Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến khá rõ rệt, với mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều này đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước một thách thức to lớn, với những cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trong nền kinh tế thị trường, Sự cạnh tranh này không chỉ diễn ra với các doanh nghiệp trong nước, mà áp lực lớn hơn từ phía các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy nhu cầu thông tin cho quản lý quá trình kinh doanh đối với các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết và được quan tâm đặc biệt. Hạch toán kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra đang ngày càng khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của xã hội. Bởi vậy công tác hạch toán luôn được các quốc gia coi trọng trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát nền kinh tế. Nhận thức rõ vai trò quan trọng đó Nhà nước ta không ngừng củng cố, hoàn thiện hệ thống, chế độ kế toán. Đối với quá trình sản xuất kinh doanh, kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Bản chất của kế toán là một hệ thống đo lường, xử lý, truyền đạt thông tin kinh tế có ích cho đối tượng sử dụng, giúp nhà quản lý có cơ sở nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về doanh nghiệp, kịp thời đưa ra quyết định đúng đắn. Chính vì vậy doanh nghiệp nhất thiết phải quan tâm, hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản lý kinh tế, tài chính kế toán của mình. Qua thời gian thực tập tại công ty Biken Việt Nam, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.sỹ Phạm Xuân Kiên, cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo của ban lãnh đạo, các cô chú trong Phòng Tài Chính kế toán của công ty em đã có cái nhìn tổng quan về quá trình hình thành và sự phát triển của công ty cùng phương pháp hạch toán kế toán mà công ty áp dụng trong những năm qua. Những nhìn nhận đó được khái quát trong chuyên đề thực tập chuyên ngành dưới đây. Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về công ty TNHH Biken Việt Nam. Phần 2: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Biken Việt Nam. Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Biken Việt Nam
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU v
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH BIKEN VIỆT NAM 1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH biken Việt Nam 1
1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Biken Việt Nam 1
1.1.2 Giai đoạn 1: Từ năm 2006 đến năm 2007 1
1.1.3 Giai đoạn 2: Từ năm 2008 đến nay 1
1.1.4.thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH Biken Việt Nam 2
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh của công ty 2
1.2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất: 2
1.2.2 Tổ chức sản xuất 3
1.2.3 Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm 3
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Biken Việt Nam 5
1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý 5
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý 6
1.3.3 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty 6
1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty Biken Việt Nam 7
1.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 7
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phần hành kế toán 9
1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Biken Việt Nam 9
1.5.1 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty Biken Việt Nam 9
1.5.2 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán 10
1.5.3 Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán 10
1.5.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 11
1.5.5 Tổ chức vận dụng báo cáo tài chính 13
1.6 Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán một số phần hành chủ yếu tại Công ty Biken Việt Nam 13
1.6.1 Kế toán nguyên vật liệu tại công ty 13
1.6.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 16
1.6.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 18
1.6.4 Kế toán tài sản cố định 20
1.6.5 Kế toán tiêu thụ sản phẩm 22
1.6.6 Kế toán vốn bằng tiền 23
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT9i
Trang 2PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BIKEN
VIỆT NAM 26
2.1.Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty 26
2.1.1 Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất 26
Sơ đồ 2.1: Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành 26
2.1.2 Chi phí nguyên ,vật liệu trực tiếp 27
2.1.3 Chi phí nhân công trực tiếp 31
2.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 45
2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 50
2.2.1 Tập hợp chi phí sản xuất 50
2.2.2 Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm 51
2.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty 51
2.2.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 51
PHẦN 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BIKEN VIỆT NAM 54
3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 54
3.1.1 Những ưu điểm 54
3.1.2 Những tồn tại 57
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 58
KẾT LUẬN viii
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO x
Phụ lục 01.Phiếu nhập kho xi
Phụ lục 02: Hoá đơn thuế gtgt xii
Phụ lục 03: Phiếu xuất kho xiii
Phụ lục 04: Bảng tổng hợp nhập xuất tồn xiv
Phụ lục 05: Quyết toán vật tư tháng 9 năm 2009 xv
Phụ lục 06 Sổ chi tiết nguyên vật liệu xuất dùng xvi
Phụ lục 07: Hệ số lương và hệ số quy đổi xvii
Phụ lục 08: Bảng thanh toán lương tháng 9 năm 2009 xviii
Phụ lục 09: Bảng tính giá thành xix
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT9ii
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
CB CNV : Cán bộ công nhân viên BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHY : Bê tông thương phẩm NVL : Nguyên vật liệu
NCTT : Nhân công trực tiếp
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
Thuế GTGT : Thuế giá trị gia tăng
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT9iii
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất công nghệ sản phẩm 4
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Biken Việt Nam 5
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu của công ty trong 3 năm 2007 - 2008 - 2009 7
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán Công ty Biken Việt Nam 8
Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán tại Công ty TNHH Biken Việt Nam 12
Sơ đồ 1.5: Trình tự luân chuyển Phiếu nhập kho 15
Sơ đồ 1.6: Trình tự luân chuyển phiếu xuất kho 15
Sơ đồ 1.7: Kế toán chi tiết NVL 16
Sơ đồ 1.8: Quy trình ghi sổ kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm 18
Sơ đồ 1.9: Kế toán lương và các khoản theo lương 20
Sơ đồ 1.10: Kế toán TSCĐ 22
Sơ đồ 1.11: Kế toán tiêu thụ sản phẩm 23
Sơ đồ 1.12: Kế toán tiền mặt 25
Sơ đồ 1.13: Kế toán tiền gửi ngân hàng 25
Biểu 2.1 : Trích sổ nhật ký chung TK 621 29
Biểu 2.2: TRÍCH SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 30
Biểu 2.3: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG TỔ TRỘN THÁNG 09 34
Biểu 2.4: Bảng trích và phân bổ BHXH 35
Biểu 2.5: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG TỔ VĂN PHÒNG THÁNG 09 NĂM 2009 38
Biểu 2.6 Trích sổ nhật ký chung TK622 43
Biểu 2.7: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622 44
Biểu 2.8: Trích sổ nhật ký chung TK627 48
Biểu 2.10: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154 50
Biểu 2.11: Trích sổ cái TK632 53
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT9iv
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiếnkhá rõ rệt, với mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đặc biệt
là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới(WTO) Điều này đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước một thách thức to lớn, vớinhững cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trong nền kinh tế thị trường, Sự cạnh tranhnày không chỉ diễn ra với các doanh nghiệp trong nước, mà áp lực lớn hơn từphía các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài Vì vậy nhu cầu thông tincho quản lý quá trình kinh doanh đối với các doanh nghiệp là vô cùng cầnthiết và được quan tâm đặc biệt
Hạch toán kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra đang ngày càngkhẳng định vai trò đặc biệt quan trọng phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của
xã hội Bởi vậy công tác hạch toán luôn được các quốc gia coi trọng trongviệc quản lý, điều hành và kiểm soát nền kinh tế Nhận thức rõ vai trò quantrọng đó Nhà nước ta không ngừng củng cố, hoàn thiện hệ thống, chế độ kếtoán Đối với quá trình sản xuất kinh doanh, kế toán là một bộ phận không thểthiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào Bản chất của kế toán là một hệ thống đolường, xử lý, truyền đạt thông tin kinh tế có ích cho đối tượng sử dụng, giúpnhà quản lý có cơ sở nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về doanhnghiệp, kịp thời đưa ra quyết định đúng đắn Chính vì vậy doanh nghiệp nhấtthiết phải quan tâm, hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản lý kinh tế, tàichính kế toán của mình
Qua thời gian thực tập tại công ty Biken Việt Nam, dưới sự hướng dẫntận tình của thầy giáo Th.sỹ Phạm Xuân Kiên, cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảocủa ban lãnh đạo, các cô chú trong Phòng Tài Chính kế toán của công ty em
đã có cái nhìn tổng quan về quá trình hình thành và sự phát triển của công tycùng phương pháp hạch toán kế toán mà công ty áp dụng trong những năm
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT9v
Trang 6qua Những nhìn nhận đó được khái quát trong chuyên đề thực tập chuyênngành dưới đây Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về công ty TNHH Biken Việt Nam.
Phần 2: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công
ty TNHH Biken Việt Nam
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Biken Việt Nam
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT9vi
Trang 7PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH BIKEN VIỆT NAM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH biken Việt Nam
1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Biken Việt Nam
Công ty TNHH Biken Việt nam là công ty 100% vốn của Nhật bản, (Têntiếng anh: Biken Việt Nam Co.,LTD)
Được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 051 043 000 001 do Uỷ bannhân dân tỉnh Hưng Yên cấp ngày 13 tháng 12 năm 2006
Mã số thuế: 0900262720
Trụ sở, nhà xưởng đặt tại QL5A Km 19 Xã Tân Quang - Huyện VănLâm - Tỉnh Hưng Yên, điện thoại (0321).3791376, fax: ( 0321).3791377.Văn phòng đại diện tại địa chỉ: 29 Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng - Hà Nội.Điện thoại: (+84).49747396, fax: (+84) 49747395
Ngân hàng mở tài khoản: Việt Com Bank Hưng Yên
“số tài khoản :0591001680093”
1.1.2 Giai đoạn 1: Từ năm 2006 đến năm 2007.
Cuối năm 2006 Công ty được thành lập và bắt tay vào xây dựng cơ sởvật chất và đào tạo đội ngũ công nhân viên cho sự hoạt động của công ty Đến tháng 7 năm 2007 công ty đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh
1.1.3 Giai đoạn 2: Từ năm 2008 đến nay
Được sự đầu tư mạnh mẽ, nhanh chóng của công ty mà đến nay công ty
có một hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng cho nhu cầu của thị trường về bê tông.Hiện nay công ty có 1 nhà xưởng, 01 trung tâm nghiên cứu ứng dụng, 01xưởng bê tông xây lắp
Về nhân lực: Công ty có 200 cán bộ công nhân viên với đội ngũ quản lýtrình độ kỹ sư trở lên và tập thể công nhân có tay nghề sản xuất tốt cùng với
sự giúp đỡ của đội ngũ chuyên gia Nhật Bản
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT91
Trang 8Về năng lực thiết bị: Công ty có 4 trạm Bê tông – công suất mỗi trạm là
40 đến 60m3/giờ, 20 xe chuyên dụng chở Bê tông, 01 dây chuyền sản xuất cốtthép, 01 dây chuyền sản xuất cột điện, 01 dây chuyền sản xuất ống nước, 01dây chuyền sản xuất cấu kiện với đầy đủ các thiết bị nâng và xe vận chuyển.Công ty tuy mới được thành lập nhưng được đầu tư dây chuyền sản xuấthiện đại nhất của Nhật hiện nay nên các sản phẩm của công ty như: cột điện,ống nước, bê tông, cấu kiện phi tiêu chuẩn…Các sản phẩm công trình đạt chấtlượng cao của ngành xây dựng Ngoài ra các sản phẩm của công ty cũng rất
đa dạng như: Bê tông có hơn 40 loại, cột điện có hơn 60 loại, ống nước cóhơn 200 loại, cấu kiện có hơn 150 loại, cọ bê tông dự ứng lực cường độ cao(PHC) các sản phẩm của công ty đều đạt tiêu chuẩn chất lượng công nghiệpNhật Bản (JLS) và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
1.1.4.thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH Biken Việt Nam.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty luôn tồn tại những khókhăn, thuận lợi
Khó khăn: công ty mới được thành lập, trên địa bàn đã có công ty Bê
tông thương phẩm Việt Đức,
Thuận lợi: Công ty được đầu tư dây truyền sản xuất đồng bộ, tiên tiến,
hiện đại nhất của Nhật Bản hiện nay
Do quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá nhanh nên nhu cầu sử dụngcác sản phẩm từ bê tông ngày càng nhiều
Công ty có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao và các chuyên giaNhật Bản có trình độ chuyên môn
Ngoài việc cung cấp các sản phẩm bê tông tươi và sản phẩm từ bê tông.Công ty còn cung ứng các dịch vụ đi kèm theo như vận chuyển ,tư vấn chokhách hàng lựa chọn chủng loại bê tông và khối lượng bê tông phù hợp vớicông trình,cho thuê xe bơn…vv
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh của công ty.
1.2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất:
Công ty Biken Việt Nam gồm 4 tổ sản xuất: Tổ trộn C2, tổ vận chuyển
bê tông, tổ thí nghiệm, tổ văn phòng Nhiệm vụ của từng tổ như sau:
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT92
Trang 9Tổ trộn C2 gồm 8 người: Có nhiệm vụ vận hành máy trộn cát, đá, ximăng, phụ gia tạo thành bê tông thương phẩm cung cấp cho khách hàng.
Tổ vận chuyển bê tông gồm 25 người: Có nhiệm vụ vận chuyển bê tôngtươi đến cho khách hàng tại công trình và bơm bê tông theo như thoả thuận đã
ký trong hợp đồng
Tổ thí nghiệm gồm 6 người: Cán bộ thí nghiệm có nhiệm vụ đi theo xevận chuyển bê tông đầu tiên của đợt giao hàng tới công trình, đo độ sụt của bêtông và đúc bê tông mẫu làm cơ sở chứng minh chất lượng sản phẩm
Tổ văn phòng gồm 10 người: Có nhệm vụ điều hành hoạt động của xínghiệp, Kế toán tổng hợp quá trình sản xuất, Maketing,…
kế hoạch sản xuất hạn chế sự cố trong sản xuất
Kế hoạch nhập vât tư cũng được nhập cụ thể nhằm đảm bảo cung cấp vật
tư một cách kịp thời, liên tục và đầy đủ phục vụ cho sản xuất nhưng cũngkhông được nhập với khối lượng quá lớn gây ứ đọng vật tư, dẫn đến ứ đọngvốn và nhiều rủi ro khác trong việc tồn kho dự trữ vật tư…
1.2.3 Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm.
Sản phẩm đặc thù của Công ty là Bê tông thương phẩm (Bê tông tươi),được sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng (ký hợp đồng), thời gian sảnxuất được khách hàng báo trước Bê tông được trộn rồi xả vào xe vận chuyển
và đưa đến các công trình theo từng khách hàng
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT93
Trang 10Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất công nghệ sản phẩm
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Biken Việt Nam.
1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty sản xuất, kinh doanh sản phẩm tại một địa điểm nên bộ máyquản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tiếp quản lý, chế độ một thủtrưởng, đảm bảo độ chính xác trong khâu quản lý
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT94
Kiểm tra thử nghiệm
Kiểm tra thử nghiệm
Boong ke chứa
Thử nghiệm chất lượng Vận chuyển
Giao
nhận
GIÁM ĐỐCCông ty
Kho cát
Trang 11Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Biken Việt Nam.
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý.
- Giám đốc Công ty: Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh, là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước cán
bộ công nhân viên và pháp luật, nhà nước
- Phó giám đốc: là người chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất, chỉ đạo tổchức nghiên cứu, tiêu thụ sản phẩm thông qua phân công chỉ đạo bộ phậnmarketing bán hàng, bộ phận điều hành sản xuất và kiểm tra Bê tông thươngphẩm, bộ phận thủ kho vật tư
- Phụ trách kế toán: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc về các mặtcông tác tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán nội bộ, tổ chức ghi chéptính toán chính xác số liệu kế toán, thống kê để phản ánh kịp thời đầy đủ toàn
bộ tài sản, phân tích kết quả tình hình hoạt động SXKD, lập kế hoạch thu chitài chình trình Giám đốc
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT95
Bộ phận
marketing bán
hàng
Bộ phận điềuhành sản xuất vàkiểm tra BTTP
Bộ phận thủkho vật tư
Tổ thí
nghiệm hiện
trường
Tổ trộn Bêtông thươngphẩm
Tổ xe vậnchuyển BTTP
Trang 12- Bộ phận marketing bán hàng: có nhiệm vụ trực tiếp quản lý bàn hàng,thu tiền, theo dõi công nợ,…
- Bộ phận điều hành sản xuất và kiểm tra BTTP: Điều hành quản lý các
tổ đội sản xuất, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện của các tổ đội bao gồm:
* Tổ thí nghiệm hiện trường: có nhiệm vụ tiến hành thí nghiệm các mẫuthương phẩm để đảm bảo chất lượng bê tông cũng như độ an toàn cho côngtrình thi công
* Tổ trộn Bê tông thương phẩm: thực hiện các công việc cân đong cát đá,
xi măng, phụ gia và tiến hành trộn bê tông theo định mức đặt ra
* Tổ xe vận chuyển BTTP: có nhiệm vụ vận chuyển BTTP đến cáccông trình thi công theo yêu cầu của đơn vị
1.3.3 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty
Trong những năm gần đây sản phẩm của xí nghiệp liên tục gia tăng về sốlượng và nâng cao về chất lượng Đời sống của cán bộ công nhân viên trongcông ty được cải thiện rất nhiều Sau đây là một số chỉ tiêu kinh tế mà Xínghiệp đã đạt được trong 3 năm gần đây:
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu của công ty trong 3 năm 2007 - 2008 - 2009
Đvt: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Thu nhập bình
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty)
Qua bảng chỉ tiêu trên ta thấy doanh thu thuần hàng năm tăng lên rõ rệt.Doanh thu năm 2007 là năm mà công ty vừa hoàng thành xong xây dựng cơ
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT96
Trang 13bản và bất đầu đi vào sản xuất và có doanh thu.
Doanh thu năm 2009 so với năm 2008 giảm 1.107.211.000 (đồng) tươngứng với tỷ lệ giảm là 10,52% Nguyên nhân của việc giảm này là do khủnghoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế màViệt Nam nói chung và công ty Biken Việt Nam nói riêng cũng phải cố gắngvượt qua thời kỳ khủng hoãng Cùng với sự nỗ lực của công nhân kỹ thuật,chuyên gia Nhật Bản tại Việt Nam và được sự giúp đỡ của nhà nước mà cuôcsống của người lao động đã từng bước được cải thiện Năm 2009 thu nhập bìnhquân đầu người so với năm 2008 là: 80.413.000 (đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng
là 7,8% cho thấy đựơc sự phát triển trong tương lai của công ty la rất tốt
1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty Biken Việt Nam
1.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Việc tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán trong Công ty do bộmáy kế toán đảm nhiệm, việc tổ chức bộ máy kế toán sao cho hợp lý, gọnnhẹ, hoạt động có hiệu quả là điều quan trọng để cung cấp thông tin kinh tếmột cách kịp thời, đồng thời phát huy nâng cao trình độ nhiệm vụ của kế toán
Để đáp ứng được yêu cầu cơ bản trên, lại phù hợp với đặc điểm sản xuất
và đặc điểm tổ chức quản lý, Công ty đã áp dụng hình thức tổ chức công tác
kế toán tập trung Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tạiphòng kế toán tổng hợp, ở các tổ sản xuất không có bộ phận kế toán riêng màchỉ có các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thống kê, thu thập kiểm tra cácchứng từ ban đầu, phân loại và định kỳ gửi các chứng từ này về phòng kế toántổng hợp của Công ty
Việc tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung đã tạo điều kiệncho Công ty trong việc kiểm tra, chỉ đạo, giám sát nghiệp vụ và đảm bảo sựtập trung thống nhất của phụ trách kế toán cũng như sự chỉ đạo kịp thời củagiám đốc Công ty đối với toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.Công ty áp dụng công nghệ tin học vào công tác hạch toán kế toán, điều
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT97
Trang 14này giúp giảm đáng kể khối lượng công việc ghi chép tính toán đồng thời đảmbảo độ chính xác cao, tốc độ xử lý thông tin nhanh chóng Phần mềm kế toán
mà doanh nghiệp đang sử dụng hiện nay là phần mềm Fast
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán Công ty Biken Việt Nam.
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phần hành kế toán.
* Phụ trách kế toán kiêm kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm hướng dẫn,kiểm tra các công việc do kế toán viên thực hiện, chịu trách nhiệm trước giámđốc Công ty và các cơ quan có thẩm quyền về số liệu của công ty mà kế toáncung cấp Hạch toán kế toán tổng hợp các phần hành :
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Theo dõi kiểm kê đánh giá TSCĐ theo quy định
Đôn đốc các khoản công nợ trả chậm khó đòi
Hạch toán các khoản phải thu, phải trả
Hạch toán doanh thu, lợi nhuận
…
* Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ: có nhiệm vụ tổ chức chứng từ, tàikhoản và số liệu về tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ.Theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn vật tư cả về số lượng và giá trị Quản lý,lưu giữ các chứng từ sổ sách có liên quan về vật liệu, công cụ dụng cụ Tổchức hạch toán các chứng từ có liên quan đến nhập, xuất trên các sổ chi tiết,
sổ tổng hợp, bảng phân bổ
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT98
Kế toán trưởng kiêm kếtoán tổng hợp
Kế toán vật
liệu Kế toán tiềnlương
Thủ quỹ
Trang 15* Kế toán tiền lương: Theo dõi các khoản công nợ với cán bộ công nhânviên trong Công ty, lập bảng thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viêntrong Công ty, tính và phân bổ các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ.
* Thủ quỹ: Theo dõi quỹ tiền mặt của Công ty, thực hiện các công tácthanh toán thu - chi
1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Biken Việt Nam
1.5.1 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty Biken Việt Nam.
Chế độ kế toán: Hiện nay toàn bộ chứng từ, mẫu sổ và hệ thống tàikhoản kế toán Công ty đang vận dụng đều được thực hiện theo chế độ kế toánmới ( quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộtrưởng Bộ Tài Chính)
Kỳ kế toán và niên độ kế toán:
- Kỳ kế toán của xí nghiệp là hàng tháng
- Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01/N và kết thúc 31/12/N
Phương pháp tính (nộp thuế) thuế GTGT: Công ty nốp thuế GTGT theophương pháp khấu trừ
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thườngxuyên
Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Công ty tính giá hàng tồn kho theophương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Công ty tính khấu hao TSCĐ theophương pháp đường thẳng
1.5.2 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán.
Cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh khác, công ty TNHH BikenViệt Nam sử dụng các chứng từ kế toán:
Nhóm chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, Giấy báo nợ, giấy báo có,…
Chứng từ hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho
Chứng từ TSCĐ: Biên bản bàn giao TSCĐ
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT99
Trang 16 Chứng từ lao động - tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương.
Chứng từ bán hàng: Phiếu giao hàng, Hoá đơn bán hàng
1.5.3 Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán.
- Hệ thống tài khoản kế toán công ty áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
- Hướng mở chi tiết của các loại tài khoản doanh thu và chi phí:
+ Tài khoản doanh thu được mở chi tiết như sau:
TK 511: Doanh thu bán hàng hoá
TK 512: Doanh thu nội bộ
+ Tài khoản chi phí được mở chi tiết như sau:
TK 621: Chi phí NVLTT
TK 622: chi phí nhân công trực tiếp
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
TK 632: giá vốn hàng bán
TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý
TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý
TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6428: Chi phí bằng tiền khácCông ty không mở sổ chi tiết cho TK 621, TK 622
- Tài khoản mà công ty đang sử dụng: TK 111, TK 112, TK 136, TK
Trang 17* Các loại sổ kế toán tổng hợp sử dụng:
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái
* Các loại sổ chi tiết sử dụng:
- Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá
PHẦN MỀM KẾ TOÁN MÁY (Fast)
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT911
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ quỹ
MÀN HÌNH NHẬP CHỨNG TỪ
Tổng hợp chứng từ
Xử lý cuối kỳ
Trang 18MÁY VI TÍNH
Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán tại Công ty TNHH Biken Việt Nam
Ghi chú: : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối ngày, tháng, định kỳ : Quan hệ kiểm tra, đối chiếuHàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứghi sổ, kế toán tiến hành ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật kýchung và Sổ quỹ (nếu có) Sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật kýchung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Đồng thời vớiviệc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ
kế toán chi tiết liên quan
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ cái, lập bảng cânđối số phát sinh
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và Bảngtổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lậpbáo cáo tài chính
Kế toán đối chiếu các số liệu trên các báo cáo kế toán với sổ quỹ xem sốliệu có khớp đúng không
1.5.5 Tổ chức vận dụng báo cáo tài chính.
- Công ty tiến hành lập báo cáo tài chính vào cuối mỗi quý
- Hệ thống báo cáo tài chính của công ty bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán+ Báo cáo kết quả kinh doanh
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT912
Trang 19+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ+ Thuyết minh báo cáo tài chính
1.6 Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán một số phần hành chủ yếu tại Công ty Biken Việt Nam.
1.6.1 Kế toán nguyên vật liệu tại công ty
1.6.1.1 Đặc điểm và tài khoản sử dụng.
* Đặc điểm NVL:
Trong doanh nghiệp sản xuất thì NVL là yếu tố không thể thiếu trongquá trình sản xuất Nó là yếu tố cấu thành nên thực thể sản phẩm, phụ thuộcvào sản phẩm sản xuất ra mà mỗi doanh nghiệp sử dụng các loại NVL khácnhau Vì vậy ngoài đặc điểm chung thì NVL có những đặc điểm riêng mangtính chất đặc thù
Công ty Biken Việt Nam là đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm phục
vụ cho xây dựng cơ bản như: Bê tông thương phẩm, panel,…nên vật liệu chủyếu của Xí nghiệp là các loại Xi măng, cát, đá, phụ gia Trong mỗi loại có rấtnhiều loại vật liệu, nhiên liệu khác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
Do đặc điểm như vậy nên việc tổ chức công tác thu mua, bảo quản NVL tại công
ty gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp Mặt khác sản phẩm của công ty là các sảnphẩm Bê tông xây dựng với chi phí về NVL chiếm tỉ lệ khoảng từ 70 - 75%trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Vì vậy sự tăng giảm khoảnmục chi phí NVL luôn gắn liền với sự tăng giảm giá thành sản phẩm sản xuất vàlợi nhuận của công ty Điều này đòi hỏi công ty phải sử dụng NVL một cách tiếtkiệm và có hiệu quả trên cơ sở định mức vật tư kỹ thuật
1.6.1.2 Tài khoản sử dụng
TK 152: Nguyên liệu, vật liệu.
Tài khoản này dùng để ghi chép số hiện có và tình hình tăng giảmnguyên vật liệu theo giá thực tế Tài khoản có thể mở thành các TK cấp 2 để
kế toán chi tiết theo từng loại, nhóm thứ vật liệu tuỳ thuộc vào yêu cầu quản
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT913
Trang 20lý của công ty như sau:
TK 1521: Nguyên vật liệu chính
TK 1522: Vật liệu phụ
TK 1523: Nhiên Liệu
.…
1.6.1.3 Luân chuyển chứng từ kế toán NVL tại công ty.
Bê tông thương phẩm là sản phẩm trộn sẵn cấp cho các công trình xâydựng, đòi hỏi chất lượng và uy tín rất cao Để đạt được điều đó thì việc kiểmđịnh chất lượng NVL đầu vào là rất quan trọng
Vật tư đầu vào của công ty như: xi măng, cát, đá nhập về phải qua phòngLax (phòng kiểm nghiệm) để kiểm tra chất lượng NVL Khi đã đạt tiêu chuẩnchất lượng ISO thì công ty mới tiến hành nhập kho các vật liệu đó
Ban cung ứng vật tư của công ty lập phiếu nhập kho giao cho thủ khothực hiện việc nhập kho NVL, thủ kho giao 1 liên cho người giao vật tư, 1liên chuyển về phòng kế toán
Phòng kế toán
Người giao vật tư
Yêu cầu sản xuất Ban cung ứng lập phiếu xuấtkho
Thủ kho
Người nhận vật tư Phòng kế
toán
Trang 21Sơ đồ 1.6: Trình tự luân chuyển phiếu xuất kho
Ghi chú: Trong tất cả các chứng từ xuất NVL, kế toán chỉ ghi chỉ tiêu số
lượng Đến cuối kỳ sau khi xác định được đơn giá xuất (theo phương phápbình quân gia quyền) kế toán tiến hành tính toán và ghi nốt chỉ tiêu giá trịxuất NVL
Công ty áp dụng phương pháp mở sổ song song để theo dõi kế toán NVLchi tiết được khái quát qua sơ đồ sau
Sơ đồ 1.7: Kế toán chi tiết NVL
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối ngày, tháng, định kỳ
Quan hệ kiểm tra, đối chiếu
1.6.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán đã sử dụng tài khoản 154- Chi phísản xuất kinh doanh dở dang Toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến giáthành sản phẩm được tập hợp vào bên Nợ TK 154 Các chi phí sản xuất saukhi được tập hợp riêng theo từng khoản mục chi phí: Chi phí NVL trực tiếp,
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT915
Thẻ kho
Sổ( thẻ ) chi tiết NVL
Phiếu xuất kho
Bảng kê xuất
Trang 22chí phí NCTT, chi phí SXC Cuối kỳ kế toán tổng hợp số phát sinh và kếtchuyển sang bên Nợ TK 154.
1.6.2.1 Đối tượng tính giá thành
Do đặc điểm sản xuất và yêu cầu của công tác quản lý gọn nhẹ, do quytrình sản xuất của công ty là quy trình sản xuất giản đơn, chu kỳ sản xuấtngắn, sản xuất khối lượng lớn, sản phẩm sản xuất và tiêu thụ liên tục khôngqua nhập kho nên công ty xác định khối lượng tính giá thành là tổng khốilượng sản phẩm sản xuất và từng loại sản phẩm Kỳ tính giá thành sản phẩmđịnh kỳ vào cuối mỗi tháng
1.6.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm của công ty.
Tính giá thành sản phẩm là bước cuối cùng trong công tác kế toán tậphợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Vì vậy lựa chọn phươngpháp tính giá thành hợp lý sẽ tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí sản xuấtvào giá thành sản phẩm để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự thayđổi đột biến của chỉ tiêu giá thành sản phẩm
- Do đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất và tiêu thụ trực tiếpkhông qua nhập kho vì vậy ở công ty không có khối lượng sản phẩm dở dang
- Phương pháp tính giá thành đơn vị áp dụng là phương pháp giản đơn:Cuối tháng căn cứ vào các chi phí sản xuất đã tập hợp được kế toán lập phiếutính giá thành sản phẩm sản xuất được trong kỳ, với tổng giá thành bằng tổngchi phí (Z = C)
Căn cứ vào khối lượng từng loại sản phẩm sản xuất và mức tiêu hao vật
tư thực tế để sản xuất nên sản phẩm đó (số liệu được máy trộn tự động cậpnhật trong quá trình sản xuất) kế toán lập được bảng tính chi phí NVL chotừng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ
Chi phí NCTT và chi phí SXC trong giá thành của mỗi loại sản phẩm được
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT916
Trang 23tính theo chi phí đơn vị sản phẩm nói chung, không phân biệt loại sản phẩm.Sau khi mọi chi phí sản xuất trong kỳ đã được tập hợp vào tài khoản 154(TK sử dụng để quyết toán vật tư và tập hợp chi phí theo định mức từng loại
Bê tông), kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất sang TK 155 - Thànhphẩm để theo dõi thành phẩm sản xuất hoàn thành trong tháng
Sơ đồ 1.8: Quy trình ghi sổ kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
1.6.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.6.3.1 Tài khoản sử dụng.
TK: 334 “ phải trả người lao động”
TK: 338 “phải trả, phải nộp khác” TK này được mở chi tiết
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT917
Trang 24TK: 3382 “kinh phí công đoàn”
TK: 3383 “Bảo hiểm xã hội”
- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời, đầy đủ số lượng,
chất lượng thời gian và kết quả lao động Tính đủ và thanh toán kịp thờiđầy đủ tiền lương và các khoản liên quan đến lương cho người lao động trongcông ty Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, chấp hành chínhsách chế độ về lao động, tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương
- Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ ghichép ban đầu về lao động và tiền lương cũng như các khoản trích theo lương
Mở sổ thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương đúng chế độ và đúngphương pháp
- Tính toán, phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương, cáckhoản trích theo lương vào chí phí SXKD của các bộ phận trong công ty
- Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiềnlương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động tổng công
ty, ngăn chặn các hành vi vi phạm chế độ về lao động tiền lương và các khoảntrích theo lương
Trang 25- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành: Dùng để xác nhận
số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành làm cơ sở lập bảng thanh toán tiềnlương sản phẩm,
- Hợp đồng giao khoán: Được dùng để ký kết giữa người lao động vàcông ty…….vv
* Chứng từ tính các khoản trích theo lương.
- Căn cứ vào bảng chấm công, phiếu xác nhận công việc hoàn thành,công việc giao khoán
- Căn cứ vào phiếu nghỉ BHXH, biên bản điểu tra tai nạn lao động ,
- Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương vàBHXH…
1.6.3.4 Luân chuyển chứng từ
Hàng tháng bộ phận tổ chức lao động tiền lương thu thập các chứng từban đầu (bàng chấm công, phiếu xác nhận sản xuất hợp đồng giao khoán ),kiểm tra đối chiếu với chế độ nhà nước, của doanh nghiệp và những thoảthuận trong hợp đồng lao động, sau đó ký xác nhận chuyển cho kế toán tiềnlương làm căn cứ tính lương và các khoản trích theo lương Được thể hiện qua
sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.9: Kế toán lương và các khoản theo lương
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT9
Chứng từ
ban đầu
Bộ phận tổ chức lao động
Kế toántiền lương
Sổ kế toán
Thanh toán với người LĐ
19
Trang 261.6.4 Kế toán tài sản cố định.
1.6.4.1 Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ
Trong kiều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, TSCĐ trongcông ty tăng nhanh và liên tực được đổi mới, hiện đại đòi hỏi yêu cầu quản lýngày càng nâng cao, kế toán TSCĐ phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, hiệntrạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trongcông ty, kiểm tra việc bảo quản, sử dụng TSCĐ hợp lý, hiệu quả
- Tính đúng và phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKDcủa từng bộ phận sử dụng TSCĐ
- Lập kế hoạch và dự toán chí phí sửa chữa lớn TSCĐ, phản ánh chínhxác chi phí thực tế sửa chữa TSCĐ vào chí phí SXKD trong kỳ Kiểm tra việcthực hiện kế hoạch và chí phí sủa chữa TSCĐ
- Tổ chức hạch toán TSCĐ đầy đủ, đúng chế độ quy định Kiểm tra vàgiám sát tình hình tăng giảm TSCĐ
- Tham gia đánh giá, kiểm kê TSCĐ theo quy định của nhà nước Lâpbáo cáo về TSCĐ, phân tích tình hình trang bị, huy động, sử dụng nhằm nângcao hiệu quả kinh tế TSCĐ
Trang 27- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Bản tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
- Các tài liệu kỹ thuật liên quan
1.6.5.1 Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ.
- Tổ chức ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời tình hình tiêu thụsản phẩm
- Tham gia gia đánh giá thành phẩm Lập báo cáo tiêu thụ sản phẩm, báocáo kết quả kinh doanh Định kỳ phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
Kế toánTSCĐ
Thẻ, sổ TSCĐ
21
Trang 28TK: 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
TK này dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán sản phẩm hàng hoá,cung cấp dịch vụ của công ty trong một kỳ kế toán và đươc chi tết đến TK cấp 2
TK: 5111 – Doanh thu bán hàng hoá
TK: 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK: 521 – Chiết khấu thương mại
TK: 532 – Giảm giá hàng bán
TK: 131 – Phải thu của khách hàng
TK: 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Sơ đồ 1.11: Kế toán tiêu thụ sản phẩm
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT922
Đơn đặt hàng
Kế toán
tiêu thụ và
thanh toán
Bộ phận bán hàng vận chuyểnBộ phận
Khách hàng
Trang 291.6.6 Kế toán vốn bằng tiền
1.6.6.1 nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận thuộc tài sản lưu động của công ty baogồm: tiền mặt, tiên gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, vàng bạc đá quý…nghiên cứu chủ yếu về tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số hiện có, tình hình biến độngvốn bằng tiền của công ty
- Quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng vốn bằng tiền, việc chấp hànhchế độ quy định về quản lý tiền tệ, ngoại tệ, chấp hành chế độ thanh toánkhông dùng tiền mặt
1.6.6.2 Tài khoản sử dụng
TK: 111 – Tiền mặt: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt.TK: 112 – Tiền gửi ngân hàng: phản ánh số hiện có và tình hình biếnđộng các khoản tiền gửi tại ngân hàng
1.6.6.3 Chứng từ sử dụng
* Kế toán tiền mặt
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Bảng kê vàng bạc, kim khí quý, đá quý
- Biên lai thu tiền
- Bảng kiểm kê quỹ
- Số quỹ tiền mặt, sổ chi tiết
* Kế toán tiền gửi ngân hàng
- Giấy báo nợ, giấy báo có, bản sao kê, sổ phụ của ngân hàng
- Ủy nhiệm thu, uỷ nhiệm chi
- Séc chuyển khoản, séc bảo chi…
- Sổ tiền gửi ngân hàng
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT923
Trang 301.6.6.4 Luân chuyển chứng từ
* Kế toán tiền mặt
Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi và chứng từ liên quan, thủ quỹ thu, chitiền mặt sau đó ghi vào sổ quỹ Việc ghi sổ phải được tiến hành ngày, sau đóchuyển chứng từ gốc để ghi sổ kế toán; cuối ngày cộng sổ đối chiếu số liệuvới sổ kế toán tiền mặt, nếu có chênh lệch kế toán và thủ quỹ kiểm tra lại đểxác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch đó Được thểhiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.12: Kế toán tiền mặt.
* Kế toán tiền gửi ngân hàng
Kế toán gửi ngân hàng căn cứ vào giấy báo có, giấy báo nợ hoặc bản sao
kê của ngân hàng, sau đó đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo để ghi sổ kếtoán và được thể hiện qua sơ đồ sau:
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT9
Sổ quỹ
Kế toán tiền mặt
Phiếu thu, chi
Sổ kế toán
Thủ quỹ
24
Trang 31Sơ đồ 1.13: Kế toán tiền gửi ngân hàng.
Lê xuân Quyền Lớp: KT2KT9
Chứng từ gốc
Giấy báo
nợ, có
Sổ tiền gửi ngân hàng
Kế toán tiền gửi ngân hàng
25
Trang 32PHẦN 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BIKEN
VIỆT NAM
2.1.Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty.
2.1.1 Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất
* Đối tượng kế toán chi phí sản xuất:
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuấtsản phẩm và được theo dõi chi tiết các chi phí trên từng khoản mục:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
* Phương pháp kế toán chi phí sản xuất:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng loạisản phẩm( TK 621); chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) và chi phí sản xuấtchung (TK 627) được tập hợp trong cả kỳ hạch toán rồi cuối kỳ phân bổ chotừng loại sản phẩm theo khối lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ
Để quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty áp dụng quản lýchi phí theo định mức Nguyên vật liệu sản xuất được đối chiếu với định mức tiêuhao NVL, tiền lương được khoán theo đơn giá tiền lương trên sản phẩm
Sơ đồ 2.1: Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Sổ cái các
TK 621,
622, 623, 627,154
Bảng cân đối số phát sinh các TK 621,
622, 623, 627, 154
Sổ chi tiết các TK 621,622, 627, 154
Bảng tổng hợp chi tiết các TK
Bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 332.1.2 Chi phí nguyên ,vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí liên quan trực tiếp đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty, chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quantrọng trong giá thành xây dựng Chi phí nguyên vật liệu bao gồm toàn bộ giá trịvật liệu trực tiếp cần thiết tạo ra sản phẩm hoàn thành
2.1.2.1 Tài khoản sử dụng.
TK: 621 “Chí phí nguyên, vật liệu trực tiếp”
Dùng để tập hợp chí phí nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạosản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ Tài khoản này được mở chi tiết chotừng phân xưởng, các tài khoản liên quan: TK 111, TK 331, TK 141, TK 154
Bên nợ: Ghi giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp
Bên có: - Kết chuyển, phân bổ vào TK154 (chi phí XS KD dở dang)
- Giá thực tế nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho
2.1.2.2 Chứng từ sử dụng
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phísản xuất Vì vậy, việc hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cần phảiđầy đủ, chính xác chặt chẽ Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản
lý chi phí, đồng thời đảm bảo chính xác cho việc tính giá thành sản phẩm
Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm: cát, đá , ximăng, phụ gia Công ty áp dụng phương pháp tính giá vật liệu xuất kho theophương pháp bình quân gia quyền
Đơn giá vật liệu
xuất trong kỳ =
Trị giá vật liệu tồn
Trị giá vật liệu nhậptrong kỳKhối lượng vật liệu
Khối lượng vật liệunhập trong kỳTrị giá vật liệu xuất
Hàng ngày từng loại NVL (cát, đá, xi măng, phụ gia) mua về và xuất ra
Trang 34dùng được kế toán theo dõi trên Sổ nhập, xuất vật tư Đến cuối tháng, kế toántiến hành tổng hợp vào sổ tổng hợp vật tư theo từng ngày và lấy số liệu tổng hợpcủa tháng Căn cứ vào hoá đơn đó kế toán tiến hành viết phiếu nhập kho theohoá đơn
và đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp lệ.(xem phụ lục 01 trang XI)
Đối với vật tư mua ngoài thì khi hoá đơn về kế toán căn cứ vào hoá đơn vàghi vào phiếu nhập kho
Ví dụ: Mua phụ gia rheobuild 561 của Công ty TM & DV HQ Tân Thanh
(xem phụ lục 02 trang XII)
Trong tháng tiến hành xuất kho vật tư theo từng mác bê tông, độ sụt Khi
có nhu cầu xuất vật liệu kế toán tiến hành lập phiếu xuất kho (xem phụ lục 03
trang XIII)
Để quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư kế toán tiến hành lập bảng Quyết
toán vật tư (xem phụ lục 04 trang XIV và phụ lục 05 trang XV)
Hàng ngày căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán nhập dữ liệu vào màn hình và từ
đó số liệu sẽ chuyển sang sổ chi tiết nguyên vật liệu (xem phụ lục 06 trang
XVI)
Trang 35Căn cứ vào bảng quyết toán vật tư ta tính được toàn bộ giá trị NVL xuấtkho trong tháng 9/2009
Tổng giá trị NVL xuât kho = Tổng giá trị của các loại NVL xuất kho
Diễn giải
Số hiệuTK
Số phát sinh(VNĐ)
Tạm ứng cho anh Tuân mua
đá 1x2
………
621621
152152
………….56.920.79420.750.000
Kết chuyển chi phí nguyênvật liệu T9
154 621 3.555.293.30
9
Trang 36Mỗi loại sản phẩm bê tông đều được máy tính điều chình (tự động hóa)
về nguyên vật liệu Tổng hợp nguyên vật liệu, căn cứ vào chứng từ gốc xuất,nhập để vào sổ chi tiết theo trình tự thời gian Bút toán này được ghi đồngthời với bút toán vào sổ Nhật ký chung
Sau khi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung
kế toán vào Sổ cái TK 621:
Biểu 2.2 : TRÍCH SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Dư đầu kỳHT34 05/09 Xuất cát vàng phục
vụ sản xuất bê tôngtươi
3.555.293.309
Lập biểu ngày 05 Tháng 09 Năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Cuối kỳ, kế toán căn cứ số liệu tổng cộng trên sổ chi tiết chi phí nguyênvật liệu của từng loại bê tông, để lập bảng tổng hợp chi tiết chi phí nguyên vậtliệu trong tháng đó Số liệu tổng cộng trên bảng tổng hợp chi tiết phải khớp
Trang 37đúng với số liệu của tài khoản đó trên Sổ cái Từ đó tính giá thành của từngloại bê tông.
2.1.3 Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm :
Lương công nhân trực tiếp sản xuất( lương khoán hoặc lương cơ bản vàtiền ăn ca, công tác phí ) và lương nhân công thuê ngoài
Các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ: được tríchtrên lương thực tế hàng tháng trừ tiền ăn ca BHXH được trích 20% trên tổnglương cơ bản trong đó 15% được tính vào chi phí sản xuất, 5% được trừ vàolương của công nhân viên BHYT được trích 3% trên tổng lương cơ bản trong
đó 2% được tính vào chi phí sản xuất, 1% trừ vào lương của công nhân viên.Riêng kinh phí công đoàn được công ty trích 2% vào chi phí sản xuất củacông ty
2.1.3.1 Tài khoản sử dụng
TK: 622 “Chí phí nhân công trực tiếp”
Dùng để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản này được mởchi tiết cho từng phân xuởng, tổ đội sản xuất các tài khoản khác liên quan:
TK 334, TK 338, TK 154
Bên nợ TK622: Ghi giá trị chi phí nhân công trực tiếp
Bên có TK622: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tàikhoản 154
Cuối kỳ TK622 không có số dư
2.1.3.2 Chứng từ sử dụng
Công ty Biken Việt Nam áp dụng 2 hình thức trả lương: lương khoántheo sản phẩm và lương thời gian Căn cứ vào thực tế điều kiện tổ chức sảnxuất của công ty các chế độ tiền lương, tiền thưởng mà Bộ Luật lao động đãquy định và các văn bản của Nhà nước ban hành, công ty thiết lập đơn giákhoán tiền lương cho tất cả các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của công ty làm ra
Trang 38Những công việc gián tiếp và những công việc chưa có mức khoán hoặc chưa
có cơ sở khoa học để khoán thì công ty trả lương theo thời gian Hàng thángcăn cứ vào sản lượng sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ để tính lương chínhcho cán bộ công nhân viên trong công ty
2.1.3.3 Trình tự hạch toán
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhântrực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ Ngoài ra, chiphí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH,BHYT, KPCĐ, do công ty sử dụng lao động chịu và số tiền lương phát sinh củacông nhân trực tiếp sản xuất và kết chuyển để tính giá thành
Cụ thể tại công ty có đơn giá khoán tiền lương theo sản phẩm của các tổnhư sau:
- Tổ trộn bê tông: 4.270đ/m3 Bê tông
- Tổ văn phòng: 9.500đ/m3 Bê tông
- Tổ vận chuyển: 4.500đ/m3 Bê tông
- Tổ thí nghiệm: 3.500đ/m3 Bê tông
Tiền lương chính được tính cho cả tổ thuộc công ty sau đó phân bổ chotừng công nhân viên trong tổ theo số công làm việc
* Cụ thể cách tính lương của tổ trộn và tổ thí nghiệm: Căn cứ vào tổng
khối lượng bê tông sản xuất, đơn giá tiền lương trên tổng sản phẩm khối lượngsản phẩm, sản xuất của mỗi tổ và căn cứ vào bảng chấm công của từng tổ ta tínhđược tiền lương của cả tổ và của từng công nhân viên trong tổ như sau:
của công nhân A =
Tổng tiền lương của tổ
x Số công quy đổi
của công nhân ATổng số công quy đổi của
cả tổ
Trang 39Số công quy đổi được tính bằng tổng số công trong tháng x hệ số quy đổi
Ví dụ: Tính tiền lương sản phẩm của chị Nguyễn Thị Hương - Tổ trộn BT
Đơn giá tiền lương sản phẩm của tổ trộn: 4.270đ/m3 bê tông
Đơn giá tiền vệ sinh trước khi trộn: 500đ/m3 BT
Tổng khối lượng Bê tông sản xuất trong tháng: 6514,2m3
Tổng số công của tổ trộn: 222 công
Số công của chị Nguyễn Thị Hương: 30 công; hệ số quy đổi 1,1Vậy tiền lương sản phẩm của chị Nguyễn Thị Hương là:
222
Để tính lương cụ thể cho từng người trong tổ trộn bê tông ta có bảng hệ
số lương và hệ số quy đổi (xem phụ lục 06 trang XVI)