Pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước, luận văn thể hiện những phần lý luận và thực tiễn đang diễn ra trong những doanh nghiệp mà có vốn sở hữu nhà nước 100% vốn theo luật Doanh nghiệp 2014
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
NGUYỄN THANH TUẤN
PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG TRONG
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
ISO 9001:2008
Trang 2TRÀ VINH, NĂM 2017
Trang 3ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
NGUYỄN THANH TUÁN
PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Ngành: Luật Kinh tế
Mã ngành: 60380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Việt Hiệp
TRÀ VINH, NĂM 2017
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình, luận văn nào trước đây Các thông tin tham khảo trong luận văn đều được tác giả trích dẫn một cách đầy đủ và cẩn thận./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thanh Tuấn
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình
và quý báu của tập thể Cán bộ, Giảng viên Khoa Kinh tế - Luật, Phòng Sau Đại học và Viện Phát triển nguồn lực trường Đại học Trà Vinh.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và biết ơn người Thầy hướng dẫn luận văn của tôi, Tiến sĩ Hồ Việt Hiệp đang công tại Tỉnh ủy An Giang, người không những dã cho tôi những góp ý và chỉ dẫn tận tình, sâu sắc mà còn cổ vũ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Cuối lời, xin được cảm ơn đến gia đình đã tạo điều kiện động lực cho tôi được hoàn thành chương trình học và hoàn thành luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế Xin được cảm ơn đến Quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy Lớp Cao học Luật Kinh tế Khóa 4 Đợt 2 năm 2015 của trường Đại học Trà Vinh để tôi hoàn thành khóa học Ngoài ra, xin được cảm ơn đến Quý Anh, Chị cùng lớp, bạn bè đã cung cấp thông tin, tài liệu và ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này./.
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 3
4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THAM NHŨNG VÀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 5
1.1 KHÁI QUÁT VỀ THAM NHŨNG 5
1.2 KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 14
1.3 KHÁI QUÁT THAM NHŨNG TRONG DOANH NGHIỆP 20
1.4 HOẠT ĐỘNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THAM NHŨNG VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNGTRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC – ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP 38
2.1 THỰC TRẠNG THAM NHŨNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐANG DIỄN RA 38
2.2 THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ 46
2.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HIỆU LỰC CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 57
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
A VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 75
B TÀI LIỆU KHÁC 77
C CÁC TRANG MẠNG 78
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng là hiện tượng tiêu cực của xã hội, nó xuất hiện cùng với sự ra đời củaNhà nước, gắn liền với quyền lực chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, … Tham nhũng là
hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, sự quản lý còn lỏng lẻ, hành vi của thamnhũng nó gây nguy hiểm cho xã hội, thiệt hại cho hoạt động kinh tế của Nhà nước rất lớn
Do đó, tham nhũng xuất phát từ việc quản lý kinh tế lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hởdẫn đến những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng vấn đề đó để phục vụ lợi cho cánhân hoặc cho mục đích khác
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp1 bệnh tham nhũng đã len lỏi vào
bộ máy của Đảng và Nhà nước2 Chính từ những vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãxem những căn bệnh này là kẻ thù của nhân dân cần phải đấu tranh chống lại nó, nếukhông đấu tranh chống lại những căn bệnh này sẽ làm ảnh hướng đến sự nghiệp xây dựngnước nhà, có hại đến công việc cải thiện đời sống nhân dân, có hại đến đạo đức cáchmạng của người Đảng viên và suy thoái sự phát triển kinh tế của đất nước
Ở nước ta hiện nay, tình hình vi phạm tham nhũng ngày càng tăng về số lượng,nhiều trường hợp vi phạm có dấu hiệu tinh vi, phức tạp hơn so với trước đây, mức độthiệt hại rất nghiêm trọng khi được phát hiện và được diễn ra trong một thời gian khá dài.Trước đây, nhắc đến tham nhũng đó là căn bệnh thường xảy ra ở trong những cơ quanhành chính nhà nước vì lúc đó pháp luật quy định về vấn đề này còn chưa chặt, trình độnhận thức còn hạn chế, cơ chế quản lý và điều hành còn hạn chế nhưng hiện nay những
vụ việc tham nhũng được phát hiện thường xảy ra ở những doanh nghiệp, tổng công ty
mà những doanh nghiệp, tổng công ty này đều có vốn đầu tư 100% của Nhà nước hay doNhà nước làm chủ sở hữu3
Hậu quả của việc vi phạm tham nhũng gây ra rất nghiêm trọng đến nền kinh tế củađất nước kéo theo sự mất uy tín trong kinh doanh, mất đi sự tin tưởng hợp tác của nhiềunhà đầu tư, việc vi phạm này đã làm thất thoát đi tài sản Nhà nước rất lớn, là nhân tố dẫnđến gây bức xức của dư luận trong xã hội nó có thể dẫn đến một hệ lụy vô cùng phức tạp
là sự phản ứng của nhân dân đối với chính quyền, đối với những người lãnh đạo, điềuhành những doanh nghiệp, tổng công ty do Nhà nước làm chủ sở hữu
1 tuong-ho-chi-minh/doc-410720153575956.html, truy cập ngày 29/12/2016
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-2 Vụ án Trần Dụ Châu, nhung/c/20900579.epi, truy cập ngày 18/5/2017
http://www.baomoi.com/vu-an-tran-du-chau-con-nguyen-gia-tri-trong-phong-chong-tham-3 Theo Luật Doanh nghiệp 2014, đây là loại hình Doanh Nghiệp Nhà nước
Trang 8Tại Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã đánh giá
“Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta” 4 Cũng chính từ những thực tiễn đang diễn ra, những tác hại màviệc tham nhũng tại những Doanh nghiệp Nhà nước gây ra vô cùng to lớn, làm thất thoáttài sản Nhà nước lên đến hàng tỷ đồng và việc thu hồi lại tài sản làm thất thoát gần như làkhông đáng kể Đã đến lúc chúng ta nhìn nhận lại vấn đề này một cách cụ thể, có nhữngbiện pháp phòng ngừa đúng đắn và thật sự hiệu quả để đẩy lùi vấn đề tham nhũng
Thấm nhuần những nội dung tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước ta đãban hành nhiều văn bản pháp luật khác nhau để quy định về vấn đề phòng chống thamnhũng như: Bộ Luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009, Pháp lệnh chống tham nhũngnăm 1988, Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh chống tham nhũng năm 2000, Luật Phòng, chốngtham nhũng 2005 sửa đổi, bổ sung 2007 và 2012, các Nghị quyết đại hội Đảng qua cácthời kỳ cũng khẳng định phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế là điều tất yếu
và xem xét mang tính cấp bách, lâu dài Hiến pháp năm 2013 quy định: “Cơ quan, tổchức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng tronghoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước” (Điều 56) Việc Hiến pháp năm 2013 –văn bản pháp lý cao nhất cũng quy định về vấn đề phòng chống tham nhũng trong hoạtđộng kinh tế đã xác định được về mức độ nghiêm trọng và những hậu quả nguy hại đếnnền kinh tế của đất nước
Nhằm có sự hạn chế về tình hình vi phạm và cần có những biện pháp khắc phụcngăn ngừa tham nhũng thì tác giả tập trung nghiên cứu đi vào những quy định, hướnggiải pháp mang tính chất lý luận chung về vấn đề phòng, chống tham nhũng trong Doanhnghiệp Nhà nước trên cả nước và liên hệ thực tế để đề xuất những biện pháp phòng,chống tham nhũng cho các Doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đó là đềumang tính cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về phòng, chống
tham nhũng trong Doanh nghiệp Nhà nước” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật
Kinh tế với mong muốn đóng góp vào việc phòng, chống tham nhũng trong Doanhnghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay và sắp tới
4 http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop/noidungvankiendaiho idang?categoryId=10000714&articleId=10038377, truy cập 13/01/2017
Trang 92 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về phòng, chống tham nhũngcũng như thực tiễn hiện nay việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trongDoanh nghiệp Nhà nước Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhầm năng cao hiệu quả việcphòng, chống tham nhũng trong Doanh nghiệp Nhà nước hiện nay ở nước ta
2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài có nhiệm vụ cụ thể:
Làm rõ những vấn đề lý luận về và pháp luật về phòng, chống tham nhũng trongDoanh nghiệp Nhà nước
Đánh giá thực trạng về phòng, chống tham nhũng trong Doanh nghiệp Nhà nướctrong thời gian qua và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của nó
Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũngtrong lĩnh vực Doanh nghiệp có vốn Nhà nước nói chung và các lĩnh vực khác
3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Trong đề tài “Pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong Doanh nghiệp Nhà
nước”, đối tượng nghiên cứu là Doanh nghiệp Nhà nước có vốn đầu tư 100% từ ngân
sách Nhà nước
4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Về nội dung
Tham nhũng xảy ra ở rất nhiều nơi nhưng trong quá trình nghiên cứu về vấn đề
đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong Doanh nghiệp Nhà nước thì người viết tập
trung nghiên cứu tình hình tham nhũng ở những Doanh nghiệp Nhà nước có 100% vốnđầu tư từ ngân sách Nhà nước theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp Nhànước 2014 và các hành vi tham nhũng được quy định trong Luật Phòng, chống thamnhũng 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012; các văn bản hướng dẫn thi hành
Trang 104.2 Về thời gian
Việc nghiên cứu về vấn đề nay, người viết chỉ nghiên cứu tình hình vi phạm thamnhũng tại Doanh nghiệp Nhà nước từ năm 2012 cho đến nay
4.3 Về không gian
Doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động trên phạm vi cả nước
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng5, duy vật lịch
sử6 của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luậtcủa Nhà nước
Ngoài ra, để thực hiện được đề tài này người viết đã sử dụng kết hợp chủ yếu cácphương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp phân tích, tiếp cận lịch sử, phươngpháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích nhằmdẫn chứng cho những nhận xét, đánh giá trong đề tài
5 https://vi.wikipedia.org/wiki/Duy_v%E1%BA%ADt_bi%E1%BB%87n_ch%E1%BB%A9ng, truy cập ngày 31/12/2016
6 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_duy_v%E1%BA%ADt_l%E1%BB%8Bch_s
%E1%BB%AD, truy cập ngày 31/12/2016
Trang 11CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THAM NHŨNG VÀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1 KHÁI QUÁT VỀ THAM NHŨNG
1.1.1 Khái niệm tham nhũng và phân biệt hành vi tham nhũng với một số hành vi
có liên quan.
1.1.1.1 Khái niệm tham nhũng
Tham nhũng là một hiện tượng tiêu cực đã và đang diễn ra ở mức độ ngày càngtinh vi và phổ biến trong xã hội; trong Cương lĩnh của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI Đảng Cộng sản Việt Nam thì xem vấn đề tham nhũng như là quốc nạn, việc thamnhũng gây ra làm tổn hại đến uy tính của Nhà nước, Chính phủ, làm ảnh hưởng nghiêmtrọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Theo từ điển tiếng Việt, khái niệm tham nhũng là “Lợi dụng quyền hành để nhũng
nhiễu dân và lấy của” 7 Xét theo khái niệm trên, đó chính là hành vi của những ngườiđược làm việc trong bộ máy cơ quan hành chính Nhà nước, trong lĩnh vực kinh doanh mà
có sử dụng ngân sách của Nhà nước Mục đích của hành vi tham nhũng là để chiếm đoạttài sản của người dân và việc này có thể diễn ra ở những người có chức vụ quản lý trongđơn vị, tổ chức hoặc là những cá nhân không có giữ chức vụ quản lý, điều hành nhưngđược người có thẩm quyền phân công nhiệm vụ
Hành vi tham nhũng hiện nay gắng liền với ngân sách Nhà nước, ngoài Nhà nướcthì rất ít xảy ra tham nhũng hoặc chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp vì trên hết đó là tàisản của cá nhân
Tuy nhiên, khái niệm này quá đơn giản và chung chung, chưa nói rõ hết các dấuhiệu đặc trưng của tham nhũng, vì hành vi tham nhũng không chỉ xảy ra đơn thuần bằngviệc làm khó, làm dễ người dân để được nhận tiền hoa hồng, bồi dưỡng hay là đối tượngtác động cũng không chỉ là nhân dân, mà hành vi tham nhũng nó được diễn biến phứctạp, tinh vi và được diễn ra ở khắp nơi trong các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, hànhchính, giáo dục, ngân hàng, … Bên cạnh, đối tượng mà chủ thể tham nhũng hướng tớikhông chỉ đơn thuần là lợi ích vật chất mà còn có thể là phi vật chất hoặc là lời hứa hẹn
về sự nâng đỡ trong công việc để có cơ hội thăng tiến hơn trong công việc
7
Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, 2003, Tr.910.
Trang 12Thời gian qua, các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đã cố gắng đẩy lùi vấnnạn tham nhũng, điều đó được thể hiện bằng việc củng cố và hoàn thiện hệ thống phápluật như: Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Hình sự, Luật Thực hành tiết kiệm, Nghịđịnh về minh bạch tài sản, thu nhập, … Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương,đường lối, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Chính phủ thành lập cácđoàn kiểm tra giám sát các tập thể, cá nhân có dấu hiệu vi phạm tham nhũng và đưa ratruy tố xét xử nhiều vụ án tham nhũng lớn, ….
Theo Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm
2012 (sau đây gọi là Luật Phòng, chống tham nhũng 2005), “Tham nhũng là hành vi của
người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” (Khoản 2,
Điều 1)
Tham nhũng trước hết là một hiện tượng xã hội, là một hành vi mưu cầu bất chính
về lợi ích vật chất Vật chất thuần túy là tự nó không có giá trị văn hóa, khi nó có giá trịvăn hóa đó chính là mối quan hệ giữa lợi ích vật chất và lợi ích con người trong xã hội,điều này được đánh giá trên căn cứ tiêu chí giá trị xã hội và ý nghĩa của cuộc sống Thamnhũng vật chất là nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của cá nhân và xét về ý nghĩa của cuộcsống đó chính là nguyên nhân và kết quả của hành vi có ý thức mong muốn đạt được Vìvậy, mưu cầu lợi ích vật chất trong tham nhũng trở thành vấn đề của tinh thần, của vănhóa, nó đi ngược lại các giá trị xã hội, ý nghĩa của cuộc sống đối với các thành viên trongcộng đồng
Tham nhũng chính là nguồn gốc của sự phát sinh những mâu thuẫn, mất đoàn kết,tranh giành địa vị, quyền hạn trong nội bộ, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng,Nhà nước và làm giảm đi sự tin cậy của các quốc gia khác trên toàn thế giới đối với đấtnước và dân tộc của một quốc gia
Theo định nghĩa nêu trên, chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng có thể là cán bộ,
công chức hoặc là người giữ chức vụ, quản lý, điều hành, người được giao nhiệm vụ ở
những tổ chức, đơn vị có sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, tài sản của Nhànước
Trang 13Cũng từ định nghĩa trên cho thấy được, hành vi tham nhũng8 bắt nguồn từ nhữngngười có chức vụ, quyền hạn quản lý tài sản ngoài ra tham nhũng cũng xuất phát từnhững người lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi khi được giao nhiệm vụ.Việc sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong khi làm nhiệm vụ được xem như là mộtcông cụ để thực hiện hành vi tham nhũng biến tài sản công để mang lại lợi ích cho mình,cho gia đình hay người khác.
Xét theo những khái niệm được định nghĩa trên, việc tham nhũng đó là vì mụcđích vụ lợi Việc vụ lợi được vi phạm khi người đó sử dụng chức vụ, quyền hạn trong
quản lý hay thực thi nhiệm vụ để trục lợi về tiền, nhà, đất, các vật có giá trị (lợi ích vật
chất) hoặc lợi ích tinh thần (lợi ích phi vật chất) mà người đó mong muốn đạt được như
có thể sử dụng tài sản của Nhà nước để khuyếch trương thân thế, sử dụng chức vụ, quyềnhạn mà mình có để tạo mối quan hệ, gây dựng uy tính để thu lợi bất chính, bên cạnh đócòn kết nối với những đối tượng bên ngoài nhằm chiếm đoạt tài sản, thu lợi bất chính từtài sản của Nhà nước
Theo quan điểm cá nhân, hành vi tham nhũng hiện nay rất tinh vi, diễn ra trong sựbao che với lợi ích nhóm, có sự nổ lực phối hợp giữa các cấp và khó có thể phát hiệnđược trừ khi những vụ việc đó đã được phát hiện, xử lý Hành vi tham nhũng diễn ra sẽdựa trên yếu tố người có chức vụ quyền hạn, lợi dụng quyền lực của mình để thu lợi bấtchính, yêu cầu những việc nhằm làm thỏa mãn tinh thần Yếu tố quyền lực là vấn đề tiênquyết để người có hành vi tham nhũng mong muốn đạt được và người thực hiện hành vitham nhũng phải có động lực, có nhu cầu chiếm đoạt, vụ lợi tài sản của Nhà nước haycủa người khác thành tài sản của chính bản thân họ, gia đình hoặc một người nào khác
1.1.1.2 Mức độ và nơi phát sinh tham nhũng
Về mức độ tham nhũng
8 Theo điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 đã liệt kê các hành vi tham nhũng bao gồm:
- Tham ô tài sản.
- Nhận hối lộ.
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan,
tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
- Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Trang 14Theo đánh giá của tác giả chia mức độ tham nhũng ra làm 02 loại
Một là, tham nhũng nhỏ: là những hành vi thanh toán nhằm thúc đẩy nhanh quytrình và tham nhũng trong xử lý hành chính với các khoản hối lộ nhằm mục đích chocông việc trôi chảy, tránh xảy ra giam giữa, kéo dài thời gian quy định và việc nàythường xảy ở giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa cá nhân với doanh nghiệp
Biểu hiện của tham nhũng là trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp để xingiấy phép, giải ngân của cơ quan có thẩm quyền thay vì phải đợi theo đúng quy trìnhhoặc là giữa các nhân viên doanh nghiệp thông đồng với nhau nhằm mục đích vì trục lợi
Hai là, tham nhũng lớn: được hiểu là sự lạm dụng quyền lực cấp quản lý để thu lợi
về cho một nhóm và gây ra tổn thất cho nhiều cá nhân và thậm chí cả xã hội9 Thamnhũng lớn thường diễn ra trong lĩnh vực quản lý kinh tế, với các hiện tượng phổ biếnnhư: tham ô tài sản, lập dự án ma, dự án khống để rút tiền, hối lộ các quan chức cấp caocủa bộ máy Nhà nước để trúng thầu, biếu quà khi ký kết hợp đồng mua sắm tài sảncông10, …
Nơi phát sinh tham nhũng
Tham nhũng phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của chính doanhnghiệp và trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau Việc tham nhũng ở môitrường này đa phần là những người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp kể cảnhững người được phân công đi làm nhiệm vụ
Song song, tham nhũng còn phát sinh trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp vớicác cơ quan hành chính Nhà nước Trong trường hợp này, việc phát sinh tham nhũng làcán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính Nhà nước nhũng nhiễu, đưa rayêu cầu Mặt khác, xuất phát tham nhũng từ những người cán bộ, công chức, viên chứctrong cơ quan hành chính Nhà nước nhũng nhiễu dẫn đến những người có chức vụ, quyềnhạn trong doanh nghiệp vì muốn tạo mối quan hệ đã dẫn đến thực hiện những hành vitham nhũng
1.1.1.3 Phân biệt tham nhũng với một số hành vi khác
Trang 15thức nào có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quảnghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này, đã bị kết án về một trong các tội phạm
về tham nhũng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”11
Có thể thấy, hành vi nhận hối lộ là việc cá nhân, tổ chức thực hiện bằng hình thứcđưa tiền hoặc tài sản có hoặc không giá trị hay những thứ khác khiến cho người nhận cảmthấy hài lòng để mong muốn người nhận hối lộ giúp đỡ thực hiện một hành vi theo yêucầu của người đưa hối lộ
Bên cạnh đó, hành vi nhận hối lộ phải gây ra hậu quả nghiêm trọng12 hoặc đã bị xử
lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong những tội tham nhũng được quyđịnh trong Bộ Luật hình sự
Thứ hai, Tham ô tài sản
“Hành vi tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
mà có trách nhiệm quản lý với giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồngnhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này, đã bị kết án về mộttrong các tội phạm về tham nhũng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”13
Hành vi tham ô tài sản là việc cá nhân có chức vụ và đang phụ trách công việcquản lý với tài sản của Nhà nước, lợi dụng chức vụ đó đề chiếm đoạt tài sản do mìnhquản lý, chiếm giữ tài sản để sử dụng, định đoạt cho riêng mình làm mất đi một khốilượng tài sản nhất định của Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức mà người đó đang quản lý
Thứ ba, Tham nhũng có gì khác với tham ô và nhận hối lộ
Về bản chất hành vi nhận hối lộ và tham ô tài sản là những hành vi tham nhũng cóchủ thể thực hiện là người có chức vụ, quyền hạn, đang thực hiện chức trách nhiệm vụ,quản lý trong những tổ chức, doanh nghiệp mà có vốn từ Nhà nước và là một trongnhững hành vi được quy định trong Bộ Luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam
Như vậy, ở tham ô và nhận hối lộ được quy định với tính chất định lượng phần giátrị tài sản mà người thực hiện đã chiếm đoạt, sử dụng trái với mục đích mà pháp luật chophép, đồng thời làm thất thoát tài sản của đơn vị nơi mình công tác
Tham nhũng có ý nghĩa bao hàm cả tham ô tài sản, và nhận hối lộ Hành vi củatham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách
11 Theo Điều 279, Bộ Luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 vềTội nhận hối lộ.
12 Hậu quả nghiêm trọng là những thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, xã hội hoặc lợi ích chính đáng của công dân.
13 Theo Điều 278, Bộ Luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 về Tội tham ô tài sản
Trang 16nhiễu, vụ lợi không chỉ thực hiện lấy tài sản của Nhà nước mà còn lấy tài sản của nhândân.
1.1.2 Dấu hiệu pháp lý đặc trưng cơ bản của tham nhũng
Theo Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 quy định thì hành vi tham nhũng cócác dấu hiệu pháp lý đặc trưng cơ bản như sau:
Về mặt chủ thể:
Thứ nhất, Chủ thể thực hiện hành vi phải là người có chức vụ, quyền hạn trong bộmáy Nhà nước, trong các tổ chức chính trị - xã hội hoặc trong các tổ chức kinh tế Theoquy định tại khoản 3 Điều 1 Luật Phòng, chống tham nhũng 2005, người có chức vụ,
quyền hạn bao gồm: “Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công
vụ đó”.
Như vậy, chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng có đặc điểm, đặc thù khác vớinhững chủ thể của các nhóm đối tượng khác vì: Những chủ thể này là người có quá trìnhcông tác và cống hiến ở trong cơ quan, đơn vị đó một thời gian dài, được đào tào có hệthống, là người có chức vụ, quyền hạn ở trong cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế do nhândân bầu ra trực tiếp hoặc gián tiếp; là người quản lý tài sản ở đơn vị đó họ tạo được mốiquan hệ rộng và có uy tín xã hội nhất định và thậm chí họ có thế mạnh về kinh tế Đặcđiểm về chủ thể của hành vi tham nhũng là yếu tố gây khó khăn cho việc phát hiện, điềutra, xét xử hành vi tham nhũng
Thứ hai, Chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng lợi dụng chức vụ quyền hạn đượcgiao khi thi hành công vụ, xâm phạm đến quan hệ sở hữu của Nhà nước, của các tổ chứckinh tế Theo đó, khi thực hiện hành vi tham nhũng, kẻ tham nhũng phải sử dụng chức
vụ, quyền hạn của mình như một phương tiện để người thực hiện hành vi đó mang lại lợiích cho mình về vật chất hay tinh thần, cho gia đình hoặc cho người khác
Hành vi tham nhũng có thể biểu hiện dưới dạng chủ thể đó trực tiếp thực hiệnhoặc thông qua những chủ thể khác (gián tiếp thông qua trung gian) để thực hiện và đâyđược xem là yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham nhũng Khi thực hiện hành vi tham
Trang 17nhũng trực tiếp thì người có chức vụ, quyền hạn đó lợi dụng chức vụ, quyền hạn củamình để tham nhũng hoặc lợi dụng địa vị, uy tín, mối quan hệ trong công tác của mình đểcho những chủ thể khác thực hiện hoặc không thực hiện những việc thuộc thẩm quyềnhoặc có liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc là thực hiện một việc không đượcphép làm (ngoài phạm vi thẩm quyền, chức vụ được giao) Khi thực hiện hành vi thamnhũng gián tiếp14 người có chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản, trục lợicho cá nhân, lợi ích nhóm thông qua việc mua sắm, đầu tư, kinh doanh, dịch vụ, …
Về mục đích và động cơ của hành vi tham nhũng:
Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi Việc vụ lợi ở đây được hiểu là lợi íchvật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt đượcthông qua hành vi tham nhũng Động cơ thực hiện hành vi tham nhũng xuất phát từ việcham muốn vật chất hoặc lợi ích về tinh thần của họ hoặc của người khác
Hậu quả của hành vi tham nhũng là sự thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức Phần lớn các hành vi tham nhũng
đã trực tiếp làm thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, người thực hiện hành vi tham nhũng đãchiếm đoạt được lợi ích về vật chất, phi vật chất và phần thiệt hại tài sản đó khó mà thuhồi lại được cho Nhà nước hay các tổ chức mà chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng gâyra
1.1.3 Nguyên nhân và điều kiện gây ra tham nhũng
Tham nhũng là một hiện tượng tiêu cực của xã hội, sự xuất hiện của tham nhũnggắn với chế độ tư hữu, sự hình thành giai cấp và sự ra đời, phát triển của Nhà nước.Trong điều kiện hiện nay, việc phát triển nền kinh tế thị trường, các quan hệ chính trị -kinh tế được gắn liền làm nảy sinh ra nhiều vấn đề trong đó có vấn đề tham nhũng đượchình thành và phát triển Lợi ích là yếu tố chủ quan dẫn đến việc thực hiện hành vi thamnhũng Khi có điều kiện giữa lợi ích và sự lạm quyền của những người có chức vụ, quyềnhạn thì vẫn có khả năng xảy ra hành vi tham nhũng
Việc xảy ra tham nhũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nhữngnguyên nhân, điều kiện cơ bản sau:
1.1.3.1 Nguyên nhân và điều kiện khách quan
Xã hội Việt Nam trải qua một thời gian dài của thời phong kiến và sau đó là dướiách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Chính trong những xã hội đó, tình trạng
14 Tham nhũng gián tiếp giết 3,6 triệu người/năm, tiep-giet-3-6-trieu-nguoi-nam-1057354.html, truy cập ngày 10/8/2017
Trang 18https://doanhnhansaigon.vn/thoi-su-quoc-te/tham-nhung-gian-tham nhũng, việc vơ véc làm giàu của các địa chủ, mua các chức quan, bán các chứcdanh, lợi dụng chức quan để được hưởng quyền và lợi ích từ các đối tượng có quyền lực
ở xã hội lúc bấy giờ diễn ra rất là phổ biến Chính từ đó, mà tâm lý của người Việt vẫncòn mang nặng tính hay bắt chước “người khác làm được thì mình cũng làm được” do đókhông thể xóa bỏ tâm lý tham nhũng một lần dứt khoát mà vẫn còn kéo dài đến tận bâygiờ
Nền kinh tế của nước ta mới được chuyển đổi và trải qua những giai đoạn khókhăn chính vì vậy làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, mức thu nhập không ổnđịnh xuất phát từ những vấn đề đó xảy ra vấn đề tham nhũng
Tác động của việc hội nhập quốc tế, các hệ thống chính sách, pháp luật, quản lýcòn lỏng lẻo, phát sinh nhiều bất cập nên đây là môi trường thuận lợi để phát sinh thamnhũng
Việc phát sinh hành vi tham nhũng là do quá trình doanh nghiệp cố tình làm thủtục nhanh chóng đi, tiến độ xử lý công việc được gọn gàng, tiết kiệm được nguồn lực củadoanh nghiệp Cũng xuất phát từ những hành vi nhận hối lộ nhỏ, lẻ, lợi ích cá nhân nênxuất phát nhiều thủ tục hành chính, đòi hỏi nhiều hơn, dẫn đến lợi ích nhóm xuất hiện
1.1.3.2 Nguyên nhân và điều kiện chủ quan
Các quy định về quản lý tài chính, cơ chế hệ thống quản lý chưa thực sự đáp ứngđược yêu cầu, đời sống của cá nhân còn khó khăn Bên cạnh đó, trình độ quản lý của cán
bộ lãnh đạo đối với cấp dưới còn lỏng lẻo; công tác giám sát, kiểm tra kém hiệu quả, các
cơ quan chức năng quản lý còn chồng chéo, … Đây là một trong những nguyên nhân hạnchế cần được thay đổi khi nước ta đang trong quá trình hội nhập Tại Nghị quyết Trungương 3 Khóa X của Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng,chống tham nhũng, chống lãng phí” đã chỉ rõ nguyên nhân chủ yếu thiếu sót trong phòng,chống tham nhũng: “Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, của bộ máyNhà nước nói riêng còn nhiều khuyết điểm, chất lượng và hiệu quả chưa cao; chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ chức chưa được xác định rõ ràng, cụ thể, còn
bị trùng lập hoặc bị phân tán”15
Nhiều người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc vềtính nghiêm trọng, sự nguy hại của tệ nạn tham nhũng, lãng phí, nên lãnh đạo không chặtchẽ, thiếu kiểm tra, đôn đốc, thậm chí còn nể nang, né tránh, dung túng, bao che cho
15 Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng Khóa X (Hội nghị lần thứ
ba, tư, năm, sáu ,bảy và chín)
Trang 19tham nhũng, lãng phí; chưa thực sự dựa vào dân và chưa phát huy được sức mạnh tổnghợp của cả hệ thống chính trị16.
Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chứcnói riêng còn yếu kém Một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ, công chức suy thoái
về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt cáccấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìnphẩm chất đạo đức; chưa đi đầu trong cuộc sống đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí
và thực hành tiết kiệm17
Việc phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng chưa kịp thời, còn kéo dài và xử lýtriệt để Công tác đấu tranh với các hành vi tham nhũng có những lúc còn chưa nghiêmminh nhất là những vụ tham nhũng có liên quan đến những cán bộ, công chức có chức vụcao trong cơ quan Nhà nước
Việc vốn hóa cổ phần của Doanh nghiệp Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, kếtquả đạt được còn thấp; tình trạng đưa người thân hay lo lót để được vào làm và nắm giữchức vụ có vị trí quan trọng còn diễn ra phổ biến
1.1.4 Tác hại của tham nhũng
Tham nhũng là một vấn đề tiêu cực, nó có nguy cơ tiềm ẩn ở bất kỳ quốc gia nàotrên thế giới không chỉ riêng Việt Nam Tham nhũng gây ra những hậu quả, tác hại hếtsức nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… Trênphương diện chính trị, tham nhũng phá hoại đội ngũ cán bộ, tầm thường hóa hệ thốngpháp luật, là nguyên nhân liên quan trực tiếp đến sự phát triển của một đất nước, sự sốngcòn của một chế độ chính trị Tác hại của tham nhũng không chỉ dừng lại ở vấn đề làmthiệt hại vật chất hàng ngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu USD của Nhà nước mà tham nhũng
sẽ làm tầm thường hệ thống pháp luật của Nhà nước, kỷ cương xã hội không thể giữvững, gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng vào chế độNhà nước xã hội chủ nghĩa; các thế lực thù địch và phần tử chống đối trong nước triệt đểlợi dụng nạn tham nhũng để chống Đảng, Nhà nước Tham nhũng làm cho quyền lực nhànước, quyền lực công bị tha hóa; phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên bịxuống cấp, nghiêm trọng hơn nó có thể tạo ra sự hỗn loạn, dẫn đến mất kiểm soát quyềnlực chính trị và xã hội, do đó trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ xã hội
16 Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X (Hội nghị lần thứ
ba, tư, năm, sáu ,bảy và chín).
17 Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X (Hội nghị lần thứ
3, tư, năm, sáu, bảy và chín).
Trang 20Trên phương diện kinh tế, tham nhũng gây tổn hại to lớn về mặt kinh tế, kéo lùitiến trình phát triển kinh tế - xã hội Tham nhũng làm thất những khoản tiền lớn trongviệc đấu thầu, cấp vốn, thanh tra, kiểm toán và hàng loạt chi phí khác Tham nhũng xảy
ra ở những Doanh nghiệp Nhà nước đã làm cho một lượng lớn tài sản công trở thành tàisản tư của một số cán bộ, công chức, viên chức Bên cạnh đó, việc tham nhũng trongDoanh nghiệp Nhà nước gây ảnh hưởng đến môi trường kinh tế, làm giảm đáng kể nănglực cạnh của các doanh nghiệp, làm chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nguyênnhân sâu xa của nó chính là các chính sách kinh tế - xã hội, do tham nhũng đã bị bópméo, bị làm sai lệch, môi trường kinh tế thiếu minh bạch, cạnh tranh không lành mạnhlàm suy giảm động lực phát triển của toàn bộ nền kinh tế
Trên phương diện văn hóa - xã hội, tham nhũng với bản chất của nó làm cho nhiềuchuẩn mực văn hóa - xã hội bị lệch lạc, bị phá vỡ, tác động mạnh mẽ trở lại theo chiềuhướng tiêu cực đối với chính trị, kinh tế và bao quát hơn, tác động tiêu cực đến an ninhquốc gia18
1.2 KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.2.1 Khái niệm Doanh nghiệp Nhà nước
Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003 quy định: “Doanh nghiệp Nhà nước là tổ
chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn” (Điều 1).
Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp
trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ” (Khoản 22, Điều 4).
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, “Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” (Khoản 8, Điều 4).
Từ Luật doanh nghiệp Nhà nước 2003, Luật doanh nghiệp 2005 và gần đây làLuật doanh nghiệp 2014 xác định Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế, do Nhànước đầu tư vốn và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu phát triển kinhtế
Doanh nghiệp Nhà nước là một tổ chức kinh tế nên được thành lập hợp pháp, cótên riêng, tài sản của doanh nghiệp là một bộ phận tài sản của Nhà nước, có trụ sở giao
18 Nguyễn Xuân Trường (2012), Phòng, chống tội phạm tham nhũng có yếu tố nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu
hóa, hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr 32
Trang 21dịch ổn định và tự chịu trách nhiệm với Nhà nước về vấn đề vốn và bảo toàn toàn hayphát sinh lợi nhuận từ việc kinh doanh.
Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, Doanh nghiệp Nhà nước lànhững doanh nghiệp có vốn sở hữu 100% vốn điều lệ từ ngân sách Nhà nước và đượcthành lập với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên19 với một trong hai
mô hình: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; Hội đồngthành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên
Như vậy, với quy định trước đây Nhà nước chỉ cần nắm giữ trên 50% vốn điều lệcủa một doanh nghiệp thì sẽ được xem là doanh nghiệp Nhà nước Tuy nhiên, LuậtDoanh nghiệp 2014 quy định, Nhà nước phải nắm giữ 100% vốn điều lệ của doanhnghiệp đó mới được coi là Doanh nghiệp Nhà nước
Với quy định trên, những công ty, doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ từ 50%vốn điều lệ trở lên theo quy định trước đây và dưới 100% vốn điều lệ như quy định hiệnnay thì không được xem là doanh nghiệp nhà nước và sẽ áp dụng mô hình công ty tráchnhiệm hữu hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần Do đó, theo lộ trình của Chínhphủ đưa ra với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh hiện naykhông đúng với vốn điều lệ thì được cổ phần hóa, còn không thì sẽ được cơ cấu lạichuyển đổi loại hình kinh doanh cho phù hợp đúng với Luật Doanh nghiệp 2014
1.2.2 Đặc điểm của Doanh nghiệp nhà nước
Thứ nhất, Là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn và trực tiếp thành lập.
Doanh nghiệp Nhà nước đều do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp kýquyết định thành lập khi thấy việc thành lập doanh nghiệp là cần thiết Việc thành lậpdoanh nghiệp Nhà nước dựa trên nguyên tắt chỉ thành lập những ngành, lĩnh vực chủ chốt
và đòi hỏi phải có sự điều tiết của Nhà nước trong thời điểm đó bên cạnh đó phải phù hợpvới chủ trương của Đảng
Doanh nghiệp Nhà nước thành lập được trích từ ngân sách Nhà nước nên nó thuộc
sở hữu của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp Nhà nước là tài sản của Nhà nước Doanhnghiệp Nhà nước sau khi thành lập là một chủ thể kinh doanh, tuy là một chủ thể kinhdoanh nhưng không có quyền sở hữu tài sản này mà chỉ là người trực tiếp quản lý và khaithác trên cơ sở sở hữu của Nhà nước Đặc biệt, doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệmtrước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn mà Nhà nước giao
19 Căn cứ theo Điều 88 và điều 73, Luật doanh nghiệp 2014.
Trang 22Đây là một trong những đặc điểm riêng và có thể phân biệt với những doanhnghiệp khác vì tài sản của doanh nghiệp xuất phát từ tài sản của Nhà nước và là một bộphận của Nhà nước; nếu có bị xâm phạm thì việc đó đồng nghĩa với việc xâm phạm đếntài sản của Nhà nước và được điều chỉnh bằng những quy định của pháp luật.
Thứ hai, Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý và hoạt động theo mục tiêu
kinh tế xã hội do Nhà nước giao
Nhà nước quản lý doanh nghiệp Nhà nước thông qua cơ quan quản lý Nhà nước
có thẩm quyền theo phân cấp của Chính phủ; Nhà nước quy định mô hình cơ cấu tổ chứcquản lý trong từng loại doanh nghiệp Nhà nước20 phù hợp với quy mô của nó
Hoạt động của doanh nghiệp chịu sự chi phối của Nhà nước về mục tiêu kinh tế xãhội do Nhà nước giao Việc Nhà nước giao cho doanh nghiệp nào phụ trách kinh tế thìdoanh nghiệp có trách nhiệm phải thực hiện kinh doanh có hiệu quả và doanh nghiệp nàođược giao thực hiện hoạt động công ích thì doanh nghiệp Nhà nước đó phải thực hiệnhoạt động công ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội21
Thứ ba, Doanh nghiệp Nhà nước là một pháp nhân
Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập hợp pháp, có tài sản độc lập với tài sảnNhà nước (Nhà nước giao tài sản cho doanh nghiệp quản lý và khai thác phần vốn gópđó), nhân danh doanh nghiệp để tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập khôngphải nhân danh Nhà nước để thực hiện việc kinh doanh Chính vì vậy, Doanh nghiệp Nhànước chịu trách nhiệm hữu hạn về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi sốvốn Nhà nước giao
1.2.3 Phân loại Doanh nghiệp Nhà nước
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, “Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” (Khoản 8, Điều 4).
20 Theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003 (hết hiệu lực) quy định thì Doanh nghiệp Nhà nước gồm các loại hình: Công ty Nhà nước; Công ty cổ phần Nhà nước; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên; Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước; Doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước; Công ty Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác.
Theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì Doanh nghiệp Nhà nước có 100% vốn đều lệ là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, dưới 100% vốn điều lệ là Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên và Công ty cổ phần.
21 Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích là Doanh nghiệp Nhà nước độc lập hoặc Doanh nghiệp Nhà nước là thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước, do Nhà nước giao kế hoạch hoặc đặt
hàng và theo giá, khung giá hoặc phí do Nhà nước quy định, hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận ( Theo
nghị định 56/CP ngày 02 tháng 10 năm 1996 về Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích (hết hiệu lực ngày
28/12/2004) và Thông tư số 01-BKH/DN ngày 27 tháng 01 năm 1997 hướng dẫn thực hiện nghị định 56/CP (hết
hiệu lực ngày 04/4/2015).
Trang 23Mặt khác, theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản
xuất, kinh doanh tại Doanh nghiệp 2014 “Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là việc
Nhà nước sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước hoặc vốn từ các quỹ do Nhà nước quản lý
để đầu tư vào doanh nghiệp” (Khoản 3, Điều 3) Theo đó, các công ty con của doanh
nghiệp Nhà nước được thành lập bởi chính các Doanh nghiệp Nhà nước đó thì khôngđược coi là Doanh nghiệp Nhà nước Bởi lẽ, những công ty con nói trên không đượcthành lập từ nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hay các nguồn vốn thuộc các quỹ do Nhànước quản lý mà được thành lập trực tiếp từ nguồn vốn của Doanh nghiệp Nhà nước mẹ
Song, tại nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủquy định về đầu tư vốn Nhà nước vào Doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại
Doanh nghiệp thì:“Doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” (Khoản 2, Điều 2).
Vì vậy, từ những quy định tại Nghị định 91 thì những công ty con do Doanhnghiệp Nhà nước thành lập sẽ không được coi là những Doanh nghiệp Nhà nước theo quyđịnh của Luật Doanh nghiệp 201422, vì những công ty này không được thành lập trực tiếp
từ nguồn ngân sách của Nhà nước mà được thành lập từ chính nguồn tài sản của công ty
mẹ23
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Việc tổ chức quản lý doanh nghiệp do Nhà
nước nắm giữ dưới 100% vốn điều lệ thực hiện theo các quy định tương ứng tại mục 1 Chương III và Chương V của Luật Doanh nghiệp”, như vậy những công ty, doanh nghiệp
được thành lập trước đây theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 mà Nhà nước nắmgiữ trên 50% vốn điều lệ thì những công ty, doanh nghiệp đó không được xem là doanhnghiệp Nhà nước và cần phải áp dụng đúng với mô hình theo quy định là công ty tráchnhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần
Và hiện nay, theo quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2016 củaThủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chí phân loại Doanh nghiệp Nhà nước có vốn Nhà
22 18 Doanh nghiệp Nhà nước vốn 1, nợ 3,
http://nld.com.vn/kinh-te/18-doanh-nghiep-nha-nuoc-von-1-no-3-20171029212531378, truy cập ngày 25/11/2017.
23 Công ty con của Tập đoàn có là Doanh nghiệp Nhà nước, hoi/Cong-ty-con-cua-Tap-doan-co-la-doanh-nghiep-nha-nuoc/4959.vgp, truy cập ngày 20/11/2015.
Trang 24http://chinhsachonline.chinhphu.vn/Chi-tiet-cau-nước và danh mục Doanh nghiệp Nhà http://chinhsachonline.chinhphu.vn/Chi-tiet-cau-nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020.Doanh nghiệp Nhà nước được áp dụng phân loại theo những đối tượng sau:
“Doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là Bộ quản lý ngành), Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập; Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do
Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nắm giữ cổ phần, vốn góp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định thành lập; Người đại diện phần vốn góp của tập đoàn kinh tế, tổng công ty tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc phân loại, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước”(Điều 2)
Theo đó, Doanh nghiệp Nhà nước dược phân loại theo tiêu chí, danh mục sau24:
- Doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động trong 11 ngành, lĩnh vực (Theo quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
- Doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên, hoạt động trong 05 ngành lĩnh vực
- Doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ, hoạt động trong 08 ngành, lĩnh vực
Với nhiệm vụ của Doanh nghiệp Nhà nước là điều phối nền kinh tế của nước ta,
do đó để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội và điều tiết vĩ mô ttrong nền kinh tế thịtrường lúc này nhu cầu đặt ra là cần sự hình thành và tồn tại Doanh nghiệp Nhà nước.Nhưng trong quá trình phát triển của nước ta, để giảm bớt sự lệ thuộc vào Doanh nghiệpNhà nước, xóa bỏ rào cản của Doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân,đào thải những doanh nghiệp yếu kém trong kinh doanh hoặc những doannh nghiệp cóchỉ số đóng góp vào ngân sách thấp thì cần phải có sự phân loại, sắp xếp Bên cạnh, việcphân loại, sắp xếp lại doanh nghiệp cũng giảm đi tình trạng tiêu cực tham nhũng và điềunày được thể hiện qua hình thức cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước
24 Chính phủ ban hành tiêu chí phân loại Doanh nghiệp Nhà nước, su/2016-12-31/chinh-phu-ban-hanh-tieu-chi-phan-loai-doanh-nghiep-nha-nuoc-39446.aspx, truy cập ngày 02/3/2017.
Trang 25http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-1.2.4 Khái quát về người đại diện Nhà nước trong Doanh nghiệp Nhà nước
Thứ nhất, Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp Nhà nước
Theo Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại
doanh nghiệp quy định: “Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người đại diện chủ sở hữu trực tiếp) là cá
nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm vào Hội đồng thành viên, Chủ tịchcông ty để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanhnghiệp” (Khoản 4, Điều 3)
“Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi là người đại diện phần
vốn của doanh nghiệp) là cá nhân được doanh nghiệp ủy quyền bằng văn bản để thựchiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tạicông ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn” (Khoản 5, Điều 3)
“Người quản lý doanh nghiệp bao gồm Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành
viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc PhóGiám đốc, Kế toán trưởng” (Khoản 7, Điều 3)
Nhưng tại Nghị định 97/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2015quy định về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ngoài nhữngchức danh, chức vụ được quy định Khoản 7, Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nướcđầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp thì còn có chức danh, chức vụ kiểmsoát viên25 cũng là người quản lý doanh nghiệp
Như vậy, căn cứ theo Nghị định 97/2015/NĐ-CP thì những người giữ chức danh,chức vụ được nêu ở trên cũng là người quản lý doanh nghiệp Nhà nước (Khoản 1, Điều3)
Thứ 2, Thẩm quyền bổ nhiệm người giữ chức danh, chức vụ tại Doanh nghiệp Nhà nước
Thủ tướng Chính phủ quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điềuđộng, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, ngỉ hưu trên cơ sở đề nghị của Bộquản lý ngành và ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ đối với: Chủ tịch Hội động thành viên
25 Khoản 2, Điều 2 nghị định 97/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2015 quy định về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Trang 26tập đoàn; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám dốc Tổng công ty Đầu tư và Kinhdoanh vốn nhà nước (Điều 4 Nghị định 97/2015/NĐ-CP).
Cơ quan đại diện sở hữu đối với Doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ (Bộ quản ngành hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác củaChủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, người đạidiện phần vốn Nhà nước; Quyết định quỹ tiền lương, thù lao hằng năm của người quản lýdoanh nghiệp, Kiểm soát viên
Phê duyệt đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định saukhi cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khenthưởng, kỷ luật đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễnnhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác đốivới Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng
Như vậy, theo Khoản 1 và 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 200826 quy địnhthì những người quản lý Doanh nghiệp Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiễm
và có quyết định điều động những đối tượng trên về quản lý Doanh nghiệp Nhà nước do
đó những đối tượng này là cán bộ, công chức thuộc biên chế của Nhà nước và chịu sựquản lý của các cấp Bộ ngành, Chính phủ
1.3 KHÁI QUÁT THAM NHŨNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.3.1 Khái niệm tham nhũng trong Doanh nghiệp Nhà nước 27
Tham nhũng trong Doanh nghiệp Nhà nước là việc các đối tượng sau đây có thểthực hiện những hành vi tham nhũng làm thất thoát tài sản của doanh nghiệp cũng nhưcủa Nhà nước28 (Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc hoặc Phó Giám
26 Khoản 1, 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định:
“1 Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong
cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
2 Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong
cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị
sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
27 Lãng phí còn thiệt hại hơn tham nhũng, 1435274323.htm, truy cập ngày 19/7/20017.
http://dantri.com.vn/blog/lang-phi-con-thiet-hai-hon-tham-nhung-28 Xác định các hành vi tham nhũng, http://www.nhandan.com.vn/phapluat/giai-dap-thac-mac/item/20765702-x
%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%8Bnh-c%C3%A1c-h%C3%A0nh-vi-tham-nh%C5%A9ng.html, truy cập ngày 22/7/2017.
Trang 27đốc, Kế toán trưởng, Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên hoặc là những cá nhân đượcgiao nhiệm vụ thi hành công vụ).
1.3.2 Dấu hiệu tham nhũng trong Doanh nghiệp Nhà nước
Việc tham nhũng trong Doanh nghiệp Nhà nước là một môi trường đặc biệt, chỉ cónhững đối tượng có chức vụ quản lý, điều hành hoặc được phân công giao nhiệm vụ thihành công vụ thực hiện những hành vi tham ô; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để vụ lợi, … Nhưng nhìn tổng thể là những đối tượng này cố tình chiếm đoạt tài sảncông thành tài sản tư, nhũng nhiễu, vụ lợi đối với các đối tượng nhằm mong muốn đạtđược mục tiêu là vật chất hoặc phi vật chất29
1.3.3 Đặc điểm chung khi thực hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp nhà
nước trong thời gian qua
Tình hình vi phạm tham nhũng trong doanh nghiệp Nhà nước diễn ra những nămqua có sự biến động tăng về số lượng cũng như tính chất và quy mô vi phạm, khi pháthiện ra tham nhũng trong doanh nghiệp thì lại là những người có chức vụ, quản lý ở vị trívai trò cấp cao tham nhũng30 Việc tham nhũng xuất phát từ những chính sách quản lý,điều hành của những người đứng đầu trong doanh nghiệp hoặc quản lý cấp trên để từ đóhình thành nên những hành vi tiêu cực, xuất hiện sự lạm quyền trong quản lý dẫn đếnviệc kinh doanh trong đơn vị đó kém hiệu quả31
Trong quá trình hoạt động kinh doanh tại các Doanh nghiệp Nhà nước, ngườiđứng đầu tại đây đã có những hành vi quản lý, điều hành nhân viên lỏng lẻo, thiếu sựnghiêm túc trong việc tổ chức, trình độ, năng lực điều hành yếu kém, điều kiện kinh tếcủa gia đình hoặc có sự tác động từ bên ngoài cũng đã làm thay đổi những chủ kiến,những định hướng để phát sinh những vụ việc tham nhũng diễn ra và việc này đươngnhiên là được bao che, diễn ra âm thầm với sự giúp đỡ của nhiều thành phần tại đây cũngnhư các đối tượng ở bên ngoài32
Việc để xảy ra các vụ tham nhũng trong thời gian qua diễn ra, đều có sự góp mặtcủa những người có chức danh, chức vụ quản lý ở trong đơn vị đó với vị trí là người chủ
29 Các dạng tham nhũng phổ biến, 299154/, truy cập ngày 10/7/2017.
http://noichinh.vn/hoi-dap-phap-luat/201511/cac-dang-tham-nhung-pho-bien-30 Xét xử Trịnh Xuân Thanh trong quý 1/2018, 20171204132743097.chn, truy cập ngày 04/12/2017.
http://cafef.vn/xet-xu-vu-trinh-xuan-thanh-trong-quy-1-2018-31 Còn những ai “nhúng chàm” như ông Đinh La Thăng, dinh-la-thang/c/24250061.epi, truy cập ngày 11/12/2017.
https://baomoi.com/con-nhung-ai-nhung-cham-nhu-ong-32 Những lĩnh vực thường xảy ra tham nhũng, thuong-xay-ra-tham-nhung-291483/, truy cập ngày 10/7/2017.
Trang 28http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201306/nhung-linh-vuc-mưu thực hiện33 Với vai trò là người đứng đầu khi để xảy ra hành vi tham nhũng trongđơn vị mình quản lý đã thể hiện được sự yếu kém trong lãnh đạo, năng lực điều hành bịthay đổi qua sự tác động của nhiều đối tượng34 Từ những nguyên nhân đó để xuất phátđược chặn đường hành vi tham nhũng và diễn ra thuận lợi trong một thời gian dài thìngười đứng đầu là cầu nối trực tiếp hoặc gián tiếp cho tham nhũng Đây cũng là lý do vìsao tình hình tham nhũng trong Doanh nghiệp Nhà nước diễn ra ở nước ta hiện nay đaphần đối tượng tham nhũng là người quản lý trong đơn vị đó, cán bộ chủ quản của đơnvị.
Bên cạnh, những người quản lý thực hiện tham nhũng thì những người được giaonhiệm vụ, thi hành công vụ cũng góp phần vào quá trình tham nhũng, có thể họ là mộttrong những mắc xích của những đối tượng bên ngoài với người quản lý hoặc có thể họ lànhững chủ mưu, đầu mối sắp xếp và điều hành để có sự lợi ích nhóm diễn ra35 Tức nhiên,không phải ai thi hành nhiệm vụ, công vụ là điều tham nhũng, mà chính ở đây họ có khảnăng và liên kết được nhiều đối tượng dẫn đến phát sinh tham nhũng Theo đánh giá củangười viết từ những vụ việc, vụ án tham nhũng được phơi bày thì việc họ để xảy ra, thamgia vào có những đặc điểm và hình thức sau đây:
Người có vi tham nhũng tham gia vì lợi ích nhóm
Ở đặc điểm này, sự việc diễn ra với 2 trường hợp:
Thứ nhất: Người có hành vi thực hiện tham gia vào tham nhũng để cùng nhau
hưởng lợi ích
Việc hưởng lợi ích nhóm là xuất phát từ những người có cùng mục tiêu đặt ra vàđược phân chia việc hưởng lợi từ cấp cao xuống cấp thấp, người trực tiếp thực hiện đếnngười gián tiếp tham gia36
Lợi ích nhóm37 ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, cóquyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, hầm mỏ,rừng, biển, ngân hàng, … Những người này có thể làm việc ở cấp trung ương, cấp tỉnh,
33 Ông Đinh La Thăng và ngân hàng 0 đồng: Từ ại án đến đại án, dinh-la-thang-va-ngan-hang-0-dong-oceanbank-khoi-to-va-bat-giam-415820.html, truy cập ngày 10/12/2017.
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/ong-34 Cần làm rõ trách nhiệm người đứng đầu nơi xảy ra tham nhũng, nguoi-dung-dau-noi-xay-ra-tham-nhung/c/22337038.epi, truy cập ngày 22/5/2017.
https://baomoi.com/can-lam-ro-trach-nhiem-35 Kế toán ngó lơ cho cán bộ thi hành án tham ô, an-tham-o-20171005133601953.htm, truy cập ngày 11/10/2017.
http://nld.com.vn/phap-luat/ke-toan-ngo-lo-cho-can-bo-thi-hanh-36 Tổng Thanh tra: Có cán bộ tham nhũng, lợi ích nhóm gây tai tiếng cho bộ máy Nhà nước, https://baomoi.com/tong-thanh-tra-co-can-bo-tham-nhung-loi-ich-nhom-gay-tai-tieng-cho-bo-may-nha-
nuoc/c/23840004.epi, truy cập ngày 07/11/2017.
37 Lợi ích nhóm, và cải cách thể chế, 20120831112155300.htm, truy cập ngày 18/7/2017.
Trang 29http://vneconomy.vn/thoi-su/loi-ich-nhom-va-cai-cach-the-che-cấp huyện, xã phường hay ở http://vneconomy.vn/thoi-su/loi-ich-nhom-va-cai-cach-the-che-cấp sở, phòng, thậm chí cá nhân thanh tra, cảnh sát hay ởdoanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, dự án, …
Như vậy, việc được hưởng lợi ích nhóm bất kỳ ở đâu, miễn ở nơi đó có nhữngngười có cùng mục tiêu hơn hết là những người đó cơ bản là có chức vụ, quyền hạn trong
cơ quan, tổ chức, đơn vị mà mình đang công tác
Hưởng lợi ích nhóm trải qua quá trình lâu dài, đối tượng thường câu kết lại vớinhau và mở rộng quy mô về số lượng, tầm ảnh hưởng của nhóm trong nơi họ đang làmviệc Nhóm ở đây, vẫn có người đứng đầu, quản lý sự hưởng lợi ích từ vấn đề thamnhũng ây ra đều được chia từ chức vụ cao đến chức vụ thấp Từ người thực hiện trực tiếpđược hưởng lợi ích đến những người thân liên quan đến người có hành vi thực hiện thamnhũng cũng được chia lợi ích
Việc tham gia trực tiếp hay là người có hành vi tham nhũng trong một tổ chức, cơquan đặc biệt hơn là trong một Doanh nghiệp Nhà nước đã làm ảnh hưởng nghiêm trọngđến mối quan hệ kinh doanh, làm rào cản sự tham gia vào thị trường, ảnh hưởng đến uytín của tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp đó đối với đối tác
Khi người có hành vi tham nhũng xuất hiện trong một doanh nghiệp thì chắc chắnmột điều đã xảy ra rằng những tài sản của họ chiếm dụng được xuất phát từ tài sản củachính doanh nghiệp đó cụ thể hơn là tài sản của Nhà nước hoặc là nhờ từ tài sản củadoanh nghiệp phát sinh ra những hoa lợi mà những người có hành vi tham nhũng sắp xếp
để nhằm chiếm đoạt được;
Thứ hai: Người thực hiện hành vi bị động rồi sau đó trở thành đối tượng tham
nhũng
Người thực hiện hành vi bị rơi vào trường hợp làm việc trong một tổ chức, nhưngtrong một đơn vị đó đã xảy ra hiện tượng tham nhũng chính vì thế đối tượng tham nhũng
đã từ từ trở thành những người thực hiện hành vi tham nhũng để cùng nhau hưởng lợi ích
và được chia sẽ hưởng lợi
Vì đối tượng làm việc trong đó mà có người quản lý, thủ trưởng chỉ đạo thực hiệnhành vi tham nhũng mà người thực hiện hành vi vì lo sợ mất việc hoặc làm trái ý với thủtrưởng đơn vị, người quản lý nên đành phải thực hiện và xảy ra nhiều lần
Đôi khi, người thực hiện hành vi vì vô tình thực hiện nhiệm vụ mà hành vi đó đã
đủ yếu tố xảy ra tham nhũng cho nên người đó đã dẫn đến con đường vi phạm thamnhũng
Trang 30Cố tình thực hiện nhằm đạt được lợi ích vật chất cho cá nhân, gia đình hoặc lợi dụng vật chất để thăng chức thần tốc
Ở trường hợp này, có nhiều hành vi tham nhũng diễn ra và được kéo dài qua nhiềunăm tháng cũng như được sự bao che, sự hỗ trợ giúp đỡ của nhiều đối tượng, nhiều cấp
độ và việc hưởng lợi ích cũng được chia có thứ tự
Một là, người thực hiện hành vi đang là người có chức vụ, quyền hạn vì nhu cầu
được thăng chức và lên chức vụ cao hơn nên người thực hiện hành vi thực hiện bằng đưahối lộ, sử dụng quan hệ tình dục như là một công cụ, phương tiện để làm quà tặng nhằmtạo được lòng tin với lãnh đạo cấp trên mau chóng đề bạt được bổ nhiệm vào vị trí mới
Hai là, người thực hiện hành vi cũng là người có chức vụ, quyền hạn nhưng vì lý
do có chức vụ hơn nên khi thi hành công vụ đã sử dụng tài sản của cơ quan, đơn vị,doanh nghiệp tiêu dùng cho mục đích cá nhân, cho người thân hoặc cho người có liênquan
Ba là, người thực hiện hành vi can thiệp vào quá trình ký hợp đồng, nhằm đạt
được những khoản hoa hồng hoặc đầu tư, đấu thầu trái mục đích để nhằm lấy phần chênlệch từ tài sản của Nhà nước làm của riêng hay là dùng phần chên lệch đó tặng, biếu lạicho người có chức vụ, quyền hạn trên mình nhằm thể hiện uy tín của bản thân
Từ việc hưởng lợi ích nhóm xuất phát ra việc họ cố tình nhằm đạt được lợi íchriêng khi mà việc phân chia lợi ích không đồng đều, họ là người trực tiếp thực hiệnnhưng vì chức vụ hay về vấn đề nào khác họ chỉ được phân chia lợi ích hạn chế Từ đó,người vi phạm tham nhũng cố tình thực hiện những vụ việc riêng nhằm lấy tài sản thamnhũng có được chia cho mình trước và sau đó người vi phạm tham nhũng mới chuyểnphần tài sản tham nhũng này cho cấp trên
Mặt khác, người tham nhũng đang làm việc trong một doanh nghiệp nhưng vớimức lương hạn chế, không đủ nhu cầu chi tiêu cho cá nhân, người thân hay một thamvọng là được làm quản lý, lãnh đạo thể hiện sự tiếng nói của mình trong đơn vị, tổ chức,doanh nghiệp đó thì họ lại thực hiện một hành vi khác đó chính là dùng tài sản của bảnthân đem đi lấy lòng người lãnh đạo trực tiếp hoặc người quản lý cấp trên hơn nữa nhằm
họ sớm được thăng chức để trở thành người quán lý trong đơn vị đó
Nhìn nhận ở trường hợp này hiện nay, rất phổ biến và thường xuyên xảy ra vì họmong muốn thực hiện, khát khao nguyện vọng sự tranh giành quyền lực dẫn đến rời vàohành vi tham nhũng mà xuất phát từ bản thân của họ
Trang 31Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lơi
Đặc điểm này dễ dàng nhận biết và phát hiện nhưng chúng ta không thể giải quyếtđược triệt và để xảy ra trong thời gian dài; lợi dụng chức vụ quyền hạn vốn có của mìnhtại đơn vị đang công tác, người thực hiện hành vi cố tình lợi dụng chức vụ, quyền hạn củamình để vụ lợi thông qua vật chất, phi vật chất để người khác phải tự nguyện thực hiện,
có rất nhiều lý do để họ tự nguyện thực hiện như: hiểu được tâm lý của nhân viên đượclên chức, nên người có chức vụ, quyền hạn ở đơn vị đó gợi ý để nhằm trục lợi38, …
Ở trong Doanh nghiệp Nhà nước diễn ra rất nhiều trong việc khi thực hiện nhiệm
vụ, người thực hiện hành vi tham nhũng có chức vụ, quyền hạn cao hơn khi thực hiệnnhiệm ở cấp thấp hơn cố tình sử dụng chức vụ của mình để cấp dưới của mình dùng tàisản của Doanh nghiệp Nhà nước phục vụ lợi ích cho cá nhân, cho nhóm đó39
1.4 HOẠT ĐỘNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1.4.1 Các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng
Trước khi có Pháp lệnh chống tham nhũng 1998 cho đến nay, Đảng và Nhà nước
ta đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật bên cạnh đó cũng thành lập Ban chỉđạo phòng, chống tham nhũng nhưng diễn biến tình hình tham nhũng vẫn chưa được suygiảm, mà còn diễn biến tinh vi, phức tạp và hậu quả của việc tham nhũng gây ra càngnghiêm trọng qua từng năm tháng dẫn đến tài sản của Nhà nước thiệt hại lên đến hàngngàn tỷ đồng
Theo thống kê cho thấy, trong những năm qua Quốc hội đã ban hành và sửa đổi,
bổ sung khoảng hơn 20 luật, nghị quyết; Chính phủ cũng ban hành hơn 300 nghị định,nghị quyết, quyết định; Các bộ, ngành cũng ban hành rất nhiều thông tư quy định, hướngdẫn việc thực hiện; các địa phương cũng ban hành rất nhiều văn bản để cụ thể hóa, hướngdẫn thực hiện các chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng Do đó, khó có thểnêu hết các quy định của pháp luật liên quan đến phòng ngừa tham nhũng Nhưng nhữngvăn bản quy phạm pháp luật này quy định đều có mục đích chung là góp phần vào việcphòng ngừa các hành vi tham nhũng
Tuy nhiên, số vụ việc, vụ tham nhũng được phát hiện và xử lý chưa tương xứngvới thực tế, dẫn đến gây tâm lý hoài nghi, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng vàNhà nước cũng như sự nghiêm minh của pháp luật trong vấn đề vi phạm tham nhũng
38 Infographic: Điểm lại sai phạm của cựu Phó Giám đốc sở Nhà nước&PTNT Hà Nội, diem-lai-sai-pham-cua-cuu-pho-giam-doc-so-nnptnt-ha-noi-20171205111559971.chn, truy cập ngày 06/12/2017.
http://cafef.vn/infographic-39 Cựu Chủ tịch ngân hàng gây thất thoát gần 300 tỷ đồng, hang-gay-that-thoat-gan-300-ty-dong-3537453.html, truy cập ngày 08/3/2017.
Trang 32https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/cuu-chu-tich-ngan-Trong Luận văn này, với đề tài “Pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong
Doanh nghiệp Nhà nước”, tác giả chỉ đề cập đến những vấn đề về phòng, chống hành vi
tham nhũng được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng đang hiện hành và cácvăn bản hướng dẫn thi hành luật này
Phòng, chống tham nhũng được coi là yếu tố quan trọng, mang tính chiến lược,quyết định hiệu quả trong việc chống tham nhũng Cũng chính vì vậy, Luật Phòng, chốngtham nhũng hiện hành quy định các biện pháp phòng, chống tham nhũng gồm: “Côngkhai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Xây dựng và thực hiện cácchế độ, định mức, tiêu chuẩn; Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyểnđổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; Minh bạch tài sản, thu nhập; Chế độtrách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng; Cảicách hành chính đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán”
Thứ nhất, Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
Công khai, minh bạch là một giải pháp quan trọng trong hệ thống các giải phápphòng ngừa tham nhũng40 Luật phòng, chống tham nhũng 2005 đã dành nhiều quy định
về việc công khai, minh bạch từ Điều 11 đến Điều 33 của Chương 241 Nguyên tắc nàythể hiện ý chí tất cả các hoạt động của cơ quan, đơn vị phải thực hiện một cách công khai,minh bạch trừ một số trường hợp bí mật của cơ quan, đơn vị mà pháp luật quy định phải
bí mật42
Như vậy, theo nguyên tắc này các cơ quan, đơn vị phải trả lời công khai công khai,minh bạch thể hiện tính ràng buộc, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị đến vấn đề hoạt độngcủa cơ quan, đơn vị mình Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho việc kịp thời phát hiện nhữnghành vi tham nhũng, xâm hại đến lợi ích, tài sản của Nhà nước mà cơ quan, đơn vị đóđang được quản lý Việc cơ quan, đơn vị được yêu cầu công khai, minh bạch chỉ đượcphép từ chối cung cấp thông tin khi nội dung cung cấp đó thuộc về bí mật Nhà nước43
Theo đó Luật phòng, chống tham nhũng 2005 quy định việc công khai, minh bạch
ở những vẫn đề mà dễ phát sinh tham nhũng như: mua sắm công, quản lý dự án đầu tư
40 Công khai, minh bạch trong cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước, dap-chinh-sach/cong-khai-minh-bach-trong-co-phan-hoa-doanh-nghiep-nha-nuoc-114768.html, truy cập ngày 08/6/2017.
http://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/hoi-41 Công khai, minh bạch trong sử dụng vốn Nhà nước, http://business.gov.vn/tabid/97/catid/10/item/13446/c
%C3%B4ng-khai-minh-b%E1%BA%A1ch-trong-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-v%E1%BB%91n-nh
%C3%A0-n%C6%B0%E1%BB%9Bc.aspx, truy cập ngày 25/11/2017.
42 Điều 11, Luật Phòng, chống tham nhũng 2005.
43 Điều 1 Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2000 và Điều 4 Nghị định 59/201/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm
2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trang 33xây dựng, tài chính và ngân sách Nhà nước, huy động và sử dụng các khoản đóng gópcủa nhân dân, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước, … Đặc biệt, trong phần này cũngquy định báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng và việc này phải đượccông khai.
Theo Luật này, có 7 hình thức công khai gồm44: Công bố tai cuộc họp của cơ quan,
tổ chức, đơn vị; Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Thông báobằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; Phát hành ấn phẩm;Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; Đưa lên trang thông tin điện tử;Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Ngoài ra, trong trườnghợp pháp luật không có quy định về hình thức công khai, người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị phải thực hiện một hoặc một số hình thức công khai quy định tại các điểm b,
c, d, đ và e khoản 1 Điều 12 của Luật này Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị, có thể lưạ chọn thêm hình thức công khai công bố tai cuộc họp của cơ quan, tổchức, đơn vị hoặc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Việc tiến hành công khai, minh bạch được tiến hành do cơ quan, tổ chức, đơn vịchủ động tổ chức công khai, minh bạch các hoạt động của mình, người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc áp dụng hình thức công khai
và chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm các quy định về áp dụng hình thức công khaitheo quy định của pháp luật hoặc là khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị trongphạm vị nhiệm vụ, quyền hạn thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thôngtin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định của pháp luật
Thứ hai, Về việc xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn
Dù ở bất cứ ở cơ quan, tổ chức, đơn vị nào thì việc xây dựng và thực hiện các chế
độ, định mức, tiểu là một trong những việc đầu tiên và có ý nghĩa hết sức trọng Các chế
độ, định mức, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quản lý, hoạt động kinh tế luôn liên quan đếnngân sách của Nhà nước Việc xây dựng các chế độ, định mức, tiêu chuẩn giúp ta thựchiện tốt hơn trong khâu quản lý đối với các chế độ, tiêu chuẩn cho những người có chức
vụ lãnh đạo, quản lý nhất là những người có chức vụ trong Doanh nghiệp Nhà nước nhưchế độ phục vụ, chế độ dùng xe công, tiêu chuẩn sử dụng đồng hồ, điện thoại, máy vi tính
cá nhân hoặc là tiêu chuẩn của một công trình yêu cầu cần phải có tính chất chuyên môn,
kĩ thuật, thời gian, nguyên vật liệu, … Việc thực hiện những quy định này một cách tùytiện, hạ thấp hoặc thực hiện trái phép các tiêu chuẩn sẽ dẫn đến việc tài sản Nhà nước dễ
44 Khoản 1, Điều 12 Luật phòng, chống tham nhũng 2005.
Trang 34thất thoát, dễ nảy sinh ra quá trình tham nhũng ở những người cùng cấp bậc hoặc ngườikhông thuộc diện được hưởng mà không có được những chế độ phục vụ hay có nhữngchế độ phục vụ thấp hơn tiêu chuẩn đã được quy định.
Việc tự ý thay đổi, hạ thấp tiêu chuẩn thường thấy nhất đó là trong quá trình giámsát, thực hiện bằng cách thay đổi nguyên vật liệu, kéo dài thời gian xây dựng, thay đổi kếtcấu, kĩ thuật không đúng trong bản vẽ, hạ thấp hoặc tăng chi phí so với thực tế gấp nhiềulần để chia nhau hưởng lợi Đây là những trường hợp xảy ra rất nhiều trong quá trìnhhiện nay và từ những hành vi này đã bắt đầu cho quá trình tham nhũng liên quan đếnnhiều đối tượng giữ chức vụ cao trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức việc tham nhũngđược diễn ra trong thời gian khá dài và hưởng lợi lâu dài mới được phát hiện
Nhìn chung, pháp luật về Luật phòng, chống tham nhũng 2005 cũng đã quy địnhtrách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có liên quan trong việc xây dựng, hoàn thiện vàđảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quá trình quản lý vàtrong các hoạt động kinh tế Bên cạnh đó, trách nhiệm pháp lý cụ thể của từng đối tượng
vi phạm cũng được xác định rõ, qua đó góp phần răn đe cũng như tạo cơ sở pháp lý rõràng cho việc xử lý vi phạm
Thứ ba, Về quy tắc ứng xử, quy định đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức, viên chức
Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức không chỉ có nhiệm vụ phòng, chống thamnhũng mà nó còn có vai trò trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, liêm chính vàtrách nhiệm
Việc quy định về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong khi thựchiện nhiệm vụ, trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không đượclàm, phù hợp đối với đặc thù công việc của từng nhóm cán bộ, công chức, viên chức vàtừng lĩnh vực hoạt động công vụ, nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán
tư, …; không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của
Trang 35mình Người đứng đầu hoặc cấp phó không được góp vốn vào doanh nghệp hoạt độngtrong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước; khôngđược bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quả lý về
tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho, … Cán bộ quản lý doanh nghiệpcủa Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặcchồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán –tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp Khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũngtrong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình làm việc thì cán bộ, công chức, viên chức phải báocáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến dấu hiệu tham nhũng đó thì báo cáo với ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp
Tặng quà, nhận quà là văn hóa ứng xử hết sức bình thường của con người, nhưngtrên thực tế có nhiều trường hợp lợi dụng hình thức này để hối lộ hoặc thực hiện các hành
vi khác vì vụ lợi Nhiều trường hợp quà tặng không chỉ là vật chất nhỏ bé mang tính độngviên tinh thần, chia sẻ với nhau mà quà tặng có giá trị lớn và dưới nhiều hình thức Cókhi quà tặng là tiền, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, séc, các giấy tờ có giá trị hay làhiện vật, hàng hóa, tài sản Một số trường hợp quà tặng lại là các dịch vụ có thể được quytính được bằng tiền như tham quan, du lịch, y tế, giáo dục – đào tạo, thực tập, bồi dưỡngtrong nước hoặc hoặc nước ngoài; quyền được mua tài sản, nhà, quyền sử dụng đất,quyền sử dụng thiết bị; các ưu đãi ngoài quy định của Nhà nước; việc sử dụng tài sản,nhà, đất đai, thiết bị của người khác mà không trả hoặc trả không đầy đủ chi phí cho việc
sử dụng Ngoài ra, còn có một số trường hợp là dùng ngoại hình, tình dục để tạo đà thăngtiến, chạy chức, chạy quyền
Theo quy định tại Điều 40 Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành và Quy chế
về việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sửdụng ngân sách nhà nước của cán bộ, công chức, viên chức (ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 64/2007/QĐ-TTg ngày 15/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ), các cơ quan, đơn
vị, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được nhận quà theo đúng quy định Nghiêm cấmviệc nhận quà liên quan đến hoạt động công vụ, việc tặng quà không rõ mục đích, việctặng quà có mục đích liên quan đến các hành vi tham nhũng Đối với quà không đúng chế
độ, tiêu chuẩn, đối tượng thì đại diện cơ quan, đơn vị hoặc cán bộ, công chức, viên chứcđược tặng quà phải từ chối và nói rõ lý do với người tặng quà, nếu không thể từ chối
Trang 36được thì quản lý, xử lý hoặc báo cáo thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình để nộp vào ngânsách hoặc xác định giá, tổ chức bán và nộp vào ngân sách Đi đôi với việc khống chế đốivới trường hợp nhận quà, pháp luật cũng quy định cả việc sử dụng ngân sách nhà nước đểlàm quà tặng Các cá nhân, đơn vị và cá nhân chỉ được sử dụng tiền, tài sản của Nhà nướchoặc từ ngân sách nhà nước để làm quà tặng trong trường hợp mà chế độ Nhà nước đãquy định, cho phép.
Thứ tư, Về minh bạch tài sản, thu nhập
Minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổchức, đơn vị là một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa tham nhũng Đểminh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, pháp luật quy định cán bộ, công chức có tráchnhiệm kê khai tài sản, thu nhập Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc kê khai tàisản, thu nập phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai Thông qua việc
kê khai tài sản, thu nhập, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nắm được số lượng tàisản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời, các tổ chức, cá nhân có thểthực hiện việc kiểm tra tính trung thực và giám sát tài sản, thu nhập của cán bộ, côngchức, viên chức Nghị định 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ (thay thếNghị định 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007, Nghị định số 68/2011/NĐ-CP ngày06/8/2011 của Chính phủ) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành những quy định vềminh bạch tài sản, thu nhập tại Mục 4 Chương II Luật phòng, chống tham nhũng, baogồm việc kê khai tài sản, thu nhập, công khai Bản kê khai; giải trình nguồn gốc tài sảntăng thêm; xác minh tài sản, thu nhập; xử lý vi phạm các quy định về minh bạch tài sản,thu nhập; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong tổ chức thực hiện
Kê khai tài sản, thu nhập đòi hỏi phải ghi rõ các loại tài sản, thu nhập phải kê khaitheo mẫu và được thực hiện trong định kỳ hằng năm (trước ngày 31 tháng 12) hoặc trướckhi được xem xét bổ nhiệm chức vụ hoặc ứng cử vào chức vụ Đối với những trường hợpứng cử lần đầu thì bắt buộc phải kê khai đầy đủ, chi tiết các loại tài sản hiện có theo mẫu;đối với những lần kê khai tiếp theo sao đó thì chỉ kê khai bổ sung và ghi rõ những thayđổi về tài sản so với lần kê khai trước đó
Pháp luật quy định khá cụ thể, chi tiết đối với từng loại đối tượng phải kê khai.Trong các cơ quan dân cử là các đại biểu và người ứng cử đại biểu; trong các cơ quanNhà nước là cán bộ, công chức từ phó trưởng phòng cấp huyện và tương đương trở lên.Trong các đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước là cán bộ, viên chức giữ chức
Trang 37danh từ phó khoa, phó phòng, phó ban và tương đương trở lên; giảng viên chính trườngđại hoạc, cao đẳng của nhà nước; nghiên cứu viên chính cả viện nghiên cứu Trong cácdoanh nghiệp nhà nước là người giữ chức vụ từ phó phòng, phó ban trở lên Trong các cơquan tư pháp, kiểm toán, thanh tra là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, thư ký tòa
án, kiểm toán viên nhà nước, thanh tra viên, chấp hành viên, công chức viên nhà nước Ởcấp xã là người giữ chức vụ lãnh đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
và một số vị trí chuyên môn Ngoài ra, những người làm công tác quản lý ngân sách, tàisản của nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức,đơn vị, cá nhân cũng phải kê khai tài sản, thu nhập
Về tài sản, thu nhập phải kê khai, pháp luật quy định khá chi tiết, cụ thể, bao gồm:các loại nhà, công trình xây dựng đang thuê hoặc đang sử dụng thuộc sở hữu của Nhànước, thuộc sở hữu của bản thân, vợ hoặc chồng và con chưa thành niên; các quyền sởhữu của bản thân, vợ hoặc chồng và con chưa thành niên; tài sản, tài khoản ở nước ngoàicủa bản thân, vợ hoặc chồng và con chưa thành niên; thu nhập từ mức phải chịu thuế thunhập cá nhân trở lên; tiền và các loại tài sản khác mà giá trị của mỗi loại từ 50 triệu đồngtrở lên Bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập phải đượccông khai theo các hình thức pháp luật quy định
Thứ năm, Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng
Để góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng ngừa tham nhũng, tội phạmthạm nhũng, Điều 53a Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành quy định trách nhiệmcủa người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị trong việc tạm đình chỉ công tác, tạm thờichuyển sang vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức Theo đó, khi cócăn cứ cho rằng cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đếntham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền hoặc đề nghịngười có thẩm quyền quản lý, cán bộ, công chức, viên chức tạm đình chỉ công tác hoặctạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức để xácminh, làm rõ hành vi tham nhũng nếu xét thấy người đó tiếp tục làm việc có thể gây khókhăn cho việc xem xét, xử lý
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý cán
bộ, công chức, viên chức phải xem xét việc tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyểnsang vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức khi nhận được yêu cầu của
Trang 38cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nếu trong quátrình thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát phát hiện có căn cứ cho rằng người đó cóhành vi tham nhũng để xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý cán
bộ, công chức, viên chức phải hủy bỏ quyết định và thông báo công khai với toàn thể cán
bộ, công chức, viên chức về việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thờichuyển sang vị trí công tác khác và khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ,công chức, viên chức sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vitham nhũng
Ngoài ra, Điều 54 và Điều 55 Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành còn quyđịnh chế độ trách nhiệm của người đứng đầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra thamnhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình phụ trách Theo đó người đứng đầu phảichịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng của người do mình trựctiếp quản lý hoặc giao nhiệm vụ Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịphải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực côngtác và trong đơn vị do mình trực tiếp phụ trách, trong trường hợp này, người đứng đầu cơquan, tổ chức đơn vị phải chịu trách nhiệm liên đới
Đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị làngười do bầu cử thì bị xử lý theo điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,nếu là người thuộc tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội thì bị xử lý kỷ luật theo quy định tại điều lệ của tổ chức đó Trong trườnghợp là sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công annhân dân thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với sỹ quan, hạ sỹ quan,quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân Trách nhiệm củahọc được loại trừ hoặc giảm trách nhiệm pháp lý trong trường hợp họ không thể biếtđược hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi thamnhũng; xử lý nghiêm minh, báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành
vi tham nhũng Nếu trước đó đã tự nguyện xin từ chức và đã được cấp có thẩm quyềnchấp thuận thì được miễn xử lý kỷ luật Trong trường hợp không thực hiện các biện phápcần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng hoặc phát hiệnhành vi tham nhũng mà không xử lý nghiêm minh, không kịp thời báo cáo với cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền sẽ bị xử lý tăng nặng một mức kỷ luật
Trang 39Thứ sáu, Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý, đổi mới phương thức thanh toán
Đổi mới phương thức thanh toán là một trong những biện pháp quan trọng trongviệc kiểm soát sử dụng ngân sách của Nhà nước, kinh phí của cơ quan, tổ chức, đơn vịcũng như kiểm soát thu nhập của cán bộ, công chức Luật Phòng, chống tham nhũng hiệnhành quy định: Nhà nước áp dụng các biện pháp quản lý để thực hiện việc thanh toánthông qua tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước Cơ quan, tổ chức, đơn vị có tráchnhiệm thực hiện các quy định về thanh toán bằng chuyển khoản Chính phủ áp dụng cácbiện pháp tiến tới mọi khoản chi đối với người có chức vụ, quyền hạn và các giao dịchkhác sử dụng ngân sách nhà nước phải thông qua tài khoản
1.4.2 Các quy định của pháp luật về phát hiện, xử lý tham nhũng
Phát hiện và xử lý tham nhũng là biện pháp quan trọng nhất trong công tác đấutranh phòng, chống tham nhũng Để xử lý tham nhũng, trước hết cần phải phát hiện đượchành vi tham nhũng Do chủ thể tham nhũng thường là những người có chức vụ, quyềnhạn và một số trường hợp được che đậy bằng các thủ đoạn hết sức tinh vi, thậm chí cònđược các công cụ quyền lực bảo vệ nên việc phát hiện hành vi tham nhũng là một trongnhững công việc hết sức khó khăn Pháp luật quy định các nguyên tắc, biện pháp xử lýđối với người có hành vi tham nhũng, đồng thời quy định trách nhiệm của các cơ quannhà nước trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng, theo đó việc phát hiện, xử lý thamnhũng trước hết thuộc trách nhiệm của của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thông qua hoạtđộng quản lý và tự kiểm tra của mình, tuy nhiên, công cụ chính để phát hiện, xử lý thamnhũng vẫn là thông qua hoạt động của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểmsát, xét xử
Thứ nhất, Các quy định về nguyên tắc, biện pháp xử lý tham nhũng
Xử lý các hành vi tham nhũng là tổng thể các biện pháp, các chế tài do Nhà nướcquy định để xử lý đối với những người có hành vi tham nhũng và những người có liênquan đến tham nhũng theo các quy định của pháp luật Việc xử lý tham nhũng không chỉnhằm mục đích trừng phạt người có hành vi tham nhũng mà còn có mục đích răn đe, giáodục, phòng ngừa đối với toàn xã hội
Về nguyên tắc xử lý, Điều 4 Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành quy định:Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêmminh; người có hành vi tham nhũng dù ở bất kỳ cương vị nào, chức vụ nào đều phải xử lý
Trang 40theo quy định của pháp luật; người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trướckhi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái luật của mình gây ra, tự giácnộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hìnhphạt hoặc miễm truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; người có hành
vi tham nhũng đã nghĩ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn bị xử lý về hành vi thamnhũng do mình thực hiện; tài sản tham nhũng phải bị thu hồi, tịch thu; người có hành vitham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thương, bồi hoàn theo quy định của pháp luật; việc
xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật
Cùng với Luật Phòng, chống tham nhũng, Bộ luật Hình sự hiện hành quy địnhhành vi nào là hành vi cấu thành tội phạm tham nhũng, quy định cách thức xác định tráchnhiệm và hình thức xử lý đối với người có hành vi phạm tội tham nhũng, đồng thời cóbiện pháp xử lý người có liên quan cũng như tài sản do phạm tội tham nhũng mà có
Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 quy định người có hành vi tham nhũng thìtùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu tráchnhiệm hình sự (Khoản 1 Điều 68 và Điều 69 Luật Phòng, chống tham nhũng) Khi mộtngười bị kết án về hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thìphải bị buộc thôi việc; đối với Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân thì đươngnhiên mất quyền Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân (Điều 69 Luật Phòng,chống tham nhũng)
Bên cạnh việc xử lý đối với người có hành vi tham nhũng, pháp luật về phòng,chống tham nhũng và pháp luật hình sự hiện hành còn quy định những người mặc dùkhông trực tiếp thực hiện hành vi tham nhũng nhưng do có liên quan đến những ngườithực hiện hành vi phạm tội tham nhũng cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật, baogồm: người không báo cáo, tố giác khi biết được hành vi tham nhũng; người không xử lýbáo cáo, tố giác, tố cáo về hành vi tham nhũng; người có hành vi đe dọa, trả thù, trù dậpngười phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng;người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổchức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; người thực hiện hành vi khác vi phạm quy địnhcủa Luật Phòng, chống tham nhũng và quy định khác của pháp luật có liên quan (Khoản
2 đến Khoản 6 Điều 68 Luật Phòng, chống tham nhũng)
Đối với tài sản do thực hiện hành vi tham nhũng mà có, Luật Phòng, chống thamnhũng 2005 quy định: Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu (Điều 4 Luật Luật