1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN KỸ NĂNG QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO NA9M 2018

33 5,6K 48

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 277,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO CỦA LỚP HỌC TRUNG CẤP CHÍNH TRỊNH NĂM 2018, ĐÂY LÀ ĐỀ CƯƠNG MỚI SO VỚI CÁC KHÓA TRƯỚC,ĐỀ CƯƠNG VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO CỦA LỚP HỌC TRUNG CẤP CHÍNH TRỊNH NĂM 2018, ĐÂY LÀ ĐỀ CƯƠNG MỚI SO VỚI CÁC KHÓA TRƯỚC,

Trang 1

CÂU HỎI THẢO LUẬN

Môn: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ (2018) Dành cho các lớp học môn KNLĐQL từ tháng 6 năm 2017

Câu 1 Để thực hiện hiệu quả các nội dung hoạt động lãnh đạo, quản lý tại cơ sở, người lãnh

đạo, quản lý cần có những phẩm chất nào? Liên hệ thực tiễn ở đơn vị anh (chị) hiện nay?

1 Khái niệm hoạt động lãnh đạo:

Hoạt động lãnh đạo là hoạt động của người lãnh đạo mang tính định hướng, gây ảnh hưởng, tạo dựng niềm tin, thuyết phục người khác để họ đồng thuận với người lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương hướng tới mục tiêu nào đó Lãnh đạo tạo hiệu ứng điều khiển, dẫn dắt người khác dựa trên cơ chế nhận thức, niềm tin, tiêu chuẩn đạo đức, lý tưởng… mà không mang tính cưỡng bức đối với người khác Ví dụ: Đảng lãnh đạo quần chúng không phải bằng sức mạnh của bộ máy bạo lực mà bằng sự đúng đắn trong các đường lối, chủ trương thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục và sự gương mẫu của Đảng.

2 Khái niệm hoạt động quản lý:

Quản lý mang tính kỹ thuật, quy trình được quy định rõ trong khuôn khổ các thể chế xác định Ví dụ, quản lý hành chính trong các cơ quan của Nhà nước, quản trị trong các doanh nghiệp Kỹ thuật quản lý có thể được nghiên cứu và đào tạo Nhà quản lý sử dụng quyền lực để điều hành người khác.

Lãnh đạo và quản lý có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau Điểm chung của hai hoạt động này là đều đạt đến mục đích mong muốn thông qua hành động của người khác Nói cách khác, hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý là hoạt động điều khiển con người Trong thực tế, khó tách bạch hai hoạt động này trong con người cán bộ Cán bộ nào cũng đồng thời thực hiện

cả vai trò lãnh đạo lẫn vai trò quản lý Vì thế, người ta thường gọi chung là hoạt động lãnh đạo, quản lý.

Nội dung cơ bản của hoạt động LĐQL ở cơ sở gồm : (Tr.12 –Tr.28)

+ Lập kế hoạch hành động cho từng mục tiêu, từng bộ phận và theo thời gian:

+ Một là: kế hoạch hoạt động thường kỳ của cơ sở, bao gồm: (hành động, kinh phí, con người).

+ Hai là: kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu.

2 Tổ chức thực hiện:

Trang 2

 Huy động, bố trí, sử dụng nguồn lực: tài chính và vật tư, thiết bị.

 Thiết lập và củng cố, đổi mới bộ máy tổ chức, quản lý.

 Hoạt động đối ngoại.

3 Kiểm tra, giám sát, đôn đốc, thúc đẩy:

 Xây dựng và điều hành chế độ kiểm tra

 Xây dựng và điều hành chế độ đánh giá.

 Xây dựng truyền thống, văn hoá cấp cơ sở.

.Tầm nhìn xa, năng lực vượt trội, óc sáng tạo, trí thông minh Tầm nhìn của nhà lãnh

đạo, quản lý phải trên những phân tích thực tế, khách quan, nắm bắt thời cơ, dự đoán tình hình và những ý tưởng hơn hẳn mọi người trước những thay đổi để định hướng và có những biện pháp phù hợp cho tổ chức, đơn vị, địa phương mình tiến lên Người lãnh đạo, quản lý phải luôn tư duy, tìm tòi, tạo ra cái mới, cái khác lạ có giá trị cho sự phát triển của con người

và xã hội, cải tạo cái cũ, lạc hậu Sáng tạo có thể xuất phát từ chính niềm đam mê cộng với trí thông minh để khám phá, chinh phục cái mới Tương lai nằm trong tay những người có tầm nhìn xa trông rộng.

N iềm say mê, có lửa trong lòng Không có sự say mê, không có nhiệt huyết thì một

nhà lãnh đạo, quản lý sẽ không thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết Nhà lãnh đạo, quản lý phải có động cơ mạnh mẽ, sự đam mê mãnh liệt và lòng kiên nhẫn trong việc đạt được mục đích đề ra, khả năng quyết đoán, dám làm và tính sáng tạo độc đáo trong cách giải quyết vấn đề.

- Do: Đưa kế hoạch vào thực hiện.

Khả năng truyền cảm hứng Nhà lãnh đạo, quản lý phải truyền được nhiệt huyết và ý

tưởng của mình sang mọi người, để mọi người cùng hiểu, cùng quyết tâm và cùng hành động

để giành được thắng lợi.

Kiên định, tự tin Kiên định không phải là bướng bỉnh, ngang tàng và nhất định không

phải là ngông cuồng Luôn tự tin vào chính mình và tự tin vào tập thể.

Là một người truyền đạt: lắng nghe tốt, nói tốt, viết tốt, phỏng vấn tốt, biết cách huấn luyện người khác tốt.

- Check: Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện

Trang 3

Thì người lãnh đạo cần có người quản lý cần có phẩm chất khác quan, trung thực và

có kỹ năng đánh giá.

Phải biết nhìn người sắp xếp người hợp lý cho từng công việc

- Action: Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều chỉnh thích hợp

nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới.

Sẵn sàng chấp nhận rủi ro Người lãnh đạo, quản lý tài năng là người biết chấp nhận

những rủi ro và biết đứng dậy mỗi lần vấp ngã mà không bi quan, tiêu cực.

Phải biết lắng nghe, tiếp thu những cái mới để tiếp tục thực hiện một quy trình mới

Hiện nay, tôi đang công tác tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông

đô thị thành phố Trưởng Ban của tôi là người Tầm nhìn xa, năng lực vượt trội, óc sáng tạo,

trí thông minh trong việc lập kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn ví dụ như kế hoạc ngắn hạn về đào tạo về nhân lực, kế hoạch trung hạn là xậy dựng Ban Giao thông đô thi ngày càng chuyên nghiệp trong lĩnh vực giao thông và môi trường, kê hoạch dài hạn là tìm các dự an mới

để duy trì và phát triển bền vững giao thông xanh, tìm những dự án giao thông công cộng để thực hiện chủ trương đường lối chính sách của thành phố giao phố.

Và khi đưa kế hoạch vào thực hiện: Trưởng Ban tôi luôn truyền cảm hứng nhiệt nhiệt huyết trong công việc,mọi vấn đề khó khắn điều giải quyết.Truyền đạt những kinh nghiệm trong công tác quản lý vào các buổi thứ 2 họp giao ban đầu tư Cũng vào những cuộc họp giao ban đầu tư Trưởng ban tôi luôn kiểm trả công lại việc hàng tuần Ban tôi cũng thực hiện việc kiểm tra kế hoạch thực hiện 2 lần trong năm, 6 sáu đầu năm và 6 tháng cuối năm Qua công tác kiểm tra đánh giá Trưởng Ban luôn khác quan, trung thực nhìn nhận những vấn đề nào chưa đạt, những cán bộ công nhân viên tốt và không tốt để thực hiện việc khen thưởng Và cũng qua công tác kiểm tra đó, trưởng Ban tôi ,luôn lắng nghe, cậu thị những báo cáo về hạn chế trong công việc để có hướng khắc phục kịp thời Trưởng Ban tôi có một cái hạn chế đó là quản lý con người bằng hình thức thuyết phục, không mệnh lệnh khắc khen

Việc thực hiện quy trình PDCA của cơ quan

Vào năm 2018 Ban giao thông Đô thị được trung ương giao vốn cho 2400 tỷ cho 2 dự án Cải thiện môi trường nước giai đoạn II

Hoạch định:

 Xác định mục tiêu: phải giải ngân hết toàn bộ 2400 tỷ vào năm 2018 vào 6 tháng đầu năm phải giải ngân được 50 % vốn giải ngân

 Lập kế hoạch:

+ Xây dựng kế hoạch công tác năm 2018

+ Lập kế hoạch và tiến độ giải ngân dự án cải thiện cải thiện môi trường nước giai đoạn II

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện: Các Ban Quản lý dự án phải đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, Phòng Kế hoạch xây dựng kế hoạch vốn giải ngân theo từng thàng,

Tổ chức thực hiện:

 Huy động, bố trí, sử dụng nguồn lực: tăng cường nguồn lực cho các Ban Quản lý dự án

Trang 4

MNT2 để thúc đẩy nhà thầu đẩy nhanh tiến độ

 Thiết lập và củng cố, đổi mới bộ máy tổ chức, quản lý: theo dõi các quy trình để rút ngăn trong công quản lý lãnh đạo: quy trình phê duyệt dự toán, quy trình phê duyệt thiết kế kỹ thuật,

Kiểm tra, giám sát, đôn đốc, thúc đẩy:

 Phòng kỹ thuật chất lượng phối hợp với Phòng ban trong việc kiểm tra hồ sơ chất lương

và hồ sơ thanh toán để trình cho phòng TCKT giải ngân.

 Các phòng ban thực hiện báo cáo tiến độ thi công và tiến độ giải ngân hàng tuần vào các cuộc họp giao ban

 Phối hợp chặt chẽ với Nhà thầu và tư vấn trong công tác thi công

Tóm lại việc thực hiện quy trình PDCA rất hiệu quả trong công tác quản lý lãnh đạo cơ sơ, qua đó giúp cho cơ sở ngày càng phát triển và cải tiến

Câu 2 Tại sao nói “Mục tiêu là yếu tố quan trọng hàng đầu của tổ chức”? Việc hoạch định mục

tiêu ở đơn vị anh (chị) hiện nay có những ưu điểm và hạn chế gì? Nêu phương hướng khắc phục những hạn chế trên.

Câu 2: Mục tiêu có ý nghĩa gì đối với một tổ chức? Căn cứ vào những yếu tố nào để người

lãnh đạo quản lý xác định mục tiêu của đơn vị? Liên hệ thực tiễn các vấn đề trên Đánh giá mục tiêu của đơn vị các anh chị hiện nay theo tiêu chí SMART.

Mục tiêu : là kết quả hành động hoặc trạng thái của cơ sở trong tương lai Khác với mục đích,

mục tiêu vừa có tính chất định hướng hành động, vừa xác định rõ các tiêu chí đo lường kết quả của hành động sao cho ở thời điểm cần hoàn thành mục tiêu chúng ta có thể biết được mục tiêu

đã được hoàn thành ở mức độ nào Ngoài ra, mục tiêu còn mang tính thời hạn với điểm bắt đầu

và kết thúc theo thời gian cụ thể Việc hoàn thành mục tiêu không phải chỉ được đo lường bằng các tiêu chí quy mô và chất lượng mà còn phải được xem xét về khoảng thời gian thực hiện Hơn nữa, một mục tiêu trong lãnh đạo, quản lý phải là kết quả của hành động có chọn lựa theo hướng tối thiểu hóa nguồn lực sử dụng và tối đa hóa độ hài lòng của những người liên quan.

Trang 5

Đối với tổ chức Mục tiêu có ý nghĩa:

 Định hướng hoạt động của toàn đơn vị thể hiện qua việc đề ra mục tiêu, xây dựng phương hướng, lập kế hoạch.

 Căn cứ và các yếu tố khách quan, chủ quan để sử dụng và khai thác hiệu quả các nguồn lực (tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật, con người, ) đặc biệt là nguồn lực con người.

 Xây dựng niềm tin, thuyết phục người khác cùng thực hiện mục tiêu đề ra.

 Tạo ra môi trường vừa cho phép mỗi người được tự do sáng tạo vừa định hướng mọi người theo mục tiêu chung.

 Tạo nên sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận khác nhau trong cùng đơn vị để tạo thành 1

hệ thống nhất.

 Kiểm tra, kiểm soát được lộ trình thực hiện mục tiêu.

 Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu.

 Là lý do tồn tài của một tổ chức, là định hướng của tổ chức, để tổ chức hoạt động một các

rõ ràng, là yếu tố tạo nên tính thống nhật trong tổ chức và là chỗ dự kiểm tra hoạt động đánh gia

Người lãnh đạo quản lý xác định mục tiêu của đơn vị căn cứ vào những yếu tố:

 Yếu tố khách quan:

+ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức: Đại diện cho Ủy Ban Nhân dân

TPHCM làm chủ đầu tư với dự án về giao thông Đô thị của tphcm có sử dụng nguồn vốn ưu đãi (ODA) và vốn ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài

+Theo chỉ đạo của cấp trên theo định hướng phát triển chung của ngành, đơn vị, công việc: Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng giảm tình trạng kẹt xe trong thành phố

và riển khai 07 chương trình đột phá được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố

Hồ Chí Minh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020), trong đó có 03 chương trình: “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, giảm ùn tắt giao thông”, “Chống ngập, giảm ô nhiễm môi trường và thích ứng với biến đổi khi hậu” và “Chỉnh trang đô thị, di dời, tái định cư nhà trên kênh rạch” liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của Ban Giao thông - Đô thị.

Thực tiễn xã hội, địa phương, nguồn lực : Hệ thống giao thông công cộng thành phố hcm

chưa được phát triển, tình trạng kẹt xe ngày càng nghiệm trọng

Xu thế phát triển của thời đại:sử dụng hệ thống giao thông công cộng thông minh tiện ích.

Nhu cầu xã hội: rất cần

Kết quả so với giai đoạn trước.

 Yếu tố chủ quan: căn cứ vào Tài, Đức và Tầm nhìn của lãnh đạo.

Ban lãnh đạo Ban Giao thông Đô thị là những nhà quản trị có tầm nhìn xa, đã từng bước đưa Ban quản lý trở thành một trong những ban chuyên nghiệp nhất thành phố Có những cống

Trang 6

hiến to lơn trong ngành giao thông được bộ của tp HCM

Trình độ chuyên môn của lãnh đạ

Phong cách lãnh đạo, luôn luôn lắng nghe tiếp thu ý kiến của cấp dưới

Tầm nhìn đúng đắn

Phân tích, đánh giá mục tiêu của đơn vị hiện nay theo tiêu chí SMART:

Tính cụ thể (Specific): chỉ tiêu đưa ra cần phải cụ thể vì nó định hướng cho các hoạt động

tương lai, có thể cụ thể bằng những con số, tỷ lệ.

Tính đo được (Measurable): chỉ tiêu có thể đo lường được, nếu không thể đo lường thì không

thể biết được chỉ tiêu đạt được hay không đạt được.

Tính đồng thuận, vừa sức (Agreed): chỉ tiêu phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng

không nên đặt chỉ tiêu không thể đạt được.

Tính thực tế, khả thi (Realistic): đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa khả năng thực hiện

so với những nguồn lực hiện có (tài chính, nhân sự, trang thiết bị - kỹ thuật,…)

Thời hạn (Time bound): mọi mục tiêu phải có thời hạn hoàn thành, nếu không nó sẽ bị trì hoãn,

thời gian hợp lý sẽ giúp ta vừa đạt được mục tiêu lại vừa có thời gian để thực hiện các mục tiêu khác.

Thực tiễn tại đơn vị:

1 Hiện nay tôi đang công tác tại Ban Giao thông Đô Thị.

Chức năng nhiệm vụ của Ban Giao thông đô thị

2 Mục tiêu của Ban Giao thông Đô thị: “Xây dựng, phát triển Ban Giao thông - Đô

thị thành một Ban Quản lý dự án và Đầu tư phát triển hạ tầng mạnh, chuyên nghiệp,

hiệu quả trong 3 lĩnh vực: giao thông, môi trường và vận tải hành khách công cộng với

đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên có tâm, có tầm, có đủ năng lực và phẩm chất

để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao trong giai đoan 2017-2020”

cơ sở khách quan của mục tiêu đề ra tại đơn vị :theo chỉ đạo của thành ủy UBND

Tp đẩy mạnh 7 chương trình độ phá của TPHCM trong đó có lĩnh vực giao thông và môi

trường, Ban Giao thông đô thị đã có 15 năm kinh nghiệm trong công tác quản lý với

trình độ, 1 tiến sỹ, 15 thạc sỹ, 40 thạc sỹ, từng giải quyết nhiều sự việc lần đầu tiên điễn

ra trong lĩnh vực tranh chấp của nhà thầu nước ngoài, và với truyền thống đoàn kết toàn

thể cán bộ công nhân viên trong cơ quan

Sử dụng tiêu chí Smart để đánh giá mục tiêu của Ban

Tính cụ thể (Specific): phát triển hạ tầng mạnh, chuyên nghiệp, hiệu quả trong 3 lĩnh vực: giao

thông, môi trường và vận tải hành khách công cộng

Tính đo được (Measurable): Trong năm 2015- 2020: tất cả các dự án phải được khởi công,

hoàn thành đúng tiến độ Và xác định mốc thời gian là 2015-2022

Trang 7

Tính đồng thuận, vừa sức (Agreed): Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình Giao

thông - Đô thị thành phố có 93 CBCNV (51 nam, 42 nữ) trong đó có 01 công chức, 46

viên chức, còn lại là nhân viên hợp đồng lao động; Với 10 đơn vị Phòng, Ban trực thuộc

giúp việc cho Ban Lãnh đạo.Về trình độ đào tạo: 01 tiến sĩ, 18 thạc sĩ (chiếm 19% trên

tổng số nhân sự - tăng thêm 02 thạc sĩ so với năm 2015), 63 đại học và cao đẳng (chiếm

67% trên tổng số nhân sự), 02 trung cấp (chiếm 02% trên tổng số nhân sự), 9 lao động

phổ thông (chiếm 9% trên tổng số nhân sự); Tất cả các cán bộ quyết tâm trong việc giải

quyết các tuyến đường bị ngập nước trên TPHCM;

Tính thực tế, khả thi (Realistic):: độ ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có trình độ và nhiều

kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án Khả thị của mục tiêu: hoàn thành những

nhiệm vụ khó hơn mà UBND TP giao: xây dựng và đưa vào sử dụng dự án Đại lộ Đông

tây đúng tiến độ và đạt chất lượng

Thời hạn (Time bound):5 năm để thực hiện mục tiêu trên

Đánh giá mục tiêu trong 2 năm qua:

Đạt đươc mục tiêu: hiện nay quản lý 7 dự án các lĩnh vực giao thông, môi trường và vận tải hành khách công cộng, quản lý các dự án đúng tiến độ, giải ngân đạt yêu cầu hàng năm ( bằng số liệu cụ thễ” Đội ngũ cán bộ công nhân viện được bổ dưỡng công tác nghiệp vụ ở nước ngoài và tăng cường nhiều kỹ năng trong công tác như: kỹ năng phân nhiệm ủy thác, kỹ năng nói chuyện trước công chúng….

Hạn chế trong mục tiêu: chưa phát triển được nhiều dự án giao thông công cộng ( BRT mới có 1 tuyến) do dự án cần nghiên cứu thêm để đạt hiểu quả cao nhất, và hiện nay dự án Giao thông Xanh đang trình thành ủy phê duyệt

Câu 3 Trình bày các kiểu phong cách lãnh đạo: độc đoán, dân chủ, tự do Đánh giá về việc vận dụng phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo, quản lý tại đơn vị anh (chị) hiện nay? Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.

Phong cách lãnh đạo là hệ thống các đấu hiệu đặc trưng của hoạt và động quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.

Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường.

Phân loại

* Phong cách độc đoán

Trang 8

* Phong cách dân chủ

* Phong cách tự do

*Khái niệm phong cách LĐ: Phong cách lãnh đạo, quản lý Là mẫu hành vi mà nhà QL, LĐ lựa

chọn nhằm tác động một cách có hiệu quả đến đối tượng LĐ, QL nhằm thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ LĐ, QL đề ra.

Phong cách lãnh đạo là một phương thức thường dùng tác động vào người xung quanh, được lập đi lập lại nhiều lẩn trở thành đặc điểm tương đối bền vững trong nhân các của nhà quản lý, là nét tiêu biểu đặc thù của nhà quản lý, được biểu hiện ra bên ngoài qua tác phong qua hành vị qua phương pháp.

* Có 03 loại phong cách lãnh đạo cụ thể:

- Phong cách độc đoán:

+Đặc điểm: Người lãnh đạo sử dụng phong cách này tập chung quyền lực, nắm bắt tất cả

các quan hệ và thông tin Các quyết định, mệnh lệnh đưa ra chỉ dựa trên cơ sở kiến thức, khả năng kinh nghiệm của người lãnh đạo, không quan tâm đến ý kiến người dưới quyền, buộc cấp dưới phải thực hiện một cách tập trung, chính xác, nghiêm ngặt Bản thân người lãnh đạo trực tiếp kiểm tra việc thi hành của cấp dưới Dòng thông tin trong tổ chức chỉ có một chiều từ trên xuống.

+ Về ưu điểm: Phong cách độc đoán có ưu điểm giải quyết nhanh chóng các nhiệm vụ và

đảm bảo việc tập trung quyền lực.

+ Về hạn chế: Phong cách này thiếu dân chủ, không tranh thủ được trí tuệ kinh nghiệm

của cấp dưới dễ tạo nên trạng thái bất bình, căng thẳng, không nhưng vậy do người lãnh đạo phải trực tiếp kiểm tra việc thi hành của cấp dưới nên người lãnh đạo rất mệt

- Phong cách dân chủ:

+ Đặc điểm:Người lãnh đạo không quyết theo ý kiến chủ quan của mình mà luôn mở

rộng dân chủ, tranh thủ, động viên mọi người tham gia vào các quyết định quản lý và giải quyết các nhiệm vụ của đơn vị bản thân người lãnh đạo cũng biết phân quyền phù hợp, không ôm đồm Công việc được phân công, giải quyết, đánh giá đều có sự tham gia của tập thể Dòng thông tin trong tổ chức tồn tại cả hai chiều từ trên xuống và từ dưới lên.

+Về ưu điểm: Phong cách này phát huy được trí tuệ, khả năng sáng tạo của cấp dưới,

động viên được tính tích cực của mọi người khi tiến hành vì cấp dưới luôn nhận thấy rằng trong quyết định hay công việc đó có sự tham gia ý kiến của mình.

+Về hạn chế: Phong cách này dẫn đến việc mất nhiều thời gian, đòi hỏi người lãnh đạo

phải cực kỳ thông minh, nhanh nhạy đặc biệt phải có tài tổ chức quản lý sử dụng sắp xếp cán bộ hợp lý phù hợp với năng lực.

-Phong cách tự do:

+Đặc điểm:Người lãnh đạo có phong cách này thường tham gia ít nhất vào công việc của

tập thể, hầu như giao hết quyền hạn, trách nhiệm cho mọi người Thông tin trong tổ chức được cung cấp hết cho mọi người và cho phép mọi người tự do hành đông theo suy nghĩ, theo cách thức mà mình cho là tốt nhất.

+Về ưu điểm: phong cách này phát huy tối đa khả năng của cấp dưới.

+Về hạn chế: Phong cách này dễ dẫn đến tình trạng người lãnh đạo thiếu trách nhiệm,

nếu buông lỏng quản lý dễ dẫn đến tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ, mạnh ai lấy làm, dẫn đến

Trang 9

chồng chéo trong công việc.

Giữa 3 phong cách này khác nhau ở những điểm cơ bản sau:

Phong cách độc đoán Phong cách dân chủ Phong cách tự do

Tập trung quyền lực Phân phối quyền lực Phát huy quyền lực của

mỗi người

Tự mình thu thập thông tin Giao cho cấp dưới thu thập

thông tin Do cấp dưới tự tìm thông tin

*Liên hệ tại đơn vị: Tôi là chuyên viên Phòng Kỹ thuật chất lượn, hiện nay là kiể

Ban Phòng KTCL cùa Ban Giao thông đô thị… Lãnh đạo của tôi là người có kiểu phong cách lãnh đạo dân chủ: thể hiện ở chỗ: là người đứng đầu Ban Giao thông đô thị tuy nhiên chỉ quản

lý và điều hành những công việc chung của Ban , còn các công việc nghiệp vụ chuyên môn giao cho 3 cấp phó ( mỗi cấp phó quản lý điều hành một dự án Khi cần nắm thông tin về vụ việc

gì liên quan đến cơ quan hoặc khi quyết định quan trọng khác như việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo, điều chuyển cán bộ từ bộ phận này qua bộ phận khác, cử cán bộ đi học nghiệp vụ, xem xét kết nạp Đảng cho quần chúng… đều cho họp cấp ủy lãnh đạo để thảo luận, lấy ý kiến thông qua các vẫn đề trên Khi đã được cấp ủy lãnh đạo thông qua mới đưa ra họp cơ quan lấy ý kiến của tập thể cán bộ trong cơ quan và biểu quyết thông qua.

Về ưu điểm của phong cách lãnh đạo trên của : với phong cách lãnh đạo dân chủ trên có thể tập trung giải quyết các công việc khác quan trọng của đơn vị, tránh được sự ôm đồm công việc Mặt khác nó thể hiện sự dân chủ phát huy được tài năng, trí tuệ, nghiệp vụ của các cấp phó Tránh được sự trồng chéo trong công việc, làm cho mọi hoạt động của cơ quan được diễn ra thông suốt nhịp nhàng, do đã giao việc cụ thể cho hai cấp phó lên khi cần nắm bắt thông tin chỉ cần yêu cầu các cấp phó báo cáo và cấp phó phải chịu trách nhiệm trước về công việc được giao Do đó Viện phó rất sâu xát, nhiệt tình.

Tuy nhiên phong cách lãnh đạo của đơn vị tôi cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế cụ thể như: do quá đề cao tính dân chủ nên việc gì trong cơ quan cũng đưa ra họp lấy ý kiến dẫn đến nhiều vụ việc phải kéo dài mất nhiều thời gian, nhiều cuộc họp do có bất đồng ý kiến giữa các lãnh đạo dẫn đến không khí ngột ngạt, tranh luận không thống nhất được vấn đề đưa ra Mặt khác do đã giao mảng công tác nghiệp vụ cho 2 phó, nên nhiều vấn đề nảy sinh trong công tác nghiệp vụ không nắm bắt được kịp thời, và sâu xát Chúng ta có thể thấy rằng, việc áp dụng một kiểu phong cách lãnh đạo nào đó trong hoạt động quản lý hay kinh doanh không đơn giản là áp dụng nguyên bản một kiểu phong cách nào đó Trong thực tiễn, nó đòi hỏi người quản lý, lãnh đạo phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểu phong cách lãnh đạo thích hợp, tuỳ vào những điều kiện, tình huống cụ thể của tổ chức, doanh nghiệp Như vậy,

áp dụng phong cách quản lý của những nhà lãnh đạo các tổ chức,doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động quản lý hay kinh doanh cũng phải tuân theo cách làm trên Một phong cách lãnh đạo phù hợp với các đặc điểm đặc thù của Việt Nam sẽ là phong cách lãnh đạo mà ở đó người lãnh đạo phải có tính quyết đoán thể hiện qua các phẩm chất dám nghe dám làm, dám chịu trách nhiệm, tự tin, ra được những quyết đính kịp thời trong những tình huống khó khăn Bên cạnh đó, người lãnh đạo tạo ra được nhiều điều kiện thuận lợi để cấp dưới phát huy hết

Trang 10

năng lực, trí lực, óc sáng tạo, lòng nhiệt tình vào công việc, có hệ thống chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, thích đáng nhằm động viên người lao động phát huy mọi tiềm năng,

ổn định tinh thần và đảm bảo được cuộc sống

Các luồng thông tin trong quản lý phải luôn được đảm bảo theo các kênh từ trên xuống dưới,

từ cấp dưới lên trên Đó cũng chính là sự kết hợp hài hòa của phong cách độc đoán và phong cách lãnh đạo tự do, dân chủ, thích ứng với từng hoàn cảnh tình huồn quản lý cụ thể Và một đặc điểm quan trọng trong phong cách quản lý này đó là phải tính tới những đặc điểm dân tộc, đạo đức, văn hoá của người Việt Nam

Tóm lại, có thể nói rằng, một phong cách lãnh đạo tốt là một sản phẩm mang tính trí tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau vào các tình huống khác nhau, đồng thời phù hợp với các đặc điểm văn hóa Việt Nam Chỉ có như thế tổ chức mới đạt được hiệu quả trong giải quyết công việc một cách cao nhất, phát huy được sức mạnh tập thể và tinh thần sáng tạo của nhân viên Đúng như một câu danh ngôn đã nói: “Một nhà quản lý phải đồng thời là: Một viên đại tướng biết cách chỉ huy, một quan tòa biết cách xét xử, một nhà giáo dục khéo dạy dỗ, một nhà tâm lý biết cách khích

lệ cổ vũ”

Câu 4 Căn cứ trên các biểu hiện đặc trưng phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo quản

lý ở cơ sở, đánh giá ưu điểm - hạn chế của lãnh đạo đơn vị anh (chị) hiện nay? Chỉ ra phương hướng rèn luyện để khắc phục những hạn chế đó.

Khái niệm phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở: Là mẫu hành vi mà

người lãnh đạo, quản lý lựa chọn nhằm tác động và ảnh hưởng có hiệu quả đến cấp dưới và quần chúng nhân dân tại cơ sở:

- Hiện nay ở nước ta tại các cơ quan đơn vị xảy ra trường hợp người lãnh đạo quản lý ở cơ sở

nhiều nơi làm việc còn thiếu khoa học, hiệu quả công việc không cao, mối quan hệ giữa lãnh đạo và cấp dưới còn nhiều bất đồng Trong khi đó hiện nay các nước trên thế giới người lãnh đạo quản lý lại làm việc cực kỳ khoa học, hiệu quả công tác rất cáo Do đó trước tình hình như vậy việc đổi mới phong cách làm việc của lãnh đạo là cần thiết.

*Những biểu hiện đặc trưng của phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở, đánh giá ưu điểm, hạn chế của lãnh đạo đơn vị:

- Tác phong làm việc dân chủ:

1 tác phong này có ưu điểm là nó khơi dậy được mọi sự tham gia nhiệt tình và những đóng góp sáng tạo của quần chúng trong việc tạo ra các quyết định, chỉ thị, trong việc tổ chức thực hiện những đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ở cơ sở có hiệu quả.

Về hạn chế: Đôi khi dân chủ dẫn đến việc không tập trung.

2 Tôi, công tác tạị Ban GTĐT , lãnh đạo của Tôi là đồng chí A ở cơ quan lãnh đạo của tôi có tác phong làm việc dân chủ thể hiện ở chỗ: khi đưa ra quyết định về việc luân chuyển cán bộ từ các bộ của dự án kết thúc, sang các dự án bắt đầu lãnh đạo đều họp cấp ủy lãnh đạo ( gồm Trưởng ban và 3 phó lấy ý kiến, biểu quyết thông qua) hoặc khi ban hành quy chế chi tiêu nội

bộ hàng năm đều đưa ra họp hội nghị toàn thể cán bộ, công chức của đơn vị để cán bộ thảo luận, cho ý kiến Những vấn đề nào cán bộ công chức nhất chí, những vấn đề nào cán bộ, công chức

Trang 11

trong đơn vị không nhất chí sẽ được điều chỉnh cho phù hợp và quy chế trên phải được cán bộ công chức biểu quyết thông qua Ở phong cách làm việc này Lãnh đạo của tôi đã phát huy được tính dân chủ của cán bộ cấp dưới, tạo không khí làm việc thoải mái, dễ chịu

3.Tuy nhiên với phong cách làm việc này nhiều lúc dẫn đến hiệu quả giải quyết công việc không cao, nhiều vấn đề khi đưa ra lấy ý kiến do có bất đồng không thống nhất là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ.

-Tác phong làm việc khoa học: Thể hiện đặc điểm nghiệp vụ tổ chức của p/c LĐ cấp cơ sở.

Người lãnh đạo hiện nay cần thiết phải có trình độ chuyên môn, trí tuệ, là cấp tổ chức thực hiện nên đòi hỏi người LĐQL phải có năng lực tổ chức, kỹ năng giao tiếp, am hiểu con người và sử dụng con người đúng việc, đúng chỗ Ở đơn vị của tôi công tác đồng chí Lãnh đạo có tác phong làm việc khoa học biểu hiện ở chỗ: trong việc bố chí sắp xếp cán bộ ở các khâu công tác, lãnh đạo nắm rất chắc năng lực của từng cán bộ để qua đó bố trí công tác hợp lý

Lãnh đạo của tôi luôn ban hành chương trình kết hoạch hoạt động của Ban Giao thông đô thị mỗi năm.

Bộ phận Phòng Kỹ thuật là một bộ phận tham mưu cho Ban lãnh đạo giải quyết các công việc liên quan đến chức năng nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, trong công tác quản lý dự án thì có nhiều công tác cần đẩy nhanh tiến độ, thì khi đó lãnh đạo tại cơ quan đã bỏ quan công tác tham mưu của phong KTCL và đưa ra quyết định ngay lập tức.ví dụ như công tác phê duyệt các đơn giá phát sinh liên quan thay đổi bản vẽ thiết kế thi công, thì trong công tác phê duyệt thiết kế bản

vẽ thi công thì phòng Kỹ thuật không gia, nên khi có phát sinh sự việc đã rồi, cũng chính từ những bất cập đó, Ban lãnh đạo đã đưa phòng KTCL vào công tác phê duyệt thay đổi thiết kế thi công,

,

- Tác phong là việc hiệu quả, thiết thực: Đây là tiêu chí đánh giá tài – đức của cán bộ Lãnh

đạo, đánh giá sự phù hợp hay không của phong cách lãnh đạo Cấp cơ sở là nơi hiện thực hóa, đưa đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, vì vậy đòi hỏi tác phong làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực khi đưa ra các quyết định quản lý và tổ chức thực hiện Trong phong cách làm việc này

ở cơ quan tôi đồng chí Lãnh đạo biểu hiện ở chỗ: Trong công tác xây dựng kế hoạch công tác năm, trên cơ sở các chỉ tiêu công tác ở Ban Giao thông Đô thị, căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị và địa phương lãnh đạo đã xây dựng kế hoạch công tác năm cụ thể phù hợp với tình hình công việc của đơn vị Ví dụ nhận thấy năm 2017 tiến hành khởi công các gói thầu I,JK,G thuộc dựa án MTN2… Về ưu điểm của phương pháp: luôn đảm bảo cho công việc hiệu quả, đi vào thực tiễn tuy nhiên hạn chế của phong cách làm việc này của đôi khi còn chưa hiệu quả, còn chạy theo thành tích thể hiện ở một số chỉ tiêu, kế hoạch đăng ký thi đua không thể thực hiện được.

-Tác phong đi sâu đi sát quần chúng: Là đặc trưng riêng biệt của phong cách lãnh đạo cơ

sở Có đi sâu đi sát quần chúng mới có được tác phong khoa học, dân chủ, hiệu quả và thiết thực.

Ở đơn vị đồng chí Lãnh đạo thể hiện phong cách làm việc này ở chỗ đồng chí luôn chú ý quan tâm đến các công chức tại cơ quan Ví dụ trường hợp của đồng chí Y công tác tại bộ phận Khiếu

tố, do có con nhỏ, gia đình hoàn cảnh khó khăn lại thường xuyên ốm đau lãnh đạo thường xuyên quan tâm, động viên giúp đỡ, kêu gọi các đồng chí khác quyên góp tiền ủng hộ, khi đồng chí Y

có đơn xin nghỉ việc lãnh đạo cùng tập thể lãnh đạo, ban chấp công đoàn, đoàn thanh niên đến gặp gỡ, động viên đồng chí cố gắng sắp xếp công việc gia đình để đi làm việc Về ưu điểm của phong cách này giúp cho đồng chí gần gũi với cán bộ công chức, nắm bắt được tâm tư, tình cảm của công chức kịp thời tuy nhiên hạn chế trong phong cách này của lãnh đạo thể hiện ở chỗ: nhiều lúc đồng chí còn chưa sâu sát với cán bộ công chức, thể hiện ở chỗ đồng chí Việt Trước

Trang 12

đây đồng chí này làm ở khâu thi hành án dân sự, tuy nhiên từ tháng 6 năm 2016 lãnh đạo chuyển đồng chí này xuống làm tổng hợp cơ quan, do làm không quen ở khâu tổng hợp lên khi chuyển đồng chí Z xuống công tác tại bộ phận mới đồng chí tỏ ra bất mãn, làm việc qua loa, có lệ không

có động lực làm việc, đây chính là nguyên nhân dẫn đến đầu tháng 5/2017 đồng chí đã có đơn xin nghỉ việc.

- Tác phong tôn trọng tôn trọng và lắng nghe ý kiến quần chúng: là phong cách không chỉ là

đặc trưng cơ bản của phong cách lãnh đạo cấp cơ sở mà còn là nguyên tắc làm việc, nguyên tắc ứng xử của người lãnh đạo Ở đơn vị tôi, đồng chí Lãnh đạo thể hiện phong cách này ở chỗ: khi

ra quyết định quan trọng liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ công chức trong cơ quan lãnh đạo đều đưa các vẫn đề này ra lấy kiến cán bộ công chức trong cơ quan Ví dụ khi ban hành quy chế chi tiêu nội bộ năm 2017 lãnh đạo đã đưa dự thảo quy chế ra cuộc họp cán bộ viên chức để lấy ý kiến dân chủ, trên cơ sở đóng góp của cán bộ công chức đồng chí đã giao cho kế toán đơn

vị xây dựng lại quy chế trên cơ sở các ý kiến đóng góp hợp lý của cán bộ, công chức Tuy nhiên trong tác phong làm việc này của lãnh đạo tại đơn vị đôi lúc còn thể hiện sự độc đoán, nhiều vẫn

đề đồng chí tự quyết định

-Tác phong khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu thị: Giúp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ

sở tiến bộ, có thêm kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Tác phong nàu giúp dễ gần được quần chúng, chiếm được sự cảm tình, tôn trọng của quần chúng Ở tác phong này đồng chí Lãnh đạo- cơ quan tôi biểu hiện ở chỗ: đồng chí là đứng đầu đơn vị, tuy nhiên đồng chí chưa bao giờ trực tiêp làm công tác nghiệp vụ tuy nhiên tại các buổi hội nghị tập huấn chuyên nghành hoặc khi tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm đồng chí đều tham gia để học hỏi kinh nghiệm, khi giải quyết những công việc liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn đồng chí đều xin ý kiến tham vấn của cấp phó hoặc các phòng nghiệp vụ trên Viện Kiểm sát nhân dân Tp.hồ Chí Minh Tuy nhiên đôi lúc đồng chí còn tỏ ra bảo thủ, không có sự cầu thị tiếp thu ý kiến của cấp dưới Cụ thể như khi kiểm tra viên, Kiểm sát viên đề xuất án dân sự khác quan điểm đường lối giải quyết của Viện phó đưa lên quyết định thì đồng chí thường duyệt theo ý kiến của cấp phó mà không lắng nghe, trình bày quan điểm ý kiến của Kiểm tra viên, kiểm sát viên.

- Tác phong làm việc năng động và sáng tạo: Nhạy bén trong việc phát hiện cái mới, ủng hộ

những cái mới tích cực nhân nó lên thành diện rộng, thành phong trào để đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở cơ sở ngày càng được cải thiện, đổi mới, văn minh hơn Tác phong làm việc này của đơn vị tôi thể hiện ở chỗ đồng chí đã áp dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý, trước đây các văn bản đồng chí thường sao gửi bằng giấy nhưng để tiết kiệm đổi mới các văn bản đều được đồng chí gửi vào Gmail cá nhân, chỉ những văn bản nào quan trọng đồng chí mới gửi trực tiếp bằng giấy Tuy nhiên tác phong làm việc này của đồng chí Lãnh đạo còn hạn chế ở chỗ đôi lúc đồng chí còn thiếu năng động, sang tạo trong việc điều hành công việc, thể hiện ở khâu tổ chức sắp xếp cán bộ, tại nhiều bộ phận lãnh đạo để cho cán bộ đó phụ trách một khâu từ trước đến nay mà không thay đổi vị trí công tác dẫn đến công việc tại bộ phận đó trì trệ, ////////////////////////////////////

- Tác phong làm việc gương mẫu và tiên phong: Là yếu tố đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng

đối với xã hội, tạo được sự tín nhiệm, niềm tin của nhân dân Để tạo ra bước chuyển mới trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa…rất cần đến tác phong gương mẫu, tiên phong của những người cán bộ lãnh đạo, quản lý để qua đó người dân mến phục, noi theo và tin tưởng Ở đơn vị lãnh đạo- thể hiện phong cách này biểu hiện ở chỗ trong các phong trào do cơ quan phát động đồng chí luôn là người chấp hành nghiêm chỉnh đầu tiên, ví dụ khi cơ quan phát động ủng hộ đồng bào lũ lụt một ngày lương đồng chí là người thực hiện đầu tiên Về ưu điểm của phong

Trang 13

cách này của lãnh đạo, chính vì sự gương mẫu, tiên phong này đã làm gương cho công chức noi theo, học tập Tuy nhiện trong tác phong làm việc này chỗ lãnh đạo còn có hạn chế ở chỗ nhiều lúc đồng chí nói nhưng lại không làm chẳng hạn như việc cơ quan quy định không được hút thuốc tại cơ quan nhưng đông chí vẫn hút điều đó làm cho các cán bộ khác không nể phục, coi thường các quy định do chính lãnh đạo đặt ra.

HƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ

Tăng cường Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người lãnh đạo, quản lý Phẩm chất

chính trị, đạo đức là yếu tố nền tảng để hình thành và phát triển phong cách lãnh đạo, quản lý Chỉ có trung thành với lợi ích của dân tộc, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, người lãnh đạo, quản lý mới say mê nghiên cứu, tìm chọn con đường, biện pháp thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao nhất, đem lại lợi ích chính đáng, thiết thực cho nhân dân Đó chính là mảnh đất tốt để nảy

nở, phát triển phong cách làm việc khoa học, dân chủ, tập thể, gần dân Tri thức là cơ sở quan trọng để hình thành phong cách khoa học Cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo; cách làm việc dân chủ, tập thể, nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn… chỉ có thể là sản phẩm của trí tuệ.

2 Nâng cao Trình độ lý luận chính trị và các tri thức khoa học, nhất là khoa học lãnh đạo, quản

lý và xã hội-nhân văn Trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kinh

nghiệm xử lý các tình huống, những mẫu hình phong cách điển hình… sẽ giúp cho người lãnh đạo, quản lý có được phương pháp tư duy biện chứng Cùng với hoạt động thực tiễn sẽ từng bước nhận thức, rèn luyện tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, thiết thực, dân chủ, tập thể, quyết đoán đúng lúc, lý luận gắn liền với thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm… từ đó chủ động rèn luyện phong cách cho bản thân.

3 thường xuyên rèn luyện trong thực tiễn và quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ Thực

tiễn và quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ đặt ra nhiều tình huống đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải giải quyết Muốn giải quyết tình huống có hiệu quả thì người lãnh đạo, quản lý phải lựa chọn phong cách lãnh đạo, quản lý phù hợp Qua thực tiễn và quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ sẽ giúp người lãnh đạo, quản lý kiểm nghiệm phong cách lãnh đạo, quản lý nào là phù hợp, phong cách lãnh đạo, quản lý nào không phù hợp, từ đó điều chỉnh hợp lý.

4 Tuân thủ Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Bản thân cán bộ lãnh đạo,

quản lý và hoạt động lãnh đạo, quản lý phải tuân thủ các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước quy định hệ thống các quy tắc xử

sự buộc người lãnh đạo, quản lý phải tuân theo Đồng thời, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước điều chỉnh hành vi của người lãnh đạo, quản lý Qua đó, giúp cho người lãnh đạo, quản lý hình thành phong cách lãnh đạo, quản lý chuẩn mực.

5 Nắm bắt Đặc điểm tâm lý, nhân cách cá nhân Những nét tâm lý, nhân cách mà người lãnh

đạo, quản lý được giáo dục và tự giáo dục trong cuộc sống hằng ngày khi đã trở thành thuộc tính tâm lý cá nhân sẽ góp phần tạo nên đặc điểm riêng, tương đối ổn định trong cách thức hoạt động tạo nên phong cách của họ Ngược lại, khi người lãnh đạo, quản lý chủ động rèn luyện mình theo một mẫu phong cách lãnh đạo, quản lý thì cũng chính là quá trình họ bổ sung vào nhân cách của mình những thuộc tính tâm lý tương ứng với yêu cầu của phong cách mới.

6 phải ảm hiểu thêm Điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa mà người lãnh đạo, quản lý sinh sống

Trang 14

và công tác Môi trường tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội là cơ sở khách quan tác động trực tiếp

đến hình thành và phát triển phong cách lãnh đạo, quản lý nói chung, phong các dân chủ nói riêng Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và con người quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình hình thành và phát triển.

7 Môi trường công tác của người lãnh đạo, quản lý Người lãnh đạo, quản lý là một thành tố

của tổ chức Tổ chức quy định người nào giữ vị trí, chức năng gì trong guồng máy tổ chức, nó buộc con người phải hành động theo những nội quy, quy tắc nhất định của tổ chức, đào luyện con người Phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, yêu cầu hoạt động mà nảy sinh nhu cầu xây dựng phong cách người lãnh đạo, quản lý phù hợp.

Câu 5 Nêu các hình thức tuyên truyền, thuyết phục Để đạt được mục tiêu tuyên truyền, thuyết phục, người lãnh đạo quản lý cần lưu ý chuẩn bị những yếu tố nào? Liên hệ thực tiễn các vấn đề trên tại đơn vị anh (chị) hiện nay.

1 Khái niệm tuyên truyền, thuyết phục (TT-TP ): là truyền bá giáo dục giải thích nhằm

chuyển biến và nâng cao về nhận thức; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng thành niềm tin; thúc đẩy mọi người hành động một cách tự giác, nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

2 Mục tiêu: Người lãnh đạo, quản lý thực hiện kỹ năng quản lý tuyên truyền, thuyết phục

nhằm làm thay đổi đối tượng và tạo niềm tin cho người nghe.

3 Các hình thức TT-TP bao gồm:

 TT-TP cá nhân: gặp gỡ trực tiếp; thăm tại nhà; vận động hành lang.

 TT-TP nhóm: thảo luận nhóm nhỏ; diễn thuyết trước công chúng.

4 Để thực hiện một buổi TT-TP thành công tốt đẹp trước đám đông ta cần có 2 công đoạn:

 Quy trình chuẩn bị (có vai trò quyết định).

a Nghiên cứu đối tượng.

+ Sự cần thiết nghiên cứu đối tượng Tùy vào đối tượng nghe CBLĐQL lực chọn phương pháp, tư liệu thuyết minh, ngôn ngữ phù hợp.

+ Nội dung cần nghiên cứu:

- Đặc điểm XH Thành phần, giai cấp,nghề nghiệp, học vấn, giới tính, tuổi tác

- Đặc điểm tư tưởng, tâm lý XH Hệ thống quan điểm, chính kiến, động cơ, khuôn mẫu tư duy, trạng thái tâm trạng thể chất của đối tượng…

- Nhu cầu về thông tin, thái độ của đối tượng về nội dung thông tin  CB LĐQL chọn cách thức thỏa mãn nhu cầu đó.

Từ các nghiên cứu trên LĐQL xác định: mục đích, nội dung, phương thức, địa điểm, không gian, thời gian thích hợp cho buổi diễn thuyết.

b Chọn chủ đề cho bài diễn thuyết Chủ đề phải thỏa mãn 4 yếu tố sau:

- Mang đến cho đối tượng thông tin mới, hấp dẫn.

Trang 15

- Mang tính thiết thực, đáp ứng nhu cầu thông tin, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của cộng đồng, người dân.

- Mang tính thời sự, tính cấp thiết đang tác động lớn đến dư luận XH, những vấn đề mà công chúng đang quan tâm.

- Mang tính giáo dục tư tưởng Phải góp phần giáo dục tư tưởng cho người nghe, góp phần giúp người nghe hiểu đúng đường lối, chính sách, pháp luật và quyết tâm thực hiện Giúp người nghe hiểu đúng vấn đề theo điều kiện bối cảnh hiện tại.

c Xây dựng đề cương bài diễn thuyết Đề cương cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Thể hiện được mục tiêu cần tuyên truyền thuyết phục thông qua: luận cứ, luận điểm, luận chứng.

- Bao hàm đầy đủ nội dung tuyên truyền một cách logic, hệ thống.

- Đề cương thường gồm 3 phần:

Phần mở đầu Nên chọn phương thức lung khời nhưng phải ngắn gọn súc tích nhưng rất quan trọng, cần thể hiện:

 Tạo không khí thân thiện, tích cực.

 Tạo sự chú ý, gây nhạc nhiên  thu hút đối tượng = những sự kiện, hiện tượng, số liệu

có tính biểu tượng, thời sự có liên quan trực tiếp đến nội dung diễn thuyết.

 Quy định phương thức trao đổi, tranh luận hay phản biện

 3 điều cần tránh trong mở đề: Tránh lang mang dài dòng, Tránh không liên quan đến vấn đề Không bắt đầu từ việc xin lỗi, cáo lỗi…

đề xuất các giải pháp  phân tích lựa chọn 1 giải pháp phù hợp nhất.

 Tính xác định, nhất quán và có luận chứng khoa học, thực tiễn cụ thể Phương tiện, tư liệu thực tiễn hỗ trợ, minh họa sinh động, thuyết phục

 Tính tâm lý, sư phạm Khiêm tốn, hòa đồng nhân cách, diễn đạt rõ nghĩa, không thao thao bất tuyệt, không ồn ào, lúc nhấn mạnh, lúc chậm rãi, lúc lắng đọng để cho người

ta nghe, người ta thấm nội dung mình truyền đạt Đồng thời tạo và làm chủ, chú ý quá trình tương tác bằng ánh mắt, nụ cười, nét mặt giữa ta và người nghe; giữa người nghe với nhau Có tính giáo dục cao

Phần kết luận Phải chốt được, tạo ấn tượng cho nội dung chính và đưa ra những nhận xét, kết luận chung Đặt cho người nghe những nhiệm vụ nhất định và kêu gọi hành

Trang 16

 Trình bày buổi diễn thuyết: Quá trình diễn thuyết là quá trình tương tác hai chiều giữa người nói và người nghe thông qua 2 kênh: Kênh ngôn ngư và kênh phi ngôn ngữ (fim ảnh, âm thanh, cử chỉ, động tác, cảm súc…)

a/ Một số kỹ năng thu hút sự chú ý và gây ấn tượng Nội dung thông tin mới; thời sự; thiết thực, trình bày logic, ngôn ngữ chính xác, phổ thông, có tính biểu cảm Dùng cac thủ thuật sau

- Tăng hàm lượng thông tin = cách xử lý tốt lượng dư thửa của ngôn ngữ diễn đạt.

- Tăng hấp dẫn = sử dụng yếu tố bất ngờ, kịch tính, cách trình bày độc đáo.

- Sử dụng biện pháp ngôn ngữ: từ láy; ẩn dụ, văn thơ, câu đối, âm tiết hòa thanh nhịp điệu….

- Trình bày xen kẽ giữa cái thực tế với trừu tượng.(sự kiện xen kẽ khái niệm, phạm trù…)

- Khai thác tối đa mối quan hệ số lượng giữa các số liệu  nêu bật vấn đề Phát biểu ngẫu hứng, thoát ly đề cương

b/ Thủ thuật tạo sự chú ý Dựa trên quy luật tâm sinh lý; quan sát thái độ, hành vi người nghe.

- Cử chỉ, vận động kết hợp với sự di chuyển (ko nên đứng yên 1 chỗ)

- Thủ thuật âm thanh Lúc to, lúc nhỏ phù hợp với tâm trạng người nghe.

- Phương tiện trực quan

- Thay đổi phương thức giao tiếp từ độc thoại  đối thoại.

- Khôi hài Ca hát, chơi chữ, nói lái, ngữ cảnh  giảm căng thẳng, mệt mỏi tạo lại sự chú ý.

- Kỹ năng trả lời khi thực hiện đối thoại Rõ, trúng, đúng yêu cầu câu hỏi; có lập luận cơ

sở khoa học, có căn cứ xác đáng; nhã nhặn, khiêm tốn, phù hợp quan hệ giáo tiếp; gợi ý

để người hỏi tự trả lời; có thể trả lời ngay hay hẹn cuối buổi, buổi khác nếu còn tiếp tục diễn thuyết; Hạn chế phạm vi vấn đề  tránh lang mang; phù hợp thẩm quyền nếu liên quan lợi ích quốc gia hay pháp lý.

Các nội dung chuẩn bị buổi TT-TP :

 WHO (Ai?): xác định vai trò, vị trí người thuyết trình.

 WHAT? (Cái gì?): xác định nội dung bài thuyết trình.

 WHOM (cho ai?): xác định đối tượng tham gia và các đặc điểm của đối tượng

 WHY (Tại sao?): xác định mục đích của buổi thuyết trình, mục đích của vấn đề cần nói WHERE (Ở đâu?): xác định không gian, địa điểm buổi thuyết trình.

 WHEN (Khi nào?): xác định thời gian tổ chức, thời lượng buổi thuyết trình.

 HOW (Như thế nào?): xây dựng đề cương, dàn ý chi tiết chi buổi thuyết trình.

+ Mở đầu: giới thiệu sơ lược bản thân, tên chuyên đề, mục tiêu chuyên đề.

Ngày đăng: 16/05/2018, 08:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w