1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tìm hiểu về tội diệt chủng.

16 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 34,96 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………2 Chương I : Nhận thức chung…………………………………………………....3 1) Khái niệm 2) Đặc điểm 3) Lịch sử hình thành 4) So sánh với quy định của Luật hình sự Việt Nam Chương II : Thực tiễn áp dụng……………………………………………….10 KẾT LUẬN……………………………………………………………………...14 DANH MỤC THAM KHẢO………………………………………………….15

Trang 1

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU………2 Chương I : Nhận thức chung……… 3

1) Khái niệm

2) Đặc điểm

3) Lịch sử hình thành

4) So sánh với quy định của Luật hình sự Việt Nam

Chương II : Thực tiễn áp dụng……….10 KẾT LUẬN……… 14 DANH MỤC THAM KHẢO……….15

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Thế kỷ 20 được coi là là 'thế kỷ của diệt chủng' Đó là thế kỷ mà hàng chục triệu người đã bị giết, bị tra tấn, bị chết đói, và phải làm việc đến chết trên khắp thế giới Nhiều nơi người dân trên cùng một đất nước đã thanh trừng lẫn nhau, một đất nước bị nhuốm máu hàng triệu con người bởi những cuộc thảm sát Con người thờ

ơ trước mạng sống của hàng triệu người ngay trên chính mảnh đất mình đã sinh ra

và lớn hoặc ngay bên cạnh biên giới của mình, ngay trong châu lục mà mình đang sống, hay ngay trên chính tinh cầu mà nhân loại cùng tồn tại ? Thông qua bài tập nhóm, chúng em xin trình bày quan điểm của mình về một tội ác quốc tế cụ thể là Tội diệt chủng được quy định trong Luật hình sự quốc tế và cũng để mọi người hiểu rõ thêm tội ác đó

Trang 3

TỘI DIỆT CHỦNG Chương I ) Nhận thức chung

1)Khái niệm

Khái niệm “ tội diệt chủng “ được đề cập lần đầu tiên trong ấn phẩm “ sự thống trị phát xít ở các vùng lãng thổ châu Âu bị chiếm đóng” của Rafael Lanpkin xuất bản năm 1944

Có rất nhiều các học giả cũng như tổ chức khác nhau đưa ra các định nghĩa về

“diệt chủng” Tuy nhiên định nghĩa về “diệt chủng” được thừa nhận và sử dụng rộng rãi nhất chính là định nghĩa được nêu trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Trừng phạt và Ngăn ngừa Tội ác Diệt chủng năm 1948 (bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 12/1/1951).Khái niệm “tội diệt chủng” được làm rõ tại Điều 2 và Điều 3 Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948 Điều 2 của công ước này định nghĩa “diệt chủng” là những hành động nhằm tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm người vì lý do quốc tịch, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo Theo

đó, Công ước đã liệt kê năm hành động sau được coi là hành động diệt chủng: +Sát hại các thành viên của nhóm người đó;

+Gây nên những tổn hại nghiêm trọng về thể xác và tinh thần đối với các thành viên của nhóm người đó;

+Cố tình buộc nhóm người đó phải chịu những điều kiện sống được tính toán nhằm gây nên sự tiêu vong toàn bộ hoặc một phần nhóm người đó;

+Áp đặt các biện pháp nhằm ngăn chặn việc sinh đẻ trong nhóm người đó; +Dùng vũ lực chuyển trẻ em trong nhóm người đó sang một nhóm khác Như vậy , một số hành vi , như diệt chủng về văn hóa sẽ không được xếp vào loại hành vi được định nghĩa trong Quy chế trừ khi những hành vi đó đồng thời là một trong số 5 hành vi bị cấm và nó được thực hiện với nghĩa được yêu cầu.Tương

tự như vây định nghĩa diệt chủng cũng không bao gồm sự hủy diệt sinh thái

2)Đặc điểm

Tội diệt chủng có những đăc điểm sau :

Trang 4

+ Thực hiện một hoặc nhiều hành vi nguy hiểm trong năm hành vi bị cấm được quy định tại Điều 6 Quy chế Rôma

+ Đối tượng hướng tới nhằm vào một nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo

Ví dụ như : Diệt chủng người da đỏ:theo ước tính khoảng 95 triệu tới 114 triệu người da đỏ bản xứ đã bị tiêu diệt trong hơn 300 năm lãnh thổ Băc Mỹ bị người da trắng xâm chiếm để lập nên nước Mỹ; diệt chủng Armenia 1915-1917 khoảng 1 triệu người Armenia bị quân đội của Đế quốc Ottoman giết chết….đây được coi là phạm tội ác quốc tế cụ thể là tội diệt chủng

+ Có ý định hủy diệt toàn bộ hay một phận nhóm người.Diệt chủng là một trong số những hành vi có mục đích cố ý tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một cộng đồng người hoặc một dân tộc

Theo Điều 3 của Công ước ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng, hành vi diệt chủng có thể thực hiện dưới nhiều vai trò diệt chủng, cố gắng phạm tội diệt chủng, đồng phạm tội diệt chủng

3)Lịch sử hình thành

Trong hơn nửa thế kỉ trước, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II và đầu thế kỉ XXI, trên toàn thế giới có 250 cuộc xung đột đẫm máu xảy ra Hậu quả là có 86 triệu thường dân bị thiệt mạng mà đa số là phụ nữ và trẻ em, 170 người bị tước các quyền lợi chính đáng về tài sản, danh dự Phần lớn những nạn nhân này bị lãng quên và chỉ có một số ít những người bị đưa ra xét xử Trước tình hình đó, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã sớm nhận thấy sự cần thiết phải có một thiết chế quốc tế mang tính chất ổn định, lâu dài để điều tra, truy tố, xét xử những người phạm các tội ác nghiêm trọng đối với loài người như : tội phạm chiến tranh, tội chống lại loài người, tội xâm lược… và trong đó có “tội diệt chủng” nhằm đạt được mục đích bảo vệ những thế hệ hiện tại và tương lai

Nhìn lại lịch sử Luật hình sự quốc tế đã trải qua ba bước cơ bản:

Bước phát triển đầu tiên của luật hình sự quốc tế được đánh dấu bởi sự hình thành và phát triển các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực cảnh sát, tố tụng hình sự giữa các quốc gia

Trang 5

Bước phát triển thứ hai về nội dung của luật hình sự quốc tế thể hiện ở việc hình thành các quy định quốc tế về tội phạm và hình phạt Đây có thể gọi là quá trình “hình sự hóa” trách nhiệm của cá nhân bởi luật quốc tế ,hay cũng có thể gọi là quá trình “quốc tế hóa” trách nhiệm hình sự của các nhân,là một bước phát triển cơ bản không chỉ của luật hình sự quốc tế nói riêng,mà còn của cả luật quốc tế nói chung.Đây cũng có thể nói là giai đoạn hình thành tội Diệt chủng và các tộc ác quốc tế khác

Bước phát triển thử ba của luật hình sự quốc tế là việc các quốc gia bằng cách này hay cách khác đã thiết lập nên những thiết chế tư pháp quốc tế, hoặc có tính chất quốc tế nhằm truy tố, xét xử những tội phạm quốc tế nghiêm trọng nhất Các loại tội danh như tội xâm lược, tội phạm chiến tranh được quy định sau hai cuộc đại chiến, đặc biệt là Đại chiến thế giới lần thứ II với những tội ác khủng khiếp của Đức quốc xã đã dẫn đến sự ra đời của những thiết chế chưa từng hiện diện trong lịch sử nhân loại là hai tòa án quân sự quốc tế với cơ sở pháp lý xét xử đầy đủ và hiệu quả (Quy chế tòa án Nurumbe) Các tội phạm nói trên cùng với sự xuất hiện các loại hình tội ác quốc tế khác như tội diệt chủng đã được định danh chung là tội ác quốc tế Đây là những tội ác dã man đe dọa hòa bình an ninh và hạnh phúc của toàn thế giới Sự xuất hiện các loại tội danh mới trong luật hình sự quốc tế đã dẫn đến sự ra đời của các thiết chế tư pháp hình sự quốc tế như Tòa án hình sự về Ruanda va Nam Tư cũ vào năm 1993-1994 của thế kỉ trước Đặc biệt,

sự ra đời của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thể hiện sự thống nhất trong nhận thức

và hành động của cộng đồng quốc tế đối với việc ngăn ngừa và trừng phạt các tội

ác quốc tế

Vào năm 1950, Ủy ban Pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc thông qua một báo cáo về “Những nguyên tắc của luật quốc tế được ghi nhận trong Quy chế của Tòa án quân sự quốc tế Nurembéc và trong các bản án của Tóa án” Sự thừa nhận này là điểm xuất phát quan trọng, dẫn dến sự ra đời của hàng luật các điều ước quốc tế đề cập trực tiếp đến trách nhiệm của các cá nhân theo luật quốc tế Đó là Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng được mở ra cho sự ký kết của các quốc gia từ ngày 09-12-1948 và có hiệu lực từ ngày 12-01-1951

Trang 6

4)So sánh với quy định của Luật hình sự Việt Nam

Theo Uỷ ban luật quốc tế, Tội ác quốc tế được xác định là các hành động chống lại luật pháp quốc tế, phát sinh do hành vi vi phạm nghĩa vụ của quốc gia, xâm hại nghiêm trọng đến hoà bình và an ninh quốc tế Theo khoản 1 Điều 5 Quy chế Rome, Tòa án hình sự quốc tế (ICC) có quyền tài phán đối với các tội phạm nghiêm trọng nhất gây lo ngại cho toàn thể cộng đồng quốc tế (tức tội ác quốc tế) Trong thực tế hiện nay, tình hình tội phạm diễn biến rất phức tạp do tính chất của hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm mà ngày càng có sự xích lại gần nhau giữa tội ác quốc tế và tội phạm theo pháp luật quốc gia nhưng có tính chất quốc tế Cùng với xu thế hội nhập, Việt Nam đang ngày càng tham gia nhiều hơn vào sự nghiệp giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế Vì vậy, nghiên cứu các quy định về tội

ác quốc tế trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật hình sự Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng

Ngay từ khi Quy chế Rome chưa được thông qua, Việt Nam đã cử chuyên gia theo dõi và nghiên cứu vấn đề ICC (Tòa án Hình sự quốc tế) thông qua các phiên họp của Uỷ ban đặc biệt và Uỷ ban trù bị thành lập ICC (năm 1995) Nhận thức được tầm quan trọng của ICC, chúng ta cũng đã cử đoàn tham dự phiên họp cuối cùng của Uỷ ban trù bị từ 16/03 đến 03/04/1998 để hoàn tất dự thảo Quy chế Tại Hội nghị ngoại giao về thành lập ICC, Việt Nam cũng ủng hộ sự ra đời của Toà án này Quy chế Rome về thành lập ICC xét xử tội ác quốc tế đem lại công lý, giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế phù hợp với mục tiêu mà Nhà nước ta đặt ra Do vậy, gia nhập Quy chế Rome chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam

Một số nội dung đề cập trong Quy chế Rome cũng đã được ghi nhận trong một

số văn bản pháp lý quốc tế về nhân quyền mà Nhà nước Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia Việt Nam là thành viên của các Công ước, như Công ước về ngăn ngừa

và trừng trị tội diệt chủng năm 1948; Công ước về không áp dụng các hạn chế về thời hiệu tố tụng đối với các tội phạm chiến tranh và tội phạm chống nhân loại

1968 và 4 Công ước Giơnevơ về bảo hộ nạn nhân chiến tranh 1948 cùng với Nghị định thư bổ sung số I Trong các Điều ước quốc tế này quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên là phải truy tố các tội diệt chủng, tội ác chíên tranh tương tự như nghĩa vụ gián tiếp mà Quy chế Rome đặt ra

Trang 7

Do đó nghĩa vụ mà Quy chế Rome yêu cầu trên thực tế đã được Việt Nam tuân thủ và thực hiện một phần với tư cách là thành viên của các Điều ước quốc tế trên

Nếu xem xét từ phía pháp luật hình sự và pháp luật Tố tụng hình sự đang có hiệu lực ở Việt Nam thì nhiều nội dung trong đó có sự tương đồng với Quy chế Rome Cụ thể là đối với pháp luật hình sự, những quy định về tội phạm thuộc thẩm quyền tài phán của ICC, như tội xâm lược (Điều 5), tội chống nhân loại (Điều 7), tội phạm chiến tranh (Điều 8) cũng đã được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 sđ bs 2017 tương ứng ở các Điều sau:

+Điều 421 Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 quy định về Tội phá hoại hoà bình, gây chiến tranh xâm lược:

“1 Người nào tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham gia chiến tranh xâm lược nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

2 Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.”

+ Điều 422 Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 quy định về Tội chống loài người: “1 Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà thực hiện hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó hoặc thực hiện hành vi diệt chủng khác hoặc thực hiện hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

2 Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.”

+ Điều 423Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 quy định về Tội phạm chiến tranh :

Trang 8

“1 Người nào trong thời kỳ chiến tranh mà ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm hoặc thực hiện hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì bị phạt

tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

2 Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.”

+ Điều 424 Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 quy định về Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê:

“Người nào tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.”

+Điều 425 Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 quy định về Tội làm lính đánh thuê: “Người nào làm lính đánh thuê nhằm chống một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm”

Mặc dù Bộ luật hình sự Việt Nam chưa có quy định về tội diệt chủng và các tội nêu trên chưa cụ thể như Quy chế Rome, song những nội dung cơ bản về cấu thành tội phạm giữa hai văn bản có những điểm tương đồng, thuận lợi cho việc viện dẫn, áp dung pháp luật trong quá trình thực thi

Ngoài ra, còn có sự phù hợp giữa pháp luật hình sự Việt Nam với Quy chế Rome ở các nguyên tắc chung của luật hình sự, như trách nhiệm hình sự cá nhân, không áp dụng thời hiệu, không có tội khi không có luật, không có hình phạt khi không có luật,…và các căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự

Điều 422 Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định về Tội chống loài người, và trong nội dung cũng còn quy định cả hành vi diệt chủng khác là một trong những cấu thành của tội chống loài người

Theo định nghĩa tại Điều 6 Quy chế Rome thì một người bị cho là phạm tội diệt chủng nếu họ thực hiện một trong các hành vi như giết các thành viên của cộng đồng; gây những tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe, tinh thần với các thành

Trang 9

viên cộng đồng; cố tình áp đặt những điều kiện sống nhằm hủy diệt toàn bộ hay từng phần sự sống đối với cộng đồng; áp đặt những biện pháp để ngăn ngừa sinh sản đối với cộng đồng; cưỡng chế đưa trẻ em từ cộng đồng này sang cộng đồng khác với ý định hủy diệt toàn bộ hoặc từng phần cộng đồng quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo Tội phạm diệt chủng đòi hỏi phải có yếu tố “chủ ý riêng”,

có nghĩa là kẻ phạm tội có mục đích rõ ràng về hậu quả của việc thực hiện hành vi phạm tội đó Mặt khác, những hành vi phạm tội phải là những hành vi có quy mô nhất định, cụ thể là “diễn ra trong hoàn cảnh các hành vi tương tự xảy ra hàng loạt một cách hiển nhiên nhằm chống lại nhóm người (trong cộng đồng) hoặc bản thân hành vi đó có thể gây ra sự phá hủy đối với nhóm người đó”

Đối chiếu định nghĩa về tội phạm này với những quy định của Bộ luật Hình

sự thì có thể khẳng định rằng hiện nay, Bộ luật Hình sự chưa quy định tội phạm diệt chủng là một tội danh độc lập với những hành vi và mục đích như định nghĩa được nêu tại Điều 6 Quy chế Rome Mặc dù Điều 422 Bộ luật Hình sự quy định hành vi diệt chủng khác là một trong những cấu thành của tội chống loài người, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa hay một khái niệm cụ thể thế nào được cho là hành vi diệt chủng quy định tại Điều 342 này

Bên cạnh đó, Điều 7 Quy chế Rome đưa ra định nghĩa khá cụ thể và chi tiết

về tội phạm chống loài người Theo đó, tội phạm chống loài người nghĩa là bất cứ hành vi nào được liệt kê tại khoản 1 Điều 7 Quy chế Rome (như giết người; hủy diệt; bắt làm nô lệ; tra tấn; trục xuất hoặc dùng vũ lực di chuyển dân cư; tù giam hoặc tước đoạt tự do thân thể trái với nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế; hiếp dâm, lạm dụng tình dục, cưỡng bức mại dâm, buộc mang thai ngoài ý muốn, cưỡng ép triệt sản hoặc bất kỳ hành vi xâm phạm tình dục nào khác có mức độ trầm trọng tương tự,.v.v.) mà được thực hiện như một phần của hành động tấn công trên diện rộng hoặc có hệ thống nhằm vào thường dân với nhận thức đẩy đủ về hành vi tấn công đó

Bộ luật Hình sự quy định tội chống loài người tại Điều 422, theo quy định của điều này thì một người được cho là phạm tội chống loài người khi thực hiện hành

vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó, hoặc có những hành vi diệt chủng khác, hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên

Trang 10

Như vậy, dễ nhận thấy rằng tội phạm chống loài người được quy định trong

Bộ luật Hình sự chưa có sự thống nhất và chưa bao quát hết các hành vi quy định tại tội chống loài người trong quy chế Rome Có thể thấy rằng những hành vi quy định tại Điều 422 Bộ luật Hình sự là quá chung chung và thiếu rõ ràng so với 11 hành vi cấu thành tội phạm, được thực hiện như một phần của sự tấn công lan rộng

và có hệ thống nhằm vào cộng đồng thường dân quy định tại Điều 7 Quy chế Rome Đồng thời, các hành vi cấu thành tội phạm quy định tại Điều 7 Quy chế được giải thích rất rõ ràng, cụ thể Trong khi đó Điều 422 Bộ luật Hình sự xác định những hành vi khá chung chung như “phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một nước, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội” hoặc xác định các hành vi như diệt chủng, diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên mà không đưa ra một khái niệm hoặc sự giải thích cụ thể nào cho những hành vi này Do vậy, mặc dù Bộ luật Hình

sự cũng có quy định về tội phạm chống loài người, nhưng xét về mặt cấu thành tội phạm thì tội phạm chống loài người trong pháp luật hình sự Việt Nam có nhiều điểm chưa tương đồng với tội phạm chống loài người trong Quy chế Rome, và các quy định về cấu thành tội phạm này trong pháp luật hình sự Việt Nam cũng còn rất chung chung

Đối với pháp luật Tố tụng hình sự, các trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình

sự đối với loại tội phạm phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam 2015 sđ bs 2017 Hầu hết các nguyên tắc, như xét xử công bằng, khách quan, không để lọt tội phạm, không kết án oan người vô tội, bảo vệ chứng cứ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vô tội,… đều được quy định trong cả Quy chế Rome và Bộ luật Tố tụng hình sự của Việt Nam Không chỉ có vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 còn có 2 chương (XXXV và XXXVI) quy định về hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự, trong đó nhiều quy định về dẫn độ, chuyển giao hồ sơ, tài liệu vật chứng,

…phù hợp với quy định của Quy chế Rome Những sự tương đồng trên sẽ giảm một phần gánh nặng nghĩa vụ cho Việt Nam khi gia nhập Quy chế Rome…

II)Thực tiễn áp dụng

Có thể nhận thấy rằng khái niệm “diệt chủng” nhiều khi bị lạm dụng, bởi không phải mọi cuộc thảm sát quy mô lớn đều được coi là hành động diệt chủng

Ngày đăng: 17/05/2018, 18:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w