Nghiên cứu kỹ thuật chiết, ghép và gây trồng cây ươi (Scaphium macropodum) chiết, ghép tại vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu kỹ thuật chiết, ghép và gây trồng cây ươi (Scaphium macropodum) chiết, ghép tại vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu kỹ thuật chiết, ghép và gây trồng cây ươi (Scaphium macropodum) chiết, ghép tại vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu kỹ thuật chiết, ghép và gây trồng cây ươi (Scaphium macropodum) chiết, ghép tại vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu kỹ thuật chiết, ghép và gây trồng cây ươi (Scaphium macropodum) chiết, ghép tại vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu kỹ thuật chiết, ghép và gây trồng cây ươi (Scaphium macropodum) chiết, ghép tại vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu kỹ thuật chiết, ghép và gây trồng cây ươi (Scaphium macropodum) chiết, ghép tại vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu kỹ thuật chiết, ghép và gây trồng cây ươi (Scaphium macropodum) chiết, ghép tại vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu kỹ thuật chiết, ghép và gây trồng cây ươi (Scaphium macropodum) chiết, ghép tại vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống
và kỹ thuật gây trồng cây Ươi (Scaphium macropodum) nhằm mục đích lấy quả,
do TS Đoàn Đình Tam là chủ nhiệm đề tài Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác Mọi sự trích dẫn trong luận văn đều nêu rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2017
Người cam đoan
(Tác giả ký và ghi rõ họ tên)
Trang 2Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS Đoàn Đình Tam – người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Xuân Hoàn đã tận tình giúp đỡ, chia
sẻ kinh nghiệm, kiến thức quý báu cho tác giả trong quá trình hoàn thiện luận văn
Tác giả cũng xin cảm ơn tập thể Ban giám đốc, cán bộ nhân viên Vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban giám hiệu trường Cao đẳng Nông nghiệp
và PTNT Bắc Bộ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Tác giả
Cao Thị Minh Châu
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH VẼ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Giới thiệu chung cây Ươi 3
1.1.1.Hình thái cây ươi: 3
1.1.2.Phân bố: 3
1.1.3.Giá trị: 3
1.2 Cơ sở khoa học kỹ thuật chiết, ghép 4
1.2.1.Phương pháp chiết cành: 4
1.2.2.Phương pháp ghép: 5
1.3 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng phát triển cây rừng 7
1.4 Những nghiên cứu về cây Ươi 10
1.4.1.Trên thế giới 10
1.4.2.Trong nước 13
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU – PHẠM VI – ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Mục tiêu: 18
2.2 Phạm vi – Đối tượng nghiên cứu 18
2.3 Nội dung nghiên cứu 18
2.3.1 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây Ươi bằng chiết, ghép từ các cây trội chọn lọc……… 18
2.3.2 Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Ươi chiết, ghép 18
Trang 42.4 Phương pháp nghiên cứu 18
2.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu 18
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Ươi bằng chiết, ghép 20
2.4.3 Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây Ươi chiết, ghép 23
2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 27
CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 28
3.1 Điều kiện tự nhiên 28
3.1.1 Vị trí địa lý 28
3.1.2 Địa hình địa thế 28
3.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng 29
3.1.4 Khí hậu, thủy văn 29
3.1.5 Tài nguyên rừng 30
3.1.6 Điều kiện kinh tế xã hội 32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1 Kỹ thuật nhân giống cây ươi chiết ghép 34
4.1.1 Kết quả điều tra, tuyển chọn cây trội 34
4.1.2 Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây Ươi bằng phương pháp chiết, ghép từ các cây trội chọn lọc 38
c Kết quả nhân giống cây ươi bằng phương pháp chiết 44
4.1.3 Ảnh hưởng của các phương pháp ghép tới tỷ lệ sống của chồi ghép 44
4.2 Kỹ thuật trồng cây Ươi chiết, ghép 47
4.2.1 Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây Ươi chiết, ghép 47
4.2.2 Phương thức trồng thuần tập trung và trồng phân tán cây Ươi chiết, ghép trong các vườn rừng hộ gia đình 50
KẾT LUẬN – TỒN TẠI –KIẾN NGHỊ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NAA α- naphthyl acetic acid IBA β-indol butyric acid
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
4.1 Chỉ số IVI của các loài cây gỗ tại các lâm phần điều tra 34 4.2 Tỷ lệ A/F các loài tại các hiện trường nghiên cứu 35 4.3 Kết quả điều tra chọn cây trội từ các lâm phân Ươi nghiên cứu 36 4.4 Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ của cành chiết 38 4.5 Ảnh hưởng của chất kích thích IBA đến diễn biến ra rễ 40 4.6 Ảnh hưởng của chất kích thích IBA đến chất lượng bộ rễ 41
4.8 Ảnh hưởng của các phương pháp ghép tới tỷ lệ sống của chồi ghép 46
4.10 Ảnh hưởng của phương thức trồng đến sinh trưởng của cây ươi
Trang 7DANH MỤC HÌNH VẼ
2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón đến sinh
4.2 Tỷ lệ ra rễ trung bình của các thí nghiệm 39
4.5 Số lượng rễ trung bình của các công thức thí nghiệm 42
4.6 Chiều dài rễ trung bình của các công thức thí nghiệm 42
4.7 Chất lượng bộ rễ tại các công thức thí nghiệm 43
4.9 Tỷ lệ trung bình các cây ra chồi của các phương pháp ghép 46
4.11 Sinh trưởng đường kính và chiều cao của cây Ươi chiết,
ghép trong các công thức thí nghiệm phân bón 48 4.12 Cây Ươi trong các công thức thí nghiệm về phân bón 50
4.13 Sinh trưởng đường kính và chiều cao của cây Ươi chiết,
4.14 Ươi chiết, ghép trồng thuần tập trung trong vườn hộ 52 4.15 Ươi chiết, ghép trồng phân tán trong vườn hộ 52
Trang 8ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau, nên diện tích, trữ lượng rừng cũng như nguồn gen thực vật rừng nhiệt đới bị suy giảm mạnh, khiến cho khả năng phòng hộ và cung cấp gỗ, lâm sản cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội bị hạn chế Vì vậy, phải đẩy mạnh công tác xây dựng vốn rừng, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc Chuyển hướng từ sử dụng lâm sản rừng
tự nhiên sang sử dụng lâm sản khai thác từ rừng trồng, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho cộng đồng dân cư các dân tộc miền núi Dự án “Trồng mới 5 triệu ha rừng” và Kế hoạch Bảo vệ, Phát triển rừng
là một nhiệm vụ quan trọng của ngành Lâm nghiệp đang nỗ lực thực hiện, ngoài mục tiêu kinh tế thì các mục tiêu về bảo vệ môi trường sinh thái, phục hồi hệ sinh thái rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển các loài cây bản địa là đặc biệt có ý nghĩa quan trọng Nhiều loài cây bản địa đã được đưa vào trồng rừng và cũng có những loài cây đang được nghiên cứu triển khai có nhiều triển vọng
Cây Ươi (Scaphium macropodum) thuộc họ Trôm (Sterculiaceae) là loài bản
địa mọc nhanh, gỗ lớn cao 20 – 35m, đường kính 50 – 100cm, thân thẳng vỏ nhiều
xơ sợi, phân bố phân tán trong rừng tự nhiên ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Ươi là cây đa mục đích,quả có giá trị kinh tế cao Theo
Lê Mộng Chân (1992):gỗ Ươi có đặc điểm mềm, nhẹ phù hợp làm gỗ dán lạng và đóng đồ dùng thông thường, vỏ hạt nhiều chất nhày làm đồ uống giải khát, nhân chứa chất béo ăn được Theo Đỗ Tất Lợi ( 2004): hạt Ươi vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, chảy máu cam Do quả Ươi có giá trị cao trên thị trường nên hàng năm vào mùa quả chín, do thân thẳng, chiều cao dưới cành lớn 15 – 25m khó lấy quả, người dân vào rừng chặt cây để khai thác quả dẫn tới loài này đang giảm sút về số lượng
và chất lượng; ỞViệt Nam mới nghiên cứu được một số vấn đề cơ bản, trong đó tập trung vào nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, kỹ thuật gây trồng cây con từ hạt, thử
Trang 9nghiệm nhân giống vô tính bằng hom hoặc chiết cành, và một số các nghiên cứu về chọn cây trội, khảo nghiệm xuất xứ, sử dụng sản phẩm,…Tuy nhiên chưa có các nghiên cứu sâu và cụ thể về kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp chiết, ghép cũng như kỹ thuật gây trồng bằng cây chiết, ghép Đặc biệt là phát triển cây Ươi theo hướng kinh doanh như một loài cây ăn quả trong vườn hộ, có thân cây thấp, tán rộng, năng suất quả cao, dễ thu hái
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật chiết, ghép và gây trồng cây Ươi (Scaphium macropodum) chiết, ghép tại vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm góp phần giải quyết các tồn tại nêu trên
Trang 10CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu chung cây Ươi
Cây Uơi tên khoa học là Scaphium macropodum, thuộc họ Trôm
(Sterculiacea)
1.1.1 Hình thái cây ươi:
- Thân cây thẳng đứng dạng thân cau, lá có màu xanh đậm Cây ươi cao từ 20-25m, nhánh non có lông hoe, đường kính 50 – 100 cm
- Lá mọc tập trung ở đỉnh cành, lá có phiến từ 3-5 thùy ở thân non, bầu dục ở thân lớn, cuống lá dài từ 10-30cm
- Hoa nhỏ, đài có ống dài
- Quả nang, mặt ngoài màu đỏ, mặt trong màu bạc
- Hạt to hình bầu dục hay thuôn dài màu đỏ nhạt
- Mùa hoa từ tháng 1 đến tháng 4, hoa chính tháng 3
Cát Tiên)
- Cây mọcthành đám, cụm có khi mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường
xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao không quá 1000 m, trên đất dày, màu mỡ
1.1.3 Giá trị:
Cây Ươi không cho giá trị cao về gỗ mà giá trị là ở quả của nó
Giá trị về dược liệu:
Trang 11- Quả Ươi có vị ngọt, tính hàn, không độc vào kinh phế, có tác dụng: giải
nhiệt, giải độc, thanh phế nhiệt, chống viêm, lợi yết hầu, thông tiện, nhuận tràng
- Quả Ươi thường dùng làm nước giải khát, chữa các chứng bệnh do nhiệt gây
ra, chữa ho khan mất tiếng, sưng đau cổ họng, chảy máu cam, nôn ra máu, giúp
thông tiểu tiện, nhuận tràng, các chứng đau ruột và các bệnh tiêu hóa…
Giá trị về kinh tế:
Quả Ươi có giá trị cao về kinh tế, giá bán trên thị trường dao động từ 80.000 VNĐ đến 120.000 VNĐ/1kg, có thời điểm (2016) giá bán tới 180.000 đến 200.000 VNĐ/kg
1.2 Cơ sở khoa học kỹ thuật chiết, ghép
Theo viện sĩ Maximop, mỗi bộ phận của cây, ngay đến mỗi tế bào, đều có tính độc lập về mặt sinh lí rất cao Chúng có khả năng khôi phục lại các cơ quan, bộ phận không đầy đủ và trở thành một cá thể mới hoàn chỉnh
1.2.1 Phương pháp chiết cành:
Cơ sở khoa học của phương pháp là sau khi ta tiến hành khoanh vỏ, dưới ảnh hưởng của các chất nội sinh trong tế bào như auxin, cytokinin khi gặp điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp sẽ kích thích sự hoạt động của tượng tầng và hình thành
mô sẹo rồi sau đó rễ được hình thành
Quá trình hình thành rễ bất định có thể chia làm 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Tái sinh phân chia tượng tầng
Giai đoạn 2: Xuất hiện mầm rễ
Giai đoạn 3: Sinh trưởng và kéo dài của rễ, rễ đâm qua vỏ ngoài
Vai trò của Auxin trong việc hình thành rễ:
Auxinđóng vai trò quan trọng trong quá trình phát sinh hình thái Đặc tính di chuyển và hiệu ứng theo nồng độ của auxin quyết định chiều hướng và tính hữu cực trong sự phát sinh cơ quan (Sachs, 1993) [24] Từ khi auxin lần đầu được mô tả, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự liên hệ chặt chẽgiữa auxin với sự phát triển rễ (Overvoordeetal, 2010) [22] Auxin giúp sự kéo dài tế bào, sự phân chia, sự phát triển và duy trì mô phân sinh ngọn rễ (Mironova et al,2010) [20]
Trang 12Một trong những hiệu ứng rõ nét nhất của auxin đối với sự phân hóa tế bào
đã được chứng thực từ năm 1934 (Went, Skoog, Thimann) là khả năng phát sinh rễ Hiệu ứng đó tạo nên một trong các ứng dụng quan trọng của auxin hoặc các chất gần giống auxin, là cơ sở của tất cả các sản phẩm thương mại (bột nhão hay dungdịch) nhằm xúc tiến sự giâm cành (Nguyễn Như Khanh, 2007) [6]
Auxin ở nồng độ cao kích thích sự tạo sơ khởi rễ (phát thể non của rễ), nhưng ngăn cản sựtăng trưởng của các sơ khởi này Đặc tính này được ứng dụng phổ biến trong giâm cành, hiện tượngđược chứng minh bao gồm ít ra là hai giai đoạn: tạo sơ khởi và kéo dài sơ khởi này (Mai Trần NgọcTiếng và các cs, 1980) [9] Trong sự tạo rễ, auxin cần phối hợp với các Vitamin (như thiamin mà rễ không tổng hợp được), axit amin (như arginin) và nhất là các hợp chất ortho-diphenolic (như axit cafeic, axit chlorogenic) (Bùi Trang Việt, 2000) [11]
Trong kĩ thuật nhân giống vô tính thì việc sử dụng auxin để kích thích sự ra
rễ là cực kì quan trọng và bắt buộc (Vũ Văn Vụ, 1999) [12].Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng auxin cảm ứng sự tượng rễ bất định (adventitious root initiation) ở các nồng độ auxin khác nhau (Lund et al., 2008; Mironova et al., 2010; Sorin et al.,2005) [19] [20] [26] Cùng với bản chất, nồng độ và khuynh độ của auxin (auxin gradients) giải thích được phần nào về sự tạo rễ bất định ở mức phân tử (Gutierrez
et al, 2009) [17]
Những thay đổi nồng độ auxin nội sinh liên quan với những giai đoạn sinh lí của rễ, nồng độ auxin nội sinh cao thường ứng với giai đoạn hình thành sơ khởi rễ Khi xử lí auxin ngoại sinh trên khúc cắt, nồng độ auxin nội sinh đạt tới đỉnh cao trùng với thời điểm tạo sơ khởi rễ (Pop et al., 2011) [23].Điều đáng lưu ý là việc sử dụng auxin có hiệu quả ức chế ngay ở nồng độ thấp đối với hệ rễ
Đối với rễ, auxin có tác dụng kích thích ở nồng độ thấp khoảng 10-10 –10
-12M; ở thân nồng độ cao hơn 10-6 –10-7M Trong các auxin thì NAA và IBA là hai loại được sử dụng nhiều trong nhân giống vô tính
1.2.2 Phương pháp ghép:
Cơ sở khoa học của phương pháp là khi ghép, bằng những phương pháp nhất định làm cho tượng tầng của gốc ghép và thân ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt
Trang 13động và khả năng tái sinh của tượng tầng làm cho mắt ghép và gốc ghép gắn liền với nhau
Cây gốc ghép và phần ghép đều có những khả năng sinh tồn khác nhau, bổ sung hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một tổ hợp cộng sinh hữu cơ, dựa vào nhau cùng tồn tại, tạo thành một thể thống nhất Bộ rễ của cây gốc ghép hút nước và chất khoáng đồng thời tạo thành axit hữu cơ và axit amino cung cấp cho thân, cành, lá của phần ghép phía trên Ngược lại, những vật chất đồng hóa được do phần ghép phía trên nhờ tác dụng quang hợp, cung cấp trở lại cho bộ rễ Ngoài ra, tỷ lệ ra hoa đậu quả, sức đề kháng sâu bệnh của tổ hợp ghép còn chịu ảnh hưởng của cảphần ghép và gốc ghép
Nguyên lý ghép cây:
- Quá trình liền vết ghép: Khi bị tổn thương, cây có thể tự làm lành vết thương và ghép cây là tận dụng khả năng đó của cây Khi ghép, đòi hỏi tầng sinh gỗ (mô phân sinh) trên mặt cắt của phần ghép tiếp hợp chặt chẽvới tầng sinh gỗ trên mặt cắt của cây gốc ghép và như vậy vết ghép mới mau liền lại để tạo thành 1 cây mới, tức là thao tác ghép phải chuẩn và đúng kỹ thuật
Khi cắt ngang một cành cây, ta thấy ngoài cùng là biểu bì rồi đến vỏ cành, tầng sinh gỗ (mô phân sinh), trong cùng là lõi gỗ Tầng sinh gỗ liên tục phân chia cả 2 phía: phía ngoài tạo ra lớp vỏ và phía trong tạo ra lõi gỗ Do vậy, khi ghép, nếu 2 mặt tầng sinh gỗ của phần ghép và gốc ghép tiếp hợp với nhau chặt chẽ thì vết ghép mau liền và phần ghép sẽ sống Khi ghép yêu cầu mặt cắt của phần ghép và của gốc ghép nhất thiết phải thật nhẵn (tức là khi cắt phải dùng dao ghép rất sắc) và phải được áp chặt với nhau để cơ quan phục hồi vết thương của cả 2 bên có thể nhanh chóng liền lại với nhau Do vậy, khi ghép phải dùng dây quấn chặt phần ghépvà gốc ghép Thực chất, quá trình liền vết ghép diễn biến như sau: Khi ghép ở 2 mặt của vết cắt hình thành 1 lớp màng mỏng, sau đó tầng sinh gỗ tăng trưởng rất nhanh, lấp đầy chỗ trống giữa 2 mặt vết cắt (của phần ghép và gốc ghép) Từ đó màng mỏng bị hủy hoại, các tổ chức mô tế bào của phần ghép và gốc ghép dần hòa hợp, gắn bó với nhau, hệ thống vận chuyển dinh dưỡng liên kết với nhau do tầng sinh gỗ tạo ra vỏ
Trang 14phía ngoài và gỗ phía trong và nối các mạch ống dẫn của lõi gỗ với ống lọc thấm của lớp vỏ lại với nhau và hệ thống mạch dẫn thực sự được liên kết, thông suốt Lúc này, chồi ghép được cung cấp dinh dưỡng, nước và bắt đầu sinh trưởng
- Khả năng hòa nhập trong quá trình ghép: Giữa các cây có sự khác biệt về cấu trúc mô, tế bào, về sinh lý, về tính di truyền, v.v Nếu ghép những cây mà sự khác biệt đó không lớn thì khả năng hòa nhập của chúng cao và cây ghép dễ sống, sau đó sinh trưởng phát triển thuận lợi, ngược lại sự khác biệt nói trên càng lớn thì khả năng hòa nhập càng thấp, việc ghép sẽ khó thành công Một số cây, khi ghép thì sống, nhưng sau sinh trưởng không bình thường, thậm chí sinh trưởng tốt nhưng lại không đem lại giá trị kinh tế
1.3 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng phát triển cây rừng
Bón phân là một trong những biện pháp thâm canh rừng trồng hết sức quan trọng, nó không chỉ góp phần bù đắp lượng dinh dưỡng của đất đã mất đi
mà còn kích thích vi sinh vật đất hoạt động giúp cải thiện kết cấu đất Ngoài ra, bón phân còn có tác dụng tổng hợp đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng
Vấn đề bón phân cho cây rừng hiện nay đã được nhiều nhà khoa học quan tâm
ở các mức độ khác nhau Năm 1963, tác giả Turbixki đã nhận định rằng các biện pháp bón phân sẽ được hoàn thiện một cách đúng đắn theo sự hiểu biết sâu sắc nhu cầu của cây, đặc điểm của đất và loại phân bón Theo Prianitnikov (1964), phân bón chính là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, đối với từng loại cây cần có những nghiên cứu cụ thể để tránh sự lãng phí phân bón không cần thiết Ngoài ra Andre Grro (1967) đã nghiên cứu về vai trò của nguyên tố khoáng đa lượng đối với cây con gieo ươm, nó có tác dụng giúp cây sinh trưởng tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bộ rễ, làm cho cây cứng cáp, tăng sức
đề kháng, giảm quá trình thoát hơi nước và điều hòa hoạt động sống làm cho cây khỏe mạnh và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường (Nguyễn Thị Phương, 2010) [7]
Trang 15Năm 1996, tác giả Lê Văn Khoa và cộng sự cho rằng cây trồng hút chất dinh dưỡng trong phân chuồng hữu cơ chậm hơn phân khoáng, nhưng nếu chỉ nhìn trước mắt thì thấy phân khoáng tham gia vào năng suất cây trồng nhiều hơn, còn phân chuồng thì cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài, tổng lượng chất dinh dưỡng mà phân chuồng cung cấp cho cây trồng rất lớn (Nguyễn Thị Phương, 2010) [7]
Cũng trong năm 1996, tác giả Hoàng Công Đãng đã tiến hành thử nghiệm về bón lót các hữu cơ và vô cơ với các tỷ lệ khác nhau cho cây Bần chua ở giai đoạn vườn ươm: 1 - 2 - 4 - 6% tính theo khối lượng bầu và sử dụng công thức đối chứng
là toàn đất để so sánh đã đưa ra kết luận sau: Ở các công thức ruột bầu có tỷ lệ Lân 2-4% và các công thức 1-2% phân bón cây sinh trưởng tốt cả về đường kính, chiều cao cũng như sinh khối của cây (Nguyễn Thị Phương, 2010) [7]
Năm 2007, Nguyễn Huy Sơn khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng của rừng trồng Thông Caribe và Bạch đàn Uro đã kết luận: Trên đất feralit phát triển trên đất phiến thạch sét ở Đại Lải (Vĩnh Phúc) Bạch đàn Uro (E urophylla) sinh trưởng tốt nhất ở công thức bón lót và bón thúc năm thứ 2 gồm: 100g NPK (5:10:3) kết hợp với 200g hữu cơ vi sinh và 100g vôi bột, năm thứ
3 bón thúc 150NPK (5:10:3) kết hợp 300g Supe lân hoặc 200g NPK kết hợp 100g vôi bột vẫn có tác dụng rõ rệt, sau 5,5 năm trữ lượng gỗ cây đứng trung bình đạt từ 17,51 - 17,62 m3/ha/năm Đối với Thông Caribe (Pinus caribaea var.hondurensis)
sinh trưởng tốt nhất ở công thức bón lót và bón thúc năm thứ 2 gồm: từ 200-300g supe lân kết hợp với 200g hữu cơ vi sinh, bón thúc năm thứ 5 cũng có ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh trưởng cả đường kính và chiều cao, tốt nhất là công thức phối hợp giữa 300g supe lân với 300g hữu cơ vi sinh (Nguyễn Huy Sơn, 2007) [8] Năm 2009, Nguyễn Thanh Hằng và Nguyễn Văn Thịnh đã tiến hành thí nghiệm các biện pháp thâm canh rừng Luồng kết hợp với canh tác nông nghiệp trên đất trống ở xã Kha Cửu, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ Kết quả cho thấy 4 công thức thí nghiệm bón phân thì công thức sử dụng 1kg phân NPK + 10kg phân chuồng có ảnh hưởng tích cực đến chiều cao và số thân Luồng Đối với thí nghiệm sử dụng
Trang 16chất giữ ẩm AMS chỉ tác động với lượng 10g chất giữ ẩm/1 gốc Luồng, chiều cao của Luồng đã tăng lên 0.4m so với đối chứng (Bùi Thanh Hằng và Nguyễn Văn Thịnh, 2009) [3]
Nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv (2004) trên nhiều vườn trồng cây cam
quýt có tuổi liếp khác nhau cho thấy các liếp vườn trên 20 năm tuổi có pH đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ rất thấp, N tổng số nghèo, N hữu cơ dễ phân hủy, N hữu dụng, cation trao đổi như Mg, Ca và phần trăm base bão hòa đều rất thấp so với các liếp vườn 7 năm tuổi Mật số nấm và vi khuẩn giảm thấp trong các liếp vườn 20 năm tuổi cũng cho thấy hàm lượng chất hữu cơ trong đất bị suy giảm Sự nghèo kiệt chất hữu cơ trong đất sẽ làm cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng bị giới hạn, điều này dẫn đến năng suất kém và làm giảm sản lượng nông nghiệp [2]
Chất mùn hữu cơ trong đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng thông qua các đặc tính lý, hóa và sinh của đất như: (a) Cung cấp chất đạm, lân, lưu huỳnh và các chất vi lượng một cách từ từ cho cây; (b) Tích trữ dưỡng chất từ phân hóa học Vai trò nầy rất quan trọng, giúp hạn chế việc mất phân sau khi bón vì nếu không chúng bị bốc hơi hoặc rửa trôi đi Những chất dinh dưỡng được giữ lại nầy sau đó được phóng thích cho cây hấp thụ khi cần thiết; (c) Cải thiện cấu trúc của đất, làm đất có nhiều lổ rỗng hơn vì thế đất trở nên thông thoáng, giúp sự di chuyển của nước trong đất dễ dàng, và giữ được nhiều nước hơn; (d) Làm tăng mật
số vi sinh vật trong đất, bao gồm cả vi sinh vật có lợi Ảnh hưởng của chất mùn đến
sự sinh trưởng của cây trồng không phải chỉ đơn thuần bằng những cách trên mà còn có vai trò kích thích cho cây trồng phát triển Tính kích thích này là do sự hiện diện của những chất có chức năng như là những chất điều hòa sinh trưởng thực vật
có trong mùn hữu cơ, có hoạt tính tương tự như IAA, Gibberillin, cytokinin, hoặc là những chất ngăn cản sự phân hủy auxin
Hồ Văn Thiệt (2006) nhận thấy bón phân hữu cơ có tác dụng tích cực về mặt sinh trưởng của cây trồng, tỷ lệ phát triển của rễ rất nhanh, rõ nhất là ở vườn chôm
chôm (tỉnh Bến Tre) khi bón phân hữu cơ cần bổ sung nấm Trichoderma Ngoài ra, việc bón phân hữu cơ có bổ sung nấm Trichoderma giúp vườn sầu riêng giảm tỷ lệ
Trang 17bệnh Phythopthora rất tốt, khác biệt ý nghĩa so với đối chứng,năng suất quả sầu
riêng gia tăng và chất lượng quả được cải thiện Kết quả thí nghiệm của Lâm Phúc Hải (2012) trên quýt Đường ở tỉnh Hậu Giang cho thấy nghiệm thức có bón bã
bùn+bã mía (tỷ lệ 3:1) kết hợp với nấm Trichoderma đã mang lại hiệu quả kinh tế
cao hơn so với đối chứng không bón Mặc dù ở nghiệm thức đối chứng không phải
tốn chi phí mua bã bùn, bã mía, nấm Trichoderma, công vận chuyển và công bón
nhưng có lợi nhuận thấp hơn nghiệm thức có bón 30 tấn/ha bã bùn+bã mía là 67.180 đồng/cây [10]
1.4 Những nghiên cứu về cây Ươi
1.4.1 Trên thế giới
Ươi là loài cây rừng có giá trị và đang được quan tâm nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Đông Á Nhìn chung các nghiên cứu về cây Ươi trên Thế giới mới chỉ tập trung lĩnh vực đặc điểm sinh lý, sinh thái cá thể, tái sinh tự nhiên, sinh học quần thể Có một số nghiên cứu bước đầu về kỹ thuật nhân giống vô tính bằng hom, chiết cành và đặc biệt về phân tích đánh giá thành phần và hoạt tính dược lý hạt Ươi làm cơ sở sử dụng hiệu quả Tuy nhiên còn chưa có các nghiên cứu về cải thiện giống, kỹ thuật gây trồng và khai thác quản lý bền vững Cụ thể các nghiên cứu cây Ươi trên thế giới như sau:
Về đặc điểm sinh lý sinh thái:
Yarwudhi và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu cây Ươi (Scaphium macrophylla) tại 3 loại hiện trường là rừng tự nhiên (P1), rừng thứ sinh sau khai
thác (P2) và trảng cỏ cây bụi (P2) tại tỉnh Kanchanaburi của Thái Lan Kết quả nghiên cứu cho thấy loài có chỉ số Giá trị quan trọng IVI cao nhất trong 3 loại hiện
trường trên (P1, P2 và P3) tương ứng là Shorea siamensis, Scaphium macrophylla
và Trema orientalis Kết quả cũng cho thấy, loài Ươi có mật độ tái sinh cao nhất tại
P1 & P2 và Ươi có khả năng tái sinh tự nhiên cao đặc biệt trong các khoảng trống Yamada và Suzuki đã tiến hành nghiên cứu về khả năng tái sinh tự nhiên của Ươi và kết quả cho thấy tái sinh được thiết lập thành công thường nằm ngoài tán của cây mẹ, cách gốc khoảng 14m Các cây mẹ trưởng thành và cây non tái sinh
Trang 18thường phân bố riêng rẽ theo cách “loại trừ nhau“, mật độ hạt và nảy mầm được phát hiện cao nhất dưới tán cây mẹ, nhưng tại đây cũng có tỷ lệ chết cây con cao nhất, bởi tầng rơi rụng và tầng tán các cây mẹ quá dày [15]
Yamada và cộng sự khi nghiên cứu cấu trúc tán và tương quan sinh trưởng cho thấy cây Ươi chỉ bắt đầu phát triển cành bên tự nhiên khi đường kính thân đạt được hàng chục cm trở lên, Ươi phát triển tăng đường kính tán chủ yếu bằng tăng kích thước và số lượng lá trong tán [15]
Cây Ươi là cây khá ưa sáng và sinh trưởng khá nhanh, thường tái sinh xuất hiện như cây “tiên phong” trên các khoảng “trống” trong các rừng tự nhiên, ở khu phân bố Trên Thế giới, cây Ươi có phân bố tự nhiên tại các rừng mưa nhiệt đới ở Miến Điện, Lào, Căm Pu Chia, Thái Lan, Indonexia và Việt Nam Ươi là một loài cây gỗ, chiều cao có thể tới 40 m, đường kính (DBH) 1 m [32]
Về nhân giống, kỹ thuật gây trồng và tài nguyên di truyền:
Wichianchan và cộng sự, nghiên cứu ảnh hưởng của IBA tới sự ra rễ của cành chiết Ươi cho thấy Ươi chiết cành có khả năng và tỷ lệ hình thành rễ tốt khi sử dụng chất kích thích rễ IBA hoặc không sử dụng, và trồng cây Ươi chiết có bộ rễ tốt có tỷ lệ sống cao 96.3 % trong khi đó cây chiết có bộ rễ kém có tỷ lệ sống thấp 33,3 % [27]
Kết quả nghiên cứu bước đầu về kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Ươi chiết cành của Koolpluksee và cộng sự (2003) cho thấy tàn che sáng 50% khi trồng
có tác dụng làm tăng sinh trưởng chiều cao, tăng số lượng lá và diện tích lá, tuy nhiên lại hạn chế sinh trưởng đường kính của cây Ươi chiết so với đối chứng không che sang [27]
Lee và cộng sự đã nghiên cứu phân tích đa dạng di truyền và chỉ số H (Shanoon index) của một số quần thể Ươi dưới tác động của các tác động khai thác chọn, kết quả cho thấy với tác động ngắn hạn của khai thác chọn thì chưa ảnh hưởng tới đa dạng di truyền và H, nhưng với những tác động kéo dài liên tục thì đa dạng di truyền bị suy giảm nghiêm trọng (chỉ số H suy giảm tới 31,5%) ở những quần thể có mật độ cây Ươi thấp Điều này có thể do sự trôi dạt di truyền, gen và quá trình tự thụ xảy ra do suy thoái quần thể, một hậu quả của các vấn đề khai thác [33]
Trang 19Về sử dụng sản phẩm:
Hạt Ươi là loại dược liệu quý, có tác dụng chữa trị và phòng ngừa các bệnh đường ruột, dạ dày, ho, phổi, viêm họng Chen và cs, 1995 cho rằng hạt Ươi chứa nhiều các hợp chất Polisaccharide và axit béo, thông qua nghiên cứu của mình ông
đã phân lập và làm tinh sạch Polysaccharide từ dịch tổng tan trong nước (mucilage chất nhờn) của hạt ươi Sterculia lychnophora Polysaccharide có trọng lượng phân
tử 162.200 Da và gồm các loại đường là galactose, arabinose và rhammose, với tỉ lệ phân tử tương ứng là 1:1,67:1.01 Rhamnose với liên kết alpha 1,3 glycoside tạo nên mạch thẳng chính của polysaccharide [16]
Wang và cộng sự đã lần đầu tiên phân tích, tách triết và xác định được cấu trúc của 2 hợp chất Alkaloid mới có hoạt tính dược lý cao từ hạt Ươi có tên là Sterculinine 1 và Sterculinine 2 Đồng thời nhóm tác giả cũng đã tách chiết được 13 loại hợp chất khác có tác dụng dược lý đã được biết đến trong hạt Ươi Chen và cộng sự đã tiến hành các nghiên cứu phân tích xác định thành phần hóa học và hoạt tính các hợp chất acid béo trong hạt Ươi, làm cơ sở cho việc sử dụng các sản phẩm quả Ươi [29]
Wu và cs (2007) tách chiết và tinh sạch polysaccharide trong hạt ươi tới hàm lượng 15,2% trọng lượng hạt Hai loại polysaccharide được bán tinh sạch, chúng gồm polysaccharide trung tính (NSP) và polysaccharide axit (ASP) Hai loại polysaccharide này gồm các thành phần đường với các tỉ lệ khác nhau NSP có trọng lượng phân tử 586.800 Da và chứa glucose (85,6%), galactose (1,35%), xylose (0,59%) và arabinose (0,89%) ASP có trọng lượng phân tử 1.125.000 Da, chứa rhamnose (11,36%), arabinose (17,46), xylose (0,63), glucose (0,35), galactose (15,7%), và giầu galactorunic acid (40,7%) Trong 2 loại polysaccharide trên, ASP
có hoạt tính kháng viêm tốt, ức chế viêm 26,29% ở liệu 200 mg/kg/ngày đối với chuột thí nghiệm [31]
Monton và cs (2014) cũng đã nghiên cứu đặc tính tạo gel của hạt ươi khi trộn với các thành phần hóa chất khác nhằm mục đích sử dụng cho ngành y dược Hỗn hợp citric axit, sodium bicarbonate và tartaric axit với thành phần nhất định (công
Trang 20thức là F5) làm giảm tỉ lệ tạo gel tới 50% và được cho là giúp quá trình tách chiết polyssacharide tốt hơn [21]
Wu và cs (2007) phân tích các chất trong polysaccharide thô từ ươi Việt Nam thì thấy rằng hàm lượng carbohydrate (gồm cả uronic axit) chiếm gần 60%, protein 20%, độ ẩm 9% và tro chiếm 4,5% Hàm lượng polysaccharides trong hạt ươi dao động 7,61-12,55% và tùy thuộc loài và địa lý v.v [31]
Việc sử dụng các bộ phận của thực vật làm thực phẩm, mỹ phẩm và thuốc chữa bệnh là phổ biến trên thế giới, đặc biệt là các loại thuốc ở châu Phi, Á và Nam
Mỹ Nhiều thực vật có hoạt tính tăng cường hệ miễn dịch được đã được nghiên cứu
và liệt kê bởi Kumar (2011) [18] Gần đây, nhiều polysaccharide từ thực vật đã được sử dụng làm thuốc, chăm sóc sức khỏe Chúng có nhiều hoạt tính sinh học như chống ô xi hóa, tăng cường miễn dịch, kháng vi rút và polysaccharide tác dụng ức chế enzyme α-glucosise và chống ô xi hóa (Wang, 2011) [30]
Ở cây ươi, polysaccharide tan trong nước, ký hiệu SSL có trọng lượng khoảng 466 kDa với thành phần đường arabinose, galactose, rhamnose với tỉ lệ 1:2.94:3.04 và có các liên kết alpha giữa các đường SSL được xác định có hoạt tính tăng sinh tế bào bạch cầu ở lá lách (Sunlina 2009) [25]
Trong hạt ươi, ngoài 13 hợp chất có cấu trúc đã biết, 2 chất alkaloid được trích ly trong ethanol có cấu tạo mới đã được phát hiện, gọi là sterculinine I(C18H20N2O6) và II, sterculinine (C15H14N2O6) (Wang 2003) Gần đây, 2 hợp chất cerebrosides cũng được xác định có trong hạt ươi Hợp chất crebrosides 1 có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi chất H2O2, nên được cho rằng có tác dụng tốt với người bị bệnh về thần kinh như Alzeimer (Wang 2013) [28]
1.4.2 Trong nước
Về đặc điểm sinh lý sinh thái:
Lê Quốc Huy đã tiến hành nghiên cứu cấu trúc lâm phần, quần xã thực vật
và động thái quần thể cây Ươi tại một số rừng ở Việt Nam dưới ảnh hưởng của các mức độ tác động hiện trường (SDI) do khai thác, chặt phá khác nhau Kết quả cho thấy Chỉ số Đa dạng Shannon (H’) của các hiện trường nghiên cứu giao động mạnh
Trang 21từ 1.19 đến 5.08 và tốc độ tăng trưởng quần thể (λ) giao động từ 0.981 đến 1.022 Trong đó, hiện trường Bạch Mã có giá trị H’ cao nhất, nơi có SDI trung bình và ở
đó cây Ươi có sinh trưởng tốt nhất, với giá trị λ cao nhất Giá trị H’ thấp nhất tại Nam Cát Tiên, nơi có chỉ số tác động hiện trường SDI cao nhất và tốc độ tăng trưởng λ của cây Ươi đạt được thấp nhất Trong các hiện trường nghiên cứu này,
chỉ số đa dạng sinh học H’ tương quan tỷ lệ nghịch với giá trị quan trong tương đối của cây Ươi trong lâm phần và chỉ số H’ cũng tương quan với chỉ số tác động hiện
trường SDI theo một đường cong xác định (H’ = -1.381 + 25.095 SDI – 27.441SDI2, r2= 0.76, p<0.001), trong đó H’ tăng dần và đạt giá trị cực đại tại giá
trị SDI tương ứng là 0,45 (giá trị trung bình)
Trong nghiên cứu này, tác giả hy vọng có thể tìm thấy một “điểm cân bằng” (trade-off) (Jobidon và cộng sự, 2004) trong quản lý rừng, cụ thể cho quản lý giữa chức năng sản xuất của cây Ươi với vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học trong các lâm phần “Điểm cân bằng” này là sự duy trì ổn định một tỷ lệ giữa số lượng cây Ươi (hoặc tiết diện ngang) trên tổng số cá thể (cây) của tất cả các loài trong lâm phần
(hoặc tổng tiết diện ngang), tại đó cả giá trị đa dạng sinh học H’ của lâm phần và
sản lượng năng suất quả của cây Ươi đạt được cao và do vậy đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định đáng kể cho người dân liên quan Tuy nhiên tác giả không tìm được “điểm cân bằng” (trade-off) trong nghiên cứu này
Lê Quốc Huy (2012) cũng đã nghiên cứu cho thấy chế độ ánh sáng tác động ảnh hưởng tới sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây Ươi thí nghiệm 2 giai đoạn khác nhau Giai đoạn 1 từ tháng thí nghiệm thứ nhất đến tháng thứ 10, chế độ ánh sáng tăng (bắt đầu từ 25 %) làm giảm sinh trưởng chiều cao, sinh trưởng chiều cao cao nhất trung bình đạt 22,93cm và có khác biệt ý nghĩa với các công thức ánh sáng khác (12,5%; 50% và 100%), nhưng lại tác dụng làm tăng sinh trưởng đường kính của cây Ươi, trong khi đó từ tháng thí nghiệm thứ 11 đến 20 tháng (giai đoạn 2), khi tăng chế độ ánh sáng thì tác dụng làm tăng cả sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây Ươi Tổng hợp kết quả của toàn bộ quá trình thí nghiệm và của tất cả các công thức chế độ ánh sáng, tác giả nhận thấy với công thức chế độ ánh
Trang 22sáng là 50 % sinh trưởng chiều cao, đường kính, cường độ quang hợp và tốc độ tăng trưởng tương đối RGR (Relative Growth Rate) của cây Ươi thí nghiệm đạt được trị số cao nhất Từ kết quả thí nghiệm này, tác giả kết luận: Chế độ ánh sáng 50% có thể được coi là tối ưu cho sinh trưởng cây Ươi giai đoạn dưới 20 tháng tuổi Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong thí nghiệm trồng làm giàu rừng với cây Ươi tại hiện trường Km9, Vườn Quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên Huế Tại mô hình thí nghiệm hiện trường này, băng chặt với chiều rộng 4 m (chừa lại các cây mục đích) tạo được chế độ ánh sáng tương đương 50 % và cây Ươi trồng làm giàu rừng trong băng này đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối RGR cao nhất (Lê Quốc Huy, 2012) [4]
Đặng Thái Dương thực hiện nghiên cứu “Tìm hiểu tình hình sinh trưởng và
kỹ thuật gây trồng loài cây Ươi (Scaphium lychnophorum Kost) tại tỉnh Thừa Thiên Huế” cho thấy cây con ở vườn ươm giai đoạn nhỏ hơn 3 tháng tuổi nên che bóng ở
độ tàn che 50% và chăm sóc bình thường như các loài cây khác [1]
Về nhân giống, kỹ thuật gây trồng và tài nguyên di truyền:
Lê Quốc Huy và cộng sự đã đánh giá tuyển chọn được tổng số 30 cây trội Ươi sai quả từ các quần thể Ươi nghiên cứu, trong đó 11 cây trội Ươi tuyển chọn được tại khu vực Đất đỏ, Nam Cát Tiên có năng suất quả 45-65 kg/cây, và độ vượt năng suất quả >730 %; 9 cây trội tại Rừng đặc dụng Đắc Uy có năng suất quả 40-
60 kg/cây, và độ vượt >710 %; và 10 cây trội tại Nam Đông, Vườn QG Bạch Mã
có năng suất quả 35-65 kg/cây, độ vượt năng suất quả >323 %
Tác giả cũng đã nghiên cứu và xây dựng được Tiêu chuân lập địa và đánh giá độ thích hợp cây trồng cho trồng rừng Ươi tại các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ Qua đó đã xác định cây ươi thích hợp với các loại đất feralit vàng xám (Fq), Bazan (Fk), vàng đỏ trên phiến thạch sét (Fs) đất có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, thoát nước tốt
Kết quả nghiên cứu sau 2 năm trồng khảo nghiệm, đã bước đầu xác định được một số xuất xứ Ươi triển vọng cho gây trồng tại các vùng nghiên cứu, cụ thể
là xuất xứ Trảng Bom được đánh giá triển vọng tại Vĩnh Cửu, Đồng Nai; xuất xứ
Trang 23Cát Tiên và Đăk Uy triển vọng tại Etmat, Buôn Mê Thuật; và xuất xứ Bạch Mã và Cát Tiên được đánh giá triển vọng tại hiện trường VQG Bạch Mã Trên cơ sở kết quả nghiên cứu Lê Quốc Huy và cộng sự (2010) cũng đã xây dựng hướng dẫn kỹ thuật gây trồng cây Ươi bằng hạt, trong đó bao gồm kỹ thuật sản xuất cây con từ hạt, kỹ thuật trồng và làm giàu rừng Xác định được phương thức trồng xen Ươi hạt với cây Điều (tại Buôn Ma Thuật) và trồng làm giàu rừng (tại Km9 VQG Bạch Mã)
là phù hợp nhất [1]
Về nhân giống vô tính, Trần Hữu Biển (2009) đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm kỹ thuật chiết cành cây Ươi trội và kết quả bước đầu đạt được còn rất khiêm tốn, tỷ lệ cành chiết ra rễ cao nhất đạt 25% khi xử lí kích thích rễ IBA 300 ppm và 9,7% khi không xử lí IBA
Bùi Việt Hải đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu kết hợp trồng cây Ươi và các cây có chu kỳ kinh doanh ngắn trên đất nương rẫy tại Da Nha, tỉnh Lâm Đồng Mục đích chính của nghiên cứu này là tìm hiểu được sự khác nhau khi trồng cây Ươi tại vị trí sườn đồi và đỉnh đồi; đánh giá được sinh trưởng khi trồng cây Ươi kết hợp với cây Keo lai và cây Chè Kết quả khi cây Ươi trồng xen giữa 2 hàng cây chè
ở sườn đồi có tỉ lệ sống cao nhất (90 %), sinh trưởng khá tốt Nguyên nhân là do cây Ươi con cần được che bóng thích hợp, khi trồng trên đồi trọc, dù trồng xen với Keo, nhưng vì tán Keo không đủ che bóng cho Ươi, nên Ươi bị chết nhiều
Đặng Thái Dương khi nghiên cứu “Tìm hiểu tình hình sinh trưởng và kỹ thuật gây trồng loài cây Ươi (Scaphium lychnophorum Kost) tại tỉnh Thừa Thiên Huế” đã thu được một số kết quả khá quan trọng như: xác định được một số đặc
điểm sinh lý sinh thái, một số điều kiện lập địa cho gây trồng tại địa phương nghiên cứu; xác định một số loài cây để trồng hỗn giao với Ươi như Chò nhai, Trám, Tràm, Kiền kiền, Giổi, Đào, Sến, Huỷnh, Keo lá tràm; nghiên cứu cũng đã chú ý đến vấn
đề xử lý quả sau khi thu hái và đề xuất là không nên tách hạt khỏi quả, và phơi khô hạt trước khi gieo ươm vì hạt mất sức nảy mầm nhanh, thay vào đó là sau khi thu hái, nên đem gieo ngay sẽ đạt tỉ lệ nảy mầm rất cao (trên 90%) Đây là nghiên cứu khởi đầu bao gồm nhiều khía cạnh về cây Ươi ở nước ta, do hạn chế về thời gian và
Trang 24quy mô thực hiện, nên nghiên cứu mới chỉ giới hạn tại một địa điểm, chưa tiến hành được các nghiên cứu về cấu trúc, sinh thái quần thể dưới tác động ảnh hưởng của các phương thức chặt khai thác khác nhau, chưa đề cập đến vấn đề xuất xứ, giống, các kỹ thuật gây trồng cụ thể, quy mô thí nghiệm còn rất hạn chế, thời gian tiến hành thí nghiệm ngắn, chưa có đủ các dữ liệu cần thiết cho đề xuất hướng dẫn kỹ thuật gây trồng [1]
Về sử dụng sản phẩm:
Hồ Hỉ, 2005 khẳng định, Ươi (Scaphium macropodum) là cây gỗ đa tác
dụng, có giá trị ở Việt Nam, sản phẩm chủ yếu của cây Ươi là quả hạt làm dược liệu và đồ uống bổ dưỡng, ngoài ra gỗ có thể được sử dụng cho làm nhà hoặc đóng bao gói và đồ dùng đơn giản [8] Ở Việt Nam, một cây Ươi thành thục, vào năm sai quả cho năng suất quả 60 - 100kg (có thể hơn nữa) và đem lại lợi nhuận cho người dân 12 - 18 triệu đồng (hiện tại 1 kg quả có giá trung bình khoảng 120.000 - 180.000 đồng/kg) Nhiều năm trở lại đây, do sự khai thác quả bằng chặt phá, và diễn ra quá mức đã dẫn đến tình trạng là các quần thể Ươi tự nhiên bị suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng, diện tích và chất lượng Hàng trăm quần thể cây ươi với hàng nghìn cá thể đã và đang bị chặt phá để khai thác (khai thác triệt), điều này làm cho loài cây Ươi đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa và đã được ghi tên trong Sách đỏ (Redbook 2007) [20]
Nhận xét:
Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã nghiên cứu được một số vấn
đề cơ bản, trong đó tập trung vào nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, kỹ thuật gây trồng cây con từ hạt, thử nghiệm nhân giống vô tính bằng hom hoặc chiết cành, và một số các nghiên cứu về chọn cây trội, khảo nghiệm xuất xứ, sử dụng sản phẩm cũng như một số nghiên cứu, phân tích về các nhóm chất, dược tính có trong quả Ươi,,…Tuy nhiên chưa có các nghiên cứu sâu và cụ thể về kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp chiết, ghép cũng như kỹ thuật trồng rừng bằng cây chiết, ghép; chưa nghiên cứu cụ thể ảnh hưởng của phân bón và phương thức trồng đến sinh trưởng và phát triển cây ươi theo hướng kinh doanh như một loài cây ăn quả trong vườn hộ, có thân cây thấp, tán rộng, năng suất quả cao, dễ thu hái
Trang 25CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU – PHẠM VI – ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG -
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu:
- Xác định được kỹ thuật chiết, ghép cây ươi
- Xác định được kỹ thuật gây trồng cây Ươi chiết, ghép
2.2 Phạm vi – Đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi: Vườn quốc gia Bạch Mã, Tỉnh Thừa Thiên – Huế
- Đối tượng: Cây Ươi (Scaphium macropodum) chiết, ghép
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây Ươi bằng chiết, ghép từ các cây trội chọn lọc
- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây Ươi bằng chiết cành từ các cây trội
tuyển chọn tại các hiện trường nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích rễ IBA tới tỷ lệ ra rễ của cành chiết
- Nghiên cứu kỹ thuật ghép cây Ươi (từ chồi của các cây trội đã chọn lọc và chồi
các cây chiết tại vườn vật liệu) tại vườn ươm: Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp ghép tới tỷ lệ sống của chồi ghép
2.3.2 Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Ươi chiết, ghép
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây Ươi chiết, ghép: 2,0ha (Gồm: 1,0ha cây Ươi chiết + 1,0 ha cây Ươi ghép tại Vườn Quốc Gia Bạch Mã)
- Nghiên cứu phương thức trồng thuần tập trung và trồng phân tán cây Ươi chiết, ghép trong các vườn rừng hộ gia đình: 1,0ha (Gồm: 0,5ha cây Ươi chiết + 0,5ha cây Ươi ghép tại kHe Tre, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế)
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu của đề tài cây Ươi giai đoạn 1 (2007-2010) và các kết quả nghiên cứu liên quan khác
- Kế thừa các kết quả và phương pháp nghiên cứu từ đề tài cấp Bộ :“Nghiên cứu
Trang 26chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây Ươi (Scaphium macropodum) nhằm mục đích lấy quả”.(Bắt đầu từ Tháng 1/2014)
- Kế thừa các số liệu, tài liệu liên quan khác
2.4.1.1 Kế thừa số liệu điều tra, đánh giá lâm phần có Ươi phân bố tự nhiên
Sau khi điều tra sơ bộ (sơ thám) khu vực nghiên cứu, đề tài tiến hành lập các
ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên, điển hình diện tích 1000m2 (20m x 50m) Trong các ô tiêu chuẩn, tiến hành thu thập các thông tin về địa điểm, tọa độ, độ cao, độ tàn che, loại đất, chất lượng đất, xác định tên loài, số lượng cá thể/loài và đo đếm toàn bộ số cây
có đường kính ≥ 6cm theo các chỉ tiêu sinh trưởng D1.3, Hvn, Hdc,…(mẫu phiếu điều tra rừng tự nhiên)
Các số liệu thu thập được sử dụng cho phân tích, tính toán các giá trị mật độ tương đối (RD), Tần xuất tương đối(RF), Độ ưu thế tương đối (RBA) và độ phong phú (Abundance-A) Từ các số liệu và giá trị này, tiến hành tính toán chỉ số giá trị quan trong IVI (Importance Value Index)
2.4.1.2 Kế thừa số liệu khảo sát, tuyển chọn cây trội
Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin về hiện trạng, sinh trưởng, năng suất của các quần thể, cá thể Ươi nghiên cứu
Khảo sát đánh giá chọn cây trội theo Quy phạm QPN 15-93, Bộ LN ban hành và Quy chế bình tuyển, sử dụng cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm (số 67/2004/QĐ-BNN ngày 24/11/2004 của Bộ NN&PTNT)áp dụng đối với rừng tự nhiên khác tuổi (cây trội được đánh giá theo phương pháp quan sát) Theo đó, cây trội được tuyển chọn là cây là cây ở tuổi thành thục công nghệ, khỏe mạnh, tán lá phát triển cân đối, không bị sâu bệnh, có sản lượng quả đạt gấp 1,5 đến 2 lần trung bình sản lượng của quần thể
Các chỉ tiêu thu thập và đo đếm như sau: vị trí, địa điểm, loại rừng, độ tán che, loại đất, độ dày tầng đất, chất lượng đất, độ dốc, thực bì,…Thu thập các thông tin đặc trưng của cây trội
Định hướng và tiếp cận nghiên cứu cây Ươi như một loài cây ăn quả để có thể kinh doanh phát triển hiệu quả và bền vững loài cây này trong vườn rừng hộ gia
Trang 27đình theo phương pháp cùng tham gia, với các đặc tính quan trọng về hình tán cây, năng suất, kỹ thuật thâm canh và quản lý; do vậy trước hết sẽ nghiên cứu chọn lọc các cây trội sai quả để làm vật liệu nhân giống bằng kỹ thuật chiết & ghép để tạo ra giống Ươi có tăn rộng, chiều cao thấp, sai quả
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Ươi bằng chiết, ghép
Kế thừa các phương pháp nghiên cứu từ đề tài:“Nghiên cứu chọn giống và
kỹ thuật gây trồng cây Ươi (Scaphium macropodum) nhằm mục đích lấy quả” từ
- Giá thể: sử dụng cho chiết cành là xơ dừa trộn bùn đất
- Thời vụ chiết: chiết cành được thực hiện vào tháng 9 hằng năm (cuối màu khô, đầu mùa mưa) để hạn chế việc phải chăm sóc tưới nước cho bầu chiết khi ở trên cao
- Phương pháp: Áp dụng phương pháp chiết đối với các loài cây ăn quả trong Nông – Lâm nghiệp Cành chiết được chọn là các cành bánh tẻ của các cây trội đã được tuyển chọn Chọn những cành có đường kính 2-3cm với độ tuổi 1-3 tuổi ở phần trên của tán nới có nhiều ánh sáng, lá mọc dày để chiết
Ở chân cành chiết bóc một khoanh vỏ, chiều dài khoảng 3 - 5 cm, và chiết vào đầu mùa mưa khi nhựa lưu thông mạnh thì rất dễ bóc; lấy lưỡi dao, cạo khẽ lên
gỗ, dưới khoanh vỏ đã bóc để làm chết tương tầng có thể làm cho vỏ tái sinh, thành một cầu nối cho nhựa chín ở cành chiết thoát xuống phía dưới, không thuận cho việc ra rễ Phải cạo toàn bộ mặt gỗ dưới vỏ không bỏ sót chỗ nào, chờ 20 - 30 ngày khi tượng tầng chết mặt gỗ đã khô, vết chiết đã hình thành mô sẹo thì tiến hành cạo sạch mô sẹo và bôi dung dịch thuốc kích thích ra rễ vào phía trên của phần đã bóc
Trang 28vỏ, sau đó đắp bùn trộn sơ dừa quanh cành ở chỗ đã bóc vỏ phía ngoài bọc bằng bao
bố để thuận tiện cho việc chăm sóc và kiểm tra rễ của cành chiết Dùng dây linon buộc chặt bầu đất
Bầu chiết được theo dõi, đánh giá trong thời gian từ 3-5 tháng Khi thời tiết chưa vào mùa mưa, tiến hành chăm sóc định kỳ 2 tuần 1 lần bằng cánh dùng bình xịt phun nước vào bầu tạo độ ẩm cho bầu chiết Từ tháng thứ 2 định kỳ 1 tháng 1 lần kiểm tra tình hình ra rễ của cây chiết Khi thấy rễ đã dài và chuyển sang màu vàng ngà thì tiến hành cắt cành chiết xuống và giâm trong cát ẩm 1 tháng cho rễ ổn định, sau đó chuyển cây chiết vào bầu polime và chăm sóc trong vườn ươm Thành phần ruột bầu gồm 80% đất mặt + 15% phân chuồng hoai + 5% phân vi sinh (tính theo trọng lượng bầu)
Sau khi cây chiết được đưa vào bầu 2 - 3 tháng, rễ đã ổn định, tiến hành tác động kỹ thuật trẻ hóa cây chiết bằng phương pháp cắt thân tạo chồi Thân cây chiết được cắt cánh miệng bầu 20 – 30cm, chăm sóc trong vườn ươm có giàn tưới phun
tự động dưới giàn che sáng 70% Khi cây chiết nảy chồi mới cao khoảng 10cm, tiến hành giảm tỷ lệ che sáng xuống còn 50% đến khi chồi cao từ 30cm trở nên, thân chồi đạt đường kính 0,4 – 0,6cm, cứng cáp, gốc chồi đã hóa gỗ thì có thể sử dụng chồi làm vật liệu ghép và mang đi trồng
- Chỉ tiêu theo dõi đánh giá là:
+ Tỷ lệ ra rễ: quan sát, đo đếm bằng mắt thông qua các bầu tiêu chuẩn
+ Chất lượng bộ rễ: đo đếm bằng thước eke và đếm số lượng rễ bằng mắt thường (các số liệu theo dõi ghi tại mẫu phụ biểu 01)
- Địa điểm nghiên cứu kỹ thuật chiết cành là tại các hiện trường của 24 cây trội Ươi đã được tuyển chọn ở Vườn Quốc Gia Bạch Mã
Do phải thao tác chiết cành “trên cao” trên các cây trội, nguy hiểm và tốn nhiều công dựng giàn giáo, leo trèo lên xuống, để đảm bảo hiệu quả và không ảnh hưởng thương tổn tới cây Ươi mẹ, số lượng cành chiết trên mỗi cây trội tối thiểu từ
5 và tối đa ở mức 15 cành Cành chiết phải đảm bảo không sâu bệnh, sức sống, trẻ,
có đường kính chiết 3-5 cm
Trang 292.5.2.2 Phương pháp ghép
Vật liệu chồi ghép và cành ghép cho các thí nghiệm nghiên cứu nhân giống Ươi bằng kỹ thuật ghép được lấy trực tiếp từ các cây trội và từ vườn vật liệu cây đầu dòng Các thí nghiệm gồm:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp ghép tới tỷ lệ sống cành ghép, chồi
ghép, 3 công thức gồm: ghép nêm (CT1), ghép áp (CT2) và ghép nối (CT3)
Chọn gốc ghép: các gốc ghép được gieo từ hạt, trong bầu đất có tuổi cây từ
18 đến 24 tháng tuổi, thân hóa gỗ, đường kính gốc tối thiểu đạt 0,6 – 0,8cm Cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh, vỏ trơn Cây được chăm sóc trong vườn ươm và được chăm sóc hàng ngày Gốc ghép được cắt tại chiều cao khoảng
35 – 40cm tính từ mặt bầu cây
Chọn chồi ghép: chọn những chồi ghép có đường kính 0,4 – 0,6cm, là các chồi có sức sống tốt, gốc chồi đã hóa gỗ, chồi đang trong thời kỳ sinh trưởng, vỏ nhẵn, không bị sâu bệnh Chồi có đỉnh chồi (tốt nhất là khi lá sắp bung ra) Chồi ghép được lấy từ vườn vật liệu và từ các cây trội đã tuyển chọn
Kỹ thuật ghép: cây ghép được tiến hành ghép vào những ngày không mưa để tránh nước mưa làm hỏng vết ghép
- Ghép áp: Dùng dao ghép vạt xiên thân gốc ghép một mặt phẳng nghiêng
dài 3 – 5 cm, cách mặt đất khỏng 40 – 60cm Đối với chồi ghép, cũng dùng dao ghép vạt một mặt phẳng nghiên tương tự, sau đó áp mặt đã vắt của chồi ghép vào mặt cắt của gốc ghép sau đó dùng dây linon chuyên dụng quấn chặt để cố định chồi ghép và gốc ghép
- Ghép nêm: Dùng kéo sắc cắt bỏ phần ngọn của cây vật liệu ghép cách bầu cây khoảng 35 - 40cm Dùng dao ghép chẻ một đường sâu 2-3cm giữa thân gốc ghép Chồi ghép được thu thập từ vườn vật liệu đầu dòng và từ các cây trội có chiều dài 7 – 8cm và được cắt bỏ hết phần lá, chỉ để lại phần đỉnh chồi Dưới chân chồi ghép, dùng dao sắc cắt vát 2 bên tạo thành hình chữ V phẳng tương ứng với vết chẻ trên gốc ghép Cắm chồi ghép vào đường chẻ trên gốc ghép đến khi thấy tương đối chặt tay thì dừng lại Sử dụng dây linon mỏng chuyên dùng cho ghép cây quấn chặt
Trang 30vết ghép bao phủ cả chồi ghép phía trên để tránh nước mưa, nước tưới,… nhiễm vào vết ghép
- Ghép nối: Dùng dao sắc cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép, để lại phần gốc
khoảng 40 – 40cm Chồi ghép cũng được cắt bỏ phần gốc để lại phần ngọn (với chiều dài vừa đủ khoảng 5-7cm) Dùng dao tạo mặt phẳng nhẵn giữa gốc ghép và chồi ghép sau đó nối áp chồi ghép và gốc ghép với nhau sau cho trùng khít theo vị trí đã lựa chọn, dùng linon chuyên dùng quấn chặt vết ghép để cố định chồi ghép vào gốc ghép
Thời vụ ghép tốt nhất vào mùa xuân hằng năm, nên ghép vào ngững ngày không có mưa
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Số cây ra chồi: đo đếm thống kê bằng mắt thường
từ 30 cm trở lên thì có thể mang đi trồng rừng
2.4.3 Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây Ươi chiết, ghép
2.5.3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân tới sinh trưởng và tỷ lệ ra hoa, quả
cây Ươi chiết, ghép:
Địa điểm: Khoảnh 5, Tiểu khu 227, Vườn Quốc gia Bạch Mã – Thừa Thiên Huế
Diện tích 2 ha
Thời gian trồng: tháng 10/2016
Trang 31Mật độ: 150 cây/ha (8 m x 8 m), hố đào có kích thước 70 cm x 70 cm x 70
cm
- 5 công thức bón phân gồm:
(i) Bón lót 10 kg phân chuồng hoai + 1 kg lân /1 hố;
(ii) Bón lót 20 kg phân chuồng hoai + 1 kg lân /1 hố,
(iii) Bón lót 30 kg phân chuồng hoai + 1 kg lân /1 hố,
(iv) Bón 5 kg phân Hữu cơ vi sinh + 1 kg lân /1 hố
(v) Đối chứng không bón lót
Bón thúc như nhau: 500g phân hữu cơ vi sinh & 250g NPK 5:10:3 (hoặc 16:16:8)/hố;
Chăm sóc làm cỏ, phát dọn thực bì, dây leo, vun xới gốc kết hợp với bón phân
- Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (CRBD) Mỗi công thức thí nghiệm bố trí 30 cây, chia đều cho 5 lần lặp, mỗi lần lặp 6 cây Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm được thể hiện tại hình 2.1 và hình 2.2
Băng chừa (3m)
X X 8m X X Băng chặt (5m)
Băng chừa (3m)8m
X X X Băng chặt (5m)
Hình 2.1: Sơ đồ mình họa khoảng cách trồng
Mỗi băng trồng 10 cây (10 cây x 8m = 80m)
Tổng số băng chặt: 15 băng
Trang 32Tổng số băng chừa: 14 băng
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng
của cây Ươi chiết, ghép
Theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng như:
+ tỷ lệ sống, phẩm chất của cây bằng thống kê và mắt thường
+ sinh trưởng đường kính bằng thước kẹp kính tại vị trí ≥ 5cm tính từ mép trên của vết ghép (đối với cây ghép) và ≥ 3cm tính từ gốc của chồi từ thân cây chiết (đối với cây chiết)
+ sinh trưởng chiều cao được đo bằng thước dây tính từ mép trên của vết ghép đến nhọn (đối vứi cây ghép) và từ điểm tiếp giáp giữa chồi cây với thân cây chiết (đói với cây chiết)…(các số liệu được ghi vào mẫu phụ biểu 03)
2.5.3.2 Nghiên cứu phương thức trồng cây Ươi chiết trong vườn hộ
Địa điểm: hộ ông Đoàn Trọng Hóa – Khe Tre, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 33Diện tích 1 ha, trong đó: 0,5 ha trồng cây Ươi chiết, ghép tập trung và 0,5 ha cây Ươi chiết, ghép phân tán trong vườn hộ
Cây chiết (X): trồng 39 cây (0,25ha); khoảng cách 8m x 8m; hố rộng 70x70x70cm
- Trồng phân tán (0,5 ha): 78 cây/ha, trong đó: cây chiết 19 cây (0,25 ha); cây ghép 19 cây (0,25ha); khoảng cách 8 x 16m
Bón lót 20 kg phân chuồng hoai + 1 kg lân /1 hố; bón thúc 500g phân hữu cơ
vi sinh & 250g NPK 5:10:3 (hoặc 16:16:8) /1 hố
Chăm sóc làm cỏ, phát dọn thực bì, dây leo, vun xới gốc kết hợp với bón phân
Hình 2.3: Sơ đồ minh họa khoảng cách trồng
Ghi chú: X – Cây chiết; O – Cây ghép
Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, tỷ lệ sống,… theo các phương pháp đo đếm tại các thí nghiệm nêu trên Kết quả được ghi vào mẫu biểu tại phụ biểu 04
Trang 342.4.4 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng Toán thống kê trong Nông – Lâm nghiệp cũng như các phần mềm ứng dụng thông dụng như SPSS, Excel, GIS, MapInfo để tính toán, xử lý các số liệu nghiên cứu
* Tính toán các đặc trưng mẫu
* Kiểm tra ảnh hưởng của các nhân tố thí nghiệm đến tỷ lệ ra rễ, ra chồi, sinh trưởng của cây
Giả thiết đặt ra: Ho là nhân tố A tác động đến kết quả ra số rễ trên hom và chiều dài như sau: (Ho: µ1= µ 2 = µ 3 …µ n) và giả thiết H1 nhân tố A tác động đều kết
quả thí nghiệm, có sự sai khác trong các thí nghiệm
Sử dụng phân tích phương sai 1 nhân tố trong Data Analys và phần mềm SPSS
Sử dụng Sig và kiểm định F trong Anova
- Nếu Sig < α = 0.05, F > Ftb thì kết luận có sự sai khác trong các thí nghiệm
- Nếu Sig > α = 0.05 thì kết luận không có sự sai khác trong các thí nghiệm
*Tìm công thức ảnh hưởng trội nhất
Sử dụng tiêu chuẩn so sánh Ducan trong SPSS để tìm ra công thức tốt nhất đối với thí nghiệm ảnh hưởng của IBA đến tỷ lệ ra rễ, các phương pháp ghép cây ươi và thí nghiệm phân bón Còn sử dụng tiêu chuẩn Independent Samples Test trong SPSS đối với thí nghiệm các phương thức trồng
Trang 35CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Vườn Quốc gia Bạch Mã được thành lập năm 1991 theo Quyết định 214/CP
và được quy hoạch mở rộng có quy mô vùng lõi là 37.487 ha và vùng đệm 58.676
ha, thuộc địa giới hành chính 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam theo Quyết định 01/QĐ-TTG ngày 02/01/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc điều chỉnh, mở rộng diện tích vườn
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Bạch Mã thuộc địa giới hành chính hai tỉnh Thừa Thiên Huế
và Quảng Nam, bao gồm 15 xã và thị trấn: Xã Lộc Điền, Lộc Trì, Lộc Hòa, Xuân Lộc và thị trấn Phú Lộc (huyện Phúc Lộc - tỉnh Thừa Thiên Huế); xã Hương Phú, Hương Lộc, Thượng Lộ, Thượng Long, Thượng Nhật và thị trấn Khe Tre (huyện Nam Đông - tỉnh Thừa Thiên Huế, xã Tà Lu, A Tỉnh, Sông Kôn, xã Tư (huyện Đông Giang - tỉnh Quảng Nam)
Tọa độ địa lý: từ 15059’ đến 16016’ vĩ độ Bắc
từ 107037’ đến 107054’ kinh độ Đông
Phía Bắc giáp Công ty Lâm nghiệp Phú Lộc
Phía Nam giáp xã A Ting, Tà Lu huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam
Phía Đông giáp xã Hòa Bắc huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng
Phía Tây giáp thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế
Đặc điểm chung của VQG Bạch Mã là sườn hơi lồi và có độ dốc lớn (150
đến 450), nhưng tập trung phần lớn là có độ dốc từ260 - 350 Phía Bắc và Đông Bắc
Trang 36lên đến trên 450là vùng có địa hình hiểm trở nhất của Bạch Mã, phía Nam và Tây Nam ít dốc hơn
Vườn Quốc Gia Bạch Mã có địa hình chia cắt sâu mạnh bởi nhiều hệ thống sông lớn nhỏ: phía sườn Đông là sông Cầu Hai; Bắc và Tây Bắc là sông Truồi độ chia cắt sâu từ 300 - 500m; phía Nam và Tây Nam là sông Tả Trạch mức độ yếu hơn từ 100 - 300m Tuy nhiên có nhiều nơi độ chia cắt sâu rất lớn, có khi lên đến
700 - 800m
Do các dãy núi cao, kéo dài từ Tây sang Đông nên Bạch Mã như một bức tường chắn gió, vào mùa Đông chắn gió Đông Bắc mang một lượng hơi nước rất lớn nên lượng mưa ở đây cao trung bình năm khoảng 3.000 mm, nhưng có năm cao nhất lên đến 8.000 mm Do vậy mật độ sông tương đối khoảng 2.00m/Km2
Nhóm mẫu chất Phù sa mới, ký hiệu (Pb)
Nền địa chất của dãy núi Bạch Mã ít phức tạp, phần lớn diện tích là đá Sét và Biến chất, đá Măcma axit Ở độ cao trên 900m có đất Feralit vàng trên núi phát triển
từ đá Macma axit Độ cao dưới 900m chủ yếu là đất Feralit vàng hay vàng đỏ Các thung lũng có đất dốc bồi tụ ven sông suối
3.1.4 Khí hậu, thủy văn
Nhiệt độ trung bình hàng năm của khu vực là 24,50C, ở đai cao trên 900m nhiệt độ bình quân biến động về mùa hè từ 180C đến 230C Lượng mưa bình quân hàng năm 3441,9 mm, thay đổi từ 2.440mm - 3.000mm, cá biệt có những năm lên tới 7.977 mm Đây là một đặc điểm quan trọng cùng với hệ thống sông suối dày đặc, trong đó các nhánh đầu nguồn của sông Hương, sông Truồi là nguồn cung cấp,
dự trữ nước cực kỳ quan trọng cho các xã vùng đệm cũng như thành phố Huế
Trang 37Sự phân biệt hai mùa không rõ rệt hay có thể nói hầu nhưu không có 2 mùa như các vùng khác Thời gian mùa mưa tập trung nhiều nhất bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 12 Các tháng khác đều có lượng mưa lớn trừ tháng 3 hàng năm (mưa dưới 50 mm) Độ ẩm bình quân hàng năm là 85%, tháng cao nhất là 90% - 91% (tháng 11 - 12) Ở khu vực hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
và Tây Nam Khí hậu bùng này là khí hậu gió mùa, có mùa đông lạnh hơn, mưa Hè
- Thu - Đông, thời kỳ khô 0,1 - 1,0 tháng
3.1.5 Tài nguyên rừng
Với vị trí tương đối đặc biệt, Vườn Quốc Gia Bạch Mã có tính đa dạng sinh học cao Có hai kiểu rừng chính gồm:
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên núi: kiểu này phân bố
ở độ cao trên 900m Những cây gỗ chiếm ưu thế chủ yếu thuộc các họ Chè
(Theaceae), Dẻ(Fagaceae), Kim giao (Podocarpaceae), Long não (Lauraceae), Côm (Elaeocapaceae)
Các loài thường gặp như Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Chắp tay (Bucklantia), Thông tre (Podocarpus neriifolius) Đặc biệt, Hoàng đàn giả tạo
thành quần thụ bao quanh các đỉnh núi
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới phân bố ở những độ cao dưới 900m, gồm 4 trạng thái Hệ thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng, chiếm ưu
thế ở tầng cây gỗ lớn (tầng vượt tán) là các cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae)
kế đến là các cây thuộc họ đậu (Fabaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Trôm (Steruculiaceae), họ Xoài ( Anacardiaceae), họ Long não (Lauraceae)
Hệ động thực vật ở Vườn quốc gia Bạch Mã rất đa dạng và phong phú Trong Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học Việt Nam, Vườn quốc gia Bạch Mã là một trong sáu khu vực để bảo tồn đa dạng thực vật Qua điều tra nghiên cứu đã ghi nhận được 1.715 loài (chiếm 7% tổng số loài trong cả nước) thuộc 52 bộ, 258 họ,
1080 giống Hệ động vật ở đây rất đa dạng, có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm và được thống kê chi tiết: Côn trùng có 17 bộ, 137 họ, 708 giống, 1.029 loài; Cá 6 bộ,
17 họ, 46 giống, 57 loài; Ếch nhái - Bò sát có 3 bộ, 19 họ, 64 giống, 134 loài; Chim
có 16 bộ, 57 họ, 189 giống, 363 loài; Thú có 10 bộ, 28 họ, 73 giống, 132 loài
Trang 38Qua kết quả kiểm kê năm 2011, có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ
bị đe dọa được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam cần phải có giải pháp ưu tiên bảo tồn như sau:
Theo Sách Đỏ Việt Nam, Vườn có 69 loài được liệt kê cần phải được bảo vệ,
điển hình các loài như: Voọc vá chân nâu (Pygathrix nemaeus nemaeus), Sói lửa (Cuon alpinus), Cầy mực (Arctictis binturong), Báo hoa mai (Panthera pardus), Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang Lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Mang Trường Sơn (Caninmuntiacus truongsonensis), Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), Bồ câu nâu (Columba punicea), Trăn mốc (Python molurus), Rắn ráo (Ptyas korros), Rùa hộp trán vàng (Cuora galbinifrons), Rùa đầu to (Platysternon megacephalum), Cá chình hoa (Anguilla marmorata)…
Có 15 loài đặc hữu, chủ yếu tập trung vào lớp Chim chiếm đến 13 loài điển
hình có các loài Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), Gà so Trung bộ (Arborophila merlini), Gà so họng hung (Arborophila rufoguralis), Rắn lục sừng (Trimeresurus cornutus), Rùa hộp trán vàng (Cuora galbinifrons)…
Có 2 loài Ong mới cho khoa học được phát hiện và mang tên Bạch Mã là Spinaria bachmana Long & van Achterberg, Vietorogas bachma Long
Về hệ nấm và thực vật có 2.373 loài (chiếm gần 17% tổng số loài thực vật trong cả nước) Cụ thể chi tiết: Nấm có 55 họ, 332 loài Rêu có 25 họ, 87 loài; Dương xỉ & họ hàng thân cận có 28 họ, 183 loài; Ngành Hạt trần có 7 họ, 22 loài; Ngành Hạt kín có 157 họ, 1.749 loài, trong đó lớp Một lá mầm có 464 loài, Hai lá mầm có 1.285 loài
Qua kết quả kiểm kê năm 2011, có nhiều loài thực vật đặc hữu, quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam cần được ưu tiên bảo tồn:
Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) có 73 loài cần phải được bảo vệ, bao gồm
các loài điển hình như: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Trầm hương (Aquilaria crassna), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Gụ mật (Sindora siamensis), Kiền kiền (Hopea pierrei), Kim tuyến (Anoectochilus roxburghii), Bảy lá một hoa (Paris polyphylla),…
Trang 39Đặc hữu có 204 loài, bao gồm các loài điển hình như: Kim giao (Nageia fleuryi), Chân chim Pà Cò (Schefflera pacoensis), Cà na mũi nhọn (Canarium subulatum), Hoàng linh Bắc bộ (Peltophorum dasyrrachis), Song đinh Việt Nam (Diplopanax vietnamensis), Côm lá hẹp (Elaeocarpus angustifolius), Đỗ quyên vân cẩm (Rhododendron fortunei), Bọt ếch Bạch Mã (Glochidion bachmaensis), Cà đuối Trung bộ (Cryptocarya annamensis), Mã tiền núi Đinh (Strychnos dinhensis),…
Có 5 loài mới cho khoa học, được phát hiện đầu tiên và đặt tên Bạch Mã gồm:
Chìa vôi Bạch Mã (Cissus bachmaensis Gagnep.)
Côm Bạch Mã (Elaeocarpus bachmaensis Gagnep.)
Lá nón Bạch Mã (Licuala bachmaensis Henderson, N.K.Ban & N.Q.Dung)
Mây Bạch Mã (Calamus bachmaensis Henderson, N.K.Ban & N.Q.Dung)
Bọt ếch Bạch Mã (Glochidion bachmaensis Thin)
3.1.6 Điều kiện kinh tế xã hội
Trong Vườn Quốc Gia không có dân cư sinh sống Ở vùng đệm bao quanh Vườn có 4 dân tộc anh em sinh sống là: Kinh, Ka tu, Vân Kiều và dân tộc Mường Trong đó, dân tộc Kinh chiếm đại đa số Các dân tộc khác chỉ chiếm 19% Họ sống tập trung thành từng bản xen kẽ với dân tộc Kinh, có sự lai hoá và hoà nhập giữa các dân tộc với nhau Vì vậy những phong tục tập quán bản sắc riêng của từng dân tộc không có sự khác biệt nhiều so với dân tộc Kinh Tập quán canh tác của tất cả các xã trong vùng chủ yếu là làm lúa nước và chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp,…một số vùng dân cư như thị trấn Phú Lộc, Lộc Điền, Lộc Trì (huyện Phú Lộc); thị trấn Khe Tre (huyện Nam Đông), là những khu vực trung tâm cho nên có nhiều thuận lợi về phát triển kinh tế, bên cạnh việc sản xuất nông lâm nghiệp, các ngành như công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, phát triển mạnh, đời sống nhân dân có phần cao hơn
Nhìn chung dân cư trong vùng đã định canh định cư ổn định, tuy nhiên với đặc điểm địa hình chia cắt phức tạp, mật độ dân cư phân bố không đồng đều, dẫn đến việc quy hoạch định canh định cư gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các xã miền núi như: Thượng Long (Nam Đông); Tà Lu, A Ting, Xã Tư (Đông Giang)
Trang 40Vùng đệm của Vườn Quốc gia Bạch Mã có diện tích 58.676 ha, trải dài trên
2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, gồm 3 huyện Phú Lộc, Nam Đông và Đông Giang, 15 xã, thị trấn gồm có 109 thôn
Hiện nay việc du canh du cư của một số thôn bản miền núi không còn, nhưng vẫn còn hiện tượng một số hộ đói nghèo, sống chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng với săn bắt thú rừng và khai thác lâm sản trái phép là nguồn thu chủ yếu