1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI

31 641 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 57,76 KB

Nội dung

Câu 1 : Tại sao phải phân lớp thông tin trong quá trình thành lập bản đồ?Căn cứ vào đâu ta có thể phân lớp các đối tượng trên bản đồ?Câu 2 : Lưới km được sử dụng nhằm mục đích gì? Những loại bản đồ nào khithành lập thì sử dụng lưới km được tạo từ các công cụ của Microstation?Câu 3 : Nêu khả năng ứng dụng của những phần mềm cơ bản trong hệ thốngphần mềm Microstation và Mapping offce?

Trang 1

TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG QLDD_CAOHIEU-58C

Câu 1 : Tại sao phải phân lớp thông tin trong quá trình thành lập bản đồ? Căn cứ vào đâu ta có thể phân lớp các đối tượng trên bản đồ?

Câu 2 : Lưới km được sử dụng nhằm mục đích gì? Những loại bản đồ nào khi thành lập thì sử dụng lưới km được tạo từ các công cụ của Microstation? Câu 3 : Nêu khả năng ứng dụng của những phần mềm cơ bản trong hệ thống phần mềm Microstation và Mapping offce?

Câu 4 : Hãy nêu những quy định thành lập bản đồ số từ bản đồ nền là bản đồ giấy có sẵn bằng hệ thống bằng phần mềm Microstation và Mapping offce và mục đích chính của từng bước trong quy trình đó?

Câu 5 : Bản đồ số là gì? Tạo sao phải thành lập bản đồ số? So sánh ưu nhược điểm của bản đồ số và bản đồ giấy?

Câu 6 : Nêu Sơ đồ tổng quát của quá trình số hóa và biên tập bản đồ từ bản

đồ giấy bằng hệ thống phần mềm Microstation? Theo anh chị trong các bước

đó, bước nào quan trọng nhất? Tại sao?

Câu 7 : Trình bày bảng phân lớp thông tin của bản đồ được phục vụ cho việc thành lập bản đồ địa chính từ bản đồ nền là bản đồ giấy có sẵn?

Câu 8 : Bản đồ là gì? Nêu tính chất và nhiệm vụ của bản đồ?

Câu 9 : Các yếu tố địa lý chủ yếu để xác định bản đồ gồm những yếu tố nào? Nêu đặc điểm chính của những yếu tố đó?

Câu 10 : Nêu ưu nhược điểm của phần mềm Microstation so với các phần mềm khác?

Câu 11 : Trong sơ đồ quy trình xây dựng bản đồ số từ bản đồ giấy có sẵn bước thiết kế chung có vào trò gì? Chúng ta phải thực hiện những công việc nào trong bước này, trình bày mục đích, yêu cầu của từng công việc đó?

Câu 12 : Trình bày quy trình số hóa và biên tập bản đồ số từ bản đồ giấy bằng

hệ thống phần mềm Microstation và Mapping offce? Hãy nêu mục đích, yêu cầu của từng công việc trong bước nắn bản đồ?

Câu 13 : Trình bày các phương pháp biểu thị nội dung của bản đồ? Cho ví dụ minh họa?

Trang 2

Câu 14 : So sánh 2 dữ liệu raster và vecter? Cho nhận xét về các loại dữ liệu này?

Câu 15 : Dữ liệu địa lý là gì? Có mấy loại? Nêu đặc điểm?

Câu 16 : Điều kiện để vector hóa? Vì sao?

Câu 17 : Tại sao phải thiết kế các ký hiệu dạng đường trước khi thành lập BĐ?

Câu 18 : Cấu trúc dữ liệu địa lý là gì? Nêu đặc điểm cấu trúc dữ liệu địa lý? Câu 19 : Các bước thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Câu 20 : Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính (TT25)

Ôn thêm thông tư 25 : Quy định về bản đồ địa chính và thông tư 28 : Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Trang 3

Câu 1 : Tại sao phải phân lớp thông tin trong quá trình thành lập bản đồ? Căn cứ vào đâu ta có thể phân lớp các đối tượng trên bản đồ?

*Phải phân lớp thông tin trong quá trình thành lập bản đồ vì :

-Đảm bảo quá trình số hóa từ bản đồ giấy và xử lý dữ liệu được dễ dàng

-Mỗi lớp thông tin biểu diễn của dữ liệu theo 1 mục tiêu nhất định thường là 1 hoặc

1 vài ứng dụng của thông tin giúp quản lý và kết nối dữ liệu 1 cách dễ dàng, khoa học hợp lý

-Tạo điều kiện thuận lợi, hợp lý nếu đang làm việc đối với đối tượng trải bề rộng khắp nơi

-Cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng cho người quản lý phân tích, có nhu cầu

sử dụng như nội dung đất

-Tất cả các đối tượng địa lý thể hiện trên 1 mảnh bản đồ sẽ được gộp thành từng nhóm đối tượng và số hóa lưu trữ 1 file hoặc nhiều file khác nhau

*Căn cứ để phân lớp thông tin của các đối tượng trên bản đồ :

-Các thuộc tính trong cùng 2 phân lớp có sự tương đồng về nội dung, đặc điểm riêng đặc trưng cho lớp.Ví dụ : địa giới hành chính bao gồm địa giới

Trang 4

Câu 2 : Lưới km được sử dụng nhằm mục đích gì? Những loại bản đồ nào khi thành lập thì sử dụng lưới km được tạo từ các công cụ của Microstation?

*Lưới km :

-Là lưới kinh vĩ độ được tạo dựa trên tọa độ của các góc khung và khoảng cách

giữa các mắt lưới Lưới km được sử dụng làm cơ sở cho việc chọn các điểm khốngchế khi nắn bản đồ Với các lưới km của các bản đồ tỷ lệ lớn ta có thể tạo bằng các công cụ của Microstation nhưng với lưới km của các bản đồ tỷ lệ nhỏ thì bắt buộc phải tạo bằng công cụ Grip Generation của MGE để đảm bảo độ chính xác

*Mục đích của việc tạo lưới km :

-Chuyển đổi ảnh quét ở dạng tọa độ hàng cột về tọa độ mặt phẳng hoặc tọa độ trắc địa lý

-Làm cơ sở để nắn chính xác bản đồ vì độ chính xác của bản đồ ảnh hưởng đến độ chính xác của bản đồ sau khi số hóa dựa trên nền ảnh cũ

-Phục vụ cho quá trình nắn sơ bộ và nắn chính xác từ ảnh quét về đặc điểm ảnh trắc địa

-Làm cơ sở cho việc chọn các điểm khống chế khi nắn bản đồ

*Những loại bản đồ khi thành lập sử dụng lưới km được tạo từ công cụ của Microstation :

-Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp (xã, huyện, tỉnh, vùng, cả nước)

-Bản đồ quy hoạch

-Bản đồ kiểm kê đất đai

Trang 5

Câu 3 : Nêu khả năng ứng dụng của những phần mềm cơ bản trong hệ thống phần mềm Microstation và Mapping offce?

1) Microstation : là phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ, Microstation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như : Geovec, Iras B, MSFC, MRFClean, MRFFlag chạy trên đó

-Các công cụ của Microstation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh raster, sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ

- Microstation còn cung cấp các công cụ xuất, nhập dữ liệu đồ họa từ các phần mềm khác qua file (.dxf) hoặc (.dwg)

2) Iras B : là phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu raster dưới dạng các ảnh đen trắng và được chạy trên nền Microstation mặc dù dữ liệu của Iras B và

Microstation được thể hiện trên cùng 1 màn hình nhưng nó hoàn toàn độc lập với nhau.Việc thay đổi dữ liệu phần này không làm ảnh hưởng đến dữ liệu phần kia.-Ngoài ra sử dụng Iras B để hiển thị các file ảnh bản đồ phục vụ cho quá trình số hóa trên nền ảnh, công cụ Warp của Iras B còn được sử dụng để nắn file ảnh raster

từ tọa độ hàng cột của các pixel về tọa độ thực của bản đồ

3) I/Geovec : là phần mềm chạy trên nền Microstation cung cấp các công cụ số hóabán tự động các đối tượng trên nền ảnh đen trắng với định dạng của Intergraph.-Mỗi đối tượng số hóa bằng geovec phải được định nghĩa trước các thông số đồ họa về màu sắc, lớp thông tin, khi đó đối tượng này được gọi là 1 feature Mỗi feature có 1 tên gọi và mã số khác nhau

4) MSFC : Cho phép người dùng khai báo và đặt các đặc tính đồ họa cho các lớp thông tin khác nhau của bản đồ phục vụ cho quá trình số hóa, đặc biệt là số hóa trong geovec Ngoài ra, MSFC còn cung cấp 1 loạt các công cụ số hóa bản đồ trên nền Microstation

-MSFC được dùng để :

+Tạo bảng phân lớp và định nghĩa các thuộc tính đồ họa cho đối tượng

+Quản lý các đối tượng cho quá trình số hóa

+Lọc điểm và làm trơn đường đối với từng đối tượng đường riêng lẻ

5) MRFClean : được viết bằng MDL và chạy trên nền của Microstation

MRFClean dùng để :

Trang 6

+Kiểm tra lỗi tự động, nhận diện và đánh dấu vị trí các điểm cuối tự do bằng 1 ký hiệu do người dùng tự định nghĩa( D, X, S)

+Cắt đường : tách 1 đường thành 2 đường tại điểm giao nhau

+Tự động loại các đoạn thừa có độ dài nhỏ hơn Dangle - factor nhân với tolerance (người dùng định nghĩa)

6) MRFFlag : được thiết kế tương hợp với MRFClean, dùng để tự động hiển thị lênmàn hình lần lượt các vị trí có lỗi mà MRFClean đã đánh dấu trước đó và người dùng sẽ sử dụng các công cụ của Microstation để sửa

Trang 7

Câu 4 : Hãy nêu những quy định thành lập bản đồ số từ bản đồ nền là bản đồ giấy có sẵn bằng hệ thống bằng phần mềm Microstation và Mapping offce và mục đích chính của từng bước trong quy trình đó?

*Quy trình thành lập bản đồ số từ bản đồ nền là bản đồ giấy :

1) Thiết kế chung : tạo ra những điều kiện cần cơ bản để thành lập cơ sở bản đồ từ

dữ liệu đầu vào là bản đồ giấy và từ phần mềm Microstation, để đảm bảo tính thống nhất hệ thống cho tất cả các bản đồ trong khối công việc, các công tác chuẩn

bị cho quá trình số hóa và biên tập bản đồ sau này sẽ được thực hiện và sử dụng chung

-Tạo file design : các file bản đồ số (*dgn) được tạo trong Microstation được dựa trên seed file của bản đồ cần thành lập

-Phân lớp đối tượng : các đối tượng bản đồ khi tồn tại dưới dạng số được thể hiện

và lưu trữ trên các lớp thông tin khác nhau, nên trước khi số hóa, thành lập bản đồ các đối tượng cần thể hiện trên bản đồ phải xác định trước sẽ lưu trữ trên lớp thôngtin nào

-Tạo file quản lý các đối tượng bản đồ số dùng để quản lý và đảm bảo tính nhất quán cho các đối tượng trong quá trình số hóa cũng như sửa đổi dữ liệu sau khi số hóa file feature table được tạo dựa trên mảnh thiết kế phân lớp đối tượng

-Tạo ký hiệu : theo cách phân loại dữ liệu không gian, các ký hiệu trên bản đồ được chia làm 4 loại : dạng điểm (point), dạng đường (line), dạng pattern (các ký hiệu được trải đều trên diện tích 1 vùng nào đó), dạng chữ chú thích (text)

-Quét bản đồ : mục đích của quá trình này là chuyển các bản đồ được lưu trữ trên giấy, phim ảnh, diamat thành các file dữ liệu dưới dạng raster Sau đó các file này

sẽ được chuyển đổi về các định dạng của intergraph (*.rle hoặc *.tif) để xử lý tiếp bằng phần mềm Iras B, Iras C

2) Nắn bản đồ : chuyển đổi ảnh quét đang ở tọa độ hàng cột của các pixel vào tọa

độ trắc địa, đây là bước quan trọng nhất trong quá trình thành lập bản đồ số vì nó ảnh hưởng tới toàn bộ độ chính xác của bản đồ sau khi được số hóa dựa trên nền ảnh

-Tạo lưới Km :

+Nhập tọa độ của các điểm

+Nối 4 điểm góc khung tạo thành 4 cạnh của khung

Trang 8

+Copy các cạnh của khung để tạo thành các đường lưới Km trong khung.

4) Kiểm tra, sửa lỗi : từ các dữ liệu thô dùng công cụ Microstation, MRFClean, MRFFlag để kiểm tra và sửa lỗi

-Kiểm tra sửa lỗi về phân lớp đối tượng

-Sửa lỗi và làm đẹp dữ liệu dạng đường và đường bao vùng

- Sửa lỗi đối với dữ liệu dạng điểm

- Sửa lỗi đối với dữ liệu dạng text

5) Biên tập, trình bày bản đồ :

-Tạo vùng, tô màu và trải ký hiệu : các đối tượng dạng vùng cần tô màu hoặc trải

ký hiệu, các đối tượng đó phải tồn tại dưới dạng shape hoặc complex shape nên phải qua các bước tạo vùng từ những đường bao đóng kín

-Biên tập ký hiệu dạng đường : đối với các ký hiệu dạng đường khi tồn tại ở dạng

dữ liệu thì nó phải gặp nhau tại các điểm nút và nó là 1 đối tượng đường duy nhất Nhưng để thể hiện nó dưới dạng ký hiệu bản đồ thì phải thể hiện bằng các kiểu đường khác nhau

6) Lưu trữ dữ liệu và in bản đồ : kết quả của quá trình số hóa và biên tập bản đồ ta

có lưu lại trên đĩa hoặc in ra giấy

Trang 9

Câu 5 : Bản đồ số là gì? Tạo sao phải thành lập bản đồ số? So sánh ưu nhược điểm của bản đồ số và bản đồ giấy?

*Bản đồ số : là tập hợp các tổ chức, các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng

đọc được bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ

-Các thành phần cơ bản của bản đồ số : thiết bị ghi dữ liệu, máy tính, cơ sở dữ liệu bản đồ, thiết bị thể hiện bản đồ

*Phải thành lập bản đồ số vì : ngành điện tử, tin học ngày càng phát triển, các

máy tính số ngày càng mạnh, các thiết bị đo ghi tự động, các máy in, máy vẽ tự

động có chất lượng cao không ngừng được hoàn thiện Theo bước tiến của công

nghệ nên phải thay những cái lạc hậu, rườm rà, phục vụ cho công việc nhanh,

thuận tiên hơn

*So sánh bản đồ số và bản đồ giấy :

Ưu điểm -Bản đồ có tính linh hoạt, cập nhật

và hiệu chỉnh thông tin dễ dàng-Chồng xếp và tách lớp thông tin theo ý muốn

-Lưu trữ gọn nhẹ-Các yếu tố của bản đồ giữ nguyênđược độ chính xác của dữ liệu đo

đạ bản đồ và không chịu ảnh hưởng của sai số đồ họa

-Đơn giản, dễ hiểu-Dễ nắm bắt thông tin, giúp khái quát được đối tượng bản đồ-Việc sử dụng đơn giản, không có chuyên môn vẫn có thể sử dụng được

Nhược điểm -Khi khai thác thu thập thông tin

và xử lý số liệu đòi hỏi tính đồng

bộ và logic cao, trang thiết bị hiện đại, tốn kém

-Xử lý số liệu phổ thông phức tạp-Khó khăn trong việc lưu trữ-Xác định bản đồ tốn nhiều thời gian

-Lượng thông tin hạn chế-Không thể cập nhật thay đổi theo thời gian

-Bản đồ chỉ cho các tài liệu định tính, không thể phân tích định lượng các dữ liệu

-Không thể phân tích tập hợp dữ liệu không gian từ các đối tượng khác nhau

Trang 10

-Khó khăn trong việc tìm kiếm-Độ chính xác kém hơn bản đồ số

Trang 11

Câu 6 : Nêu Sơ đồ tổng quát của quá trình số hóa và biên tập bản đồ từ bản

đồ giấy bằng hệ thống phần mềm Microstation? Theo anh chị trong các bước

đó, bước nào quan trọng nhất? Tại sao?

Bước 1 : Mục đích thành lập

Bước 2 : Thiết kế chung

1) Tạo file Design

2) Tạo bảng phân lớp đối tượng

Bước 4 : Vecter hóa

1) Vẽ đối tượng dạng đường

2) Vẽ đối tượng dạng vùng

3) Vẽ đối tượng dạng điểm

4) Vẽ đối tượng dạng text

Bước 5 : Kiểm tra, sửa lỗi

1) Kiểm tra, sửa lỗi về phân lớp đối tượng

2) Sửa lỗi, làm đẹp đối tượng vùng

3) Sửa lỗi, làm đẹp đối tượng điểm

4) Sửa lỗi, làm đẹp đối tượng text

Bước 6 : Biên tập, trình bày bản đồ

1) Tạo vùng, tô màu, trải ký hiệu

2) Biên tập ký hiệu dạng đường

Trang 12

Bước 7 : Lưu trữ dữ liệu, in bản đồ

1) Tổ chức dữ liệu bằng các file

2) In

*Các bước đều rất quan trọng và không thể thiếu trong quy trình thành lập bản đồ

số Trong các bước đó thì bước 3 là bước quan trọng nhất trong quy trình thành lậpbản đồ số vì nó ảnh hưởng tới toàn bộ độ chính xác của bản đồ sau khi được số hóadựa trên nền ảnh

Trang 13

Câu 7 : Trình bày bảng phân lớp thông tin của bản đồ được phục vụ cho việc thành lập bản đồ địa chính từ bản đồ nền là bản đồ giấy có sẵn?

-Đảm bảo quá trình vecter hóa các đối tượng địa lý từ các bản đồ giấy và quá trình

xử lý dữ liệu sau khi vecter hóa 1 cách dễ dàng dựa vào khả năng cho phép nhận dạng và lựa chọn đối tượng của phần mềm Microstation, tất cả các đối tượng địa lýthể hiện trên mảnh bản đồ sẽ được gộp nhiều thành từng nhóm đối tượng và được vecter hóa, lưu trữ trên 1 file hoặc nhiều file dữ liệu khác nhau

-Nguyên tắc chung khi phân lớp đối tượng là các đối tượng có cùng chuyên đề có thể gộp thành 1 nhóm Trong 1 nhóm có cùng 1 kiểu dữ liệu thể hiện có thể xếp trên cùng 1 lớp dữ liệu

+Nhóm nền địa chính chứa các đối tượng sau :

+Nhóm địa chính chứa các đối tượng sau :

2.2 Ranh giới các công

Trang 14

Câu 8 : Bản đồ là gì? Nêu tính chất và nhiệm vụ của bản đồ?

*Bản đồ : là sự biểu thị khái quát, thu nhỏ bề mặt trái đất hoặc bề mặt thiên thể

khác trên mặt phẳng trong 1 phép chiếu nhất định, nội dung của bản đồ thể hiện bằng hệ thống ký hiệu quy ước (thể hiện vị trí, hình dáng, tỷ lệ, kích thước, đặc trưng số lượng, chất lượng) Mỗi bản đồ đều được xác định theo 1 quy luật toán học nhất định (biểu thị ở : tỷ lệ, phép chiếu, bố cục, nguyên tắc phân mảnh của bản đồ)

*Tính chất của bản đồ :

-Tính trực quan : bản đồ cho khả năng bao quát và tiếp thu nhanh chóng những yếu

tố và quan trọng nhất của nội dung bản đồ Nó phản ánh các tri thức về các đối tượng được biểu thị bằng bản đồ, người sử dụng có thể tìm ra những quy luật của

sự phân bố các đối tượng và hiện tượng

-Tính đo được : có liên quan chặt chẽ với cơ sở toán học của bản đồ

+Căn cứ vào tỷ lệ, phép chiếu, thang bậc của ký hiệu quy ước

+Xác định được các trị số : tọa độ, biên độ, khoảng cách, góc, phương hướng chính nhờ tính chất này mà bản đồ được dùng làm cơ sở để xây dựng các mô hình toán học của các hiện tượng địa lý, giải quyết các bài toán khoa học và thực tiễn.-Tính thông tin : khả năng lưu trữ thông tin và truyền đạt cho người sử dụng nhữngthông tin về các đối tượng, hiện tượng được phản ánh trên bản đồ

*Nhiệm vụ của bản đồ :

-Thực tiễn bản đồ được sử dụng trong khai thác, thăm dò khoáng sản, điều tra tài nguyên rừng, đánh giá đất nông nghiệp trợ giúp thiết kế các công trình, thủy lợi giao thông

-Công cuộc phát triển kinh tế - xã hội phân bố lực lượng sản xuất, sử dụng và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, quy hoạch tổ chức lãnh thổ, bảo vệ môi

trường

-Với giao thông, du lịch, quốc phòng, bản đồ là phương tiện dẫn đường đáng tin cậy Trong quân sự bản đồ giúp thành lập chiến lược,chiến thuật phản ánh tác chiến

-Nâng cao trình độ văn hóa chung cho mọi người, cung cấp những hiểu biết về quêhương, đất nước, về quốc gia trên thế giới, giáo dục lòng yêu nước, yêu thiên

Trang 15

nhiên, bảo vệ môi trường.Bản đồ là phương tiện sản xuất, phục vụ đời sống cho con người.

-Bản đồ không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học, nó là phương tiện nghiên cứu của các nghành khoa học về trái đất, bản đồ giúp các nhà khoa học tìm hiểu những quy luật phân bố của các đối tượng, hiện tượng trong không gian, xác định những quy luật tồn tại và dự đoán phát triển của chúng trong tương lương

Ngày đăng: 17/05/2018, 10:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w