1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu ôn thi TRIẾT học của THẠC sĩ

32 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 324,5 KB

Nội dung

Tài liệu ôn thi TRIẾT học của THẠC sĩ Tài liệu ôn thi TRIẾT học của THẠC sĩ Tài liệu ôn thi TRIẾT học của THẠC sĩ Tài liệu ôn thi TRIẾT học của THẠC sĩ Tài liệu ôn thi TRIẾT học của THẠC sĩ Tài liệu ôn thi TRIẾT học của THẠC sĩ Tài liệu ôn thi TRIẾT học của THẠC sĩ Tài liệu ôn thi TRIẾT học của THẠC sĩ Tài liệu ôn thi TRIẾT học của THẠC sĩ

Trang 1

Câu 1: Triết học phật giáo

A Nguyên lý vô thường, vô ngã, nguyên lý nhân quả:

1 Thuyết vô thường.

Vô thường là không thường còn, là chuyển biến thay đổi Luật vô thường chi phối vũ trụ, vạn vật, thân và tâm

ta Sự vật luôn luôn biến đổi không có gì là thường trụ, bất biến Với ngũ quan thô thiển của ta, ta lầm tưởng sự vật là yên tĩnh, là bất động nhưng thật ra là nó luôn luôn ở thể động, nó chuyển biến không ngừng Sự chuyển biến ấy diễn ra dưới hai hình thức

a) Một là Sátna( Kshana ) vô thường: là một sự chuyển biến rất nhanh, trong một thời gian hết sức ngắn, ngắn

hơn cả một nháy mắt, một hơi thở, một niệm, một sự chuyển biến vừa khởi lên đã chấm dứt Phật dùng danh từ Satna để chỉ một khoảng thời gian hết sức ngắn

b) Hai là: Nhất kỳ vô thường Là sự chuyển biến trong từng giai đoạn Sự vô thường thứ nhất là trạng thái

chuyển biến nhanh chóng, liên tiếp, ngắn ngủi, thường là ta không nhận ra mà kết quả là gây ra sự vô thường thứ hai Nhất kỳ vô thường là trạng thái chuyển biến rõ rệt, kết thúc một trạng thái cũ, chuyển sang một trạng thái mới Vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo luật: Thành - Trụ - Hoại - Không

Vạn vật được cấu thành, trụ một thời gian, sau đó chuyển đến diệt, thành, hoại, không

Các sinh vật đều tuân theo luật: Sinh, trụ, di, diệt

Một hành tinh, một ngôi sao có thời kỳ vũ trụ kéo dài hàng triệu năm, một cây có thể trụ hàng ngàn năm, một sinh vật có thể trụ được hàng trăm năm, bông hoa phù dung chỉ trụ trong một ngày - sớm nở, chiều tàn Xung quanh ta sự vật chuyển biến không ngừng Theo luật vô thường, không phải khi sinh ra mới gọi là sinh, khi vạn vật diệt mới gọi là diệt mà từng phút, từng dây, từng Satna, vạn vật sống để mà chết và chết để mà sống Sống, chết tiếp diễn liên tục với nhau bất tận như một vòng tròn

Không những thân ta chuyển biến không ngừng mà tâm ta cũng không ngừng chuyển biến Như dòng nước thác, như bọt bể, trong Satna này, trong tâm ta nổi lên một ý niệm thiện, chỉ trong Satna sau, trong tâm ta đã có thể khơi lên một ý niệm ác Tâm ta luôn luôn chuyển biến như thế Phật gọi là tâm phan duyên Trong kinh Thủ năng Nghiệm quyển một Phật gọi cái tâm phan duyên ấy là cái tâm biết cái này, nghĩ cái khác, cái tâm vọng động do duyên với tiền trần mà có, theo cách trần mà luôn luôn thay đổi, chuyển biến mà không Satna nào ngừng

Không những tâm, thân ta chuyển biến mà các hình thái xã hội theo thời gian cũng chuyển biến: Xã hội công xãnguyên thuỷ > Xã hội chiếm hữu nô lệ > Xã hội phong kiến > Xã hội tư bản > Xã hội XHCN Đó là quy luật xã hội và cũng không phù hợp với thuyết vô thường của Đạo Phật

Thuyết vô thường là một trong những thuyết cơ bản trong giáo lý Phật, là cơ sở của lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những con người tu dưỡng theo giáo lý phật

Trong thế gian có những người không biết lý vô thường của Phật, có những nhận thức sai lầm về sự vật là thường còn, là không thay đổi, không chuyển biến Nhận thức sai lầm như thế phật giáo gọi là ảo giác hay huyễn giác Vì nhận thức thân ta là thường còn nên nảy ra ảo giác muốn kéo dài sự sống để hưởng thụ, để thoả mãn mọi dục vọng Khi luật vô thường tác động đến bản thân thì sinh ra phiền não đau khổ

Ngược lại, nếu thấu lý vô thường một cách nông cạn, cho chết là hết, đời người ngắn ngủi, phải mau mau tận hưởng những thú vui vật chất, phải sống gấp, sống vội Cuộc sống như thế là sống trụy lạc, sa đọa trong vũng bùn của ngũ dục, sống phiền não đau khổ trước sự chuyển biến của sự vật, trước sự sinh- trụ, dị diệt, trước sự

Trang 2

thành, trụ hoại không nó diễn ra hàng ngày.

Cái ta sinh tức thân.

Cái ta tâm lý tức tâm.

Theo kinh Trung Quốc Ahàm, cái ta sinh lý chỉ là kết hợp của bốn yếu tố của bốn đại là: địa , thuỷ, hoả , phong

∗ Địa đại là cái đặc cứng như tóc, răng, móng chân, móng tay, da , thịt, các cơ, xương, tủy, tim gan, thận,

∗ Thủy đại là những chất lỏng như mật ở trong gan, máu, mồ hôi, bạch huyết, nước mắt,

∗ Hoả đại là những rung động của cơ thể như hơi thở, chất hơi ở trong dạ dầy, ở ruột

Những thứ đó không phải là ta, ta không phải là nhưng thứ đó, những thứ đó không thuộc về ta

Cái mà ta gọi là cái ta sinh lý chỉ là một khoảng không gian giới hạn bởi sự kết hợp của da thịt, cũng như cái mà

ta gọi là túp lều chỉ khoảng không gian giới hạn bởi gỗ, tranh, bùn để trát vách mà thôi

Tứ đại ( địa, thuỷ, hoả, phong) nêu trên thoáng là của ngoại cảnh, thoáng là của ta Vậy thực sự nó là của ai ? Vảlại khi bốn yếu tố này rời nhau trở về thể của nó thì không có gì ở lại để có thể gọi là cái ta được nữa Cho nên cái mà ra gọi là cái ta sinh lý chỉ là một giả tưởng, một nhất hợp sinh lý mà thôi

Còn cái ta tâm lý gồm : thụ, tưởng, hành, thức Bốn ấm này cùng với sắc ấm che lấp trí tuệ làm cho ta không nhận thấy được cái ta chân thực cái ta Phật tính, cái chân ngã của chúng ta Cái chân lý gồm những nhận thức, cảm giác, suy tưởng, là sự kết hợp của thất tỉnh: Hỷ, nộ, ai, lạc, ái , nỗ, dục

Thuyết vô ngã làm cho người ta không còn ai tin là có một linh hồn vĩnh cửu, tồn tại kiếp này sang kiếp khác, đời này qua đời khác Sự tin có một linh hồn dẫn dắt đến sự cúng tế linh hồn là hành động của sự mê tín

Quan niệm có một linh hồn bất tử, một cái ta vĩnh cửu là nguồn gốc sinh ra những tình cảm, những tư tưởng ích

kỷ, những tham dục vô bờ của những kẻ dựa vào sức mạnh phi nghĩa để làm lợi cho mình, tức là cho cái ta mà

họ coi là thường còn, bất biến Còn đối với những người bị hà hiếp, bị bóc lột thì sự mê tín có cái ta vĩnh cửu dẫn đến tư tưởng tiêu cực, chán đời phó mặc cho số mệnh, hy vọng làm lại cuộc đời ở kiếp sau

Hai thuyết vô thường, vô ngã là hai thuyết cơ bản trong giáo lý Phật Chấp ngã chấp có cái ta thường còn là nguồn gốc của vô minh mà vô minh là đầu mối của luân hồi sinh tử sinh ra đau khổ cho con người Căn cứ trên hai thuyết vô thường và vô ngã Phật đã xây dựng cho đệ tử một phương thức sống, một triết lý sống lấy vị tha làm lý tưởng cao cả cho cuộc sống của mình, hay nói một cách khác một cuộc sống một người vì mọi người, mọi người vì một người

3 Thuyết nhân duyên quả báo hay thuyết nhân quả.

Thuyết nhân duyên quả báo gọi là thuyết nhân quả là một trong những thuyết cơ bản của giáo lý Phật Phật chủ trương không bao giờ tự nhiên mà có, mà sinh ra và cũng cho rằng không một thần quyền nào hay một đấng thiêng liêng nào tạo ra sự vật Sự vật sinh ra là có nhân nguyên nhân Cái nguyên nhân một mình cũng không tạo ra được sự vật mà phải có đủ duyên thì mới tạo ra quả được

Người ta nói rằng:

Trồng đậu được đậu.

Trang 3

Trồng dưa được dưa.

Nhưng Phật nhấn mạnh: Quả có thể khác nhân sinh ra nó Quả có thể hơn nhân nếu gặp đủ duyên tốt, trái lại có thể kém nhân nếu gặp duyên xấu Nhân gặp đủ duyên thì sẽ biến thành quả, quả sinh ra nếu hội đủ duyên lại có thể biến thành nhân rồi để sinh ra quả khác

Sự vật là một chuỗi nhân quả, là một tràng nhân quả nối tiếp nhau, ảnh hưởng lẫn nhau không bao giờ đứt quãng, không bao giờ ngừng

Trong nhân lại có mầm mống của quả sau này nhưng quả không nhất định phải đúng như nhân vì duyên có thể mang lại sự biến đổi cho quả - Đó là thuyết “Bất định pháp” trong luật nhân quả

Sự ật là bất định, người tu hành căn cứ vào thuyết này mà tu dưỡng và tiến tới trên con đường giải thoát về nhân Suy rộng ra theo giáo lý Phật thì mỗi ý nghĩ của tâm ta, mỗi hành động của thân ta, mỗi lời nói của chúng

ta cũng là những hạt nhân của chúng ta gieo hàng ngày Những hạt nhân khi gặp đủ duyên sẽ nảy nở thành quả.Theo danh từ Phật học, những hạt nhân này gọi là nghiệp Gieo nhân tức là gây nghiệp: Ý nghiệp, thân nghiệp, khẩu nghiệp Kết quả đền đáp những hành động nói trên phật gọi là nghiệp báo Thời gian giữa gieo nhân và háiquả có thể dài ngắn khác nhau Vì vậy có nhân quả đồng thời: Tức là nhân quả nối liền nhau, vừa tạo nhân, quả liền phát sinh không phải đợi một thời gian sau mới thành thục Lại có nhân quả dị thời: Tức là nhân tạo ra đời trước, đời sau mới kết thành quả

Người nào gieo nhân, người ấy hái quả, không một hành động nào, thiện hay ác, dù nhỏ đến đâu, dù ta khôn khéo bưng bít, giấu giếm đến mức nào cũng không thể thoát khỏi cán cân nhân quả Người học Phật, tu Phật chân chính thấm nhuần thuyết nhân quả phải là người có đạo lý, không thể nào khác được

Với những luận thuyết cơ bản như trên đã hình thành nên thề giới quan phật giáo Phật quan niệm các hiện tượng trong vũ trụ luôn luôn biến chuyển không ngừng theo quy luật nhân duyên Một hiện tượng phát sinh không phải là do một nhân mà do nhiều nhân và duyên Nhân không phải tự mà có mà do nhiều nhân duyên đã

có từ trước Như vậy một hiện tượng có liên quan đến tất cả các hiện tượng trong vũ trụ

Kinh Hoa Nghiêm có ghi:

Giác ngộ được chân như tính thì gọi là tự giác, nhưng thế thì chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về pháp giới tính vìvậy các nhà tu hành giác ngộ được bản lai tự tính còn phải vận dụng pháp giới tính vào nhiều trường hợp khác

Trang 4

để thấy được cái dụng to lớn của pháp giới tính.

Như vậy, người tu hành chỉ khi nào công hạnh giác tha được viên mãn lúc đó mới chứng thực được toàn thể, toàn dụng của pháp giới tính Nói một cách khác là chứng được toàn thể của sự vật gồm cả ba vẻ: thể, tưởng, dụng, chứng được pháp thân

B Con người và đời sống con người:

a Con người:

Con người là sự kết hợp của ngũ uẩn( sắc, thụ, tưởng, hành, thức) gồm hai yếu tố chính: yếu tố sinh lý( sắc) và yếu tố tinh thần ( thụ, tưởng, hành, thức) Yếu tố tinh thần chỉ phát huy tác dụng khi nó được gắn với một thân thể Sắc thân chỉ tồn tại trong một thời gian rồi bị huỷ diệt Như vậy, con người chỉ là một giả hợp sinh lý tuân theo quy luật: sinh, tục, dị, diệt.Con người là do nhân duyên hoà hợp, không có một đấng tối thượng siêu nhiên tạo ra con người cũng như con người không phải tự nhiên mà sinh ra Khi nhân duyên hoà hợp thì con người sinh, khi nhân duyên tan rã thì con 18 người chết Song chết chưa phải là hết, linh hồn cũng không bất tử

chuyển từ kiếp này sang kiếp khác Con người ở kiếp này sinh ra thì con người ở kiếp trước diệt, nhưng con người ở kiếp sau không phải là con người ở kiếp trước nhưng cũng không khác với con người ở kiếp trước Conngười không phải là một thực thể trường tồn mà chỉ là một giả hợp của ngũ uẩn Trong thời gian ngũ uẩn kết hợp, các việc thiện, ác được thực hiện Con người gây nghiệp và tạo ra một động lực làm xuất hiện nghiệp báo ởkiếp sau Từ nhận thức trên, con người tu Phật lúc nào cũng phải cẩn thận trong một ý nghĩ, lời nói việc làm

b Đời sống con người:

Phật giáo là một tôn giáo, như các tôn giáo khác, Phật giáo cũng gồm có giáo lý và hoạt động tín ngưỡng Giáo

lý là một hệ thống các quan điểm về thế giới và con người, về cách thức tu luyện và hoạt động tín ngưỡng, là những hành vi, những nghi lễ cần phải thực hiện để đạt tới ước nguyện Cả hai đều có ý nghĩa đối với việc hình thành nhân cách của các tín đồ Hơn lúc nào hết, trong mấy chục năm qua người Phật từ Việt Nam hiện nay rất chăm lo đến việc thực hiện các nghi lễ của đạo mình Họ chăm chú lên chùa trong những ngày sóc, vọng; họ trân trọng và thành kính trong lúc thực hành các nghi lễ; họ siêng năng trong việc thiền định, giữ giới, làm thiện Mặt khác, nhà chùa luôn sẵn sàng thực hiện các yêu cầu của họ như giải oan, cầu siêu Tất cả những điều

đó vừa củng cố niềm tin vào giáo lý, vừa quy định tư duy và hành động của họ, tạo cơ sở để hình thành những nhân cách riêng biệt 22 Con người Phật giáo nhìn sự vật trong mối quan hệ nhân quả, xem cái gì cũng là kết quả của một cái trước và là nguyên nhân của cái sau Mỗi khi gặp một sự việc hệ trọng có liên quan đến bản thân hay người nhà, họ đều nghĩ đến nguyên nhân để tìm cách khắc phục Học còn nhìn thế giới, xã hội con người ở trong dòng vận động không ngừng, ở đó không có cái gì là tồn tại mãi, cái gì cũng đang chuyển biến từ cái này sang cái khác Khi người thân trong gia đình lão già, yếu đau, chết chóc, họ đều xem đó là điều không thể tránh khỏi và lấy đấy làm điều an ủi Lý thuyết nhân duyên sinh, vô thường, vô ngã của nhà Phật đã chi phối

ý nghĩ và hành động của họ Nhân cách Phật giáo đã góp phần làm nên nhân cách của con người Việt Nam ngàynay Nhân cách đó có tác dụng hai mặt Mặt tích cực là chấp nhận sự biến đổi của thế giới và con người, sống cónền nếp, trong sạch, giản dị, quan tâm đến nỗi khổ của người khác, thương người, vị tha, cứu giúp người hoạn nạn, hành động thì lấy tự giác làm đầu Mặt tiêu cực là nhìn đời một cách bi quan, có pha trộn chất hư vô chủ nghĩa, nặng về tin tưởng ở quyền năng và phép màu nhiệm của một vị siêu nhiên mà nhẹ về tin tưởng năng lực hoạt động của con người, nếp sống thì khổ hạnh và không tránh khỏi nương theo những nghi lễ thần bí Đặc biệt

Trang 5

là có hiện tượng mê tín dị đoan như: Lên đồng, đốt vàng mã, những đồ dùng bằng giấy Những tư tưởng mê lầm

đó vừa phung phí tiền bạc, thời gian lại làm xuất hiện trong xã hội những loại người chỉ dựa vào những nghề nghiệp ấy mà kiếm sống gây ra một sự bất công trong xã hội Tuy nhiên, nhân cách con người Phật giáo có những điều phù hợp với xã hội hiện nay Nhưng những điều đó chỉ giới hạn trong những trường hợp nhất định

và chúng ta phải phát huy những mặt đó Vượt qua những giới hạn đó, nó sẽ có những mâu thuẫn với giáo lý và trở nên lạc lõng, mất hiệu quả Vậy con người am hiểu đạo lý, mến đạo, mộ đạo không phải chỉ là con người tu hành một cách cần mẫn mà phải có cả phần trí tuệ để biết vận dụng giáo lý 23 vào cuộc sống một cách hữu ích Hiểu được và làm được như thế, con người sẽ thấy đạo đức Phật đẹp đẽ và cao thượng biết bao

C Quan niệm về giác ngộ và con đường giác ngộ:

Giác ngộ là một trạng thái tri thức hay trí tuệ hoàn hảo, kết hợp với tình thương vô biên Kiến thức trong trườnghợp này không có nghĩa đơn thuần là sự tích lũy dữ liệu kinh nghiệm khổng lồ hoặc khả năng mô tả về thế giớihiện tượng đến những chi tiết nhỏ nhất và chính xác nhất

Giác ngộ là sự hiểu biết về cả hai phương thức tương đối của sự tồn tại (cách mà mọi thứ xuất hiện với chúngta) và chế độ cuối cùng của sự tồn tại (bản chất thật của những hiện diện tương tự) Điều này bao gồm cả tâm tríchúng ta cũng như thế giới bên ngoài Giác ngộ là thuốc giải độc cho sự thiếu hiểu biết và đau khổ

Do sự thiếu hiểu biết, chúng ta thường nghĩ đến một viễn cảnh méo mó về thực tại khiến chúng ta nghĩ rằngnhững gì chúng ta thấy là vĩnh viễn và bền vững, hoặc “cái tôi” của chúng ta là một thực thể thực sự và tự trị.Điều này dẫn chúng ta đến những sai lầm khi vui sướng hoặc ngăn chúng ta hướng đến hạnh phúc lâu dài

Sự thiếu hiểu biết cũng làm cho chúng ta cố gắng xây dựng hạnh phúc cho riêng mình trên những đau khổ củangười khác

Chúng ta bị lôi kéo vào cái gì đó thỏa mãn “cái tôi” và chống lại những gì có thể làm hại nó Do đó, từng chútmột, chúng ta tạo ra ảo giác tinh thần kéo dài và khiến cho sự bình an nội tâm của chúng ta bị hủy hoại

Giác ngộ trong Phật giáo là thuốc giải độc cuối cùng cho sự đau khổ Theo nghĩa này, dường như việc biết đượcđường kính của mặt trời hoặc khoảng cách giữa nó với trái đất có thể rất thú vị, nhưng nó không thể dạy chúng

ta làm thế nào để trở thành người tốt hơn

Một người đàn ông đã hỏi đức Phật một số câu hỏi về vũ trụ Đáp lại, Ngài nhặt một ít lá và nói: “Có nhiều látrong tay tôi, hay trong rừng?” “Dĩ nhiên là trong rừng nhiều lá hơn,” người đàn ông trả lời Đức Phật tiếp tục:

“Vâng, nhưng lá trong tay tôi đại diện cho kiến thức dẫn đến sự chấm dứt khổ đau.”

Bằng cách này, Đức Phật cho thấy rằng một số câu hỏi là không cần thiết Thế giới có vô số lĩnh vực nghiêncứu, nhiều như lá của rừng Nhưng nếu những gì chúng ta muốn hơn bất cứ điều gì khác là giác ngộ, thì tốt hơn

là nên tập trung hoàn toàn vào mục đích đó, và tập hợp lại những kiến thức có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụcủa chúng ta

Tại Ấn Độ, các bậc giác ngộ được gọi là Dwijas, có nghĩa là sinh hai lần Một lần, bạn được sinh ra từ trongbụng mẹ và điều đó diễn ra tự nhiên Khi sinh ra, bạn đã mang sự ngây thơ và hạnh phúc nhất định đến với thếgiới này Một đứa trẻ vô tội và hạnh phúc Tuy nhiên, trong thời gian ngắn chúng sẽ bị lấy đi Trẻ em ngày nay

Trang 6

trở nên căng thẳng từ 5 đến 6 tuổi vì sự ngây thơ của chúng bị huỷ hoại tùy thuộc vào khối lượng ảnh hưởng màmọi người xung quanh gây ra.

Bây giờ, nếu bạn muốn được sinh ra một lần nữa, thì bạn phải chết Nhưng điều này không có nghĩa là chết vềthể chất mà là về tinh thần Nếu bạn chết theo cách của bạn, tiêu diệt tất cả mọi thứ mà bạn gọi là “bản thânmình”, thì bạn sẽ được sinh ra một lần nữa Loại tái sinh này xảy ra không phải tự nhiên mà là thông qua ý thứccủa bạn

Một lần nữa bạn trở nên hạnh phúc và vô tội, nhưng nhận thức đầy đủ Bây giờ, niềm vui và hạnh phúc nàykhông ai có thể lấy đi Vì vậy, những gì bạn gọi là “giác ngộ” có nghĩa là một sự tự hủy diệt có ý thức

Dâu tây vẫn có mùi vị của dâu tây và những lời khắc nghiệt vẫn còn khắc nghiệt, nhưng bây giờ chúng ta đãbiết mọi thứ liên quan đến mọi thứ khác như thế nào, và ngay cả những thứ khó giải thích nhất cũng được thắpsáng từ bên trong bằng một ánh sáng rõ ràng chân thật

Tuy nhiên, hầu hết mọi người không nghĩ đến sự giác ngộ Họ chỉ cố gắng sống tốt hơn một chút, họ muốn sốngmột cách hiệu quả hơn trong sự bình an và hạnh phúc ngắn hạn

Thông thường, nếu chúng ta không hài lòng với những gì chúng ta đang tìm kiếm trong cuộc sống, chúng ta sẽkhông bao giờ tìm kiếm bất cứ điều gì cao hơn

Nếu bạn nói về sự giác ngộ đối với một người vô gia cư, họ sẽ trả lời: “Cảm ơn, nhưng tôi cần một ổ bánh mì!”.Shunryu Suzuki (1904-1971) nói về giác ngộ:

“Đó là một điều bí ẩn đối với những người không có kinh nghiệm giác ngộ, giác ngộ là điều tuyệt diệu, nhưngnếu họ đạt được điều đó, nó không là gì cả, nhưng nó không phải là không có gì cả, bạn hiểu không?” Đối vớimột bà mẹ có 3 đứa con, thì việc có con không có gì đặc biệt, nhưng cũng có thể là một cái gì đó Bạn có thể nói

“Phật tánh”, “thức tỉnh” hoặc “giác ngộ.” Bạn có thể gọi với nhiều tên, nhưng đối với người có nó, nó không là

gì, và nó là cái gì đó.”

Một số người cho rằng, các bậc giác ngộ có khả năng phi thường, thậm chí cả năng lực siêu nhiên có thể nhìnthấy mọi thứ Tuy nhiên, những kỹ năng này không phải là bằng chứng cho sự giác ngộ, cũng không phải làđiều cần thiết cho nó Ở đây cũng vậy, chúng ta được cảnh báo không theo đuổi những kỹ năng tinh thần cónguy cơ nhầm lẫn ngón tay chỉ vào mặt trăng là mặt trăng

Còn trạng thái giác ngộ là gì?

Đây là một câu hỏi hay và đức Phật đã giải thích về trạng thái giác ngộ như sau: “Ở đâu không có sự hài lònghoặc không hài lòng, ở đó có sự trung lập và nhận thức rõ ràng, đó là bản chất thuần khiết của tâm” Nhữngngười giác ngộ được gọi là A-la-hán (Arahant)

Vậy các vị A La Hán ở đâu khi họ chết?

Đây là một câu hỏi rất khó, nhưng Đức Phật đã làm cho nó đơn giản theo cách này “Khi chúng ta thắp sángngọn nến, ánh sáng tắt Bạn nghĩ ánh sáng sẽ đi đâu?” Tất cả những nghiệp thiện hay nghiệp xấu sẽ không cònnữa, không còn kết quả của nghiệp Không còn hạnh phúc hay buồn bã nữa, không có thêm niềm vui hay thấtvọng, không có sự hài lòng hay sự không hài lòng!

Trang 7

Làm thế nào để giác ngộ?

Chúng ta đã nói rất nhiều về việc giác ngộ là gì, nhưng làm thế nào để chúng ta trở thành một người “giác ngộ”?Mục tiêu chính của việc thực hành thiền (một phần của Bát Chánh Đạo) là giác ngộ

Thầy Hsing Yun giải thích:

Người ta có thể tìm kiếm sự giác ngộ bằng cách thực hành thiền, nhưng chúng ta nên thực hành như thế nào đểchúng ta đạt được giác ngộ? Giác ngộ thật sự không thể đạt được một cách dễ dàng Chúng ta phải phát triểnnhững khoảnh khắc sâu sắc và hiểu biết mỗi ngày Những giây phút nhỏ bé của sự giác ngộ tích lũy theo thờigian, cho đến khi chúng đạt tới đỉnh điểm trong một ngọn đèn sáng tuyệt vời của sự giác ngộ

Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

Trong Phật giáo Nguyên Thủy, Bồ đề (tiếng Phạn: Bodhi) là có nghĩa là “thức tỉnh“, và nó cũng thường đượcdịch là “giác ngộ.”

Bồ đề có liên quan đến sự hoàn thiện Tuệ-Minh-Sát vào Tứ diệu đế, dẫn đến sự chấm dứt đau khổ Người đãhoàn thiện cái nhìn sâu sắc, bỏ qua tất cả phiền não và được giải thoát khỏi vòng luân hồi được gọi là một vị A

La Hán Khi còn sống, họ nhập vào một loại niết bàn có điều kiện, và khi chết, họ hoà nhập niết bàn hoàn toàn

và thoát khỏi chu kỳ tái sinh

Trong kinh Atthinukhopariyaayo Sutta của Tam Tạng Pali (Tipitaka – Samyutta Nikaya 35.152), đức Phật đãnói:

“Sau đó, các nhà sư, đây là tiêu chuẩn mà theo đó một tu sĩ ngoài đức tin, ngoài sự thuyết phục, ngoài khuynhhướng, ngoài những suy đoán hợp lý, ngoài sự thích thú trong quan điểm và lý thuyết, có thể khẳng định sựthành tựu giác ngộ: cuộc sống thánh thiện đã được hoàn thành, những gì cần thực hiện đã được thực hiện, khôngcòn sống trên thế giới này nữa “

Trong Phật Giáo Đại Thừa

Trong Phật giáo Đại Thừa, giác ngộ có liên quan đến sự hoàn thiện trí tuệ, hay trí tuệ Bát Nhã về Tánh không(sunyata) Đây là lời dạy nói về bản chất trống rỗng của tất cả các hiện tượng

Tại sao nó lại quan trọng? Hầu hết chúng ta đều nhận thức những thứ xung quanh là độc lập và vĩnh cửu.Nhưng quan điểm này chỉ là một phép chiếu Thay vào đó, thế giới hiện tượng là một liên kết không ngừng thayđổi của các nguyên nhân và các điều kiện (xem thêm Duyên khởi) Tất cả mọi thứ trống rỗng về bản chất,không có thật hay không thật Sự nhận thức một cách toàn vẹn ánh mặt trời sẽ làm tan biến những cương quyếtcủa sự bám víu gây ra đau khổ cho chúng ta

Barbara O’Brien giải thích:

Phật giáo Đại Thừa dạy rằng, trong chính bản thân sâu thẳm của chúng ta, chúng ta đã hoàn thiện và giác ngộ.Tuy nhiên, chúng ta không hiểu chúng ta theo cách này Thay vào đó, chúng ta bị cuốn hút bởi ảo tưởng vềnhững lần xuất hiện và khái niệm bình thường để thấy mình là có giới hạn, không hoàn hảo và không đầy đủ

Trang 8

Trước khi giác ngộ, chúng ta nhìn thế giới này qua tầm nhìn mơ màng, không thể hiểu bản chất thật của sự tồntại là gì Giống như người mù bẩm sinh hình dung thế giới qua các giác quan còn lại Sau khi giác ngộ, chúng tanhìn thấy rõ bản chất thật của thế giới giống như người mù giờ đây đã sáng mắt.

Trong truyền thống Đại Thừa, lý tưởng thực hành là Bồ tát, vị giác ngộ vẫn còn trong thế giới hiện tượng đểhướng dẫn tất cả chúng sinh đến sự giác ngộ Lý tưởng trọng tâm của Bồ tát là vị tha, nó phản ánh thực tế rằngkhông ai trong chúng ta tách rời và tự trị, mọi thứ đều liên quan đến nhau

Trong Phật Giáo Kim Cương Thừa

Là một chi nhánh của Phật giáo Đại thừa, các trường phái Mật Tông của Phật giáo Kim Cương Thừa cho rằng,giác ngộ có thể đến cùng một lúc trong một giai đoạn biến đổi Điều này gắn liền với niềm tin vào những đam

mê và những trở ngại của cuộc sống, hơn là trở ngại để vượt qua, có thể là nhiên liệu để biến đổi tâm thức bìnhthường thành tâm giác ngộ có thể xảy ra trong một khoảnh khắc, hoặc ít nhất trong một cuộc đời

Chìa khóa cho việc thực hành này là niềm tin vào Phật tánh vốn có, giác ngộ là bản chất bẩm sinh bên trongchúng ta và đơn giản là chúng ta phải nhận ra nó Tuy nhiên, niềm tin vào khả năng đạt được giác ngộ ngay lậptức không giống với hiện tượng Satori Đối với hành giả Kim Cương Thừa, giác ngộ không phải là một cái nhìnthoáng qua cánh cửa Giác ngộ là một trạng thái vĩnh viễn, khai sáng và Phật tánh

Khi đạt được giác ngộ, đức Phật đã nói:

Thật tuyệt vời! Tất cả chúng sinh đều có trí huệ và đức hạnh của Tathāgata, nhưng họ không nhận ra vì họ mãibám víu vào những tư tưởng và chấp trước ngớ ngẩn

“Tathāgata” trong tiếng Phạn có nghĩa là các vị Như lai hay chư Phật Vì vậy, điều cơ bản là mọi người đều có

“Phật Tánh”, có thể đạt được giác ngộ và chấm dứt khổ đau

Phật tánh là một phần cốt lõi của việc thực hành Phật giáo ở một số trường học Tây Tạng Trong Phật giáo Đạithừa, Phật tánh là bản chất vốn có của tất cả chúng sinh Bởi vì tất cả chúng sinh đều là Phật, nhiệm vụ khôngphải là để đạt được giác ngộ mà là nhận ra nó

III CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN SỰ GIÁC NGỘ

Nếu Đức Phật là một con người giác ngộ, không phải là Thượng đế hay đấng tạo hoá, thì những gì Ngài giác ngộđược và thực hiện được, dĩ nhiên những người khác cũng có thể đạt được và làm được Nhưng đạt được bằng cách nào? Câu trả lời đơn giản là hãy mạnh dạn đặt từng bước chân vững chắc lên con đường xa xưa mà đức Phật đã đi qua Đó là con đường: nhận chân đau khổ như một thực tại, truy ra nguồn gốc của đau khổ, cảm nhận trạng thái vắng mặt đau khổ và thực hiện con đường thoát khổ đó Đó là con đường dẫn đến sự chấm dứt của khổ, từ thế giới của sự sanh đến thế giới vô sanh, từ mê mờ đến tỉnh thức.

Kinh điển chép rằng sau khi từ bỏ hai cực đoan: sự đắm say trong các dục và sự tự hành khổ mình, đức Phật đã kiên quyết đi theo con đường Trung, đó là con đường thánh gồm tám ngành Con đường này được tóm gọn trong ba đặc tính: giới, định và tuệ Con đường thánh tám ngành bao gồm chánh kiến, chánh tư duy , chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định.

Những phương pháp tu hành này được chia thành ba nhóm thanh tịnh, đó là: tuệ học tức gồm chánh kiến và chánh tư duy, giới học tức gồm chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng, và định học tức

gồm chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định Con đường giác ngộ của một bậc hữu học gồm

Trang 9

có tám chi phần như vừa nêu, trong khi đó, con đường của bậc A-la-hán gồm có mười chi phầnvốn gồm tám chi phần trên cộng với hai chi phần mới là chánh trí và chánh giải thoát Do vậy, ba vô lậu học trở thành bốn vô lậu học bằng sự thêm vào của giải thoát học, hay có thể trở thành năm vô lậu học bằng sự thêm vào của giải thoát tri kiến.

Chánh Kiến là yếu tố quan trọng nhất trong Phật giáo Về phương diện lịch sử, Phật giáo đã bắt nguồn

từ sự giác ngộ tối thượng của đức Phật dưới cây bồ-đề tại Bodhgaya Về phương diện nhân quả, có thể nói rằng Phật giáo bắt đầu có hình dạng khi hoàng tử Siddhattha, vị Phật tương lai, chứng kiến ba hiện tượng của đời sống: một người già, một người bệnh, và một người chết Xuyên qua cảnh trạng này Ngài nhận ra chân lýcủa khổ, chân lý đầu tiên của Tứ Diệu Đế, và sự nhận ra này không gì ngoài Chánh Kiến hay là quan điểm chân chánh, bước đầu tiên của con đường Bát Thánh Đạo.

Chính chánh kiến hay là nhận thức chân chánh này đã thúc giục Ngài sớm từ bỏ đời sống thế tục, để tìm kiếm ba chân lý còn lại, đó là nguyên nhân của khổ, Niết-bàn và con đường thoát khổ Sau sáu năm tu tậpvới nhiều thử thách, cuối cùng Ngài đã đạt được giải thoát tri kiến Quá trình giác ngộ tối thượng, vì vậy, bắt đầu với chánh tri kiến và chấm dứt với giải thoát tri kiến Giải thoát tri kiến cũng còn hiểu đồng nghĩa vơi sự giác ngộ hoàn toàn , mức độ tuệ giác cao nhất mà một hành giả có thể chứng đạt được Sau khi thực hiện thành công con đường cứu khổ độ mê, đức Phật đã tuyên bố rằng:

"Xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ." Và Ngài cũng tuyên bố rằng học thuyết của Ngài chỉ có một vị, đó là vị giải thoát

Chánh tri kiến, nhận thức giác ngộ đầu tiên, cần phải được tu tập và tích tụ bằng sự giúp đỡ từ bên ngoài cũng như trí tuệ của vị ấy Quan điểm giác ngộ này là nền tảng chủ yếu cho người đệ tử thu thập và phát triển để giải thoát chính mình ra khỏi vòng luân hồi Nó là sự nhận chân được ba bản chất hay đặc tánh của đời sống đó là vô thường , khổ và vô ngã Sự biết này làm giảm đi các thái

độ ngã mạn "tôi là" các thái độ chấp thủ "của tôi là" cũng như sự hiềm hận Trong con đường thánh tám ngành, chánh kiến đưa đến chánh tư duy và theo cách ấy đưa đến chánh ngữ,?chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định Những thành tựu tâm linh chẳng hạn như sự an tịnh của tâm có thể giúp vị hành giả thoát ra khỏi sự chi phối của thế gian, hướng đến thái độ sống ly tham và giải thoát.

Sự giác ngộ hay tri kiến đưa đến giải thoát tối hậu là biểu hiện về sự chứng đạt cao nhất của đời sống phạm hạnh Đó là chánh trí hay thánh tuệ Trong luân hồi nó tạm không hiện hữu, do vô minh hay

sự vắng mặt của tri kiến đúng đắn Nhờ có nó mà chúng sanh tìm ra được sự giải thoát Nói cách khác,

nhờ vào sự hiện hữu của trí tuệ mà quá trình luân hồi của một cá nhân thông qua sự vận hành của các lậu hoặc bị chặt đứt hay tiêu diệt hoàn toàn Đến đây, vị thánh đệ tử đã hoàn thành con đường giải thoát gồm mười chi phần.

Tuy nhiên, có một số kinh cũng đề cập đến sự giác ngộ như là kết quả tất yếu của các pháp môn khác ngoài Tám chánh đạo Chẳng hạn Tương Ưng Bộ Kinh chép rằng nhờ sự tu tập về Tứ Như Ý Túc

mà Như Laiđược gọi là vị A-la-hán, bậc Chánh Đẳng Giác Cũng trong kinh Tương Ưng, ở một đoạn

khác, đức Phật khẳng định nhờ vào sự phát triển Năm Căn hoặc tu tập Thất Bồ-đề Phần mà chúng sanh phàm phu trở thành bậc giác ngộ.

Về sau, số lượng pháp môn được tăng lên thành ba mươi bảy phẩm trợ đạo Với sự phát triển của Phật giáo Đại thừa, các Ba-la-mật cũng được xem như những con đường dẫn đến giác ngộ Rồi dần

dà, con đường giác ngộ được nhân lên thành tám vạn bốn ngàn pháp môn, một con số tượng trưng cho số lượng lớn không thể tính đếm được Nghĩa là theo đạo Phật Đại thừa, con đường giác ngộ không có giới hạn, sẵn sàng đón nhận tất cả chúng sanh có tấm lòng tầm cầu giải thoát khỏi đau khổ của nhà lửa ba cõi.

Trang 10

Bốn phương diện chuyển hoá trên vốn phụ thuộc lẫn nhau như Lý Duyên Khởi Nghĩa là sự chuyển hóa về tri thức sẽ có thể dẫn đến sự chuyển hóa về tình cảm, từ đó đưa đến sự thay đổi về thái độ, và

về cách cư xử, để có được một đời sống trong sạch và an tịnh trong ý nghĩ, lời nói và hành động Người Phật tử tu tập con đường giác ngộ là để làm cho chính mình được hạnh phúc và đem lại hạnh phúc cho người khác ngay trong hiện tại Tùy theo mức độ tuệ tri mà kết quả hạnh phúc đạt được nhiều hay ít Đức Phật dạy: "Người chỉ hành trì một phần, thì thành tựu cũng chỉ một phần; người hành trì toàn phần, thì thành tựu được toàn phần.", Tương Ưng Bộ Kinh V, 315 ghi: "Ai làm viên mãn, được quả viênmãn; ai làm từng phần, được quả từng phần."

Tóm lại, khác với và vượt lên trên sự cứu rỗi trong các tôn giáo khác, sự giác ngộ trong Phật giáo không phải là một cái gì huyền bí hay siêu nhiên Nó chỉ là sự chuyển hóa toàn diện về tri thức, tình cảm, thái độ và cách cư xử Giác ngộ do đó có thể đạt được hay chứng nghiệm ngay trong đời sống này khi các nỗ lực chân chánh của cá nhân được đầu tư và thực hiện đúng mức Vì quả

vị giác ngộ được thực hiện ngay trong đời sống đau khổ này, tại giây phút hiện tại này, người đạt được giác ngộ vẫn sống trong thế giới như mọi người, có những nhu cầu cần thiếthằng ngày, thực hiện bổn phận, nhưng có điều, vị ấy không giống như người thế tục, ở chỗ, vị ấy hoàn toàn không còn các chấp thủ cá nhân, tính hẹp hòi, ích kỷ; trái lại vị ấy sống với lòng vị tha, không vướng mắc mọi thứ

ở đời Tâm hành của vị ấy do vậy được kinh mô tả như cánh chim bay lượn trên bầu trời xanh bao

la không để lại dấu vết !

Câu 2: Triết học nho giáo:

B Quan điểm của Khổng Tử về giáo dục, nguyên lý giáo dục, dạy và học.

1 Sơ lược về cuộc đời của Khổng Tử:

Khổng Tử (551-479TCN) tên là Khâu, tự là Trọng Ni, ông là nhà triết học, nhà chính trị và là nhà giáo dục nổitiếng ở Trung Quốc cổ đại Tổ tiên Khổng Tử là người nước Tống dời sang nước Lỗ Ông được sinh ra ở nước

Lỗ – nơi bảo tồn nhiều di sản văn hoá nhà Chu

Khổng Tử được 3 tuổi thì bố mất Là người thông minh, lớn lên trong thời loạn lạc, các nước chư hầu luôn gâyhọa binh đao, tranh giành quyền bính, chiến tranh liên miên hàng thế kỷ khiến trăm họ lầm than, điêu đứng,Khổng Tử ôm mộng kinh bang, tế thế, lập trí giúp nước, cứu đời, thực thi những hoài bão của mình Song tớinăm 35 tuổi, Khổng Tử không được vua các nước chư hầu tin dùng nên bèn về quê hương mở trường dạy họctheo đúng lẽ xuất xử của bậc đại quân tử “Tiến vi quan, thối vi sư” Học trò khắp nơi đến theo học Họ kính cẩngọi Ông là Tiên Sư, học trò của Ông đã có lúc lên đến 3000 người, trong đó có 72 người nổi tiếng trong lịch sử(thất thập nhị hiền), đây thật là một con số hiếm thấy trong lịch sử giáo dục thời cổ đại Khổng Tử có 4 năm làmquan tại nước Lỗ với các chức vụ: Đại tư khấu, Nhiếp tướng sự Nhưng vua nước Lỗ hoang dâm, mê đắm tửusắc, không màng tới chính sự Từ đó Khổng Tử đã nhìn thấy kết cục chẳng có gì tốt đẹp ở nhà vua, cho nên,Ông xin từ quan về quê dạy học và toàn tâm nghiên cứu, xác định lại các loại sách đời trước và viết bộ XuânThu nổi tiếng

2 Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử:

Hạt nhân tư tưởng mà Khổng Tử đề xướng và truyền bá trong các lớp môn sinh là “NHÂN”, chữ Nhân theoquan niệm của Ông mang một ý nghĩa rộng lớn, gắn bó chặt chẽ với ĐẠO – Đạo Đức – lòng yêu thương conngười, yêu thương vạn vật Theo Khổng Tử, gốc của Nhân là hiếu đễ lễ nghĩa, trung thực vị tha, xã thân cứungười như chính Khổng Tử đã nói: “Theo ta, người có đức Nhân là: Bản thân mình muốn đứng vững trong cuộcsống thì phải giúp người khác đứng vững trong cuộc sống Mọi việc đều có thể từ mình mà nghĩ đến ngườikhác, có thể nói đó là biện pháp thực hiện điều Nhân” (Luận Ngữ-Ung dã) Nhân theo Khổng Tử còn là: “kỷ sởbất dục, vật thi ư nhân” Để thực hiện được Nhân, Khổng Tử cho rằng con người phải có Lễ Lễ là các quyphạm đạo đức hợp thành một hệ thống qui tắc xử thế Trong suốt cuộc đời làmThầy của mình, bên cạnh dạychữ, bao giờ Khổng Tử cũng chú trọng vào dạy người, ở đây đề cao thuyết Đức trị

Phần Học thuyết mà nội dung được Khổng Tử áp dụng vào lãnh vực giáo dục , mang tính nhập thế và tích cực,Ông đề xướng “thuyết Tôn Hiền” Những tư tưởng ấy của Khổng Tử trong bối cảnh rối ren của xã hội đươngthời rất khó thực hiện, song đó là những quan điểm có giá trị được thế hệ sau kế thừa, phát triển và đến nay vẫncòn đáng trân trọng về chủ trương, nội dung và cả phương pháp giáo dục

Trang 11

2.1 Mục tiêu giáo dục của Khổng Tử: là đào tạo, bồi dưỡng người “Nhân”, “Quân Tử” để làm quan, điều hòa

mâu thuẫn giai cấp, “khôi phục lễ nghĩa” trong xã hội đầy rối ren Xét về mặt chính trị về cơ bản có vẻ bảo thủ,, nhưng về giáo dục thì mang tính tiến bộ và vượt thời đại

Theo Khổng Tử, học để làm người Quân Tử với chí khí của bậc Đại Trượng Phu – hình mẫu của con ngườitrong xã hội phong kiến Người quân tử trước hết phải tu dưỡng đạo đức thì mới có thể làm việc lớn (tề gia, trịquốc, bình thiên hạ) Khổng Tử quan niệm: “người quân tử ăn không được đầy đủ, ở không được yên vui, làmviệc siêng năng và thận trọng với lời nói, tìm người đạo đức để sửa mình; như vậy mới được coi là người hamhọc” Khổng Tử không chỉ quan tâm đến việc nuôi dân, dưỡng dân mà còn quan tâm đến việc giáo hóa dân.Nuôi dân, dưỡng dân là chăm lo về đời sống vật chất, giáo dân là lo cho dân về đời sống tinh thần Với quanđiểm này, giáo dục góp phần làm nên bản chất xã hội của con người Với mục đích giáo dục này, Khổng Tử đãthể hiện tư tưởng vượt thời đại :một xã hội muốn phát triển vững mạnh phải có con người đủ Đức, đủ Tài

Tuy nhiên, mục đích giáo dục của Khổng Tử còn là nhằm thực hiện mục đích chính trị của Nho gia, là thể hiện

tư tưởng Thân Dân của nhà cầm quyền Bởi vì người làm quan có giáo dục sẽ hiểu được chức phận của mìnhkhông làm điều hại dân, ngưòi dân có giáo dục sẽ hiểu được nghĩa vụ và quyền lợi của mình để thực hiện

2.2 Chủ trương giáo dục của Khổng Tử: là Bình Dân giáo dục, đây là chủ trương tiến bộ trong bối cảnh lịch

sử bấy giờ

Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử chủ trương “hữu giáo vô loại”, bầt cứ ai chỉ cần “đem cho thầy một bó nem” là

ông đều nhận làm học trò, không phân biệt giai cấp, quý tiện, sang hèn Tư tưởng này được học trò, Mạnh Tử kếthừa và phát huy đường lối bình dân giáo dục của Khổng Tử trên phạm vi quảng đại, với các hình thức đa dạng.Khác với Khổng Tử, Mạnh Tử chủ trương hình thành một mạng lưới trường công từ làng đến kinh đô, từ trườnghương học đến trường quốc học, đó là trường, tự, học, hiệu để giáo hóa dân chúng Hệ thống trường học mởrộng theo quan niệm của Mạnh Tử là điều kiện, là biện pháp thiết thực để bình dân giáo dục “Nếu từ đô ấp đếnchỗ châu huyện đều đặt nhà học, để cho từ con vua trở xuống đến con nhà sĩ và thứ dân đều đi học cả, thì độmười năm sau, trên biết bảo dưới, dưới biết cách thờ trên” Đây là tư tưởng tiến bộ của Nho gia vì không chỉbiểu hiện tư tưởng thân dân mà còn làm cho dân đổi mới

2.3 Nội dung giáo dục của Khổng Tử:

Nội dung giáo dục luân lý đạo đức của Khổng Tử được thể hiện trong “Luận ngữ” “Luận ngữ” chủ trương rènluyện tính Thiện cho dân bằng phương pháp “cất nhắc người tốt, dạy dỗ người không tốt thì dân khuyên nhaulàm điều thiện” Mục đích giáo dục còn thể hiện cho dân không làm điều ác, không phạm tội Nếu không giáohóa dân, để dân phạm tội rồi giết, như vậy tàn ngược Với quyết định này, thì trước hết phải dạy cho dân biếtđiều thiện, ác để mà thực thi

Bên cạnh giáo dục đạo đức, chúng ta có thể suy thấy nội dung dạy học của ông gồm 4 mặt: “những kẻ theo ta ởnước Trần, nước Sái nay đều không đến trường cùa ta nữa Môn đức hạnh: thì có Nhan Uyên, Mẫu Tử – Khiên,Nhiễm Bá – Ngưu, Trọng Cung; khoa ngôn ngữ: thì có Tể Ngã, Tử Cống ; môn chính trị, thì có Nhiễm Hữu,Qúy Lộ; môn văn học: thì có Tử Du, Tử Hạ” Ở đây Khổng Tử chưa hẳn phân ngành để dạy, nhưng trên thực tếthì có 4 nội dung đó, và biết phân biệt ra 4 mặt như vậy mà dạy, “tùy tính chất mà dạy”, thì quả thật đây là mộttiến bộ rất lớn trong lịch sử giáo dục mà đến nay còn nguyên giá trị Chính công việc truyền dạy của Ông đã cótác dụng tích cực rất lớn đối với lịch sử văn hóa

Nội dung giáo dục của Khổng Tử bao gồm những chủ trương nhắm vào việc phục vụ quan điểm chính trị, cũng như vào việc cải tạo xã hội đương thời Ông tuyệt nhiên không phải dạy “văn học”, dạy “ngôn ngữ” Khổng

Tử rất coi trọng việc học Kinh Thi, không học Kinh Thi thì không biết gì để nói Theo Khổng Tử, Kinh Thi cóthể làm cho ta phấn khởi, có thể làm cho ta đoàn kết, có thể làm cho ta biết căm thù, gần thì để thờ cha mẹ, xathì thờ vua, nhưng căn bản là bồi dưỡng đức hạnh, kiến thức, để “thờ cha”, “thờ vua”

Ngoài ra, nội dung giáo dục của Khổng Tử còn thể hiện trong việc giáo hóa huấn luyện kỹ năng thực hành chodân Khổng Tử cho rằng “Bậc thiện dạy dân bảy năm thì có thể dùng dân vào việc chiến đấu được”, “đưa dânkhông được dạy dỗ ra đánh giặc, tức là bỏ dân” Quan điểm này thể hiện trong quan niệm của Khổng Tử ít

Trang 12

nhiều quý trọng sinh mệnh con người, dù đó là tính mạng của thứ dân bách tính tầm thường Nguyễn Hiến Lêcho rằng: dạy dân tới bảy năm mới đưa ra trận, cổ kim chưa thấy bao giờ Quả đúng như vậy! Sau bảy nămngười dân được giáo hóa rèn luyện, sẵn sàng xông pha nơi trận mạc, liều chết với giặc để giữ nước.

2.4 Phương pháp giáo dục của Khổng Tử:

Về mặt phương pháp dạy học, Ông có một số quan điểm cá biệt có tính cách Thực Tiễn Tiến Bộ,vượt thời gian đến nay vẫn còn ý nghĩa thời sự trong việc dạy học và cách tổ chức thi cử ở nước ta hiện nay Phương phápgiáo dục của Khổng Tử thể hiện:

Thứ nhất, học như thế nào?

Theo Khổng Tử người học phải có nhu cầu nhận thức, ham hiểu biết, khám phá cái mới; phải độc lập suy nghĩ

và sáng tạo trong quá trình nhận thức Người dạy không chỉ truyền đạt tri thức mà cái cơ bản là dạy năng lựcsáng tạo, dạy phương pháp để người học tự tìm đến tri thức Ông nói: “kẻ nào không cố công tìm kiếm, ta chẳngchỉ vẽ Kẻ nào không bộc lộ tư tưởng của mình, ta chẳng khai sáng cho Kẻ nào ta dạy mà không biết hay tachẳng dạy” Trong quá trình học, Khổng Tử bắt học trò phải suy nghĩ, “học không suy nghĩ thì vô ích Suy tư

mà không học thì kết quả cũng chỉ bằng không” (Luận Ngữ}

Ngoài ra, Khổng Tử còn đề cao việc ứng dụng vào cuộc sống những điều đã học Ông nói: “Như có ai đã đọcthuộc hết ba trăm thiên trong Kinh Thi, được bậc quốc trưởng trao quyền hành chính cho mình, nhưng cai trịchẳng xuôi; được phái đi sứ đến các nước ở bốn phương, nhưng tự mình chẳng có tài ứng đối, người ấy dẫu họcnhiều cũng trở nên vô ích” (Luận Ngữ, Tử Lộ)

Thứ hai, thái độ của người học và người dạy:

Đối với người học:

Theo Khổng Tử, ngoài học Thầy, học trong sách vở còn học cả trong cuộc sống “ba người cùng đi, tất có ngườilàm thầy; lựa cái hay của người này mà học, xét cái quấy của người kia mà tự sửa mình”, tư tưởng này rất tiến

bộ Chúng ta có thể học mọi lúc, mọi nơi, mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào Đặc biệt, Khổng Tử coi trọngnguyên tắc làm gương tập cho mọi người và những hình thức học tập thường xuyên”

Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, khoa học kỹ thuật công nghệ luôn luôn thay đổi Do đó, nếu ta thụ động,không tiếp thu tri thức thì sẽ lạc hậu và không theo kịp xu hướng phát triển của thời đại Vì vậy ta phải luôn họctập, trao dồi kiến thức trong mọi hoàn cảnh

Đối với người dạy:

Theo Khổng Tử “học không biết chán, dạy người không mỏi mệt” – thái độ dạy học ấy rất tiến bộ hợp cho mọithời đại Ngoài ra, Khổng Tử đặt ra rất nhiều yêu cầu khắt khe đòi hỏi sự nỗ lực của người học đi theo hướngcủa thầy đã vạch ra Về đòi hỏi này, thông thường trong khi dạy, Khổng Tử giảng giải từng bước một, trả lờinhững câu hỏi từng bước, từ chung chung đến cụ thể tuỳ theo sự hiểu biết của người học Chính điều này đãphát huy được khả năng suy lý của mình như lời bình trong “Lễ ký” viết: “Thầy dạy chỉ thúc đẩy, chỉ mở lối soiđường nhưng sự không bức bách, không dẫn dắt đến cùng ấy lại làm cho học trò thư thái và biết nghĩ suy”

Ngoài ra, Khổng Tử đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp của người học để nắm những phần quan trọng nhấtcủa các vấn đề đặt ra Lời giảng: “Này, Tứ, sự thông suốt mọi nhẽ của ta chẳng phải ở chỗ ta học nhiều mà ởchỗ ta để tâm tìm ra đầu mối”, không phải dành riêng cho Tử Cống mà là yêu cầu đối với tất cả những ai muốn

“thông suốt mọi nhẽ như Ông” Ngoài ra, Ông còn đòi hỏi sự kết hợp giữa Học và Hành, giữa tri thức và thựctiễn như đòi hỏi việc vận dụng ba trăm thiên trong Kinh Thi, với việc hành chính và việc của người đi sứ

Tất cả những phương pháp giáo dục của Khổng Tử vẫn còn nguyên giá trị trong việc dạy và học ở nước ta hiệnnay

Kết luận

Trang 13

Có thể nói rằng, chủ trương, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục của Khổng Tử thể hiện tư tưởng

“Thân Dân” và “Tân Dân” đậm nét

Không có một dân tộc nào có thể phát triển khi họ xem thường Truyền Thống của mình Chính cáitruyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại sẽ tạo tiền đề cho quá trình phát triển của dân tộc ấytrong tương lai Kết hợp giữa Truyền Thống và Hiện Đại là nét đặc trưng nổi bật tạo nên những giá trị của nềnvăn hóa, nền giáo dục của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng

Việt Nam bên cạnh những tiến bộ mà giáo dục đã đạt được, giáo dục nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, bấtcập mà đáng quan tâm nhất là chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, đặc biệt ở giáo dục đại học và giáo dụcnghề nghiệp Trong ba nhiệm vụ “dạy chữ”, “dạy nghề” và “dạy người”, mới tập trung vào dạy chữ, chưa chú ýđầy đủ tới dạy người Một số biểu hiện tiêu cực như: thiếu kỷ cương, chất lượng còn thấp; nội dung, phươngpháp dạy học còn lạc hậu; các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục còn nhiều,… Văn kiện đại hội XI chỉ rõ:

“Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ caocòn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng sốlượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người Chương trình, nội dung, phương pháp dạy

và học lạc hậu… Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập Xu hướng thương mại hóa và sa sút đạo đức tronggiáo dục, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội” Chính những điều này đã đặt trên vai ngànhgiáo dục ở nước ta một trọng trách lớn của thời đại Ngành giáo dục chúng ta cần xác định được những nhiệm

vụ trọng tâm, giải pháp hữu hiệu, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có số lượng và chất lượng tốt, đáp ứng đượcyêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc’

Tứ thư và Ngũ kinh là những bộ sách kinh điển của Nho giáo, ra đời cách đây khoảng hơn 2000 năm,được xem là nền tảng của triết học Trung Hoa cổ đại Cuốn sách Tứ thư (Đại học, Trung dung, Luận ngữ, MạnhTử) là những lời truyền đạo, những lời dạy của Khổng Tử, Mạnh Tử được các học trò và thế hệ sau soạn lại.Trong đó, tư tưởng về “nhân” được hai bậc "thánh" và “á thánh” nhiều lần đề cập Học tư tưởng nhân là để thựchành cách sống ở đời cho hợp tình, hợp lý; để thực hành nhân đức; để chấn hưng đất nước bình yên, thịnh trị; từ

đó hướng con người đến sự hoàn thiện cả tâm hồn và hành động Ý nghĩa của chữ nhân rất rộng Từ trước đếnnay đã có nhiều học giả bàn đến quan niệm về “nhân” của Khổng Tử

Có học giả cho rằng, "nhân" là nội dung cơ bản của Luận ngữ và là tư tưởng chủ đạo của Khổng Tử Cóhọc giả cho rằng, "lễ" mới là nội dung cơ bản của Luận ngữ và có học giả lại cho rằng, cả "nhân" và "lễ" đều lànội dung cơ bản của tác phẩm Theo chúng tôi, "nhân" là nội dung cơ bản, là tư tưởng chủ đạo của Khổng Tử.Học thuyết về luân lý, đạo đức, chính trị, xã hội là một trong những vấn đề cốt lõi và là thể thống nhất hữu cơtrong triết học của Khổng Tử Những phạm trù đạo đức căn bản nhất trong học thuyết đạo đức của Khổng Tử là:nhân, lễ, trí, dũng Trong những phạm trù đạo đức ấy, nhân nó là chuẩn mực đạo đức cơ bản quy định bản tínhcon người và những quan hệ giữa người với người từ trong gia tộc đến xã hội

Trang 14

Chữ nhân trong Luận ngữ (Tứ thư) của Khổng Tử (gồm chữ “nhân đứng” và chữ “nhị”) có ý rằng, cáiđại thể và cái đức chung của mọi người đều có như nhau, trong mối quan hệ người với người thì "nhân" mớiđược biểu hiện Vì sao Khổng Tử chọn chữ nhân làm nguyên lý đạo đức căn bản trong triết lý đạo đức củamình? Đó là điều ngẫu nhiên hay mang tính tất nhiên? Khổng Tử chọn chữ nhân là phạm trù đạo đức căn bảnkhông là ngẫu nhiên, mà là xuất phát từ hai căn cứ: căn cứ lý luận và căn cứ thực tiễn Về mặt lý luận, Khổng

Tử cho rằng, theo sự chi phối của đạo, của thiên lý, vạn vật trong vũ trụ biến hóa không ngừng Sự sinh thành,biến hóa ấy của vạn vật bao giờ cũng nhờ trung hòa giữa âm và dương, trời đất mà có Vì thế, trong Luận ngữ,Thiên Ung dã, ông nói: “Trung dung là cái đức cực điểm”(Trung dung chi vị đức dã - Luận ngữ, Ung dã, 29)

“Trung” là gốc lớn thiên hạ, “hòa” (dung) là đạo thông đạt của thiên hạ Đạt tới “trung hòa”, ắt mọi người, mọivật trong trời đất đều được yên ổn, trật tự và mọi vật sẽ sinh sản, nảy nở một cách thuận chiều Theo ông, conngười là kết quả bẩm thụ khí âm dương của trời đất mà sinh thành Tuân theo thiên lý, hợp với đạo “trung hòa”,đạo sống của con người phải là trung thứ, nghĩa là sống đúng với mình và mang cái đó ứng xử với mọi người,

đó chính là chữ nhân Về mặt thực tiễn, xã hội thời Xuân thu mà Khổng Tử sống là thời kỳ hỗn loạn, lúc đó, yêucầu lịch sử cũng như nhiệm vụ của kẻ cầm quyền và các nhà tư tưởng là phải ổn định trật tự xã hội, cảm hóacon người Để đáp ứng nhiệm vụ ấy, Khổng Tử đã chủ trương dùng nhân trị

Tuy nhiên, trong thời Xuân thu-Chiến quốc đã có nhiều học thuyết phê phán cho rằng quan niệm về

"nhân" của Khổng Tử là giả dối, là nói suông, coi đó là nguồn gốc của bất nhân, bất nghĩa Thế nhưng, khôngphải vì thế mà tư tưởng "nhân" của Khổng Tử không đi vào lòng người đương thời, gây cho họ biết bao sự xúcđộng và là cơ sở cho những hành động nhân đạo, nhân nghĩa

Khái niệm nhân là hạt nhân trong triết học Khổng Tử, trung tâm của học thuyết Khổng Tử Trong “Luậnngữ”, Khổng Tử có 58 chỗ đề cập đến quan niệm chữ nhân với cả thảy 105 chữ, nhưng không chỗ nào giốngnhau cả Khi Nhan Uyên, học trò ưu tú của Khổng Tử, hỏi ông về Nhân, Khổng Tử đáp: “Khắc phục ham muốncủa mình, nói và làm phù hợp với lễ Một ngày làm được như thế người trong thiên hạ sẽ cùng về đức nhân.Thực hiện đức nhân hoàn toàn ở mình, không lẽ dựa vào người khác hay sao?” Nhan Uyên hỏi chi tiết điềumục chữ nhân, Khổng Tử giải thích: “Cái gì không hợp lễ thì mắt đừng nhìn, cái gì không hợp lễ thì tai đừngnghe, cái gì không hợp lễ thì miệng đừng nói, cái gì không hợp lễ thì thân đừng làm” Ở đây, Khổng Tử đã giảithích chữ nhân gắn với lễ Mắt, miệng, tai, thân là kỷ, muốn khắc kỷ, theo Khổng Tử, phải thắng dục vọng riêng

tư Trọng Cung, một cao đệ của Khổng Tử, hỏi về nhân, Khổng Tử đáp: “Khi ra khỏi nhà mình phải giữ chonghiêm trang, kính cẩn, dường như sắp gặp khách quý Sai khiến dân phải giống như đang làm tế lễ lớn vậy.Việc mình không muốn thì đừng ép người khác muốn Ở trong nước, ở trong nhà đừng để ai oán giận mình”(Xuất môn như kiến đại nhân, sử dân như thừa đại lễ, kỷ sở bất dục vật thi nhân, tại bang vô oán, tại gia vôoán) Khi Phan Trì hỏi về nhân, Khổng Tử giảng giải rằng: “Cư xử lễ độ, đúng mực, làm việc thì nghiêm túc,cẩn thận, giúp việc cho người thì tận trung Dù đến đất mọi rợ cũng không thể để mất đi những phẩm đức này”.Theo ông, người có nhân là người làm được năm điều trong thiên hạ: cung, khoan, tín, mẫn, huệ Nhân còn làbiết “yêu người” và biết ghét người Người có đức nhân, phải là người “Trước làm những điều khó, sau đó mớinghĩ tới thu hoạch kết quả” Người có đức nhân không xa rời “nhân” dù chỉ trước sau một bữa ăn, vì nhân đâuphải xa, bởi bản tính của con người là thiện Nhưng vì con người quen thói đời, mê vật dục, nên thấy nhân xamình đó thôi: “Không lẽ điều nhân xa chúng ta như vậy? Ta nghĩ muốn đạt được điều nhân thì điều nhân sẽđến” Như vậy, quan niệm của Khổng Tử về nhân có thể khái quát ở mấy nội dung chính sau:

Trang 15

Thứ nhất, nhân là trung thứ, thương người, hết lòng với người khác Bản tính này được bộc lộ “tiềm ẩn”trong các quan hệ xã hội giữa người với người Cốt lõi của nó là “trung thứ” Khổng Tử nói: “Đạo ta là một lẽ

mà thông suốt tất cả chỉ gom vào một chữ trung thứ”; “Chuẩn tắc trung thứ rất gần đạo, không trái đạo Phàmcái gì làm cho mình mà mình không thích thì cũng đừng đem áp dụng vào người khác” Điều đó có nghĩa là,mình muốn đứng vững, mình muốn công việc của mình thành đạt thì cũng làm cho công việc của người khácthành đạt Con người phải hết lòng, hết dạ, thành tâm, thành ý sống theo nguyên tắc ấy Ở đây, “Trung” khôngchỉ yêu người (ái nhân), mà còn phải giúp đỡ, tạo lập cho người thành đạt “Thứ” là suy mình ra người, cái gìkhông có lợi cho mình, mình không muốn, mình ghét thì đừng đem cái đó cho người khác Qua đây ta thấy,quan niệm “trung thứ” biểu hiện tính nhân văn sâu sắc, một lẽ sống, sống sao cho ra người Vì thế, nhân là đứctính hoàn thiện, là cái gốc đạo đức của con người Đó là đạo làm người mà cốt lõi là vừa yêu thương, vừa phảigiúp đỡ lẫn nhau để tạo dựng cuộc sống cộng đồng hòa bình, hạnh phúc

Thứ hai, nhân là tiêu chí đạo đức cao nhất trong bậc thang giá trị đạo đức, nhân là cái gốc, sinh ra cácđức mục khác, các đức khác hội tụ cả ở nhân Nhân là cái thế yên lặng như núi, bao nhiêu đức khác bởi đó màsinh ra, khác nào như các thứ cây cối đều mọc lên cả trên núi Nhân là cái gốc của sự sinh hóa trong trời đất; thếgian nhờ đó mà đứng; vạn vật nhờ đó mà sinh; quốc gia nhờ đó mà còn; lễ nghĩa nhờ đó mà phát hiện ra Nhân

là yêu người, yêu vật; lòng yêu thương ấy đều xuất phát một cách tự nhiên, chứ không miễn cưỡng chút nào

“Nhân” là thuộc tính của người quân tử; quân tử không làm đức nhân không còn quân tử nữa Nhân bao gồm

“dũng” (dũng cảm), “thanh” (trong sạch), “đức” (giữ mình), “tài” (trí tuệ sáng suốt) Người có đức nhân phảiluôn luôn giữ mình trung tín, cung kính, nói năng thận trọng, không lo buồn, an bần, lạc đạo

Thứ ba, nhân bao gồm cung, khoan, tín, mẫn, huệ Trong thiên hạ, ai làm được năm điều ấy (cung,khoan, tín, mẫn, huệ) thì được gọi là người có nhân “Cung thì không khinh nhờn, khoan thì được lòng người,tín thì được người tin cậy, mẫn thì có công, ban phát ân, huệ dễ sử dụng được người

Thứ tư, nhân là “khắc kỷ phục lễ” Tự sửa mình theo điều lễ là người có nhân “Lễ” lấy “nghĩa” làmthực chất, “nghĩa” lại lấy “nhân” làm cơ sở Con người tuân theo lễ để đạt ý chí về sự truy cầu tính chính đáng,

ý chí đó trở thành công tâm Lễ và nghĩa kết hợp khăng khít với nhau, không thể tách rời Khi Nhan Uyên hỏi

về điều nhân, Khổng Tử nói: “Khắc kỷ phục lễ vi nhân Một ngày khắc phục lễ, thiên hạ sẽ gọi điều đó là nhân.Làm điều nhân là do mình chứ có phải do người khác đâu” Nhan Uyên nói: “Xin thầy cho biết cương lĩnh cụthể”, Khổng Tử nói: “Đừng nhìn cái phi lễ, đừng nghe cái phi lễ, đừng nói cái phi lễ, đừng làm cái phi lễ” Câutrả lời này bao hàm cả mục đích, con đường, khả năng thực hiện điều nhân Ở đây, Khổng Tử đề cập quan hệ

“nhân” và “lễ” Tại sao không làm, nói, nghe, nhìn cái phi lễ lại là cương lĩnh thực hiện nhân? Vì sao để cónhân thì phải khắc kỷ? Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử nói đến nhân dục, tức là đặc tính của con người tự nhiên.Con người tự nhiên nhìn, nghe gợi dục vọng, dục vọng đưa đến nói và làm, dục vọng đưa người ta đến chỗ hamphú quý, ham giàu, nhưng con người là thành viên xã hội, phải giữ cho hợp “nghĩa”, phải theo “lễ” Khổng Tửchỉ cho con người được hưởng sung sướng, nhân dục ở mức độ mà “lễ” cho phép Đến đây, có mâu thuẫn giữanhân dục và lễ; nhân dục có khả năng phá lễ, lễ thì đè nén nhân dục Con người phải chọn một Đáp án củaKhổng Tử là, con người phải chọn lễ, đức, chống phú, lợi Như vậy, Khổng Tử cho dục vọng của con người là

tự nhiên; ông không chủ trương diệt dục, mà trái lại thừa nhận nó, nhưng lấy “lễ” để quy định nó, tức là thừanhận nó trong phạm vi của lễ, khi dục vọng trái lễ thì phải chống lại Nhưng dục vọng là dục vọng của conngười, nên phải “khắc kỷ” Khắc kỷ là khắc chế bản thân Khắc kỷ là làm cho con người phục lễ, đúng với lễ

Trang 16

Quan điểm này của Khổng Tử là biện chứng Người muốn đạt đức nhân thì phải là người có “lễ” và “trí” Người

có “trí” có thể không có “nhân”, nhưng không thể người có nhân mà thiếu trí Nhờ có trí nên con người mớisáng suốt, minh mẫn để hiểu được đạo lý, xét đoán được sự việc, phân biệt được phải trái, thiện ác để trau dồiđạo đức và hành động hợp với “mệnh Trời” Nếu không có trí sáng suốt thì chẳng những không giúp đượcngười, mà còn hại đến thân mình nữa Khổng Tử từng nói rằng, nếu không có học thì dù có thiện tâm, nhân đức,trung tín đến đâu cũng bị cái ngu muội, phóng đãng, phản loạn che mờ Người quân tử để trí vào cái đạo lý, giữgìn lấy cái đức hạnh, tựa vào nhân “Mình tự hoàn thành cho mình thì gọi là nhân Mình hoàn thành cho muônvật thì gọi là trí Nhân và trí là phẩm đức cố hữu trong bản tính con người, là nguyên tắc cơ bản đem ngoại vật

và nội tâm hợp làm một” Mục tiêu của học, theo Khổng Tử, “Có đạo đức nhưng mặc cho quốc gia mê muội, cóthể gọi là người có nhân được không?” Ngoài ra, theo Khổng Tử, “tín” cũng gắn với “nhân” Tín là lời nói, việclàm phải phù hợp, phải thống nhất nhau Không có “tín” chẳng có tin Khi nói về niềm tin của dân với vua,Khổng Tử cho rằng, vua phải có tín với dân thì dân mới tin vào nhà nước Nếu mất tín, mất tin thì mọi sự khôngcòn ý nghĩa gì, chính quyền, xã tắc sẽ sụp đổ

Thứ năm, hiếu đễ là gốc của nhân Thái độ của Khổng Tử về “hiếu”là bảo thủ Khổng Tử chủ trươngmọi việc phải theo ý cha mẹ, phục tùng cha mẹ tuyệt đối; cha mẹ có sai, con cái chỉ can ngăn một cách khéoléo, nhẹ nhàng, phải kính cẩn theo ý cha mẹ, tuy trong lòng buồn phiền, nhưng cũng không dám oán trách.Khổng Tử muốn lấy “hiếu” làm gốc của “nhân” Ở Khổng Tử, khái niệm “hiếu” được phổ biến hơn khái niệm

“nhân” vì theo ông, dân hiểu “hiếu” sẽ ít thác loạn

Nhân đối lập với “bất nhân” Theo Khổng Tử, người “bất nhân” như người bị bệnh tê dửng dưng, khôngcảm động, không thương xót, thờ ơ, lạnh nhạt trước nỗi đau khổ của người khác Nhân của Nho giáo còn gồmnhiều tiêu chuẩn khác nữa như: trung, hiếu, cung, kính, khoan, hòa, cần, mẫn, chính đáng, thật thà, khiêm tốn,dũng cảm, học gắn với hành, tự trách mình hơn trách người, thận trọng, biết yêu người đáng yêu, biết ghétngười đáng ghét Giết một người để cứu muôn người là nhân Do quan niệm về nhân bao quát nhiều tiêu chuẩnđạo đức như vậy, nên người thiếu những tiêu chuẩn đó không phải là người có nhân thật sự

Tuy nhiên, trong việc giáo dục đức nhân cho con người, Khổng Tử chủ trương “hữu giáo vô loại” Quanđiểm này là tiến bộ, làm phong phú thêm kho tàng giáo dục đạo đức cho nhân loại Đứng ở phương diện này,ông không chỉ là nhà lý luận, mà còn là nhà giáo dục lớn Nhưng mặt khác, vì hạn chế của điều kiện lịch sử và

sự ràng buộc của lợi ích giai cấp, ông lại khẳng định rằng, đức nhân chỉ có thể có được ở người quân tử, Khổng

Tử luôn luôn phân biệt rõ sự đối lập giữa hai hạng người trong xã hội: quân tử và tiểu nhân “Người nhân dùngcủa cải của mình để hoàn thiện phẩm đức Kẻ bất nhân dùng sinh mệnh của mình để vơ vét của cải” Ông khẳngđịnh rằng: “Người quân tử chẳng may lỡ làm việc bất nhân là có Nhưng chưa có kẻ tiểu nhân nào mà làm đượcmột việc có nhân” Đây là điểm hạn chế lớn về thế giới quan cũng như nhân sinh quan của Khổng Tử

Quan niệm nói trên của Khổng Tử về nhân có nhiều yếu tố hợp lý Ngay từ thời Xuân thu, trật tự, lễ,nghĩa, cương thường bị đảo lộn; đạo đức suy đồi; quan niệm về nhân của Khổng Tử đã có một ý nghĩa trongviệc giáo dục đạo đức để mọi người hiểu và làm theo đạo vua, đạo tôi, đạo cha mẹ, chồng vợ, con cái, anh em,bạn bè Lịch sử các quốc gia Đông Á có những bước thăng trầm mấy nghìn năm, nhưng nhờ đường lối nhân trịcủa Khổng Tử mà các triều đại phong kiến giữ yên được bờ cõi, ổn định; xã hội nói chung và gia đình nói riêng

Ngày đăng: 16/05/2018, 17:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w