50 CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NHÀ SÀN TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC TÀY TỈNH BẮC KẠN.. Hiện trạng và những tồn tại trong công tác bảo tồn và phát huy g
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Mã số: 60.58.01.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS LÊ CHIẾN THẮNG
Hà Nội - 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Bảo tồn và phát huy giá trị nhà sàn truyền thống dân tộc Tày tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn”
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới TS.KTS LÊ CHIẾN
THẮNG, người thầy trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình thực hiện luận văn
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo, dạy dỗ tác giả trong suốt quá trình học tập
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Trường đại học kiến trúc Hà Nội, Khoa sau đại học đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Đặng Thanh Tùng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận Văn Thạc Sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Học viên
Đặng Thanh Tùng
Trang 5MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
* Lý do chọn đề tài 1
* Mục đích của đề tài 2
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
* Phương pháp nghiên cứu 2
* Nội dung nghiên cứu 3
Sơ đồ luận văn 5
B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN KIẾN TRÚC NHÀ SÀN TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC TÀY TỈNH BẮC KẠN 6
1.1 Giới thiệu chung về dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn 6
1.1.1 Nguồn gốc xuất xứ 6
1.1.2 Đặc điểm tự nhiên 7
1.2 Đặc điểm về kiến trúc nhà sàn truyền thống dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn 16
1.2.1 Nguồn gốc hình thành 16
1.2.2 Đặc điểm chung của nhà sàn dân tộc Tày 17
1.2.3 Cấu trúc chung của nhà sàn 24
1.2.4 Quá trình làm nhà sàn của người Tày 34
1.3 Giá trị loại hình kiến trúc nhà sàn 41
1.3.1 Các nét độc đáo trong kiến trúc nhà sàn ở Bắc Kạn 41
1.3.2 Giá trị lịch sử - văn hóa 43
Trang 61.3.3 Giá trị kiến trúc – nghệ thuật – cảnh quan 44
1.3.4 Giá trị sử dụng, khai thác du lịch 49
1.3.4 Giá trị mang tính biểu tượng của nhà sàn dân tộc Tày 50
1.4 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài 50
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NHÀ SÀN TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC TÀY TỈNH BẮC KẠN 53
2.1 Cơ sở khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị 53
2.1.1 Hiến chương quốc tế về bảo tồn 53
2.1.2 Một số văn bản quy định liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị hiện hành 56 2.2 Cơ sở lý thuyết về bảo tồn và phát huy giá trị 57
2.2.1 Cơ sở lý thuyết 57
2.2.2 Kế hoạch và định hướng phát triển của tỉnh Bắc Kạn 60
2.3 Kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị trong và ngoài nước 61
2.3.1 Kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị nước ngoài 61
2.3.2 Kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị trong nước 66
Bảo tồn các làng cổ ở xã Đường Lâm 66
CHƯƠNG III: PHƯƠNG ÁN VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÀ SÀN 70
3.1 Hiện trạng và những tồn tại trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị nhà sàn truyền thống dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn 70
3.1.1 Hiện trạng và sự phát triển nhà sàn dân tộc Tày 70
3.1.2 Xu hướng biến đổi kiến trúc nhà sàn truyền thống dân tộc Tày 73
3.1.3 Những tích cực và hạn chế trong công tác bảo tồn hiện nay 75
3.2 Yêu cầu, nguyên tắc bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc 76
Trang 73.2.1 Yêu cầu 76
3.2.2 Nguyên tắc 77
3.3 Phương án và giải pháp bảo tồn kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn 78
3.3.1 Giải pháp về tổ chức không gian quy hoạch 78
3.3.2 Giải pháp về khuôn viên khu đất ngôi nhà ở 81
3.3.3 Giải pháp về không gian chức năng nhà ở 82
3.3.4 Giải pháp về phương pháp thi công và vật liệu xây dựng 83
3.3.5 Giải pháp về chính sách quản lý phát triển nhà ở dân tộc Tày 85
3.4 Phát huy giá trị kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn 88
3.4.1 Phát huy giá trị về văn hóa 88
3.4.2 Phát huy giá trị về đời sống sinh hoạt của người dân tộc Tày 89
3.4.3 Phát huy giá trị về du lịch 89
3.5 So sánh đặc điểm cấu trúc nhà sàn truyền thống dân tộc Tày và Nùng ở tỉnh Bắc Kạn 90
3.6 Thiết kế thực nghiệm 94
C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
Kết luận 97
Kiến nghị 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC HIỆN TRẠNG 102
Trang 8DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ, bảng biểu
Bảng 1.1
So sánh đặc điểm hình thức nhà sàn truyền thống dân tộc Tày và Nùng
ở tỉnh Bắc Kạn
Sơ đồ 3.1 Mô hình bản làng truyền thống
Sơ đồ 3.2 Mô hình bản làng tái định cư mới
Sơ đồ 3.3 Mô hình một bản
Sơ đồ 3.4 Sơ đồ phân khu chức năng
Sơ đồ 3.5 Sơ đồ tổ chức không gian trong nhà sàn
Hình vẽ 1.1 Cấu tạo mái nhà sàn người Tày
Hình vẽ 1.2 Cấu trúc nhà sàn dân tộc Tày
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Số hiệu hình Tên hình
Hình 1.1 Bản đồ huyện Ba Bể
Hình 1.2 Hồ Ba Bể
Hình 1.3 Người phụ nữ Tày bên khung cửi dệt vải
Hình 1.4 Một chiếc vỏ chăn được dệt hoàn thiện
Hình 1.5 Nam nữ dân tộc Tày hát giao duyên
Hình 1.13 Bàn thờ để ở gian trong cùng
Hình 1.14 Mặt bằng sinh hoạt chia theo chiều dọc, bàn thờ sát vách Hình 1.15 Cấu tạo mái nhà sàn người Tày
Hình 1.16 Cấu tạo mái nhà sàn người Tày
Hình 1.17 Cấu tạo mái nhà sàn người Tày
Trang 10Hình 1.18 Kèo nhà sàn người Tày
Hình 1.19 Xuyên nhà sàn người Tày
Hình 1.20 Xuyên nhà sàn người Tày
Hình 1.21 Cấu tạo sàn nhà sàn người Tày Hình 1.22 Vì kèo 3 cột
Hình 1.23 Vì kèo 3 cột biến thể thành 2 cột Hình 1.24 Vì kèo 5 cột
Hình 1.25 Vì kèo 5 cột biến thể thành 4 cột Hình 1.26 Vì kèo 7 cột
Hình 1.36 Trang trí nội thất nhà sàn dân tộc Tày
Trang 11Hình 1.37 Nhà sàn người Tày dùng với mục đích du lịch
Hình 3.1 Nhà sàn người Tày bản Noọng huyện Ba Bể (Bắc Kạn) Hình 2.1 Những ngôi nhà cổ hình nấm nhìn từ trên cao
Hình 2.2 Người dân làng cổ luôn đối mặt với khó khăn trong sinh hoạt Hình 2.3 Làng cổ Đường Lâm
Hình 3.2 Nhà sàn người Tày bản Noọng huyện Ba Bể (Bắc Kạn) Hình 3.3 Nhà sàn người Tày bản Noọng huyện Ba Bể (Bắc Kạn) Hình 3.4 Nhà sàn người Tày bản Noọng huyện Ba Bể (Bắc Kạn) Hình 3.5 Nhà sàn người Tày bản Noọng huyện Ba Bể (Bắc Kạn) Hình 3.6 Nhà sàn người Tày bản Noọng huyện Ba Bể (Bắc Kạn) Hình 3.7 Nhà sàn người Tày bản Noọng huyện Ba Bể (Bắc Kạn) Hình 3.8 Nhà sàn người Tày bản Noọng huyện Ba Bể (Bắc Kạn) Hình 3.9 Nhà sàn người Tày bản Noọng huyện Ba Bể (Bắc Kạn)
Trang 12A PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Nhà ở là một phương tiện phục vụ đời sống của con người mà bất cứ dân tộc nào, ở đâu cũng có Nó có chức năng che nắng mưa, chống thú rừng, bảo vệ cho nhóm người cùng huyết thống (gia đình) Nhà ở còn là một loại tài sản đặc biệt của tập thể người cùng sống trong đó, do chính bàn tay họ làm ra hoặc mua bán trao đổi Tùy theo điều kiện thiên nhiên và xã hội của từng vùng khác nhau mà nhà ở cũng có những nét đặc trưng riêng của nó Nét riêng biệt của mỗi ngôi nhà thể hiện những yếu tố văn hóa, thể hiện trình độ
kỹ thuật và tính thẩm mỹ của chủ nhân
Xã Phúc Lộc Huyện Ba Bể là một huyện thuộc tỉnh Bắc Kạn, là vùng đất có địa hình phức tạp và có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt ảnh hưởng lớn đến nếp sống sinh hoạt của các tộc người và hình thành nên những loại hình kiến trúc mang đậm tính địa phương phong phú mà nhà sàn của người Tày là một trong những loại hình nhà ở mang đậm tính văn hóa, hình thành dựa trên phong tục tập quán và lối sống của người dân tộc Tày, 1 trong những dân tộc thiểu số chiếm số đông ở tỉnh Bắc Kạn, theo con số thông kê thì Bắc Kạn có khoảng 155.510 người Tày, chiếm 54% dân số của tỉnh
Nhà sàn người dân tộc Tày mang nét văn hóa đặc trưng riêng khác với các dân tộc khác như dân tộc Giarai, Êđê, Tày, Thái, v.v Người Tày có truyền thống văn hoá rất đặc sắc, đặc trưng, rõ nét và ít bị hoà lẫn với tộc người khác Nhà sàn là một trong những thành tố của văn hóa vật chất, là nơi thể hiện của văn hóa người Tày, là nơi có những nét riêng truyền thống và bản sắc riêng của tộc người Nhà sàn của người Tày mang một giá trị truyền thống quý giá, được các thế hệ truyền lại cho nhau, gìn giữ như một niềm tự hào
Trang 13Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng nhà ở của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung đã dần chuyển sang các loại nhà hiện đại Đặc biệt ở các vùng thấp, gần thành thị thì xu hướng này càng nhanh chóng Đối với người Tày, tình trạng đó càng xày ra mạnh mẽ và ở mọi lúc mọi nơi do vậy đề
tài “Bảo tồn và phát huy giá trị nhà sàn của dân tộc Tày ở huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn” là cần thiết và cấp bách, mang tính thực tiễn để góp phần bảo
tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và của dân tộc Tày nói riêng và tạo lập nền tảng cho việc bảo tồn, tôn vinh các di sản vật thể của nước ta
* Mục đích của đề tài
- Xác định đặc điểm kiến trúc và ý nghĩa của nhà sàn sàn trong đời sống dân tộc Tày
- Đánh giá giá trị bản sắc nhà sàn truyền thống dân tộc Tày
- Đề xuất phương án bảo tồn và giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của nhà sàn đối với đời sống của dân tộc Tày
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giá trị và bản sắc Nhà sàn dân tộc Tày
- Phạm vi nghiên cứu: xã Phúc Lộc huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp chuyên gia
Trang 14* Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về giá trị kiến trúc của nhà sàn truyền thống dân tộc Tày
- Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, địa hình, kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán tác động đến hình thái, kỹ thuật, vật liệu xây dựng, đánh giá được giá trị văn hóa truyền thống, giá trị khoa học, nghiên cứu quá trình phát triển và đánh giá thực trạng phát triển nhà sàn của dân tộc Tày tại tỉnh
Bắc Kạn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
- Định hướng phát triển và định hướng bảo tồn, phát huy và đưa ra giải
pháp định hướng áp dụng cho việc phát triển nhà sàn truyền thống dân tộc Tày
* Một số khái niệm
Khái niệm bảo tồn:
- Bảo tồn là tất cả các tiến trình chăm sóc một địa điểm nhằm giữ lại đặc trưng di sản của địa điểm đó, nó bao gồm bảo dưỡng, bảo quản, phục chế,
tu bổ, xây dựng lại và thích ứng với điều kiện mới và thường xuyên
- Bảo tồn di sản kiên trúc: giữ gìn các hoạt động xây dựng của con người còn lại đến ngày nay ở dạng đơn lẻ, các quần thể kiến trúc hoặc đô thị
Di sản văn hóa: là sản phẩm vật chất và tinh thần do con người hoặc thiên nhiên tạo ra trong quá khứ có giá trị về lịch sử, văn hóa hiện đang tồn tại Di sản văn hóa làm phong phú hơn cuộc sống Di sản văn hóa gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa vật thể: là dấu tích vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa vật thể bao gồm di vật, hiện vật lịch sử, các công trình hay địa điểm có dấu tích cũ cả địa điểm xảy ra các sự kiện lịch sử điển hình
Trang 15 Di sản văn hóa phi vật thể: là giá trị lịch sử, văn hóa thuộc lĩnh vực sáng tạo tinh thần của thời đại trước truyền lại cho thời đại sau: ngôn ngữ, phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, ẩm thực,…
Di tích lịch sử văn hóa: là tài sản văn hóa quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước, ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia
* Cấu trúc luận văn
Luận văn có cấu trúc như sau:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung: gồm 3 chương
+ Chương 1: Tổng quan kiến trúc nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày
tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
+ Chương 2: Cơ sở khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc nhà
sàn truyền thống của dân tộc Tày tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
+ Chương 3: Phương án, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc
của nhà sàn
- Phần kết luận
Trang 16Sơ đồ luận văn
Yêu cầu, nguyên tắc
Định hướng bảo tồn
Giải pháp phát huy
Cơ sở thực tiễn về việc bảo tồn
Cơ sở lý thuyết về việc bảo tồn
Bài học kinh nghiệm
Trang 17Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
Trang 18C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Nhà sàn truyền thống dân tộc Tày là tài sản vô giá mà nền văn hóa dân tộc Tày ở tỉnh Bắc Kạn đã để lại cho chúng ta Ngày nay mặc dù về hình thái cư trú, quy hoạch bản làng không bị thay đổi nhiều, tuy nhiên bên cạnh đó hình thức kiến trúc ngôi nhà sàn, mặt bằng sinh hoạt, khuôn viên lại có sự biến đổi, chuyển hóa sâu sắc làm mất dần nét truyền thống, bản sắc vốn có của dân tộc Tày
Chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác động nhà sàn người dân tộc Tày đang dần bị mai một hoặc thay thế bằng các vật liệu hiện đại như sắt thép hay xi măng Mặc dù có những yếu tố tích cực nhưng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập và ảnh hưởng đến không gian sống truyền thống Đề xuất phương thức tạo một chu trình khép kín để người dân tự tạo nguồn vật liệu, gia công lắp dựng tại chỗ để xây dựng nên ngôi nhà ở
Giữ gìn và phát huy các giá trị trong kiến trúc dân gian dân tộc Tày không chỉ là bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Tày trong nền văn hóa Việt Nam mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân Chúng ta sẽ không kết hợp giữa cái truyền thống với hiện đại một cách bất hợp lí
mà sẽ là phải thấu hiểu tường tận và sâu sắc những nguồn gốc hình thành nên kiến trúc truyền thống ở bất cứ đâu, kiến trúc truyền thống cũng được tạo dựng thông qua điều kiện tự nhiên, khí hậu, tập quán sinh hoạt của con người mà có được không gian, tỷ lệ và hình thức thích hợp Đó chính là cái hồn của kiến trúc dân gian
Luận văn chỉ là bước đi đầu tiên trong việc nghiên cứu nhà sàn truyền thống của người dân tộc Tày ở tỉnh Bắc Kạn Học viên hy vọng sẽ có điều kiện khảo sát kỹ hơn, nghiên cứu sâu hơn các địa điểm cư trú của người Tày để có
Trang 19thể góp phần vào công việc nghiên cứu kiến trúc truyền thống dân tộc Tày một phần không thể thiếu của kho tàng kiến trúc dân gian Việt Nam
Kiến nghị
Trong xu thế hòa nhập hiện nay, để đảm bảo và nâng cao chất lượng sống
cho đồng bào dân tộc thiểu số các cấp chính quyền nên có những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao dân trí, hỗ trọ kinh phí công nghệ, chuyên môn cho người dân
Các nhà quy hoạch, kiến trúc , nghiên cứu xã hội học cần quan tâm đến dân tộc Tày nói riêng và dân tộc thiểu số nói chung giúp đỡ họ trong công cuộc xây dựng nhà ở nhằm cải thiện và nâng cao đời sống
Từ những định hướng phát triển vùng, chúng ta cần có những khảo sát nghiên cứu cụ thể ở từng địa điểm để có được cách giữ gìn vầ phát huy tốt nhất những giá trị của nhà sàn truyền thống dân tộc Tày Mọi định hướng đưa ra đều nhằm mục đích bảo đảm sự bền vững không gian sống qua quá trình biến đổi Ở những vùng giáp ranh, nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ những yếu tố mới, hiện đại chúng ta cần quan tâm hơn và cấp thiết hơn Kết quả nghiên cứu những nơi này
sẽ là cơ sở cho công tác bảo tồn ở những trung tâm lớn của người Tày
Trên tất cả là việc tuyên truyền cho đồng bào Tày có ý thức về việc gìn giữ và phát huy những giá trị trong kiến truc dân gian của mình Đó sẽ là đóng góp không nhỏ vào kho tàng văn hóa của các dân tộc Việt Nam./