Đây là giáo án tin học 8 theo sách giáo khoa mới hiện hành của năm học 20172018. Mình đã soạn theo phân phối chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ môn tin học. Rất mong các bạn cho ý kiến đóng góp để mình có thể hoàn thiện sản phẩm của bản thân. Cảm ơn các bạn nha
Trang 1Ngày soạn: 29/4/2018
8A 8B
I MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Kiến thức : Hs làm quen với mô hình không gian 3 chiều của Geogebra Nắm các kiến thức về
toán học biết các khái niệm hình hộp, hình lăng trụ, hình chóp với Geogebra
Kĩ năng: Thực hiện được các thao tác tạo 1 điểm trong không gian, thao tác di chuyển điểm
trong không gian 3D
Thái độ: Giáo dục lòng say mê, yêu thích môn học.
Năng lực hướng tới:
- Năng lực tự đánh giá bản thân, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn
II TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1 Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, TLTK, máy chiếu, máy tính
2 Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Giới thiệu bài học (2'): Trong bài học này chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với các đối tượng
toán học trong không gian 3 chiều So sánh sự khác nhau giữa hình phẳng và hình không gian
2 Dạy học bài mới: (40’)
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Làm quen với cửa sổ không gian 3D (20 phút)
MT: Học sinh biết cách khởi động cửa sổ không gian 3D với phần mềm Geogebra Nhận biết
các công cụ làm việc
1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập
? GV: để mở cửa sổ không gian 3D ta thực hiện
như thế nào?
2 Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hs nghiên cứu SGK tìm hiểu câu trả lời
3 Báo cáo kết quả và thảo luận
- Hs trả lời câu hỏi: Hiển thị -> Hiển thị dạng
3D
- Hs khác nhận xét câu trả lời cho ý kiến bổ sung
nếu cần thiết
1 Làm quen với cửa sổ không gian 3D
- Để làm việc với không gian 3D ta thực hiện vào Menu bảng chọn:
Hiển thị -> Hiển thị dạng 3D
Trang 24 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV nhận xét đánh giá câu trả lời của học sinh,
chốt kiến thức
- Hs lắng nghe ghi chép bài vào vở
Cửa sổ không gian 3D có dạng:
Cửa sổ không gian 3D
1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
? GV: cho biết trong cửa sổ không gian 3D có
những thành phần nào?
2 Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hs nghiên cứu SGK
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi
3 Báo cáo kết quả và thảo luận
- Hs trả lời:
+ Các công cụ làm việc với không gian 3D
+ Hệ trục tọa độ x, y, z tương ứng trong không
gian 3D
+ Mặt phẳng chuẩn hiện chính giữa màn hình
làm việc
- Trong cửa sổ không gian 3 D có các thành phần sau:
+ Các công cụ làm việc với không gian 3D + Hệ trục tọa độ x, y, z tương ứng trong không gian 3D
+ Mặt phẳng chuẩn hiện chính giữa màn hình làm việc
Trang 3- Hs khác nhận xét câu trả lời.
4 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
- Gv nhận xét, chốt kiến thức
- Hs lắng nghe, xem trên màn hình và ghi chép
nội dung bài vào vở
Hoạt động 2: 2 Điểm và di chuyển điểm trong không gian (20 phút)
MT: Biết cách tạo đối tượng điểm, cách di chuyển hình trong không gian
? Để tạo 1 điểm trong không gian ta thực hiện
như thế nào?
- Hs nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời
+ Kích hoạt không gian 3D chọn công cụ điểm
+ Nháy chuột lên vị trí bất kì trên mặt phẳng
chuẩn
- Hs khác nhận xét câu trả lời
- Gv nhận xét, chốt kiến thức, học sinh lắng nghe
ghi chép bài vào vở
? Quan sát điểm A trong cửa sổ danh sách đối
tượng em có nhận xét gì?
- Hs nghiên cứu trên phần mềm
- Hs trả lời: điểm A có tọa độ (tương ứng với trục
x, y) trong mặt phẳng
- Hs khác nhận xét câu trả lời của bạn
- Gv nhận xét, chốt kiến thức, học sinh lắng nghe
ghi chép bài vào vở
? Để di chuyển 1 điểm trong không gian ta thực
hiện như thế nào?
- Hs nghiên cứu trả lời câu hỏi tương ứng di
chuyển theo trục z (hướng đứng)
2 Điểm và di chuyển điểm trong không gian
a) Tạo đối tượng điểm
- Kích hoạt không gian 3D chọn công cụ
điểm
- Nháy chuột lên vị trí bất kì trên mặt phẳng chuẩn
b) Di chuyển điểm trong không gian
- Nháy chuột lên điểm cần di chuyển xuất hiện hình mũi tên lên xuống Sau đó kéo thả chuột tại điểm này để di chuyển điểm theo hướng thẳng đứng (trục z)
- Nháy chuột lên điểm cần di chuyển xuất hiện 2 hình mũi tên ngang Sau đó kéo thả chuột tại điểm này để di chuyển điểm theo hướng mặt phẳng ngang (trục x-y)
Trang 4Hướng thẳng đứng (trục z)
Hướng ngang (trục x, y)
? Hãy thực hiện thao tác di chuyển điểm A trong không gian Quan sát điểm A trong cửa sổ danh sách đối tượng em có nhận xét gì?
- HS trả lời: khi thực hiện thao tác di chuyển điểm A trong không gian ta thấy tạo độ điểm A thay đổi theo
- HS khác nhận xét câu trả lời cho ý kiến bổ sung nếu cần thiết
- GV nhận xét câu trả lời, chốt kiến thức
- HS lắng nghe, ghi chép bài vào vở
3 Luyện tập củng cố: (2’)
Trang 5GV chốt lại các kiến thức trọng tâm trong bài
4 Hoạt động tiếp nối: (1’)
- GV nhận xét giờ thực hành, nêu những ưu và nhược điểm của HS, khen những em có ý thức học tập tốt Rút kinh nghiệm giờ học
- HD HS về nhà học bài, làm các bài tập trong SGK
- HD HS về nhà học bài, luyện tập vẽ hình ở nhà, ôn lại các kiến thức đã học
5 Dự kiến kiểm tra đánh giá: Lồng ghép trong giờ
Ngày soạn: 29/4/2018
Trang 6Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên HS vắng
8A 8B
I MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Kiến thức : Hs làm quen với mô hình không gian 3 chiều của Geogebra Nắm các kiến thức về
toán học biết các khái niệm hình hộp, hình lăng trụ, hình chóp với Geogebra
Kĩ năng: Thực hiện được các thao tác xoay hình trong không gian, vẽ hình hộp chữ nhật, hình
lập phương
Thái độ: Giáo dục lòng say mê, yêu thích môn học.
Năng lực hướng tới:
- Năng lực tự đánh giá bản thân, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn
II TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1 Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, TLTK, máy chiếu, máy tính
2 Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Giới thiệu bài học (2'): ở tiết trước chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cách tạo 1 đối tượng
trong không gian 3D, cách di chuyển đối tượng Vậy chúng ta có thể xoay 1 đối tượng trong không gian được không Có thể vẽ các hình hộp chữ nhật hay hình lập phương được hay không chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài học hôm nay
2 Dạy học bài mới: (40’)
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: 3 Xoay hình trong không gian (15')
MT:Biết cách xoay 1 đối tượng trong không gian, tác dụng của việc xoay hình
1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập
? GV: Em có thể thực hiện thao tác nào để
thay đổi góc và hướng nhìn 1 hình được
không?
2 Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hs đọc sách giáo khoa
- Hs suy nghĩ để trả lời câu hỏi
3 Báo cáo kết quả và thảo luận
- Hs trình bày câu trả lời
- Hs khác nhận xét câu trả lời cho ý kiến bổ
sung
4 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
3 Xoay hình trong không gian
- Để thay đổi góc và hướng nhìn các hình ta có thể thực hiện các cách sau:
Cách 1: Nhấn giữ nút phải chuột đồng thời rê
chuột
Cách 2: Chuyển về chế độ chọn và kéo thả
chuột trên màn hình
Cách 3: Chọn công cụ quay rồi kéo thả chuột trên màn hình
Trang 7- Gv nhận xét, chốt kiến thức
- Hs lắng nghe ghi chép bài vào vở
Mục đích của việc xoay hình trong không gian
là để thay đổi góc và hướng nhìn
Hoạt động 2: 4 Vẽ hình hộp chữ nhật, hình lập phương (25')
MT:Biết sử dụng công cụ để vẽ hình hộp chữ nhật, hình lập phương với phần mềm Geogebra
? Hình hộp chữ nhật là 1 hình có mấy mặt?
Các mặt là hình gì?
- Hs suy nghĩ trả lời:
Hình hộp chữ nhật là hình có 6 mặt, các mặt
đều là hình chữ nhật
- Hs khác nhận xét câu trả lời
Các bước để vẽ hình hộp chữ nhật
1 sử dụng công cụ đoạn thẳng để vẽ
2 Thiết lập một mặt phẳng qua điểm A vuông
góc với AB
3 Xác định giao của hai mặt phẳng vừa tạo và
mặt phẳng chuẩn rồi ẩn mặt phẳng vừa tạo đi
4 Sử dụng công cụ để tạo 1 điểm C nằm trên
đường thẳng vuông góc với AB
4 Vẽ hình hộp chữ nhật, hình lập phương
a) Vẽ hình hộp chữ nhật
Bước 1: cho trước cạnh AB vẽ 1 hình chữ
nhật
1 Sử dụng công cụ đoạn thẳng vẽ đoạn thẳng AB
2 Sử dụng công cụ mặt phẳng vuông góc
3 Xác định giao của hai mặt phẳng vừa tạo và mặt phẳng chuẩn dùng công cụ
4 Sử dụng công cụ để tạo 1 điểm C nằm trên đường thẳng vuông góc với AB
Trang 85 Sử dụng công cụ để tạo đường thẳng từ C
song song với AB
6 Ẩn đi tất cả các hình chỉ đề lại 4 điểm A,
B,C,D trên mặt phẳng
7 Sử dụng công cụ để tạo thành 1 hình chữ
nhật
Cách 1:: Sử dụng công cụ trải hình lăng trụ
5 Sử dụng công cụ để tạo đường thẳng
từ C song song với AB
6 Ẩn đi tất cả các hình chỉ đề lại 4 điểm A, B,C,D trên mặt phẳng
7 Sử dụng công cụ để tạo thành 1 hình chữ nhật
Bước 2: Sử dụng công cụ trải hình lăng trụ
- Chọn công cụ
- Đưa con trỏ chuột vào hình ABCD thẳng đứng để tạo thành hình hôp chữ nhật
Trang 9Ta được hình hộp chữ nhật
Cách 2: Sử dụng công cụ tạo hình lăng trụ xiên
? Sử dụng công cụ gì để được hình
Hs nghiên cứu SGK
GV Lưu ý: Đây là hình hộp xiên có thể di
chuyển để quan sát
Cách 2: Sử dụng công cụ tạo hình lăng trụ xiên
- B1: Chọn công cụ điểm nháy chuột lên mặt phẳng chuẩn bên ngoài ABCD để tạo điểm E, sau đó di chuyển điểm E đến vị trí phía trên điểm A
- B2: Chọn công cụ .Nháy chuột lên một
vị trí bất kỳ trong hình ABCD
- B3: Nháy chuột chọn điểm E
3 Luyện tập củng cố: (2’)
GV chốt lại các kiến thức trọng tâm trong bài
4 Hoạt động tiếp nối: (1’)
Trang 10- GV nhận xét giờ thực hành, nêu những ưu và nhược điểm của HS, khen những em có ý thức học tập tốt Rút kinh nghiệm giờ học
- HD HS về nhà học bài, làm các bài tập trong SGK
- HD HS về nhà học bài, luyện tập vẽ hình ở nhà, ôn lại các kiến thức đã học
- Đọc trước mục vẽ hình lập phương và hình lăng trụ đứng
5 Dự kiến kiểm tra đánh giá: Lồng ghép trong giờ
Duyệt của tổ chuyên môn
Ngày tháng năm 2018
Ngày soạn: 13/5/2018
Trang 118A 8B
I MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Kiến thức : Hs làm quen với mô hình không gian 3 chiều của Geogebra Nắm các kiến thức về
toán học biết các khái niệm hình hộp, hình lăng trụ, hình chóp với Geogebra
Kĩ năng: Thực hiện được thao tác vẽ hình lập phương với hai điểm tự do, hình lăng trụ đứng Thái độ: Giáo dục lòng say mê, yêu thích môn học.
Năng lực hướng tới:
- Năng lực tự đánh giá bản thân, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn
II TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1 Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, TLTK, máy chiếu, máy tính
2 Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Giới thiệu bài học (2'): Giờ học trước chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cách vẽ các hình
trong không gian 3D Đó là hình hộp chữ nhật Vậy hình lập phương có thể vẽ được không? Và
vẽ như thế nào hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài học này
2 Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: 4 Vẽ hình hộp chữ nhật, hình lập phương (10')
MT:Biết cách vẽ hình lập phương với hai điểm tự do
1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập
? GV: Cho biết để vẽ hình lập phương ta cần
dùng công cụ gì? Vẽ như thế nào?
2 Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hs thực hiện đọc SGK
- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi
3 Báo cáo kết quả và thảo luận
- Hs trả lời câu hỏi dùng công cụ hình lập
phương
- Hs khác nhận xét câu trả lời
4 Vẽ hình hộp chữ nhật, hình lập phương
b) Vẽ hình lập phương với hai điểm tự do
Thao tác vẽ hình lập phương Chọn công cụ
Nháy chuột chọn hai điểm bất kì để tạo hình khối lập phương, lấy hai điểm làm 1 cạnh
Trang 124 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV nhận xét câu trả lời, chốt kiến thức
- Hs lắng nghe, ghi chép bài vào vở
- Thực hiện trên máy tính
Hoạt động 2: 5 Vẽ hình lăng trụ đứng (30')
? Có mấy cách để vẽ hình lăng trụ đứng?
- Hs nghiên cứu SGK để trả lời
- Hs trả lời có 2 cách:
+ Cách 1: Sử dụng công cụ trải hình lăng trụ
đứng
+ Cách 2: Sử dụng công cụ tạo hình lăng trụ xiên
- Để thực hiện cách 1 ta thực hiện 2 bước:
+ Bước 1: sử dụng công cụ vẽ đa giác ta được
hình
+ Bước 2: sử dụng công cụ vẽ đa giác ta được
hình
5 Vẽ hình lăng trụ đứng
Cách 1: Sử dụng công cụ trải hình lăng trụ đứng
1 Sử dụng công cụ đa giác tạo một hình đa giác bất kì trên mặt phẳng chuẩn
2 Chọn công cụ trải hình lăng trụ đưa chuột vào bên trong hình đa giác sau
đó kéo thả chuột để tạo hình lăng trụ có đáy
là hình đa giác
Trang 13Để thực hiện cách 2 ta thực hiện các bước sau:
Bước 1:
Bước 2:
GV nhận xét cách làm khi vẽ hình lăng trụ
- Những khó khăn khi học sinh thực hiện trên
máy tính
+ Cách 2: Sử dụng công cụ tạo hình lăng trụ xiên
1 Sử dụng công cụ đa giác tạo 1 hình đa giác bất kì trên mặt phẳng chuẩn Giả sử đa giác bắt đầu từ đỉnh A
Sử dụng công cụ để tạo 1 điểm nằm trong không gian phía trên A (trong hình là F)
2 Chọn công cụ Nháy chuột lên vị trí bất kì trong hình đa giác sau đó nháy chọn điểm F
3 Luyện tập củng cố: (2’)
GV chốt lại các kiến thức trọng tâm trong bài
4 Hoạt động tiếp nối: (1’)
- GV nhận xét giờ thực hành, nêu những ưu và nhược điểm của HS, khen những em có ý thức học tập tốt Rút kinh nghiệm giờ học
- HD HS về nhà học bài, làm các bài tập trong SGK
Trang 14- HD HS về nhà học bài, luyện tập vẽ hình ở nhà, ôn lại các kiến thức đã học.
- Đọc trước mục vẽ hình lập phương và hình lăng trụ đứng
5 Dự kiến kiểm tra đánh giá: Lồng ghép trong giờ
Ngày soạn: 13/5/2018
Trang 158A 8B
I MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Kiến thức : Hs làm quen với mô hình không gian 3 chiều của Geogebra Nắm các kiến thức về
toán học biết các khái niệm hình hộp, hình lăng trụ, hình chóp với Geogebra
Kĩ năng: Thực hiện được thao tác vẽ chóp
Thái độ: Giáo dục lòng say mê, yêu thích môn học.
Năng lực hướng tới:
- Năng lực tự đánh giá bản thân, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn
II TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1 Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, TLTK, máy chiếu, máy tính
2 Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Giới thiệu bài học (2'): Giờ học trước chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cách vẽ các hình
trong không gian 3D Đó là hình hộp chữ nhật Vậy hình lập phương có thể vẽ được không? Và
vẽ như thế nào hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài học này
2 Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: 6 Vẽ hình chóp (40')
MT:Biết cách vẽ hình chóp
1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập
? GV: Tìm hiểu SGK cho biết các cách để vẽ
hình chóp
2 Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hs đọc SGK để tìm hiểu:
- Hs suy nghĩ trả lời
3 Báo cáo kết quả và thảo luận
- Hs trả lời: có 3 cách để vẽ hình chóp
- Hs khác nhận xét câu trả lời
4 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
6 Vẽ hình chóp
a) Sử dụng công cụ hình chóp
1 Sử dụng công cụ đa giác tạo 1 hình
đa giác bất kì trên mặt phẳng chuẩn Sử dụng công cụ tạo điểm để tạo 1 điểm nằm trong không gian phía trên đa giác
2 Chọn công cụ nháy chuột lên một
Trang 16- GV nhận xét, chốt kiến thức
- Hs lắng nghe, ghi chép bài vào vở
Cách 1: Sử dụng công cụ hình chóp
Bước 1: chọn công cụ đa giác
Bước 2: dùng công cụ hình chóp để thực hiện
Cách 2: Sử dụng công cụ trải hình chóp
Bước 1: chọn công cụ đa giác
Bước 2: dùng công cụ trải hình chóp
vị trí bất kỳ trong hình đa giác sau đó nháy chọn lên điểm phía trên
b) Sử dụng công cụ trải hình chóp
1 Sử dụng công cụ đa giác tạo 1 hình
đa giác bất kì trên mặt phẳng chuẩn
2 Chọn công cụ trải hình chóp đưa chuột vào trong hình đa giác sau đó kéo thả chuột
để tạo hình chóp có đáy là hình đa giác này
Trang 17Cách 3: Công cụ vẽ hình chóp tam giác đều
Cách thực hiện ta được hình c) Công cụ vẽ hình chóp đa giác đều
Công cụ hình chóp có chức năng tạo nhanh 1 hình chóp tam giác đều, hay còn gọi
là tứ diện đều
- Thao tác chọn công cụ sau đó nháy chuột lên hai điểm là đỉnh của một cạnh cuẩ
tứ diện đều cần tạo
3 Luyện tập củng cố: (2’)
GV chốt lại các kiến thức trọng tâm trong bài
4 Hoạt động tiếp nối: (1’)
- GV nhận xét giờ thực hành, nêu những ưu và nhược điểm của HS, khen những em có ý thức học tập tốt Rút kinh nghiệm giờ học
- HD HS về nhà học bài, làm các bài tập trong SGK
- HD HS về nhà học bài, luyện tập vẽ hình ở nhà, ôn lại các kiến thức đã học
- Đọc trước mục vẽ các hình trong SGK
5 Dự kiến kiểm tra đánh giá: Lồng ghép trong giờ
Duyệt của tổ chuyên môn
Ngày tháng năm 2018