1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ: Một số Đặc trưng, Tác động và Hàm ý Chính sách đối với VIỆT NAM

38 348 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ:Một số Đặc trưng, Tác động và Hàm ý Chính sách đối với VIỆT NAM Trình bày: Bí thư Tỉnh uỷ LÊ MINH HOAN... GIỚI THIỆU – Các Cuộc Cách mạng Công nghi

Trang 1

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ:

Một số Đặc trưng, Tác động

và Hàm ý Chính sách đối với VIỆT NAM

Trình bày: Bí thư Tỉnh uỷ LÊ MINH HOAN

Trang 2

Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư

Trang 3

Biến cố kiểu “thiên nga đen”

gây bất ngờ và xáo trộn mọi dự tính!

Trang 4

Thuật ngữ “Thiên nga đen”:

Trước kia, người ta đã tin rằng tất cả các thiên nga đều trắng Nhưng cho đến khi khám phá ra thiên nga đen tồn tại trên đời (ở Úc), người ta mới bỏ đi suy nghĩ như màu trắng của thiên nga Một sự kiện bất ngờ như thế thay đổi toàn bộ thế giới quan (về thiên nga) của nhân loại Như vậy, “Thiên nga đen”

là ẩn dụ chỉ những điều không ai nghĩ sẽ xảy ra nhưng vẫn có khả năng xảy ra.

Trang 5

SAMSUNG và Điện thoại Note 7

Ít ai ngờ sản phẩm Note 7 củaSamsung lại rơi vào tình trạng phải triệuhồi trên khắp thế giới, cho nên cũng

chẳng ai sẽ đoán được xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào trước doanh số chắc chắn sẽ sụtgiảm của chiếc điện thoại di động này

Trang 6

GIỚI THIỆU

Các Cuộc Cách mạng Công nghiệp trong Lịch Sử

Trang 7

GIỚI THIỆU – Cách mạng Công nghiệp lần thứ Nhất

Cơ khí hoá với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước

Trang 8

GIỚI THIỆU – Cách mạng Công nghiệp lần thứ Hai

Động cơ điện và dây chuyền sản xuất hàng loạt

Trang 9

GIỚI THIỆU – Cách mạng Công nghiệp lần thứ Ba

Kỷ nguyên máy tính và tự động hoá

Trang 10

GIỚI THIỆU – Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư

Số hoá với các hệ thống liên kết thế giới thực và ảo

Trang 11

GIỚI THIỆU – Các Cuộc Cách mạng Công nghiệp

Cơ khí hoá với máy chạy bằngthủylựcvàhơinước

Động cơ điện và dây chuyền sản xuất hàng loạt

Kỷ nguyên máy tính

và tự động hoá

Các hệ thống liên kết thế giới thực và ảo

2010

Trang 12

-CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 – Sơ lược

Xu hướng kết hợp giữa:

 Các hệ thống ảo và thực thể

 Thiết bị kết nối Internet

 Hệ thống kết nối Internet

Trang 13

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 – Sơ lược

Viễn cảnh: Các nhà máy thông minh, trong đó các máy

móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một

hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sảnxuất rồi đưa ra quyết định

Trang 14

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 – Sơ lược

Sự phát triển của Trí Thông minh Nhân tạo

 Xe tự hành

 Máy bay không người lái

 Robot

 Trợ lý ảo

Trang 15

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 – Cơ hội

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu:

- Cải thiện đáng kể năng lực sản xuất

- Giảm thiểu chi phí vận chuyển và

thông tin liên lạc

- Tối ưu hoá chuỗi cung ứng toàn cầu

- Đa dạng hoá thị trường và các kênh

giao thương

Trang 16

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 – Cơ hội

Nâng cao chất lượng cuộc sống:

- Mở rộng mạng lưới kết nối

- Tiếp cận các dịch vụ tiện ích cá nhân

(đặt vé qua mạng, mua hàng trực

tuyến, giải trí đa phương tiện,…)

- Truy xuất thông tin không giới hạn

Trang 17

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 – Thách thức

 Lo ngại về sự sẵn sàng đón nhận

các công nghệ tối tân của các tổ

chức, doanh nghiệp, cá nhân

 Khó khăn của các chính phủ trong

việc tuyển dụng người và quản lý

các công nghệ một cách toàn diện

Trang 18

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 – Thách thức

 Vấn đề thất nghiệp trở nên gay gắt trước sự lên ngôi của

tự động hoá.

 Ước tính, khoảng 47% các công việc hiện tại ở Mỹ có thể

sẽ biến mất vì tự động hoá (Diễn đàn Kinh tế Toàn cầu).

Trang 19

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 – Thách thức

 Gia tăng khoảng cách Giàu – Nghèo

(cuộc cách mạng này đem lại nhiều

lợi ích cho tầng lớp giàu có hơn là

người nghèo).

 Phân cấp sâu sắc giữa:

- Lao động trình độ cao, lương cao

- Lao động trình độ thấp, lương thấp.

Trang 20

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 – Nhận định

Các cuộc cách mạng công nghiệp trước đâythường kéo dài hàng thập kỷ để xây dựng hệ thốngđào tạo và tổ chức thị trường lao động cần thiết chophát triển các kỹ năng mới trên phạm vi rộng lớn

Tuy nhiên, tốc độ và quy mô của cuộc Cách mạngCông nghiệp 4.0 sẽ khác hẳn và không có lựa chọncho những ai đứng ngoài

Diễn đàn Kinh tế Thế giới – World Economic Forum

Trang 21

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 – Nhận định

“Những thay đổi từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sâu sắc đến mức chưa bao giờ trong lịch sử lại có một thời điểm mà con người đứng trước cùng lúc nhiều cơ hội lẫn rủi ro như thế.”

Giáo sư Klaus Schwab

Trang 22

(Giáo sư Klaus Schwab)

Trang 23

TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG ĐẾN

SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM

Trước Cách mạng Công nghiệp 4.0, nhờ vào lợithế địa kinh tế (điểm kết nối Đông Bắc Á và Đông NamÁ) cùng nguồn lực lao động tương đối trẻ và dồi dào,Việt Nam tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu ởkhâu lắp ráp, trở thành công xưởng mới của nền kinh

tế toàn cầu

Trang 24

TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG ĐẾN

SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM

Việt Nam có thể bị suy giảm lợi thế về lao độnggiá rẻ và lợi thế về địa kinh tế, do Cách mạng Côngnghiệp 4.0 đưa ngành công nghiệp chế tạo quay trở lạicác nước phát triển để gần với thị trường tiêu thụ vàcác trung tâm nghiên cứu, ứng dụng

Việt Nam cần đề ra kế hoạch tái cơ cấu phù hợpđối với một số nhóm ngành

Trang 25

Thách thức đối với một số Ngành

Đối với ngành Dệt May, Giày Dép,

 Công nghệ chế tạo đắp dần, máy chụp

thân thể, thiết kế bằng máy tính sản xuất các sản phẩm hàng loạt với

thông số đơn lẻ, chính xác của từng khách hàng riêng biệt.

 Công nghệ nano tích hợp các chức

năng theo dõi sức khoẻ (đo nhịp tim, năng lượng (số calo) tiêu thụ,… vào các sản phẩm dệt may, giày dép.

Tự động hoá các khâu cắt, may.

Trang 26

Đối với ngành Dệt May, Giày Dép,

 Đầu tư đang quay trở về Hoa Kỳ Bang California

đang trở lại là thủ phủ của ngành

 Hãng Adidas có kế hoạch xây dựng nhà máy sản

xuất giày tại Đức vào năm 2017

Thách thức đối với một số Ngành

Trang 27

Đối với ngành Điện tử,

 Công ty Đài Loan Foxconn – hãng công nghệ chuyên

về sản xuất các thiết bị máy tính và lắp ráp sản phẩm cho các Tập đoàn lớn như Apple, Sony,… đã sử dụng

người máy thay thế cho 60.000 lao động tại một số nhà máy ở Trung Quốc.

 Chi phí nhân công tại Việt Nam mới bằng khoảng 60%

so với ở Trung Quốc, nhưng xu thế robot hoá là đáng lo ngại khi giá người máy giảm nhanh.

Thách thức đối với một số Ngành

Trang 28

Cơ hội đối với một số Ngành

Du lịch:

- Tăng trưởng tích cực ở cấp độ toàn cầu

- Không chịu tác động nhiều từ tự động hoá

- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ để quảng bá, gia tăng giá trị

Thương mại nội địa:

- Sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu

- Ứng dụng công nghệ thông tin giúp giảm chi phí giao dịch

Trang 29

Cơ hội đối với một số Ngành

- Công nghệ Thông tin: nhiều cơ hội ứng dụng vào các lĩnhvực của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội

- Giáo dục: tiếp cận, truy xuất nguồn tư liệu mở

- Y tế: thụ hưởng thành quả từ các công nghệ, kỹ thuật mới

- Chính phủ điện tử: tăng cường tính minh bạch, hiệuquả công việc, tinh giản biên chế

Trang 30

HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Việt Nam cần đi đúng hướng và bắt đúng nhịp , tận dụng cơ hội được tạo ra từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư để rút ngắn khoảng cách phát triển; ngược lại, Việt Nam sẽ

bị tụt lại xa hơn.

Trang 31

HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM

 Tiếp tục giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh

tế, xã hội và môi trường còn tồn đọng từ giai đoạntăng trưởng nóng trước đây

 Xây dựng kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế gắn với

chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bao gồm các giảipháp tận dụng cơ hội và ứng phó với thử thách liênquan đến cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Trang 32

Thách thức Kép đối với Sự Phát triển

thế yếu tại Việt Nam không

bị tụt lại phía sau?

Trang 33

Giải pháp

Cơ hội và thách thức liên quan đến Cách mạng Công nghiệp 4.0 cầnđược xem là nội dung bắt buộc của việc phân tích bối cảnh để điều chỉnh

kế hoạch phát triển trung và dài hạn,nhất là đối với các chương trình đầu tư

hạ tầng trọng điểm (internet, thông tin, )

Trang 34

Giải pháp

Nâng cao nhận thức về Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối với:

- Các cơ quan hoạch định chính sách

- Khu vực doanh nghiệp và khu vực

ngân hàng để giúp điều chỉnh kếhoạch kinh doanh và đầu tư nhằmtránh các khoản đầu tư kém hiệu quả

Trang 35

Giải pháp

Nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo:

- Thiết lập các cụm liên kết ngành.

- Ưu tiên đầu tư công cho phát triển kết

cấu hạ tầng gắn với việc cải thiện hệ thống kết nối đa phương tiện.

- Phát triển thị trường vốn dài hạn, các

quỹ đầu tư mạo hiểm gắn với công nghệ và sáng tạo.

Trang 36

Giải pháp

Thực hiện chính sách công nghiệp phù hợp nhằm mục đích:

- Tăng cường mối liên kết chặt chẽ hơn

giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực FDI.

- Thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả giữa

Nhà nước, doanh nghiệp và các trường đại học về công nghiệp, công nghệ để phát triển một số ngành chọn lọc.

Trang 37

Giải pháp

Cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục

và đào tạo theo hướng:

- Hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào các

ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật.

- Đào tạo cho học sinh các kỹ năng thiết

yếu, căn bản về khoa học, công nghệ,

kỹ thuật.

- Đưa lập trình vào chương trình học tập

từ cấp tiểu học, trung học.

Ngày đăng: 15/05/2018, 13:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w