2. Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 2.1. Bối cảnh lịch sử trong nước và Quốc tế trước khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Tình hình quốc tế Vào giữa thế kỷ thứ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống trị ở Anh, Pháp, Đức và một số nước khác ở Tây Âu. Ở các nước này, giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc lột giai cấp công nhân. Và cũng tại đây, phong trào công nhân phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trở nên gay gắt. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đối với chủ nghĩa tư bản đòi hỏi phải có lý luận tiên phong dẫn đường. Để đáp ứng đòi hỏi đó, chủ nghĩa Mác ra đời với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Lý luận của chủ nghĩa Mác khẳng định sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân là lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đến cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản thế giới chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước đế quốc tranh giành nhau xâm chiếm thuộc địa và đã căn bản hoàn thành việc phân chia thế giới, áp đặt ách thống trị thực dân ở khắp các nước Á, Phi và Mỹ Latinh. Thế giới bị chia cắt làm hai: một khu vực gồm các nước tư bản, có nền công nghiệp phát triển, thường được gọi là phương Tây, còn khu vực còn lại gồm các nước thuộc địa và phụ thuộc, nền kinh tế còn lạc hậu, thường được gọi là phương Đông. Vấn đề đặt ra cho các nước thuộc địa và phụ thuộc là làm thế nào để được giải phóng. Thế giới hình thành mâu thuẫn mới:mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Nó trở thành điều kiện khách quan cho phép phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa gắn bó với phong trào cách mạng quốc tế, đặc biệt là với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước tư bản. Tình hình trong nước. Cuối thế kỷ XIX, sự kiện lịch sử tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam, làm thay đổi kết cấu giai cấp, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống mọi người dân (trong đó có họ hàng, gia đình và bản thân Hồ Chí Minh) là thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Sau thời kỳ bình định, thực dân Pháp thi hành chính sách khai thác thuộc địa thực chất là tăng cường bóc lột, vơ vét thuộc địa. Vì vậy, đời sống nhân dân lao động đã khó khăn, càng thêm khốn đốn. Hậu quả là Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Sang đầu thế kỷ XX, đời sống các tầng lớp nhân dân càng bị bần cùng hoá. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và chế độ thuộc địa ngày một gay gắt, trở thành mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu. Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ càng gay gắt. Đây là trở lực lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội Việt Nam. Vì vậy, chỉ có giải quyết thành công những mâu thuẫn trên đây đồng nghĩa với việc tìm ra con đường cứu nước, giành lại độc lập dân tộc thì xã hội Việt Nam mới tiếp tục phát triển. Đó là đòi hỏi khách quan, cấp bách của cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỷ XX. Để giải quyết mâu thuẫn trên, nhiều phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi với mục tiêu Phen này quyết chống cả Triều lẫn Tây. Đó là phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục... do các sỹ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo hay khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân đảng dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài...rồi khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám kéo dài hơn 30 năm... Đó là trang sử đấu tranh vẻ vang của dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập. Mặc dù diễn ra sôi nổi, rộng khắp các vùng miền, nhưng tất cả các cuộc đấu tranh cuối cùng đều thất bại. Bối cảnh lịch sử này, sau này, Hồ Chí Minh viết trong bài Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay: Trong suốt gần một thế kỷ thống trị của thực dân Pháp, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam không ngừng phát triển, kẻ trước ngã, người sau đứng dậy. Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa yêu nước ấy đã bị dìm trong biển máu. Những đám mây đen lại bao phủ đất nước Việt Nam1 Thực tế thất bại của lớp cha ông đã chỉ ra rằng: sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản trước nhiệm vụ lịch sử đặt ra là lãnh đạo toàn dân chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối, tức là thiếu hệ thống lý luận cách mạng tiên tiến của giai cấp công nhân có khả năng dẫn dắt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam thành công. Câu hỏi của bài toán thế kỷ đặt ra cho dân tộc ta: Ai là người lãnh đạo thành công nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở Việt Nam ? đến lúc này vẫn chưa có lời giải. Trong quá trình xác định con đường cứu một dân tộc, lòng căm thù giặc và quyết tâm chưa đủ, mà còn phải lý giải được nguyên nhân thất bại của các bậc tiền bối, hiểu được điều kiện chủ quan và khách quan của bối cảnh lịch sử, trên cơ sở đó mà vạch ra hướng đi của con đường cũng như những yếu tố đảm bảo thắng lợi.Trước thất bại liên tiếp về con đường cứu nước của các bậc tiền bối, Người nhận xét: Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương...Điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương. Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau.2 Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì còn trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng theo người ta kể thì Cụ còn mang nặng cốt cách phong kiến3. Từ những trải nghiệm cuộc sống và với quyết tâm lớn, Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện ra mâu thuẫn giữa chế độ đàn áp bóc lột dã man của bọn thực dân ở Việt Nam với cái lý tưởng cao đẹp của nước Pháp quốc gia đã đề xướng ra lý tưởng cao đẹp và hấp dẫn mọi con người Tự do Bình đẳng Bác ái, muốn biết cái gì bí mật ẩn náu ở nước Mẹ xa xôi Người cho rằng Muốn đánh hổ thì phải vào hang hổ. Và chính những nhận thức về bối cảnh đất nước và những tìm hiểu của Hồ Chí Minh về nước Pháp đã thôi thúc Người sang Pháp và các nước khác... Đây không phải là hành động ngẫu nhiên, tự phát mà là sự lựa chọn, trăn trở; một quyết tâm lớn, nhằm đáp ứng đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam.
Trang 1Mục lục
A MỞ ĐẦU 1
1 Lời nói đầu 1
2 Lí do chọn đề tài 2
A NỘI DUNG 3
1 Sơ lược về gia đình và tiểu sử của Bác Hồ 3
2 Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 9
2.1 Bối cảnh lịch sử trong nước và Quốc tế trước khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 9
2.2 Truyền thống yêu nước thương dân của Hồ Chí Minh 12
3.Hành trang ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh 15
4.Hành trình ra đi tìm đường cứu nước (1911-1941): 16
4.1 Hành trình ra đi tìm đường cứu nước (1911-1923) 16
4.1.1.Thoạt đầu trên đất Pháp (1911 - 1912) 16
4.1.2.Hành trình trên đất nước Mỹ và Anh (1912 - 1917) 19
4.1.3.Hành trình quay trở về đất nước Pháp và các hoạt động của Nguyễn Tất Thành giai đoạn (1917 - 1923) 23
4.2 Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trên lập trường của Chủ nghĩa cộng sản (1923-1930) 27
4.2.1.Thời kì ở Liên Xô lần thứ nhất 27
4.2.2.Thời kì ở Trung Quốc (1924-1927) 28
4.2.3.Sự hợp nhất các tổ chức thành Đảng Cộng Sản Việt Nam (1928 - 1929) 30
4.3 Giai đoạn lãnh đạo cách mạng (1931 – 1941) 32
4.4 Ý nghĩa của việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước đối với cách mạng ở Việt Nam 34
B KẾT LUẬN 37
D CHÚ THÍCH 39
E TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
Trang 2A MỞ ĐẦU
1 Lời nói đầu
Việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh nói chung, và hành trình tìm đường cứunước của Người nói riêng là một vấn đề rất được quan tâm đã được tiến hành từmấy chục năm nay với sự góp mặt của đông đảo các nhà nghiên cứu trong vàngoài nước Trong bài viết nhỏ này em xin tổng hợp và làm rõ một số vấn đề vềquá trình ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nềnmóng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ choViệt Nam
Cuộc đời Hồ Chí Minh là một cuộc hành trình huyền thoại Trongchuyến hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc mình (từ năm
1911 cho đến năm 1941), ông đã tới nhiều quốc gia khác nhau để trực tiếpquan sát những chuyển biến tại các nước châu Phi, châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ vàTrung Đông một việc mà không có lãnh tụ nào khác làm được trong thế kỷ 20
Là nhà lãnh đạo được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng Ông đồngthời cũng là một nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng cảtiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Anh Là một nhà lãnh đạonổi tiếng ở Đông Nam Á
Sự kiện ngày 5-6-1911, với tên gọi “Văn Ba”, Nguyễn Tất Thành ra đitìm đường cứu nước là cột mốc quan trọng đầu tiên trên hành trình tìm đườngcứu nước của Người Điều đó đánh dấu sự dứt khoát đoạn tuyệt con đường cứunước của các bậc tiền bối và tìm con đường mới cho cuộc đấu tranh giành độclập cho dân tộc Hành trình 30 năm bôn ba tìm đường giải phóng dân tộc, trêncon đường dài dằng dặc ấy, Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua nhiều khó khăn, gian
Trang 3khổ, những trở ngại tưởng chừng không thể vượt qua nổi, mong ước được trở vềnước trực tiếp lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc của Người đã trởthành hiện thực Và giờ đây chúng ta đang đứng trên một đất nước hòa bình, một
xã hội dân chủ cũng chính là nhờ phần công lao to lớn của Người
Kế thừa một số công trình nghiên cứu về Bác bằng những tư liệu chânthực, bài viết này trình bày một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống về Hànhtrình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh, rất thích hợp cho bạn đọc rộng rãi
Trong quá trình biên soạn, em đã hết sức cố gắng, song chắc rằng khôngtránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Rất mong quý thầy cô và bạn đọc đóng góp
ý kiến để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
2 Lí do chọn đề tài
Trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh, đã cho tathấy những hình ảnh giản dị,ý chí kiên cường,nghị lực phi thường và tấm gươngđạo đức sáng ngời của Người Dù Người đã ra đi mãi mãi nhưng, tâm hồn đó,hình ảnh đó luôn sống mãi trong trái tim các thế hệ người Việt Nam và bè bạnquốc tế Bởi vậy việc tìm hiểu về Bác là cả một trọng trách quan trọng chonhững người làm lịch sử nói riêng và mọi người dân Việt Nam nói chung, để lưutruyền lại cho đời sau và ôn lại quá khứ đấu tranh hào hùng của dân tộc, làm rõnhững sự kiện chính trong quãng thời gian hoạt động (1911 – 1941) của Nguyễn
Ái Quốc, qua đó chỉ ra những sự kiện quan trọng trong hành trình tìm đường cứunước của Người
Dưới đây là những tìm hiểu nho nhỏ của em về “hành trình ra đi tìmđường cứu nước của Bác Hồ”, tuy không được đầy đủ , cặn kẽ về những hoạtđộng của Bác nhưng cũng mong muốn được thể hiện sự tôn thờ và lòng ngưỡng
mộ đối với Bác.Và đó cụng là lý do em chọn đề tài này để nghiên cứu
Trang 4A NỘI DUNG
1 Sơ lược về gia đình và tiểu sử của Bác Hồ
Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung , sinh ngày
(19-5-1890), trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, tại quê ngoại làlàng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyệnNam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An),nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thựcdân phong kiến
Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy)-(1862-1929) người dân còn gọi là cụ Phó bảng Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan, sinh năm
1868 Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954) là người chị cả, có hiệu khác là Bạch
Liên nữ sĩ, bà hoạt động tích cực chống Pháp dưới ngọn cờ yêu nước của chí sĩ
Phan Bội Châu Nguyễn Sinh Khiêm (1888 – 1950) là con thứ hai trong gia
đình cụ Phó bảng, sau chị cả Nguyễn Thị Thanh và là người anh trai của
Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Sinh Nhuận Ông còn được gọi là Cả Khiêm,
tên tự là Tất Đạt Thời thanh niên, ông tham gia các hoạt động yêu nước chống
thực dân và phong kiến nên từng bị tù đày nhiều nǎm
Trang 5* Thời niên thiếu của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với gia đình chuyển vào Huế lần thứnhất, khi ông Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh thi hội Từ cuối năm 1895 đến đầu năm
1901, Nguyễn Sinh Cung sống cùng cha mẹ tại Huế, ở nhờ nhà một người quen
ở trong thành nội (nay là số nhà 112, đường Mai Thúc Loan) Đó là những nămtháng gia đình ông Sắc sống trong cảnh gieo neo, thiếu thốn Gần cuối năm
1898, theo lời mời của ông Nguyễn Sĩ Độ, ông Nguyễn Sinh Sắc về dạy học chomột số học sinh ở làng Dương Nỗ, tại ngôi nhà của ông Nguyễn Sĩ Khuyến (emtrai ông Nguyễn Sĩ Độ), xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, cáchthành phố Huế 6 km Nguyễn Sinh Cung cùng anh theo cha về đây và bắt đầuhọc chữ Hán tại lớp học của cha
Khoảng tháng 9-1901, Nguyễn Sinh Cung cùng gia đình chuyển về sống ởquê nội Ông Nguyễn Sinh Huy làm lễ vào làng cho hai con trai với tên mới làNguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung)
Tại quê nhà, Nguyễn Tất Thành được gửi đến học chữ Hán với các thầygiáo Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý và sau là thầy Trần Thân Các thầyđều là những người yêu nước Nguyễn Tất Thành được nghe nhiều chuyện quacác buổi bàn luận thời cuộc giữa các thầy với các sĩ phu yêu nước Nguyễn TấtThành dần dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnhnước mất, nhà tan Trong những người mà ông Sắc thường gặp gỡ có ông PhanBội Châu Giống như nhiều nhà Nho yêu nước lúc bấy giờ, Phan Bội Châu cũngday dứt trước hiện tình đất nước và số phận của dân tộc Con người nhiệt huyết
ấy trong lúc rượu say vẫn thường ngâm hai câu thơ của Viên Mai:
Trang 6“Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch,
Lập thân tối hạ thị văn chương”.
Nghĩa là:
“Mỗi bữa (ăn) không quên ghi sử sách,
Lập thân hèn nhất ấy (là) văn chương”.
Câu thơ đã tác động nhiều đến Nguyễn Tất Thành và góp phần định hướngcho người thiếu niên sớm có hoài bão lớn
Lớn dần lên, càng đi vào cuộc sống của người dân địa phương, NguyễnTất Thành càng thấm thía thân phận cùng khổ của người dân mất nước Đó lànạn thuế khoá nặng nề cùng với việc nhân dân bị bắt làm phu xây dựng đườngtrong tỉnh, làm đường từ Cửa Rào, đi Xiêng Khoảng (Lào) nơi rừng thiêng nướcđộc Những cuộc ra đi không có ngày về, nhân dân lầm than, ai oán
Mùa xuân năm 1903, Nguyễn Tất Thành theo cha đến xã Võ Liệt, huyệnThanh Chương, tỉnh Nghệ An và tiếp tục học chữ Hán Tại đây Nguyễn TấtThành lại có dịp nghe chuyện thời cuộc của các sĩ phu đến đàm đạo với chamình
Cuối năm 1904, Nguyễn Tất Thành theo cha sang làng Du Đồng, huyệnĐức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, khi ông Sắc đến đây dạy học Ngoài thời gian học tập,Nguyễn Tất Thành thường theo cha đến các vùng trong tỉnh như làng Đông Thái,quê hương của Phan Đình Phùng, thăm các di tích thành Lục niên, miếu thờ LaSơn phu tử Nguyễn Thiếp, v.v Những chuyến đi này giúp Nguyễn Tất Thành
mở rộng thêm tầm nhìn và tầm suy nghĩ Người nhận thấy ở đâu nhân dân cũng
Trang 7lam lũ đói khổ, nên dường như trong họ đang âm ỉ những đốm lửa muốn thiêucháy bọn áp bức bóc lột thực dân phong kiến Trước cảnh thống khổ của nhândân, Người đã sớm “có chí đuổi thực dân Pháp giải phóng đồng bào”.
Tháng 7-1905, Nguyễn Tất Thành theo cha đến huyện Kiến Xương, TháiBình, trong dịp ông Nguyễn Sinh Sắc đi gặp các sĩ phu ở vùng đó Tháng 9-
1905, thực hiện Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, loại trường Pháp – bản
xứ (école franco-indigène) đuợc mở tại Vinh, tỉnh lỵ của Nghệ An, với lớp đầutiên của bậc tiểu học, thường gọi là lớp (curs préparatoire) Chương trình họcnặng về tiếng Pháp, chỉ còn một số ít học chữ Hán Nguyễn Tất Thành được phụthân cho đi học ở Vinh Tại trường tiểu học Vinh, Nguyễn Tất Thành chú ý đến
ba từ được sơn vào gỗ, gắn ở phía trên bảng đen “LIBERTé, éGALITé,FRATERNITé” (Tự do- Bình đẳng- Bác ái) Người tìm hiểu và biết đó là khẩuhiệu nổi tiếng của đại cách mạng Pháp năm 1789 Đối với Người, đó là nhữngđiều hoàn toàn mới lạ, khác với những điều mà Người đã học trong sách vởthánh hiền…, vì vậy rất tự nhiên, Người nảy ra ý muốn “tìm hiểu những gì ẩndấu trong những từ ấy” Nhưng chưa hết năm học khoảng cuối tháng 4-1906,Người phải nghỉ học để chuẩn bị cùng cha lên đường vào Huế
Vào Huế, Nguyễn Tất Thành cùng với Người anh trai được cha cho đi họcTrường tiểu học Pháp – Việt tỉnh Thừa Thiên, lớp dự bị (cours préparatoire,tháng 9-1906); lớp sơ đẳng (cours élémentaire, tháng 9-1907) Đây là ngôitrường Bác Hồ đâ học trong thời gian ở Huế, từ 1906-1908 Ở ngôi trường này,Nguyễn Sinh Cung là một học trò xuất sắc Và cũng ở ngôi trường này, tri thức
và sách vở đã gợi nên lòng ham hiểu biết, trở thành nền móng đầu tiên cho sựnhận thức và hành động chí hướng yêu nước sau này của Bác
Trang 8Ở Huế, lần này xảy ra một sự kiện đáng ghi nhớ trong cuộc đời củaNguyễn Tất Thành Tháng 4-1908, Người tham gia cuộc biểu tình chống thuếcủa nông dân tỉnh Thừa Thiên, khởi đầu cho cuộc tranh đấu suốt đời Người vìquyền lợi của nhân dân lao động Vào gần cuối năm lớp sơ đẳng của Người, kinh
đô Huế lại xôn xao, náo động về một sự kiện mới: bị mất mùa liên tiếp 3 năm,nông dân 6 huyện của tỉnh Thừa Thiên kéo nhau rầm rập về kinh thành Bà convây quanh tòa Khâm sứ ở cầu Tràng Tiền để đòi giảm sưu, giảm thuế NguyễnTất Thành đã tham gia những cuộc biểu tình này Thực dân Pháp đã thẳng tayđàn áp những người nông dân hiền lành
Vì những hoạt động yêu nước, tham gia cuộc đấu tranh của nông dân,Nguyễn Tất Thành bị thực dân Pháp để ý theo dõi Tuy nhiên, tháng 8-1908,Nguyễn Tất Thành với tên gọi Nguyễn Sinh Côn, vẫn được ông Hiệu trưởngQuốc học Sukê (Chouquet) tiếp nhận vào học tại trường Tháng 9-1908, NguyễnTất Thành vào lớp trung đẳng (lớp nhì) (cours moyen) tại Trường Quốc học Huế
Trong thời gian học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành đượctiếp xúc nhiều với sách báo Pháp Các thầy giáo của Trường Quốc học Huế cóngười Pháp và cả người Việt Nam, cũng có những người yêu nước như thầyHoàng Thông, thầy Lê Văn Miến Chính nhờ ảnh hưởng của các thầy giáo yêunước và sách báo tiến bộ mà Người được tiếp xúc, Tại đây, chàng thanh niênNguyễn Tất Thành đã lĩnh hội được bản chất chế độ thực dân cùng các vấn đềchính trị, xã hội đương thời Sau sự kiện phong trào đấu tranh chống sưu thuế ởHuế và miền trung tháng 4/1908, ý muốn đi sang phương Tây tìm hiểu tình hìnhcác nước và học hỏi những thành tựu của văn minh nhân loại từng bước lớn dầntrong tâm trí của Nguyễn Tất Thành
Trang 9Trong khoảng thời gian từ (1890-1908) qua 18 năm thời thời niên thiếungười thanh niên Nguyễn Tất Thành đã trãi qua nhiều khổ nhục của cuộcsống,sớm mất mẹ nên cũng thiếu thốn đi sự ấm áp của gia đình, Người theo cha
đi nhiều nơi, với sự thông minh và ham học hỏi Người đã học được nhiều điềumới mẽ, dù con đường học tập của Người gặp nhiều trắc trở nhưng Ngườikhông từ bỏ mà ngày càng lĩnh hội được nhiều kiến thưc mới và khoa học Trongthời gian này Người đã chứng kiến được sự bóc lột của thực dân Pháp và nổi lầmthan, đói khổ của người dân và chính gia đình mình cũng chịu sự áp đặt của giaicấp thống trị Với lòng yêu nước thù giặc sâu sắc đã dần dần hình thành nên ýchí và ý tưởng giải phóng dân tộc trong lòng người thanh niên Ấy
Khoảng tháng 6-1909, Nguyễn Tất Thành rời Trường Quốc học Huế theocha vào Bình Định, khi ông được bổ nhiệm chức Tri huyện Bình Khê Trong thờigian ở Bình Khê, Nguyễn Tất Thành thường được cha dẫn đi thăm các sĩ phutrong vùng và thăm di tích lịch sử vùng Tây Sơn Cuối năm 1909, Nguyễn TấtThành được cha gửi học tiếp chương trình lớp cao đẳng (lớp nhất – courssupérieur), tại Trường tiểu học Pháp – Việt Quy Nhơn
Tháng 6-1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình tiểu học Khinghe tin cha bị cách chức Tri huyện Bình Khê, bị triệu hồi về Kinh, trước biến
cố mới của gia đình, Người không theo cha trở về Huế mà quyết định đi tiếpxuống phía Nam Trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thànhdừng chân ở Phan Thiết vào cuối tháng 8-1910 Nhờ gặp được một người cómối quan hệ từ trước với phụ thân, Người được giới thiệu vào làm trợ giáo(moniteur), được giao dậy một số môn, đồng thời phụ trách các hoạt động ngoạikhoá của Trường Dục Thanh, một trường tư thục do các ông Nguyễn Trọng Lội
và Nguyễn Quý (con trai cụ Nguyễn Thông, một nhân sĩ yêu nước) thành lậpnăm 1907
Trang 102 Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của
Nguyễn Ái Quốc
2.1 Bối cảnh lịch sử trong nước và Quốc tế trước khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
- Tình hình quốc tế
Vào giữa thế kỷ thứ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thốngtrị ở Anh, Pháp, Đức và một số nước khác ở Tây Âu Ở các nước này, giai cấp tưsản tăng cường áp bức, bóc lột giai cấp công nhân Và cũng tại đây, phong tràocông nhân phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấpcông nhân và giai cấp tư sản trở nên gay gắt Cuộc đấu tranh của giai cấp côngnhân đối với chủ nghĩa tư bản đòi hỏi phải có lý luận tiên phong dẫn đường Để
đáp ứng đòi hỏi đó, chủ nghĩa Mác ra đời với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
Lý luận của chủ nghĩa Mác khẳng định sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấpcông nhân là lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội mới, xã hội cộngsản chủ nghĩa
Đến cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản thế giới chuyển sang giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa Các nước đế quốc tranh giành nhau xâm chiếm thuộc địa và
đã căn bản hoàn thành việc phân chia thế giới, áp đặt ách thống trị thực dân ởkhắp các nước Á, Phi và Mỹ Latinh Thế giới bị chia cắt làm hai: một khu vựcgồm các nước tư bản, có nền công nghiệp phát triển, thường được gọi là phươngTây, còn khu vực còn lại gồm các nước thuộc địa và phụ thuộc, nền kinh tế cònlạc hậu, thường được gọi là phương Đông Vấn đề đặt ra cho các nước thuộc địa
và phụ thuộc là làm thế nào để được giải phóng Thế giới hình thành mâu thuẫn
mới:mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc, thực dân Nó
trở thành điều kiện khách quan cho phép phong trào cách mạng ở các nước thuộc
Trang 11địa gắn bó với phong trào cách mạng quốc tế, đặc biệt là với phong trào cáchmạng của giai cấp công nhân ở các nước tư bản.
- Tình hình trong nước.
Cuối thế kỷ XIX, sự kiện lịch sử tác động mạnh mẽ đến tình hình chínhtrị, kinh tế, xã hội Việt Nam, làm thay đổi kết cấu giai cấp, ảnh hưởng nhiều đếncuộc sống mọi người dân (trong đó có họ hàng, gia đình và bản thân Hồ ChíMinh) là thực dân Pháp xâm lược Việt Nam Sau thời kỳ "bình định", thực dânPháp thi hành chính sách "khai thác thuộc địa" - thực chất là tăng cường bóc lột,
vơ vét thuộc địa Vì vậy, đời sống nhân dân lao động đã khó khăn, càng thêmkhốn đốn Hậu quả là Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nướcthuộc địa nửa phong kiến
Sang đầu thế kỷ XX, đời sống các tầng lớp nhân dân càng bị bần cùnghoá Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược vàchế độ thuộc địa ngày một gay gắt, trở thành mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủyếu Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ càng gay gắt Đây là trởlực lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội Việt Nam
Vì vậy, chỉ có giải quyết thành công những mâu thuẫn trên đây - đồngnghĩa với việc tìm ra con đường cứu nước, giành lại độc lập dân tộc thì xã hộiViệt Nam mới tiếp tục phát triển Đó là đòi hỏi khách quan, cấp bách của cáchmạng Việt Nam từ đầu thế kỷ XX
Để giải quyết mâu thuẫn trên, nhiều phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổivới mục tiêu "Phen này quyết chống cả Triều lẫn Tây" Đó là phong trào Đông
Du, Đông Kinh nghĩa thục do các sỹ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của tưtưởng dân chủ tư sản như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo hay khởinghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân đảng dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái
Trang 12Học, Phạm Tuấn Tài rồi khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo củaHoàng Hoa Thám kéo dài hơn 30 năm Đó là trang sử đấu tranh vẻ vang củadân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập Mặc dù diễn ra sôi nổi, rộngkhắp các vùng miền, nhưng tất cả các cuộc đấu tranh cuối cùng đều thất bại Bốicảnh lịch sử này, sau này, Hồ Chí Minh viết trong bài Con đường cứu nước vàgiải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay: "Trong suốt gần một thế kỷ thống trịcủa thực dân Pháp, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam khôngngừng phát triển, kẻ trước ngã, người sau đứng dậy Nhưng tất cả những cuộckhởi nghĩa yêu nước ấy đã bị dìm trong biển máu Những đám mây đen lại baophủ đất nước Việt Nam"[1]
Thực tế thất bại của lớp cha ông đã chỉ ra rằng: sự bất lực của hệ tư tưởngphong kiến và hệ tư tưởng tư sản trước nhiệm vụ lịch sử đặt ra là lãnh đạo toàndân chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc Cách mạng Việt Nam khủng hoảng vềđường lối, tức là thiếu hệ thống lý luận cách mạng tiên tiến của giai cấp côngnhân có khả năng dẫn dắt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam thànhcông Câu hỏi của "bài toán thế kỷ" đặt ra cho dân tộc ta: Ai là người lãnh đạothành công nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở Việt Nam ? đến lúc này vẫn chưa cólời giải
Trong quá trình xác định con đường cứu một dân tộc, lòng căm thù giặc vàquyết tâm chưa đủ, mà còn phải lý giải được nguyên nhân thất bại của các bậctiền bối, hiểu được điều kiện chủ quan và khách quan của bối cảnh lịch sử, trên
cơ sở đó mà vạch ra hướng đi của con đường cũng như những yếu tố đảm bảothắng lợi.Trước thất bại liên tiếp về con đường cứu nước của các bậc tiền bối,Người nhận xét:
"Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương Điều đó
là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương
Trang 13Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp Điều đó rất nguyhiểm, chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau".[2]
Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì còn trực tiếp đấu tranh chốngPháp Nhưng theo người ta kể thì Cụ còn mang nặng cốt cách phong kiến"[3].
Từ những trải nghiệm cuộc sống và với quyết tâm lớn, Hồ Chí Minh đãsớm phát hiện ra mâu thuẫn giữa chế độ đàn áp bóc lột dã man của bọn thực dân
ở Việt Nam với cái lý tưởng cao đẹp của nước Pháp - quốc gia đã đề xướng ra
lý tưởng cao đẹp và hấp dẫn mọi con người " Tự do - Bình đẳng - Bác ái", muốnbiết cái gì bí mật ẩn náu ở "nước Mẹ" xa xôi ! Người cho rằng "Muốn đánh hổthì phải vào hang hổ!" Và chính những nhận thức về bối cảnh đất nước vànhững tìm hiểu của Hồ Chí Minh về nước Pháp đã thôi thúc Người sang Pháp vàcác nước khác Đây không phải là hành động ngẫu nhiên, tự phát mà là sự lựachọn, trăn trở; một quyết tâm lớn, nhằm đáp ứng đòi hỏi khách quan của cáchmạng Việt Nam
2.2 Truyền thống yêu nước thương dân của Hồ Chí Minh
Yêu nước, thương dân, tất cả vì dân, vì nước là suy nghĩ thường trực, nhấtquán, trọn vẹn trong con người Hồ Chí Minh Người đi sang Pháp, phương Tâynhằm mục đích học hỏi, xem bên ngoài người ta làm thế nào để rồi về nước giúpđồng bào mình được giải phóng khỏi gông cùm nô lệ, áp bức, đứng thẳng dậy,ngẩng cao đầu mà sống Hồ Chí Minh đã thật sự lấy nguyện vọng, ham muốncủa đồng bào, mọi người Việt Nam làm nguyện vọng, ham muốn cao nhất củamình, lấy cái tâm của dân làm cái tâm của cá nhân mình ở Hồ Chí Minh, yêunước phải gắn liền với yêu dân, yêu đồng bào Không thể nói yêu nước mà lạikhông thương dân, không lấy nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của dân làmnguyện vọng, ham muốn của mình Là một người yêu nước chân chính, Hồ Chí
Trang 14Minh đã đứng ở đỉnh cao của tầm nhìn thời đại mà hiểu được lòng dân, lấynguyện vọng, mong muốn của nước, của dân, của đồng bào làm ham muốn tộtbậc của Người "Lấy" ở đây, trong quan niệm Hồ Chí Minh, không phải là cáilấy chung chung, trừu tượng mà chính ở trong tâm, trong trái tim Người, quantrọng nhất là phải bằng hành động thiết thực, cụ thể Chính ham muốn tột bậc cóchiều sâu văn hóa, lịch sử của Hồ Chí Minh gần gũi với nhận thức, suy nghĩ củanhân dân, có sức lan tỏa rộng và tác động đến lương tri làm người có ích cho đấtnước, dân tộc.
Là lãnh tụ của dân tộc, Người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minhnhận thức rất rõ trách nhiệm của cá nhân: Lo cho dân, cho nước từ những việclớn đến việc nhỏ, từ việc tìm đường cứu nước, xây dựng, phát triển mọi mặt xãhội, đến việc tương, cà, mắm, muối để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu nhất củadân, để mọi người có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành, có điều kiện khámchữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Trên đất nước này, nếu nước nhà chưa đượcthống nhất, Bắc, Nam còn bị chia cắt, một bộ phận đồng bào còn bị đọa đày, lầmthan, nô lệ thì Người còn cảm thấy đau đớn khôn nguôi; nếu có một người ViệtNam còn đói, rét, dốt, bệnh tật thì Hồ Chí Minh cho rằng mình chưa hoàn thànhtrách nhiệm, còn có lỗi với đồng chí, đồng bào Người đau nỗi đau chia cắt đấtnước, vui, buồn cùng với nhân dân, sẵn sàng hy sinh đời sống riêng tư mà ở đời
ai cũng cần phải có Hồ Chí Minh không có gia đình riêng, nhưng Người coiViệt Nam là đại gia đình của Bác; thanh, thiếu niên, nhi đồng là con cháu; phụlão Việt Nam là anh em; phụ nữ Việt Nam là chị em của Bác Hồ Chí Minh gắn
bó với đồng bào theo đúng nghĩa anh em, chị em, con cháu và thật sự Người cótình cảm, trách nhiệm với họ như những người ruột thịt Trả lời một nhà báo nữnước ngoài (14-7-1969), Hồ Chí Minh bộc bạch hết tâm can của mình: "Đồngchí muốn biết tình cảm của tôi đối với miền Bắc và đối với miền Nam phải
Trang 15không? Tôi yêu đồng bào ở miền Bắc cũng như yêu đồng bào ở miền Nam Tôihiến cả đời tôi cho dân tộc tôi Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổriêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thìthành nỗi đau khổ của tôi"[4].
Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn day dứt với một suy nghĩ:Người chưa làm tròn nghĩa vụ cách mạng với dân, với nước Vì thế, Hồ ChíMinh từ chối mọi danh hiệu, phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước, nhândân, bạn bè quốc tế dành riêng cho Người Năm 1963, khi biết tin Quốc hội địnhtrao tặng Người Huân chương Sao vàng cao quý, Hồ Chí Minh đã phát biểu rấtchân thành: "Tôi vừa nhận được một tin tức làm cho tôi rất cảm động và sungsướng Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao vàng, Huânchương cao quý nhất của nước ta Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội Nhưng tôixin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy Vì sao? Vì Huân chương
là để tặng thưởng người có công huân; nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứngđáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội".[5] Và Người mong muốn: "Chờđến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình, thống nhất, Bắc -Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôiHuân chương cao quý Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng".[6] HồChí Minh bao giờ cũng muốn niềm vui riêng của Bác hòa trong niềm vui chungcủa toàn dân tộc
Nói là làm, Hồ Chí Minh dồn hết tâm lực, trí tuệ để lãnh đạo nhân dân xâydựng, phát triển đất nước, làm cho Việt Nam trở nên giàu mạnh, hùng cường,sánh vai với các cường quốc năm châu Người rất tự hào về lẽ sống ở đời và làmngười, mục đích cuộc đời mà mình đã lựa chọn và đi trọn đến cùng để thực hiệnmục đích đó; nhưng Người vẫn còn hối tiếc vì quỹ thời gian quá ngắn để Ngườikhông còn có thể làm được nhiều hơn nữa cho nước, cho dân Trong Di chúc, Hồ
Trang 16Chí Minh viết: "Về việc riêng - suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc,phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôikhông có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơnnữa, nhiều hơn nữa" Và điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh: "ToànĐảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sựnghiệp cách mạng thế giới" cũng là hướng về tương lai chung của đất nước, tiền
đồ và con đường phát triển của dân tộc
Tấm gương đạo đức vì dân, vì nước Hồ Chí Minh trong sáng như
pha lê, không hề có một vết gợn, có sức truyền cảm mạnh mẽ và lay động
nhiều thế hệ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, mỗi người
Việt Nam, trên cương vị của mình, dù sống và làm việc ở đâu, bao giờ
cũng phải biết rằng, chúng ta có chung một Tổ quốc yêu dấu, có một đồng
bào anh hùng, dũng cảm, nhân nghĩa, thủy chung nhưng còn lam lũ, đói
nghèo, đang tự vượt lên khẳng định mình trong cộng đồng quốc tế để
chung tay, góp sức xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh Nếu được vậy, chúng ta đã thực hành đạo lý ở đời và làm
người của Bác: Vì nước, vì dân; yêu nước, thương dân
3 Hành trang ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh
Trước ngày 2 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành bàn với một số ngườibạn thân về chuyến đi ra nước ngoài Anh nói: “tôi muốn đi ra nước ngoài, xemnước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở vềgiúp đồng bào chúng ta Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm,
ví như khi đau ốm Anh muốn đi với tôi không”? Khi người bạn hỏi lấy đâu ratiền mà đi, anh Thành vừa nói vừa giơ hai bàn tay: “Đây, tiền đây chúng ta sẽlàm việc Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi”.[7]Đôi bàn tay cũng
Trang 17chính là hành trang không kém phần quan trọng xuyên suốt trong cuộc hànhtrình của Người Thấm đượm chủ nghĩa yêu nước, truyền thống cách mạng củaquê hương, được sự vun trồng chăm sóc, nuôi dưỡng, khích lệ của truyền thốnggia đình cùng với sự ham học hỏi và sự nỗ lực cao độ của cả trí tuệ và sức lực đãthôi thúc người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứunước, cứu dân Đó cũng là một hành trang hết sức quan trọng để Người lênđường.
4 Hành trình ra đi tìm đường cứu nước (1911-1941):
4.1 Hành trình ra đi tìm đường cứu nước (1911-1923)
4.1.1 Thoạt đầu trên đất Pháp (1911 - 1912)
Cuộc hành trình ngày 2 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành xin làmviệc ở tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, một tàu lớn vừa chở hàng vừa chở khách củahãng Năm Sao đang chuẩn bị rời Cảng Sài Gòn đi Mác Xây, Pháp
Ngày 3-6-1911, một thủy thủ của tàu Amiran Latusơ Tơrêvin dẫn NguyễnTất Thành, với tên mới là Văn Ba, lên tàu gặp thuyền trưởng Maixen (Maisen)
Trang 18Ngày 5-6-1911, tàu Amiran Latusơ
Tơrêvin rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) đi
Mácxây (Marseille), mang theo một người
thanh niên Việt Nam đầy lòng yêu nước,
thương dân, ôm ấp một hoài bão lớn lao: tìm
hiểu nền văn minh của thế giới, ra sức học hỏi
để về giúp nước Một giai đoạn mới, một
bước ngoặt mới mở ra trong cuộc đời người
thanh niên Ấy, với mong muốn học hỏi
những tinh hoa và tiến bộ từ các nước
phương Tây Về mục đích ra đi của mình,
năm 1923 Người đã trả lời một nhà báo Nga
rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên
tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Tôi rất muốn làm quenvới nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữấy”[8] Một lần khác, trả lời nhà văn Mỹ Anna luy Xtirông, Người nói: Nhân dânViệt Nam, trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường hỏi nhau ai làngười giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp Người này nghĩ là Nhật,người khác nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ Tôi thấy phải đi ra nước ngoàixem cho rõ Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi
Trong khoảng thời gian làm việc trên tàu, có một lần ông Bùi QuangChiêu kỹ sư canh nông người Việt vào quốc tịch Pháp, đi vé tàu hạng nhất cùngvới gia đình sang Pháp du lịch, trông thấy anh Thành liền gọi anh lại bảo : « Tạisao con lại làm cái nghề khó nhọc này ? Bỏ nghề này đi Con nên chọn một nghềkhác, danh giá hơn ».Không, anh Thành đã chọn cách đi riêng của anh Lao độngđối với anh là phương tiện để đi tìm chân lý Sự nghiệp của anh bắt đầu bằng đôi
Công việc phụ bếp của Nguyễn Tất Thành trên tàu Lautuso Towrrevin
1911
Trang 19bàn tay trắng Nhưng đôi tay sẽ làm nên tất cả, bất chấp gian nguy và khổ cực,bất chấp sóng dữ và những chân trời xa lạ không có người quen Người thanhniên có chí lớn và sự táo bạo ấy cũng là người Việt Nam yêu nước đầu tiên tựdấn mình vào con đường « vô sản hóa » Tuổi trẻ, khi tình yêu Tổ quốc đã bùnglên, bao giờ cũng đẹp, đầy dũng khí và niềm tin Anh Thành lăn mình vào cuộcsống của quần chúng vô sản chính là đang tạo ra cho lòng anh mảnh đất thuận lợicho giác ngộ giai cấp nẩy mầm.
Ngày 8/6, tàu tới Xin-ga-po thuộc địa Anh Ngày 14/6, tàu tới Cô-lôm-bô,lại thuộc địa Anh Ngày 30/6, tàu tới Po Xa-ít, vẫn thuộc địa Anh Thời ấy mặttrời không bao giờ lặng trên đế quốc Anh Ngày 6/7, tàu cập bến Đa-răng trongcảng Mác-xây Đây là đất Pháp đầu tiên mà anh trông thấy và đặt chân lên, nơiđầu tiên trông đời anh thấy có những người Pháp gọi anh bằng «ông » Một ngày
ở lại Mác-xây, đi thăm phố xá, anh Ba nhận xét : Thì ra, người Pháp ở bên Phápkhông ác như thực dân Pháp ờ Việt Nam Thì ra, bên Pháp cũng có người nghèonhư bên ta Sau một thời gian ngắn ở đây, nhà yêu nước trở lại tàu đô đốcLatouche-Tréville Rồi con tàu rời tới Le Havre, Dunkirk và trở lại Marseille 3tháng sau đó Nguyễn Tất Thành đã viết một lá thư cho Tổng thống Cộng hòaPháp, xin được tham dự Trường Thuộc địa (Colonial) với tư cách là một thực tậpsinh Trường này được thành lập vào năm 1889 để đào tạo các quan chức chínhphủ đảm nhiệm các vị trí ở Đông Dương khi đó Nguyễn Tất Thành nuôi hi vọngđây có thể là con đường hướng tới tự do ở đất nước mình Trong khi chờ câu trảlời, Nguyễn Tất Thành trở lại Sài Gòn, với hi vọng được gặp cha Nhưng mọi nỗlực tìm kiếm cha đều thất bại Các anh chị em đã tham gia phong trào phảnkháng vũ trang và chị gái đã bị binh lính thực dân bắt hai lần Cha của NguyễnTất Thành cũng bị bắt giam năm 1912 và khi được thả ông bị người Pháp vẫntiếp tục theo dõi
Trang 204.1.2 Hành trình trên đất nước Mỹ và Anh (1912 - 1917)
Đầu tháng 12 năm 1912, Người sang Hoa Kỳ Giữa tháng 12 năm 1912,Nguyễn Tất Thành tới nước Mỹ, từ New York, ông viết thư cho Khâm sứ Trung
Kỳ nhờ tìm địa chỉ cha mình và muốn xin cho người cha một công việc Thư nàyông ký tên là Paul Tất Thành
Cùng với việc lao động kiếm sống, Người dành phần lớn thời gian cho họctập, nghiên cứu cách mạng tư sản Mỹ năm 1776 nước Mỹ, nơi sinh ra bảnTuyên ngôn độc lập năm 1776 với những lời bất hủ: « Tất cả mọi người sinh rađều có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạmđược; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưucầu hạnh phúc ».[9] Nhưng anh nhanh chóng nhìn thấy phía sau tượng thần Tự Do
ở lối vào cảng Niu-oóc là tôi ác man rợ của chủ nghĩa đế quốc Mỹ Anh đi làmthuê ở Brúc-clin và anh thường xuyên đến thăm khu người da đen ở Hác-lem.Anh vô cùng xúc động trước điều kiện sống của người da đen và anh phẫn nộđến cùng cực trước hành động hung ác của bọn phân biệt chủng tộc Mỹ Chủnghĩa tư bản đã làm sống lại chế độ nô lệ ngay trên nước Mỹ, và người da đen
mà anh được tận mắt thấy phải chịu những nổi thống khổ ghê gớm về tinh thần
và vật chất Anh quan tâm đến số phận của màu da có nhiều đau khổ ấy
Hình ảnh bọn đế quốc tra tấn, hành hạ người da đen làm anh không baogiờ nguôi căm giận: một đám đông người da trắng lôi ra một người da den, xôđẩy, đấm đá, giày xéo, đánh đập, chửa rủa, trói người da den vào gốc cây, tướidầu xăng vào người, bẻ dần từng chiếc răng và móc mắt người đó, gí miếng sắtnung đỏ vào lưỡi rồi châm lửa đốt Người da đen bị nướng chín, thui vàng, cháythành than trong tiếng vỗ tay reo hò của bọn giết người Những người da trắngnào dám bên vực người da đen cũng bị đối xử tàn nhẫn như thế Anh Ba phảithốt lên: « Văn minh là như vậy đó sao ! » Anh thông cảm vô cùng với những
Trang 21người da đen, giống người bị áp bức và bóc lột nặng nề nhất Anh đi đến kếtluận: tất cả bọn đế quốc đều phản động và tàn ác.
Anh đi với một tư duy sâu sắc và cuộc khảo sát phong phú ấy vào buổiđầu thế kỷ là vốn quý của anh và cũng là của cách mạng Việt Nam Anh đã nhìnthấy biết bao nhiêu đất nước và cuộc sống khác nhau, biết bao nhiêu màu da vànỗi khổ khác nhau Vào tuồi 25, anh đã là người đi nhiều nhất trong những ngườiViệt Nam ở bất cứ thời nào Anh đi cho Dân tộc và Dân tộc qua anh nhích gầnđến thế giới và loài người Những chặng đường anh đi vào thời điểm ấy là lịch
sử cả một thế giới đang chuyển động mạnh Sau khi ở Hoa Kỳ một năm (cuối1912-cuối 1913), Người từ Mỹ trở về Anh, Nguyễn Tất Thành rời Boston và đếnLondon Công việc đầu tiên của Nguyễn Tất Thành tại đây là quét dọn tuyết tạimột trường học, nhưng do không thể chống chọi được với cái giá lạnh đóng băngtrong suốt nhiều giờ, Thành đã tìm một công việc khác, đó là làm than Nhưngcông việc này thậm chí còn cực nhọc hơn công việc trước, phải ở trong tầng hầmtối, nóng kinh hoàng từ sáng sớm cho tới đêm khuya Câu chuyện được kể lạitheo tư liệu sưu tầm của nhà báo Hồng Hà trong quyển sách “Thời thanh niêncủa Bác Hồ” và theo lời kể của ông Nam, ông từng là thành viên trong Ban chấphành Công đoàn cứu quốc hải ngoại và từng là bạn thân của Bác suốt nhữngngày họ cùng làm việc tại tiệm ăn Các-tơ-tông nổi tiếng của Luân Đôn bấy giờ
Sau hàng tháng trời lênh đênh trên biển khơi, anh Ba đến Mác-xây rồi tới
Lơ Havrơ Sau đó, anh lại theo con tàu của hãng Năm Sao tiếp tục hành trình đếnĐông Dương, vòng quanh châu Phi rồi lại sang Mỹ
Vào cuối năm 1913, Bác Hồ lúc này lấy tên Nguyễn Tất Thành đã rời Mỹsang Anh “Người lên bộ đi kiếm việc làm ở Luân Đôn Nhưng dường như thànhphố nhiều sương mù ấy không ưu đãi anh Để sống giữa những ngày đông buốtrét nhất, anh phải đi cào tuyết cho một trường học Hai ngày sau, anh phải