1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SỬ THI êđê đắk lắk

11 494 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 76,5 KB

Nội dung

Nhưng cái để lại ấn tượng sâu sắc trong chúng ta hơn cả sinh hoạt kể Khan - một loại sinh hoạt văn hoá cộng đồng, thu hút đông đảo dân làng tham gia, có ý nghĩa giáo dục, bồi dưỡng nhân

Trang 1

MÔI TRƯỜNG DIỄN XƯỚNG TRUYỀN THỐNG CỦA SỬ THI ÊĐÊ

Người Êđê thường có câu:

“Thiếu tiếng chiêng, tiếng Kưứt, tiếng khan Như cuộc sống thiếu muối, thiếu cơm…”.

Nghĩa là sinh hoạt văn hóa kể khan (sử thi) không thể thiếu được trong đời

sống tinh thần của người Êđê Nó vô cùng cần thiết như bát cơm, hạt muối hằng ngày vậy Đó là bức tranh vô cùng sinh động về sinh hoạt văn hoá cộng đồng, một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá tinh thần của người Êđê Đến với đồng bào Êđê, tìm hiểu về đời sống sinh hoạt văn hoá của họ, chúng ta sẽ bị lôi cuốn vào các lễ hội nông nghiệp, lễ hội vòng đời người rộn ràng náo nhiệt, đậm đà bản sắc dân tộc Nhưng cái để lại ấn tượng sâu sắc trong chúng ta hơn cả sinh hoạt

kể Khan - một loại sinh hoạt văn hoá cộng đồng, thu hút đông đảo dân làng tham

gia, có ý nghĩa giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, ý chí kiên cường, tình yêu quê hương, buôn làng, núi rừng của mọi thành viên trong cộng đồng cũng từ cuộc sống sinh hoạt văn hoá truyền thống này, người Êđê có câu nói thể hiện lòng yêu thích

của mình đối với sinh hoạt kể khan “Buổi tối, dân làng nghe kể khan như thế nào buổi sáng vẫn thấy họ ngồi đông nguyên như thế”

1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề và sự ra đời của khan Êđê

Khan Êđê là một loại hình tự sự trường thiên của người Êđê, có nội dung chủ

yếu là đề cập đến các cuộc chiến tranh thời kỳ cổ đại (thời kỳ cuối của chế độ công

xã nguyên thuỷ, vào giai đoạn tiền quốc gia) nhằm mục đích phá vỡ sự khép kín của buôn, làng, mở rộng đất đai, tạo nên những liên minh rộng lớn, giàu mạnh, tiến đến hình thành dân tộc

Khan Êđê ra đời trong điều kiện xã hội chưa có giai cấp, chưa có bi kịch của

sự bóc lột và thống trị, toàn xã hội chan hoà một tinh thần cộng đồng hoà hợp cao

cả Tất cả cộng đồng đều trong một niềm hào hứng phấn khởi chung hoặc tức giận chung, theo một lời kêu gọi chung, cùng xông pha lên phía trước vì những mục

Trang 2

đích lý tưởng chung Xã hội không có giai cấp chính là cơ sở, là nguyên nhân dẫn

đến sự ra đời những khan nổi tiếng của người Êđê: Đăm san, Xinh Nhã, Y Ban, Khinh dú… Trong đó đặc biệt đáng chú ý nhất là bản sử thi khan Đăm San của

người Êđê được Công sứ Pháp Léopold Sabatier sưu tầm, dịch công bố và in hai lần, lần đầu ở Paris, năm 1927, lần sau ở Hà Nội, năm 1933 Cuốn sách “Truyền thuyết về Đăm San” vừa ra đời đã gây một chấn động lớn đối với các nhà nghiên cứu Folklore ở nước Pháp và các nước Châu Âu Họ cho đây là anh hùng ca nổi tiếng của người Êđê ở núi rừng An Nam (tức Việt Nam), có thể so sánh với các tác phẩm anh hùng ca trên thế giới Sau đó, năm 1955, Sabatier và Angtomacxi đã cho

ra mắt tại Pari một khan nữa của người Êđê, đó là Khan Đăm Di, một lần nữa lại

gây chú ý tới các nhà nghiên cứu Folklore ở nước Pháp Đến năm 1963 các ông Y

Điêng, Y Yung đã lần lượt giới thiệu các khan khác của người Êđê: Đăm di đi săn, Khinh dú, Xinh Nhã, Y prao, M’hiêng… Góp phần làm cho kho tàng khan Êđê

được nhiều người ở trong nước và ngoài nước biết đến Đặc biệt một số nước trên thế giới đã coi đây là những áng văn hay của nhân loại, được đưa vào sách giáo

khoa để giảng dạy trong các nhà trường Riêng đối với người Êđê, khan Đăm San,

Đăm Di, Khinh Dú, Xinh Nhã đã gắn bó từ bao đời nay, nó là niềm tự hào, là sức mạnh, là bài ca không bao giờ tắt trong cuộc sống cộng đồng

Có thể nói, cuộc sống lao động chinh phục thiên nhiên, khám phá núi rừng hoang dã, đấu tranh xã hội chống lại cái ác và sinh hoạt văn hoá cộng đồng đã làm nảy sinh ra các thể loại văn học dân gian của dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân

tộc Êđê nói riêng Do đó sự ra đời của khan Êđê phụ thuộc cả vào yếu tố tự nhiên

và yếu tố xã hội trong đó yếu tố xã hội đóng vai trò cốt yếu với phương thức canh tác bằng nương rẫy

Khan Êđê ra đời trong điều kiện mà xã hội loài người bước vào ngưỡng cửa

bình minh lịch sử, là thời kỳ có nhiều biến động lớn về những cuộc di cư lịch sử của nhân loại, những cuộc chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc để giành đất sống, là

sự kế thừa và phát triển nội dung thần thoại, truyền thuyết của cộng đồng Núi rừng hùng vĩ đã tạo nên khí phách con người nơi đây và cả cuộc sống sinh hoạt cộng

Trang 3

đồng (nghi lễ vòng đời người, nghi lễ nông nghiệp ), đó là nguyên nhân ra đời của

những khan nổi tiếng của người Êđê.

2 Môi trường diễn xướng của khan Êđê

- Người Êđê là tộc người sinh sống khá tập trung ở tỉnh Đắk Lắk và các vùng lân cận thuộc tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa Người Êđê nói ngôn ngữ Malayo - Polynesien, mang những đặc trưng nhân chủng thuộc loại hình Indoneisian Gồm nhiều nhóm địa phương: Êđê Kpă, Êđê Ađham, Êđê Mthur, Êđê Ktul, Êđê Blô, Êđê Bih,… Người Êđê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bih làm ruộng nước theo lối cổ sơ Ngoài trồng trọt còn chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải Trong gia đình người Êđê, chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế

- Với cuộc sống sinh hoạt dưới mái nhà dài truyền thống, với điều kiện tự nhiên diễn ra theo hai mùa mưa - nắng rõ rệt, nên người Êđê chủ yếu lao động sản xuất trong mùa mưa từ tháng 5 - 10 dương lịch, còn mùa khô từ tháng 11 đến tháng

4 dương lịch năm sau là mùa rỗi rãi, mùa lễ hội, mùa ăn năm uống tháng nên già

trẻ, gái trai ai cũng háo hức hướng về lễ hội

- Khan thường được diễn xướng trước đám đông Sự có mặt đông đúc của công chúng sẽ làm cho nghệ nhân càng thêm hứng khởi Công chúng nghe khan đa

dạng hơn công chúng của các hình thức văn học dân gian khác, cảm xúc thẩm mĩ

khi nghe khan của họ cũng phong phú, đa dạng hơn.

Klei khan được hát kể tại các địa điểm: trong chòi, ở trên rẫy, lễ bỏ mả và

trong gian khách của ngôi nhà dài

+ Đến mùa lúa chín rộ, các chủ rẫy đều làm chòi và cử người ở lại giữ rẫy (người giữ rẫy chủ yếu là đàn ông trung niên trở lên) Cứ tối đến, sau khi cơm nước xong, những người ở lại giữ rẫy thường kéo đến chòi rẫy của nghệ nhân có

tài kể khan để nghe kể các sử thi nổi tiếng của ông bà để lại như: Dam San, Dam

Di, Khinh Jú… Tại đây, người kể, người nghe sử thi cũng say sưa như ở không gian nhà dài tại buôn làng

Trang 4

+ Không gian kể sử thi còn được thể hiện trên đường đi bộ từ buôn lên rẫy, hoặc trong những buổi đi chăn trâu, chăn bò, trong những ngày đi rừng Ở đây, nghệ nhân hát kể sử thi thường hát kể cho một nhóm người nghe (khoảng 5-7 người) Chính không gian này đã giúp người nghe dễ nhớ, dễ lưu truyền

+ Tại không gian lễ bỏ mả của người Êđê, về khuya, sau khi mọi nghi lễ tạm

dừng lại, thì nghệ nhân kể khan bắt đầu kể những bài khan nổi tiếng của dân tộc

mình cho mọi người nghe Đây là hình thức sinh hoạt kể sử thi vô cùng độc đáo Bên đống lửa bập bùng tại không gian nhà mồ rộng lớn, nghệ nhân hát kể sử thi cho hàng nghìn người nghe Dân làng, già trẻ gái trai và khách gần xa ngồi im lặng say sưa lắng nghe kể sử thi suốt đêm thâu cho đến khi con gà trống gáy vang núi rừng, báo hiệu ông mặt trời đã thức giấc thì nghệ nhân hát kể sử thi mới dừng câu chuyện lại để chuẩn bị cho các nghi lễ tiếp theo của lễ hội bỏ mả Ở đây, lễ hội bỏ

mả được tổ chức bao nhiêu ngày đêm, thì những người đến dự lễ được nghe kể sử thi bấy nhiêu đêm

+ Cũng tại không gian nhà dài, vào những đêm trăng sáng sau mùa rẫy, theo

yêu cầu của dân buôn, nghệ nhân kể khan lại tổ chức kể các sử thi của dân tộc

mình cho mọi người nghe tại ngôi nhà dài của mình Trong những đêm này, gian gah của ngôi nhà dài nghệ nhân kể sử thi đầy chật già trẻ, gái, trai trong buôn Đây

là nhu cầu sinh hoạt văn hóa nghe kể sử thi không thể thiếu được trong đời sống cộng đồng của người Êđê Hay vào các dịp cúng sức khỏe, cúng lúa mới, làm ghế

chủ nhà, ghế kpan của chủ nhà thì khan được hát kể sau khi việc cúng của gia

chủ đã xong xuôi

- Người kể thường là một già làng thuộc nhiều khan, có giọng nói tốt và có tài

kể khan Cụ ngồi trên chiếc chiếu hoa bên bếp lửa nhà sàn, mắt như vô giác hoặc nhắm lại để tập trung trí nhớ sao cho bài kể khan đầy đủ và sinh động nhất Già trẻ gái trai ngồi vây quanh lắng nghe “Trời càng về khuya, giọng khan càng hấp dẫn, hơi khan đi lúc trầm hùng nhưng duyên dáng, gân guốc nhưng bóng bẩy, tựa như một dòng sông lượng nước nhiều chảy ngang qua những vách núi hùng vĩ giữa một đêm sao, lúc ồ ạt như xô như cuốn qua hang, lúc thầm thì như hơi gió thoảng,

Trang 5

lúc nhẹ nhàng êm ả như lá rụng về khuya, lúc thánh thót mơ hồ như suối trườn trong đêm vắng, để rồi lại hùng tráng vút lên, ngân vang như tiếng hát của các dũng sĩ thiên thần”.

Nghệ nhân kể sử thi là một người đặc biệt Người Êđê gọi nghệ nhân hát kể

sử thi là pô khan Pô nghĩa là thầy, là chủ, là người thạo việc; khan là chuyện xưa Những nghệ nhân này hầu hết không biết chữ, song họ có trí nhớ một cách kỳ lạ

Họ có thể nhớ nhiều sử thi, có người nhớ tới 9 - 10 tác phẩm và còn hơn thế nữa

Họ chính là những nhà tri thức dân gian, mặc dù không biết chữ vẫn có thể tập hợp cho mình một khối lượng khổng lồ những hiểu biết của dân tộc và của đồng bào mình Họ là những nghệ nhân có giọng hát vang, khỏe, biết nhiều làn điệu của thể loại hát nói (lời nói vần - klei duê), để vận dụng cho phù hợp với các hoàn cảnh, các nhân vật trong tác phẩm, biết cách “diễn” bằng động tác, bằng nét mặt như diễn viên trên sân khấu

Để diễn xướng được Sử thi, ngoài năng khiếu bẩm sinh, nghệ nhân còn được tiếp nhận theo kiểu cha truyền, con nối hoặc trong một gia đình có ông, bà là những người biết diễn xướng sử thi Ngoài ra, họ còn có ý thức học hỏi những sử thi khác từ những nghệ nhân giỏi trong buôn, trong vùng Trong quá trình diễn xướng, các nghệ nhân có thể sáng tạo thêm những đoạn, những chương cho phù hợp với dân tộc mình, địa phương mình, nhất là phù hợp với phong tục tập quán của cộng đồng mình Bởi vậy, những nghệ nhân diễn xướng sử thi giỏi là một nhà tri thức, một nhà văn hóa, một nghệ sỹ đáng trân trọng

Sử thi Êđê được thể hiện bằng hình thức hát kể và kể lời Nghệ nhân có thể dùng cả cử chỉ, vẻ mặt để diễn tả tính cách, hành động của nhân vật trong sử thi

Sự tài tình khéo léo của người kể, tạo nên sức lôi cuốn hấp dẫn đối với người nghe, đưa cả người kể lẫn người nghe hòa nhập vào cuộc sống ở thời đại của các nhân vật Người kể đắm chìm, hóa thân vào cuộc đời của từng nhân vật, người nghe cũng hồi hộp dõi theo từng hành động, từng biến cố thăng trầm lẫn vinh quang hạnh phúc trong từng tuyến nhân vật

Trang 6

Khi nghe hát sử thi, người nghe thường ngồi theo trật tự sau: Đàn ông (ông già, trung niên) ngồi trên ghế kpan, nam thanh niên, trẻ nhỏ ngồi xung quanh người kể; còn đàn bà, con gái ngồi ở phần cuối phía trong của gian khách Vào những đêm lạnh, bếp lửa ở gian khách được đốt lên cho ấm cúng Nghệ nhân hát kể sử thi nào thường là do nhu cầu của người nghe Khi nghe khan, người nghe có thể tự do ngắt lời người hát kể để nhờ giải thích những chỗ khó hiểu

Sử thi là một cốt truyện dài được các nghệ nhân hát kể, kết nối các sự kiện trong sử thi một cách linh hoạt, sáng tạo và sinh động, tạo sự thống nhất về nội dung và có sức lôi cuốn người nghe, vì thế một sử thi có thể được hát kể nhiều ngày đêm mới kết thúc

3 Nội dung của khan Êđê

- Hệ thống nhân vật

Anh hùng: Nhân vật trung tâm trong sử thi Êđê là những anh hùng có sức

khoẻ và tài năng trác tuyệt Nói về nhân vật anh hùng sử thi, V.Ia Prôp đã viết rằng: Nếu như trong tượng thánh, diện mạo con người biến dạng thành những bộ mặt thánh, thì trong sử thi, con người biến dạng thành những nhân vật trác việt, lập được những chiến công vĩ đại mà con người bình thường không thể lập được Nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê được nghệ nhân hướng tới sự hoàn tất (với ý nghĩa ở các mặt đều có phẩm giá cao nhất) và toàn vẹn với ý nghĩa như M Bakhtin

đã nói về nhân vật trung tâm của sử thi anh hùng “giữa bản chất thật của nó và sự biểu hiện bên ngoài của nó không có mảy may sự khác biệt”

Về nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê, Đăm San là nhân vật tiêu biểu nhất

Ngoại hình Đăm San được nghệ nhân khan sử thi miêu tả như sau: “Râu mép Đăm

San như mây song bột, râu cằm như mây song đá, râu quai nón mọc từ cằm đến tận sát tai Lông chân thì quăn, lông đùi thì rậm, lông mi cong, mặt mũi đỏ hồng như

có men rượu nồng” Trang phục của Đăm San thật rực rỡ: “Đăm San quấn khố dọc

đỏ có tua ngang đầu gối, chàng mặc áo dày khuy trông lấp lánh khăn nhiễu chít trên đầu, khăn đỏ quàng cổ” (tr.103) Vẻ tinh anh, nhanh nhẹn của Đăm San được

ví “mắt đen như mắt rắn, long lanh như mắt cá trê, giận giữ như đôi mắt rắn đang

Trang 7

ấp trong hang” (tr.1004) Sức mạnh của người anh hùng trong chiến trận được nghệ nhân ví như âm thanh của thiên nhiên, vũ trụ: “Đăm San múa khiên ở phía tây, gió xoáy về phía đông, múa ở phía nam, gió xoáy về phía bắc làm nghiêng ngả cây đa, cây sung” (tr.1119).

Trong sử thi Êđê, Đăm San là nhân vật anh hùng bách chiến bách thắng

Khing Du (khan Khing Du), Mdrong Dăm (khan Mdrong Dăm) là những nhân vật

anh hùng, danh tiếng vang lừng, nhưng đều đã bị mảnh sắt của Mtao Msei giết chết Riêng Đăm San từ các trận đánh nhau với các tù trưởng ở trần gian đến các lần xung trận đọ sức với thần linh (Mtao Yang Êa, Mtao Kdo Yang Hruê) chàng đều chiến thắng

Mỗi tộc người đều muốn xây dựng những biểu tượng nào đó cho mình Đối với người Êđê, Đăm San là biểu tượng cao nhất về người anh hùng lý tưởng của

họ Đăm San tiêu biểu cho vẻ đẹp, tài năng, giàu có, sức mạnh và uy danh của

người Êđê: “Chàng Đăm San là người giàu có, hùng mạnh, phi thường, tiếng tăm

đã vang đến thần linh, đến tận núi non, vang ra xa ngoài buôn làng Vì thế buôn phía đông rất muốn gọi, làng phía tây rất muốn thưa” (tr.1410) Danh tiếng của Đăm San đã “vang xa ra ngoài buôn làng”, nên trong đám tang chàng, “người Kur đến dắt theo đàn trâu, người Lào đến dắt theo đàn bò, còn người Kac Lô đến mang theo heo, gà Đoàn người đến dự đám tang Đăm San đi chật khắp mọi nơi.

Họ nối nhau đi từ sáng đến chiều tối vẫn không ngừng” (tr.1410) Không những

thế, những gì liên quan trực tiếp đến nhân vật này đều được người Êđê chắp thêm

đôi cánh của mơ ước, tưởng tượng Đăm San được ví như “cây tông lông ngọn cao tận trời mây công anh to lớn sắp chạm cả trời” (tr.1409).

Nhân vật trung tâm của sử thi dân gian bao giờ cũng đại diện cho mơ ước và khát vọng về sức mạnh, tài năng và phẩm chất của cộng đồng Nói cách khác, qua hình ảnh nhân vật trung tâm, người ta gửi gắm mơ ước và khát vọng của mình

Trong số các nhân vật chính của sử thi Êđê như Khing Du (khan Khing Du), Mdrong Dăm (khan Mdrong Dăm), Dăm Yi (khan Dăm Yi), Sing Nhã (khan Sing Nhã), Sum Blum (khan Sum Blum), Kdăm Bliăng (khan Kdăm Bliăng), thì Đăm

Trang 8

San (khan Đăm San) là nhân vật được người Êđê tập trung gửi gắm lý tưởng thẩm

mỹ của mình hơn cả

Các nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê đã vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm

để đạt được mục đích là giành lại người phụ nữ bị chiếm đoạt về cho gia đình, dòng họ Trong mối quan hệ với cộng đồng, người anh hùng bao giờ cũng được sự đồng lòng, tán thưởng của mọi người, trái ngược với các tù trưởng có hành vi cướp

vợ của người khác, không được sự đồng lòng, tán thưởng của cộng đồng

Mtao: Song hành với nhân vật anh hùng đại diện cho khát vọng về mẫu người

lý tưởng của người Êđê, là nhân vật các tù trưởng (mtao) tham lam, hiếu sắc Trong

số họ có những người đã gần đất xa trời rồi mà vẫn còn thích đi cướp vợ trẻ trung, xinh đẹp của người anh hùng về làm vợ bé Hình ảnh họ hiện ra thật đáng cười,

thảm hại: “Mtao Anur múa bên phải, nhảy bên trái làm mọi người phải ngó theo đôi chân nặng trịch như có ai cột đá, đôi tay rã rời như không cầm nổi cái khiên, bàn tay run run như không cầm nổi thanh kiếm Cái khiên như sắp rớt xuống đất, thanh kiếm sắp tụt khỏi tay” Nhân vật mtao trong khan sử thi của người Êđê

không độc ác và đáng căm ghét như nhân vật mtao trong truyện cổ tích của họ, cho

dù các mtao trong truyện cổ tích Êđê cuối cùng thường hòa đồng với cuộc sống chung của mọi người Trong các mối quan hệ với những người xung quanh như nài voi, tôi tớ, dân làng, mtao vừa tỏ rõ thế bề trên của mình, lại vừa tỏ ra rất xoàng xĩnh trong các hành vi, lời nói Đặc biệt, nài voi, tôi tớ khi ngăn mtao đừng đi cướp

vợ của người anh hùng đã dùng cả những lời thóa mạ Ấy vậy mà quan hệ giữa chủ

và tớ vẫn diễn ra bình thường Ở đây không có sự trừng phạt, chỉ có lời đe dọa, rồi

họ lại hòa hợp với nhau để thực hiện mong muốn của chủ Nhân vật tù trưởng

trong khan sử thi mang dấu ấn đặc thù của xã hội Êđê truyền thống Đối với nhân vật mtao trong khan sử thi, thái độ của người Êđê là vừa ghen ghét, vừa thương

tâm, vừa pha chút cười cợt

Nhân vật nữ tài sắc: Người Êđê quan niệm người phụ nữ lý tưởng phải là

người vừa xinh đẹp, vừa có tài thêu dệt hơn người Trong sử thi Êđê có nhiều nhân vật nữ xinh đẹp, tài sắc, đặc biệt là Hơ Nhi, Hơ Bhi Cho đến nay, xã hội Êđê về cơ

Trang 9

bản vẫn là xã hội mẫu hệ Trong hôn nhân, nhà gái đi hỏi chồng Cưới xin xong, chàng trai về ở nhà vợ Con cái sinh ra lấy họ mẹ Quyền thừa kế tài sản thuộc về người con gái út trong gia đình Trong phạm vi ngôi nhà dài, những việc trong nội

bộ gia đình người phụ nữ có uy quyền hơn người đàn ông Các nhân vật nữ tài sắc

như Hơ Nhi (khan Đăm San), Hbia Yâo (khan Khing Du), Hbia Sun (khan Mdrong Dăm), đều có cuộc sống thua thiệt, mất mát về chồng con Khi nghe khan, người

Êđê tỏ ra thương cảm đối với các nhân vật này

Nhân vật bà Duôn Sun và cháu gái: Theo truyền tụng của người Êđê, bà

Duôn Sun là một người đàn bà góa, sống cô quạnh trong một ngôi nhà rách nát

Trong truyện cổ Êđê, bà Sun thường hay nhận người mồ côi về ở cùng Trong khan

sử thi, bà Sun là người biết nhiều chuyện ẩn hiện trong con người, trong thiên hạ Nhà bà Sun là nơi nghỉ ngơi tiếp sức cho người anh hùng đi đánh các tù trưởng, cứu vợ Bên cạnh bà Sun là cháu gái nuôi xinh đẹp, vừa nhút nhát, vừa lẳng lơ Trên đường Đăm San đi cứu vợ, các cháu gái bà Sun như Hbia Ring Djâo, Hbia Ling Pang, H’Lui, đều ít nhiều giúp chàng thăm dò, để tiến đánh các tù trưởng gian tham, hiếu sắc

Nhân vật Aê Du, Aê Diê: Aê Du, Aê Diê là hai vị thần tối cao của người Êđê.

Aê Du, Aê Diê là thần sáng tạo và cai quản muôn loài Khi cầu khấn, người Êđê thường có câu: “Aê Du, Aê Diê ban cho con trai, tạo con gái, ban phát giống cây

trồng” Trong sử thi Đăm San, Aê Du, Aê Diê đã tác động - dù thông qua giấc mơ

của Hơ Nhi, Hơ Bhi và Đăm San - rất mạnh đến cuộc hôn nhân của cặp vợ chồng tài sắc này Nhân vật thần linh là Aê Du, Aê Diê đã trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành diễn biến truyện kể Khi Mdrong Dăm đi cứu vợ bị Mtao Msei bắt, vì quá bực tức nên chàng đã vô cớ chém chết nhiều người của buôn làng Mtao Msei Hành động này đã dẫn đến cái chết của người anh hùng Theo lời Aê Du, Mdrong Dăm chết vì đã hung bạo giết người hiền lành một cách vô cớ Sau đó, vị thần này

đã bày cho Kdăm Jhong cách giết chết Mtao Msei, cứu được bác gái Hbia Sun, Aê

Du cũng đã cho Kdăm Jhong cục thuốc để nối xương Mdrong Dăm, giúp cho người anh hùng phạm “quy chế của thần linh”, đã qua trừng phạt, được sống lại

Trang 10

- Có thể nói rằng, nét nổi bật gây ấn tượng sâu sắc đặc biệt kỳ thú đối với người được tiếp xúc với sử thi Êđê Đó là cách nói ví von, rất giàu hình ảnh tràn ngập trong tác phẩm Khi nói về vẻ đẹp và sự oai phong dũng mãnh của người anh

hùng Đăm San, người nghệ nhân kể khan diễn tả như sau: “Chàng đi ung dung, khoan thai, hai tay đánh xa một cách tuyệt đẹp Chàng đi trên đường cái thoăn thoắt như con rắn Praohuê, ngồi giữa nhà như con hùm bên suối”, ngủ thì “hơi thở như sấm vang, đổ thiếc vào lỗ tai chưa tỉnh”, chàng có sức khoẻ “như con voi đực” “tiếng nói, tiếng cười của chàng nghe như sấm vang, sét đánh…”.

Còn khi tả về nàng Hơ nhí “vợ của Đăm san”, người nghệ nhân diễn tả:

“Thân hình nàng óng ánh như miếng thép trên một cái khiên, tóc nàng búi thấp xuống gáy theo kiểu gái M’nông, nửa mái tóc trên cột một sợi dây theo kiểu người Êđê Một làn tóc bay phơ phất như đuôi chim phượng hoàng Nàng đi lại rất yểu điệu Mỗi bước nàng đi nghe như tiếng chim Mơlang vỗ cánh bay Mỗi bước đi váy tung gió làm cho trấu cám bay lên”.

Hoà nhịp với cuộc sống giàu có, đông đúc, tươi vui của buôn làng Êđê là những bài ca đầy thú vị tả cảnh các cô gái đi hái rau, bắt cá bên sông, ven suối với những tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, trong trẻo: ở đây mới có rặng tre trúc, tre ngà, mới nghe tiếng cười các cô gái hái rau hai bên bờ sông Giữa những dòng sông có những chiếc thuyền nan và mủng tre lên xuống Bên này nghe tiếng các cô gái người Kinh cười trên bờ, bên kia nghe tiếng các cô gái đi bủa lưới chài Rồi trông thấy các cô gái trẻ mang gùi đi hái rau đắng dọc bờ suối, hái rau Êpông dọc bờ sông Ba và hái rau lưỡi con nai trên bờ sông Hing, sông Buc…

Như vậy, chỉ vài nét phác thảo sử thi đưa ta đi khắp miền đất Tây Nguyên, với nhiều giai điệu thể hiện những cung cảnh khác nhau: từ cung bậc hào hùng, khoẻ khoắn, dũng mãnh của chàng Đăm San, vẻ đẹp hoang sơ, đằm thắm của nàng Hơ nhí… đến giai điệu nhẹ nhàng êm ái của những bài thơ lao động vui tươi đầy chất thơ ở vùng sông nước… Từ đó đã tạo ra sự cuốn hút mãnh liệt cho người đọc,

người nghe kể khan Êđê từ đầu đến cuối câu chuyện.

Ngày đăng: 14/05/2018, 16:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trương Bi (Chủ biên) (2003), Văn học dân gian Êđê - M’nông, Sở Văn hóa - Thông tin Đắk Lắk Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Chủ biên)" (2003), "Văn học dân gian Êđê - M’nông
Tác giả: Trương Bi (Chủ biên)
Năm: 2003
2. Y Điêng, Ngọc Anh (1978), Đăm Di, Xing Nhã, Nxb. Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đăm Di, Xing Nhã
Tác giả: Y Điêng, Ngọc Anh
Nhà XB: Nxb. Văn hóa
Năm: 1978
3. Phan Đăng Nhật (1991), Sử thi Êđê, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử thi Êđê
Tác giả: Phan Đăng Nhật
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1991
4. Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hóa dân gian Êđê, Nxb. Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian Êđê
Tác giả: Ngô Đức Thịnh
Nhà XB: Nxb. Văn hóa dân tộc
Năm: 1993
5. Y Wang Mlô Duôn Du (1992), Bài ca chàng Đăm San, Nxb. Văn hóa dân tộc, Sở Văn hóa - Thông tin Đắk Lắk Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài ca chàng Đăm San
Tác giả: Y Wang Mlô Duôn Du
Nhà XB: Nxb. Văn hóa dân tộc
Năm: 1992

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w