1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng giáo trình Pháp luật Đại Cương TNUT

231 1,9K 57

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 231
Dung lượng 3,23 MB

Nội dung

Mô tả tóm tắt học phần: Học phần bao gồm những nội dung kiến thức cơ bản sau đây: nguồn gốc, bản chất, hình thức, các kiểu nhà nước và pháp luậttrong lịch sử; các khái niệm pháp lý và nộ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

KHOA KINH TẾ CÔNG NGHIỆP

Bài giảng PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Bộ môn: Pháp luật

Trang 2

Năm học 2017-2018

Trang 3

MỤC LỤC

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 3

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC 9

1.1 Nguồn gốc của Nhà nước 9

1.2 Bản chất của Nhà nước 14

1.3 Đặc trưng của nhà nước 15

1.4 Hình thức nhà nước 16

1.5 Chức năng của nhà nước 21

1.6 Kiểu nhà nước 22

CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT 30

2.1 Nguồn gốc hình thành pháp luật 31

2.2 Bản chất của pháp luật 35

2.3 Quy phạm pháp luật 36

2.4 Quan hệ pháp luật 42

2.5 Thực hiện pháp luật 46

2.6 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý 49

2.7 Pháp chế xã hội chủ nghĩa 55

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 56

3.1 Khái niệm và đặc điểm của hệ thống pháp luật 57

3.2 Hệ thống cấu trúc của pháp luật Việt Nam 59

3.3 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam 60

3.4 Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam 67

CHƯƠNG 4: LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM 70

4.1 Khái quát chung về ngành luật Hiến pháp Việt Nam 71

4.2 Một số nội dung chính của ngành luật Hiến pháp Việt Nam 74

CHƯƠNG 5 LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM 98

5.1 Khái quát chung về Luật hành chính 99

5.2 Một số chế định cơ bản của Luật hành chính 101

CHƯƠNG 6 LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 127

6.1 Khái quát chung về ngành Luật dân sự Việt Nam 128

6.2 Một số chế định cơ bản của ngành luật Dân sự Việt Nam 133

CHƯƠNG 7 LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 154

7.1 Khái quát chung về ngành luật Hình sự Việt Nam 155

7.2 Một số chế định cơ bản của ngành Luật hình sự Việt Nam 157

CHƯƠNG 8: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 181

8.1 Khái quát chung về ngành luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 182

8.2 Một số chế định cơ bản của ngành luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 183

Chương 9 LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG 195

9.1 Khái quát chung về tham nhũng 196

9.2 Nguyên nhân và tác hại của tham nhũng 206

9.3 Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng 215

9.4 Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng 217

Trang 4

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

1 Tên học phần

Tiếng Việt: Pháp luật đại cương

Tiếng Anh: Introduction of laws

2 Mã số: (PĐT ghi)

3 Thời lượng: 2 tín chỉ

Lý thuyết

Thực hành

Thí nghiệm

4 Các học phần tiên quyết, học phần học trước và song hành

Học phần học trước: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

5 Mô tả tóm tắt học phần: Học phần bao gồm những nội dung kiến

thức cơ bản sau đây: nguồn gốc, bản chất, hình thức, các kiểu nhà nước và pháp luậttrong lịch sử; các khái niệm pháp lý và nội dung cơ bản về quy phạm pháp luật,quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý,pháp chế xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật Việt Nam; những nội dung cơ bảncủa một số ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam như Luật Hiếnpháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật hôn nhân và gia đình, LuậtPhòng chống tham nhũng

6 Vị trí của học phần trong chương trình đào tạo

Pháp luật đại cương thuộc phần kiến thức cơ bản

7 Mục tiêu của học phần đối với người học

Kiến thức:

1 Giúp người học nắm được những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước

và pháp luật nói chung như: nguồn gốc hình thành, bản chất, hình thức, các kiểu nhànước và pháp luật trên thế giới;

2 Giúp người học nắm được những kiến thức pháp luật cơ bản về: quyphạm pháp luật, quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, tráchnhiệm pháp lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa;

Trang 5

3 Giúp người học nắm được cấu trúc và hình thức biểu hiện của hệthống pháp luật Việt Nam, hiểu được khái niệm và nội dung cơ bản của một sốngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Kỹ năng

1 Nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của người học

2 Giúp người học có khả năng áp dụng được những kiến thức cơ bảncủa một số ngành luật vào thực tiễn

3 Giúp người học phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đềpháp lý trong thực tiễn

4 Giúp người học biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và củanhững người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật

5 Giúp người học biết tôn trọng và thực hiện pháp luật phù hợp trongmọi hoàn cảnh; biết đánh giá và lên án những hành vi vi phạm pháp luật

6 Giúp người học phát triển khả năng tư duy, sáng tạo tìm tòi; năng lựcđánh giá và tự đánh giá

7 Giúp người học phát triển kỹ năng sử dụng và khai thác, xử lý tài liệucủa môn học một cách hiệu quả

8 Giúp người học thấy rõ tính ưu việt của nhà nước và pháp luật củaNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tin tưởng vào quá trình xây dựng

và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

9 Giúp người học có thái độ tôn trọng pháp luật, định hướng hành vi xử

sự của bản thân phù hợp với những quy định của pháp luật

Ghi chú: Bộ môn có dạng sách xuất bản.

- Sách, tài liệu tham khảo:

[2]; Giáo trình Pháp luật đại cương; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Nhà xuất bảnĐại học Kinh tế Quốc dân, năm 2013

Trang 6

[3] Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật; Trường Đại học Luật Hà Nội; nhà xuấtbản CAND, năm 2013;

+ Các văn bản quy phạm pháp luật:

[4] Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

[5] Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015

[6] BLHS năm 2015, Bộ luật 2017 sửa đổi và bổ sung một số điều BLHS 2015

[7] Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

[8] Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

[9] Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

[10].Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007 vànăm 2012)

[11] Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung môn học

Ghi chú: [2], [3], [4], [5] Bộ môn và GV có sách dạng sách xuất bản.

[6], [7], [8], [9], [10] [11] Tài liệu bộ môn có, dạng file

9 Nội dung học phần

Người biên soạn: Ths Trưởng bộ môn Ngô Thị Hồng Ánh

1 Khái quát chung về nhà nước

Bài tập ứng dụng: Phân tích đặc trưng của nhà nước, phân

biệt nhà nước với các tổ chức chính trị, xã hội khác

2 Khái quát chung về pháp luật

Bài tập ứng dụng: Phân biệt pháp luật với các quy phạm xã

hội khác Phân tích, giải quyết các tình huống vi phạm pháp

luật trong thực tế

3 Hề thống pháp luật Việt Nam

Bài tập ứng dụng: Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và

văn bản áp dụng pháp luật, thẩm quyền ban hành văn bản

quy phạm pháp luật

4 Luật Hiến pháp Việt Nam

Bài tập ứng dụng: Phân tích các quyền con người, quyền và

nghĩa vụ cơ bản của công dân Các chế định chính của Luật

Hiến pháp

5 Luật Hành chính Việt Nam

Trang 7

Bài tập ứng dụng: Giải quyết các tình huống vi phạm hành

chính, khiếu nại, tố cáo trên thực tế

6 Luật Dân sự Việt Nam

Bài tập ứng dụng: Giải quyết các tình huống dân sự liên

quan tới quyền sở hữu, hợp đồng, thừa kế

7 Luật Hình sự Việt Nam

Bài tập ứng dụng: Phân tích chủ thể của quan hệ pháp luật

hình sự, phân tích, giải quyết các tình huống vi phạm pháp

luật hình sự

8 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bài tập ứng dụng: Giải quyết các tình huống phát sinh trong

quan hệ hôn nhân và gia đình

9 Luật phòng, chống tham nhũng

Bài tập ứng dụng: Phân tích hành vi tham nhũng, những biện

pháp nhằm phòng, chống tham nhũng

10 Đánh giá người học

- Đánh giá quá trình học tập (40%, kể cả điểm chuyên cần)

Nội dung hoặc mục tiêu

Hình thức đánh giá

Quiz Bài tập

nộp

Tiểuluận

Thựchành/

Thínghiệm

Kiểmtraquátrình

1 Nắm được nguồn gốc nhà nước, bản

về bản chất nhà nước; hình thức nhà

nước; đặc trưng của nhà nước, phân biệt

nhà nước với các tổ chức chính trị, xã hội

khác; chức năng của nhà nước; các kiểu

nhà nước trong lịch sử

Trang 8

10%

2 Kiểm tra khả năng nắm vững nguồn

gốc, bản chất, đặc trưng, hình thức của

pháp luật, quy phạm pháp luật

Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức để

phân tích hành vi vi phạm pháp luật,

trách nhiệm pháp lý, vận dụng giải quyết

các tình huống trong thực tiễn

3 Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức

về các văn bản trong hệ thống pháp luật

Việt Nam và thẩm quyền ban hành văn

bản quy phạm pháp luật

4 Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức

về quyền con người, quyền và nghĩa vụ

cơ bản của công dân, chế độ chính trị,

chế độ kinh tế, văn hóa - giáo dục, khoa

học - công nghệ được quy định trong HP

Nắm được tổ chức và hoạt động của bộ

máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam

6 Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức

về quyền sở hữu; hợp đồng dân sự; thừa

kế và vận dụng giải quyết tình huống

8 Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức

về kết hôn; ly hôn; quan hệ cha mẹ, con;

xác định cha, mẹ, con trong trường hợp

mang thai hộ

9 Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức

Trang 9

về các hành vi tham nhũng, nguyên nhân,

- Những vấn đề chung về hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Tội phạm và hệ thống hình phạt của ngành luật Hình

sự Việt Nam.

- Chế định về kết hôn; ly hôn và quan hệ cha mẹ và con, vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.

- Khái niệm tham nhũng; những hành vi bị coi là tham nhũng và trách nhiệm phòng chống tham nhũng.

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC

Trang 10

A Kiến thức sẵn có:

- Sinh viên đã học và nắm được các kiến thức cơ bản về các nguyên lý cơ bảncủa chủ nghĩa Mác Lê, các hình thái kinh tế xã hội

B Mục tiêu:

Sau bài học sinh viên:

- Hiểu và phân tích được khái niệm nhà nước, nguồn gốc, bản chất, chức năngcủa nhà nước

- Nắm được các kiểu nhà nước, hình thức nhà nước

- Hiểu và phân tích được bản chất, đặc điểm, chức năng của nhà nướcCHXHCN Việt Nam Nắm được kiến thức về hệ thống và chức năng của các cơquan nhà nước

D Tóm tắt nội dung: (Số tiết 02)

1.1 Nguồn gốc của Nhà nước

E Nội dung chi tiết.

1.1 Nguồn gốc của Nhà nước

1.1.1 Một số quan điểm về nguồn gốc Nhà nước giai đoạn trước Mác.

* Thời kỳ cổ, trung đại

- Thuyết thần học: thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, nhà nước là do

thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung, do vậy, nhà nước là lực lượng siêunhiên, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và sự phục tùng quyền lực nhà nước là cầnthiết và tất yếu

Trang 11

- Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát

triển của gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình củamột gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nângcao lên – hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người; nhà nước là kết quả của

sự phát triển gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người Vìvậy, cũng như gia đình, nhà nước tồn tại trong mọi xã hội, quyền lực nhà nước vềbản chất cũng giống như quyền lực gia trưởng của người đứng đầu gia đình

* Thế kỷ 16, 17, 18

- Thuyết khế ước xã hội: nhà nước chỉ là kết quả của một khế ước (hợp đồng)

được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhànước Vì vậy, nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗithành viên đều có quyền yêu cầu nhà nước phục vụ họ, bảo vệ lợi ích của họ

- Thuyết bạo lực: nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị

tộc này đối với thị tộc khác, mà kết quả là thị tộc chiến thắng “nghĩ ra” một hệ

thống cơ quan đặc biệt - Nhà nước- để nô dịch kẻ chiến bại

- Thuyết tâm lý: Tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào

các thủ lĩnh, giáo sĩ Vì vậy, nhà nước là tổ chức của những siêu nhân có sứ mạng

lãnh đạo xã hội.

- Quan điểm Nhà nước siêu trái đất: Sự xuất hiện của nhà nước như là sự du

nhập và thử nghiệm của một nền văn minh ngoài trái đất

Các học thuyết trên vẫn dựa trên chủ nghĩa duy tâm coi nhà nước được lập ra

do ý muốn, nguyện vọng, chủ quan mà chưa giải thích đúng đắn và khoa học vềnguồn gốc ra đời của Nhà nước

1.1.2 Học thuyết Mác- Lênin về nguồn gốc nhà nước

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin:

- Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng

xã hội vĩnh cửu và bất biến Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khinhững điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa;

- Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạnnhất định Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên

Trang 12

thủy Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự phânchia xã hội thành các giai cấp đối khác

Chủ nghĩa Mác – Lênin đã nghiên cứu nguồn gốc của nhà nước từ trong xã hộicộng sản nguyên thủy - đó là xã hội chưa có nhà nước

a Chế độ cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc bộ lạc

Chế độ cộng sản nguyên thuỷ là hình thái kinh tế-xã hội đầu tiên trong lịch sửnhân loại Đó là một xã hội chưa có giai cấp và chế độ tư hữu, chưa có nhà nước vàpháp luật Nhưng những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước và pháp luậtlại nảy sinh trong chính xã hội đó Vì vậy, việc nghiên cứu về xã hội cộng sảnnguyên thủy sẽ là cơ sở để giải thích nguyên nhân làm phát sinh nhà nước và phápluật, tạo điều kiện để hiểu rõ bản chất của chúng

Cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư

liệu sản xuất và sản phẩm lao động Do đó, trong xã hội không ai có tài sản riêng,không có người giàu, kẻ nghèo, không có tình trạng người này chiếm đoạt tài sảncủa người kia Xã hội chưa phân chia thành giai cấp và không có đấu tranh giai cấp

Tổ chức xã hội: Thị tộc là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài, nó xuất hiện ở

một giai đoạn khi xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định, nó đặt nền móngcho việc hình thành hình thái kinh tế-xã hội đầu tiên trong lịch sử- hình thái kinh tế-

xã hội cộng sản nguyên thủy Nền tảng của thị tộc là kinh tế tập thể và sở hữu chung

về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động Ở thời kỳ này có sự phân công lao động

nhưng mới chỉ là sự phân công lao động tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà, giữa

người già và trẻ nhỏ để thực hiện các loại công việc khác nhau chứ chưa mang tính

xã hội

Thị tộc tổ chức theo huyết thống, ở giai đoạn đầu theo nguyên tắc mẫu hệ, về sau

có sự phát triển của điều kiện kinh tế xã hội đã chuyển thành chế độ phụ hệ

Tóm lại, chế độ cộng sản nguyên thủy là chế độ không có nhà nước, ở đó

quan hệ xã hội, kỷ luật, tổ chức lao động duy trì được nhờ vào sức mạnh của phong tục tập quán, nhờ có uy tín và sự kính trọng đối với bô lão của thị tộc và nhờ hoạt động có uy tín, hiệu quả của hội đồng thị tộc.

b Sự tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện của nhà nước

Trang 13

Cùng với thời gian, trong quá trình lao động, con người ngày càng phát triển

về thể lực và trí lực, ngày càng nhận thức đúng hơn về thế giới và tích lũy đượcnhiều kinh nghiệm trong lao động, năng suất lao động cao… Đó chính là động lực

cơ bản làm thay đổi phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy, đòi hỏi phải thaythế sự phân công lao động tự nhiên bằng sự phân công lao động xã hội

Lịch sử xã hội cộng sản nguyên thủy vào thời kỳ cuối đã trải qua ba lần phâncông lao động xã hội, mỗi lần tạo ra những tiền đề mới dẫn đến sự tan rã của xã hộicộng sản nguyên thủy

- Lần một, chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt.

Sau lần phân công lao động thứ nhất, xã hội đã có những biến đổi sâu sắc Conngười đã tạo ra nhiều của cải hơn mức cần thiết để duy trì cuộc sống của chính bảnthân họ Do đó, đã xuất hiện những sản phẩm lao động dư thừa dẫn đến phát sinhham muốn chiếm đoạt những sản phẩm dư thừa ấy thành của riêng Cũng do sự pháttriển sản xuất, một nhu cầu mới đã phát sinh đó là nhu cầu về sức lao động Vì vậy,nếu như trước kia, những tù binh bị bắt trong chiến tranh thường bị giết chết thì nay

đã được giữ lại làm nô lệ để bóc lột sức lao động Như vậy, sau lần phân công laođộng đầu tiên, mầm mống của chế độ tư hữu đã xuất hiện, xã hội phân chia thànhngười giàu, kẻ nghèo

- Lần hai, thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp.

Xã hội tiếp tục phát triển với những bước tiến mới Cùng với sự phát triểnmạnh mẽ của chăn nuôi và trồng trọt thì thủ công nghiệp cũng phát triển Việc tìm

ra kim loại và chế tạo công cụ lao động bằng kim loại đã tạo ra khă năng cho conngười có thể trồng trọt trên những diện tích rộng lớn hơn, có thể khai hoang cảnhững miền rừng rú

Sau lần phân công lao động xã hội đầu tiên, nô lệ đã ra đời nhưng còn có tínhchất lẻ tẻ, thì nay đã trở thành một bộ phận cấu thành chủ yếu của hệ thống xã hội

Sự phân công lao động xã hội lần thứ hai đã đẩy nhanh quá trình phân hóa xã hộilàm cho sự phân biệt giữa kẻ giàu và người nghèo, giữa chủ nô và nô lệ ngày càngsâu sắc, mâu thuẫn giai cấp ngày càng tăng

- Lần ba, buôn bán phát triển, thương nghiệp xuất hiện.

Trang 14

Nền sản xuất đã tách ra thành các ngành sản xuất riêng làm xuất hiện nhu cầutrao đổi và sản xuất hàng hóa ra đời Nhu cầu trao đổi hàng hóa làm nảy sinh mộtgiai cấp không tham gia vào sản xuất nhưng lại nắm quyền lãnh đạo sản xuất, bắtnhững người sản xuất phụ thuộc vào mình về kinh tế, đó là giai cấp thương nhân.

Sự ra đời và bành trướng của thương mại đã kéo theo sự xuất hiện của đồngtiền - hàng hóa của các hàng hóa, nạn cho vay nặng lãi, quyền tư hữu về ruộng đất

và chế độ cầm cố Tất cả những yếu tố đó, làm cho sự tích tụ và tập trung của cảivào trong tay của số ít người giàu có diễn ra nhanh chóng, đồng thời thúc đẩy sựbần cùng hóa của quần chúng và sự tăng nhanh của đám đông dân nghèo Số nô lệtăng lên rất đông cùng với sự cưỡng bức và bóc lột ngày càng nặng nề của giai cấpchủ nô đối với họ Như vậy, trong xã hội đã xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sảnxuất và sự phân hóa xã hội thành hai giai cấp đối kháng với nhau: giai cấp chủ nô

và giai cấp nô lệ Đây chính là tiền đề vật chất làm xuất hiện nhà nước.

Những yếu tố mới xuất hiện đã làm đảo lộn đời sống thị tộc Xã hội đòi hỏi

phải có một tổ chức mới đủ sức để dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp

hay chí ít để cho cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong một trật tự nhất định - thứ trật

tự nhằm để xác lập và bảo vệ lợi ích và địa vị của giai cấp thống trị Tổ chức đó

chính là nhà nước và nhà nước đã xuất hiện.

Như vậy, nhà nước đã xuất hiện một cách khách quan, nó là sản phẩm của một

xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định Nhà nước không phải là thứ

“quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội” mà là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội” một lực lượng “tựa hồ như đứng trên xã hội”, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng “trật tự”.

Theo Ph.Ănghen, có ba hình thức xuất hiện nhà nước điển hình:

- Nhà nước Aten: Là hình thức thuần túy nhất, nhà nước nảy sinh chủ yếu vàtrực tiếp từ sự đối lập giai cấp và phát triển ngay trong nội bộ xã hội thị tộc Từcuộc cách mạng Xô-lông (594TCN) và Klix-phe (509TCN) dẫn đến sự tan rã toàn

bộ chế độ thị tộc, hình thành Nhà nước vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên;

- Nhà nước Rôma: Hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, từcuộc đấu tranh bởi những người thường dân (Ple-bêi) chống lại giới quý tộc thị tộc

La Mã (Pá-tri-sép);

Trang 15

- Nhà nước Giéc-manh: Hình thành khoảng giữa thế kỷ V sau công nguyên, từviệc người Giéc-manh xâm chiếm vùng lãnh thổ rộng lớn của đế chế La Mã cổ đại.

Do Nhà nước hình thành không do sự đấu tranh giai cấp, xã hội Giéc-manh vẫn tồntại chế độ thị tộc, sự phân hóa giai cấp chỉ mới bắt đầu và còn mờ nhạt

- Sự xuất hiện Nhà nước ở các quốc gia phương Đông:

+ Nhà nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập cổ đại, … được hình thành từ rấtsớm, hơn 3000 năm trước công nguyên;

+ Nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm đã trở thành yếu tố thúc đẩy vàmang tính đặc thù trong sự ra đời nhà nước của các quốc gia phương Đông;

+ Ở Việt Nam, từ sự hình thành phôi thai của Nhà nước cuối thời Hùng Vương– Văn Lang đến Nhà nước sơ khai thời An Dương Vương – Âu Lạc năm 208 trướccông nguyên

1.2 Bản chất của Nhà nước

a Tính giai cấp của Nhà nước

- Đi từ sự phân tích nguồn gốc Nhà nước các nhà kinh điển của chủ nghĩaMác-Lênin cho rằng Nhà nước luôn mang tính giai cấp :

+ Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp

+ Nhà nước tồn tại song song với sự tồn tại của giai cấp

+ Những biến đổi về cơ cấu giai cấp, tương quan lực lượng của các giai cấpđều ít nhiều ảnh hưởng đến nội dung của nhà nước

- Tính giai cấp cuả Nhà nước thể hiện ở:

Nhà nước là công cụ nằm trong tay giai cấp thống trị để đảm bảo và thực hiện

sự thống trị của giai cấp thống trị đối với xã hội về kinh tế, chính trị và tư tưởng(tương ứng với ba loại quyền lực):

 Về kinh tế: giai cấp cầm quyền xác lập quyền lực kinh tế bằng cách qui định

quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội và quyền thu thuế.Các giai cấp tầng lớp khác phụ thuộc vào giai cấp cầm quyền về kinh tế

Về chính trị: giai cấp cầm quyền xây dựng bộ máy nhà nước và những

công cụ bạo lực vật chất như: quân đội, cảnh sát, tòa án, pháp luật (quyền lựcchính trị) Nắm được quyền lực chính trị, giai cấp cầm quyền tổ chức, điều hành

Trang 16

xã hội theo một trật tự phù hợp với lợi ích của mình và buộc các giai cấp khácphục tùng ý chí của giai cấp thống trị.

 Về tư tưởng: giai cấp cầm quyền xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình và

tuyên truyền tư tưởng ấy trong đời sống xã hội nhằm tạo ra sự nhận thức thống nhấttrong xã hội, tạo ra sự phục tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp, tầng lớpkhác trong xã hội đối với giai cấp cầm quyền

b Tính xã hội của Nhà nước

- Ngoài bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị, Nhà nước cũng phải bảo đảm giảiquyết lợi ích ở mức độ nhất định cho các tầng lớp, giai cấp khác trong toàn xã hội

và các vấn đề chung của toàn xã hội Nhà nước cần phải gánh vác những công việc

vì lợi ích chung của xã hội: tổ chức sản xuất; duy trì nòi giống; bảo vệ môi trường;phòng chống dịch bệnh, bảo vệ trật tự công cộng

- Nhà nước không thể tồn tại nếu không quan tâm đến các vấn đề xã hội và lợiích của các giai cấp khác trong xã hội

- Mức độ thể hiện tính xã hội ở các Nhà nước là khác nhau vì nó phụ thuộcvào các yếu tố khách quan, chủ quan như điều kiện kinh tế, xã hội, quan điểm nhậnthức và quan điểm chính trị của các nhà cầm quyền, các cá nhân trong xã hội

Từ những kết luận trên có thể đi đến khái niệm về Nhà nước như sau: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm

vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.

1.3 Đặc trưng của nhà nước

Nhà nước xuất hiện dù bất cứ nguyên nhân nào, có bản chất gì nhưng mọi nhànước đều có những dấu hiệu đặc trưng khác về chất so với các tổ chức khác Cácđặc trưng của nhà nước cũng làm cho nhà nước trở thành tổ chức đặc biệt giữ vị trítrung tâm trong hệ thống chính trị, có thể tác động một cách toàn diện, mạnh mẽ vàhiệu quả với đời sống xã hội, thể hiện lợi ích giai cấp thống trị một cách tập trung nhất.Nhà nước có những dấu hiệu đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, nhà nước phân chia dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ, không

phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính… Việc phân chia

Trang 17

này quyết định phạm vi tác động của nhà nước trên quy mô rộng lớn nhất và dẫnđến việc hình thành các cơ quan trung ương và địa phương của bộ máy nhà nước.

Thứ hai, nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt không còn hòa

nhập với dân cư nữa; chủ thể của quyền lực này là giai cấp thống trị về kinh tế vàchính trị Để thực hiện quyền lực này và để quản lý xã hội, nhà nước có một lớpngười chuyên làm nhiệm vụ quản lý; họ tham gia vào các cơ quan nhà nước và hìnhthành nên một bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thống trị, bắt các giaicấp khác phải phục tùng theo ý chí của giai cấp thống trị

Thứ ba, nhà nước có chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia mang nội dung

chính trị pháp lý, nó thể hiện quyền độc lập tự quyết của nhà nước về những chínhsách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài Chủ quyềnquốc gia là thuộc tính không thể chia cắt của nhà nước

Thứ tư, nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với

mọi công dân Với tư cách là đại diện chính thức của toàn xã hội, nhà nước là tổchức duy nhất có quyền ban hành pháp luật Pháp luật do nhà nước ban hành có tínhbắt buộc chung, mọi công dân đều phải tôn trọng pháp luật

Thứ năm, nhà nước quy định và thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buộc,

với số lượng và thời hạn ấn định trước Vì bộ máy nhà nước bao gồm một lớp ngườiđặc biệt, tách ra khỏi lao động sản xuất để thực hiện chức năng quản lý; bộ máy đóphải được nuôi dưỡng bằng nguồn tài chính lấy từ khu vực sản xuất trực tiếp Thiếuthuế, nhà nước không tồn tại được, nhưng mặt khác, chỉ có nhà nước mới có độcquyền đặt ra thuế và thu thuế vì nhà nước là tổ chức duy nhất có tư cách đại diệnchính thức của toàn xã hội

Những dấu hiệu đặc trưng cơ bản trên là cơ sở để phân biệt sự khác biệt cơbản của nhà nước với tổ chức thị tộc, bộ lạc trước đây cũng như với các tổ chứcchính trị, xã hội khác

1.4 Hình thức nhà nước

1.4.1 Khái niệm

Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước Hình thức nhà nước là một khái niệm chung

Trang 18

được hình thành từ ba yếu tố cụ thể: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhànước và chế độ chính trị.

nhị nguyên

Quân chủ đại nghị

Nhà vua có quyền

lực vô hạn, tuyệt

đối

Nhà vua chỉ nắm giữmột phần quyền lựchoặc không có thựcquyền chỉ là hình ảnhđại diện cho quốc gia

Nhà vua nắmquyền hànhpháp

Nhà vua là hình ảnhđại diện cho Quốcgia

Bên cạnh Nhà vua Bên cạnh nguyên thủ Nghị viện nắm Nghị viện do nhân

Trang 19

hoặc Giáo hoàng

có Hội đồng lập

pháp nhưng chỉ là

cơ quan tư vấn

quốc gia là Nhà vua(theo chế độ truyềnngôi) còn cơ quan nhànước là Nghị viện(Quốc hội), Chính phủ,Tòa án do nhân dântrực tiếp hoặc gián tiếpbầu ra và làm việc theonhiệm kỳ

quyền lập phápTòa án nắmquyền tư pháp

dân bầu ra nắmquyền lập pháp vàthành lập Chínhphủ

- Chính phủ nắmquyền hành pháp

Monaco,MarocKhông tồn tại ởcác nước tư sảnphát triển

Vương quốc Anh,Nhật Bản, ThụyĐiển, Đan Mạch

- Cộng hoà dân chủ: quyền bầu cử được quy định về mặt hình thức pháp lý

đối với toàn thể nhân dân Hiện nay, các nhà nước hiện đại chỉ tồn tại hình thứcchính thể Cộng hoà dân chủ với các biến dạng chủ yếu là:

Cộng hoà Tổng thống Cộng hoà đại nghị Cộng hoà hỗn

hợp-lưỡng tínhTổng thống:

- Do nhân dân trực tiếp

hoặc thông qua đại cử

Trang 20

đầu chính phủ

- Có quyền hành pháp,

không được giải tán

Nghị viện trước thời

hạn

lãnh đạo chính phủ

- Có quyền hành pháp,hoạch định chính sáchquốc gia

- Quyền giải tán Nghịviện

Nghị viện có quyền lập

pháp, không được lật đổ

Chính phủ

Nghị viện

- Do nhân dân bầu ra

- Vai trò lớn nhất trong cơ chếquyền lực

- Có thể bỏ phiếu không tínnhiệm Chính phủ, kiểm tra cáchoạt động của Chính phủ

Chính phủ do Tổngthống lập ra và bổnhiệm các thành viên.Thủ tướng là ngườiđứng đầu nhưng chịu sựlãnh đạo trực tiếp củaTổng thống

Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu đó là:

Nhà nước đơn nhất: Ví dụ: Nhà nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc

Trang 21

Nhà nước liên bang:

Ví dụ: Nhà nước liên bang Mỹ, Malaixia, Braxin

+ Ngoài ra có một loại hành nhà nước khác nữa là Nhà nước liên minh - chỉ là

sự liên kết tạm thời của các quốc gia để thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu nhấtđịnh Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục đích rồi thì nhà nước liên minh

tự giải tán, cũng có trường hợp nó phát triển thành nhà nước liên bang

Ví dụ: Từ năm 1776 đến 1787 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là nhà nước liên

minh sau đó phát triển thành nhà nước liên bang

1.4.4. Chế độ chính trị

Là toàn bộ các phương pháp, cách thức, phương tiện mà các cơ quan nhà nước

sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước Nói cách khác, chế độ chính trị là phương

Trang 22

pháp cai trị và quản lý xã hội của giai cấp cầm quyền nhằm thực hiện những mụctiêu chính trị nhất định Chế độ chính trị quan hệ chặt chẽ với bản chất, nhiệm vụ,mục tiêu hoạt động của nhà nước và các điều kiện khác về kinh tế, chính trị - xã hội,thể hiện mức độ dân chủ trong một nhà nước.

Từ khi nhà nước xuất hiện cho tới nay các giai cấp cầm quyền đã sử dụngnhiều phương pháp cai trị khác nhau nhưng nhìn chung có hai phương pháp chính làphương pháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ Tương ứng với 2 phương pháp

ấy là 2 chế độ nhà nước:

- Chế độ dân chủ: tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được đảm bảo

trong thực tế bằng việc được pháp luật bảo vệ Công dân được tham gia vào việcxây dựng nhà nước,tham gia quản lý và giải quyết những công việc hệ trọng củanhà nước

Ví dụ: dân chủ chủ nô, dân chủ qúy tộc phong kiến, dân chủ tư sản

- Chế độ phản dân chủ: chà đạp lên quyền tự do dân chủ của công dân.

Ví dụ: độc tài chuyên chế chủ nô, độc tài chuyên chế phong kiến, độc tài phátxít tư sản

1.5 Chức năng của nhà nước

1.5.1 Khái niệm

Chức năng của nhà nước là những phương diện (mặt) hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.

Chức năng của nhà nước được xác định xuất phát từ bản chất của nhà nước, do

cơ sở kinh tế và cơ cấu giai cấp quyết định Ví dụ: các nhà nước được xây dựng trên

cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động của nhân dân thìnhà nước đó sẽ có những chức năng cơ bản: bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sảnxuất, đàn áp sự phản kháng và phong trào cách mạng của nhân dân lao động, tổchức, tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng ảnh hưởng và nô dịch các dân tộckhác…Nhà nước xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ sở hữu xã hội chủnghĩa, là công cụ để bảo vệ lợi ích của đông đảo quần chúng lao động, vì vậy, chứcnăng của nhà nước xã hội chủ nghĩa khác với chức năng của nhà nước bóc lột cả vềnội dung và phương pháp tổ chức thực hiện

1.5.2 Phân loại chức năng nhà nước

Trang 23

Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, các chức năng được chia thànhchức năng đối nội và chức năng đối ngoại.

Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ

đất nước Ví dụ: đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ,bảo vệ chế độ kinh tế… là những chức năng đối nội của các nhà nước

Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nước

và các dân tộc khác Ví dụ: phòng thủ đất nước, chống xâm lược từ bên ngoài, thiếtlập các mối bang giao với các quốc gia khác

Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau Việc xácđịnh và thực hiện các chức năng đối ngoại luôn xuất phát từ tình hình thực hiện cácchức năng đối nội Đồng thời, kết quả của việc thực hiện chức năng đối ngoại sẽ tácđộng mạnh mẽ tới việc tiến hành các chức năng đối nội

Để thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều hìnhthức và phương pháp hoạt động khác nhau

- Có ba hình thức hoạt động chính: xây dựng pháp luật; tổ chức thực hiện phápluật và bảo vệ pháp luật

- Phương pháp hoạt động để thực hiện chức năng nhà nước là rất đa dạng, cóhai phương pháp chính: thuyết phục và cưỡng chế

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ trung ương xuống địa phương,bao gồm nhiều loại cơ quan như cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp… Toàn bộhoạt động của bộ máy nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước, phục vụ cho lợiích của giai cấp thống trị Bộ máy nhà nước bao gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quancũng có những chức năng, nhiệm vụ riêng phù hợp với phạm vi quyền hạn được giao

1.6 Kiểu nhà nước

a Khái niệm kiểu nhà nước

Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của nhà nước thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

Xác định kiểu nhà nước là xác định những dấu hiệu chủ yếu nhất thể hiện bảnchất giai cấp và cơ sở kinh tế của nhà nước Cơ sở để xác định kiểu nhà nước là họcthuyết Mác - Lênin về các hình thái kinh tế - xã hội Mỗi kiểu nhà nước phù hợp với

Trang 24

một chế độ kinh tế nhất định của một xã hội có giai cấp Đặc điểm chung của mỗihình thái kinh tế - xã hội sẽ quyết định những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của một kiểunhà nước tương ứng.

b Các kiểu nhà nước trong lịch sử

Trong lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế - xã hội: chiếmhữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa Phù hợp với bốn hìnhthái kinh tế - xã hội đó đã có bốn kiểu nhà nước: kiểu nhà nước chủ nô; phong kiến;

tư sản và xã hội chủ nghĩa

b1 Kiểu nhà nước chủ nô

Nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử, ra đời khi chế độ thịtộc - bộ lạc tan rã, là tổ chức chính trị đặc biệt của giai cấp chủ nô

* Cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô là phương thức sản xuất được đặc trưng

bởi chế độ sở hữu tuyệt đối của giai cấp chủ nô đối với các tư liệu sản xuất và nô lệ.Trong xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, ngoài racòn có cả thợ thủ công, dân tự do, những người lệ thuộc vào nhà thờ hoặc kinh tếcủa nhà vua…

* Các chức năng chủ yếu của nhà nước chủ nô:

- Chức năng đối nội: Nhà nước chủ nô thực hiện bảo vệ và củng cố chế độ sở

hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và đối với người sản xuất (nô lệ), duy trì cáchình thức bóc lột của chủ nô đối với nô lệ và những người lao động khác, đàn áp sựphản kháng của nô lệ và các tầng lớp bị bóc lột khác bằng bạo lực, củng cố hệ tưtưởng tôn giáo và sử dụng nó để thống trị về mặt tư tưởng đối với xã hội Trong mộtmức độ nhất định nhà nước chủ nô cũng tổ chức một số hoạt động kinh tế như quản

lý đất đai, tổ chức khai hoang, xây dựng và quản lý các công trình thủy nông…

- Chức năng đối ngoại nổi bật của nhà nước chủ nô là tiến hành chiến tranh xâm

lược, bằng chiến tranh giai cấp chủ nô thực hiện khát vọng làm giàu, cướp bóc củacải, bắt tù binh bổ sung vào quân đội đồng thời củng cố sự phòng thủ để chống xâmlược từ bên ngoài và thực hiện quan hệ bang giao, buôn bán với các quốc gia khác

* Hình thức nhà nước chủ nô khá đa dạng.

- Về hình thức chính thể có cả chính thể quân chủ và cũng có cả chính thể

cộng hòa với những nền dân chủ khá phát triển

Trang 25

- Về hình thức cấu trúc nhà nước phổ biến là cấu trúc đơn nhất.

- Về chế độ chính trị, các biện pháp để thực hiện quyền lực nhà nước phổ biến

là bằng bạo lực phản dân chủ Tuy nhiên, ở nhiều nhà nước chủ nô có chính thểcộng hòa thì các biện pháp dân chủ lại được áp dụng tương đối rộng rãi trong việcthực hiện quyền lực nhà nước

* Bộ máy nhà nước chủ nô được xây dựng phù hợp với chức năng đối nội và

đối ngoại của nó Thời kỳ đầu bộ máy nhà nước hết sức đơn giản chỉ gồm rất ít cơquan, chủ nô vừa là người lãnh đạo quân đội vừa là người sáng tạo pháp luật Cùngvới sự phát triển của xã hội chiếm hữu nô lệ nhu cầu quản lý xã hội tăng dần đòi hỏi

bộ máy nhà nước chủ nô phải phát triển, phức tạp hơn, hoàn thiện hơn song chủ yếu

có ba bộ phận chính là quân đội, cảnh sát, tòa án

Trong lịch sử tồn tại, nhà nước chủ nô có khá nhiều biến thái khác nhau nhưngđiển hình có hai hình thức là: nhà nước chủ nô ở chế độ phương Tây (còn gọi là chế

độ nô lệ Hy - La, hay chế độ nô lệ cổ điển) và nhà nước chủ nô ở chế độ nô lệphương Đông cổ đại (chế độ gia trưởng) Hình thức nhà nước chủ nô ở chế độ nô lệphương Tây có đặc điểm là bộ máy nhà nước được tổ chức hoàn thiện hơn, nền dânchủ đã được xác lập khá rộng rãi… Hình thức nhà nước chủ nô ở chế độ nô lệphương Đông cổ đại vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của các tàn dư chế độ thị tộc về

tổ chức bộ máy Đây là nhà nước với nền quân chủ độc tài và tập trung quan liêu

b2 Kiểu nhà nước phong kiến

Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai ra đời trên cơ sở thay thế nhànước chủ nô bị diệt vong Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, do giai cấp chủ nô bóc lộtkhông có giới hạn với người nô lệ nên đã làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nôvới giai cấp nô lệ ngày càng trở nên gay gắt Giai cấp nô lệ đứng lên đấu tranhchống lại giai cấp chủ nô đòi thay đổi chế độ chiếm hữu nô lệ Đồng thời đáp ứngnhu cầu về quyền sở hữu của nô lệ, giai cấp chủ nô buộc phải giải phóng nô lệ, giaođất giao vùng canh tác cho họ và tiến hành thu thuế trên những vùng đất đó Điềunày đã dẫn đến sự chuyển hóa dần từ phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ sangphương thức sản xuất phong kiến Chế độ chiếm hữu nô lệ dần từng bước bị diệtvong thay vào đó là chế độ phong kiến và nhà nước phong kiến ra đời thay thế chonhà nước chủ nô bị diệt vong

Trang 26

* Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến.

Quan hệ này được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu của địa chủ phong kiến đốivới đất đai, đối với các tư liệu sản xuất khác và đối với việc chiếm đoạt một phầnsức lao động của nông dân

Địa vị của người nông dân trong xã hội phong kiến phần nào đã tốt hơn so với

nô lệ nhưng chưa có sự khác biệt rõ rệt Nông dân có kinh tế cá thể, được sở hữunhà cửa, công cụ lao động, sức kéo, ruộng đất, có một số quyền công dân, có thểthành lập gia đình riêng… Địa chủ phong kiến không có quyền định đoạt tính mạngcủa người nông dân như trong chế độ chiếm hữu nô lệ Sống trên các lãnh địa củaphong kiến, người nông dân bị bọc lột dưới hình thức nộp tô bằng hiện vật (thóc gạo,vật nuôi…) hoặc bằng tiền, ngoài ra còn bị cưỡng bức lao động cho phong kiến

Cơ sở kinh tế và kết cấu giai cấp của xã hội phong kiến đã quyết định bản chấtcủa giai cấp phong kiến Nhà nước phong kiến xét về mặt giai cấp là công cụchuyên chính chủ yếu của giai cấp địa chủ phong kiến để chống lại nông dân vànhững người lao động khác nhằm củng cố, bảo vệ sự thống trị về mọi mặt của địachủ phong kiến

* Chức năng chủ yếu của nhà nước phong kiến:

- Chức năng đối nội: bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến,

duy trì các hình thức bóc lột với nông dân và các tầng lớp lao động khác, đàn áp sựchống đối của những người lao động bằng bạo lực và đàn áp tư tưởng, tuyên truyền

hệ tư tưởng phong kiến, nô dịch các tầng lớp lao động bằng hệ tư tưởng tôn giáo và

hệ thống tổ chức tôn giáo Nhà nước cũng quan tâm đến các hợp đồng kinh tế – xãhội như xây dựng và bảo vệ đê điều, làm thủy lợi, khai hoang, đấu tranh chống bệnhtật, nghèo đói…

- Chức năng đối ngoại: nhà nước phong kiến tiến hành chiến tranh xâm lược

xâm chiếm lãnh thổ mới, mở rộng quyền lực, làm giàu bằng tài nguyên, của cải củacác dân tộc khác và phòng thủ đất nước, bang giao với các nước khác

* Hình thức nhà nước phong kiến:

- Về hình thức chính thể chủ yếu được tổ chức theo hình thức chính thể quân

chủ Đứng đầu nhà nước là nhà vua thâu tóm quyền lực tối cao Quyền lực nhà nướctrong tay vua thường được truyền từ người này sang người khác Hình thức chính

Trang 27

thể quân chủ trong các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử tổ chức quyền lựcnhà nước phong kiến có các dạng chủ yếu là: Quân chủ phân quyền cát cứ (thời kỳđầu của lịch sử nhà nước phong kiến, lúc này quyền lực nhà nước bị phân tán docác lãnh chúa thi hành quyền cát cứ của họ); quân chủ đại diện đẳng cấp (có đặcđiểm là quyền lực của nhà vua bị chia sẻ bởi các cơ quan đại diện đẳng cấp); quânchủ trung ương tập quyền (có đặc điểm là hầu hết mọi quyền lực nhà nước tập trungvào trong tay nhà vua và hầu như không có một sự hạn chế nào) và cộng hòa phongkiến (tồn tại ở nhiều thành phố lớn ở châu Âu và có đặc điểm là quyền lực chủ yếutập trung trong tay giới quý tộc thành thị).

- Hình thức cấu trúc nhà nước phong kiến chủ yếu là cấu trúc đơn nhất.

- Về chế độ chính trị các nhà nước phong kiến thường sử dụng biện pháp lừa

dối và bạo lực để quản lý đất nước

* Bộ máy nhà nước phong kiến đã có sự phát triển vượt bậc so với nhà nước

chiếm hữu nô lệ nhất là trong giai đoạn trung ương tập quyền Trong giai đoạn này

bộ máy nhà nước đã được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương, trong

đó quyền lực nhà vua là vô hạn Vua là người ban hành pháp luật, là người tổ chứcthi hành pháp luật đồng thời là người xét xử tối cao Vua đặt ra các cơ quan nhà nước

và đội ngũ quan lại, chức sắc để giúp vua cai trị đất nước Cũng nhằm để thực hiệnchức năng xâm lược, bành trướng cho nên trong các nhà nước phong kiến quân độiluôn luôn được củng cô Bộ máy chính quyền tập trung và tổ chức quân đội thườngtrực mạnh là đặc điểm dễ nhận thấy nhất trong bộ máy nhà nước phong kiến

b3 Nhà nước tư sản

Sự ra đời của nhà nước tư sản đánh dấu sự tiến bộ to lớn trong lịch sử pháttriển của nhân loại, trong giai đoạn đầu nhà nước tư sản đã có vai trò tích cực trongviệc giải phóng xã hội khỏi trật tự phong kiến, giải phóng lực lượng sản xuất xã hội,đưa đến bước phát triển nhảy vọt của xã hội loài người Nhà nước tư sản là kiểu nhànước bóc lột cuối cùng trong lịch sử, là công cụ duy trì nền thống trị của giai cấp tưsản đối với các tầng lớp nhân dân lao động

* Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa

trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư Trong xã hội tưbản tồn tại hai giai cấp chủ yếu là vô sản và tư sản Nắm trong tay những tư liệu sản

Trang 28

xuất chủ yếu của xã hội, giai cấp tư sản giữ vai trò thống trị xã hội Về phương diệnpháp lý, giai cấp vô sản được tự do nhưng do không có tư liệu sản xuất, phải bánsức lao động và trở thành người làm thuê cho giai cấp tư sản, chịu sự bóc lột mộtcách tinh vi của giai cấp tư sản Ngoài giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, trong xãhội tư sản còn có giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tiểu tư sản… Tôn giáo trong

xã hội tư sản có vai trò quan trọng nhưng không còn là quốc giáo như trong xã hộiphong kiến, nhà thờ tách ra khỏi nhà nước, tín ngưỡng là công việc của các cá nhân.Nhà nước tư sản đặc biệt chú trọng truyền bá hệ tư tưởng tư sản, bảo đảm vai tròthống trị của hệ tư tưởng này trong xã hội, ngăn cản sự phát triển của các tư tưởngtiến bộ và cách mạng

Nhà nước tư sản là công cụ chủ yếu và trực tiếp của chuyên chính tư sản, làcông cụ để duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản chống lại giaicấp vô sản và các tầng lớp nhân dân lao động khác

* Chức năng của nhà nước tư sản:

- Về đối nội: Trước hết nhằm bảo vệ chế độ tư hữu tư sản, trấn áp giai cấp

công nhân và tầng lớp nhân dân lao động về chính trị tư tưởng

- Về đối ngoại: chức năng đối ngoại của nhà nước tư sản được thực hiện nhằm

vào các mục tiêu như: gây ảnh hưởng quốc tế để khẳng định vị trí thống trị củamình trên trường quốc tế; can thiệp vũ trang khi có điều kiện để lật đổ các chínhphủ tỏ ra không thân hữu nhằm duy trì ảnh hưởng của mình; đàn áp nô dịch nhândân các nước khác, gây chiến tranh xâm lược khi có điều kiện; phòng thủ, bảo vệnhà nước tư sản khỏi những ảnh hưởng của cách mạng xã hội chủ nghĩa; phát triểnliên minh quân sự, kinh tế nhằm bảo vệ chủ nghĩa tư bản ở phạm vi toàn cầu

* Hình thức nhà nước tư sản khá phức tạp và đa dạng Điều này không chỉ do

trình độ phát triển kinh tế – xã hội mà còn bị tác động bởi các yếu tố tương quan lựclượng trong xã hội, cũng như các giá trị phong tục truyền thống ở các dân tộc

- Về hình thức chính thể: bao gồm chính thể quân chủ lập hiến và chính thể

cộng hòa

- Về hình thức cấu trúc nhà nước: nhà nước tư sản có hai hình thức cấu trúc là

nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang

Trang 29

- Về chế độ chính trị: nhà nước tư sản thường sử dụng hai phương pháp cổ

truyền để thực hiện chuyên chính tư sản là phương pháp bạo lực và phương pháp tự

do chủ nghĩa Tương ứng với hai phương pháp này là chế độ quân phiệt và chế độdân chủ tư sản

* Bộ máy nhà nước tư sản: có thể nói đây là kiểu nhà nước có bộ máy được tổ

chức hoàn thiện nhất so với các kiểu nhà nước trước đó Thông thường sau khi lật

đổ được chế độ phong kiến giai cấp tư sản ở các nước kế thừa bộ máy nhà nước cũ,hoàn thiện nó cho thích ứng với điều kiện mới Một trong những nguyên tắc cơ bảncủa việc tổ chức bộ máy nhà nước tư sản là nguyên tắc phân chia quyền lực Quyềnlực nhà nước được phân chia thành ba quyền là quyền lập pháp, quyền hành pháp

và quyền tư pháp Các cơ quan thực thi những quyền này sẽ giám sát và chế ước lẫnnhau và từ đó, về mặt nguyên tắc sẽ tạo ra sự ngăn cản cho các hành vi chuyênquyền như trong các nhà nước phong kiến trước đây

Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước tư sản nhìn chung bao gồm:

+ Quốc hội (hay còn gọi là nghị viện)

b4 Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hộiloài người Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa mang tính tất yếu khách quan,phù hợp với quy luật vận động và phát triển của xã hội Nhà nước xã hội chủ nghĩa

ra đời là kết quả của cuộc cách mạng vô sản do giai cấp công nhân và nhân dân laođộng tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Nguyên nhân dẫn đến sự ra đờicủa nhà nước xã hội chủ nghĩa là những tiền đề kinh tế, chính trị và xã hội đã phátsinh trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa

* Những tiền đề kinh tế: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở thời kỳ đầu của

sự phát triển tư bản chủ nghĩa là những quan hệ sản xuất tiến bộ so với quan hệ sản

Trang 30

xuất phong kiến, đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lực lượngsản xuất.

* Những tiền đề xã hội: Do nhu cầu tích lũy tư bản, tìm kiếm lợi nhuận cao,

giai cấp tư sản đã thực hiện sự bóc lột dã man và đẩy giai cấp vô sản đến chỗ bầncùng hóa, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và những người laođộng khác ngày càng gay gắt

* Những tiền đề tư tưởng - chính trị: Do sự phát triển của khoa học và kỹ thuật

với những thành tựu to lớn đã khiến cho con người có những hiểu biết đúng đắnhơn về giới tự nhiên và xã hội Đó chính là những tiền đề quan trọng để các nhà tưtưởng của giai cấp công nhân sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử Học thuyết này là cơ sở, là vũ khí giúp cho giai cấp côngnhân và nhân dân lao động nhận thức thế giới, ý thức rõ về vai trò lịch sử của mìnhtrong công cuộc đấu tranh giành chính quyền Đồng thời trong phong trào đấu tranhcủa giai cấp công nhân Đảng cộng sản đã được thành lập và trở thành đội tiênphong, tổ chức lãnh đạo phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Sự lãnh đạocủa Đảng cộng sản và lý luận Mác - Lênin là nhân tố quyết định thắng lợi cho cuộccách mạng vô sản và dẫn tới sự thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới có bản chất khác với bảnchất của các kiểu nhà nước bóc lột Bản chất đó do cơ sở kinh tế - xã hội chủ nghĩa

và đặc điểm của quyền lực chính trị trong chủ nghĩa xã hội quy định Cơ sở kinh tếcủa nhà nước xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độcông hữu về tư liệu sản xuất Trong chế độ xã hội chủ nghĩa giai cấp công nhân làgiai cấp lãnh đạo nhà nước và xã hội Quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp côngnhân và nhân dân lao động Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ duy trì sự thốngtrị của đa số với thiểu số là các giai cấp bóc lột, thực hiện dân chủ với đa số nhândân lao động, chuyên chính với thiểu số bóc lột chống đối

* Các chức năng chủ yếu của nhà nước xã hội chủ nghĩa:

Chức năng đối nội:

- Chức năng tổ chức và quản lý nền kinh tế

- Chức năng tổ chức và quản lý về văn hóa xã hội

Trang 31

- Chức năng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền lợiích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân công dân.

Chức năng đối ngoại:

- Chức năng bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

- Chức năng củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước, tổ chứcquốc tế và khu vực trên hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toànvẹn lãnh thổ, cùng có lợi

* Hình thức nhà nước Xã hội chủ nghĩa:

- Về hình thức chính thể: tất cả các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều có chính thể

cộng hòa dân chủ (mặc dù tên gọi của mỗi nước có thể khác nhau)

- Về hình thức cấu trúc nhà nước: nhà nước xã hội chủ nghĩa có thể là nhà

nước liên bang cũng có thể là nhà nước đơn nhất Bộ máy nhà nước xã hội chủnghĩa, bên cạnh sự kế thừa những thành tựu không thể phủ định trong việc tổ chức

và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản, nhưng nhà nước xã hội chủ nghĩa là thiếtchế quyền lực của giai cấp công nhân và nhân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảngcộng sản cho nên nhà nước xã hội chủ nghĩa có các đặc điểm riêng biệt sau:

* Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa, tuy ở các nhà nước khác nhau có thể có

những cách quy định khác nhau nhưng nói chung đều có bốn loại cơ quan sau:+ Cơ quan quyền lực

+ Cơ quan quản lý hành chính

+ Cơ quan kiểm sát

+ Cơ quan xét xử

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mới tiến bộ nhất nhưng cũng

là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử Sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử củamình, nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ tiêu vong và sau đó sẽ không còn một kiểu nhànước nào khác nữa

CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT

A Kiến thức sẵn có:

- Sinh viên đã học và nắm được các kiến thức cơ bản về Nhà nước

Trang 32

B Mục tiêu:

Sau bài học sinh viên sẽ nắm được những kiến thức:

- Hiểu và phân tích được khái niệm, nguồn gốc, bản chất, đặc điểm của phápluật

- Hiểu và phân tích được thế nào là Quy phạm pháp luật; Quan hệ pháp luật và

sự kiện pháp lý; Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; Thực hiện pháp luật

- Phân biệt và so sánh được các loại quan hệ pháp luật, vi phạm pháp luật vàtrách nhiệm pháp lý

- Giải quyết các bài tập tình huống

2.1.1 Học thuyết Mác – Lênin về nguồn gốc pháp luật

- Những nguyên nhân làm phát sinh nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫnđến sự ra đời của pháp luật

- Trong xã hội cộng sản nguyên thủy thì những tập quán và tín điều tôn giáo lànhững quy phạm xã hội phù hợp để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội lúc đó vìchúng phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế-xã hội của chế độ

- Nhà nước ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu và xã hội phân chia giai cấp, khi

Trang 33

những xung đột về lợi ích giai cấp diễn ra gay gắt và cuộc đấu tranh giai cấp làkhông thể điều hòa thì cần một loại quy phạm thể hiện ý chí cuả giai cấp thống trị,thiết lập cho xã hội một trật tự mới đó là quy phạm pháp luật.

- Hệ thống pháp luật của các nước được hình thành từ hai nguồn chính:

 Giai cấp cầm quyền vận dụng các tập quán dần dần thay đổi nội dung cáctập quán và bằng con đường nhà nước nâng chúng thành các quy phạm pháp luật

Ví dụ: Đạo luật 12 bảng La mã đã thay đổi nội dung tập quán về quyền sở hữutập thể đối với ruộng đất và nô lệ thời kỳ công xã thành quy phạm “ mỗi gia đình La

mã có quyền định đoạt đối với phần đất của mình, còn nô lệ và súc vật trở thành tàisản riêng của mỗi gia đình giàu có

 Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh cácmối quan hệ mới phát sinh trong xã hội như quan hệ tài sản, quan hệ giữa nhà nước

và nhân dân

Ví dụ: pháp luật ở các nhà nước tư sản đã hình thành nhiều chế định mới: chếđịnh quyền sở hữu (là một trong những chế định cơ bản của pháp luật tư sản, nóđiều chỉnh loại quan hệ có tính chất quyết định trong hệ thống quan hệ sản xuất tưbản chủ nghĩa trong đó quyền tư hữu là quyền được chú trọng bảo vệ nhất; đã cónhững quy định về sở hữu các tài sản vô hình như sở hữu cổ phần, cổ phiếu, sở hữutrí tuệ gồm SH công nghiệp và kiểu và quyền tác giả); chế định hợp đồng; địa vịpháp lý của công dân

 Ngoài ra Nhà nước còn thừa nhận các bản án, quyết định của cơ quan hành

Trang 34

chính hoặc xét xử giải quyết các vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ việctương tự (Tiền lệ pháp - Án lệ).

Như vậy pháp luật ra đời cùng với nhà nước, là công cụ để duy trì và bảo vệ

quyền lực của giai cấp Nhà nước ban hành ra pháp luật và đảm bảo cho pháp luậtđược thực hiện

2.1.2 Định nghĩa pháp luật

a Khái niệm

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung, do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội

b Đặc trưng cơ bản của pháp luật

- Pháp luật mang tính quyền lực nhà nước: Pháp luật do nhà nước ban hành

hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện nghĩa là nó phải do các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền thuộc bộ máy nhà nước xây dựng và ban hành bằng các văn bản củanhà nước mang dấu ấn của nhà nước (VD: PL Việt Nam Hiến pháp được xây dựng

và ban hành bởi Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, mọi văn bản pháp luậtdưới đều phải tuân theo HP) Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhànước hay còn gọi là tính cưỡng chế thực hiện tác động đến tất cả mọi người chịu sựquản lý của nhà nước ban hành ra pháp luật đó (phân biệt với các quy tắc xử sựkhác tác động trong phạm vi hẹp, được đảm bảo bằng dư luận xã hội và có thể thayđổi theo đơn vị hành chính, dân cư như quy tắc xử sự trong tổ chức đám cưới, lễtang….) Chính vì vậy pháp luật không tách rời nhà nước, luôn mang tính quyền lựcnhà nước trong quá trình tồn tại và phát huy giá trị đích thực của nó

- Pháp luật mang tính bắt buộc chung:Pháp luật được sử dụng cho số đông

các loại chủ thể gắn liền với những điều kiện cụ thể Bằng những mệnh lệnh thức:cho phép, ngăn cấm bắt buộc pháp luật đòi hỏi chủ thể xác lập hoặc không đượcxác lập những hành vi nhất định Bất cứ chủ thể nào rơi vào hoàn cảnh đã đượcpháp luật xác định đều phải xử sự theo quy định, yêu cầu của pháp luật Tính bắtbuộc chung của pháp luật đòi hỏi nó phải được thống nhất trong nhận thức và thựcthi trong thực tế

Trang 35

- Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử

sự, đó là những khuôn mẫu, mực thước chuẩn mực pháp lý được xác định cụ thể,không chung chung, trừu tượng Pháp luật quy định giới hạn cần thiết được xác định

cả về nội dung và hình thức thể hiện ở khả năng cho phép, cấm đoán, bắt buộc vớichủ thể Đây là ranh giới để các chủ thể có thể tự do lựa chọn cách thức xử sự phùhợp, vượt qua giới hạn đó là trái pháp luật

- Pháp luật mang tính hệ thống: Pháp luật là hệ thống các quy phạm và có

mối liên hệ cơ hữu với nhau Mặc dù tồn tại trong nhiều loại văn bản khác nhaunhưng các quy phạm pháp luật tạo nên chỉnh thể có sự tương tác hữu cơ với nhau đểphát huy hiệu lực của mỗi quy phạm Tính hệ thống trong pháp luật còn thể hiệntrong quá trình thực hiện pháp luật trên thực tế

- Tính xác định chặt chẽ về hình thức: Những quy định của pháp luật phải

được chứa đựng trong các nguồn luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quyphạm pháp luật….Sự xác định chặt chẽ về hình thức là điều kiện để phân biệt giữapháp luật và các quy định không phải là pháp luật đồng thời cũng tạo nên sự thốngnhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về nội dung của pháp luật

Xem xét những đặc trưng cơ bản nói trên của pháp luật càng cho thấy rõ bảnchất và sự khác biệt giữa pháp luật với các hiện tượng khác Cả 4 đặc trưng cơ bản

đó đều có ý nghĩa quan trọng và nằm trong mối quan hệ bản chất với nhau, khôngthể chỉ chú trọng điểm này mà coi nhẹ điểm kia

Tuy nhiên, những đặc trưng này đã nêu chỉ là những đặc trưng cơ bản, bêncạnh chúng còn có những đặc trưng khác tuỳ thuộc vào yêu cầu xem xét kỹ về mộtkiểu pháp luật, một hệ thống pháp luật điển hình của một khu vực hoặc một quốcgia nhất định, chúng ta sẽ đề cập một cách cụ thể hơn Ví dụ, tính khái quát và cụthể, thành văn và không thành văn, tính nghiêm khắc và nhân đạo…

b Chức năng của pháp luật

Chức năng của pháp luật là những tác động chủ yếu của nó tới xã hội nhằmphục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị Pháp luật có hai chức năng chủ yếu là điềuchỉnh các quan hệ xã hội và giáo dục ý thức con người

Trang 36

- Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội: Không phải tất cả các quan hệ xã

hội đều được pháp luật điều chỉnh, mà pháp luật chỉ điều chỉnh những quan hệ xãhội cơ bản nhất, quan trọng nhất, liên quan tới lợi ích chung của nhà nước và xã hội

Sự điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội được thực hiện bằng cáchpháp luật ghi nhận, củng cố và bảo vệ những giá trị xã hội đã đạt được đồng thờiđịnh hướng, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội tiếp tục phát triển theo ý chí vànguyện vọng của giai cấp thống trị Để làm được việc đó, thông thường nhà nướcđặt ra các quy phạm khác nhau như quy phạm cho phép, quy phạm ngăn cấm, quyphạm bắt buộc, quy phạm khuyến khích… và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các quyphạm đó được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh

- Chức năng bảo vệ: Pháp luật là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó

điều chỉnh Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ

xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ápdụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quyphạm pháp luật đối với các chủ thể cóhành vi vi phạm pháp luật Chẳng hạn hành vixâm phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý theo Luật hình sự, hành vi gâythiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật dân sự

Trang 37

- Chức năng giáo dục: Thông qua việc điều chỉnh các quan hệ xã hội mà pháp

luật tác động tới tâm tư, tình cảm của con người, hình thành ở mỗi người ý thức tựgiác tôn trọng và thực hiện pháp luật Đó chính là chức năng giáo dục của pháp luật.Hiệu quả giáo dục của pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ hoànthiện và tính chất tiến bộ của hệ thống pháp luật, hiệu lực hoạt động của bộ máy nhànước, sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội đối với pháp luật, công tác tuyên truyền,phổ biến giải thích, giáo dục pháp luật, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiệnpháp luật, việc xử lý các vi phạm pháp luật…

2.2 Bản chất của pháp luật

Bản chất của pháp luật không chỉ là nội dung cơ bản trong nghiên cứu khoahọc mà còn là vấn đề thực tiễn pháp lý quan trọng ở bất kì chế dộ xã hội nào Chủnghĩa Mác – Lênin giải thích một cách khoa học về bản chất pháp luật trong mốiquan hệ có tính quyết định của cơ sở kinh tế xã hội Đồng thời khẳng định pháp luậtchỉ phát sinh, tồn tại và phát huy giá trị đích thực tong đời sống xã hội có giai cấp.Điều đó có nghĩa là với tư cách là một hiện tượng xã hội, xét về bản chất, pháp luậthàm chứa tính giai cấp và tính xã hội sâu sắc

2.2.1 Tính giai cấp của pháp luật

Tính giai cấp là thuộc tính không thể thiếu của pháp luật Tính giai cấp củapháp luật thể hiện trước hêt ở chỗ pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị.Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị thể hiện ý chí của mìnhmột cách hợp pháp hóa thành ý chí của nhà nước Ý chí đó được bảo đảm thực hiệnmột cách có hiệu lực, hiệu quả trên thực tế Với ý nghĩa đó, pháp luật chính làphương tiên để thực hiện sự thống trị giai cấp

Mục đích của pháp luật trước hết là nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa cácgiai cấp, tầng lớp trong xã hội trong một trật tự nhất định do giai cấp cầm quyền đề ra

2.2.2 Vai trò xã hội của pháp luật

Pháp luật do nhà nước, đại diện chính thức của toàn xã hội ban hành nên nócòn mang tính chất xã hội Nghĩa là ở mức độ ít hay nhiều, pháp luật còn thể hiện ýchí và bảo vệ lợi ích của các giai cấp giai tầng khác trong xã hội Pháp luật chính làphương tiện để gải quyết các vấn đề thiết yếu của an sinh xã hội như: ăn, ở, học tập,lao động, dân số, môi trường,

Trang 38

Như vậy, pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính chất giai cấp vừa mangtính chất xã hội, hai thuộc tính này có mối liên hệ mật thiết với nhau Ngoài ra, phápluật còn mang tính dân tộc, tính mở

2.2.3 Tính dân tộc, tính mở của pháp luật

Tính dân tộc của pháp luật được thể hiện qua các quy định kế thừa văn hóadân tộc như thừa nhận, khuyến khích phong tục thờ cúng tổ tiền, con cái hiếu thuậnvới cha mẹ Ví dụ, luật dân sự áp dụng xác định họ cho con nếu phong tục dân tộccho con theo họ mẹ thì con sẽ được theo họ mẹ

Tính mở: Pháp luật có tính mở, tiếp thu, học hỏi sự tiến bộ của thực tiến kháchquan Ví dụ: pháp luật sửa đổi để phù hợp với thực tiễn đời sống, pháp luật quốc giasửa đổi để phù hợp với những điều ước quốc tế, cam kết quốc tế mà quốc gia đã kýkết

2.2.4 Các kiểu pháp luật

Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu, đặc điểm cơ bản của pháp luật, thểhiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội và những điều kiện tồn tại và phát triển củapháp luật tương ứng trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định Tương ứng vớicác kiểu nhà nước trong lịch sử, là bốn kiểu pháp luật đã và đang tồn tại đó là: phápluật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản, pháp luật xã hội chủ nghĩa

- Ba kiểu pháp luật chủ nô, phong kiến và tư sản là những kiểu pháp luật bóclột được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, có đặc điểmchung là thể hiện ý chí của giai cấp bóc lột trong xã hội, củng cố và bảo vệ chế độ

tư hữu về tư liệu sản xuất, bảo đảm về mặt pháp lý sự áp bức, bóc lột giai cấp thốngtrị đối với nhân dân lao động, duy trì tình trạng bất bình đẳng trong xã hội

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tưliệu sản xuất, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, mục đíchcủa pháp luật xã hội chủ nghĩa là thủ tiêu mọi hình thức áp bức bóc lột, xây dựngmột xã hội mới trong đó mọi người đều bình đẳng và tự do

2.3 Quy phạm pháp luật

2.3.1 Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật

a Khái niệm

Trang 39

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung, do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước

để điều chỉnh các quan hệ xã hội, trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.

b Đặc điểm

Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, vì vậy nó vừa mang đầy đủnhững thuộc tính chung của các quy phạm xã hội, vừa có những thuộc tính riêng

Thứ nhất, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự Với tư cách là quy tắc xử sự,

quy phạm pháp luật luôn là khuôn mẫu cho hành vi con người, chỉ dẫn cho mọingười cách xử sự (nên hay không nên làm gì hoặc làm như thế nào) trong nhữnghoàn cảnh, điều kiện nhất định Điều này cũng có nghĩa là quy phạm pháp luật đãchỉ ra cách xử sự và xác định các phạm vi xử sự của con người cũng như những hậuquả bất lợi gì nếu như không thực hiện đúng hoặc vi phạm chúng

Thứ hai, quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi con người Không chỉ là khuôn mẫu cho hành vi, quy phạm pháp luật còn là

tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của các chủ thể tham gia quan

hệ mà nó điều chỉnh từ phía nhà nước, từ những người có chức vụ, quyền hạn, từphía các chủ thể khác về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong xử sự của cácbên Nghĩa là thông qua quy phạm pháp luật mới biết được hoạt động nào của các

Trang 40

chủ thể có ý nghĩa pháp lý, hoạt động nào không có ý nghĩa pháp lý, hoạt động nàophù hợp với pháp luật, hoạt động nào trái pháp luật…

Thứ ba, quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện Quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa

nhận hoặc phê chuẩn, do vậy bản chất của quy phạm pháp luật trùng với bản chấtcủa pháp luật Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí nhà nước, chúng chứa đựngnhững tư tưởng, quan điểm chính trị-pháp lý của nhà nước, của lực luợng cầmquyền trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội

Nhà nước áp đặt ý chí của mình trong quy phạm pháp luật bằng cách xác địnhnhững đối tượng (tổ chức, cá nhân) nào trong những hoàn cảnh, điều kiện nào thìphải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật, những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà

họ có và cả những biện pháp cưỡng chế nào mà họ buộc phải gánh chịu Bằng việcchỉ ra các quyền, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ xãhội mà quy phạm pháp luật điều chỉnh tức là nhà nước đã nhận trách nhiệm bảo vệ vàbảo đảm cho các quy phạm pháp luật được thực hiện bằng quyền lực nhà nước.Thuộc tính do các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện là thuộc tính thểhiện sự khác biệt cơ bản giữa quy phạm pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác

Thứ tư, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung Quy phạm pháp luật được

ban hành không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức

và cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh Mọi tổ chức, cá nhân ở vàonhững hoàn cảnh, điều kiện mà quy phạm pháp luật đã quy định đều xử sự thốngnhất như nhau

Tính chất chung của quy phạm pháp luật còn thể hiện ở chỗ nó được đặt rakhông phải chỉ để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể mà để điều chỉnh một quan

hệ xã hội chung, nghĩa là từng quan hệ xã hội cụ thể bên cạnh những điểm chung thìcũng có rất nhiều điểm riêng biệt, nhưng quy phạm pháp luật đã thống nhất tất cảchúng lại và thiết lập ra quy tắc xử sự có tính chất chung cho tất cả những chủ thểtham gia quan hệ xã hội chung đó

Quy phạm pháp luật có thể tác động rất nhiều lần và trong thời gian tương đốidài cho đến khi nó bị thay đổi hoặc bị mất hiệu lực Nó được sử dụng trong tất cảmọi trường hợp khi xuất hiện những hoàn cảnh, điều kiện đã được dự liệu

Ngày đăng: 12/05/2018, 20:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w