1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

đồ án tốt nghiệp áo vest và váy

183 428 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 183
Dung lượng 10,32 MB
File đính kèm đồ án tốt nghiệp áo vest và váy.rar (10 MB)

Nội dung

Với lợi thế riêng biệt là vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hút vốn nhanh, ngành đã thu hút rất nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Theo số liệu thực tế thì ngành Dệt – May nước ta có hơn 1000 nhà máy Dệt May, thu hút trên 50 vạn lao động, chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Các công ty, xí nghiệp may đang không ngừng đổi mới trang thiết bị, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của ngành.

Trang 1

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Nhận xét của giáo viên:

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Đánh giá của giáo viên: ………

………

………

………

………

………

………

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018

Giáo viên nhận xét (Kí và ghi rõ họ tên)

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ CHỦNG LOẠI SẢN PHẨM SÁNG TÁC 8

1.1 Nghiên cứu thị trường 8

1.1.1 Nghiên cứu tổng quan thị trường trong và ngoài nước 8

1.1.1.1 Tổng quan thị trường thế giới: 8

1.1.1.2 Tổng quan thị trường trong nước 14

1.1.2 Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 22

1.1.2.1 Phân đoạn thị trường 22

1.1.2.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu 23

1.1.3 Dự báo thị trường về xu hướng thời trang: 25

1.1.3.1 Kiểu dáng 25

1.1.3.2 Kết cấu 27

1.1.3.3 Màu sắc 27

1.1.3.4 Chất liệu 34

1.2 Ý tưởng sáng tác bộ mẫu thời trang và phương án sản xuất kinh doanh 37

1.2.1 Vẽ 3 mẫu phác thảo theo xu hướng 37

1.2.2 Lựa chọn 1 bộ mẫu đưa vào sản xuất 40

1.2.3 Giá thành dự kiến và phương án tiêu thụ cho sản phẩm lựa chọn 40

1.2.3.1 Giá thành dự kiến 40

1.2.3.2 Phương án tiêu thụ sản phẩm 41

CHƯƠNG II : XÂY DỰNG BỘ TÀI LIỆU KĨ THUẬT 42

2.1 Xây dựng bộ tài liệu kĩ thuật 42

2.2 Chỉ dẫn các nhà cung cấp nguyên phụ liệu 90

CHƯƠNG III : CHUẨN BỊ KĨ THUẬT 92

3.1 Lập kế hoạch sản xuất 92

3.1.1 Tính năng suất/1 lao động/1 ngày và xây dựng kế hoạch sản xuất 92

3.1.1.1 Đối với sản phẩm áo vest 92

3.1.1.2 Đối với sản phẩm váy liền 93

3.1.2 Bảng kế hoạch sản xuất đơn hàng 93

3.2 Thiết kế mẫu chuẩn 96

3.3 Nhảy mẫu các cỡ bằng phần mềm chuyên ngành 96

3.3.1 Cơ sở để nhảy cỡ 96

3.3.2 Quy trình nhảy mẫu 96

Trang 3

3.3.3 Công thức nhảy mẫu và tọa độ nhảy của các chi tiết áo vest 100

3.3.4 Công thức nhảy mẫu và tọa độ nhảy của các chi tiết váy liền 109

3.4 Thiết kế các loại mẫu phục vụ sản xuất 117

3.4.1 Mẫu thành phẩm 117

3.4.2 Mẫu là 117

3.4.3 Mẫu mực 117

3.5 Xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu 117

3.5.1 Lí do chọn hình thức giác sơ đồ 117

3.5.2 Viết tiêu chuẩn giác sơ đồ 117

3.5.3 Lập tác nghiệp cắt, lí do chọn cỡ ghép sơ đồ giác 118

3.5.4 Thực hiện giác sơ đồ và kết quả giác sơ đồ bằng phần mềm chuyên ngành 120

3.5.5 Lập bảng định mức tiêu hao nguyên liệu: mua vải, cấp phát cho sản xuất 123

3.6 Xây dựng định mức tiêu hao phụ liệu 126

3.7 Xây dựng phương án giá: cho 1 sản phẩm và cả lô hàng, lãi suất (so sánh với phương án giá dự kiến) 130

3.8 Xây dựng tiêu chuẩn thành phẩm 133

3.9 Xây dựng bảng màu 136

3.10 Xây dựng tiêu chuẩn cắt 140

3.11 Thiết kế dây chuyền may 145

3.11.1 Thiết kế dây chuyền may: Lựa chọn kiểu dây chuyền, phiếu công nghệ, số lượng công cụ thiết bị, xác định thời gian dựa trên phân tích thao tác, phân công lao động 145 3.11.1.1 Thiết kế dây chuyền may áo vest 145

3.11.1.2 Thiết kế dây chuyền váy liền 157

3.11.2 Sơ đồ mặt bằng phân xưởng 165

3.11.3 Dải chuyền: Qui trình và phương pháp dải chuyền 166

3.11.4 Chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm: phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm 167

3.12 Xây dựng tiêu chuẩn hoàn thành sản phẩm: là, gấp, đóng gói, đóng thùng, hình thức xuất hàng 170

CHƯƠNG IV : CHUẨN BỊ NGUYÊN PHỤ LIỆU 172

4.1 Xây dựng phương pháp kiểm tra nguyên phụ liệu 172

4.2 Qui trình xử lí và báo cáo chất lượng, số lượng nguyên phụ liệu nhập kho 175

4.3 Bảo quản, cấp phát nguyên phụ liệu 175

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm vừa qua, ngành may mặc là một trong những ngành kinh tếthế mạnh của nước ta, đóng góp nguồn thu lớn cho nền kinh tế nước nhà cũng như giảiquyết vấn đề việc làm cho lao động trong nước Với đường lối mở cửa và hòa nhậpvào thị trường thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng Cùng với sựchuyển dịch công nghệ đang diễn ra sôi động, ngành công nghiệp Dệt – May Việt Nam

đã nhanh chóng gia nhập hiệp hội Dệt – May thế giới, trực tiếp tham gia vào quá trìnhphân công hợp tác chung về lĩnh vực lao động, mậu dịch và các chính sách bảo hộquốc tế trong khu vực

Với lợi thế riêng biệt là vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hút vốn nhanh,ngành đã thu hút rất nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong vàngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế Theo số liệu thực tế thìngành Dệt – May nước ta có hơn 1000 nhà máy Dệt - May, thu hút trên 50 vạn laođộng, chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp Các công ty, xínghiệp may đang không ngừng đổi mới trang thiết bị, nâng cao hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của ngành

Tuy nhiên, các doanh nghiệp may trong nước đang chủ yếu sản xuất theophương thức gia công hàng hóa, chưa xuất khẩu được trọn vẹn giá trị của sản phẩm.Phương thức gia công chủ yếu hiện nay là CMP và FOB mang lại giá trị chưa cao chonền kinh tế, tiền lương lao động trong ngành dệt may Việt Nam còn thấp hơn so vớicác nước trong khu vực Các ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu, các doanh nghiệpcòn thiếu đội ngũ cán bộ có kĩ năng và kinh nghiệm và chính sách của nhà nước về cáclĩnh vực có liên quan đến kinh doanh quốc tế còn có nhiều hạn chế

Để ngành dệt may nước ta thật sự lớn mạnh thì các doanh nghiệp cần chuẩn bịnguồn nhân lực chất lượng cao, tích lũy kinh nghiệm về quan hệ giao thương quốc tế.Ngành phải mạnh dạn chuyển đổi sang phương thức sản xuất mới như ODM để bắt kịp

xu hướng phát triển của ngành may mặc thế giới cũng như mang lại nguồn thu lớn cho

Trang 5

kinh tế nước nhà Ngoài ra để có thể phát triển bền vững ngành công nghiệp dệt maythì chính phủ và các tổng công ty may cũng cần có sự trợ giúp nhất định cho các doanhnghiệp: tích cực đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ, sử dụng các công cụ trợgiúp pháp lí như thuế, các thủ tục trong kinh doanh để trợ giúp cho các doanh nghiệptrong quá trình sản xuất và kinh doanh.

Là một sinh viên khoa Công nghệ may và TKTT – Trường Đại học Côngnghiệp Hà Nội được sự cho phép của thầy cô trong khoa em xin triển khai đồ án tốt

nghiệp của mình với đề tài: “Nghiên cứu dự án sản xuất, kinh doanh đơn hàng ODM Bộ veston và váy liền trong may công nghiệp” Đây là một đề tài thể hiện cả

quá trình sản xuất đơn hàng bao gồm từ việc nghiên cứu thị trường đến bao gói hòmhộp và giao hàng Em hi vọng thông qua đề tài này em sẽ có thêm kiến thức về sảnxuất cũng như lựa chọn phương án sản xuất thích hợp, là cơ sở cho em có kinh nghiệmhơn sau khi ra trường và làm việc tại các doanh nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Công nghệ may và TKTT- TrườngĐại học Công nghiệp Hà Nội đã tận tình giảng dạy em suốt 4 năm qua, cho em những

bài học sâu sắc để chuẩn bị cho hành trang sau này Đặc biệt em xin cảm ơn cô Đỗ Thị Thủy đã đồng hành cùng em trong suốt quá trình làm đồ án, cho em nhiều lời khuyên

bổ ích để em hoàn thành đề tài này

Em xin trân thành cảm ơn !

Sinh viên

Lê Thị Lan Anh

Trang 6

CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ CHỦNG LOẠI SẢN PHẨM

SÁNG TÁC I.1 Nghiên cứu thị trường

I.1.1 Nghiên cứu tổng quan thị trường trong và ngoài nước

I.1.1.1 Tổng quan thị trường thế giới:

Quy mô thị trường dệt may toàn cầu hiện đạt khoảng 1.100 tỷ USD với giá trịmậu dịch đạt 700 tỷ USD EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất, đạt 350 tỷ USD/năm vàTrung Quốc là quốc gia xuất khẩu lớn nhất với 288 tỷ USD Các quốc gia đi trước nhưHoa Kỳ, EU, Nhật Bản chủ yếu tập trung vào khâu mang lại giá trị gia tăng cao nhấtcủa chuỗi giá trị dệt may là thiết kế, marketing và phân phối Trong khi đó, hoạt độngsản xuất tập trung tại Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển nhưBangladesh, Việt Nam, Pakistan, Indonesia,…Điểm đặc thù của ngành dệt may là hệthống các nhà buôn tại 3 quốc gia chính là Hong Kong, Hàn Quốc, Đài Loan kết nốicác công ty sản xuất với người tiêu dùng cuối

Ngành dệt may toàn cầu được dự báo sẽ phát triển theo những xu hướng sau:Tăng trưởng với CAGR 5%/năm và đạt giá trị 2.100 tỷ USD vào năm 2025 Tốc độtăng trưởng của các quốc gia phát triển sẽ chậm lại và những nền kinh tế lớn mới nổinhư Trung Quốc, Ấn Độ sẽ là động lực chính của sự tăng trưởng Hoạt động gia côngxuất khẩu sẽ dịch chuyển một phần từ Trung Quốc sang các quốc gia khác Bangladesh

và Việt Nam là 2 điểm đến đầu tiên của sự dịch chuyển này Chuỗi giá trị dệt may toàncầu thu hút đầu tư 350 tỷ USD trong giai đoạn 2012-2025

Quy mô ngành dệt may toàn cầu (tỷ USD)

Nguồn: Global Competitiveness, Wazir Advisors

Hình 1-1: Qui mô ngành dệt may toàn cầu

Trang 7

Quy mô thị trường dệt may thế giới năm 2012 đạt 1.105 tỷ USD; chiếm khoảng1,8% GDP toàn cầu Dự báo đến năm 2025, quy mô ngành dệt may toàn cầu đạt 2.110

tỷ USD, tương ứng CAGR giai đoạn 2012-2025 đạt khoảng 5%/năm 4 thị trường tiêuthụ chính là EU-27, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản với dân số chỉ khoảng 1/3 dân sốtoàn cầu nhưng chiếm hơn 75% tổng giá trị dệt may toàn cầu EU-27 hiện là thị trườnglớn nhất với giá trị đạt 350 tỷ USD mỗi năm Tuy nhiên, dự báo đến năm 2025 TrungQuốc sẽ trở thành thị trường lớn nhất với giá trị 540 tỷ USD, tương ứng CAGR giaiđoạn 2012-2025 đạt 10%/năm Các thị trường lớn tiếp theo là Brazil, Ấn Độ, Nga,Canada, Úc Ấn Độ được dự báo sẽ là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất vớiCAGR đạt 12%/năm và giá trị năm 2025 đạt 200 tỷ USD, qua đó sẽ vượt Nhật Bản,Brazil để trở thành quốc gia có quy mô thị trường lớn thứ 4 thế giới Các quốc giakhác chiếm khoảng 44% dân số thế giới nhưng thị trường dệt may chỉ chiếm khoảng7% quy mô thị trường dệt may toàn cầu

Theo Báo cáo thống kê thương mại thế giới năm 2017 được công bố mới đâycủa Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), giá trị xuất khẩu dệt may thế giới tính theođồng USD hiện hành (SITC 65) và giá trị xuất khẩu quần áo thế giới tính theo đồngUSD hiện hành (SITC 84) năm 2016 lần lượt đạt 284 tỷ đô la Mỹ và 443 tỷ đô la Mỹ,giảm lần lượt 2,3% và 04% so với năm trước Đây là năm thứ hai kể từ năm 2015, giátrị hàng dệt may thế giới xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng âm

Tuy nhiên, điều này không chỉ xảy ra với riêng dệt may và quần áo Giá trị xuấtkhẩu hàng hóa thế giới tính theo đồng USD hiện hành cũng chỉ đạt 11.200 tỷ đô la,giảm 3% trong năm 2015 do giá xuất khẩu nhiên liệu và khai khoáng giảm -14% Mặtkhác, theo nhận định của WTO, sự sụt giảm mạnh giá cả hàng hóa năm 2015 chủ yếu

đã chấm dứt vào năm 2016, trừ giá năng lượng

Trang 8

Top 10 nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới năm 2016

(Nguồn: Ban Thư ký WTO)

Hình 1-3:Top 10 nhà xuất khẩu quần áo lớn nhất thế giới năm 2016

Trang 9

Xuất khẩu dệt may và quần áo

Xét về giá trị, Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Ấn Độ vẫn là ba khu vựcxuất khẩu hàng dệt may hàng đầu vào năm 2016; chiếm 65,9% tổng kim ngạch xuấtkhẩu dệt may và quần áo thế giới vào năm 2016, giảm nhẹ so với mức 66,5% của năm

2015, chủ yếu là do Ấn Độ giảm thị phần

Hoa Kỳ vẫn là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ tư trên thế giới vào năm

2016, chiếm 4,6% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới (giảm từ 4,8% năm 2015) Hơnmột nửa trong số 10 nước xuất khẩu hàng đầu đã trải qua sự suy giảm về giá trị xuấtkhẩu vào năm 2016 Cụ thể là: Hồng Kông (-13%), Đài Loan (-8%), Hàn Quốc (-6%)

và Hoa Kỳ (-6%) Đáng chú ý là lần đầu tiên Việt Nam vươn lên nằm trong top 10 nhàxuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới (chiếm 2% thị phần thế giới, tăng trưởng9% từ năm 2015)

Ba nước xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu gồm Trung Quốc, Liên minh Châu

Âu và Bangladesh Tổng cộng, 3 khu vực này chiếm 69,1% tổng kim ngạch xuất khẩucủa thế giới, gần mức 70,3% vào năm 2015 Trong số 10 nhà xuất khẩu hàng may mặchàng đầu, giá trị xuất khẩu gia tăng đã được ghi nhận tại Cămpuchia (+6%),Bangladesh (+6%), Việt Nam (+ 5%), và Liên minh châu Âu (+4%) Trong khi đó, một

số nước xuất khẩu hàng đầu khác phải trải qua sự trì trệ về giá trị xuất khẩu (như ThổNhĩ Kỳ) hoặc có sự sụt giảm (như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia)

Do khả năng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chi phí lao động và chi phí sản xuấttăng, thị phần của Trung Quốc trong xuất khẩu hàng dệt may của thế giới giảm từ37,4% năm 2015 xuống còn 37,2% trong năm 2016; và thị phần trong hàng may mặcxuất khẩu của thế giới giảm từ 39,2% năm 2015 xuống 36,4% năm 2016 - mức thấp kỷlục kể từ năm 2010

Top 10 nhà xuất khẩu và nhập khẩu dệt may năm 2016

Đơn vị: tỷ đô la và %

Giá Trị

Thị phần Xuất/Nhập khẩu thế giới Thay đổi % hàng năm

201 6

200

201 0

201 6

16

2010-201 4

201 5

201 6

Các nhà xuất khẩu

Trang 10

-a B-ao gồm các chuyến hàng qu-a các khu chế xuất

b số liệu ước tính của Ban thư ký WTO

c Hàng nhập khẩu được định giá FOB

(Nguồn: Ban Thư ký WTO)

Bảng 1-1: Top 10 nhà xuất khẩu và nhập khẩu dệt may năm 2016

Nhập khẩu dệt may và quần áo

Xét về giá trị, Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc là ba nhà nhập khẩuhàng dệt may hàng đầu vào năm 2016, chiếm 38% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệtmay thế giới, tăng nhẹ từ 37% năm 2015, nhưng vẫn thấp hơn nhiều mức 53% vàonăm 2000 Đáng chú ý, trong vòng 10 năm qua, sản xuất hàng may mặc vẫn tiếp tục

Trang 11

chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển; và nhiều nước đang pháttriển phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu hàng dệt may do thiếu năng lực sản xuất trongnước Điều này giải thích tại sao nhiều mặt hàng dệt may lại được xuất khẩu sang cácnước đang phát triển.

Mặt khác, do tác động của sức mua của người tiêu dùng (thường được tính bằngGDP bình quân đầu người) và quy mô dân số, Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và NhậtBản vẫn là nhà nhập khẩu may mặc hàng đầu trong năm 2016, chiếm 62,9% tổng kimngạch nhập khẩu hàng may mặc thế giới vào năm 2016, tăng từ mức 59% vào năm

2015 Đặc biệt, Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một trong những nhà nhậpkhẩu hàng may mặc hàng đầu thế giới Từ năm 2010 đến năm 2016, hàng may mặccủa Trung Quốc nhập khẩu tăng trưởng hàng năm 17%, cao hơn nhiều so với hầu hếtcác nước khác

Top 10 nhà xuất khẩu và nhập khẩu quần áo năm 2015

Đơn vị: tỷ đô la và %

Giá Trị Thị phần Xuất/Nhập khẩu thế giới Thay đổi % hàng năm

201 5

198 0

199 0

200 0

201 5

15

2010-201 3

201 4

201 5

Trang 12

-a B-ao gồm các chuyến hàng qu-a các khu chế xuất

b số liệu ước tính của Ban thư ký WTO

c Hàng nhập khẩu được định giá FOB

(Nguồn: Ban Thư ký WTO)

Bảng 1-2:Top 10 nhà xuất khẩu và nhập khẩu quần áo năm 2015

I.1.1.2 Tổng quan thị trường trong nước

Số lượng công ty Công ty 6.000

Quy mô doanh nghiệp Người SME 200-500+ chiếm tỷ trọng lớn

Cơ cấu công ty theo hình thức sở

hữu

Tư nhân (84%), FDI (15%), nhànước (1%)

Cơ cấu công ty theo hoạt động May (70%), se sợi (6%), dệt/đan

(17%), nhuộm (4%), công nghiệpphụ trợ (3%)

Vùng phân bố công ty Miền Bắc (30%), miền Trung và cao

nguyên (8%), miền Nam (62%)

Số lượng lao động Người 2,5 triệu

Thu nhập bình quân công nhân VND 4,5 triệu

Số ngày làm việc/tuần Ngày 6

Số giờ làm việc/tuần Giờ 48

Thị trường xuất khẩu chính Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc Thị trường nhập khẩu chính Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu Áo jacket, áo thun, quần, áo sơ mi Phương thức sản xuất CMT (85%); khác (15%)

Thời gian thực hiện đơn hàng Ngày 90 – 100

Trong những năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự quan tâmgiúp đỡ của các Bộ, Ngành, ngành Dệt May Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn,duy trì đà tăng trưởng ổn định Sản phẩm dệt may Việt Nam hiện đã có mặt tại hơn

Trang 13

100 quốc gia, vùng lãnh thổ Đặc biệt, ngành dệt may Việt Nam được nhiều đối tácđánh giá cao về tính chuyên nghiệp vì chất lượng đảm bảo, thời gian giao hàng nhanh.

Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành ước đạt 31 tỉ USD, tăng trưởng10% so với năm 2016.Theo quy hoạch đến năm 2020, ngành dệt may trong nước đạtkim ngạch xuất khẩu khoảng 21 tỷ USD, nhưng đến năm 2017 Việt Nam đã vượt quaquy hoạch 10 tỷ USD Trong đó, có những nguyên phụ liệu cho ngành dệt may như:vải, sợi trước đây hầu hết là nhập khẩu thì trong năm các doanh nghiệp (DN) Việt Nam

đã xuất khẩu sang nhiều nước với kim ngạch lên đến hàng tỷ USD, đồng thời giá trịthặng dư của ngành dệt may mỗi năm đều tăng

Xuất khẩu hàng dệt may 7 tháng đầu năm 2017

Trang 14

(Tính toán theo số liệu của Tổng cục Hải quan)

Bảng 1-3: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 7 tháng đầu năm 2017

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, dự báo năm 2018 ngành dệt may trong nước

sẽ đạt được kỷ lục mới về xuất khẩu Những thị trường xuất khẩu đầy hứa hẹn cho dệtmay là: châu Âu, Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nga Có 4 hiệp địnhthương mại các DN đang chờ đợi là: FTA Việt Nam – EU, FTA giữa các nước ASEAN– Hong Kong, RCEP và CP TPP

Đầu năm 2017 khi thông tin Mỹ rời khỏi TPP được công bố, ngành dệt maycũng bị tác động khá lớn Đầu tư của nước ngoài vào ngành dệt may chững lại, cácđơn hàng lớn có xu hướng dịch chuyển sang những nước có lao động, thuế xuất nhậpkhẩu rẻ như: Campuchia, Myanmar, Bangladesh Tuy nhiên, bắt đầu từ quý III củanăm 2017, đầu tư vào ngành dệt may trong nước khởi sắc trở lại và các đơn hàng lớn

Trang 15

cũng quay trở lại Việt Nam Kết quả này không phải một sớm một chiều có được mà

do các DN Việt Nam đã có cả quá trình dài tự tái cơ cấu, nâng cao chất lượng và tínhchuyên nghiệp So với mặt bằng chung của một số nước trong khu vực thì giá sảnphẩm dệt may của Việt Nam cao hơn Trong khi đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu dệtmay lớn nhất của Việt Nam lại rời khỏi TPP nên nhiều DN nước ngoài đã chần chừhoặc chuyển hướng đơn hàng qua những nước đang có lợi thế giá nhân công rẻ, ưu đãithuế lớn hơn Tuy nhiên, dệt may Việt Nam có ưu thế là chất lượng sản phẩm cao, các

DN có thể thực hiện các đơn hàng khó và thời gian giao hàng nhanh Vì thế, các đốitác sau một thời gian dịch chuyển đơn hàng qua các nước khác thấy không đảm bảo vềchất lượng và thời gian giao hàng nên đã quay trở lại Việt Nam

Năm 2017, ngành dệt may Việt Nam ghi thêm dấu ấn là xuất khẩu sản phẩmvào thị trường Trung Quốc, là điều xưa nay các DN Việt Nam chưa làm được Tạo rabước đột phá trong chiến lược phát triển Đây cũng là năm bứt phá trong tầm nhìn giảipháp chiến lược về mô hình quản lý và công nghệ Tạo ra nền công nghệ quản trị mới,tạo ra năng suất tốt hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn, cạnh tranh hơn về giá và thờigian giao hàng Trung Quốc là thị trường lớn, mở được thị trường này DN sẽ khôngphải lo nhiều đến đầu ra cho sản phẩm Các DN Việt Nam đã xuất khẩu được sợi, vải,

áo sơ mi, jacket vào Trung Quốc và được thị trường này đón nhận khá tốt Trước nayngành dệt may của Trung Quốc rất phát triển, giá cạnh tranh, xuất khẩu sang đượcnhiều nước trên thế giới nên rất ít nước có thể xuất được hàng dệt may vào nước này,song các DN Việt Nam đã làm được việc này Điều này chứng tỏ hàng dệt may ViệtNam đang từng bước nâng cao được chất lượng và giá cũng khá cạnh tranh Các DN

dự tính năm 2018 sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu dệt may vào Trung Quốc Nhữngđối tác của nước này cũng đánh giá cao về chất lượng hàng dệt may của Việt Nam và

có dự tính sẽ tăng các đơn đặt hàng

Dệt may trong nước đang giảm dần việc nhập nguyên phụ liệu và đã xuất đượcnguyên phụ liệu vào những nước có ngành xơ sợi dệt và dệt may phát triển như: TrungQuốc, Hàn Quốc, Ấn Độ…

Bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 các DN dệt may Việt Nam đang tiếpcận khá tốt, đặc biệt là ngành dệt Đơn cử như trước đây làm 10 ngàn cọng sợi phảicần 100 công nhân, song hiện tại nhờ máy móc thiết bị hiện đại chỉ cần khoảng 25 laođộng Hoặc trước đây 1 công nhân chỉ đứng được 7 máy dệt, nhưng hiện có thể đứng

Trang 16

15 máy dệt, hay 1 công nhân có thể ngồi 3 máy may cùng lúc Những bước tiến trêngiúp ngành dệt may tăng năng suất mà không quá lo về thiếu lao động Hiện ngành dệtmay của Việt Nam đi trước một số nước trong khu vực ASEAN và mục tiêu hướng đến

là xanh – sạch – an toàn và giảm giờ làm việc

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, dự báo năm 2018 ngành dệt may trong nước

sẽ đạt được kỷ lục mới về xuất khẩu Những thị trường xuất khẩu đầy hứa hẹn cho dệtmay là: châu Âu, Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nga Có 4 hiệp địnhthương mại các DN đang chờ đợi là: FTA Việt Nam – EU, FTA giữa các nước ASEAN– Hong Kong, RCEP và CP TPP

Dự báo năm 2018, ngành dệt may vẫn giữ được mức tăng trưởng cao vì thịtrường xuất khẩu rộng mở Trong đó, các DN sẽ tiếp tục tăng sản lượng xuất khẩu vàonhững nước đang có lợi thế về hiệp định thương mại tự do (FTA) Bên cạnh đó, FTAViệt Nam – Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực sẽ là lợi thế lớn cho DN đưa hàng dệtmay vào thị trường này và dễ dàng nhận được các đơn đặt hàng lớn từ các nước trongkhối EU Đồng thời, các DN Việt Nam có cơ hội nhập khẩu máy móc hiện đại giá rẻ từnhững nước EU để đáp ứng các đơn hàng khó, cao cấp và tỷ lệ nội địa hóa sản phẩmnhằm tăng giá trị thặng dư Tuy nhiên, khó khăn của dệt may Việt Nam là tiếp tục cạnhtranh với hàng hóa cùng loại đến từ các nước Điểm yếu của ngành là vẫn phải nhậpkhẩu nhiều nguyên liệu và chưa chủ động nhiều trong khâu thiết kế mẫu mã nên vẫncòn phải gia công nhiều

Các DN dệt may có dự tính sẽ dần thoát khỏi việc gia công các đơn hàng đểnắm được giá trị thặng dư cao hơn Ngành dệt may Việt Nam đã có chiến lược pháttriển ngành thời trang, thiết kế từ lâu, song những năm gần đây các DN mới chú trọngnhiều hơn và đạt kết quả tương đối khả quan Cụ thể, năm 2016 số DN dệt may thiết

kế mẫu mã để chào hàng chỉ chiếm 3% thì năm 2017 đã tăng lên 7% và sẽ tiếp tục tăngcao trong những năm tới Bởi đây là khâu đem lại giá trị gia tăng rất cao cho ngành dệtmay và giúp DN từng bước xây dựng và củng cố được thương hiệu Những năm gầnđây đã có những DN sẵn sàng bỏ ra 20% nhân lực để thiết kế, may mẫu và chào hàng.Các DN cũng chú ý đến xây dựng chuỗi kết nối dệt – nhuộm – may để cung ứng chonhau, giảm nhập khẩu nguyên liệu

Nắm bắt xu thế phát triển của ngành may theo phương thức sản xuất ODM vànhu cầu tiêu dùng trong nước, công ty đưa ra phương án sản xuất kinh doanh theo

Trang 17

phương thức ODM nhằm mở ra nhiều cơ hội phát triển cho công ty Cụ thể, sản xuấtcác sản phẩm thời trang văn phòng đang được công ty chú trọng bởi nhu cầu tiêu thụnội địa với mặt hàng này là khá lớn Tuy nhiên, công ty cũng phải đối mặt với các đốithủ đã có mặt lâu trên thị trường như NEM, Eva De Eva, Seven AM, Ivy Moda,…

NEM là một trong những hãng thời trang tiên phong ở thị trường thời trang

công sở nữ Với những thiết kế thanh lịch, hiện đại và tinh tế theo phong cách Pháp,NEM đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và đạt được nhiều bước tiến lớn Mỗitháng NEM cho ra mắt khoảng 500 mẫu thiết kế và giá mỗi item từ 1.5 – 5 triệu đồng

Trang 18

Xuất hiện trên thị trường không quá lâu Seven AM là một nhãn hàng thành

công với những thiết kế bắt kịp xu hướng Đây cũng là một hãng thời trang chú trọngđến sự thoải mái và tính ứng dụng của sản phẩm Ngoài ra, giá các sản phẩm củaSeven AM khá hợp lí từ 800 – 2 triệu đồng/item

Một đối thủ khác mà công ty cần quan tâm là Eve de Eva Eve de Eva ra đời

trước 2 năm so với Seven AM và đã có bước đi tiên phong trong việc xây dựng hìnhảnh thương hiệu và công tác truyền thông Thiết kế của Eve de Eva khá nổi bật so vớicác hãng khác và giá khoảng 1 – 3 triệu đồng

Trang 19

Ivy Moda là hãng thời trang công sở với những thiết kế chú trọng đến sự thoải

mái và đơn giản hơn so với các đối thủ khác Không gò bó, không cứng nhắc, nhữngthiết kế của Ivy Moda trẻ trung, phóng khoáng và được đón nhận rất tích cực trên thịtrường Giá mỗi item của hãng từ 1-3 triệu đồng

I.1.2 Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu

I.1.2.1 Phân đoạn thị trường

Thực hiện phân khúc thị trường là việc vô cùng quan trọng, đem lại lợi nhuậncho công việc sản xuất kinh doanh của công ty Doanh nghiệp phải chia nhỏ thị trườngbởi không có một doanh nghiệp nào có thể thỏa mãn tất cả mọi người trong một thịtrường Không phải mọi người đều thích một loại trang phục như nhau Phân khúc thịtrường đảm bảo sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp an toàn hơn bởi nó giúpdoanh nghiệp biết tập trung nỗ lực của mình đúng thị trường và sử dụng nguồn vốncủa mình hiệu quả hơn Vì doanh nghiệp không chỉ có một mình trên thị trường màphải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác Do đó, xác định phân khúc thịtrường tốt cho sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ kiểm soát được sự cạnh tranh của các đốithủ, từng bước làm chủ thị trường

Doanh nghiệp đã tiến hành đánh giá các phân khúc thị trường dựa trên các yếutố: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, đặc điểm nhận thức và khả năng tài chính Từ đóxác định 3 phân khúc thị trường có các đặc điểm như sau:

 Phân khúc A:

- Độ tuổi: 15 – 22 tuổi

Trang 20

- Giới tính: nữ

- Nghề nghiệp: học sinh, sinh viên

- Đặc điểm và nhận thức: gu thẩm mĩ bị ảnh hưởng lớn bởi các trào lưu, xu hướng, hayảnh hưởng từ một thần tượng nào đó Phần lớn ở độ tuổi này phụ nữ yêu thích phongcách năng động, thoải mái, thể hiện cá tính riêng Nhu cầu sử dụng sản phẩm Vest kếthợp với váy liền chưa cao

- Khả năng tài chính: chính chưa hoàn toàn độc lập đa phần lệ thuộc vào gia đình

 Phân khúc B

- Độ tuổi: 23 – 35 tuổi

- Giới tính: nữ

- Nghề nghiệp: nhà kinh doanh, nhân viên văn phòng, nhân viên công chức, quản lí…

- Đặc điểm và nhận thức: Việc lựa chọn trang phục khi đến nơi làm việc rất được quantâm, trang phục phải thể hiện sự nữ tính, thanh lịch, hiện đại phù hợp với môi trườnglàm việc và gặp gỡ đối tác Nhu cầu mua sắm lớn và thay đổi trang phục theo mùacũng khá cao Nhu cầu về sản phẩm Vest và váy liền là rất lớn Vì thế khả năng tiếpcận của DN với nhóm này là khá triển vọng

- Khả năng tài chính: đa phần thu nhập ở mức khá trở lên, ổn định

 Phân khúc C:

- Độ tuổi: 36 – 45 tuổi

- Giới tính: nữ

- Nghề nghiệp: nhân viên văn phòng, giáo viên, công chức, lao động chuyên môn…

- Đặc điểm và nhận thức: phụ nữ ở độ tuổi này rất chú trọng vào chất lượng sản phẩm,chỉ mặc các trang phục phù hợp với bản thân và chỉ mua sắm khi thật sự cần thiết.Nhu cầu về sản phẩm áo vest và váy liền cũng khá lớn

- Khả năng kinh tế: Có nguồn thu nhập ổn định, từ mức khá trở lên, có nhu cầu muanhững sản phẩm có chất lượng

I.1.2.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu

 Nghiên cứu khách hàng:

Dựa trên sự phân tích ban đầu về các phân khúc thị trường, DN xác định lựa

chọn phân khúc B là thị trường mục tiêu Dưới đây là bảng nghiên cứu chi tiết về

Trang 21

nhân viên công chức, quản lí…

Vị trí địa lí Sinh sống và làm việc tại Hà Nội

Sở thích Thích làm đẹp, giải trí, du lịch, mua sắm

do, phóng khoáng, yêu thích thời trang

và làm đẹp

Thói quen mua sắm Thường xuyên mua sắm tại các trung

tâm thương mại, các cửa hàng, các shopthời trang uy tín

Phần lớn mua sắm các trang phục phục

vụ cho công việc Trang phục phải nữtính, thanh lịch, sang trọng Họ có nhucầu thay đổi trang phục khá cao nên tầnsuất mua sắm là khá lớn

Khả năng tiếp nhận sản phẩm mới Khả năng tiếp nhận các sản phẩm mới

rất nhanh do họ là những người phụ nữhiện đại và nhạy bén với mọi thông tintrên thị trường

 Hồ sơ khách hàng

Trang 23

 Váy liền:

Những mẫu váy đuôi cá liền thân vẫn được lăng xê trong xu hướng thời trangnăm nay Váy đầm đuôi cá này sẽ rất thích hợp cho những dịp thời tiết thu đông vớikiểu dáng chiết ply hơi ôm và phần tùng đầm được cách điệu may theo dáng đuôi cáđiệu đà Những chiếc váy đuôi cá liền thân là kiểu dáng trang phục giúp che đi khuyếtđiểm vòng 3 nhỏ nhắn của người mặc Đối với những người có ngấn mỡ bụng và hông

to sẽ rất thích hợp để diện những chiếc váy đầm đuôi cá này Hay những chiếc váyđuôi cá liền thân ôm body quyến rũ sẽ giúp tôn lên vóc dáng cho những ai có thân hìnhhoàn hảo

Trang 24

I.1.3.2 Kết cấu

 Áo vest có kết cấu đơn giản, sử dụng những đường cắt cúp truyền thống

 Váy liền với phần cắt cúp ở eo giúp tôn dáng người mặc và tạo điểm nhấn chotrang phục Phần đuôi cá có thể liền thân hoặc cắt rời

I.1.3.3 Màu sắc

Trang 25

Ultra violet: Học viện Sắc màu Pantone vừa công bố tím đậm sẽ là tông màu của năm

2018 Sắc tím tượng trưng cho sự lạc quan, quyền lực Chúng truyền tải thông điệp độcđáo, hướng về tương lai và sẽ được các nhà mốt thế giới như Proenza Schouler, VictoriaBeckham, Michael Kors ứng dụng trong bộ sưu tập xuân hè 2018

Trang 26

Arcadia: Đây cũng màu xanh lá cây, nhưng được pha trộn với các sắc thái khác nhằm

thể hiện sự tươi mát, trong trẻo hơn Màu xanh lam trong bộ sưu tập từ thương hiệuDiane von Furstenberg sẽ đưa giới mộ điệu đến với không gian ngập nắng của mùaxuân hè 2018

Trang 27

Sailor Blue: Năm 2018 tiếp tục trở thành cuộc đổ bộ của màu xanh hải quân trong

nhiều bộ sưu tập thời trang thế giới, điển hình như Fenty x Puma Chúng mang đến chophái nữ sự cổ điển nhưng vẫn không kém phần mạnh mẽ mỗi khi xuống phố

Trang 28

Meadowlark: Nếu đang tìm kiếm một sắc màu tươi mới cho mùa xuân năm sau, các tín

đồ thời trang không nên đừng bỏ qua meadowlark - tông vàng chanh tươi sáng và nổi bật

Trang 29

Little Boy Blue:

Đây là gam màu mang đến câu chuyện đáng yêu về ước mơ bầu trời của một cậu bénhỏ Mùa mốt năm sau, màu xanh da trời sẽ được các nhà thiết kế thế giới biến tấubằng cách pha trộn thêm những tông màu tươi sáng.

Trang 30

Chili oil: Đây là màu duy nhất mang đến vẻ ấm áp cho các tín đồ thời trang trong mùa

xuân hè 2018 Chúng được pha trộn từ sắc đỏ trầm cùng tông nâu đất trong bảng xuhướng màu sắc của Viện Pantone

Trang 31

Blooming Dahlia: Nếu khoảng thời gian trước, các cô gái đã phải lòng tông hồng kẹo

ngọt thì năm 2018 sẽ là sự lên ngôi của Blooming Dahlia Đây là sắc hồng trầm trộn lẫnmột chút tông nude nhằm mang đến cho các cô gái sự tươi mới nhưng vẫn không kémphần ngọt ngào, nữ tính

Ngoài ra, họa tiết kẻ caro vẫn luôn là họa tiết được yêu thích và chưa từng có dấu hiệu giảmnhiệt ở tất cả các mùa mốt Nó mang lại vẻ trẻ trung, năng động và các trang phục kẻ carohoàn toàn có thể sử dụng cho các mùa sau mà không lo lỗi mốt

Trang 32

I.1.3.4 Chất liệu

Vải dạ

Vải nhung

Trang 33

Vải bố thô

Set denim

Trang 34

Lông vũ

Tua rua

Trang 35

I.2 Ý tưởng sáng tác bộ mẫu thời trang và phương án sản xuất kinh doanh I.2.1 Vẽ 3 mẫu phác thảo theo xu hướng

Mẫu 1:

Mô tả sản phẩm:

- Áo vest nữ dáng ngắn, tay lửng, cổ bẻ ve, tay có gấu bẻ lật Áo thắt đai ở eo,gấu cong

- Váy liền dài 7 mảnh trên đầu gối, tay ngắn, áo cổ tròn, đuôi váy xòe Phần thân

và chân váy cắt rời

Ưu điểm:

 Bộ trang phục là sự phối hợpgiữa phong cách cổ điển và hiệnđại Phần cổ áo to bản và phầnđai ở eo được đính đá tinh xảogiúp người mặc trở nên thu hút

 Dáng áo vest ngắn, có đai ngang

eo giúp ăn gian chiều cao chongười mặc

 Váy đuôi cá liền thân, phom vừaphải và dài trên gối một chútgiúp che đi những khuyết điểmnhư eo ngấn mỡ, hông nhỏ hayđùi kém thon gọn Với kiểu dángnhư vậy cũng giúp người mặcluôn thoải mái để làm việc trong

Trang 36

Mẫu 2:

Mô tả sản phẩm:

- Áo vest không tay, cổ bẻ ve, đuôi nẹp ve cong

- Váy liền ôm vừa phải, dài trên gối, chiết li thân trước và thân sau, cổ áo tròn,tay dài khác màu với vải thân váy

Ưu điểm:

 Bộ trang phục ôm sát cơ thể giúpngười phụ nữ trở nên quyến rũ,thu hút mọi ánh nhìn

Nhược điểm:

 Trang phục ôm sát làm chongười mặc không hoàn toànthoái mái nếu phải diện trongmột thời gian dài

 Khá kén người mặc

Trang 37

Mẫu 3:

Mô tả sản phẩm:

- Áo vest dáng hơi rộng, tay dài, cổ bẻ ve, áo có túi 2 viền bọc và có nắp túi

- Váy liền chữ A dài ngang đùi, cổ tim, tay ngắn, gấu váy thẳng

Ưu điểm:

 Tổng thể bộ trang phục là phomdáng rộng vừa phải, tạo sự thoảimái khi mặc và vận động

 Áo vest kẻ kết hợp với váy liềntối giản tạo nên sự năng động,phóng khoáng cho người mặc.Nhược điểm:

 Không quá thích hợp khi diệntrong những môi trường cần sựtrang trọng, lịch sự

Trang 38

I.2.2 Lựa chọn 1 bộ mẫu đưa vào sản xuất

Thông qua việc xác định thị trường mục tiêu, cập nhật xu hướng thời trang

2018 và sự đánh giá sơ bộ ban đầu về ưu, nhược điểm của các mẫu sản phẩm DN nhậnthấy mẫu 1 là bộ sản phẩm tối ưu nhất, phù hợp với các điều kiện đã nêu trên

Bảng 1-5: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của sản

phẩm (SWOT)

I.2.3 Giá thành dự kiến và phương án tiêu thụ cho sản phẩm lựa chọn

I.2.3.1 Giá thành dự kiến

Bảng 1-6: Bảng giá thành dự kiến cho bộ sản phẩm

- Kiểu dáng, màu sắc không kén người mặc

- Chất liệu an toàn, thoải mái

- Giá thành hợp lí với phần đông người có thu

nhập từ trung bình trở lên

- Hệ thống phân phối sản phẩm tập trung tại

các văn phòng, trung tâm mua sắm

Trang 39

Chi phí khác = 150.000Đ)

I.2.3.2 Phương án tiêu thụ sản phẩm

So với các thương thiệu thời trang trên thế giới thì thời trang Việt Nam vẫnchưa có sức ảnh hưởng lớn do chúng ta chưa có tiềm lực cạnh tranh về kinh tế, kĩ thuậtđồng thời chiến dịch marketing cũng chưa đủ mạnh Tuy nhiên, thị trường nội địa vớidân số đông gần 90.5 triệu người là một thị trường tiềm năng để các DN đầu tư và nhucầu “người Việt dùng hàng Việt” chưa bao giờ có dấu hiệu giảm nhiệt Do đó khai thácthị trường trong nước là phương án tiêu thụ cho bộ sản phẩm này Cụ thể:

- Địa điểm: tại Hà Nội (gần các khu đông dân cư, các trung tâm mua sắm, gầncác công ty, văn phòng làm việc)

- Khách hàng: nữ từ 23 – 35 tuổi, là nhà kinh doanh, nhân viên văn phòng, côngchức,…và có mức thu nhập từ khá trở lên

- Phương thức phân phối: theo chi nhánh, cửa hàng, đại lí gồm nhà bán buôn vàbán lẻ

Trang 40

CHƯƠNG II : XÂY DỰNG BỘ TÀI LIỆU KĨ THUẬT II.1 Xây dựng bộ tài liệu kĩ thuật

Ngày đăng: 20/05/2018, 22:06

w