Hồ Thị Hạnh ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : Một số giải pháp quản lý sinh viên tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức Nghệ An.. Trong những năm qua quản lý công tác sinh viên
Trang 1Họ và tên Sinh viên: Thò Bá Dìa
Lớp: 54B – Quản lý giáo dục
Địa chị Gamail: thobadia54bqlgddhv@gmail.com
Giảng Viên hướng dẫn: ThS Hồ Thị Hạnh
ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : Một số giải pháp quản lý sinh viên tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức Nghệ An.
Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, GD&ĐT của mỗi quốc gia đóng vai trò then chốt, trọng yếu trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Nghị Quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “ Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền Giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta sớm thấy được vai trò to lớn của nguồn nhân lực đối với phát triển KT – XH và việc phát triển nguồn nhân lực thông qua GD&ĐT; Do đó đã có các định hướng và chỉ đạo đúng đắn phát triển GD&ĐT để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đồng thời Đảng ta coi GD&ĐT cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của CNH, HĐH Cương lĩnh chính trị xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -
2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược" Chiến lược phát triển giáo
Trang 2dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nước, định hướng GD&ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam
Giáo dục có một sứ mệnh rất to lớn là đào tạo nguồn nhân lực để phát triển đất nước theo yêu cầu của Đảng Để đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới, Giáo dục không chỉ nghiêng về đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà phải hết sức chú ý đến giáo dục đạo đức, lý tưởng làm người Muốn vậy nhà trường phải coi trọng quản lý công tác sinh viên, đây là một nhiệm vụ quan trọng, phức tạp, nặng nề có tác dụng mạnh mẽ đối với chất lượng đào tạo của các trường Cao đằng nghề
Trường Kỹ thuật Việt Đức Nghệ An tiền thân là Trường Xây dựng Việt-Đức, được thành lập năm 1972 theo Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An
Năm 1980, Trường xây dựng Việt - Đức hợp nhất với Trường Trung cấp xây dựng, năm 1982 sát nhập thêm Trường xây dựng Hà Tĩnh
Năm 1997 sát nhập 03 trường: Trường xây dựng Việt - Đức, Trường Dạy nghề cơ điện, Trường Công nhân kỹ thuật giao thông lấy tên là Trường Kỹ thuật Việt-Đức Nghệ An
Ngày 31/01/2007, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký quyết định thành lập Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật Việt - Đức Nghệ An trên cơ sở nâng cấp Trường Kỹ thuật Việt - Đức
Nhà trường có một khu KTX để sinh viên nội trú, vấn đề quản lý sinh viên ngoại trú của nhà trường là mối quan tâm lớn của lãnh đạo nhà trường Trong những năm qua quản lý công tác sinh viên của nhà trường đã có những tiến triển nhất định, tuy nhiên, với việc giáo dục SV trong học tập, tu dưỡng rèn luyện, nâng cao ý thức đạo đức nắm vững kiến thức chuyên môn đòi hỏi hệ thống tổ chức, đội ngũ, giải pháp quản lý, sự phối hợp của các phòng ban chức năng trong việc quản lý SV là những vấn đề mà nhà trường đang quan tâm, tìm những giải pháp để giải quyết
Là một sinh viên thực tập, với mong muốn ứng dụng những kiến thức quản
lý đã học cũng như với kinh nghiệm 2 tháng thực tập trường của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả quản lý của nhà trường, vì thế,
Trang 3em chọn đề tài: "Một số giải pháp quản lý sinh viên tại trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức" làm đề tài nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp Quản lý sinh viên của phòng công tác sinh viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức ,góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho sinh viên tại trường
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
3.2 Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý sinh viên tại trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức
3.3 Đề xuất một số giải pháp Quản sinh viên tại trường Cao đẳng nghề
kỹ thuật Việt Đức
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý sinh viên tại trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý sinh viên tại trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức
5 Giả thiết khoa học
Nếu tìm ra được những giải pháp quản lý SV tại trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức khả thi và phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác quản lý của nhà trường thì công tác quản lý SV của trường sẽ có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho SV
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên một số giải pháp quản lý sinh viên của phòng công tác sinh viên tại trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức
7 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, Khóa luận sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
Trang 47.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, khái quát các tài
liệu nghiên cứu lý luận, các văn bản Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các quy chế, quy định của ngành giáo dục và đào tạo có liên quan đến đề tài nhằm xác lập cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm:
Phương pháp điều tra qua các phiếu khảo sát; phương pháp xin ý kiến chuyên gia; phương pháp đàm thoại; phương pháp tổng kết kinh nghiệm nhằm khảo sát đánh giá thực trạng quản lý công tác sinh viên tại trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức và góp phần đề xuất giải pháp cho vấn đề nghiên cứu
Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp thông kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu những báo cáo tổng kết về công tác quản lý sinh viên để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý sinh viên tại Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức
8 Đóng góp của Khóa luận
- Về lý luận: Hệ thống hoá các cơ sở lý luận Quản lý sinh viên của trường
Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức
- Về thực tiễn: Đề xuất các giải pháp quản lý sinh viên của trường Cao
đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho SV
9 Cấu trúc của Khóa Luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người, được thực hiện một cách tự giác, vượt qua ngưỡng “tập tính” của các giống loài động vật bậc thấp khác Cũng như mọi hoạt động khác của xã hội loài người, sự ra đời của hoạt động giáo dục gắn liền với sự ra đời của hoạt động quản lý giáo
Trang 5dục và từ đó cũng xuất hiện khoa học về QLGD Là người học, người học vừa là đối tượng đào tạo, vừa là mục tiêu đào tạo Để nâng cao chất lượng đào tạo ngoài việc xem xét các yếu tố người dạy, nội dung, chương trình,
cơ sở vật chất thì không thể không nghiên cứu trực tiếp là đối tượng người học Xung quanh vấn đề người học có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu trong đó có vấn đề người học trong quá trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục
Trước đây, phần lớn SV đến học tại các trường Đại học, Cao đẳng hầu hết đều được ở trong KTX nhưng hiện nay nhu cầu về chỗ ở, đặc biệt là đối với các trường Đại học, cao đẳng ngoài công lập không có ký túc xá sinh viên, hầu hết là ở ngoại trú, trong khi đó các cơ sở GD đại học, cao đẳng quy mô đào tạo của các nhà trường Cao đẳng, Đại học trong những năm gần đây phát triển không ngừng Vấn đề nghiên cứu về quản lý sinh SV ngoại trú ít được đề cập
Đối với trường Đại học, quy chế trường đại học tư thục đã được sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ
Năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định số 42/2007/BGD&ĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành Quy chế học, sinh viên các trường đại học, cao đẳng
và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy và Thông tư 27/2009/TT – BGDĐT ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các trường trong việc
tổ chức quản lý sinh viên ngoại trú hệ chính quy, quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên trong các khâu liên quan đến việc tạm trú sinh hoạt, học tập tại địa phương nới trường đóng trên địa bàn
Trang 61.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý
1.2.1.1 khái niệm quản lý 1.2.1.2 Phương pháp quản lý
Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích đặt ra Trong quản lý hiện đại, phương pháp quản lý được đúc kết từ nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học xã hội và khoa học hành vi Phương pháp quản lý rất phong phú, đa dạng và tùy theo từng tình huống cụ thể mà sử dụng các phương pháp khác nhau hoặc kết hợp các phương pháp với nhau
- Phương pháp thuyết phục là phương pháp dùng lý lẽ để tác động đến nhận thức của con người
- Phương pháp kinh tế: là sự tác động của chủ thể đến đối tượng thông qua các lợi ích kinh tế
- Phương pháp hành chính tổ chức: là cách thức tác động của chủ thể tới đối tượng trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực hành chính
- Phương pháp tâm lý, giáo dục: đây là cách thức tác động đến đối tượng thông qua tâm lý, tình cảm, tư tưởng
1.2.2 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.
1.2.2.1 Quản lý giáo dục
1.2.2.2 Quản lý nhà trường
1.2.3 Biện pháp quản lý
1.2 4 Sinh viên
* Nhiệm vụ của sinh viên
* Quyền, nghĩa vụ và nghĩa vụ những hành vi sinh viên không được làm
1.3 Quản lý sinh viên các trường cao dẳng, đại học
1.3.1 Vị trí, vai trò của Quản lý sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học.
1.3.2 Nội dung Quản lý công tác SV trong các trường Đại học, cao đẳng
1.3.2.1 Công tác tổ chức hành chính
Trang 71.3.2.2 Công tác tổ chức quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của SV
1.3.2.3 Công tác y tế, thể thao 1.3.2.4 Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý SV
1.4.1 Điều kiện kinh tế xã hội
1.4.2 Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 1.4.3 Đặc điểm của sinh viên
1.5 Mối liên hệ giữa quản lý công tác sinh viên với chất lượng đào tạo
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Quản lý công tác sinh viên trong trường cao đẳng, đại học là nhiệm vụ trọng yếu trong công tác đào tạo của các trường cao đăng ,đại học Nghiên cứu
về vấn đề này, tác giả đã tổng thuật một số khái niệm liên quan đến đề tài như: Quản lý, quản lý nhà trường, quản lý giáo dục, đồng thời xác định những nội dung cơ bản của quản lý công tác sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học, phân tích và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác sinh viên Những
cơ sở lý luận làm nền tảng và định hướng cho việc tìm hiểu thực trạng cũng như
đề xuất các biện pháp Quản lý sinh viên tại trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Viêt Đức trong bối cảnh hiện nay
Chương 2: Thực trạng Quản lý sinh viên tại trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức
2.1 Khái quát về trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức
Trang 82.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức
2.1.2 Sứ mệnh và cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức.
Chương 3: Một số giải pháp quản lý sinh viên tại trường Cao đẳng nghề
kỹ thuật Việt Đức
3.1 Các nguyên tắc xác định biện pháp
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, thực tiễn
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực
3.2 Một số giải pháp quản lý sinh viên tại trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đưc
3.2.1 Giải pháp1: Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác quản lý sinh viên cho toàn thể cán bộ, giảng viên
3.2.2 Giải pháp 2: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý SV 3.2.3 Giải pháp 3: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên
3.2.4 Giải pháp 4: Hoàn thiện tổ chức nhân sự QLSV và các văn bản pháp quy quản lý công tác sinh viên
3.2.5 Giải pháp 5: Tăng cường công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, đảm bảo quyền lợi, chính sách cho sinh viên
Trang 93.2.6 Giải pháp6: Tăng cường công tác phối hợp giữa các phòng, ban, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên nhà trường và các cơ quan, tổ chức khác trong quản lý sinh viên
3.2.7 Giải pháp 7: Xây dựng môi trường văn hóa trường học
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ