 48
4.3.2 Năng suất của các dòng Keo lai và Keo lá tràm ở 03 công thức mật độ trồng rừng: 49
4.3.3 Năng suất của các dòng Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên khu vực U Minh Hạ: 51
4.4 Sâu, bệnh hại Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên khu vực U Minh Hạ: 53 4.4.1 Sâu hại Keo lai và Keo lá tràm: 53
4.4.2 Bệnh hại Keo lai và Keo lá tràm: 55
4.5 Đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng rừng hiệu quả, cho năng suất cao trên khu vực U Minh Hạ: 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1 Kết luận: 71
2 Kiến nghị: 71
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CV1.3 Chu vi thân cây tại vị trí 1.3m
D1.3 Đường kính thân cây tại vị trí 1.3m
Hvn Chiều cao vút ngọn của cây
Rbq Chỉ số sâu, bệnh hại bình quân
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 13
Bảng 2.2: Phân cấp sâu, bệnh hại lá 17
Bảng 2.3: Phân cấp sâu, bệnh hại cành, ngọn 17
Bảng 3.1: Diện tích tự nhiên các xã thuộc vùng U Minh Hạ 19
Bảng 3.2: Thống kê các loại đất chủ yếu của vùng U Minh Hạ 22
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của cao trình bờ líp, mật độ trồng rừng và giống đến sinh trưởng về D1.3 của Keo lai và Keo lá tràm 24
Bảng 4.2 Xếp hạng sinh trưởng đường kính của Keo lai và Keo lá tràm trồng ở 03 công thức mật độ 29
Bảng 4.3 Xếp hạng sinh trưởng đường kính của các dòng Keo lai và Keo lá tràm 31 Bảng 4.4 Ảnh hưởng của cao trình bờ líp, mật độ trồng rừng và giống đến sinh trưởng về Hvn của Keo lai và Keo lá tràm 34
Bảng 4.5 Xếp hạng sinh trưởng chiều cao của Keo lai và Keo lá tràm ở 03 công thức mật độ trồng rừng 38
Bảng 4.6 Xếp hạng sinh trưởng về chiều cao của các dòng Keo lai và Keo lá tràm 40
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của cao trình bờ líp, mật độ trồng rừng và giống đến tỷ lệ sống của Keo lai và Keo lá tràm 43
Bảng 4.8 Xếp hạng tỷ lệ sống (%) của Keo lai và Keo lá tràm 44
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của cao trình bờ líp, mật độ trồng rừng và giống đến năng suất bình quân của Keo lai và Keo lá tràm 46
Bảng 4.10 Xếp hạng về năng suất bình quân (m3/ha/năm) của Keo lai khảo nghiệm ở 03 công thức mật độ trồng rừng 51
Bảng 4.11 Xếp hạng về năng suất bình quân (m3/ha/năm) của các dòng Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên khu vực U Minh Hạ 52
Bảng 4.12: Thành phân các loài sâu hại Keo lai và Keo lá tràm 54
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí triển khai đề tài nghiên cứu 20
Hình 4.1 Sinh trưởng D1.3 của các dòng Keo lai trên 02 dạng bờ líp có cao trình 80cm và 60cm 26
Hình 4.2 Sinh trưởng D1.3 của các dòng Keo lá tràm trên 02 dạng bờ líp có cao trình 80cm và 60cm 26
Hình 4.3 Sinh trưởng D1.3 của các dòng Keo lai ở 03 công thức mật độ trồng rừng 28
Hình 4.4 Sinh trưởng D1.3 của các dòng Keo lá tràm ở 03 công thức mật độ trồng rừng 28
Hình 4.5 Sinh trưởng D1.3 của 02 loài cây Keo lai và Keo lá tràm 33
Hình 4.6 Sinh trưởng Hvn của các dòng Keo lai trên 02 dạng bờ líp có cao trình 80cm và 60cm 36
Hình 4.7 Sinh trưởng Hvn của các dòng Keo lá tràm trên 02 dạng bờ líp có cao trình 80cm và 60cm 36
Hình 4.8 Sinh trưởng Hvn của các dòng Keo lai ở 03 công thức mật độ 37
Hình 4.9 Sinh trưởng Hvn của các dòng Keo lá tràm ở 03 công thức mật độ 38
Hình 4.10 Sinh trưởng Hvn của 02 loài cây Keo lai và Keo lá tràm 42
Hình 4.11 Năng suất của các dòng Keo lai khảo nghiệm trên 02 dạng bờ líp 48
Hình 4.12 Năng suất của các dòng Keo lá tràm khảo nghiệm trên 02 dạng bờ líp 48 Hình 4.13 Năng suất bình quân của các dòng Keo lai ở 03 công thức mật độ 49
Hình 4.14 Năng suất bình quân của các dòng Keo lá tràm ở 03 công thức mật độ 50 Hình 4.15: Keo lai bị sâu hại ăn lá 54
Hình 4.16: Keo lá tràm bị sâu hại ăn lá 54
Hình 4.17: Sâu kèn dài 55
Hình 4.18: Sâu kèn bó củi 55
Hình 4.19: Bọ nẹt xanh 55
Hình 4.20: Châu chấu voi 55
Hình 4.21: Châu chấu 55
Hình 4.22: Sâu róm 4 túm lông 55
Trang 11Hình 4.23 Bệnh bồ hóng hại Keo lai 56
Hình 4.24: Bệnh bồ hóng hại Keo lá tràm 56
Hình 4.25 Tỷ lệ cây Keo lai bị bệnh bồ hóng khi trồng trên 02 dạng bờ líp 56
Hình 4.26 Tỷ lệ cây Keo lai bị bệnh bồ hóng khi trồng ở 03 công thức mật độ trồng rừng 56
Hình 4.27 Tỷ lệ bị bệnh bồ hóng của các dòng Keo lai 57
Hình 4.28 Chỉ số bị hại bình quân khi Keo lai trồng trên 02 dạng bờ líp 58
Hình 4.29 Chỉ số bị hại bình quân khi Keo lai trồng trên 03 công thức mật độ 58
Hình 4.30 Chỉ số bị hại bình quân ở các dòng Keo lai 58
Hình 4.31 Tỷ lệ Keo lá tràm bị bệnh bồ hóng khi trồng trên 02 dạng bờ líp 60
Hình 4.32 Tỷ lệ Keo lá tràm bị bệnh bồ hóng khi trồng ở 03 công thức mật độ 60
Hình 4.33 Tỷ lệ bị bệnh bồ hóng của các dòng Keo lá tràm 60
Hình 4.34 Chỉ số bị hại bình quân khi Keo lá tràm trồng trên 02 dạng bờ líp 61
Hình 4.35 Chỉ số bị hại bình quân khi Keo lá tràm trồng trên 03 công thức mật độ 61 Hình 4.36 Chỉ số bị hại bình quân ở các dòng Keo lá tràm 62
Hình 4.37 Lá Keo lai bị bệnh đốm lá 63
Hình 4.38 Tỷ lệ cây Keo lai bị bệnh đốm lá khi trồng trên 02 dạng bờ líp 64
Hình 4.39 Tỷ lệ cây Keo lai bị bệnh đốm lá khi trồng ở 03 công thức mật độ 64
Hình 4.40 Tỷ lệ bị bệnh đốm lá của các dòng Keo lai 64
Hình 4.41 Chỉ số bị hại bình quân trên Keo lai trên 02 dạng bờ líp 65
Hình 4.42 Chỉ số bị hại bình quân trên Keo lai ở 03 công thức mật độ 65
Hình 4.43 Chỉ số bị hại bình quân trên các dòng Keo lai 65
Hình 4.44 Tỷ lệ cây Keo lá tràm bị bệnh đốm lá khi trồng trên 02 dạng bờ líp 66
Hình 4.45 Tỷ lệ cây Keo lá tràm bị bệnh đốm lá khi trồng ở 03 công thức mật độ 66 Hình 4.46 Tỷ lệ bị bệnh đốm lá của các dòng Keo lá tràm 67
Hình 4.47 Chỉ số bị hại bình quân trên Keo lá tràm trên 02 dạng bờ líp 68
Hình 4.48 Chỉ số bị hại bình quân trên Keo lá tràm ở 03 công thức mật độ 68
Hình 4.49 Chỉ số bị hại bình quân trên các dòng Keo lá tràm 68
Hình 4.50: Lên líp trồng rừng Keo lai và Keo lá tràm 69
Trang 12ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Cà Mau, khu vực U Minh Hạ là một hệ sinh thái ngập nước theo mùa rất đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long, các loại đất trong khu vực mang nhiều đặc tính thổ nhưỡng nhạy cảm với môi trường đất ngập nước, trong đó đất phèn là loại điển hình và phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ diện tích lớn, điều này cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển rừng và bảo vệ môi trường trên khu vực
Trong những năm vừa qua, công tác phát triển rừng đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các cấp quản lý, các đơn vị sản xuất cũng như các hộ gia đình tham gia sản xuất lâm nghiệp Tuy nhiên, hiện nay ở khu vực U Minh Hạ, các loài cây trồng rừng truyền thống đều mang lại hiệu quả kinh tế thấp, do vậy, người dân vùng rừng không tha thiết với việc sản xuất lâm nghiệp, việc thay đổi cơ cấu cây trồng lâm nghiệp mọc nhanh, cho năng suất cao, chu kỳ kinh doanh ngắn đang là một vấn
đề cấp bách
Keo lai và Keo lá tràm là những loài cây được chọn để trồng rừng khá phổ biến ở khu vực U Minh Hạ, đây là nhóm loài cây cho năng suất cao, chu kỳ kinh doanh ngắn và có thị trường rộng lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường trên khu vực Theo thống kê của Chi cục Phát triển Lâm nghiệp tỉnh Cà Mau, tính từ năm 2009 đến tháng 4 năm 2014, cả tỉnh Cà Mau có tổng diện tích trồng rừng Keo lai và Keo lá tràm trên khu vực U Minh Hạ là 4.610,33ha, đây là một diện tích rất lớn, điều này cũng cho thấy rằng, Keo lai và Keo lá tràm đang là loài cây được ưa chuộng cho phát triển kinh tế bằng sản xuất lâm nghiệp trên khu vực Tuy nhiên, việc trồng rừng Keo lai và Keo lá tràm ở đây chưa chú trọng đến công tác chọn giống và kỹ thuật trồng rừng, nên năng suất và chất lượng rừng trồng chưa cao
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các dòng Keo lai và Keo lá tràm nhằm chọn được các dòng cho sinh trưởng tốt, đạt năng suất và chất lượng cao để trồng rừng kinh tế trên khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau Các dòng Keo lai và Keo lá tràm đưa vào khảo nghiệm trong đề tài này đều đã được công nhận là giống quốc
Trang 13gia và giống tiến bộ kỹ thuật nhưng chưa được đánh giá về khả năng thích nghi và sinh trưởng trên vùng đất ngập nước đặc thù ở khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau
Khu vực U Minh Hạ là khu vực ngập nước theo mùa, do vậy, kỹ thuật trồng rừng Keo lai và Keo lá tràm cũng có sự khác biệt với các vùng sinh thái khác trên cả nước Để trồng được rừng Keo lai và Keo lá tràm, cần phải tạo thành các líp cao, đảm bảo không bị ngập nước vào mùa mưa, do vậy, việc đánh giá khả năng sinh trưởng của các dòng Keo lai và Keo lá tràm trên khu vực này có ý nghĩa cao về mặt thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để áp dụng và phát triển mô hình trồng rừng Keo lai và Keo lá tràm năng suất cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
tế của rừng trồng và hiệu quả sử dụng đất cho khu vực U Minh Hạ, từ đó tăng thu nhập cho người dân vùng rừng
Để góp phần vào việc phát triển công tác trồng rừng Keo lai và Keo lá tràm năng suất cao trên khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau, đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng của các dòng Keo lai và Keo lá tràm tại khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau” nhằm chọn được các dòng Keo lai và Keo lá tràm sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thích hợp trên khu vực
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới:
1.1.1 Ảnh hưởng của giống đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm:
Keo lai được sử dụng rất phổ biến để trồng rừng lấy gỗ tại các vùng Queensland, Australia và giới hạn ở 2 vùng là khu vực từ Jardine đến Claudie River (từ 11o20’-12o44’ vĩ độ Nam) và vùng từ Ayton đến Nam Ingham (từ 15o54’ -
18o30’ vĩ độ Nam), với ưu điểm là loài cây sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn Hầu hết đó là vùng nhiệt đới duyên hải thấp, với độ cao từ mực nước biển dưới 800m Ngoài ra, Keo lai còn được trồng nhiều các tỉnh miền tây Papua New Guinea và tỉnh Irian Jaya thuộc Indonesia Vùng sinh thái Keo lai thường là nhiệt đới ẩm, với mùa khô 4-6 tháng, lượng mưa trung bình 1.446-2.970mm, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 13-21oC, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 25-32o[23]
Tại Malaysia, các nghiên cứu và phát triển mở rộng rừng trồng mạnh nhất so với các nước trong vùng Đông Nam Á Tại đây, cây Keo lá tràm được dẫn giống trồng thử nghiệm từ những năm 1930, đến những năm 1970 thì Keo lá tràm đã trở thành loài cây trồng rừng kinh tế chính, hàng loạt các khảo nghiệm xuất xứ trên 4 địa điểm có điều kiện lập địa khác nhau về độ ẩm đất, độ sâu tầng đất, lượng mùn
và cỏ dại Theo kết quả tại Sabah, sau 10 - 13 năm, chiều cao cây đạt 20 - 25m và đường kính 20 - 30cm, tăng trưởng bình quân ở đây là 44 m3/ha/năm, đồng thời kết luận sinh trưởng của Keo lá tràm tốt hơn các xuất xứ địa phương Tính đến cuối năm 1990, diện tích rừng trồng Keo lá tràm ở Sabah vào khoảng 14.000 ha [18]
Tại Thái Lan, năm 1985 khảo nghiệm giống đã được tiến hành cho 12 loài từ
23 lô hạt trên 6 địa điểm khảo nghiệm, đã thu được kết quả là sau 3 năm tuổi, sinh trưởng giữa các loài và xuất xứ khác nhau là sai khác có ý nghĩa, trong đó các loài Keo lá tràm, Keo lá liềm và Keo đa thân có xuất xứ từ Papua New Guinea được đánh giá là tốt ở tất cả các lập địa Keo lá tràm xuất xứ tốt nhất là Balamuk (PNG) đạt chiều cao nơi có lập địa tốt nhất là 12,3 m và đường kính là 12 cm, đồng thời
Trang 15Keo lá tràm cho tỷ lệ sống cao nhất kế đến là Keo đa thân và Keo lá liềm [21]
Khảo nghiệm hậu thế các gia đình cây trội Keo lá tràm được chọn lọc từ nơi nguyên sản và từ các lâm phần địa phương tại Thái Lan năm 1989 đã cho thấy, có
sự sai khác rất lớn về sinh trưởng giữa các xuất xứ cũng như giữa các gia đình trong cùng xuất xứ Các gia đình được chọn lọc trong các rừng sản xuất có sinh trưởng kém đã bị chặt bỏ khi khảo nghiệm này được chuyển hoá thành vườn giống, sự sinh trưởng kém của các gia đình địa phương đã được lý giải là do nền tảng di truyền hẹp, tình trạng giao phấn cận huyết và chọn lọc âm tính (các cá thể có sinh trưởng kém được chọn để thu hái hạt giống cho sản xuất đại trà) đã diễn ra qua nhiều thế hệ [19]
Tại Lào, khảo nghiệm phối hợp loài và xuất xứ cho các loài Keo được tiến hành năm 1998, thông qua sự đầu tư của tổ chức Phát Triển Quốc Tế Thụy Điển (SIDA), với 14 xuất xứ thuộc 8 loài, kết quả cho thấy, Keo tai tượng xuất xứ Oriomo (PNG) sinh trưởng tốt nhất, cây Keo lá tràm xếp thứ ba về sinh trưởng ở xuất xứ tốt nhất Archer River thuộc nước Úc, bên cạnh ưu điểm sinh trưởng nhanh thì 2 xuất xứ này đạt tỷ lệ sống trên 80% [24]
1.1.2 Ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm:
Tại Thái Lan năm 1985, khảo nghiệm giống đã được tiến hành cho 12 loài từ
23 lô hạt trên 6 địa điểm khảo nghiệm, sau 3 năm khảo nghiệm, tác giả chỉ ra rằng khi sử dụng các loài Keo để trồng rừng thì việc xác định điều kiện lập địa, loài và xuất xứ thích hợp để đảm bảo sinh trưởng và sản lượng là công tác không thể thiếu, nếu sử dụng các loài, xuất xứ không thích hợp với điều kiện của lập địa thì hậu quả sức sinh trưởng và sản lượng kém là không thể tránh khỏi và phải chịu tổn thất không nhỏ [21]
Pandey (1983), khi khảo sát rừng trồng Keo lai ở các điều kiện lập địa khác nhau, đã chỉ ra rằng: Keo lai trồng ở vùng nhiệt đới khô với chu kỳ kinh doanh từ 10-20 năm thường chỉ đạt từ 5-10m3/ha/năm, nhưng ở vùng nhiệt đới ẩm thì có thể
Trang 16đạt tới 30m3/ha/năm Rõ ràng điều kiện lập địa khác nhau thì năng suất rừng trồng cũng khác nhau rõ rệt [22]
1.1.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng đến sinh trưởng của Keo lai và Keo lá tràm:
Trong một công trình nghiên cứu ở Quensland (Australia), tác giả Evans, J (1992) đã tiến hành thí nghiệm với 5 công thức mật độ trồng Keo lai khác nhau (2.200 cây/ha; 1.680 cây/ha; 1.330 cây/ha; 1.075 cây/ha và 750 cây/ha) Sau hơn 9 năm trồng, số liệu đường kính bình quân của các công thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang (G) của các công thức thí nghiệm tăng theo chiều tăng của mật độ, có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy lượng tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng của rừng vẫn nhỏ hơn các công thức mật độ cao Cụ thể, ở những công thức trồng mật độ thấp (750 cây/ha - 1.075 cây/ha) có đường kính trung bình đạt từ 20,1-20,9cm, số cây đạt đường kính D1.3 >10cm chiếm từ 84-86% Trong khi đó ở mật độ cao (1.660 cây/ha - 2.220 cây/ha) đường kính chỉ đạt từ 16,6-17,8cm, số cây có đường kính
D1.3>10cm chỉ chiếm từ 71-76% [20]
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước:
1.2.1 Ảnh hưởng của giống đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm:
• Về Keo lai:
Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium) là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), đây là một trong
những loài cây mọc nhanh, được sử dụng trồng rừng ở nước ta hiện nay [14]
Từ năm 1980 trở lại đây hoạt động cải thiện giống cây rừng mới được đẩy mạnh trong cả nước Các hoạt động trong thời gian đầu chủ yếu là khảo nghiệm loài
và xuất xứ các loài cây trồng rừng chủ yếu ở một số vùng sinh thái chính trong nước như Bạch đàn, Keo, Phi lao…Vào đầu những năm 1990, việc phát hiện ra giống Keo lai tự nhiên giữa Keo lá tràm và Keo tai tượng đã thúc đẩy các hoạt động khảo nghiệm chọn lọc nhân tạo và nhân giống vô tính phát triển Trong những năm gần
Trang 17đây, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trung tâm phát triển lâm nghiệp Phù Ninh thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam cùng một số cơ sở nghiên cứu lâm nghiệp các tỉnh, đã nghiên cứu thành công lai giống nhân tạo cho các loài Keo, Bạch đàn và Thông [8]
Trong khoảng hơn 10 năm gần đây, công tác nghiên cứu cải thiện giống đã đạt được những thành tựu đáng kể Từ khảo nghiệm hàng chục giống Keo lai đã có
4 dòng có năng suất cao và thích hợp với nhiều vùng sinh thái đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia là BV10; BV16; BV32; BV33 [6] Gần đây một số dòng khác cũng đã được Bộ Nông nghiệp
và PTNT công nhận giống tiến bộ kỹ thuật là BV71; BV73; BV75; TB3; TB5; TB6; TB12; BT1; BT7; BT11; KL2; KL20; KLTA [9]
Hai dòng Keo lai tự nhiên ký hiệu AH7 và AH1 (52 tháng tuổi) trồng khảo nghiệm tại khu Bầu Bàng tỉnh Bình Dương đã cho năng suất 34,9m3/ha/năm và 30m3/ha/năm Khảo nghiệm trên lập địa đã trồng Bạch đàn có tầng đất mỏng, nghèo chất dinh dưỡng tại Song Mây tỉnh Đồng Nai, dòng AH1 và AH7 sinh trưởng chậm hơn nhưng vẫn vượt trội các dòng BV và các dòng TB, đạt 21,6m3/ha/năm đối với dòng AH1 và 23m3/ha/năm đối với dòng AH7, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật năm 2007 [11]
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các dòng Keo lai TB03; TB05; TB06
và TB12 trồng thâm canh tại Bầu Bàng, Bình Dương, sau 5 năm trồng, các dòng Keo lai cho sinh trưởng khá nhanh, tăng trưởng bình quân về đường kính (∆d) đạt
từ 2,38 – 2,52cm/năm và về chiều cao (∆h) đạt từ 3,14 – 3,56 m/năm Trữ lượng cây đứng bình quân đạt từ 136 m3/ha – 180m3/ha, tăng trưởng bình quân 27,2
m3/ha/năm – 36m3/ha/năm Dùng hàm Gompezt để mô phỏng quá trình sinh trưởng đường kính của Keo lai phù hợp hơn hàm Schumacher, phương trình cụ thể là: Y = 41,3*e^(3.115*e^0,1956*A) [14]
Đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho một
số loài cây trồng rừng chủ yếu” đã chọn được 7 giống Keo lai, trong đó có 1 giống Quốc gia (BV33) và 6 giống tiến bộ kỹ thuật (BV71, BV73, BV75, TB1, TB7 và
Trang 18TB11) Những giống này đã được khảo nghiệm tại Hà Tây, Hòa Bình, Quảng Bình, Bình Thuận, Bình Dương với quy mô 2 – 3ha cho 1 khảo nghiệm ở mỗi địa điểm và
đã cho thấy năng suất có thể đạt được 20-25m3/ha/năm ở Quảng Bình, Hòa Bình và 30-35m3/ha/năm ở Bình Dương [16]
Khảo nghiệm 07 dòng Keo lai (AH7; AH1; KL2; TB11; KL20; TB12; TB1) được trồng vào tháng 8 năm 2011 Kết quả phân tích cho thấy: ở giai đoạn 2 tuổi, trong số 7 dòng Keo lai đưa vào khảo nghiệm có 3 dòng là AH7, AH1 và KL2 đạt năng suất trên 20m3/ha/năm, trong đó có dòng AH7 có năng suất cao nhất, đạt tới 28,3m3/ha/năm, vượt trội so với các dòng Keo lai khác [13]
• Về Keo lá tràm:
Keo lá tràm tên khoa học là Acacia auriculiformis A Cunn ex Benth, đây là
loài cây có phân bố tự nhiên ở Australia, và nhiều vùng của Papua New Guinea, kéo dài tới Irian Yaya và quần đảo Kali của Indonesia Phạm vi phân bố nằm giữa vĩ độ
5 và 170 Nam, nhưng chủ yếu ở các vĩ độ 8 – 160 Nam, độ cao tyệt đối từ 0 đến 500
m nhưng chủ yếu phân bố từ 5 đến 100m, đặc biệt cũng thấy Keo lá tràm xuất hiện
ở những vùng núi cao tới 1.100 m như ở Zimbabue, tuy nhiên sinh trưởng kém và hình thân rất xấu, chủ yếu ở dạng cây bụi [22] Keo lá tràm có khả năng thích nghi cao và sinh trưởng nhanh nên đã được trồng rộng rãi ở nhiều nước như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Srilanka, Thái Lan, Philipine, Trung Quốc và Việt Nam Đây
là loài cây xanh quanh năm, tán lá dày, rễ có nốt sần chứa vi sinh vật cộng sinh
Rhizobium và Bradyrhizobium có khả năng tổng hợp Nitơ khí quyển và cố định
đạm, cây có thể sống được trên đất đai nghèo kiệt nên nhiều nơi đã sử dụng Keo lá tràm như là một loài cây tiên phong cải tạo đất, chống xói mòn và làm cây xanh đô thị [4]
Keo lá tràm là loài cây sinh trưởng khá nhanh Ở Việt Nam, trên các lập địa tốt như ở Minh Đức (Bình Phước) với đất xám tầng dày đạt năng suất 34 – 35 m3/ha/năm ở tuổi 6 Tại Ba Vì (Hà Nội) sau một năm cây cao từ 2,2 – 2,5 m với đường kính 2,7 – 3,3 cm, sau hai năm có thể cao 5 – 6 m với đường kính 4,5 – 5,6
Trang 19cm Ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai) cây Keo lá tràm trồng phân tán sau 30 năm cao 20 – 22 m, đường kính 40 – 60 cm, cá biệt có cây đường kính đạt tới 80 cm [5]
Khảo nghiệm 04 dòng Keo lá tràm (AA1; AA9; AA26; AA15), kết quả cho thấy, sinh trưởng về đường kính, chiều cao và thể tích của các dòng có sự sai khác
rõ rệt Hai dòng AA1và AA9 có sinh trưởng rất nhanh, năng suất ở tuổi 2 đã đạt tương ứng 27,15m3/ha/năm và 24,87m3/ha/năm Cây đơn thân, thân thẳng và có độ đồng đều cao về đường kính và chiều cao [13]
Kết quả khảo nghiệm giống Keo lá tràm ở Ba Vì, Tuyên Quang, Nghệ An, Đông Nam Bộ, Quảng Bình,… đã xác định được các dòng Keo lá tràm có triển vọng cho các tỉnh miềm Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ Trên cơ sở đó đã làm thủ tục công nhận 11 giống (gồm 1 giống quốc gia và 10 giống tiến bộ kỹ thuật), [17]
1.2.2 Ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm:
Keo lai đã được nghiên cứu và trồng khảo nghiệm trên các vùng sinh thái khác nhau như Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây (cũ), Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước… từ những năm 1990- 2000 Kết quả cho thấy Keo lai có thể sinh trưởng được ở tất cả các nơi trồng khảo nghiệm, tốc độ sinh trưởng thường cao gấp 1,5 đến 3 lần so với cây bố mẹ Tuy nhiên, Keo lai sinh trưởng ở các điều kiện lập địa khác nhau là hoàn toàn khác nhau, trong 3 năm đầu Keo lai ở Tuyên Quang, Hòa Bình, Đông Hà có thể đạt năng suất 19 – 27
m3/ha/năm, trong khi đó ở Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc chỉ đạt 5,7 – 13,5m3/ha/năm Điều đó chứng tỏ ảnh hưởng của yếu tố lập địa, khí hậu… trên mỗi vùng sinh thái đến sinh trưởng của Keo lai là khác nhau [6]; [7]; [10]
1.2.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất của Keo lai và Keo lá tràm:
Mật độ trồng rừng là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng của rừng trồng, nếu mật độ quá cao sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh trưởng của cây rừng, ngược lại, nếu mật độ quá thấp sẽ lãng phí đất và tốn công
Trang 20chăm sóc Để tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng thì việc xác định mật độ trồng rừng ban đầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm làm giảm chi phí trồng, chăm sóc rừng và nâng cao năng suất rừng trồng [2]
Khi đánh giá năng suất rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ, đã khảo sát trên 4 mô hình có mật độ trồng rừng khác nhau (925 cây/ha; 1.111 cây/ha; 1.142 cây/ha và 1.666 cây/ha) Kết quả phân tích cho thấy, sau 3 năm trồng cho năng suất cao nhất ở rừng có mật độ trồng 1.666 cây/ha (21m3/ha/năm), năng suất thấp nhất ở rừng có mật độ 952 cây/ha (9,7m3/ha/năm) Tác giả khuyến cáo, đối với Keo lai ở khu vực Đông Nam Bộ nên bố trí mật độ ban đầu trong khoảng 1.111 cây/ha đến 1.666 cây/ha là thích hợp nhất [2]
Xác định mật độ trồng Keo lai thích hợp trên đất feralit phát triển trên phiến thạch sét ở Quảng Trị, các thí nghiệm được bố trí với 3 công thức mật độ khác nhau (1.330 cây/ha; 1.660 cây/ha; 2.500 cây/ha) Kết quả phân tích cho thấy, khả năng sinh trưởng tốt nhất ở công thức mật độ 1.660 cây/ha và kém nhất ở công thức mật
24 loài sâu hại Keo thuộc 16 họ 5 bộ Mức độ hại của loài sâu trên Keo và Bạch đàn tại khu vực nghiên cứu nhìn chung ở mức độ hại nhẹ, có một vài loài gây hại nhưng
diện tích bị hại không lớn Sâu hại thường thấy trên cây Keo là Hypomeces squamous (Coleoptera, Curculionidae) và Homoeocerus walkeri (Hemiptera, Coreiddae) Sâu hại thường thấy trên Bạch đàn là Strespicrates rothia (Lepidoptera, Tortricidae) và Trabala vishnou (Lepidoptera, Lasiocampidae) Hình thức gây hại
của sâu hại trên Keo được chia thành 3 nhóm, trong đó nhóm sâu ăn lá chiếm tỷ lệ 71% Số lượng loài sâu hại trên các loài và xuất xứ của cây Keo tại khu vực nghiên
cứu như sau: Keo lai (A.auriculifiormis x A.mangium) có 20 loài sâu hại; Keo tai
Trang 21tượng (Acacia mangium) có 5 loài sâu hại, trong đó xuất xứ Kini WP có số lượng loài sâu hại cao nhất; Keo lá tràm (Acacia auriculifiormis) có 8 loài sâu hại, trong
đó xuất xứ Sakaerat có số lượng loài sâu hại cao nhất [3]
Sâu kèn nhỏ là một loại ngài túi đã gây thành dịch với diện tích khoảng 70 ha
ở Suối Hai, Hà Tây (cũ), làm rừng Keo bị khô vàng, gây ảnh hưởng tới hoạt động
du lịch Kết quả điều tra thành phần sâu hại và mức độ hại của chúng trên các khu thử nghiệm xuất xứ Keo tại Đá Chông, Ba Vì, Hà Tây (cũ) loài sâu hại thường thấy
trên cây Keo là Hypomeces squamosus (bộ Coleoptera, họ Curculionidae) và Homoeocerus walkeri (bộ Hemiptera, họ Coreidae) [3]
• Về bệnh hại:
Nghiên cứu về chọn các dòng Keo chống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế, đã xác định được 15 loài sinh vật gây bệnh cho các loài Keo ở vùng Đông Bắc, 17 loài sinh vật chính gây bệnh cho Keo tại miền Trung và 17 loài nấm gây bệnh cho các loài Keo tại Tây Nguyên, 22 loài sinh vật gây bệnh chính ở Đông Nam Bộ Đồng thời, tuyển chọn được 2 dòng Keo lá tràm (AA1, AA9) được công nhận giống quốc gia; 3 dòng Keo lai (AH1, AH4, AH7), 5 dòng Keo lá tràm (AA6, AA7, AA10, AA12, AA15), 1 dòng Keo tai tượng (M5) là giống tiến bộ kỹ thuật [12]
Khi đánh giá mức độ kháng bệnh của các dòng Keo lai nhân tạo trên các mô hình khảo nghiệm ở Cẩm Quỳ, Ba Vì, Hà Tây (cũ) thì thấy rằng, Keo lai bị mắc 3 loại bệnh chủ yếu là bệnh phấn hồng, bệnh gỉ sắt đỏ và bệnh khô đầu lá, 3 loại bệnh này phát triển mạnh khi rừng khép tán và có tán [1]
Khảo nghiệm 07 dòng Keo lai (AH7; AH1; KL2; TB11; KL20; TB12; TB1)
và 04 dòng Keo lá tràm (AA1; AA9; AA26; AA15) được trồng vào tháng 8 năm
2011 Kết quả cho thấy: các dòng Keo lai không bị bệnh phấn hồng do nấm
Corticium salmonicolor và bệnh héo lá do nấm Ceratocytis sp gây ra, chỉ bị một số bệnh hại lá do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra ở mức độ nhẹ Hai dòng Keo lá tràm là AA26 và AA15 bị bệnh hại lá do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra ở mức độ nhẹ, còn hai dòng AA1, AA9 không bị bệnh [13]
Trang 221.3 Thảo luận chung:
Các công trình nghiên cứu Keo lai và Keo lá tràm ở trong nước cũng như ở nước ngoài đều cho thấy rằng Keo lai và Keo lá tràm cho sinh trưởng nhanh, năng suất cao, thích hợp cho trồng rừng kinh tế ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Trong những năm vừa qua, công tác lai tạo giống, chọn giống, cải thiện giống cho Keo lai và Keo lá tràm được phát triển mạnh và đã chọn được rất nhiều dòng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu về giống cây lâm nghiệp phục vụ cho trồng rừng năng suất cao Các nghiên cứu cũng đã chỉ
ra rằng, giống, mật độ trồng trồng rừng và điều kiện lập địa khác nhau đã ảnh hưởng
rõ rệt đến năng suất Keo lai và Keo lá tràm Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chưa được triển khai ở vùng đất ngập nước theo mùa đặc thù của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và ở tỉnh Cà Mau nói riêng
Về sâu, bệnh hại Keo lai và Keo lá tràm cũng đã được nghiên cứu và đã chỉ
ra được thành phần sâu, bệnh hại, tỷ lệ và mức độ bị hại Các vùng khác nhau, thành phần sâu, bệnh hại cũng như tỷ lệ và mức độ bị hại cũng khác nhau Hiện nay, ở Cà Mau đã phát triển mạnh diện tích trồng rừng Keo lai và Keo lá tràm, tuy nhiên, các nghiên cứu về sâu bệnh hại Keo lai và Keo lá tràm ở đây còn rất hạn chế
Xuất phát từ những vấn đề nói trên, đề tài này được thực hiện nhằm chọn được các dòng Keo lai và Keo lá tràm cho năng suất cao, đồng thời xác định được các biện pháp kỹ thật trồng rừng thích hợp cho vùng đất ngập nước đặc thù ở tỉnh
Cà Mau nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung
Trang 23Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng và năng suất bình quân của 05 dòng Keo lai và 03 dòng Keo lá tràm
- Chọn được ít nhất 01 dòng Keo lai và 01 dòng Keo lá tràm cho năng suất cao phục vụ công tác trồng rừng trên khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau
- Xác định được các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thích hợp cho năng suất cao trên khu vực
2.2 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là 5 dòng Keo lai (TB1; TB3; TB5; TB6; TB7) và 03 dòng Keo lá tràm (AA1; AA9 và AA15) được trồng trên mô hình khảo nghiệm tại khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau từ tháng 8 năm 2010 với 02 cao trình bờ líp (60cm và 80cm so với mặt đất rừng) và 03 công thức mật độ (1.600 cây/ha; 2.000 cây/ha và 2.400 cây/ha)
2.3 Phạm vi nghiên cứu:
2.3.1 Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá khả năng sinh trưởng về D1.3, Hvn và năng suất bình quân (m3/ha/năm) của các dòng Keo lai và Keo lá tràm trên khu vực U Minh Hạ
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng rừng đến sinh trưởng D1.3, Hvn và năng suất bình quân (m3/ha/năm) của các dòng Keo lai và Keo lá tràm
- Đánh giá ảnh hưởng của cao trình bờ líp đến sinh trưởng D1.3, Hvn và năng suất bình quân (m3/ha/năm) của các dòng Keo lai và Keo lá tràm
- Xác định tỷ lệ bị hại, mức độ bị hại và thành phần sâu, bệnh hại các dòng Keo lai và Keo lá tràm trên khu vực
2.3.2 Phạm vi về không gian:
Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 03 địa điểm điển hình cho khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau, bao gồm: Khánh An; Khánh Lâm và Khánh Thuận
Trang 24Tại 03 địa điểm được bố trí các thí nghiệm với tổng diện tích mô hình nghiên cứu là 2,22 ha
2.4 Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng về D1.3; Hvn và năng suất bình quân của 05 dòng Keo lai và 03 dòng Keo lá tràm trên các công thức mật độ trồng
và cao trình bờ líp khác nhau
- Xác định ảnh hưởng của mật độ trồng rừng và cao trình bờ líp đến tỷ lệ
sống, khả năng sinh trưởng về D1.3; Hvn và năng suất bình quân của các dòng Keo lai và Keo lá tràm
- Xác định thành phần sâu, bệnh hại, tỷ lệ và mức độ bị hại đối với các dòng
Keo lai và Keo lá tràm
- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng rừng hiệu quả, cho năng suất cao 2.5 Phương pháp nghiên cứu:
2.5.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm:
Mô hình thí nghiệm được thiết kế bởi Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ và được bố trí theo thí nghiệm 2 nhân tố lặp lại trên các khối với 3 lần lặp lại, mô hình được xây dựng vào tháng 8 năm 2010 Sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Trong đó:
- Khối 1; khối 2; khối 3: tương ứng với 03 địa điểm trên khu vực U Minh Hạ (Khánh An; Khánh lâm và Khánh Thuận), 03 địa điểm nghiên cứu này có sự đồng nhất về điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng
- Các ký tự a1; a2 tương ứng với 02 cao trình bờ líp (a1: 60 cm và a2: 80 cm
so với mặt đất rừng)
Trang 25- Các ký tự b1; b2; b3: là 03 công thức mật độ trồng rừng (b1: 1.600 cây/ha,
cự ly trồng 2,5 x 2,5m; b2: 2.000 cây/ha, cự ly trồng 2 x 2,5m và b3: 2.400 cây/ha,
cự ly trồng 2 x 2,1m)
Trong mỗi ô thí nghiệm, 05 dòng Keo lai (TB1; TB3; TB5; TB6 và TB7) và
03 dòng Keo lá tràm (AA1; AA9 và AA15) được bố trí đầy đủ với 3 lần lặp lại, 10 cây/lần lặp và được trồng theo 1 hàng
Kỹ thuật trồng rừng và chăm sóc rừng được áp dụng:
- Ở mỗi điểm triển khai đề tài nghiên cứu, tiến hành khảo sát và chọn 02 bờ líp có sẵn, được hình thành trong quá trình đào kênh trên khu vực U Minh Hạ, đáp ứng được các tiêu chuẩn xây dựng mô hình thí nghiệm theo nội dung của đề tài
+ Dạng 1: Bờ líp có cao trình cao hơn mặt đất tự nhiên 60cm;
+ Dạng 2: Bờ líp có cao trình cao hơn mặt đất tự nhiên 80cm
Tất cả các bờ líp trên có bề rộng từ 6m trở lên, đáp ứng được việc bố trí các
mô hình khảo nghiệm
- Trước khi trồng rừng, tiến hành phát dọn thực bì toàn diện trên mặt líp, đào
hố kích cỡ 30 x 30 x 30cm và tiến hành trồng cây Trồng bằng cây con trong túi bầu
- Tiêu chuẩn cây con: Cây con của các dòng Keo lai và Keo lá tràm đạt 2 – 2,5 tháng tuổi, chiều cao đạt 20cm trở lên, bộ rễ phát triển tốt, cây không cong queo, sâu bệnh, sinh trưởng tốt
- Sau khi trồng rừng, trên tất cả các mô hình thí nghiệm, áp dụng đồng nhất một công thức chăm sóc: phát dọn thực bì toàn diện, cắt gỡ bỏ dây leo, tỉa cành Tiến hành chăm sóc trong 03 năm đầu, mỗi năm tiến hành chăm sóc 02 lần, thời điểm vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa
2.5.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:
- Tần suất thực hiện thu thập số liệu: Định kỳ mỗi năm tiến hành thu thập số liệu 01 lần, thời điểm tiến hành vào tháng 6 hằng năm
- Phạm vi thu thập số liệu: Trong mỗi ô thí nghiệm, tiến hành thu thập số liệu tất cả các cây của các dòng Keo lai và Keo lá tràm
Trang 26- Công cụ sử dụng: Máy GPS cầm tay, thước dây (loại 1,5m) dùng để đo chu
vi thân cây tại vị trí 1,3m, thước đo cao chuyên dùng để đo chiều cao vút ngọn, vợt bắt sâu, hộp nhựa đựng sâu và các mẫu cây bị bệnh để xác định thành phần sâu, bệnh hại
- Các chỉ tiêu cần thu thập: Tỷ lệ sống của các dòng Keo lai và Keo lá tràm (%), chu vi thân cây tại vị trí 1,3m (CV1.3, cm), chiều cao vút ngọn (Hvn, m), thành phần sâu, bệnh hại, tỷ lệ cây bị hại, chỉ số bị hại
2.5.3 Đánh giá tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng về D 1.3 ; H vn và năng suất bình quân của các dòng Keo lai và Keo lá tràm trên các cao trình bờ líp và công thức mật độ trồng khác nhau:
Trên cơ sở số liệu thu thập được, sử dụng phần mềm Excel và SPSS để xác định các đặc trưng sau:
Số trung bình được xác định như sau: X =
- Thể tích thân cây đứng được tính theo công thức: V = л x (
2
d
)2 x h x f Trong đó: V là thể tích thân cây đứng;
Trang 27của các dòng keo lai và keo lá tràm mới được công nhận những năm gần đây Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 3 năm 2013, trang 2845 – 2853)
Năng suất bình quân tính cho 1 ha như sau:
Năng suất = (V x N x P%)/A
Trong đó: V là thể tích thân cây trung bình;
N là mật độ trồng ban đầu;
P% là tỷ lệ cây sống;
A là tuổi của Keo lai và Keo lá tràm
Năng suất bình quân ở đề tài này được xác định trên diện tích bề mặt líp, không bao gồm cả diện tích kênh mương và được xác định trên mỗi công thức mật
độ và cao trình bờ líp
- Phân tích sự ảnh hưởng của giống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng, năng suất bình quân của Keo lai và Keo lá tràm Từ đây, chọn được các giống cho tỷ lệ sống, sinh trưởng và năng suất cao
- Xây dựng các biểu đồ thể hiện tương ứng với các nội dung phân tích
2.5.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng và cao trình bờ líp đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng về D 1.3 ; H vn và năng suất bình quân của các dòng Keo lai và Keo lá tràm:
Căn cứ vào các số liệu thu thập được, sử dụng phần mềm Excel và SPSS để sắp xếp, phân tích số liệu và phân tích phương sai theo mô hình thí nghiệm 2 nhân
tố lặp lại trên các khối So sánh trung bình của các chỉ tiêu định lượng bằng trắc nghiệm thống kê Duncan trong SPSS
Từ đây, xác định được sự ảnh hưởng của các công thức mật độ trồng rừng và cao trình bờ líp đến tỷ lệ sống, sinh trưởng về D1.3, Hvn và năng suất bình quân của Keo lai và Keo lá tràm
2.5.5 Xác định thành phần sâu, bệnh hại, tỷ lệ và mức độ bị hại đối với các dòng Keo lai và Keo lá tràm:
* Thu thập số liệu: Thu thập mẫu sâu, bệnh hại để phân loại, xác định thành phần sâu, bệnh hại Xác định mức độ bị hại theo phân cấp sâu, bệnh hại như sau:
Trang 28- Đối với sâu, bệnh hại lá: Phân cấp theo bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Phân cấp sâu, bệnh hại lá
STT Chỉ số bị hại Biểu hiện bên ngoài
- Đối với sâu, bệnh hại cành, ngọn: Phân cấp theo bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3: Phân cấp sâu, bệnh hại cành, ngọn
STT Chỉ số bị hại Biểu hiện bên ngoài
n là số cây bị sâu, bệnh hại;
N là tổng số cây điều tra
- Chỉ số bị hại bình quân được tính theo công thức: R=
R: chỉ số bị sâu hại bình quân
ni: là số cây bị hại với chỉ số bị sâu, bệnh hại i
vi: là chỉ số của cấp bị sâu, bệnh hại thứ i
N: là tổng số cây điều tra
- Mức độ bị hại được xác định dựa trên chỉ số sâu, bệnh hại bình quân và được phân cấp như sau:
R= 0: cây không bị sâu, bệnh hại;
0 <R ≤ 1: cây bị hại nhẹ;
Trang 291 <R ≤ 2: cây bị hại trung bình;
Trang 30Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Vị trí, diện tích khu vực U Minh Hạ và địa điểm triển khai đề tài nghiên cứu:
Khu vực U Minh Hạ nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Cà Mau, bao gồm 7 xã và
1 thị trấn thuộc huyện U Minh và 2 xã thuộc huyện Trần Văn Thời Tọa độ địa lý như sau:
(Nguồn: Báo cáo khảo sát phát triển cộng đồng vùng U Minh Hạ, năm 2011)
Địa điểm triển khai đề tài nghiên cứu nằm trên lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ quản lý, Vị trí cụ thể được thể hiện ở sơ đồ 3.1 dưới đây:
Trang 31Hình 3.1: Sơ đồ vị trí triển khai đề tài nghiên cứu
Vị trí triển khai đề tài nghiên cứu
Trang 323.2 Địa hình:
U Minh Hạ là vùng đất non trẻ, nền đất thấp, đa số diện tích bị ngập nước vào mùa mưa, địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình so mặt nuớc biển chỉ khoảng 0,2-0,5m Địa hình bị chia cắt bởi nhiều hệ thống sông rạch và kênh mương thủy lợi chằng chịt, địa tầng trong vùng tương đối đồng nhất, cấp tải trọng yếu
3.3 Đất đai:
Đất đai vùng U Minh Hạ bao gồm các loại đất nhiễm mặn, phèn và đất than bùn được hình thành trên các trầm tích non trẻ Holocene và có thể phân thành 3 nhóm đất chính sau đây:
- Đất phèn (S) Thionic fluvisol có diện tích là 41.259, 57 ha, chiếm 53,26%
diện tích tự nhiên của huyện U Minh và 20.363 ha, chiếm 28,43 % tại huyện Trần Văn Thời Đất phèn là loại đất có vần đề bởi các độ tố gây độ chua cho đất như
Al+3, Fe+2, SO4-2…., ngoài ra đất còn bị nhiễm mặn tạo ra đất phèn mặn Đây là vấn
đề rất khó cho việc sử dụng đất vào sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp trên khu vực Tại huyện U Minh, đất phèn tiềm tàng có khoảng hơn 12.000 ha, và đất phèn hoạt động gần 30.000 ha Còn tại huyện Trần Văn Thời, đất phèn tiếm tàng 13.763 ha và đất phèn hoạt động 6.600 ha Nhìn chung các loại đất phèn có độ phì tiềm tàng cao, hàm lượng chất hữu cơ rất giàu, đạm tổng số cao, giàu kali, lân tổng số hơi nghèo, các Cation kiềm trao đổi khá cao
- Đất mặn (M) Salic Fluvisol có diện tích 27.065 ha chiếm 34,94% diện tích
tự nhiên của huyện U Minh và 45.806 ha chiếm 63,941% diện tích tự nhiên của huyện Trần Văn Thời Loại đất này hình thành chủ yếu do nước mặn theo thủy triều xâm nhập vào Đất mặn phân bố ở hầu khắp các xã trong vùng U Minh Hạ Diễn biến về diện tích, độ mặn và thời gian khá phức tạp tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên
và hoạt động sản xuất (thông qua tưới tiêu, làm kênh mương thủy lợi, thay đổi mục đích dụng đất ) Tùy theo tính chất nhiễm mặn mà đất ở vùng U Minh Hạ còn được phân ra đất mặn nhiều và đất mặn ít
Trang 33Nhìn chung đất mặn đều có độ phì cao, chất hữu cơ, đạm, lân, kali tổng số đều cao Tuy nhiên, do kết cấu đất với thành phần hạt sét cao, mùa khô thường nứt
nẻ tạo điều kiện mao dẫn đưa nước mặn lên tầng mặt, và do đó đất thường bỏ hoang trong mùa khô
- Đất than bùn (Hs) Histosols, có diện tích 6.821,24 ha chiếm 8,81% diện
tích tự nhiên của huyện U Minh và 1.771ha chiếm 2,47% đất tự nhiên của huyện Trần Văn Thời Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở các xã Khanh An, Khánh Lâm và phía Bắc huyện Trần Văn Thời, chúng được hình thành trong các bồn trũng, nơi có mực nước ngầm nông và có tình trạng dư thừa nước mặt, với tầng hữu cơ dày, giàu mùn, đạm và kali tổng số cao, nhưng lân tổng số nghèo
Bảng 3.2: Thống kê các loại đất chủ yếu của vùng U Minh Hạ
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
- Nhiệt độ: Khu vực U Minh Hạ có nhiệt độ trung bình khoảng 26,5ºC, nhiệt
trung bình cao nhất vào tháng 4 khoảng 27,6ºC, nhiệt trung bình thấp nhất vào tháng giêng khoảng 25ºC, nhiệt độ trung bình cả năm là 27 ºC
Trang 34- Nắng: Thời gian nắng trung bình 2.200 giờ/năm, từ tháng 12 đến tháng 4,
số giờ nắng trung bình 7,6 giờ/ngày, từ tháng 5-11, trung bình 5,1 giờ/ngày Lượng bức xạ trực tiếp cao, với tổng nhiệt khoảng 9.500-10.000 ºC
- Lượng mưa: Khu vực U Minh Hạ có khoảng 165 ngày mưa /năm với
khoảng 2.360mm/năm Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000-2.200 mm Lương mưa chủ yếu tập trung trong mùa mưa, chiếm trên 90 % lương mưa cả năm Tháng
có lượng mưa cao nhất trong năm là từ tháng 8-10 Vùng U Minh Hạ không chịu ảnh hưởng của lũ lụt ở hệ thống Sông Cửu Long
- Ẩm độ không khí: Lượng bốc hợi trung bình khoảng 1.022 mm/năm, mùa
khô có lượng bốc hơi cao Độ ẩm trung bình 85,6%, mùa khô độ ẩm thấp, thấp nhất vào tháng 3 khoảng 80%
- Gió: U Minh có chế độ gió thịnh hành theo mùa Mùa khô hướng gió thịnh
hành theo hướng Đông Bắc và Đông, vận tốc trung bình khoảng 1,6-2,8m/s Mùa mưa, gió thịnh hành theo hướng Tây Nam hoặc Tây, vận tốc trung bình khoảng 1,8-4,5m/s Vào mùa mưa thỉnh thoảng có gió xoáy, gió mạnh lên cấp 7, cấp 8
3.5 Thủy văn:
Là vùng đất thuộc đồng bằng sông Cửu Long, khu vực U Minh Hạ có hệ thống sông ngòi dày đặc và chịu chi phối bởi chế độ triều Biển Đông và triều Biển Tây vịnh Thái Lan Triều biển Đông có chế độ bán nhật triều trong khi chế độ triều biền Tây có chế độ nhật triều không đều Thông qua hệ thống các sông và kênh, tác động của triều là đưa nuớc mặn xâm nhập vào nội địa Chế độ triều tạo ra dòng chảy phức tạp trong nội địa hình thành nên những vùng giáp nước gây trở ngại rất lớn cho quá trình tiêu thoát nước trong vùng Mùa mưa gây ngập úng và mùa khô gây xâm nhập của mặn Đây cũng là khó khăn cho công tác thủy lợi nhằm giữ nước ngọt và ngăn mặn cho sản xuất Lâm – Nông – Ngư nghiệp của vùng
Trang 35Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Sinh trưởng của Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên khu vực U Minh
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của cao trình bờ líp, mật độ trồng rừng và giống đến sinh
trưởng về D 1.3 của Keo lai và Keo lá tràm
Chỉ tiêu
so sánh
D1.3tb(cm)
1 Keo
lai
Giống 10.629 4 2.657 0.000
TB1 12.8 TB3 12.0 TB5 11.3 TB6 12.6 TB7 12.8 Cao trình
bờ líp (A) 1.049 1 1.049 0.000
80cm 12.5 60cm 12.1
Công thức mật độ (B) 6.323 2 3.162 0.000
2.400 cây/ha 11.8 2.000
cây/ha 12.3 1.600
cây/ha 12.9 Tương tác
Trang 36STT Loài
cây Nguồn động Biến Bậc tự
do (df)
Phương sai Sig
Chỉ tiêu
so sánh
D1.3tb(cm) Cao trình
bờ líp (A) 1.334 1 1.334 0.000
80cm 11.9 60cm 11.4
Công thức mật độ (B) 2.714 2 1.357 0.000
2.400 cây/ha 11.2 2.000
cây/ha 11.6 1.600
cây/ha 12.1 Tương tác
về đường kính của Keo lai
Mỗi dòng Keo lai và Keo lá tràm khác nhau có đặc tính thích nghi với điều kiện tự nhiên trên khu vực U Minh Hạ cũng khác nhau, điều này đã ảnh hưởng rõ rệt đến đến sinh trưởng về đường kính của các dòng Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên khu vực Khi trồng trên bờ líp có cao trình 80 cm, Keo lai và Keo lá tràm luôn cho sinh trưởng về đường kính vượt trội hơn khi trồng trên bờ líp có cao trình 60 cm, điều này là do đặc tính thổ nhưỡng ở khu vực U Minh Hạ gây ra, tầng phèn tiềm tàng xuất hiện ở độ sâu từ 50 đến 100 cm (tính từ mặt đất rừng) và mang nhiều độc tố gây bất lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng, khi líp trồng rừng được đắp cao, thì khoảng cách từ mặt líp đến tầng phèn tiềm tàng cũng được nâng lên, tạo thuận lợi cho cây trồng có tầng đất dày để sinh trưởng
Ngoài ra, sinh trưởng về đường kính của Keo lai và Keo lá tràm phụ thuộc vào mật độ trồng rừng Khi trồng rừng với mật độ thấp, cây rừng có không gian dinh dưỡng nhiều hơn, ánh sáng mặt trời cung cấp cho cây dồi dào hơn so với khi
Trang 37trồng ở mật độ cao, tạo cho cây rừng có xu hướng tập trung sinh khối để sinh trưởng
Hình 4.1 Sinh trưởng D 1.3 của các dòng Keo lai trên 02 dạng bờ líp có cao
trình 80cm và 60cm
Hình 4.2 Sinh trưởng D1.3 của các dòng Keo lá tràm trên 02 dạng bờ líp có
cao trình 80cm và 60cm
Trang 38Từ hình 4.1 và 4.2 ở trên cho thấy, các dòng Keo lai và Keo lá tràm trồng trên bờ líp có cao trình 80cm luôn cho sinh trưởng về đường kính lớn hơn khi trồng trên bờ líp có cao trình 60cm
Các dòng Keo lai sau 5 năm trồng rừng, dòng TB1 cho sinh trưởng về đường kính đạt 13,2cm trên bờ líp có cao trình 80cm và 12,5cm trên bờ líp có cao trình 60cm Dòng TB7 cho sinh trưởng về đường kính tương đối đều trên 02 dạng bờ líp, đạt 12,8cm trên bờ líp 80cm và 12,9cm trên bờ líp 60cm Dòng TB6 cho sinh trưởng về đường kính đạt 12,9cm khi trồng trên bờ líp 80cm và 12,3cm khi trồng trên bờ líp 60cm Dòng TB3 sinh trưởng về đường kính đạt 12,2cm và 11,8cm lần lượt trên các bờ líp có cao trình 80cm và 60cm Dòng TB5 sinh trưởng về đường kính đạt thấp nhất, 11,4cm trên bờ líp 80cm và 11,2cm trên bờ líp 60cm
Đối với Keo lá tràm: Sau 5 năm trồng rừng, dòng AA1 cho sinh trưởng về đường kính đạt 12,4cm khi trồng trên bờ líp có cao trình 80cm và 11,9cm khi trồng trên bờ líp 60cm Dòng AA9 cho sinh trưởng về đường kính đạt 12,2cm và 11,6cm lần lượt trên bờ líp có cao trình 80cm và 60cm Dòng AA15 tỏ ra thích nghi kém hơn với điều kiện tự nhiên trên khu vực U Minh Hạ so với 02 dòng keo lá tràm ở trên, cho sinh trưởng về đường kính đạt 11,2cm và 10,6cm lần lượt trên bờ líp 80cm
Trang 39Hình 4.3 Sinh trưởng D 1.3 của các dòng Keo lai ở 03 công thức mật độ trồng
Đối với Keo lai: Sau 5 năm trồng rừng ở 03 công thức mật độ khác nhau, dòng TB1 và dòng TB7 đều cho sinh trưởng về đường kính đạt 12,3cm ở công thức mật độ 2.400 cây/ha; 12,8cm ở công thức mật độ 2.000 cây/ha và 13,4cm ở công thức mật độ 1.600 cây/ha Tiếp theo là dòng TB6, sinh trưởng về đường kính đạt
Trang 4012,1cm; 12,5cm và 13,2cm lần lượt ở các công thức mật độ trồng 2.400 cây/ha; 2.000 cây/ha và 1.600 cây/ha Dòng TB3 sinh trưởng về đường kính đạt 11,4cm; 11,9cm; 12,7cm và dòng TB5 đạt 10,8cm; 11,3cm và 11,8cm lần lượt ở các công thức mật độ trồng 2.400 cây/ha; 2.000 cây/ha và 1.600 cây/ha
Đối với Keo lá tràm: Sau 5 năm trồng rừng, dòng keo lá tràm AA1 cho sinh trưởng về đường kính đạt 11,7cm ở công thức mật độ 2.400 cây/ha, 12,1cm ở công thức mật độ 2.000 cây/ha và 12,6cm ở công thức mật độ 1.600 cây/ha Dòng AA9 cho sinh trưởng về đường kính đạt 11,3cm; 11,9 cm và 12,4cm lần lượt ở các công thức mật độ 2.400 cây/ha; 2.000 cây/ha và 1.600 cây/ha Dòng AA15 cho sinh trưởng về đường kính ở 03 công thức mật độ là thấp nhất, đạt 10,5cm; 10,9cm và 11,3cm lần lượt ở 03 công thức mật độ 2.400 cây/ha; 2.000 cây/ha và 1.600 cây/ha
Để thấy rõ hơn về sinh trưởng đường kính của Keo lai và Keo lá tràm ở các công thức mật độ trồng rừng 2.400 cây/ha; 2.000 cây/ha và 1.600 cây/ha, với sự hỗ trợ của phần mềm Excel và SPSS, kết quả được thể hiện ở bảng xếp hạng Dunccan dưới đây:
Bảng 4.2 Xếp hạng sinh trưởng đường kính của Keo lai và Keo lá tràm trồng