1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bình luận chế định đơn vị sự nghiệp công lập trong pháp luật việt nam

15 197 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 41,45 KB

Nội dung

Bàn về khái niệm Đơn vị sự nghiệp công lập và đánh giá những điểm bất cập trong các chếđịnh của pháp luật Cung cấp dịch vụ công là một trong những chức năng hay nói cách khác là trách nh

Trang 1

Bàn về khái niệm Đơn vị sự nghiệp công lập và đánh giá những điểm bất cập trong các chế

định của pháp luật

Cung cấp dịch vụ công là một trong những chức năng hay nói cách khác là trách nhiệm của Nhà nước đối với cộng đồng, xã hội Nhà nước vừa có chức năng quản lý vừa có chức năng cung cấp dịch vụ công Đặc điểm này xuất phát từ tính giai cấp cũng như tính xã hội của nhà nước Như đã nói ở trên, chức năng xã hội sẽ mở rộng cùng với sự tiến bộ của các kiểu nhà nước Trong xã hội hiện nay, đang có sự tồn tại hai kiểu nhà nước tiến bộ bậc nhất trong lịch sử nhân loại: Nhà nước

Xã hội Chủ nghĩa và Nhà nước Tư bản Cả hai kiểu nhà nước này đều dành sự quan tâm đặc biệt cho việc cung ứng dịch vụ công để phục vụ xã hội mà không một kiểu nhà nước nào trong lịch

sử có được Thông qua chức năng này, Nhà nước bộc lộ đầy đủ vai trò và thẩm quyền quyết định tất yếu của mình đối với việc cung cấp dịch vụ công

Những loại hình dịch vụ công trong cuộc sống vốn rất phong phú và đa dạng, mang những đặc trưng rất riêng biệt của từng loại hình dịch vụ Cùng với đó, sự phát triển ngày càng cao của đời sống xã hội đòi hỏi cần phải có những tổ chức chuyên biệt thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ công theo cách chuyên môn hóa để phục vụ một cách tối đa theo chất lượng tốt nhất

có thể cho cộng đồng, dân cư

Trải qua các giai đoạn phát triển, Nhà nước nhận thấy cần từ bỏ cơ chế tập trung và bao cấp, đi vào nắm giữ cũng như điều tiết những hoạt động kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô, không can thiệp quá sâu sắc vào tất cả mọi lĩnh vực đời sống như trước đây Bởi thế, sự ra đời của các Đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) giúp “san sẻ” gánh nặng với nhà nước trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công, góp phần cùng nhà nước thực hiện tốt chức năng xã hội của mình

Ngoài chức năng cung cấp dịch vụ công, ĐVSNCL còn có chức năng phục vụ quản lý nhà nước Xuất phát từ sự đa dạng của các dịch vụ công và quá trình thu hẹp phạm vi “kiểm soát” của nhà nước trong lĩnh vực này mà nhà nước cần có một tổ chức có thể để dễ dàng cho việc quản lý, kiểm soát cả về số lượng cũng như chất lượng của các loại hình dịch vụ công Tuy

tư nhân cũng là lực lượng có thể tham gia vào quá trình này nhưng về cơ bản những dịch vụ công do nhà nước cung cấp vẫn phải giữ vai trò chủ đạo trong xã hội nên sự kiểm soát và quản lý của nhà nước thông qua những tổ chức riêng của mình là cần thiết

Tóm lại, chức năng cung cấp dịch vụ công của Nhà nước là một chức năng đặc biệt quan trọng, khách quan, tất yêu đối với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước Chức năng này gắn

Trang 2

bó chặt chẽ và có quan hệ mật thiết đối với bản chất xã hội của Nhà nước ĐVSNCL ra đời không vì mục đích gì khác hơn chính là để giúp chức năng này của Nhà nước trở nên chuyên nghiệp hóa, giữ vị trí chủ đạo và để đáp cho ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng xã hội

Khoản 1 Điều 9 của Luật Viên chức 2010 quy định: "Đơn vị sự nghiệp công lập là

tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lí nhà nước" Với căn cứ trên, rất dễ tìm thấy những điểm bất ổn khi xây dựng khái niệm

ĐVSNCL:

Về tư cách pháp nhân của ĐVSNCL: Có thể khẳng định “không phải mọi tổ chức sự

nghiệp công lập đều được công nhận là có tư cách pháp nhân” Các dấu hiệu để thỏa mãn tư cách pháp nhân của một tổ chức được quy định tại điều 84 Bộ Luật dân sự 2005 Căn cứ vào đây để thấy tuy các tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, bởi cơ quan nhà nước

có thẩm quyền (hoặc trên cơ sở nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước) đều thoả mãn điều kiện

“được thành lập hợp pháp” và thường “có cơ cấu tổ chức chặt chẽ”, nhưng nếu chúng không có tài sản độc lập, không có khả năng chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình hoặc không được nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập thì không có tư cách pháp nhân

Tổ chức sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân và tổ chức sự nghiệp công lập không có tư cách pháp nhân có sự khác biệt rất lớn về cơ chế quản lí; cách thức tổ chức, hoạt động và vai trò trong các quan hệ pháp luật, nên việc phân biệt giữa đơn vị sự nghiệp công lập với các tổ chức sự nghiệp công lập khác là cần thiết Trong đó, đơn vị sự nghiệp công lập chỉ gồm những tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật về dân sự Tuy vậy, khoản

1 Điều 9 của Luật Viên chức lại không quy định “tư cách pháp nhân” của đơn vị sự nghiệp công

Về chức năng cung cấp dịch vụ công: Dịch vụ công là một khái niệm chưa được định

nghĩa cụ thể tại Việt Nam Có thể hiểu một cách khái quát đây là loại dịch vụ công cộng nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cộng đồng dân cư Tuy nhiên, từ thực tiễn cung cấp dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay cho thấy: nhà nước không phải chủ thể DUY NHẤT cung cấp dịch vụ công (ví dụ: văn phòng công chứng – loại hình công ty hợp danh cũng thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ công) và mỗi loại chủ thể (cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp) đều

có thể cung cấp một hoặc nhiều loại dịch vụ công Do đó, việc phân định giữa đơn vị sự nghiệp

và doanh nghiệp nhất thiết phải được tiến hành trên cơ sở mục đích cung cấp dịch vụ công

Trang 3

Trong đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nhằm mục đích sinh lợi, đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công không nhằm mục đích này Đây cũng là vấn đề mà quy định về nội hàm khái niệm ĐVSNCL chưa chỉ ra

Về căn cứ phân loại chức năng ĐVSNCL: trước khi Luật Viên chức 2010 ra đời và

đưa ra khái niệm “đơn vị sự nghiệp công lập” thì pháp luật phân chia ra hai loại đơn vị sự nghiệp nhà nước: đơn vị phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước và đơn vị thực hiện dịch vụ công Tuy nhiên, có những đơn vị lại thực hiện đồng thời cả 2 nhiệm vụ (ví dụ: Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Viện hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam thuộc Chính phủ vừa tiến hành hoạt động nghiên cứu phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước, vừa thực hiện hoạt động đào tạo sau đại học)

Theo quy định tại điều 4, Nghị định 55/2012/NĐ-CP về thành lập, tổ chức lại, giải thể thì việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập dựa trên các căn cứ sau:

a) Ngành, lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Chức năng, nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước hoặc thực hiện nhiệm vụ được giao

và cung cấp dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập;

c) Tính chất, đặc điểm về chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.”

Như vậy, Nghị định 55/2012/NĐ-CP lấy chức năng làm tiêu chí phân loại các ĐVSNCL đồng thời có sự tách bạch rất rõ ràng giữa chức năng phục vụ quản lý nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ công Sự phân định này là một yếu tố khách quan cần thiết từ trong khuôn khổ pháp lý để dùng làm căn cứ cho thực Tuy nhiên, khi soi chiếu với quy định tai điều 9

của Luật Viên chức 2010 lại không thấy có sự tách bạch này: “…có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước” Tác giả cho rằng việc chỉ dùng các dấu: “,” để nối

các bộ phận trong câu chữ tất yếu dẫn đến một cách hiểu theo chiều hướng các ĐVSNCL có các

chức năng: “cung cấp dịch vụ công và phục vụ quản lý nhà nước” Nói theo cách khác là

ĐVSNCL nào cũng đồng thời thực hiện cả hai nhiệm vụ kể trên trong khi thực tế lại không như vậy Các ĐVSNCL có chức năng nền tảng, chủ chốt là cung cấp dịch vụ công, yếu tố phục vụ quản lý nhà nước ở nhiều đơn vị hầu như mờ nhạt nếu không muốn nói là không có

Sự thiếu cẩn trọng trong diễn đạt câu từ pháp lý cũng chính là một trong những

Trang 4

nguyên nhân khiến cho đến hiện nay hoạt động của các ĐVSNCL (cung cấp dịch vụ công và phục vụ quản lý nhà nước) chưa được phân hóa rõ nét với các cơ quan nhà nước (tiến hành các họat động quản lý nhà nước) Bởi, từ “phục vụ quản lý nhà nước” đến “quản lý nhà nước” xem

ra vẫn chỉ đang có những ranh giới chia tách rất mơ hồ và không được định nghĩa đầy đủ

Về thẩm quyền thành lập ĐVSNCL: Định nghĩa trong bản thân khái niệm ĐVSNCL

quy định tại điều 9 Luật Viên chức chỉ ra những tổ chức có thẩm quyền thành lập, bao gồm: “do

cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập” Luật Viên chức 2010 quy định chính thức khái niệm “đơn vị sự nghiệp công lập” một cách chính thức mà trước đây dùng không thống nhất Tuy nhiên, tại nghị định 29/2012/NĐ-CP còn có các

tổ chức sự nghiệp thuộc chính phủ (khoản 3, điều 5) không rõ là những tổ chức nào Ngoài ra, theo điều 50 Nghị định 29/2012/NĐ-CP “áp dụng Nghị định đối với các đối tượng khác” còn có các đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu

Có thể thấy, định nghĩa chưa đưa ra thật đầy đủ về những cơ quan có thẩm quyền thành lập đối với các ĐVSNCL Trong thực tiễn hoạt động cũng như trong quy định của các văn bản pháp luật đều cho thấy rằng, ngoài những cơ quan trên, vẫn còn những tổ chức khác có thẩm quyền thành lập ra mô hình này

Căn cứ vào những quy định của Nghị định 29/2012/NĐ-CP và dựa vào quy định tại điều 2 Nghị định 55/2012/NĐ-CP có thể phân chia một cách tương đối toàn diện những cơ quan

có thẩm quyền trực tiếp trong việc thành lập, tổ chức lại và giải thể đối với ĐVSNCL:

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập

mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố

Hồ Chí Minh;

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Trang 5

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).

Các cơ quan thuộc Chính phủ;

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc doanh nghiệp Nhà nước;

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội.

Rõ ràng, các doanh nghiệp nhà nước – những tổ chức kinh tế nhà nước cũng có thẩm quyền thành lập ra các ĐVSNCL (như Đại học Dầu khí, Đại học Điện lực trực thuộc Tập đoàn Dầu khí và Tập đoàn điện lực Việt Nam…) Tuy nó được thành lập ra dựa vào nguồn vốn kinh phí của nhà nước nhưng cũng không thể dựa vào đó để “biện hộ” cho việc xếp chung doanh nghiệp nhà nước nằm trong số các cơ quan nhà nước như quy định tại điều 9 Luật Viên chức

2010 Rõ ràng, đây là một sự thiếu xót trong quy định của pháp luật

Từ những phân tích ở trên để thấy, nhất thiết rằng định nghĩa về ĐVSNCL cần phải được quy định lại bởi nó chứa đựng rất nhiều những bất cập Qua quá trình nghiên cứu, tác giả xin đưa

ra khái niệm định nghĩa của riêng mình dựa vào những phân tích kỹ lưỡng ở trên như sau:

“Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập bằng ngân sách nhà nước; có thể có hoặc không tư cách pháp nhân; thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ công không nhằm mục đích sinh lợi hoặc phục vụ quản lý nhà nước hoặc thực hiện đồng thời cả hai chức năng này”

Từ định nghĩa kể trên có thể đưa ra các đặc điểm chung mang tính khái quát nhất về ĐVSNCL như sau:

Thẩm quyền thành lập: Do các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Doanh nghiệp nhà

nước, Tổ chức chính trị - xã hội thành lập Tuy nhiên, thẩm quyền quyết định thành lập không đồng nghĩa với sự trực thuộc của ĐVSNCL Một ĐVSNCL có thể trực thuộc quản lý một cơ quan nhưng lại do một cơ quan khác thành lập ra nên về nguyên tắc chịu đồng thời cả hai sự chi phối đến từ các cơ quan này

Chức năng cung cấp dịch vụ công (chức năng chủ yếu): Là việc tổ chức hoạt động

theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện hoạt động sự nghiệp để cung cấp dịch vụ cho thị trường trước hết nhằm góp phần thực hiện vai trò của nhà nước trong

Trang 6

việc phân phối lại thu nhập và thực hiện chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường Nhờ đó, nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo nâng cao đời sống và tinh thần cho nhân dân

Kết quả của hoạt động sự nghiệp chủ yếu là cung cấp các dịch vụ công, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình tái sản xuất xã hội Nhờ việc sử dụng hàng hóa công cộng do hoạt động sự nghiệp tạo ra mà quá trình tái sản xuất ra của cải vật chất được thuận lợi và đạt hiệu quả cao

Hình thức tên gọi: Tên gọi của ĐVSNCL rất phong phú và đa dạng với rất nhiều các

loại hình khác nhau: trường, học viện, trung tâm, viện, tạp chí, văn phòng, bệnh viện, hạt,… ngoài ra, đối với những lĩnh vực khác nhau thì lại có những loại hình tên gọi khác nhau dành cho các ĐVSNCL mà không nhất thiết phải có một khuôn mẫu nào để áp theo Nghĩa là, tùy vào nhu cầu cũng như căn cứ vào chức năng mà đặt tên gọi

Kinh phí thành lập: Các ĐVSNCL được thành lập hoàn toàn dựa vào nguồn vốn của

ngân sách của nhà nước mà không có sự tham gia của tư nhân Đặc điểm này xuất phát từ chính mục đích thành lập của ĐVSNCL là không vì mục tiêu lợi nhuận Trong quá trình hoạt động, Nhà nước tiếp tục cấp ngân sách (một phần hoặc toàn bộ) để duy trì và tổ chức các hoạt động ấy

một cách quy củ

Cơ cấu tổ chức: Những ĐVSNCL khác nhau sẽ có những cách thức tổ chức khác

nhau nhưng nhìn chung sẽ gồm các bộ phận sau: Bộ máy lãnh đạo quản lý (người đứng đầu và các cấp phó); các trung tâm, khoa chuyên môn, các phòng ban (hành chính, văn thư, tài vụ, kế toán, bảo vệ, lao công ) Mỗi bộ phận kể trên căn cứ vào nhiệm vụ được giao để thực hiện vì mục tiêu chung của đơn vị

Đội ngũ nhân sự: Đây chính là đội ngũ nhân lực duy trì hoạt động của ĐVSNCL Các

đối tượng này vốn rất đa dạng mà lực lượng chủ đạo và đông đảo nhất là đội ngũ viên chức Đội ngũ nhân sự này vốn không tạo ra của cải vật chất trực tiếp nhưng tham gia vào công tác chuyên môn để cung cấp dịch vụ công ra xã hội Nhà nước bằng cách định ra chỉ tiêu biên chế và vị trí việc làm trong ĐVSNCL để quản lý đội ngũ nhân sự của mình Về bản chất, biên chế và vị trí việc làm không khác nhau vì đều cùng là cách để chỉ một số lượng người cần thiết cần cho việc đảm đương một công việc thường xuyên trong cơ quan, tổ chức của nhà nước

Trang 7

Xét một cách khái quát, có thể gọi đội ngũ nhân sự này phần lớn là các nhân viên nhà nước (đối với những người trong cơ cấu biên chế và vị trí việc làm), họ là “xương sống” của nền hành chính quốc gia, phục vụ trong các tổ chức của nhà nước và hưởng lương trực tiếp từ ngân sách quốc gia cũng như quỹ lương trong đơn vị mà họ công tác

Do sự đa dạng của các loại hình ĐVSNCL nên đội ngũ nhân sự của nó cũng đa dạng theo Theo lẽ thường, nhắc đến ĐVSNCL người ta nghĩ đến công chức, viên chức Tuy nhiên, các cơ quan Công An, Quân đội cũng có những ĐVSNCL của riêng mình và vì thế họ không thể được gọi là công chức, viên chức mà có chức danh riêng, có những đạo luật riêng điều chỉnh

Như vậy, nếu nhìn nhận tổng quan, chính xác nhất thì đội ngũ nhân sự của ĐVSNCL sẽ bao

gồm: công chức, viên chức, viên chức quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, người lao động theo hợp đồng

Cuối cùng, có thể thấy, tuy không phải là các cơ quan hành chính nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước nhưng ĐVSNCL vẫn thực hiện quản lý hành chính nhà nước nội bộ tổ chức của mình Đó chính là việc quản lý cơ cấu nhân sự đối với đội ngũ công chức, viên chức, người lao động liên quan đến các hoạt động chuyên môn, công tác, thi đua, khen thưởng… thực chất là quản lý đội ngũ nhân viên nhà nước cho nên hoạt động này cũng được coi

là hoạt động quản lý hành chính nhà nước

2 Những bất cập trong quy định của pháp luật về Đơn vị sự nghiệp công lập

Tuy các văn bản hiện hành về ĐVSNCL gần đây được ban hành liên tục và đang dần hoàn thiện nhưng rõ ràng những quy định về đơn vị sự nghiệp công lập còn nhỏ lẻ, rải rác và thiếu đồng bộ Những quy định ấy chỉ hướng đến điều chỉnh một số khía cạnh của ĐVSNCL nên chưa bao giờ ĐVSNCL được đặt ở một vị thế đúng tầm và sự ảnh hưởng rộng lớn của nó, trước hết là trong chính hệ thống pháp luật Việt Nam

Các văn bản quy định về ĐVSNCL tuy ít nhưng cũng không thực sự chất lượng với rất nhiều những mâu thuẫn, bất cập Quá trình nghiên cứu, đánh giá, tìm hiểu trên cả lý luận lẫn thực tiễn đã giúp tác giả đưa ra được những nhận định về các bất cập sau:

Bất cập trong quy định về nội hàm khái niệm ĐVSNCL

Trang 8

Bất cập này đã được trình bày khái quát tại chương I, trong tiểu mục nhỏ này, người viết

sẽ trình bày rõ ràng và cụ thể những vướng mắc mà điều 9 Luật Viên chức 2010 không thể làm

rõ Đây cũng là phần tác có quan điểm trùng khớp với tiến sĩ luật hành chính Nguyễn Mạnh Hùng 1 đến từ trường đại học Luật Hà Nội:

Thứ nhất, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước,

tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật

Xuất phát từ đặc thù của hệ thống chính trị ở nước ta mà pháp luật hiện hành về quản lý,

sử dụng tài sản nhà nước2 giao quyền quản lí, sử dụng tài sản nhà nước và quyền thụ hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước cho một số tổ chức phi nhà nước như: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp Chính vì lý do này và trên cơ sở đề cao đặc điểm các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập trên cơ sở nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước mà nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành3 đã quy định các đơn vị sự nghiệp công lập do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,

tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và doanh nghiệp nhà nước thành lập cũng là đơn vị sự nghiệp công lập Nói cách khác, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và doanh nghiệp nhà nước được nhà nước giao quyền thành lập đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước

Tóm lại, nếu quan niệm theo nghĩa hẹp thì đơn vị sự nghiệp công lập chỉ bao gồm những đơn vị sự nghiệp do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật; nếu quan niệm theo nghĩa rộng thì đơn vị sự nghiệp công lập gồm tất cả những đơn vị sự nghiệp được thành lập trên cơ sở nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước Tuy vậy, khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Viên chức lại không thể hiện rõ tính

chất “công lập” theo các quan niệm này.

ngày 3/2015

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/06/2009.

phủ, quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/06/2012 của Chính phủ, quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Trang 9

Thứ hai, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức có tư cách pháp nhân

Theo quy định tại Điều 84 của Bộ luật Dân sự, số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005, một

tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập

Xét về phương diện hình thức, các dấu hiệu để xác định tư cách pháp nhân của tổ chức sự nghiệp công lập thường được thể hiện thông qua dấu hiệu về tài khoản và con dấu riêng của tổ chức đó Dấu hiệu về tài khoản riêng chứng tỏ tổ chức đó có tài sản độc lập với các cá nhân, tổ chức khác và có khả năng chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; dấu hiệu về con dấu riêng chứng tỏ

tổ chức đó có khả năng nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập Các dấu hiệu này thường được phản ánh trong quyết định thành lập hoặc văn bản quy phạm pháp luật

quy định về tổ chức hoạt động của tổ chức sự nghiệp công lập Ví dụ: theo quy định của Điều lệ trường mầm non 4 thì trong số các nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập thì chỉ

các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ công lập mới có tư cách pháp nhân, có tài khoản

và con dấu riêng [khoản 1 Điều 6].

Như vậy, không phải mọi tổ chức sự nghiệp công lập đều được công nhân là có tư cách pháp nhân Tuy các tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hoặc trên cơ sở nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước) đều thỏa mãn

điều kiện “được thành lập hợp pháp” và thường “có cơ cấu tổ chức chặt chẽ”, nhưng nếu chúng

không có tài sản độc lập, không có khả năng chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình một độc lập thì không có tư cách pháp nhân Nói cách khác, các tổ chức sự nghiệp công lập này không phải là chủ thể độc lập của các quan hệ pháp luật, chúng chỉ là một bộ phận hữu cơ của một pháp nhân nhất định và chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của pháp nhân này

Thứ ba, đơn vị sự nghiệp công lập có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý

nhà nước

Nhìn chung, dịch vụ công cộng được hiểu là loại dịch vụ công nhằm đáp ứng những nhu cầu tự nhiên thiết yếu của cộng đồng dân cư Trong đó, dịch vụ công ích là loại dịch vụ công cộng nhằm đảm bảo và cải thiện các điều kiện sinh sống thiết yếu của cộng đồng dân cư, như:

và Đào tạo.

Trang 10

dịch vụ vệ sinh môi trường; phòng chống thiên tai; cung cấp điện, nước sạch; giao thông công cộng;… Ở Việt Nam hiện nay, dịch vụ công ích chủ yếu là do các doanh nghiệp cung cấp Cá biệt, một số đơn vị sự nghiệp công lập cũng có chức năng cung cấp loại hình dịch vụ này, như:

Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương 5

Dịch vụ sự nghiệp công loại dịch vụ công cộng có tính chất nghiệp vụ riêng biệt 6 nhằm đáp ứng những nhu cầu phi vật chất tự nhiên thiết yếu của mọi người trong cộng đồng dân cư, như: nhu cầu về học tập, chăm sóc sức khỏe, văn hóa, thông tin, hưởng thụ thành quả khoa học, công nghệ,… Ở Việt Nam hiện nay, dịch vụ sự nghiệp công chủ yếu do các đơn vị sự nghiệp cung cấp Cá biệt, một số doanh nghiệp cũng có chức năng cung cấp loại hình dịch vụ này, như:

doanh nghiệp khoa học và công nghệ, nhà xuất bản được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu 7

Mặt khác, dịch vụ hành chính công (dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước) thường được hiểu là loại dịch vụ công nhằm đáp ứng những nhu chung thiết yếu của mọi

cá nhân, tổ chức, phát sinh từ yêu cầu của quản lý hành chính nhà nước Trong đó, chủ yếu là nhu cầu xác định tư cách pháp lý của cá nhân, tổ chức (tương ứng với các dịch vụ: cấp giấy tờ hộ tịch, văn bằng, chứng chỉ cho cá nhân; cấp đăng ký hoạt động cho pháp nhân;…) xác định tính hợp pháp của các sự việc, tài liệu, tài sản (tương ứng các dịch vụ: công chứng; chứng thực; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với tài sản;…) Các nhu cầu này không phát sinh tự nhiên từ đời sống của cộng đồng dân cư mà phát sinh theo yêu cầu của pháp luật liên quan đến các điều kiện chung, thiết yếu để các cá nhân, tổ chức tham gia vào quản lý hành chính nhà nước Do đó, dịch vụ hành chính công chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước cung cấp Cá biệt, một số đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp cũng có chức năng cung cấp loại hình dịch

vụ này như: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng công chứng (đơn vị sự nghiệp), Văn phòng công chứng (công ty hợp danh) 8

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

6 Xem: Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học – Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2002, tr 877.

được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/09/2010; đã bị bãi bỏ khoản 4 Điều 10 thoe quy định của Nghị định số 45/2011/NĐ-CP, ngày 17/06/2011); khoản 2 Điều 12 của Luật Xuất bản, số 19/2012/QH13 ngày 20/11/2012.

Ngày đăng: 17/05/2018, 19:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w