Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại PGD THẠNH MỸ TÂY CN7 NHCT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cho vay và giảm thiểu rủi ro tại PGD Thạnh Mỹ Tây - Ngân hàng Công Thương (Trang 43 - 48)

PGD THẠNH MỸ TÂY - CN7 - NHCT VIỆT NAM

Về phía ngân hàng

• NHCT cần nới lỏng các điều kiện về TSĐB

Nhu cầu về vốn vay của khách hàng ngày càng tăng trong khi TSĐB là cĩ giới hạn. Điều này địi hỏi NHCT phải nới lỏng các điều kiện về TSĐB để tạo thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động CVTD.

NHCT nên quy định tăng tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị TSĐB lên 80%. Hiện nay, ngân hàng cũng đã chấp nhận cho vay với tỉ lệ lên đến 90% nhưng chỉ áp dụng đối với cho vay cầm cố sổ tiết kiệm.

NHCT cần mở rộng hơn nữa cho PGD được lấy danh mục đối tượng tài sản nhận làm TSĐB :

 Bên cạnh bất động sản, giấy tờ cĩ giá của chính ngân hàng, của NHNN, NHCT nên nhận thêm nhiều loại tài sản làm TSĐB (giấy tờ cĩ giá của các tổ chức tín dụng khác, vàng bạc, kim khí, đá quý, cổ phiếu/trái phiếu của một vài cơng ty lớn được lưu ký tại NHCT …).

 Hiện nay, nhu cầu mua đất/nhà của người dân là khá lớn. Thế nhưng, số lượng cơng ty liên kết, hợp tác với PGD trong việc cung cấp sản phẩm cho vay mua căn hộ thế chấp bằng chính căn hộ mua cịn khiêm tốn , chưa đáp ứng được nhu cầu. PGD vẫn đang tìm kiếm, đàm phán hợp tác với nhiều Cơng ty đầu tư xây dựng để mở rộng danh mục Cơng ty liên kết nhưng kết quả thu được vẫn chưa nhiều. Cơng việc nên được triển khai nhanh chĩng, hiệu quả hơn để cĩ thể phục vụ khách hàng tốt hơn.

• Cải tiến các sản phẩm CVTD để phục vụ khách hàng tốt hơn

NHCT cần cĩ cơ chế giảm lãi mềm dẻo hơn, đặc biệt là với các khách hàng lâu năm, uy tín thanh tốn tốt hoặc CBCNV nhằm phục vụ mục đích tăng dư nợ cho vay. Tuy rằng NHCT chú trọng cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, khơng cạnh tranh về giá nhưng hiện nay giá rẻ vẫn là điều kiện đầu tiên khách hàng lựa chọn ngân hàng để vay vốn.

Thời hạn cho vay tối đa đối với từng sản phẩm CVTD cũng cần được kéo dài thêm để bớt áp lực trả nợ cho khách hàng. Đồng thời, nên cho phép khách hàng trả nợ trước hạn khi đã trải qua hơn ¾ thời hạn vay (cam kết khơng phạt trả nợ trước hạn). Do tâm lý người dân Việt Nam vẫn cịn ngại mang nợ nên họ luơn tìm mọi cách trả hết nợ khi đủ khả năng. Ngân hàng cĩ thể an tâm rằng vốn vay khơng bị đọng quá lâu. Biện pháp này khơng những đem lại nhiều thuận lợi cho khách hàng mà cịn cĩ thể tăng thu nhập cho ngân hàng (khoản vay cĩ thời hạn càng dài thì lãi suất cho vay càng cao).

NHCT cần rút ngắn hơn nữa dịng đời của các sản phẩm CVTD, nhanh chĩng đưa ra sản phẩm mới, ưu việt hơn để đối phĩ với tình trạng sản phẩm bị sao chép nhanh chĩng.

• Đẩy mạnh hoạt động cho vay tín chấp

PGD cần xác lập mối quan hệ tốt đẹp với các Cơng ty, đơn vị cĩ khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay hỗ trợ tiêu dùng để liên kết trong việc giới thiệu sản phẩm cho vay hỗ trợ tiêu dùng đến đơng đảo CBCNV và nhận được sự hợp tác trong việc thu nợ.

Để hạn chế rủi ro, ngồi việc lựa chọn các cơng ty, đơn vị kinh doanh làm ăn hiệu quả, nổi tiếng trên thương trường, PGD cịn phải thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của Cơng ty. Nguồn trả nợ của sản phẩm này là thu nhập từ lương của CBCNV, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thu nhập của cơng ty nên việc giám sát này mang tính tất yếu. PGD cĩ thể yêu cầu cơng ty, đơn vị

kinh doanh chuyển tài khoản lương về ngân hàng để tiện kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay trả nợ ngân hàng.

• Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát sau giải ngân

Việc kiểm tra sau khi giải ngân cĩ vai trị rất quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, do bận rộn nên CBTD chưa dành cho khâu này sự quan tâm cần thiết. Thường thì CBTD chỉ gọi điện cho khách hàng để nhắc nợ, PGD cần chú trọng hơn việc quản lý khách hàng vay, tái xét các khoản vay nhằm đảm bảo rằng khoản vay vẫn đủ tiêu chuẩn.

Một vài nguyên tắc trong việc quản lý khách hàng vay :

 CBTD phải cĩ được sự hiểu biết đầy đủ, kịp thời về khách hàng vay, phải nắm được tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng để phân tích, đánh giá được khả năng trả nợ.

 CBTD phải xác định được thiện chí trả nợ của khách hàng và thường xuyên kiểm tra, xác nhận.

 CBTD phải giám sát được dịng tiền của khách hàng một cách chặt chẽ, kịp thời phát hiện các dấu hiệu cảnh báo nợ cĩ vấn đề và đề xuất biện pháp xử lý.

• Đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm tăng sức cạnh tranh của PGD trên địa bàn

Tạo dựng được niềm tin của dân cư trên địa bàn họat động là yếu tố sống cịn trong thời đại ngày nay. Với những nỗ lực và kết quả vượt bậc đạt được, PGD đã phần nào trở thành một địa chỉ quen thuộc của người dân. Các hoạt động marketing của PGD trong tương lai phải giữ vững được hình ảnh tốt đẹp đĩ, mang lại niềm tin cho người dân đưa PGD vượt lên so với các ngân hàng khác, trở thành sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng khi cĩ nhu cầu về các sản phẩm cho vay của ngân hàng trên địa bàn phịng họat động.

Với danh tiếng cĩ được từ ngân hàng mẹ là NHCT nên phần nào PGD cũng gặp nhiều thuận lợi trong các hoạt động kinh doanh của mình. Việc sử dụng thêm nhiều loại hình quảng cáo dành cho sản phẩm CVTD từ NHCT sẽ giúp cho hoạt động CVTD của phịng được trơi chảy hơn.. Một vài thơng tin khái quát, điểm mạnh của sản phẩm, chất lượng và các điều kiện chủ yếu của sản phẩm … qua các phương tiện truyền thơng sẽ cung cấp cho khách hàng sự hiểu biết nhất định về ngân hàng cũng như sản phẩm CVTD của ngân hàng. Điều này gíup tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm CVTD của phịng.

Các hình thức khuyến mãi hấp dẫn đã đĩng gĩp rất nhiều vào hiệu quả hoạt động huy động vốn cho ngân hàng. Hiện nay chính sách của NHCT là khơng thực hiện khuyến mãi đối với hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, theo tơi quan điểm này nên thay đổi vì thích hàng khuyến mãi là tâm lý chung của hầu hết người dân Việt Nam và hoạt động tín dụng cũng khơng ngoại lệ. Một vài hình thức khuyến mãi thích hợp sẽ giúp cho hoạt động tín dụng diễn ra trơn tru hơn và cịn cĩ tác dụng khuyến khích khách hàng vay thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ.

 Tặng các mĩn quà lưu niệm cho khách hàng vay theo từng mức dư nợ đối với từng sản phẩm CVTD cụ thể. Quà cĩ thể là nĩn, áo mưa, áo thun, áo giĩ, mĩc khĩa … cĩ logo NHCT. Việc tặng quà khơng những tạo sự khác biệt so với ngân hàng khác, thu hút khách hàng mà cịn rất cĩ ích trong việc quảng bá hình ảnh NHCT đến với nhiều người.

 Tổ chức các chuyến du lịch dã ngoại hoặc party họp mặt cho khách hàng vay theo từng mức tổng dư nợ tích lũy đối với từng sản phẩm CVTD cụ thể. Việc tổng hợp đánh giá cĩ thể được thực hiện định kỳ hai năm/lần.

Định mức dư nợ khuyến mại đối với từng sản phẩm CVTD cụ thể được cơng bố rộng rãi, cơng khai và thay đổi theo từng thời kỳ cụ thể. Chi phí khuyến mãi được trích từ tổng chi phí dành cho hoạt động marketing từ chi nhánh 7.

• Xây dựng chính sách nhân sự chất lượng, tạo mọi điều kiện cho nhân viên lao động, sáng tạo

NHCT cần cĩ một chính sách đúng đắn về nhân sự để xây dựng đội ngũ nhân viên cĩ trình độ chuyên mơn cao, đạo đức tốt đáp ứng cho yêu cầu phát triển của ngân hàng.

 Cơng tác tuyển dụng cần được thực hiện thận trọng, hiệu quả. Tránh trường hợp nhận vào những ứng viên khơng phù hợp yêu cầu hay bỏ sĩt những ứng viên tiềm năng.

 Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên mơn nghiệp vụ cho nhân viên, giúp nhân viên nâng cao chuyên mơn, theo kịp yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

 Tăng cường tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích nhân viên tự trao dồi kiến thức và tạo điều kiện cho các nhân viên giỏi giao lưu, học hỏi lẫn nhau.

Tổ chức các lớp học hoặc các cuộc hội thảo nhằm giới thiệu, cập nhật chiến lược kinh doanh của ngân hàng, cung cấp kiến thức về các sản phẩm ngân hàng để hỗ trợ nhân viên đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

Về phía các cơ quan quản lý nhà nước

• Nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC

Sau thời gian đi vào hoạt động, CIC đã chiếm vai trị rất quan trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại. Nhằm giải quyết những tồn tại, nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng, phục vụ tốt cơng tác quản lý của NHNN, việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC là rất cần thiết.

Thơng tin tín dụng nên được cập nhật thường xuyên nhằm đáp ứng được yêu cầu về tính kịp thời của các ngân hàng, đảm bảo an tồn cho hoạt động tín dụng nĩi chung và cho hoạt động CVTD nĩi riêng.

CIC cần quy định việc cung cấp thơng tin tín dụng là mang tính bắt buộc đối với mọi ngân hàng, mọi chi nhánh đã, đang và mới hoạt động trên lãnh thổ

Việt Nam. Việc làm này giúp CIC tạo được hệ thống cơ sở dữ liệu tín dụng tập trung, hồn chỉnh, đảm bảo an tồn cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng.

CIC cần quy định rõ ràng về xử phạt, chế tài đối với các trường hợp cung cấp thơng tin chậm trễ hay khơng chính xác, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng khác.

Thơng tin tín dụng cung cấp lên CIC nên mang tính chi tiết hơn. Thơng tin chi tiết về từng khoản vay cụ thể đối với từng ngân hàng cụ thể sẽ giúp ích rất nhiều cho cơng tác thẩm định khách hàng vay cũng như cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng.

CIC phải thường xuyên tăng cường đầu tư nâng cấp phần cứng, cải tiến phần mềm, nâng tốc độ truy xuất dữ liệu qua internet nhằm giúp các ngân hàng rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ vay của khách hàng, đảm bảo tính kịp thời cho khoản vay.

• Thành lập trung tâm thơng tin tín dụng tư nhân

Trung tâm thơng tin tín dụng tư nhân (PCB – Private Credit Bureau) là các tổ chức trung gian đứng ra thu thập, xử lý và cung cấp thơng tin tín dụng cho các tổ chức tín dụng. Khác với CIC do NHNN thành lập, PCB được thành lập bởi các tổ chức tín dụng để chia sẻ thơng tin vì mục đích kinh doanh. Mơ hình này đang rất phát triển ở nhiều nước và được chứng minh là cĩ thể giúp tăng cường việc tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân – đối tượng của hoạt động CVTD.

PCB mang nhiều đặc điểm nổi trội, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng và mạnh dạn cấp tín dụng cho những đối tượng khách hàng mới

 PCB thu thập thơng tin chi tiết về từng khoản vay, lịch sử thanh tốn ứng với từng khoản vay, uy tín thanh tốn của khách hàng trong các giao dịch thương mại, giúp các tổ chức tín dụng cĩ thể đẩy mạnh cho vay khơng dựa vào TSĐB.

 Nguồn thơng tin được mở rộng sang các định chế tài chính phi ngân hàng như (Cơng ty tài chính, cơng ty cho thuê tài chính, cơng ty bảo hiểm …) và các cơng ty thuộc các ngành khác cĩ liên quan đến việc cấp tín dụng, cơng ty xây dựng hay cơng ty cung cấp dịch vụ … tạo nên hệ thống cơ sở dữ liệu hồn chỉnh hơn.

 Bên cạnh CIC, các tổ chức tín dụng cĩ thêm lựa chọn trong việc thu thập thơng tin tín dụng của khách hàng. Hoạt động của các PCB bên cạnh CIC sẽ tạo nên một sự cạnh tranh về nhiều mặt (Chất lượng thơng tin, dịch vụ gia tăng, giá …) đem lại lợi ích tốt hơn cho người sử dụng.

Cơng ty tài chính quốc tế (IFC – International Financial Corporation) thuộc Ngân hàng thế giới (WB – World Bank) được xem là tổ chức tiên phong trong việc phát triển trung tâm thơng tin tín dụng. Từ năm 2000, IFC đã thiết lập và hồn thiện các trung tâm thơng tin tín dụng tại sáu quốc gia, hồn thành nghiên cứu khả thi tại 14 quốc gia và phối hợp với WB trong việc khảo sát nhu cầu và cơ sở hạ tầng cho việc báo cáo tín dụng tại hơn 100 quốc gia. IFC cũng

đã ký thỏa thuận hợp tác nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển thành lập trung tâm thơng tin, trong đĩ cĩ Việt Nam. Việc hỗ trợ của IFC được thực hiện thơng qua các hoạt động : nghiên cứu khả thi, tư vấn pháp lý, khảo sát, thực hiện các dự án nâng cao ý thức cộng đồng, hỗ trợ và đào tạo dài hạn. IFC cũng sẽ tổ chức tập huấn để giúp các tổ chức tín dụng nâng cao hiểu biết về giá trị và cách thức sử dụng thơng tin tín dụng, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo vệ dữ liệu và các quyền của người sử dụng thơng tin.

Với những lợi ích mang lại sự xuất hiện của PCB tại Việt Nam là rất cấp thiết. Việc đẩy nhanh tiến độ thành lập và đảm bảo cho hoạt động ổn định, hiệu quả của PCB địi hỏi một vài cơng việc phải được thực hiện.

 Ngân hàng NN nên sớm đưa ra khuơn khổ pháp lý phù hợp trên cơ sở tranh thủ tối đa hỗ trợ từ IFC và các rổ chức tài chính quốc tế khác.

 Các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam cần hợp tác tối đa trong việc cung cấp thơng tin, đặc biệt là giữa hai lĩnh vực cơng – tư. Chất lượng, tính xác thực của thơng tin phải được các thành viên đảm bảo trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau vì sự phát triển của cả thị trường ngân hàng.

Nâng cao sự hiểu biết của xã hội về vấn đề cơng bố thơng tin cần thiết trong điều kiện người Việt Nam vẫn cịn ngại cung cấp thơng tin cá nhân.

3.2.3. Những giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay tạiPGD THẠNH MỸ TÂY - CN7 - NHCT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cho vay và giảm thiểu rủi ro tại PGD Thạnh Mỹ Tây - Ngân hàng Công Thương (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w