Thuyết minh chi tiết về các hệ tầng, phức hệ macma việt nam. Các hoạt động kiến tạo cơ chế hình thành nên các phức hệ, hệ tầng. Các khoáng sản liên quan và nơi phân bố có thể tìm thấy trên bản đồ Việt Nam
Trang 1TỔNG CỤC MỎ VÀ ĐỊA CHẤT VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT
thuyết minh bản đồ
ĐỊA CHẤT VIỆT NAM - TỶ LỆ
1:500.000
HÀ NỘI - 1981
Trang 2TỔNG CỤC MỎ VÀ ĐỊA CHẤT VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT
Tác giả: Lê Đức An, Nguyễn Xuân Bao, Đỗ Công Dự,Nguyễn Thanh Giang, Trần Quốc Hải, Phạm Hùng,Nguyễn Văn Hoành, Hoàng Ngọc Kỷ, Phan Viết Kỷ,Phạm Đình Long, Trần Đức Lương, Đinh Minh Mộng,Bùi Phú Mỹ, Nguyễn Thạc Nhân, Nguyễn Kinh Quốc,Trần Tất Thắng, Phan Đoàn Thích, Đào Đình Thục,Đoàn Kỳ Thuỵ, Phan Cự Tiến, Tạ Hoàng Tỉnh, Hoàng Xuân Tình, Trần Tính, Nguyễn Văn Trang,Trần Đăng Tuyết, Trần Tỵ, Nguyễn Vĩnh
Chủ biên: Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao.
thuyết minh bản đồ ĐỊA CHẤT VIỆT NAM - TỶ LỆ 1:500.000
HÀ NỘI - 1981
Trang 31.1 Khảo sát, nghiên cứu các thành tạo trầm tích tại thực địa
1.2 Nghiên cứu trong phòng các thành tạo trầm tích 251.3 Nguyên tắc phân chia các phân vị địa tầng và những vấn đề liên
THÀNH TẠO NÚI LỬA PHÂN TẦNG
(Phạm Đức Lương, Đào Đình Thục)
40
2.1 Khái niệm về tướng đá núi lửa 402.2 Tên gọi và phân loại các đá núi lửa 412.3 Khảo sát nghiên cứu các thành tạo núi lửa phân tầng tại thực
2.4 Nghiên cứu trong phòng các thành tạo núi lửa phân tầng 49
THÀNH TẠO BIẾN CHẤT PHÂN TẦNG
(Trịnh Văn Long)
62
3.1 Một số khái niệm chung 623.2 Các tiêu chuẩn phân chia địa tầng 633.3 Mô tả và theo dõi các tầng (lớp) đánh dấu 673.4 Một số phương pháp nghiên cứu đá biến chất 683.5 Nghiên cứu tướng biến chất 763.6 Phương pháp địa hoá nguyên tố vết 883.7 Phương pháp xác định tuổi biến chất 89
Trang 44.4 Hướng dẫn lập bản đồ địa chất trầm tích Đệ tứ 125
Trang 5Bản thuyết minh này giải thích một cách ngắn gọn nội dung của tờ Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ
lệ 1:500.000 lập năm 1981 tại Liên đoàn Bản đồ địa chất thuộc Tổng cục Mỏ và địa chất (cũ)
Phần Địa tầng - giới thiệu sơ lược 122 phân
vị địa tầng có tuổi từ Arkei đến Đệ Tứ.
Phần Các thành tạo magma xâm nhập
-trình bày 39 phức hệ đá magma xâm nhập thuộc
6 nhịp lớn magma từ tiền Cambri đến Kainozoi muộn.
Phần Phân vùng kiến tạo - giới thiệu khái
quát đặc điểm của từng cấu trúc địa chất chính thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Trang 6mở đầu
Việt Nam nằm ở Đông Nam Châu á,
Đất liền Việt Nam trải dài trên 2000km dọc duyên hải bán đảo Đông Dương,
Bộ, ở khu vực Côn Đảo và vịnh Thái Lan, cũng như các vùng biển sâu với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Cấu trúc địa chất Việt Nam khá phức tạp với những yếu tố đa dạng về các mặt địa tầng, magma, kiến tạo, sinh khoáng nên đã không ngừng thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu Tuy vậy, chỉ từ năm 1925 trở đi đất nước mới bắt đầu được các nhà địa chất Pháp thuộc Sở Địa chất Đông Dương điều tra có tính hệ thống bằng việc thành lập loạt tờ bản đồ địa chất
Trang 7Đông Dương tỷ lệ 1:500.000, mà hầu hết các tờ đã hoàn thành trước thế chiến thứ 2, trừ tờ Vĩnh Long mới ra đời năm 1963 Sau đó, do chiến tranh nên việc nghiên cứu địa chất bị đình trệ trong thời gian dài.
Sau giải phóng, công tác điều tra địa chất được nhà nước Việt Nam chăm lo đẩy mạnh Đến cuối thập kỷ
70 của thế kỷ XX, ngành địa chất đã thành lập mới bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 lần lượt cho các miền, đo vẽ xong tỷ lệ 1:200.000 hầu khắp miền Bắc và một số vùng ở tỷ lệ 1:50.000 Việc tổng hợp kết quả đo vẽ tỷ lệ 1:200.000 ở miền Bắc và 1:500.000 ở miền Nam cho phép thành lập tờ bản
đồ địa chất thống nhất cả nước gốc tỷ
lệ 1:500.000 và tờ giản lược tỷ lệ 1:500.000 Các công trình này được hoàn thành vào năm 1980 tại Liên đoàn Bản đồ địa chất do một tập thể tác giả đông đảo, dưới sự chủ biên khoa học của Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao
Trang 8Ngoài việc tham khảo sử dụng rộng rãi nguồn văn liệu và tài liệu hiện có, các tác giả còn nhận được sự cộng tác
và cố vấn của nhiều nhà khoa học Liên
A.M Mareitchev, L.V Firsov, A.P.
Nam: Phan Trường Thị, Dương Xuân Hảo, Lã Đình Hữu, Vũ Khúc, Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị, Lê Duy Bách, Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Địch Dỹ, Nguyễn Xuân Hãn, Tống Duy Thanh các tác giả xin chân thành cảm ơn
Trang 9các vùng địa chất Việt Nam
Hình 1
Trang 10các vùng địa chất
Lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nằm ở vùng giao hội của 2 đai
động cỡ hành tinh là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải Kể cả phần đất liền và thềm
lục địa, các đơn vị cấu trúc địa chất lớn của Việt Nam thường là những bộ phận của cácđơn vị kiến tạo khu vực nổi tiếng của Đông Nam á, như là: Nền Trung - Việt
(Sinovietnamia), nền (hay địa khối trung tâm) Indosinia, hệ uốn nếp Caledon Cathaysia, hệ uốn nếp Caledon Việt - Lào, hệ uốn nếp Herxin Thái - Malaysia vớicác aulacogen tuổi Paleozoi, các kiến trúc hoạt hoá - tạo núi đa dạng tuổi Mesozoi vàKainozoi chồng gối trên chúng và biển rìa Đông Việt Nam
Mỗi đơn vị cấu trúc địa chất lớn (phân vùng địa chất) như đã nêu trên có những đặctrưng khá riêng biệt về kiểu thành hệ, tướng cấu trúc của các thành tạo địa tầng, magma,cấu trúc kiến tạo, khoáng sản Vì vậy, việc liên kết chúng theo thang địa niên biểu thốngnhất chỉ mang tính chất đối chiếu so sánh Đó là lý do chính buộc các tác giả phải lựachọn một hình thức thể hiện bằng chú giải cho bộ bản đ theo lối ma trận không gian - thờigian
Có 7 vùng địa chất chính sau đây được chia ra để tiện mô tả và đối sánh các phân vị
địa chất (hình 1) Mỗi vùng còn được chia thành các phụ vùng, các khối hoặc đới thành
hệ - kiến trúc và cũng được đặt tên địa phương
Vùng Bắc Bắc Bộ đặc trưng bởi kiến tạo uốn nếp - khối tảng, với các nâng trồi địaluỹ hoặc dạng vòm Các hoạt động uốn nếp, đứt gãy, xâm nhập và biến chất trong cácphức hệ địa máng và hoạt hoá - tạo núi vào nhiều thời kỳ kiến sinh khác nhau có pháttriển đến một mức độ đáng kể
Trang 112 Tây Bắc Bộ
- Là phần dập vỡ mạnh nhất của nền Trung - Việt, nằm dọc rìa tiếp giáp của nềnTrung - Việt với hệ địa máng - uốn nếp Caledon Việt - Lào Vùng này đặc trưng bởi mộtloạt đứt gãy sâu hoạt động lâu dài chạy song song hàng ngàn kilomet từ Tây Bắc Bộ(Việt Nam) đến Tây Vân Nam (Trung Quốc) Có thể coi đây là một loại cấu trúc kiến tạo
đặc biệt gọi là hệ khâu rìa.
Tại đây, trên những mảnh sót của móng kết tinh Tiền Sini cũng phát triển phức hệ
lớp phủ nền hoạt hoá tương tự ở vùng Bắc Bắc Bộ, nhưng không những dày hơn mà đôikhi có thêm một ít đá phun trào mafic như trong Cambri trung, trong Silur (?) và trongCarbon Trong các thời kỳ hoạt hoá - tạo núi sau đó đặc biệt đã hình thành võng riftogenSông Đà, trũng chồng xâm nhập - núi lửa acid - kiềm Tú Lệ - Fansipan, cũng như võngriftogen Kainozoi Sông Hồng Vùng Tây Bắc Bộ đặc trưng bởi kiến tạo uốn nếp - khốitảng dạng tuyến theo phương Tây Bắc
3 Đông Bắc Bộ
- Là phần đuôi kéo dài đến Việt Nam của hệ địa máng uốn nếp Caledon Cathaysia(Đông Nam Trung Quốc) Trong các phức hệ địa máng ở đây chỉ lộ phần ứng với giaiđoạn chuyển tiếp (cuối), đặc trưng bởi thành hệ Flys tuổi Silur, bị uốn nếp dạng tuyến và
có phương Đông Bắc Lớp phủ nền trẻ Epicaledon gồm các trầm tích lục nguyên carbonat Đevon và Carbon - Permi khá phát triển
-Trong các thời kỳ hoạt hoá về sau đặc trưng bởi sự thành tạo các võng - địa hàochứa than tuổi Trias muộn Hòn Gai nổi tiếng và các biểu hiện xâm nhập - núi lửa acidJura muộn - Kreta sớm có liên quan đến đai núi lửa rìa lục địa Đông á
4 Bắc Trung Bộ
- Nằm trùng với hệ địa máng - uốn nếp Caledon Việt - Lào Các phức hệ địa mángphát triển từ Cambri (có thể từ Sini) cho đến cuối Silur hoặc đầu Đevon Trên chúng đãhình thành các lớp phủ nền trẻ Epicaledon Paleozoi giữa - muộn, cũng như các võngchồng hoạt hoá - tạo núi trong Mesozoi - Kainozoi
5 Địa khối Kontum
- Thường được coi là khối nhô đá kết tinh Tiền Cambri của nền Inđosinia Trên thực
tế nó bị cắt rời khỏi địa khối Co Rạt bởi aulacogen Sê Kông nằm dọc phía tây biên giới
Việt - Lào Móng kết tinh gồm 3 phức hệ đá biến chất: AR, PR 1 và PR 2 ở rìa địa khốiphát triển lớp phủ lục nguyên - carbonat tuổi Vend Trong Fanerozoi địa khối Kontumnhiều lần bị hoạt hoá và cải tạo mạnh mẽ
6 Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Trang 12- Phần chủ yếu của vùng này là các địa khối phía nam của nền Inđosinia, nơi cóphát triển các lớp phủ Paleozoi (khối Sài Gòn), Mesozoi (khối Đà Lạt), hoặc Kainozoi(khối Cửu Long).
Đây cũng là trường phát triển rầm rộ các đá xâm nhập và phun trào trung tính - acidMesozoi muộn trong khuôn khổ đai xâm nhập - núi lửa rìa lục địa Đông á Trong phạm vivùng này còn ghép cả những diện tích nhỏ ở vùng Đăklin ở Tây Bắc tỉnh Đăk Lăk vốn làmút phía đông của aulacogen Srepôc, cũng như vùng Cực Tây Nam bộ thuộc vào hệ địamáng - uốn nếp Herxin Thái - Malaysia
- Là các khu vực có vỏ á lục địa trong biển rìa Đông Việt Nam Các quần đảo này
cấu tạo bởi đá vôi san hô Đệ Tứ, phát triển trên các núi biển ngầm (các atol) có nguồn
gốc núi lửa
Trang 13CHƯƠNG 1
địa tầng
Các thành tạo trầm tích, phun trào và biến chất từ đá trầm tích hoặc các đá phun trào được
phân chia thành các phân vị địa tầng hầu hết mang tên địa phương, gồm các phức hệ, loạt, hệ
tầng hoặc hệ tầng, có liên hệ với thang địa niên biểu quốc tế Việc mô tả được tiến hành tuần tự
từ cổ đến trẻ và theo các vùng địa chất từ bắc vào nam
1.1 Arkei
1.1.1 Phức hệ Kan Nack ( ARkn )
Gồm các đá biến chất khu vực tướng granulit, ở trung tâm địa khối Kontum
- Phần dưới thấy được của hệ tầng gồm plagiogneis và đá phiến 2 mica pyroxen - biotit,xen với các lớp gneis hyperten - biotit - granat, plagiogneis biotit - granat, các thấu kính gneiscorđierit - silimanit - granat và gneis hornblen - biotit
- Phần trên hệ tầng gồm đá hoa có graphit, volastonit, điopsit, calciphyr phân dải, đáplagioclas - điopsit, gneis silimanit - corđierit, các lớp mỏng quarzit granat - corđierit Phức hệdày trên 3000m
Trong phức hệ Kan Nack phổ biến các sản phẩm siêu biến chất, bao gồm enđerbit,charnockit, gneis migmatit và pegmatoit giàu granat Nhiều nơi, nhất là khu vực Bồng Sơn, cácthành tạo này bị biến chất giật lùi, có tướng gneis biotit - silimanit, tướng epiđot - amphibolit vàtướng phiến lục
Trang 14- Nằm trên, gồm gneis và đá phiến biotit, các vỉa đá hoa, calciphyr và quarzit chứamagnetit Chiều dày hệ tầng hơn 2500m.
Các đá của phức hệ Xuân Đài bị migmatit hoá và granit hoá phổ biến, có tuổi tuyệt đối
Phần trên gồm đá phiến biotit xen với các lớp mỏng đá phiến biotit - granat - graphit,
đá phiến hornblen - biotit, amphibolit phân dải, các thấu kính calciphyr, đá hoa, đolomit,gneis, điopsit và đá phiến tremolit - graphit Chiều dày hệ tầng 5000m
Trong phức hệ Ngọc Linh phổ biến migmatit hoá và granit hoá
1.2.2 Proterozoi thượng
1.2.2.1 Hệ tầng Khâm Đức ( PR 2kđ )
Dày hơn 5000m, lộ ra ở rìa bắc địa khối Kontum Phần dưới hệ tầng chủ yếu là amphibolit
có granat, đá phiến thạch anh - plagiogneis - hornblen - biotit Phần trên hệ tầng gồm plagiogneisbiotit - granat, đá phiến và gneis biotit - silimanit - granat - corđierit, đá phiến 2 mica - đisthen -granat với các lớp mỏng amphibolit có cumingtonit, đá hoa, calciphyr, gneis sáng màu
Biến chất ở hệ tầng Khâm Đức đặc trưng cho tính phân đới từ nhiệt độ cao (đới silimanit),nhiệt độ trung bình (đới đisthen - staurolit), đến nhiệt độ thấp (đới almanđin) trong phạm vitướng biến chất amphibolit - epiđot
1.2.3 Proterozoi thượng - Cambri hạ
Trang 15Hệ tầng Sa Pa chứa một phức hệ microphyton đặc trưng cho Proterozoi thượng và nằm
giữa các hệ tầng Sinh Quyền (PR1) và hệ tầng Cam Đường (ª 1) với quan hệ không chỉnh hợp
1.2.3.3 Hệ tầng Nậm Cô ( PR 2 - ª 1nc )
Phân bố ở khu vực đới Sông Mã thuộc Tây Bắc Bộ Phần dưới dày 500 - 600m, chủ yếugồm có quarzit và đá phiến thạch anh - sericit Phần trên dày 700 - 800m gồm đá phiến sericit, đáphiến thạch anh - mica - granat ở đôi nơi có các vòm biến chất cao cục bộ, tại đó phát triển các
đá gneis và đá phiến kết tinh Hệ tầng Nậm Cô bị phủ dường như không chỉnh hợp bởi các trầmtích chứa hoá đá Cambri giữa của hệ tầng Sông Mã
1.2.3.4 Hệ tầng Bù Khạng ( PR 2 - ª 1bk )
Phân bố ở đới Phú Hoạt thuộc vùng Bắc Trung Bộ, gồm có plagiogneis, đá phiến 2 mica granat - silimanit, đá phiến mica - granat - đisthen - staurolit, các lớp mỏng quarzit mica Phầndưới phổ biến migmatit hoá và granit hoá Hệ tầng dày hơn 4000m
-Hệ tầng Bù Khạng nằm dưới hệ tầng Suối Mai giả thiết là Cambri
1.2.3.5 Hệ tầng Pô Kô ( PR 2 - ª 1pk )
Phân bố ở địa khối Kontum Phần dưới gồm quarzit xen với đá phiến thạch anh - sericit, đáphiến sericit Phần trên gồm đá phiến sericit - tremolit, đá phiến sericit - sungit, đolomit, đá hoavới các ổ silic Hệ tầng dày khoảng 1500m Trong đá hoa đolomit ở Chư Xê đã tìm thấy một tậphợp microphyton dạng Proterozoi muộn
Gồm cát kết dạng quarzit xen với bột kết và đá phiến sét phylit hoá, thường có màu đỏ nâu
và vết giun bò Chứa hoá đá Trilobita Cambri giữa: Ptychagnostus atacus Chiều dày của hệ tầng
350 - 500m
1.3.1.2 Hệ tầng Thần Sa ( ª 3 - O 1ts )
Dày 1100 - 1800m nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Mỏ Đồng, gồm đá phiến sét vôi, đá vôi sét,
đá phiến sét và các lớp mỏng cát kết thạch anh ở phần trên Gặp Billingsella sp., Agnostus ef.
hedini, Lotagnostus cf asiaticus, Hedinaspis regatis.
~ Phần phía tây (vùng Lô - Gâm)
1.3.1.3 Hệ tầng Hà Giang ( ªhg )
Nằm trên hệ tầng Sông Chảy, bắt đầu bằng tập đá phiến sericit chứa cuội, chuyển lên tập
đá phiến sericit với các lớp đá phiến lục và kết thúc bởi tập đá vôi sét - silic phân lớp dày, cấu
tạo trứng cá Chứa các tảo lục: Vermiculites torfuosus, Ambigolameliatus horridus và trên cùng
có Triliobita: Solenoparia sp., Ptychoparia sp tuổi Cambri giữa Bề dày của hệ tầng khoảng 500
- 600m
1.3.1.4 Hệ tầng Chang Pung ( ª 3cp )
Trang 16Nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Hà giang, chủ yếu gồm đá vôi, thường có cấu tạo trứng cá, đávôi sét, với các lớp mỏng đá phiến sét và bột kết vôi
Gặp Drepanura premesnili, Lorenzella mansuyi, Calvinella walcotti, Saukia sp Bề dày
của hệ tầng thay đổi nhiều, từ 600 - 1600m
1.3.1.5 Hệ tầng Lu Xin ( O1lx )
Nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Chang Pung, gồm cát kết, bột kết ở phần dưới và đá vôi ở
phần trên Bề dày của hệ tầng gần 400m Gặp Isotelus stenocephalus đặc trưng cho phần thấp
apatit có gặp tảo cổ Medularites lincolatus, Vermiculites torfuotus, Ambigolamellatus horridus,
Osagia nimis
1.3.1.7 Hệ tầng Bến Khế ( ª-O1bk )
Phân bố ở đông nam đới Fansipan Gồm có sỏi - cuội kết cơ sở nằm không chỉnh hợp trên
đá hoa hệ tầng Sa Pa, chuyển lên quarzit, xen kẽ với đá phiến phylit hoá và bột kết dạng sọc vớicác lớp mỏng đá hoa - đolomit Theo đường phương về phía tây bắc hệ tầng Bến Khế dường nhưchuyển tiếp về tướng sang hệ tầng Cam Đường Bề dày hệ tầng Bến Khế khoảng 1000 - 1200m
~ Trên đới Sông Mã
1.3.1.8 Hệ tầng Sông Mã ( ªsm )
Phủ không chỉnh hợp trên hệ tầng Nậm Cô, bắt đầu bằng đá phiến sericit, đá phiến thanchứa sỏi - cuội, chuyển lên phần trên gồm đá phiến sericit xen đá vôi cấu tạo trứng cá Đôi chỗ ởphần bắc và đông nam đới Sông Mã gặp lớp mỏng đá phiến lục Dọc đứt gãy Sông Mã phổ biếnnhiều đá phiến lục hơn, đi cùng với hợp tạo ophiolit mà hiện nay được vào hệ tầng Sông Mã
Trong phần cao của hệ tầng gặp Metanomocare grandiformis và các Brachiopoda không khớp.
Trang 17Dày 500m, nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Hàm Rồng, gồm các đá phiến, bột kết, cát kết,chuyển lên cát kết dạng quarzit và đá phiến phyllit hoá với các lớp mỏng đá vôi Trong hệ tầng
gặp Asaphopsis jacobi, Isotelus stenocephalus, Anamitella asiatica, Cypricadinia prisca,
C - ở Bắc trung Bộ
1.3.1.11 Hệ tầng Suối Mai ( ª-O1sm )
Phân bố ở đới Phú Hoạt, tây tỉnh Nghệ An Phần dưới hệ tầng gồm quarzit có vảy mica xen
kẽ đều đặn với đá phiến mica có granit và cloritoit Phần trên hệ tầng chủ yếu là đá phiến phyllit
có clorit, graphit với các lớp mỏng đá phiến silic, quarzit, đá hoa Bề dày hệ tầng hơn 1500m.Quan hệ của hệ tầng với hệ tầng Bù Khạng (bên dưới) và hệ tầng Long Đại (bên trên) chưa đượckhảo sát rõ
1.3.1.12 Hệ tầng A Vương ( ª-O1av )
Phân bố chủ yếu ở phía tây tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và tây nam tỉnh Thừa Thiên - Huế.Phần dưới hệ tầng bắt đầu bằng tập cát kết arkos chứa cuội, chuyển lên đá phiến phyllit, đá phiếnlục, đá phiến silic và sét silic, đá vôi kết tinh Phần giữa hệ tầng chủ yếu gồm cát kết dạng quarzitxen kẽ với đá phiến sericit Phần trên chủ yếu gồm đá phiến sét sericit hoá với các lớp mỏng cátkết Bề dày hệ tầng hơn 3000m
ở gần các xâm nhập phức hệ Đại Lộc, các đá của hệ tầng A Vương bị biến chất không đềuthành đá phiến mica, đá phiến có fibrolit Trong phần cao của hệ tầng ở gần Đại Lộc gặp các
Graptolit: Acanthograptus sinensis, A macilentus, Dictyonema asiaticum, D cf uralense đặc
trưng cho tuổi Tremađoc
1.3.2 Orđovic - Silur (nhiều nơi có phần thấp của Đevon hạ)
Dày khoảng 600 - 700m, phân bố ở vùng Kiến An, gồm cát kết, bột kết, sét vôi, đá vôi có
chứa Retziella weberi, Eospirifer lynxoides, Howellella bragensis, H latisinuata, Favosites
admirabilis
B - ở bắc bắc Bộ
1.3.2.3 Hệ tầng Nà Mô ( Onm )
Phân bố ở phía đông tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên), gồm có cát kết thạch anh, đá
phiến sét và bột kết, dày khoảng 400m ở phần trên gặp các hoá đá Orđovic: Orthis sp.,
Plectambonites sp., Asaphus sp., Nileus sp.,
1.3.2.4 Hệ tầng Phú Ngữ ( O-Spn )
Phân bố ở phía tây tỉnh Bắc Thái (cũ) Gồm có đá phiến sét, bột kết, cát kết với các lớp đáphiến silic, đá phiến sét - silic, các thấu kính vôi ; Rải rác có cát kết tuf và đá phun trào acid Phổ
Trang 18biến cấu tạo dạng flys và cấu tạo sọc dài Dày 2000 - 2500m ở gần các xâm nhập các trầm tích
hệ tầng Phú Ngữ bị biến chất sừng thành đá phiến sericit, phiến mica felspat anđalusit
-corđierit, quarzit Trong đá phiến đen, đá phiến silic gặp các Graptolit: Climacograptus sp.,
Glyptograptus sp., Monoclimacis sp.,
1.3.2.5 Hệ tầng Pia Phương ( S2-D1pp )
Dày khoảng 2000m, phân bố ở vùng Nà Hang, Chiêm Hoá và bắc Chợ Rã Gồm các tập đávôi kết tinh và đá hoa ; thường chứa silic, xen kẽ với các tập đá phiến sét, đá phiến sét - silic vàcát kết có chứa mangan, các lớp mỏng tuf ryolit và albitophyr và mangan Các trầm tích của hệtầng Pia Phương bị biến chất phân đới tạo nên các vòm biến chất Chiêm Hoá, Ninh Kiệm, Pia
Ma Hoá đá nghèo, gồm có Alveolitidae (?), Stromatoporidae, Crassialveolites (?) sp indet.,
Tryplasma altaica, Alveolites sp.,
C - ở tây bắc Bộ
1.3.2.6 Hệ tầng Sinh Vinh ( O3-Ssv )
Dày 500 - 600m, phân bố ở đới Fansipan Bắt đầu bằng cuội kết cơ sở và cát kết phủ khôngchỉnh hợp trên hệ tầng Bến Khế, chuyển lên các trầm tích carbonat gồm đá đolomit, thường chứa
các ổ, bướu silic Trong hệ tầng Sinh Vinh có phong phú các hoá đá Plasmoporella kiaeri,
Plasmoporella altaica, Favositella alveolata, Histrowicrinus quinquelobatus, Favosites ex gr gothlandicus F aff jisingeri, Squamcofavosites sp
1.3.2.7 Hệ tầng Bó Hiềng ( S2-D1bh )
Dày 500m, nằm chỉnh hợp trực tiếp trên hệ tầng Sinh Vinh Tập dưới của hệ tầng gồm có
đá phiến sét vôi, chuyển lên trên gồm đá vôi đen với các sọc dài sét vôi màu đỏ có chứa Retziella
weberi, Tadschikia xuanbaoi, Favosites kunjakensis, Farastriatopora rzonsnickajae
1.3.2.8 Hệ tầng Pa Ham ( O3-D1ph )
Phân bố ở đới Sông Mã Hệ tầng gồm quarzit, đá phiến sét ở phần dưới ; đá vôi, đá vôi sét
ở phần giữa và đá phun trào mafic ở phần trên Hệ tầng dày khoảng 400m, chứa các hoá đá
Reziella weberi, Parastriatopora sp., Favosites sp.,
gặp các hoá đá Monoclimacis vomerica, Pristiograptus kweichihensis, Monograptus aff.
riccartonensis, Monoclimasis crenularis
1.3.2.10 Hệ tầng Huổi Nhị ( S2-D1hn )
Dày 700 - 800m, nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Sông Cả Gồm đá phiến sét sericit, bột kết và
cát kết thạch anh xen kẽ nhau, có chứa các hoá đá Nowakia holynensis, Styliolina sp.,
Striatostyliolina sp., Hexacrinites sp., Howellella sp.,
Trang 19~ Phần nam đới Sông Cả
1.3.2.11 Hệ tầng Long Đại ( O-Slđ )
Dày hơn 1700m, gồm cát - sạn kết tuf, cát kết thạch anh, cát kết tuf, bột kết, đá phiến
sericit - clorit xen kẽ nhau, có chứa các Graptolit (Hyptograpto tamariscus, Diversograptus
ramosus, Diplograptus modestus, Demirastrites triangulatus ).
1.3.2.12 Hệ tầng Đại Giang ( S2-D1đg )
Dày đến 1000m, chuyển tiếp từ hệ tầng Long Đại lên Hệ tầng gồm cát kết, bột kết, sét vôi,
đá vôi có chứa các Trilobita và Graptolit như Retziella weberi, Retzia bohemica, Crotalocrinites
rugosus, Encrinurus cf sinicus, Bohemograptus bohemicus, Pristiograptus ludlovensis
tầng gặp các hoá đá Lingula rugosa, di tích thực vật và cá (Các sưu tập hoá đá cá mới đây của
Tống Duy Thanh và Ph Janvier cho tuổi Đevon muộn)
1.3.3.2 Hệ tầng Dưỡng Động ( D1-2dđ )
Dày 400 - 570m, nằm trên hệ tầng Đồ Sơn với quan hệ chuyển tiếp chỉnh hợp Hệ tầng
gồm cát kết thạch anh xen kẽ với đá phiến sét và thấu kính đá vôi, hệ tầng chứa Euryspirifer
tonkinensis, Indospirifer kwangsiensis, Althyris concentrica, Syringopora eifeliensis, Amphipora vatustior
1.3.3.3 Hệ tầng Lỗ Sơn ( D2ls )
Dày 420 - 500m, nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Dưỡng Động Hệ tầng gồm đá phiến sét vôi,
đá vôi, đá phiến silic Có chứa Amphipora ramosa, A.minima, A porveculata, A.minor,
Stringocephatus burtini, Dendrotella trigemma
B - ở bắc bắc Bộ
1.3.3.4 Hệ tầng Bắc Bun ( D1bb )
Dày khoảng 500m, bắt đầu bằng tập cuội kết cơ sở nằm không chỉnh hợp trên trầm tích
Orđovic Hệ tầng gồm đá phiến màu tím gụ xen các lớp bột và cát kết Có chứa Hysterolites
wangi, Acrospirifer sp., Howellella sp., và các trầm tích hoá đá cá.
1.3.3.5 Hệ tầng Mia Lé ( D1ml )
Dày đến 700m, nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Bắc Bun, gồm chủ yếu đá phiến sét với các lớp
xen cát kết, bột kết, đá phiến sét vôi, thấu kính đá vôi Hệ tầng chứa các hoá đá Hysterolites sp.,
Euryspirifer tonkinensis, Stropheodonta annamitica, Favosites saurini, F gregalis, Squameofavosites cechicus
1.3.3.6 Hệ tầng Đại Thị ( D1đt )
Trang 20Dày khoảng 1000m, nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Pia Phương Hệ tầng gồm đá phiến thạch
anh - sericit, đá phiến sericit, đá phiến vôi, đá vôi Có chứa hoá đá Polybranchiaspis và các hoá
đá khác: Euryspirifer tonkinensis, Thamnopora sp., Favosites concentricus.
1.3.3.7 Hệ tầng Bản Páp ( D2bp )
Dày khoảng 1000m, nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Mia Lé và Đại Thị Trong hệ tầng gặp
Favosites regularissimus, F stellaris, F goldfussi, Parastriatopora changpungensis, Nowakia sp., Viriatellina irregularis, Stringocephalus burtini
của hệ tầng thay đổi từ 1000 - 2000m Trong hệ tầng gặp Hysterolites wangi, Stropheodonta
subinterstrialis, Chonetes hoabinhensis, Favosites aff kolymensis, Squameofavosites sp
1.3.3.10 Hệ tầng Bản Nguồn ( D1bn )
Dày khoảng 400 - 800m, nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Sông Mua Hệ tầng gồm có cát kết
thạch anh, đá phiến sét với các lớp kẹp đá vôi, có chứa các hoá đá Euryspirifer tonkinensis,
Chonetes magnini, Caliapora macroporosa, Squameofavosites attenuatus, Favosites aff goldfussi
Dày khoảng 700 - 1200m và nằm chỉnh hợp trên các hệ tầng Bản Nguồn và Nậm Pìa Hệ
tầng hầu như chỉ gồm đá vôi, có chứa các hoá đá san hô Favosites goldfussi, F fedotovi,
Amphipora ramosa, A rudis, Thamnopora cf micropora, Squameofavosites alveosquamatus
1.3.3.13 Hệ tầng Tạ Khoa ( D1-2tk )
Lộ ở trung tâm nếp lồi cùng tên trên đới Sông Đà Hệ tầng gồm cát kết thạch anh và đáphiến sét bị biến chất nhiệt động địa phương khá mạnh tạo thành các đá gneis pyroxen, các đáphiến mica - felspat - corđierit - anđalusit, các đá phiến thạch anh - sericit và quarzit Hệ tầng
dày hơn 2600m ở phần trên của hệ tầng đã tìm thấy Stropheodonta annamitica, Atrypa
reticularis, Chonetes sp., Orthis sp
Trang 211.3.3.14 Hệ tầng Tốc Tát ( D3tt )
Nằm trên đá vôi hệ tầng Bản Páp và các trầm tích của hệ tầng Tạ Khoa với thế nằm dườngnhư chỉnh hợp Gồm có bột kết, đá phiến silic có chứa mangan, đá vôi dạng dải Bề dày hệ tầng
thay đổi từ 500 - 3000m Trong hệ tầng gặp các Trùng lỗ đơn giản: Parathurammina
crassitheca, Neoarchaesphaera bykovae, Cribrosphaeroides và các dạng Răng nón Palmatolepis marginifera, P glabra pectinata
D - ở bắc trung Bộ
~ Trên đới Sông Cả
1.3.3.15 Hệ tầng Huổi Lôi ( D1-2hl )
Gồm cát kết, bột kết ở phần dưới và đá phiến sét ở phần trên Hệ tầng dày 380m, trong hệ
tầng đã tìm thấy Calceola sandalina, Howellela sp., Stropheodonta sp., Favosites goldfussi,
Chaetetes yunnanensis, Crasstalveolites sp., Squanmeofavosites sp., Heliolites sp
1.3.3.16 Hệ tầng Nậm Cẳn ( D2nc )
Nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Huổi Lôi, gồm có đá vôi với lớp mỏng và thấu kính đá silic
Trong đá vôi tìm thấy San hô: Amphipora ramosa, A angusta, A moravica, A lacmerforata,
Caliapora battersbyi, Stachyodes costulata Bề dày hệ tầng 600m.
~ Trên đới Long Đại (vùng Quý Đạt)
1.3.3.17 Hệ tầng Bảo Chân ( D1bc )
Có chiều dày 2400m, gồm chủ yếu là đá phiến sét với các lớp mỏng đá vôi, ở phần trên có
chứa Dryplasma altaica, Favosites cf multiformis, E ct multiplicatus, Desquamatia vijatca,
Leveca aff transversa,
1.3.3.18 Hệ tầng Bản Giằng ( D2bg )
Dày 900 - 1100m, chuyển tiếp từ hệ tầng Rào Chăn lên Hệ tầng gồm cát kết thạch anh
dạng quarzit, cát kết đa khoáng, bột kết Trong hệ tầng đã tìm thấy: Howellella sp., Chonetes sp.,
Stropheodonta sp., Calceola sandalina
1.3.3.19 Hệ tầng Mục Bài ( D2mb )
Gồm chủ yếu là đá phiến sét vôi xen cát kết thạch anh ở phần giữa và các lớp mỏng hoặc
thấu kính đá vôi, có chứa Stringocephalus burtini, Desquamatia desquamata, Stachyodes
costulata Bề dày của hệ tầng hơn 700m.
1.3.3.20 Hệ tầng Đông Thọ ( D3đt )
Gồm cát kết với các lớp mỏng đá phiến sét than, đá phiến silic, đá vôi ở phần trên Đã tìm
thấy các hoá đá Chonetipustula sp., Emanuella tamida, Cryptonella aff piriformis,
Megachonetes pupilionacea, Undispirifer rudiferus, Schizophorta cf wanovi Bề dày hệ tầng là
600m
~ Khu vực Trị Thiên
1.3.3.21 Hệ tầng Tân Lâm ( D1-2tl )
Phủ không chỉnh hợp trên các hệ tầng A Vương, Long Đại, Đại Giang và granit của phức
hệ Đại Lộc Hệ tầng gồm cuội kết - sạn kết cơ sở, cát kết, bột kết, màu đỏ gụ với các lớp đá
Trang 22phiến sét, có chứa Lingula aff muonthensis, L aff loulanensis, Cymostrophia sp., Hệ tầng dày
400 - 500m
1.3.3.22 Hệ tầng Cò Bai ( D2-3cb )
Gồm đá vôi với các lớp mỏng đá phiến sét, chứa Thamnopora polyforata, Amphipora aff.
ramosa, Uchtospirifer nalivkini, Cyrtospirifer sublimis Bề dày hệ tầng khoảng 500m.
đá Atrypinne, Kochiproductus sp., các dạng Huệ biển, Rêu động vật, Bào tử có tuổi từ Orđovic
đến Carbon Chiều dày phần thấy được của hệ tầng trên 1200m
1.3.5 Carbon - Permi
A - ở Đông bắc Bộ
1.3.5.1 Hệ tầng Cát Bà ( C1cb )
Có chiều dày 600m, gồm chủ yếu là đá vôi phân lớp dày đến dạng khối với các lớp mỏng
đá phiến silic, silic - vôi ở phần dưới và các lớp mỏng cát kết, đá phiến sét than ở phần trên Hệ
tầng có chứa các Trùng lỗ Parathurammina suleimanovi, Dainella amenta, Eostaffella
mosquensis, Tournayella lebedevae
B - ở Bắc bắc Bộ
1.3.5.3 Hệ tầng Bắc Sơn ( C-P1bs )
Hầu như chỉ gồm đá vôi, dày đến 1000 - 1500m
Thường gặp các hoá đá Parathurammina suleimanovi, Eostaffalla mosquensis, Eostaffella
paraprotvac, Profusulinella parva, Fusulinella bocki, Triticites sp., Schwagerina muongthensis, Schubertella kingi, Parafusulina japonica, Misellina compressa, Neoschwagerina margaritae, Verbeekina verbeeki trong hệ tầng.
1.3.5.4 Hệ tầng Đồng Đăng ( P2đđ )
Trang 23Bắt đầu bằng vỉa quặng bauxit nằm trên mặt bào mòn của đá vôi các hệ tầng Bắc Sơn vàLưỡng Kỳ, tiếp theo là các tập đá phiến silic, vôi - sét - silic, sét than và đá vôi Bề dày của hệ
tầng 200 - 300m Hoá đá thường gặp có Colaniella parva, Reichelina media, Palaeofusulina
prisca, Productus pudoni
tầng chứa phong phú các loại Trùng lỗ: Parathurammina sp., Earlandia sp., Plectogyra
amphalota, Endothyra amphalota, Profusulinella subovata, Schubertella abscura, Eostaffella kasirica, Fusulinella ex gr bocki, Parastaffella bradyi, Triticites parvas, Schwagerina moelleri, Triticites paraarticus
1.3.5.7 Hệ tầng Bản Diệt ( C3-Pbd )
Dày 350 - 450m chuyển tiếp từ hệ tầng Đá Mài lên Hệ tầng gồm đá phiến sét, cát kết,
porphyrit bazan và đá vôi chủ yếu ở phần trên Hệ tầng có chứa Triticites schwageriniformis,
Neoschwagerina craticulifera, Verbeekina ex gr verbeeki
1.3.5.8 Hệ tầng Cẩm Thuỷ ( P2ct )
Dày 450m, phủ không chỉnh hợp trên đá vôi của hệ tầng Bắc Sơn và trên đá vôi chứa
Neoschwagerina - Verbeekina của hệ tầng Bản Diệt Hệ tầng gồm có bazan porphyrit với các lớp
mỏng tuf bazan, cát - bột kết tuf, các thấu kính đá vôi
1.3.5.9 Hệ tầng Yên Duyệt ( P2-T1yd )
Dày khoảng 1000m, nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Cẩm Thuỷ Hệ tầng gồm đá phiến sét,phiến silic, phiến vôi, đá vôi, đá vôi silic, với các vỉa quặng sắt sfalit và than antraxit ở phần
thấp Hoá đá đã phát hiện thấy Leptodus ex gr nobilis, Nakinella frondicularis, Colaniella sp.,
Paleofusulina prisca, Codonofusiella sp
1.3.5.10 Hệ tầng Sông Đà ( C3-P1sđ )
Phân bố ở Cực Tây Bắc Bộ, gồm cuội kết, cát kết, đá phiến silic, đá phiến sét, ryolit,porphyrit và tuf của chúng Trong đá vôi có chứa Pseudofusulina, Parafusulina, Misellina,Neofusulina Bề dày hệ tầng khoảng 1300m
D - ở bắc trung Bộ
1.3.5.11 Hệ tầng La Khê ( C1lk )
Dày khoảng 500 - 700m, phủ không chỉnh hợp trên các trầm tích của hệ tầng Đại Giang và
hệ tầng Huổi Lôi Hệ tầng bắt đầu bằng cuội kết cơ sở, cát kết, sau đó là đá phiến sét, bột kết, đáphiến sét than, đá phiến silic ở phần dưới và đá vôi ở phần trên Hệ tầng có chứa
Parathurammina suleimanovi, Quasiendothyra konensis, Tournayella septata, Endothyra convexa, Productus ef semiplanus
Trang 241.3.5.12 Hệ tầng Mường Lống ( C-Pml )
Dày khoảng 800 - 850m, nằm chỉnh hợp trên hệ tầng La Khê Hệ tầng gồm toàn đá vôi
chứa Profusulina cf parva, Fusulinella schwagerinoudes, Triticites schwageriniformis,
Pseudofusulina sp., Neofusulinella sp., Ozawainella angulata
1.3.5.13 Hệ tầng Cam Lộ ( P2cl )
Dày khoảng 200m, phủ không chỉnh hợp trên đá vôi của hệ tầng Cò Bai Hệ tầng có sạn
kết, cát kết, đá phiến, sét vôi với vỉa quặng sắt Trong hệ tầng đã tìm thấy: Leptodus nobilis, L.
tenuis, Dictyoclostus graciosus, Pseudophillipsia sp., riêng ở vùng Khe Giữa (tỉnh Quảng Bình)
chủ yếu gặp đá vôi sét chứa Codonofusiella sp., Nipponitella sp
E - ở trung bộ và nam Bộ
1.3.5.14 Hệ tầng Đăk Lin ( C3-P1đl )
ở phía Bắc tỉnh Đăk Lăk, giáp với Campuchia phát triển hệ tầng đá phiến sét, cát bột kết,
đá phiến sét - silic, đá phiến silic, đá phiến sét vôi và đá vôi xen kẽ với anđesit, anđesit porphyrit,bazan anđesit porphyrit và tuf của chúng Mặt cắt có chiều dày khoảng 600m Đã gặp
Schwagerina sp., Pseudofusulina sp., Verbeekina sp., trong các lớp đá vôi, sét vôi
ở các đảo Nam Du, Hòn Buông (vịnh Thái Lan) cũng gặp các thành tạo tương tự gồm đáphiến silic, đá phiến sét - silic, cát - bột kết, tuf anđesit ở đảo Nam Du nhặt được trong đá lăn
Nankinella sp., Parafusulina sp
1.3.5.15 Hệ tầng Hà Tiên ( Pht )
Nằm không chỉnh hợp trên đá phun trào acid xen với trầm tích lục nguyên của hệ tầng
Nam Du Hệ tầng gồm có đá vôi chứa Parafusulina sp., Neoschwagerina margaritae,
Verbeekina verbeeki có chiều dày 350m.
kết, đá vôi, đá vôi sét, đá phiến sét Có chứa Claraia clarai, Eumorphotis cf venetiana,
Glyptophiceras Langsonense, Lytophiceras sp., Flemingites cf flemingianus, Columbites cf parisianus, Tirolites ex gr cassianus
1.4.1.2 Hệ tầng Sông Hiến ( T1-2sh ) nay đổi thành Khôn Làng ( T2akl )
Trang 25Theo tài liệu của Nguyễn Kinh Quốc (1991) hoá đá của hệ tầng Sông Hiến cho tuổi Trias
sớm, còn hệ tầng nguồn núi lửa chứa hoá đá Anisi kể dưới đây thuộc pha phun trào sau phủ
không chỉnh hợp trên Trias hạ.
Gồm 2 phụ hệ tầng:
- Phụ hệ tầng dưới - dày 700m, có lẽ phủ không chỉnh hợp trên hệ tầng Lạng Sơn Phụ hệ
tầng này chủ yếu là ryolit, ryolit porphyr và tuf của chúng với các lớp xen cát kết, bột kết, đáphiến sét, đá vôi Nhiều nơi có xen phun trào bazơ
- Phụ hệ tầng trên - dày 320m, gồm cát kết, bột kết, cuội kết, sạn kết, đá phiến sét, cát kết tuf Trong phụ hệ tầng gặp Balatonites cf balatonicus, Costatoria curvirostris, Gervillia
modiolaeformis, Neoschizodus ovatus elongatus, Plagiostoma subpunctata
1.4.1.3 Hệ tầng Nà Khuất ( T2nk )
Chuyển tiếp liên tục từ hệ tầng Sông Hiến lên Hệ tầng gồm có cát kết, bột kết với đá vôi,
đá vôi sét ở phần thấp Hệ tầng dày đến 1000m Đã phát hiện thấy các hoá đá Costatoria
goldfussi, Langsonella elongata, Neoschizodus ovatus, Trigonodus sandbergeri, trong hệ tầng
Nà Khuất
1.4.1.4 Hệ tầng Mẫu Sơn ( T3ms )
Nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Nà Khuất Thành phần hệ tầng gồm cát kết, cuội kết, bột kết,
đá phiến sét Phần trên của hệ tầng thường có chứa vôi Cả hệ tầng đặc trưng ở màu tím, nâu đỏ
Hệ tầng dày 1200 - 1800m Chỉ ở phần trên cùng của hệ tầng tìm thấy Gervillia aff praecursor,
- Phụ hệ tầng dưới (chứa than) gồm cuội kết, sỏi kết, cát kết hạt thô với các lớp bột kết, sét
than ở dưới và bột kết, sét than với các vỉa than antraxit ở trên Chiều dày phụ hệ tầng thay đổi từ
500 - 3000m Số lượng vỉa than có nơi lên đến 30 vỉa với độ dày mỗi vỉa từ vài chục centimetđến vài chục met
- Phụ hệ tầng trên gồm cuội kết, sỏi kết, cát kết hạt thô, xe bột kết, sét than và thấu kính
than có bề dày 200 - 600m Trong trầm tích hệ tầng Hòn Gai đã tìm thấy Gervillia cf inflata,
Songdaella sp., nhưng phong phú nhất là phức hệ hoá đá thực vật Dictyophyllum, trong đó ưu
thế thuộc về họ Dipteridaceas Thường gặp nhất là: Dictyophyllum nathorsti, Taeniopteris
spathulata, Pterophyllum tietzei, Baiera guihaumati, Otozamites indosinensis, Equisetites sarrani