Giá trị kinh tế - xã hội của các loài thực vật cho LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ cung cấp lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, dược phẩm
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2017
Học viên
Đoàn Sỹ Võ
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy, cô trong Bộ môn Thực vật học, khoa Quản lý Bảo vệ Tài nguyên rừng & môi trường; Phòng Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; Khoa Sau đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam bản luận văn thạc sỹ này đã được hoàn thành Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ quý báu đó Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Trần Ngọc Hải và TS Vương Duy Hưng người đã dìu dắt tôi những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực khoa học, cảm ơn sự giúp đỡ của Ban quản lý Khu BTTN Phu Canh, tỉnh Hòa Bình; đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Nhân dịp này, cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa sau đại học, các phòng ban, các thầy cô trong khoa Quản lý Bảo vệ tài nguyên rừng đã tạo điều kiện giúp đỡ về mặt thời gian để tôi thực hiện tốt đề tài này
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2017
Học viên
Đoàn Sỹ Võ
Trang 3MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viiii
DANH MỤC CÁC BẢNG viiiii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 4
1.1 Một vài đặc điểm về thực vật cho LSNG 4
1.2 Những nghiên cứu về LSNG trên thế giới 5
1.3 Những nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam 9
1.4 Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây LSNG ở Khu BTTN Phu Canh, tỉnh Hòa Bình 11
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 14
2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Khu BTTN Phu Canh, tỉnh Hòa Bình 14
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 14
2.2 Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội 17
2.2.1 Dân tộc 17
2.2.2 Dân số, lao động và giới 18
2.2.3 Hiện trạng sản xuất 18
2.2.4 Cơ sở hạ tầng 20
Trang 4Chương 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 23
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 23
3.1.1 Mục tiêu chung 23
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 23
3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu 23
3.2.2 Phạm vi nghiên cứu 23
3.3 Nội dung nghiên cứu 23
3.4 Phương pháp nghiên cứu 24
3.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu: 24
3.4.2 Phương pháp chuyên gia: 24
3.4.3 Điều tra thực địa theo tuyến: 24
3.4.4 Phương pháp phỏng vấn có sự tham gia của người dân (PRA): 27
3.4.5 Xử lý số liệu 27
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
4.1 Sự đa dạng của thực vật bậc cao có mạch và thực vật LSNG ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hòa Bình 30
4.1.1 Đa dạng về các taxon phân loại 30
4.1.2 Đa dạng về phân bố, dạng thân và bộ phận sử dụng 34
4.2 Thành phần các loài cây LSNG có giá trị cần được bảo vệ 34
4.3 Thực trạng LSNG ở KBT Phu Canh 38
4.3.1 Phân loại theo mục đích sử dụng 38
4.3.2 Nhóm cây cho sợi 39
4.3.3 Nhóm cây làm thực phẩm 40
4.3.4 Nhóm cây làm dược liệu 42
4.3.5 Nhóm cây cho tanin, thuốc nhuộm 46
Trang 54.3.6 Nhóm cây cho tinh dầu, tanin, nhựa, dầu béo, sơn 47
4.3.7 Nhóm cây cảnh, bóng mát và cây có công dụng khác 48
4.4 Thực trạng các loài LSNG tại Khu bảo tồn Phu Canh được người dân khai thác sử dụng theo phương pháp điều tra phỏng vấn 50
4.4.1 Các cây cho dược liệu ở Khu BTTN Phu Canh 50
4.4.2 Các cây cho rau, quả, thực phẩm, gia vị 59
4.4.3 Các cây cho tinh dầu, tanin, nhựa, dầu béo 622
4.4.4 Các loài LSNG khác 666
4.5 Các loài có giá trị, quí hiếm, các loài cần bảo tồn và phát triển 69
4.5.1 Nhóm loài nằm trong danh mục ưu tiên bảo tồn 69
4.5.2 Các loài chịu áp lực cao của khai thác và buôn bán 700
4.5.3 Nhóm loài có giá trị kinh tế và có khả năng gây trồng 70
4.5.4 Kiến thức bản địa của người dân địa phương trong khai thác, chế biến và sử dụng LSNG 71
4.6 Thị trường và tiềm năng phát triển thực vật cho LSNG 79
4.6.1 Thị trường LSNG ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh 79
4.6.2 Tiềm năng phát triển thực vật cho LSNG 85
4.6.3 Khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển thực vật cho LSNG 889
4.7 Tình hình quản lý nguồn tài nguyên thực vật LSNG tại địa phương 93
4.7.1 Hệ thống quản lý của nhà nước đối với nguồn LSNG 93
4.7.2 Hệ thống quản lý cộng đồng 94
4.7.3 Quản lý tư nhân 94
4.7.4 Chính sách quản lý tài nguyên 95
4.7.5 Các chính sách hỗ trợ 96
4.8 Giải pháp quản lý bền vững nguồn tài nguyên LSNG tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh 97
4.8.1 Giải pháp về tổ chức 98
Trang 64.8.2 Giải pháp về kỹ thuật 99
4.8.3 Giải pháp về vốn 100
4.8.4 Giải pháp về xã hội 100
4.8.5 Giải pháp thị trường 1011
Chương 5 KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 1022 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQL Ban quản lý KBT Khu bảo tồn BTTN Bảo tồn thiên nhiên ĐDSH Đa dạng sinh học HST Hệ sinh thái LSNG Lâm sản ngoài gỗ SCN Sau công nguyên TCN Trước công nguyên TNTN Tài nguyên thiên nhiên VQG Vườn Quốc Gia
Trang 82.1 Thành phần loài và công dụng của các loài cây LSNG được
người dân thu hái, sử dụng theo công dụng (mẫu) 27
2.2 Bảng danh lục các loài thực vật cho LSNG được điều tra
3.1 Đa dạng các taxon thực vật bậc cao có mạch ở Khu bảo tồn
3.2 Đa dạng các Taxon về LSNG ở KBT Phu Canh 32
3.3 Thành phần các loài cây LSNG đang bị đe dọa tại Khu BTTN
3.4 Phân bố của các loài LSNG ở KBT Phu Canh theo công dụng 38
3.5 Sự phân bố số lượng và tỷ lệ họ, chi, loài cây cho sợi ở KBT
3.6 Sự phân bố về số lượng và tỷ lệ họ, chi, loài của các cây ăn
3.7 Sự phân bố về số lượng và tỷ lệ họ, chi, loài của nhóm cây
Trang 93.8 Sự phân bố về số lượng và tỷ lệ họ, chi, loài của nhóm cây
3.9 Sự phân bố về số lượng và tỷ lệ họ, chi, loài của nhóm cây
3.10 Sự phân bố về số lượng và tỷ lệ họ, chi, loài của nhóm cây
cảnh và cây có công dụng khác ở KBT Phu Canh 49
3.11 Một số loài thực vật LSNG làm dược liệu được người dân thu
3.16 Thị trường và giá bán của một số loại LSNG tại địa phương 79 3.17 Cho điểm lựa chọn các loài nhóm cây thuốc 86 3.18 Cho điểm lựa chọn các loài nhóm cây thực phẩm 87 3.19 Cho điểm lựa chọn các loài nhóm cây cho sợi 88
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
1.1 Bản đồ hiện trạng rừng khu BTTN Phu Canh, tỉnh Hòa Bình 22 2.1 Sơ đồ các tuyến điều tra thực địa tại Khu BTTN Phu Canh 26
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên tài nguyên rừng rất phong phú, đa dạng Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích rừng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị suy giảm một cách nhanh chóng làm mất đi môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật, mặt khác, có rất nhiều loài cây còn chưa được biết tên, chưa phân tích được thành phần hoá học, chưa biết được công dụng của chúng Đây là một trong những vấn đề còn chứa đựng nhiều bí ẩn Rừng Việt Nam là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú và đa dạng Từ xa xưa tài nguyên rừng đã gắn bó với đời sống của nhân dân ta, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc sống ở vùng núi và trung du Rừng không chỉ có giá trị to lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, phòng hộ, an ninh quốc phòng… mà rừng còn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp gỗ và LSNG
Trong những năm trước đây, khi tài nguyên gỗ của rừng Việt Nam còn nhiều, người dân chỉ tập trung khai thác gỗ, còn LSNG được coi như là sản phẩm phụ của rừng, do doanh thu từ nguồn lâm sản này thấp hơn so với gỗ Nhưng hiện nay, do số lượng và chất lượng rừng đang bị suy giảm mạnh, hơn nữa chính sách đóng cửa rừng của Nhà nước đã làm cho nguồn cung cấp gỗ ngày càng khan hiếm, điều này đã tác động mạnh đến thu nhập của người dân sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng Lúc này, hoạt động khai thác rừng của người dân lại tập trung vào các loại LSNG Nhu cầu sản phẩm này không những ngày càng lớn đối với thị trường trong nước mà giá trị xuất khẩu của chúng ngày một tăng Ngoài ra, LSNG còn có vai trò xã hội lớn, chúng mang lại công ăn việc làm cho hàng triệu người và góp phần tích cực trong chương trình xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và miền núi Do đó, cách nhìn nhận về vai trò của nguồn tài nguyên LSNG ở Việt Nam đã thay đổi LSNG
Trang 12ngày càng khẳng định vai trò của nó đối với sinh kế của người dân nông thôn, đặc biệt là người dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa
Giá trị kinh tế - xã hội của các loài thực vật cho LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ cung cấp lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, dược phẩm đến giải quyết công ăn việc làm, phát triển ngành nghề, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhiều mặt của người dân, đặc biệt là những dân nghèo (FAO, 1994) Tuy nhiên, thông tin về các loài thực vật cho LSNG có giá trị kinh tế cao còn rất tản mạn và ít ỏi, nên chưa phát huy đầy đủ các chức năng có lợi của LSNG Để LSNG đóng góp quan trọng vào sự phát triển miền núi hơn nữa, cần tập trung nghiên cứu xác định các sản phẩm có khả năng mang lại thu nhập kinh tế cũng như kĩ thuật gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng chúng gắn với quản lý rừng bền vững, đồng thời cần xây dựng
và quảng bá những mô hình trình diễn về cung cấp LSNG để người dân học tập
và làm cơ sở chuyển giao công nghệ phát triển LSNG
Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh nằm trên địa bàn 4 xã: Đoàn Kết, Tân Pheo, Đồng Chum và Đồng Ruộng của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, cách thị trấn Đà Bắc huyện Đà Bắc 30 Km, cách thành phố Hòa Bình 50 km Với tổng diện tích tự nhiên của Khu BTTN Phu Canh là 5.647 ha, trong đó diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 2.434,6 ha và phân khu phục hồi sinh thái là 3.212,4 ha, Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh là vùng núi thấp và núi cao, (độ cao lớn nhất là 1.349m - đỉnh Phu Canh), độ dốc bình quân trên
300, chiều dài sườn dốc 1000 - 2000m, hiểm trở, đi lại rất khó khăn, nơi chứa đựng nhiều bí ẩn về nguồn tài nguyên thiên nhiên
Cũng như nhiều Vườn quốc gia (VQG) hay Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) khác trong cả nước, Khu BTTN Phu Canh, tỉnh Hòa Bình có hệ thực vật nói chung, tài nguyên LSNG nói riêng được đánh giá là khá phong phú
Trang 13nhưng gần đây lại đang đứng trước nguy cơ gây suy giảm cả về số lượng cũng như chất lượng Tuy nhiên, tại đây cho đến nay các công trình nghiên cứu về nguồn tài nguyên LSNG vẫn chưa được quan tâm và chú ý tới nhiều Xuất
phát từ vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài ““Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hòa Bình” nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp bảo tồn
nguồn tài nguyên LSNG tại Khu BTTN Phu Canh, tỉnh Hòa Bình
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Một vài đặc điểm về thực vật cho LSNG
Lâm sản ngoài gỗ (Non Timber Forest Products) bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác từ rừng để phục
vụ con người Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa, nhựa
mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hoặc các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre, nứa, mây, song, gỗ nhỏ và sợi
LSNG thường được phân chia theo nhóm giá trị sử dụng như sau:
- Nhóm LSNG dùng làm nguyên liệu công nghiệp
+ LSNG có tầm quan trọng về kinh tế và xã hội Chúng có giá trị lớn và
có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm
+ LSNG có giá trị đối với sự giàu có của hệ sinh thái rừng Chúng đóng góp vào sự đa dạng sinh học của rừng Chúng là nguồn gen hoang dã quí, có thể bảo tồn phục vụ gây trồng công nghiệp
+ LSNG hiện bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng bởi ảnh hưởng của sự tăng dân số, mở rộng canh tác nông nghiệp, chăn thả gia súc không kiểm soát, khai thác gỗ, thu hái chất đốt
Trang 151.2 Những nghiên cứu về LSNG trên thế giới
Từ những năm 1980 trở lại đây có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh được giá trị thực của thực vật cho LSNG, cũng như đã chỉ rõ vai trò to lớn của nó đối với sự nghiệp phát triển rừng bền vững Đầu tiên phải kể đến những phát hiện về khả năng đặc biệt của thực vật LSNG như phục hồi nhanh, cho thu hoạch sớm, năng suất kinh tế cao, ổn định, có thể kinh doanh liên tục và việc khai thác chúng thường ít phá hủy hệ sinh thái Vì vậy, bằng cách duy trì tính nguyên vẹn của rừng tự nhiên, việc bảo tồn có khai thác có thể nuôi dưỡng được tính đa dạng sinh học cơ bản và bảo vệ môi trường sinh thái Bảo tồn có khai thác sẽ cung cấp những sản phẩm cần thiết cho một bộ phận của xã hội một cách bền vững (Mendelsohn, 1992) Nghiên cứu của Mendelsohn (1992) đã chỉ rõ vai trò của thực vật LSNG, theo ông: thực vật LSNG quan trọng cho bảo tồn bởi việc khai thác chúng có thể luôn được thực hiện với sự tổn hại ít nhất đến rừng Thực vật LSNG quan trọng cho tính bền vững vì trong quá trình khai thác chúng vẫn đảm bảo cho rừng ở trạng thái tự nhiên Thực vật LSNG quan trọng trong đời sống bởi nó có thể cung cấp nhiều dạng sản phẩm như thực vật ăn được, nhựa, thuốc nhuộm, tanin, sợi, cây làm thuốc,… và ngoài sử dụng trực tiếp người thu hái có thể đem bán, trao đổi (một trong các yếu tố không thể thiếu của xã hội) Do đó, ông khẳng định rừng như là một nhà máy quan trọng của xã hội và thực vật LSNG là một trong những sản phẩm quan trọng của nhà máy này
LSNG được hiểu theo nhiều cách dựa vào định nghĩa của các nhà khoa học đưa ra ở các thời điểm khác nhau:
De.Beer (1989) đã quan niệm LSNG là “tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ mà chúng được khai thác từ rừng tự nhiên để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của loài người LSNG bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu,
Trang 16nhựa cây, keo dán, chất đốt và các nguyên liệu thô, song, mây, nứa, trúc,
Theo FAO (1999): “LSNG là các lâm sản có nguồn gốc sinh vật, loại trừ
gỗ lớn có ở rừng, ở đất rừng và ở các cây bên ngoài rừng”
Năm 2000, JennH.DeBeer định nghĩa về LSNG như sau: “LSNG bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ được khai thác
từ rừng để phục vụ con người Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hoặc các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre, nứa, song mây, gỗ nhỏ và sợi.”
Như vậy, việc định nghĩa cho rõ ràng thế nào là LSNG là vấn đề khó khăn và không thể có một định nghĩa duy nhất đúng Nó có thể thay đổi chút
ít phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, quan điểm và nhu cầu khác nhau của các địa phương cũng như các thời điểm Tuy nhiên qua các khái niệm trên
có thể đưa ra những cách nhìn chung về LSNG, và qua đó giúp chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về giá trị của nó
Cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy giá trị của LSNG về kinh tế rất lớn Nghiên cứu của Peter (1989) đã chỉ ra giá trị thu nhập hiện tại từ LSNG có thể lớn hơn giá trị thu nhập hiện tại từ bất kì loại hình thức sử dụng đất nào Hay như Balic và Mendelsohn (1992) đã khẳng định trong công trình nghiên cứu của mình ở một số nước nhiệt đới rằng: chỉ riêng thu nhập dược liệu từ 1ha rừng thứ sinh cũng có thu nhập cao hơn giá trị thu nhập từ các sản phẩm nông
Trang 17nghiệp trên cùng diện tích Ở một số vùng LSNG có thể mang lại nguồn tài chính hơn cả gỗ Nghiên cứu của Heinzman (1990) cho biết việc kinh doanh các sản phẩm từ các cây họ cau dừa ở Guatemala cho hiệu quả cao hơn nhiều
so với kiểu rừng kinh doanh gỗ Ở Zimbabwe có 237.000 người làm việc liên quan tới LSNG, trong khi đó chỉ có 16.000 người làm trong ngành lâm nghiệp, khai thác và chế biến gỗ (FAO, 1975) Cơ quan y tế thế giới (WHO) đánh giá
là 80% dân số các nước đang phát triển dùng LSNG để chữa bệnh và làm thực phẩm, vài triệu gia đình phụ thuộc vào những sản phẩm loại này của rừng để tiêu dùng và là nguồn thu nhập Nhưng theo nghiên cứu của CIFOR thì giá trị LSNG tính qua thu nhập phải theo cách nghĩ khác:
- Thứ nhất, LSNG quan trọng vì chức năng an toàn và sinh tồn, nhiều loại không chắc có giá trị về thu nhập
- Thứ hai, có loại LSNG có giá trị về thu nhập nhưng hiện thời chưa được đầu tư đúng mức, chưa có đủ điều kiện phát triển, ở nơi thiếu hạ tầng cơ
sở, thiếu thông tin và thị trường
- Thứ ba, những mục tiêu về bảo tồn chưa gắn chặt với mục tiêu phát triển Mặt khác, thực vật LSNG còn có ý nghĩa rất lớn trong việc xuất khẩu và tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho nhiều quốc gia Đối với các nước Đông Nam Á, chỉ riêng hàng song mây thành phẩm đã có gần 3 tỉ USD trao đổi thương mại hàng năm Ở Thái Lan năm 1987 xuất khẩu LSNG dạng thô với giá trị bằng 80% xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ, chỉ khiêm tốn thì giá trị xuất khẩu của LSNG là 32 triệu USD Sản phẩm tre cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, theo Thammincha thì năm 1984 tre xuất khẩu có giá trị 3 triệu USD Thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ thực vật giá trị xuất khẩu năm 1979
là 17 triệu USD Ở Indonesia, giá trị LSNG xuất khẩu của họ đạt con số 238 triệu USD vào năm 1987 Ở nước này song mây là LSNG chủ yếu tính về giá trị xuất khẩu, là nước cung cấp song mây chủ yếu trên thế giới, ước tính
Trang 18chiếm từ 70- 90% thị trường toàn cầu Còn Malaysia thì năm 1986 đạt con số
11 triệu USD về xuất khẩu LSNG
Ở Bắc Phi cây rừng là nguồn thực phẩm và dược liệu quan trọng Như ở Cameroon vỏ một loại cây Prunus (họ Rosaceae) làm thuốc được khai thác để xuất khẩu trong những năm 1990 có đến 3.000 tấn loại này xuất khẩu hàng năm cho giá trị khoảng 220 triệu USD/năm Ở Châu Mỹ, người dân những nước đang phát triển nằm trong khu vực rừng nhiệt đới cũng còn phụ thuộc rất nhiều vào rừng nói chung và LSNG nói riêng Một số sản phẩm quan trọng như hạt dẻ Brazil mang lại nguồn thu từ 10- 20 triệu USD hàng năm cho những người thu hái Ở Brazil còn có cây cọ Babacu được khai thác cho tiêu thụ tại chỗ và thương mại từ thế kỉ 17
Chính từ những nghiên cứu, phát hiện và lợi ích đó mà nhiều quốc gia, tổ chức đã thể hiện quan tâm đến thực vật LSNG bằng những hành động cụ thể Chẳng hạn như ở Châu Phi, dưới sự hỗ trợ của tổ chức FAO đã có những chương trình, dự án chú trọng tới việc phát triển loài LSNG mũi nhọn Hay như trung tâm nghiên cứu nông lâm kết hợp quốc tế (ICRAF) đã có những biện pháp chọn lọc và quản lý các loài cây cung cấp thực vật LSNG hoang dại
và xem chúng như là chìa khóa mở đường trong nhiều hoạt động và đã được
áp dụng ở một số mô hình nông lâm kết hợp như mô hình trồng song, mây dưới tán rừng ở Châu Á, mô hình một số loài cau dừa (đã thuần hóa và bán hoang dã) được gây trồng cùng các loài thân gỗ và thân thảo ở vùng nhiệt đới Nhìn chung, những nghiên cứu về LSNG đã cho thấy tiềm năng to lớn của nó ở các nước nhiệt đới Do vậy, kinh doanh thực vật LSNG đang mở ra triển vọng phát triển rừng bền vững, nó có thể kết hợp với kinh doanh rừng gỗ làm thành mô hình kinh doanh có hiệu quả trên mọi mặt
Trang 191.3 Những nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam
LSNG từ xưa đến nay vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của các gia đình dân cư vùng trung du và miền núi nước ta Gần đây, nhờ việc buôn bán qua biên giới những sản phẩm này được đánh giá cao hơn Nhưng thật đáng tiếc là chúng ta còn hiểu biết rất hạn chế về chúng, về cách thức khai thác và sử dụng của người dân bản địa đối với nguồn tài nguyên phong phú này Hầu như chưa có một công trình tổng quát và sâu sắc nào về loại sản phẩm này, trong khi những kiến thức bản địa được tích lũy từ xa xưa ngày đang bị mai một dần do sự ra đi của thế hệ già và nhiều nguyên nhân khác nữa
Cũng như các nước trong vùng nhiệt đới, Việt Nam có một tập đoàn thực vật LSNG rất đa dạng và phong phú Đó là điều kiện thuận lợi cho nhiều người nghiên cứu, tìm tòi cũng như áp dụng các kết quả đã được nghiên cứu
và thử nghiệm trên thế giới để phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên này
Theo Hoàng Hòe (1998), nguồn tài nguyên LSNG ở nước ta rất lớn, có nhiều loài và có giá trị cao: số loài cây làm thuốc chiếm tới 22% tổng số loài thực vật Việt Nam, có khoảng trên 500 loài thực vật cho tinh dầu (chiếm 7,14% tổng số loài), khoảng trên 600 loài cho tanin và rất nhiều loài khác cho dầu nhờn, dầu béo, cây cảnh Bên cạnh đó, song mây, tre nứa (hiện nay, tổng diện tích tre của nước ta là 1.492.000 ha, với khoảng 4.181.800.000 cây) không chỉ là nguyên liệu xây dựng truyền thống quan trọng của nhân dân ta từ xưa tới nay mà còn là nguồn nguyên liệu rất quan trọng cho nghề thủ công mỹ nghệ, tạo ra những sản phẩm vô cùng đẹp mắt, có khả năng xuất khẩu mang lại giá trị cao
Phạm Xuân Hoàn (1997) đã nghiên cứu phân loại thực vật LSNG tại Phia Đén- Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng theo mục đích sử dụng Tác giả đánh giá tình hình khai thác thực vật LSNG thích hợp nhất là được thực hiện bởi
Trang 20người dân địa phương và đưa ra những đánh giá tình hình khai thác cũng như một số đề xuất phát triển bền vững tài nguyên thực vật LSNG
Lê Qúy Ngưu, Trần Như Đức (1998) đã tập trung mô tả về công dụng và
kĩ thuật thu hái chế biến các bài thuốc làm từ các loại thực vật trong đó có thực vật LSNG Ngoài ra Ninh Khắc Bản (2003) bước đầu nghiên cứu nguồn tài nguyên thực vật LSNG trong tự nhiên do khai thác quá mức là một trong những dấu hiệu thông báo về tình trạng chúng đang bị đe dọa Theo ông, chúng cần được bảo tồn nguyên vị và có kế hoạch bảo tồn chuyển vị nguồn gen trong vườn hộ gia đình hay trên trang trại theo hướng sử dụng bền vững
để giảm sức ép lên nguồn tài nguyên ngoài tự nhiên, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học
Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu quan tâm đến phát triển tài nguyên tre ở Việt Nam (như Nguyễn Tưởng, 1995), một số nghiên cứu quan tâm đến tài nguyên cây thuốc ở rừng Việt Nam (Đỗ Nguyên Phương, Đào Viết Phú, 1997…), một số công trình nghiên cứu sơ bộ và hành động thực địa nhằm thử nghiệm các mô hình quản lý LSNG đã được triển khai song chưa mang tính đồng bộ (An Văn Bảy, Võ Thanh Giang, 2002) Các nghiên cứu này mới chỉ tập trung phát hiện loài, phản ánh đặc tính sinh thái, gây trồng, khai thác… và so sánh hiệu quả kinh doanh thực vật LSNG với các loại hình kinh doanh khác mà chưa đi sâu tìm hiểu kĩ những loài thực vật LSNG có triển vọng
Song song với những nghiên cứu đó, một số chương trình được triển khai như:
1 Dự án nghiên cứu một số vấn đề kinh tế xã hội và vai trò của phụ nữ trong chế biến song, mây, tre do Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam thực hiện từ 1993- 1995
Trang 212 Dự án nghiên cứu thị trường địa phương cho sản phẩm ngoài gỗ ở Bắc Thái do sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bắc Thái thực hiện
3 Dự án trồng rừng đặc sản (được lồng ghép trong chương trình 5 triệu ha rừng)
4 Dự án sử dụng bền vững các LSNG do trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản và tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) thực thi với sự cộng tác của trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường (CRES), viện nghiên cứu sinh thái (ECO-ECO) Tuy nhiên, dự án này cũng chỉ mới đưa ra các khuyến nghị cho địa phương nơi tiến hành dự án là vùng đệm khu bảo tồn Kẻ Gỗ và vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể, chưa thuyết minh được một cách thuyết phục bằng con số là những thực vật LSNG nào sẽ mang lại hiệu quả cao thực sự
Có thể nói, những chương trình phát triển và nghiên cứu trong nước đã thể hiện sự quan tâm đối với thực vật LSNG Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực vật LSNG ở Việt Nam còn thiếu chiều sâu Do vậy, tuy đã có nhiều nghiên cứu, chương trình dự án tiến hành ở nhiều nơi song chưa có nơi nào thực sự phát huy cao được vai trò của thực vật LSNG
1.4 Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây LSNG ở Khu BTTN Phu Canh, tỉnh Hòa Bình
Năm 2002, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hòa Bình đã công bố Khu BTTN Phu Canh có trên 100 loài thực vật thuộc gần 50 họ, 3 ngành là ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần và ngành Hạt kín
Năm 2003, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, thuộc Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam đã tiến hành đề tài “Xây dựng luận cứ khoa học để bảo vệ tri thức bản địa cho việc sử dụng đa dạng sinh học” có triển khai tại một số điểm
của huyện Đà Bắc và Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, nhưng đây chỉ là một số ghi nhận nhỏ bởi đề tài nghiên cứu nhiều huyện, tỉnh trong cả nước [54]
Trang 22Năm 2012, Phùng Văn Phê đã nghiên cứu “Điều tra đánh giá nhanh các loài thực vật quan trọng và xây dựng kế hoạch giám sát ở khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, Hòa Bình” [35], trong đó có ghi nhận nằm trong khu vực
Khu BTTN có trên 150 loài, trong tổng số loài của toàn khu vực Các loài cây cho LSNG tập trung ở các họ Hoa môi (Lamiaceae), họ Tiết dê (Menispermaceae), họ Cam (Rubiaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Ngũ gia
bì (Araliaceae), họ Ô rô (Acanthaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Mã tiền (Loganiaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Mạch môn đông (Convallariaceae), họ Mía dò (Costaceae), họ Rau dền (Amaranthaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Cau (Arecaceae), …
Một số loài thực vật cho thuốc đang có ở khu vực như: Cỏ xước -
Achyranthes aspera (Amaranthaceae), Khôi tía - Ardisia silvestris (Myrsinaceae ), Trám đen - Canarium tramdenum (Burseraceae), Cẩu tích - Cibotium barometz (Dicksoniaceae), Mía dò - Costus tonkinensis (Costaceae), Cốt toái bổ - Drynaria fortunei (Polypodiaceae), Bổ béo đen - Goniothalamus vietnamensis (Annonaceae), Cỏ tranh - Imperata cylindrica (Poaceae), Chè vằng - Jasminum subtriplinerve (Oleaceae), Gối hạc - Leea rubra (Leeaceae), Cao cẳng - Ophiopogon dracaenoides (Convallariaceae), Núc nác - Oroxylum indicum (Bignoniaceae), Bảy lá một hoa - Paris chinensis (Trilliaceae), Phèn đen - Phyllanthus reticulatus (Euphorbiacea), Huyết đằng - Sargentodoxa cuneata (Sargentodoxaceae), Thảo quyết minh - Senna tora (Caesalpiniaceae), Bách bộ nam - Stemona cochinchinensis (Stemonaceae), Trầu tiên - Asarum glabrum (Aristolochiaceae), Dạ cẩm – Hedyotis capitellata (Rubiaceae), Sến mật – Madhuca pasquieri (Sapotaceae), Hoàng tinh cách - Disporopsis longifolia (Covallariaceae), Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Cucurbitaceae), v.v.,…Trong đó có 31 loài thuộc
diện loài quý hiếm cần phải được bảo vệ Nhưng đây là công trình tổng hợp
Trang 23về đánh giá nhanh các loài có giá trị trong bảo tồn đa dạng sinh học nhằm xây dựng kế hoạch giám sát của Khu BTTN
Năm 2016, Nguyễn Văn Hưởng đã nghiên cứu: “Thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hòa Bình” trong
đó có ghi nhận nằm trong khu vực KBT là 479 loài, 350 chi, thuộc 126 họ của
5 ngành thực vật, chiếm 12,44% tổng số loài cây được dùng làm thuốc ở Việt Nam
Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn
đề nguồn tài nguyên LSNG tại Khu BTTN Phu Canh được xuất bản, chưa có
dự án nào về bảo tồn và phát triển các loài thực vật LSNG hiện có ở nơi đây
Trang 24Chương 2 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Khu BTTN Phu Canh, tỉnh Hòa Bình
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí ranh giới
Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh nằm trên địa bàn 4 xã: Đoàn Kết, Tân Pheo, Đồng Chum và Đồng Ruộng của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, cách thị trấn Tu Lý huyện Đà Bắc 30 Km, cách thành phố Hòa Bình 50 km Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh có vị trí như sau:
- Phía Bắc giáp xã Tân Pheo
- Phía Tây giáp xã Đồng Ruộng, Đồng Chum
- Phía Đông giáp xã Tân Pheo, xã Đoàn Kết
- Phía Nam giáp xã Yên Hoà, xã Đoàn Kết
Tổng diện tích tự nhiên của Khu BTTN Phu Canh là 5.647 ha, trong đó diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 2.434,6 ha và phân khu phục hồi sinh thái là 3.212,4 ha
2.1.1.2 Địa hình, địa thế
Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh là vùng núi thấp và núi cao, gồm 3 dải dông núi chính và các dải dông núi phụ Độ cao lớn nhất là 1.349 m (đỉnh núi Pu Canh), độ cao trung bình là 900 m, độ cao thấp nhất là 300 m so với mặt nước biển Độ dốc bình quân trên 300, chiều dài suờn dốc 1000 – 2000 m, hiểm trở, đi lại rất khó khăn
Căn cứ vào hệ thống đường phân thủy thì Khu BTTN là lưu vực của suối Nhạp, suối Cửa Chông chảy ra hồ Sông Đà, cung cấp nước cho nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và nước tưới cho sản xuất nông nghiệp của 5 xã: Tân
Trang 25Pheo, Đồng Chum, Đồng Ruộng, Đoàn Kết và Yên Hoà So với các khu rừng đặc dụng khác ở miền núi phía Bắc Việt Nam, Khu BTTN Phu Canh có độ cao không lớn
2.1.1.3 Khí hậu - Thuỷ văn
* Khí hậu: Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh có chung điều kiện khí
hậu của tỉnh Hòa Bình, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm
có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình 1.824,4 mm, chiếm 93,6% tổng lượng mưa trong năm; mùa hanh khô từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa trung bình 125,2 mm, chiếm 6,4% tổng lượng mưa trong năm Số ngày mưa trong năm 110 - 130 ngày Độ ẩm không khí trung bình 83%, cao nhất trung bình 87%, thấp nhất trung bình 79% Nhiệt độ không khí trung bình 21,70C, cao nhất trung bình 290C, thấp nhất trung bình 14,60C, cá biệt có ngày xuống 50C vào tháng 1 Hướng gió chính vào mùa hè là gió Đông Nam; mùa đông là gió Đông Bắc
* Thuỷ văn: Trong khu bảo tồn có các suối lớn Suối Nhạp xã Đồng
Ruộng có 2 nhánh suối chính: Nhánh suối Chum bắt nguồn từ xã Mường Chiềng, chảy qua xã Đồng Chum về hợp với suối Nhạp tại khu vực xóm Nhạp trong, xã Đồng Ruộng; Nhánh suối Nhạp bắt nguồn từ xã Tân Pheo, chảy qua
xã Tân Pheo, xã Đồng Chum về hợp với nhánh suối Chum tại xóm Nhạp xã Đồng Ruộng Ngoài 2 nhánh suối chính còn có 1 nhánh suối phụ bắt nguồn từ chân núi Phu Canh xã Đồng Ruộng về hợp với suối Nhạp đổ ra hồ Sông Đà Hai suối trên tuy là suối lớn có nước chảy quanh năm nhưng do độ dốc cao, nhiều đá nổi, ghềnh thác, nên không sử dụng vận chuyển đường thuỷ (bè, mảng) liên hoàn ra đến hồ Sông Đà, vào mùa mưa thường gây ra lũ đột xuất cản trở việc đi lại của nhân dân các xã trong khu bảo tồn và vùng phụ cận
Trang 262.1.1.4 Địa chất và Đất
* Địa chất: Khu bảo tồn có địa hình vùng núi cao, phần lớn diện tích là
núi đất và núi đất lẫn đá Trong khu bảo tồn có 3 loại đá mẹ chủ yếu: đá vôi,
đá mác ma a xít và đá sa thạch Trong đó: Đá vôi có thành phần khoáng vật chủ yếu là can xít màu đỏ nâu, sản phẩm phong hoá cho thành phần cơ giới thịt trung bình (hạt mịn) Đá a xít có thành phần khoáng vật chủ yếu là Kali, mua ga đen, bi ro xin, clo rít, sản phẩm phong hoá cho thành phần cơ giới thịt nhẹ Đá sa thạch có thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh, li mô nít, sản phẩm phong hoá cho thành phần cơ giới hạt thô, do phong hoá không triệt để nên có nhiều sỏi cuội với nhiều cỡ đường kính khác nhau
* Đất: Trong khu bảo tồn có 2 nhóm đất chính:
- Nhóm đất Feralitic mùn, mùa từ đỏ vàng đến vàng nhạt trên núi có rừng (độ cao từ 700 – 1700 m) diện tích 3.800 ha, chiếm 67,3% tổng diện tích khu bảo tồn, trong đó có các loại đất với các đặc điểm, đặc tính như sau:
+ Đất Feralitic, mùn, màu vàng nhạt trên núi có rừng, phát triển trên đá
sa thạch, tầng dày trên 120 cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ, có nhiều hạt thô, lẫn sỏi, cuội, diện tích 1.500 ha, có đặc tính thấm nước nhanh, giữ nước kém, tập trung chủ yếu trong xã Tân Pheo, xã Đoàn Kết
+ Đất Feralitic mùn, màu đỏ, trên núi có rừng phát triển trên đá vôi tầng dày trên 120cm, thành phần cơ giới thịt trung bình, diện tích 1.200 ha, có đặc tính thấm nước và giữ nước tốt, tập trung chủ yếu trong xã Đồng Ruộng
+ Đất Feralitic mùn màu đỏ vàng trên núi có rừng phát triển trên đá Mác ma a xít, tầng dày trên 120 cm, thành phần có giới thịt trung bình, diện tích 1.100 ha, có đặc tính thấm nước chậm, giữ nước tốt tập trung chủ yếu trong xã Đồng Chum
Trang 27- Nhóm đất Feralitic màu vàng, vàng nhạt trên đất trống đồi trọc hoặc cây bụi, nương, rẫy (có độ cao dưới 800 m) phát triển trên đá mẹ sa thạch, đá vôi, đá mác ma a xít tầng dày 50 - 120cm, diện tích 1.300 ha
2.1.1.5 Tài nguyên rừng khu bảo tồn
Tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn trong 4 xã là 5.647 ha, trong đó: Diện tích có rừng: 4.213,9 ha, chiếm 74,6% diện tích Trong đó, rừng tự nhiên: 4.106,5 ha, chủ yếu là rừng gỗ núi đất, cấp trữ lượng IV, có trữ lượng
gỗ từ 73 m3/ha đến 110 m3/ha; tổng trữ lượng 363.343,0 m3
gỗ; rừng nứa và rừng hỗn giao nứa gỗ có 345 ha, trữ lượng nứa 2.908.036 cây, còn lại 115,2
ha rừng non phục hồi sau nương rẫy chưa có trữ lượng [48, 49]
2.2 Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội
2.2.1 Dân tộc
Khu BTTN Phu Canh nằm trong khu vực 4 xã gồm 3 dân tộc chính là: Dân tộc Tày có 9.565 người, chiếm 85,34 %; Dân tộc Mường có 467 người, chiếm 4,16 %; Dân tộc Dao có 1.062 người chiếm 9,47 % và dân tộc Kinh có
Dân số chia theo dân tộc (người) Tày Mường Dao Kinh
Trang 28Bảng 1.2: Thành phần dân tộc các xã sống trong khu bảo tồn
số hộ
Tổng dân số
Dân số chia theo dân tộc (người)
2.2.2 Dân số, lao động và giới
- Dân số: Trong 4 xã có 2.606 hộ với 11.207 nhân khẩu cư trú trong 28
xóm, bản chiếm 22,25% nhân khẩu toàn huyện, trong đó nhân khẩu nông nghiệp 10.927 người chiếm 97,5%, nhân khẩu phi nông nghiệp 280 người (chủ yếu là giáo viên, nhân viên y tế) chiếm 2,5 % tỷ lệ tăng dân số hàng năm ước tính 1,3%
- Lao động: Toàn vùng có tổng số lao động 5.529 người trong đó: Lao
động nông nghiệp có 5.317 người (chiếm 96,1 tổng số lao động), lao động phi nông nghiệp có 212 người (chiếm 3,9 tổng số lao động)
- Những vấn đề về giới: Phụ nữ quanh khu bảo tồn còn nhiều hạn chế
trong việc tham gia công tác bảo vệ rừng do họ bận rộn quá nhiều công việc
gia đình, chăm sóc rừng trồng theo các chương trình dự án
2.2.3 Hiện trạng sản xuất
a Sản xuất nông nghiệp: hoạt động trồng trọt trong 4 xã chủ yếu là cây
lương thực, cây màu các loại và một số ít diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày Tổng diện tích đất trồng lúa của 4 xã chỉ có 277,24 ha, năng xuất bình quân 3,1 tấn/ha, sản lượng lúa hàng năm đạt 650,5 tấn/năm, bình quân 60,4 kg/người/năm mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu lương thực của
Trang 29nhân dân Để khắc phục tình trạng thiếu lương thực triền miên, nhân dân phải phát rừng làm nương trồng cây lương thực (lúa, ngô)
Bảng 1.3: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của 4
xã thuộc Khu BTTN Phu Canh
T
Tổng diện tích (ha)
Các xã trong khu bảo tồn
Tân Pheo
Đồng Chum
Đoàn Kết
Đồng Ruộn g
2 Đất trồng cây lâu năm 67,30 4,70 6,50 56,1
b Chăn nuôi : là hoạt động mang lại thu nhập quan trọng cho cộng
đồng địa phương, đồng thời cung cấp hàng hóa tại chỗ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thị trường và cải thiện cuộc sống Cộng đồng chủ yếu nuôi trâu, bò, lợn,
gà, ngan, vịt, ngỗng, dê, v.v Các năm qua số lượng đàn gia súc gia cầm trong
4 xã tăng tương đối nhanh nhất là đàn bò, trâu do nhu cầu tiêu thụ thịt bò trên thị trường ngày càng nhiều Theo thống kê năm 2009 như sau, đàn trâu có 1.872 con, đàn bò 1.652 con, đàn lợn 4.010 con Chủ yếu chăn thả trên đất trồng đồi trọc và rừng tự nhiên
c Hoạt động sản xuất và khai thác lâm nghiệp: Bằng nguồn vốn dự án
661 trong các năm qua nhân dân trong 4 xã đã tích cực phát triển sản xuất lâm nghiệp Đã nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng hiện có (rừng phòng hộ xung
Trang 30yếu và rất xung yếu) của 4 xã là 7.158 ha Trồng mới rừng phòng hộ trên 837
ha, trong đó có 364 ha rừng luồng là loài cây vừa phát huy hiệu quả kinh tế của
2 xã Đồng Chum và Đồng Ruộng Ngoài ra, cũng đã trồng cây ăn quả trên 113
ha và 181,5 ha được cải tạo làm vườn tạp Thực tế tại địa bàn thì vẫn xảy ra tình trạng khai thác rừng và săn bắt động vật trái phép, đốt nương làm rẫy ở quy mô nhỏ Do phong tục tập quán, do đời sống của người dân còn khó khăn, đặc biệt là thiếu đất sản xuất nên một số hộ dân đã lén lút phát nương lấn vào rừng bảo tồn Tình trạng khai thác cây dược liệu, củi, lâm sản phụ song, mây, măng tre và săn bắt động vật vẫn còn xảy ra Những lâm sản phi gỗ này được các hộ sử dụng cho nhu cầu gia đình và một số cũng được đem đi bán
d Thu nhập của nhân dân: Sinh kế chính của nhân dân trong 4 xã là
sản xuất nông lâm nghiệp Tuy nhiên, do đất nông nghiệp rất ít, năng suất không cao, bình quân lương thực chỉ đạt 65,9 kg/người/năm Rừng tự nhiên còn lại phần lớn là rừng gỗ được quy hoạch là rừng phòng hộ xung yếu và không được khai thác Các ngành nghề khác phát triển chậm nên đời sống nhân dân ở đây còn rất khó khăn, thu nhập bình quân đạt khoảng 15,5 triệu đồng/người/ năm (khoảng 740 USD)
2.2.4 Cơ sở hạ tầng
Giao thông vận tải: Khu bảo tồn đã có đường ôtô đến trung tâm xã bao
gồm tuyến tỉnh lộ 433 từ xã Tân Minh đi xã Tân Pheo tới xã Đồng Chum; Tuyến đường liên xã từ ngã Ba Ênh xã Tân minh đi qua xã Đoàn Kết, xã Yên Hoà đến xã Đồng Ruộng dài 31 km
Điện: tất cả các xã trong khu bảo tồn đều có điện lưới quốc gia Tuy
nhiên, đường dây tải điện còn yếu nên thường xuyên xảy ra mất điện
Nước sinh hoạt: được dự án 472 và dự án WB đầu tư xây dựng đường
ống dẫn nước và các bể chứa nước công cộng, đảm bảo 100% số hộ dân trong
4 xã có đủ nước sinh hoạt
Trang 31Thuỷ lợi: Hiện tại, các xã đều có kênh mương dẫn nước tưới cho sản xuất
nông nghiệp Riêng hồ Cang xã Đoàn Kết dự trữ nước tưới cho gần 40 ha đất nông nghiệp Nhưng do độ che phủ của rừng Phu Canh ngày càng bị thu hẹp nên khả năng dự trữ nước tưới của hồ Cang đã và đang giảm đi nhanh chóng
2.2.5 Văn hóa – Xã hội
Về giáo dục: Bốn xã trong khu bảo tồn đều có đủ 2 cấp tiểu học và trung
học cơ sở, với các phòng học kiên cố được xây dựng từ nguồn vốn của Chương trình 135 của Chính phủ và dự án giảm nghèo của ngân hàng thế giới
WB Tổng số trẻ em trong độ tuổi đi học (từ 6 – 14 tuổi) là 3.562 em Đội ngũ giáo viên thường là các thầy cô giáo ở tỉnh, huyện và một số huyện miền xuôi lên công tác Nhưng do còn thiếu thốn về chỗ ở, thiếu tình cảm và ít được sinh hoạt văn hoá văn nghệ, do đó các thầy cô giáo chưa thật sự yên tâm công tác
và hạn chế khả năng phấn đấu chuyên môn của các thầy cô giáo
Về y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng lên, đảm bảo
nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu kịp thời cho nhân dân Mạng lưới y tế từ xã đến thôn bản hoạt động đồng đều và thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, thiếu thốn về thuốc men, thiếu trang thiết bị khám chữa bệnh, thiếu đội ngũ cán bộ y tế có năng lực chuyên môn cao, nên hiệu quả khám chữa bệnh chưa cao Các hoạt động dân
số - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm chỉ đạo, việc đổi mới công tác tuyên truyền đã tiếp cận tốt hơn đến từng đối tượng Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả, v.v
Về văn hoá: Vì các xóm bản trong xã ở cách xa nhau, đi lại không thuận
tiện, và do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn lại cách xa trung tâm huyện (30-50 km), nên sinh hoạt văn hoá còn nhiều hạn chế Tuy nhiên, hầu như mọi hộ gia đình đều có tivi
Trang 32Hình 1.1: Bản đồ hiện trạng rừng khu BTTN Phu Canh, tỉnh Hòa Bình
Trang 33Chương 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Các loài cây lâm sản ngoài gỗ phân bố trong phạm vi Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hòa Bình
3.3 Nội dung nghiên cứu
1- Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, công dụng, dạng sống, loài
có giá trị bảo tồn cây lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn
2- Thực trạng lâm sản ngoài gỗ phân theo mục đích sử dụng
Trang 343- Đánh giá thực trạng thị trường và tiềm năng phát triển một số loài thực vật cho LSNG
4- Tình hình quản lý nguồn tài nguyên LSNG tại khu vực nghiên cứu 5- Xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nguồn thực vật LSNG tại địa phương với sự tham gia của người dân
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu:
Tiến hành thu thập số liệu từ các nguồn thông tin đáng tin cậy như các sách về thực vật cho lâm sản ngoài gỗ, báo cáo khoa học, kỷ yếu, tạp chí khoa học, Kế thừa có chọn lọc các tư liệu về tài nguyên thực vật, tài nguyên LSNG tại Khu BTTN Phu Canh, các bản đồ tài nguyên rừng,…
3.4.2 Phương pháp chuyên gia:
Dựa vào trình độ và kinh nghiệm của các chuyên gia đặc biệt là các vấn
đề như xác định tên khoa học của các mẫu đã thu hái, các thuật ngữ về các bệnh được chữa trị, các loài được dùng làm cảnh, đồ thủ công mỹ nghệ …
3.4.3 Điều tra thực địa theo tuyến:
Điều tra khảo sát sơ bộ, sau đó ta tiến hành chọn tuyến điều tra Tuyến được chọn phải đảm bảo yêu cầu phải chạy qua các sinh cảnh đặc trưng cho Khu BTTN Trên mỗi tuyến tiến hành nghiên cứu thu thập các loài cây LSNG; nếu tuyến quá dài, cứ 500 m lại mở ra một tuyến phụ theo kiểu xương
cá (theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997, 2007) [42, 44]
Các loài cây LSNG được điều tra trong phạm vi 10 m mỗi bên
Sau thời gian gần một năm với 2 chuyến điều tra thực địa, được sự giúp
đỡ của BQL Khu BTTN Phu Canh và các trạm kiểm lâm trực thuộc, các ông lang, bà mế, người dân và thương nhân chúng tôi đã tiến hành 2 chuyến điều tra khảo sát và thu mẫu trong phạm vi khu vực nghiên cứu
Trang 35Các tuyến điều tra thực địa là:
+ T6: Từ Trạm xóm Nhạp xã Đồng Ruộng vùng đệm khu bảo tồn, qua phân khu phân hệ sinh thái đến tiểu Khu 33
Tiếp cận từ xã Tân Pheo:
+ T5: Từ Trạm Tân Pheo, qua xóm Chàm đến xóm Than (vùng đệm ngoài KBT), tiểu khu 23 đến xóm Thầm Luông
Bên cạnh đó, chúng tôi còn điều tra một phần tại các xã vùng đệm để thấy rõ tình hình sử dụng, cũng như buôn bán nguồn lâm sản ngoài gỗ như xã Yên Hòa, Trung Thành, Tân Minh, Cao Sơn, Mường Chiềng, Giáp Đắt,
Trang 36BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PHU CANH – TỈNH HÒA BÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ các tuyến điều tra thực địa tại Khu BTTN Phu Canh
Trang 373.4.4 Phương pháp phỏng vấn có sự tham gia của người dân (PRA):
Phỏng vấn đồng bào, các cán bộ làm công tác quản lý, nhất là các ông lang, bà mế, các hộ buôn bán kinh doanh tại khu vực Khu BTTN Phu Canh Thông qua các bảng câu hỏi đã được xây dựng sẵn để sưu tầm và phát hiện các nguồn sử dụng LSNG như làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thủ công mỹ nghệ, làm cảnh… Mỗi loài đều có mẫu thu và ghi chép các thông tin cần thiết như công dụng, bộ phận sử dụng, cách sử dụng của cây Sử dụng phương pháp phỏng vấn nhanh theo Gary J Martin (2002) [16]
Bảng 2.1: Thành phần loài và công dụng của các loài cây LSNG được người dân thu hái, sử dụng theo công dụng (mẫu)
TT
phận dùng
Công dụng
Sinh cảnh sống
Mức độ thường gặp
28 cm x 42cm
Trang 38+ Định loại tiêu bản:
Xác định tên khoa học, kiểm tra, chỉnh lý tên theo các tài liệu chính là các tập Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ), Thực vật chí Việt Nam (nhiều tác giả), Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam (nhiều tác giả) cùng nhiều tài liệu liên quan khác,…
Bảng 2.2: Bảng danh lục các loài thực vật cho LSNG được điều tra (mẫu)
TT Tên Việt
Nam
Tên khoa học
Tên địa phương
+ Xác định các loài quí hiếm có nguy cơ bị đe dọa: Trên cơ sở danh lục thực vật, lập danh sách các loài quí hiếm ở Khu BTTN Phu Canh, tỉnh Hòa
Trang 39Bình Các loài đƣợc xác định quí hiếm có nguy cơ bị đe dọa dựa vào tiêu chí của các công trình sau:
- Sách Đỏ Việt Nam, 2007 [5];
- Danh lục các loài thực vật quý hiếm của IUCN, 2015 [58];
- Nghị định số 32 của chính phủ về các loài động thực vật quý hiếm,
2006 [12]
Trang 40Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Sự đa dạng của thực vật bậc cao có mạch và thực vật LSNG ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hòa Bình
4.1.1 Đa dạng về các taxon phân loại
Qua quá trình điều tra, nghiên cứu đã xác định và thống kê được 1024 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 581 chi, 162 họ của 6 ngành, trong đó có
545 loài LSNG, chiếm trên 53,22% tổng số loài thực vật của khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh (Bảng 3.1) Trong đó, kế thừa 479 loài từ các nghiên cứu trước và bổ sung 66 loài LSNG
Bảng 3.1 Đa dạng các taxon thực vật bậc cao có mạch
ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh
Nguồn: Khu BTTN Phu Canh (2012)
Hầu hết các loài thực vật bậc cao có mạch tập trung ở ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), chiếm 91,50% tổng số loài; 91,39% tổng số chi và 80,86% tổng số họ