Đặt vấn đề nghiên cứu kịch Lưu Quang Vũnhư là một loại hình dụ ngôn văn học, chúng tôi muốn thể nghiệm một hướng tiếpcận mới khi phân tích, tìm hiểu các sáng tác kịch của người nghệ sĩ t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
BÙI HẢI YẾN
KỊCH LƯU QUANG VŨ - MỘT LOẠI HÌNH DỤ NGÔN VĂN HỌC
Chuyên ngành : Lí luận văn học
Mã số : 62.22.01.20
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH Nguyễn Nghĩa Trọng
HÀ NỘI - 2018LỜI CAM ĐOAN
Trang 2- Những số liệu và tài liệu được trích dẫn trong đây là trung thực;
- Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã đượccông bố trước đó
Tôi chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình
Trang 3trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, đặc biệt làcác thầy cô trong Tổ bộ môn Lí luận văn học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,PGS.TS Lưu Khánh Thơ (Viện Văn học) bởi những chỉ bảo, góp ý và cả việc cungcấp cho tôi những tài liệu quý giá trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiệnluận án
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Hải Phòng, các thầy cô, đồngnghiệp trong khoa Ngữ văn & Địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trongthời gian tôi được cơ quan cử đi làm Nghiên cứu sinh Nhờ đó, tôi mới có thể hoànthành luận án đúng thời hạn
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới gia đình, những người thân,bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập vànghiên cứu
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận án
Bùi Hải Yến
Trang 4Đất nước thống nhất, hòa bình lập lại, nhưng những con người nhỏ bé của một quốc gia
“nhược tiểu” thời hậu chiến vẫn chật vật bao nỗi trên con đường kiếm tìm hạnh phúc, dù là một thứ hạnh phúc rất giản đơn Tái hiện số phận con người trong quá trình đấu tranh giành lấy hạnh phúc ấy, các kịch bản của Vũ dồn sức nặng vào việc miêu tả sự đối đầu giữa đám đông nghèo khổ bất hạnh bị chà đạp với những kẻ có chức quyền, có tiền…Qua những câu thoại sâu sắc, hóm hỉnh, lối xây dựng xung đột và cách giải quyết xung đột dựa trên tinh thần dân chủ và nhân văn triệt để, các vở kịch của Lưu Quang Vũ đã chiều lòng được cả những độc giả/ khán giả khó tính Không chỉ xoa dịu sự căng thẳng, giải tỏa niềm uất ức của số đông công chúng trong khoảng thời gian ngắn ngủi vài tiếng đồng hồ của vở diễn, các vở kịch của Lưu Quang Vũ còn khẳng định một niềm hy vọng không hề mơ hồ, ảo tưởng về niềm bác ái,
sự công bằng trong cuộc đời Niềm tin vào sự chiến thắng của lẽ phải, dẫu xa xỉ nhưng luôn được tác giả cổ vũ như là động lực nâng đỡ con người trên bước đường đi tới 106
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.Trong hệ thống thể loại văn học, kịch (văn học kịch/ kịch bản văn học) làmột loại hình văn học đặc biệt vừa thuộc về nghệ thuật ngôn từ, vừa là một bộ phậnhợp thành của nghệ thuật sân khấu Không những thế, xét về đặc điểm loại hình, cảHegel và Bielinski đều khẳng định rằng, kịch là sự tổng hợp cả hai phương thức tự sự
và trữ tình nhưng không phải là sự cộng gộp giản đơn của các yếu tố tự sự và trữ tình
Ở Việt Nam, kịch là loại hình có số phận khá đặc biệt so với trữ tình (thơ) và
tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết), ở chỗ nó là loại hình “nhập ngoại” hoàn toàn, mangmàu sắc Âu Tây nhất, không có trong truyền thống văn học của nước ta trước đó(dù rằng các tình huống mang tính kịch cũng đã xuất hiện trong các vở tuồng, chèocủa sân khấu truyền thống từ trước thế kỉ XX), trong khi trữ tình và tự sự là nhữngloại hình có lịch sử hàng nghìn năm Do đó, trong hầu hết các công trình nghiên cứuvăn học một cách quy mô và toàn diện, kịch bao giờ cũng được giới thiệu như mộtthể loại trẻ nhất của nền văn học quốc ngữ Nghiên cứu về kịch, vì thế, có khả nănggóp phần làm tường minh các vấn đề về đặc trưng thể loại dưới nhiều góc độ khácnhau: cả văn học và sân khấu, cả tự sự lẫn trữ tình, cả truyền thống lẫn hiện đại
Và dù khó khăn, phức tạp nhưng hướng nghiên cứu như vậy hứa hẹn sẽ đem lạinhững đóng góp nhất định nếu được tiến hành một cách nghiêm cẩn
Là một nhà thơ, nhà văn khá thành danh trước khi “bén duyên” và tạo đượcnhững thành công để đời với kịch, Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) ngay khi vừa xuấthiện đã tạo thành một “hiện tượng” trên sâu khấu kịch nói thời bấy giờ, và đến nay,
dù đã đi xa chúng ta gần ba mươi năm, sức ảnh hưởng của ông vẫn bao trùm sân khấukịch đương đại qua sự thành công của các vở diễn liên tiếp được phục dựng lại nhữngnăm gần đây Tính đến nay, đã có không ít công trình nghiên cứu, phê bình về cácsáng tác thơ, văn, kịch nghệ của Lưu Quang Vũ, nhưng với gia tài vô giá mà ông đểlại, đặc biệt là với gần năm mươi vở kịch đã góp phần hình thành nên diện mạo mớicủa nền kịch nghệ nước ta thì việc tìm hiểu thấu đáo vẫn hứa hẹn đem đến nhữngphát hiện mới Nghiên cứu kịch của Lưu Quang Vũ, theo chúng tôi, chưa bao giờ mất
đi tính “thời sự” Mạnh dạn suy nghĩ theo hướng đó, chúng tôi chọn đề tài “Kịch Lưu Quang Vũ – một loại hình dụ ngôn văn học” làm hướng đi cho luận án của mình.
Trang 62 Dụ ngôn là một khái niệm còn khá xa lạ trong nghiên cứu văn học ở nước
ta, tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, nó lại là một thuật ngữ quan trọng cầnđược minh định và không được đánh đồng hay cộng gộp với bất kỳ thuật ngữ vănhọc nào khác dù gần gũi Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy những nghiên cứu vềsáng tác kịch nói chung và kịch Lưu Quang Vũ nói riêng trước nay thường tập trungtheo hướng phân tích các đặc trưng loại hình, từ đó phát hiện và khẳng định nhữngđặc điểm của đối tượng nghiên cứu trên các phương diện: nội dung (giá trị tư tưởng;chiều sâu triết lý, triết luận, tính thời sự, chủ đề, môtip ) và hình thức (hành độngkịch, xung đột, nhân vật, ngôn ngữ ) Đặt vấn đề nghiên cứu kịch Lưu Quang Vũnhư là một loại hình dụ ngôn văn học, chúng tôi muốn thể nghiệm một hướng tiếpcận mới khi phân tích, tìm hiểu các sáng tác kịch của người nghệ sĩ tài hoa và nhiềutrăn trở này, chỉ ra những đặc điểm và tính chất dụ ngôn độc đáo trong kịch của Vũcũng như vai trò của chúng trong việc tạo nên giá trị lâu bền cho những tác phẩmkịch của ông
3 Lưu Quang Vũ là một trong hai tác gia kịch của Việt Nam có tác phẩmđược chọn đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Trung học cơ sở (trích đoạn “Tôi
và chúng ta” – Sách Ngữ văn 9) và Trung học Phổ thông (trích đoạn “Hồn Trương
Ba, da hàng thịt” – Sách Ngữ văn 12) Điều này cho thấy tính chất tiêu biểu, đại
diện của ông cho nền văn học kịch nước nhà Nghiên cứu kịch Lưu Quang Vũ, vìthế, không chỉ có tác dụng đóng góp cho đời sống nghiên cứu văn học mà còn cógiá trị tham khảo rất lớn với những người “mê” kịch của ông và người học ở nhiềubậc học Không chỉ vậy, từ thực tế chương trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trườngPhổ thông vài năm trở lại đây đang ngày càng chú trọng phát triển năng lực nghịluận xã hội của học sinh, việc nghiên cứu những vở kịch có tính dự báo, tính thời sự
“nóng hổi” và tính dụ ngôn tiêu biểu như của Lưu Quang Vũ là một việc làm có ýnghĩa thực tiễn lớn lao Giá trị tư tưởng và ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, cộng với mộtlối viết dụ ngôn đa nghĩa và đầy ám gợi, kích thích lối suy nghĩ mở rộng nhiềuchiều đem đến cho kịch Lưu Quang Vũ vai trò rất lớn trong việc giáo dục đạo đức
và hình thành lý tưởng sống cho thanh thiếu niên, đặc biệt trong bối cảnh mà người
ta đang nói nhiều đến vấn đề vi phạm chuẩn mực đạo đức, phai nhạt lý tưởng sống
và việc đề cao lối sống vị kỷ cá nhân tồn tại trong một bộ phận không nhỏ của xãhội Vô số tin tức mà chúng ta đang nghe hàng ngày về tình trạng tham ô, hối lộ, về
Trang 7những vị lãnh đạo thụt két công ty hay làm ăn tắc trách gây thất thoát công quỹhàng nghìn tỷ đồng, về những người vô tội được tòa án xin lỗi sau nhiều năm chịu
tù oan, các vụ việc cha con đưa nhau ra tòa vì tranh đoạt tài sản, hay những ngườitốt tình nguyện hiến xác cho khoa học, đem lại sự sống cho nhiều người khác vui
có, buồn có, ngợi ca không ít, lên án cũng rất nhiều, tất cả những trạng huống phứctạp của nhân sinh ấy đã từng xuất hiện trong hầu khắp các vở diễn của Lưu Quang
Vũ, đem lại vinh quang nhưng cũng gây không ít sóng gió cho tác giả của chúng
4 Chọn một tác giả đã quá quen thuộc để nghiên cứu, chúng tôi gặp nhiều
thách thức hơn là thuận lợi Nhưng cũng từ những thách thức đó mà mở ra chochúng tôi không ít cơ hội Vả chăng, trước một đối tượng đã cũ nhưng chúng ta biếttiếp cận theo hướng mới, phát hiện ra những vấn đề mới để nghiên cứu thì thànhquả đạt được lại càng đáng trân trọng
Mượn lời của một nhân vật trong vở kịch “Người trong cõi nhớ”, Lưu Quang
Vũ đã nói về sự sống chết như sau: “Con người tồn tại ở ba cõi Đó là thế giới của
những người đang sống và cõi lặng im Cõi thứ ba: Cõi của những người đang sống trong trí nhớ của người khác, những người không bị lãng quên”[PL10], nói như
vậy, Lưu Quang Vũ vẫn luôn là “người trong cõi nhớ” của mỗi chúng ta Nghiên cứu
di sản ông để lại là một hình thức “đối thoại” với một hiện tượng văn hóa độc đáo vàtìm kiếm những đồng vọng đa chiều
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Với việc chọn đề tài “Kịch Lưu Quang Vũ – một loại hình dụ ngôn văn học”,chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của luận án là những biểu hiện của kịchLưu Quang Vũ như một loại hình dụ ngôn Cụ thể, luận án sẽ tập trung nghiên cứucác chủ đề dụ ngôn, các phương thức giao tiếp dụ ngôn trong kịch Lưu Quang Vũtrên cơ sở chứng minh và khẳng định dụ ngôn như là một chiến lược giao tiếp bằngvăn học và Lưu Quang Vũ có lí do để lựa chọn cơ chế giao tiếp này trong khi sángtác các vở kịch để đời của mình
2.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận án là hơn ba mươi vở kịch xuất sắc nhất củanhà viết kịch Lưu Quang Vũ (có phụ lục danh sách kèm theo) Trong quá trình triểnkhai các luận điểm, chúng tôi cũng sẽ tiến hành nghiên cứu một số vở kịch của các
Trang 8tác giả cùng thời, trên cơ sở so sánh, đối chiếu để tìm ra những nét riêng độc đáotrong việc thể hiện tính chất dụ ngôn trong thi pháp kịch của Lưu Quang Vũ.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Chọn đề tài “Kịch Lưu Quang Vũ – một loại hình dụ ngôn văn học” để tiếnhành nghiên cứu, chúng tôi muốn khẳng định kịch Lưu Quang Vũ là một loại hình
dụ ngôn văn học, đồng thời làm sáng rõ những khía cạnh độc đáo trong kịch LưuQuang Vũ với tư cách là loại hình diễn ngôn dụ ngôn Trên cơ sở đối sánh với tácphẩm của các nhà viết kịch cùng thời, phát hiện nét riêng biệt, độc đáo trong kịchLưu Quang Vũ, qua đó, lý giải “hiện tượng” Lưu Quang Vũ trong lịch sử văn học
và lịch sử sân khấu Việt Nam
Để đạt được những mục đích đề ra, chúng tôi đặt ra ba nhiệm vụ cơ bản cần giảiquyết trong luận án, gồm:
1/ Hệ thống hóa, giới thiệu lí thuyết dụ ngôn trên cơ sở làm sáng tỏ các luậnđiểm: các quan niệm chung về dụ ngôn; dụ ngôn là một chiến lược giao tiếp văn học.Xuất phát từ thực tế rằng lí thuyết về dụ ngôn hầu như chưa được dịch thuật, nghiêncứu ở trong nước, bằng những nỗ lực nghiên cứu các tư liệu tiếng nước ngoài (cả tàiliệu gốc và một số tài liệu đã chuyển ngữ), chúng tôi cố gắng khái quát hệ thống lýthuyết về dụ ngôn – một kiểu lời nói, một thể loại văn học độc đáo và là một loại hìnhdiễn ngôn đặc trưng của văn học
2/ Chứng minh sự lựa chọn loại hình sáng tác của Lưu Quang Vũ và lý giải sựthành công của ông với kịch là do xuất phát từ dụng ý nghệ thuật của tác giả Căn cứtrên ý nghĩa giao tiếp trực tiếp và mục đích giáo dục của kịch với tư cách là một loạihình có khả năng tích hợp dụ ngôn mạnh mẽ mang lại, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo ranhững vở kịch dụ ngôn để nói được nhiều hơn, xới lên cả những vùng “húy kỵ” mànhiều người khác kiêng dè
3/ Chỉ rõ các chủ đề và những phương thức giao tiếp dụ ngôn trong kịch LưuQuang Vũ (hệ thống phân vai phát ngôn và vai hành động; biểu tượng - phương thứcchuyển nghĩa độc đáo của lời nói)
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đề ra, chúng tôi sử dụng phối kết hợp một sốphương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Trang 9- Phương pháp nghiên cứu loại hình: khảo sát, tiếp cận đối tượng từ góc
nhìn của loại hình kịch; phân xuất, chia tách đối tượng theo những đặc điểm cấutrúc của loại hình dụ ngôn; từ đó áp dụng vào một đối tượng nổi bật, cụ thể, làkịch của Lưu Quang Vũ
- Phương pháp luận của lý thuyết diễn ngôn và ký hiệu học văn hóa: phân
tích, lý giải và chứng minh kịch Lưu Quang Vũ là một loại hình diễn ngôn dụ ngôn,đồng thời phân tích một số biểu tượng nổi bật trong kịch Lưu Quang Vũ đóng vaitrò như những phương thức chuyển nghĩa độc đáo trong giao tiếp dụ ngôn
- Phương pháp so sánh: trên cơ sở so sánh, đối chiếu các đối tượng để làm rõ
những tương đồng và khác biệt giữa dụ ngôn và ngụ ngôn, giữa kịch Lưu Quang Vũ vớikịch của các tác giả khác (trước hoặc cùng thời), đồng thời tìm kiếm sự liên hệ giữa cácsáng tác của cùng tác giả Lưu Quang Vũ từ thơ, truyện ngắn đến kịch
- Phương pháp nghiên cứu thi pháp thể loại: bên cạnh phương pháp nghiên
cứu loại hình, chúng tôi đồng thời áp dụng phương pháp thi pháp thể loại bởi nóiđến thi pháp là nói đến những hình thức mang tính quan niệm, “hình thức mang tínhnội dung” có sự gắn bó chặt chẽ, chuyển hóa qua lại với nội dung Sử dụng phươngpháp này, chúng tôi chứng minh rằng những đặc điểm thể loại và tính chất dụ ngônthể hiện trong kịch Lưu Quang Vũ như sự thể hiện các chủ đề dụ ngôn hay cácphương thức giao tiếp dụ ngôn đều bắt nguồn sâu sắc từ quan điểm, tư tưởng vànăng lực tư duy nghệ thuật của ông
Để hỗ trợ cho các phương pháp vừa nêu, chúng tôi còn sử dụng một số thaotác khác như: khảo sát, phân loại, thống kê, tổng hợp để những kết luận đưa ra cótính khoa học và thuyết phục
5 Những đóng góp mới của luận án
5.1 Về lí luận
Luận án giới thiệu, hệ thống hóa những kiến thức về dụ ngôn – một thể loạivăn học đặc thù, một chiến lược giao tiếp văn chương độc đáo Trước luận án này,các lý thuyết về dụ ngôn gần như chưa được dịch thuật, nghiên cứu tại Việt Nam.Thực tế đó đặt ra những yêu cầu về sự bổ khuyết cần thiết những kiến thức lý luận
về thể loại văn học độc đáo này, đem đến một tài liệu tham khảo đắc dụng chonhững đối tượng quan tâm nghiên cứu về sau
Trang 105.2 Về thực tiễn
Trên cơ sở xác lập hệ thống lý thuyết nền tảng, luận án thể nghiệm nghiêncứu một hiện tượng văn học tiêu biểu: kịch Lưu Quang Vũ Khác với các nghiêncứu trước đây, luận án của chúng tôi trình xuất một góc nhìn mới trong quá trìnhtiếp nhận những kịch bản văn học của Lưu Quang Vũ, đó là sự biểu hiện một cáchđậm đặc những đặc điểm và tính chất dụ ngôn trong kịch của tác giả này Cụ thể,
những phân tích về chủ đề dụ ngôn (nổi bật ở hai hệ chủ đề tưởng chừng mâu thuẫn
nhưng thống nhất trong tư duy nghệ thuật của Lưu Quang Vũ, đó là: sự tha hóa,băng hoại các giá trị đạo đức và chủ đề niềm tin vào cuộc đời, bao trùm một phổ rất
rộng từ nhân sinh, xã hội đến kinh tế, chính trị), hay về những phương thức giao tiếp dụ ngôn (qua hệ thống vai phát ngôn, vai hành động và biểu tượng) đưa lại
những luận chứng, luận cứ và nhiều kết luận mới về kịch Lưu Quang Vũ
6 Cấu trúc của luận án
Luận án được cấu trúc làm năm phần, gồm: Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Danhmục các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án và Thư mục thamkhảo Nội dung chính của luận án được triển khai thành bốn chương như sau:
Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2 Dụ ngôn – một chiến lược giao tiếp văn học
Chương 3 Chủ đề dụ ngôn trong kịch Lưu Quang Vũ
Chương 4 Phương thức giao tiếp dụ ngôn trong kịch Lưu Quang Vũ
Trang 11NỘI DUNGCHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lịch sử nghiên cứu kịch Lưu Quang Vũ
Sinh trưởng trong một gia đình giàu truyền thống nghệ thuật, Lưu Quang Vũsớm hình thành những tư chất nghệ sĩ đặc biệt cùng với một cá tính sáng tạo độc đáo.Rất nhanh sau những thể nghiệm văn chương đầu tiên, ông khẳng định tài năng trênnhiều lĩnh vực sáng tác: thơ (từ những năm 60), truyện ngắn (từ những năm 70), bénduyên với kịch đầu thập niên 80 của thế kỉ XX, và ở lĩnh vực nào ông cũng đạt đượcnhững thành công nhất định Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ đã
phản ánh những giai đoạn bước ngoặt của lịch sử dân tộc: chiến tranh (giai đoàn nửa sau của cuộc kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh biên giới 1979) – độc lập dân tộc
và thống nhất đất nước – hậu chiến, tái thiết đất nước (trước nguy cơ thù trong, giặc ngoài) – đổi mới Trước những biến chuyển mạnh mẽ của lịch sử, chính trị và xã hội
trong những thập niên sau 70 của thế kỷ XX, là một hình thái ý thức xã hội thẩm mỹ,văn học nghệ thuật rất tích cực theo kịp thời cuộc, và ở một chừng mực nào đó, đãphản ánh được khá rõ nét không khí của thời đại Đặt trong tình hình chung ấy, nhữngsáng tác của Lưu Quang Vũ, đặc biệt là kịch, từ tác phẩm đầu tiên đã gây được tiếngvang và ngay lập tức trở thành đề tài thu hút những nhận định, đánh giá từ giớichuyên môn cùng độc giả, khán giả cả nước
Đại hội Đảng VI (12/1986) là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự “đổi mới” vềlập trường tư tưởng, chính trị, văn hóa và đời sống xã hội Việt Nam Đời sống vănnghệ, ở tất cả các khâu từ sáng tác, truyền bá đến nghiên cứu, tiếp nhận cũng tíchcực chuyển mình Những sáng tác của Lưu Quang Vũ vốn đã nhất quán ngay từ đầunhưng những nhận định, đánh giá về kịch của ông thì dường như có sự phân hóakhá rõ Trong không khí đổi mới, cởi mở và tự do hơn, những nhận định về một
“hiện tượng” nổi bật như thế cũng có nhiều thay đổi phức tạp Đây là lí do chúng tôichọn mốc 1986 để phân chia khi tìm hiểu lịch sử nghiên cứu kịch của Lưu Quang
Trang 12Vũ, dẫu biết rằng, sự phân chia như vậy không thể tránh khỏi tính tương đối, bởi lẽ,những dấu hiệu về sự đổi mới đã manh nha từ vài năm trước đó.
1.1.1 Nghiên cứu kịch Lưu Quang Vũ trước năm 1986
Sau thành công đầu tiên trên sân khấu kịch với vở kịch lịch sử viết lại “Sống mãi tuổi mười bảy” (viết chung với đạo diễn Phạm Thị Thành, công diễn và đạt Huy chương Vàng tại Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1980) người ta bắt đầu biết
đến một “kịch sĩ” Lưu Quang Vũ, bên cạnh một thi sĩ và văn sĩ trước đó Từ sự khởiđầu rất thuận lợi ấy, Lưu Quang Vũ chuyển mạnh sang địa hạt kịch Trong nhữngnăm sau đó, các kịch bản của ông liên tiếp ra đời và nhiều vở trong số đó nhanhchóng trở nên nổi tiếng khắp cả nước Giới lí luận, phê bình cũng chú ý đến kịchcủa ông nhiều hơn sau mỗi đóng góp như thế, tuy còn nhiều dè dặt
Năm 1981, tác giả Hồng Việt viết “Mùa hạ cuối cùng” trách nhiệm và niềm tin với tuổi trẻ (Tạp chí Sân khấu, số 5 + 6)[119] Năm 1982, Vũ Đình Phòng với bài viết Cái được và chưa được của “Cô gái đội mũ nồi xám” (Tạp chí Sân khấu, số
3)[59] trong khi chỉ ra ưu điểm lớn nhất của vở kịch là “đã nói về vấn đề ngày hômnay, đã đề cập đến một số vấn đề có thực: băn khoăn của lớp trẻ nên sống thế nào đểđạt tới hạnh phúc chân chính”, tác giả cũng thắng thắn nêu ra hạn chế của vở kịch ởchỗ “giá trị hiện thực còn ít ỏi”
Những bài viết về các vở diễn sau đó của Lưu Quang Vũ thường chỉ say sưatrong việc giới thiệu một nhà viết kịch mới với một vài phát hiện trong mỗi vở cụ thể
(Chẳng hạn: Vũ Đình Phòng viết “Nàng Sita” – Tạp chí Sân khấu, số 5-6[60]; Nguyễn Thị Minh Thái, “Người trong cõi nhớ” – Tạp chí Sân khấu, số 8[72]; Nguyễn Văn Niêm viết “Ông vua hóa hổ là ông vua nào” – Tạp chí Sân khấu, số 10 [57] )
Càng gần tới Đại hội VI, không khí đổi mới trở nên riết róng hơn, những bàiviết về kịch Lưu Quang Vũ cũng nói đúng, nói trúng hơn Năm 1985, tác giảNguyễn Thị Minh Thái gây ấn tượng mạnh với độc giả bằng hai bài phân tích về hai
vở kịch của Lưu Quang Vũ lần lượt là “Nguồn sáng trong đời, một vở diễn đẹp giản dị” (Tạp chí Sân khấu, số 3/1985)[71][73] và “Người trong cõi nhớ” (Tạp chí Sân
khấu số 8/1985)[72] Trong đó, ngòi bút nghiên cứu của bà tỏ ra đặc biệt sắc sảo ở
bài viết thứ nhất với những khẳng định: “Vở kịch (Nguồn sáng trong đời – BHY)
Trang 13nghiêng hẳn về khẳng định cái tốt đẹp, cao thượng trong tâm hồn con người mớihôm nay, như một bản tụng ca về ánh sáng”[73;tr.297] Cũng trong năm này còn
cần kể thêm bài viết của tác giả Vũ Quang Vinh với tựa “Tôi và chúng ta” hay sự khẳng định con người mới”(Tạp chí Sân khấu, số 6), trong đó tác giả khẳng định vở
kịch “đã xới lên được những điều mà mọi người đang quan tâm, chờ đợi vở kịchnhắm vào một mục đích cao cả và trọng đại của văn học nghệ thuật: đó là sự đấutranh để khẳng định hình tượng về những con người mới xã hội chủ nghĩa”[120]
1.1.2 Nghiên cứu kịch Lưu Quang Vũ từ năm 1986 đến nay
Sau Đại hội Đảng VI (12/1986), kịch Lưu Quang Vũ vốn trước đó chỉ đượccông diễn và tiếp nhận dè dặt nay trở thành cánh chim báo bão, thành chủ âm trongbản giao hưởng đổi mới của văn học nghệ thuật, phản ánh kịp thời và trung thànhnhững biến chuyển của thời đại Sân khấu Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam Ninh cùngnhiều tỉnh thành trong cả nước luôn sáng đèn Cứ nghe đến kịch của Lưu Quang Vũ
là người người, nhà nhà kéo đi xem chật kín rạp Cái tên “Lưu Quang Vũ” đã trởthành sự “bảo đảm” cho thành công của mỗi đêm diễn Có những vở được cả chụcđoàn tranh nhau dàn dựng, được công diễn liên tục nhiều tháng tại cùng một rạp,mỗi ngày tới ba, bốn suất diễn mà vẫn cháy vé Sau Hội diễn sân khấu toàn quốc
năm 1985, “Tôi và chúng ta” cùng với bốn vở đạt Huy chương vàng khác được ví
như “năm cỗ xe tăng” tấn công vào thị trường sân khấu miền Nam – thị trường vốnchỉ chuộng cải lương và kỳ thị với kịch miền Bắc Trước không khí tiếp nhận sôinổi ấy của công chúng, giới phân tích văn học nghệ thuật cũng hăng hái, xông xáohơn trong vai trò định hướng thẩm mỹ xã hội Ngày càng có nhiều bài phân tích giátrị về kịch của Lưu Quang Vũ
Ngày 4/2/1988, Ban Lý luận phê bình, Ban Nghệ thuật biểu diễn và Hội nghệ
sĩ sân khấu Việt Nam đã tổ chức hẳn một Hội thảo về vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Các ý kiến trong Hội thảo sau đó được tập hợp và đăng tải trên Tạp chí Sân khấu số 90/1988) Đa số các ý kiến tại Hội thảo đều cho rằng vở kịch đã thể
hiện sự đấu tranh không khoan nhượng với cái ác và cái xấu (ý kiến của DươngTường, Nguyễn Đức Lộc, Doãn Hoàng Giang ), Nguyễn Đức Lộc khẳng định:
Trang 14“Vở kịch đã đánh động vấn đề thời sự: không thể chắp vá tùy tiện một cách sai lầm,càng sửa chữa kiểu đó càng sai, càng khổ”.
Năm 1988, vài tháng sau tai nạn thảm khốc cướp đi Lưu Quang Vũ, XuânQuỳnh cùng con trai, với tình cảm của những người bạn, người đồng nghiệp gần gũidành cho người đã khuất, hai tác giả Vũ Hà và Ngô Thảo đã cho ra đời tác phẩm
“Lưu Quang Vũ - một tài năng, một đời người”, tập hợp những lời ai điếu, thể hiện
tình cảm xót thương, trân trọng của bạn bè văn nghệ sĩ dành cho người nghệ sĩ tài hoabạc mệnh trong tang lễ của ông Nhà thơ Tố Hữu đã gọi Lưu Quang Vũ là “nhà viếtkịch tài năng và dũng cảm”[31;tr.8] Nguyên Ngọc khẳng định những đóng góp củaLưu Quang Vũ là “một sự đóng góp hiếm có cho văn học, cho sân khấu đương đạichúng ta”[31;tr.9] Nhà thơ Phạm Tiến Duật nhớ về tài năng lớn Lưu Quang Vũ:
“Nếu không chỉ dừng lại ở các chi tiết khóc cười qua các tình tiết, cứ lắng lại màngẫm, thì thấy vở nào cũng có cái tâm lớn lao, cái thương người dồn nén sau những
câu chữ” (Dẫn theo [31;tr.25]) Nghệ sĩ nhân dân Dương Ngọc Đức – Nguyên Tổng
thư kí Hội Sân khấu Việt Nam nhận định: “sự hấp dẫn chủ yếu trong các kịch bản của
Vũ là tính chân thực Mới đọc kịch bản thôi, đã có thể tin ngay được Mặt khác kịch của Vũ cũng như con người ngoài đời của Vũ, rất có duyên Thêm nữa Vũ lại cũng
rất hóm”[31;tr.30] Là người bạn am hiểu về con người cùng tác phẩm của tác giả họ
Lưu, đồng thời là nhà phân tích nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp và sâu sắc, NgôThảo có căn cứ để khẳng định rằng: “Bóng rợp của tài năng Lưu Quang Vũ đã trùmlên che mát cho cả một vùng sân khấu rộng lớn trải theo chiều dài đất nước trong mộtthập niên”[31;tr.53], “Sự xuất hiện rực rỡ của một tài năng mới thực sự đã gây được
sự chú ý trong dư luận Điều đáng quý nhất là, trong khi sân khấu cả nước do nhu cầukiếm sống đã để cho những vở dã sử, ngoại sử, tích nước ngoài tràn ngập, thì hàngloạt vở đề tài hiện đại của Vũ được chuyển thể qua nhiều loại hình đã tạo nên một đốitrọng cần thiết”[31;tr.59] Ở một bài viết khác, Ngô Thảo thể hiện sự am tường đặcbiệt với kịch Lưu Quang Vũ thông qua việc khái quát một số khía cạnh đặc sắc trong
thi pháp kịch của ông như: phạm vi đề tài rộng rãi, phong phú, nhiều vẻ (cổ tích, dân gian; lịch sử, dã sử; lịch sử hiện đại và đặc biệt là đề tài hiện đại); “tính hiện đại trong
Trang 15chủ đề tư tưởng các vở diễn”,“tính thời sự, nhanh nhạy trong việc phản ánh các sự kiện đời sống” phổ vào những chi tiết có thực, cá biệt của đời sống một ý nghĩa phổ biến và có sức khái quát; “khả năng tạo tình thế kịch, xây dựng thế giới nhân vật”
trong đó có những nhân vật làm người xem khó quên, nghệ thuật xây dựng tính cáchnhân vật với những bước phát triển tâm lí đột biến, những điểm ngoặt trong tính cách
tạo ra những xen kịch bất ngờ, thú vị mà sâu sắc, ngay cả những nhân vật phụ cũng
có tính cách, cá tính và rất “sống” Bên cạnh những phát hiện đó, Ngô Thảo còn rất
tinh tế khi nhìn ra nét độc đáo trong “ngôn ngữ kịch” của Lưu Quang Vũ, thứ ngôn
ngữ “không chỉ tự nhiên, gọn, sáng sủa mà còn nhiều sức gợi nghĩ, nhiều lớp lang ýtứ” trong khi “nhược điểm phổ biến của kịch nói chúng ta hiện nay là tính đơn nghĩa,lời đối thoại chỉ nhằm mục đích dẫn ”[93;tr141-148]
Sau sự ra đi đột ngột của người nghệ sĩ đa tài họ Lưu, người ta viết nhiềuhơn, thể hiện những phân tích sâu hơn, kỹ hơn, tinh tế hơn về những vở kịch cũngnhư sự nghiệp của “cây bút vàng” làng kịch ấy
Năm 1989, nhà nghiên cứu sân khấu Tất Thắng trong khi điểm lại “Những nét nổi bật trên sân khấu 1988” (Tạp chí Văn học, số 1/1989) đã dành nhiều dòng trang trọng để khẳng định những đóng góp của kịch Lưu Quang Vũ và đánh giá cao tính dân chủ trong kịch của ông: “Tính dân chủ chính là sự thể hiện một nội dung nhân đạo của kịch Lưu Quang Vũ Cho nên mặc dù dấu ấn thời sự nóng bỏng còn để lại
khá đậm trong một số vở cuối cùng của anh, song nó không làm lấn át, làm lu mờ cái
hạt nhân nhân bản kia Và đó chính là giá trị cơ bản của kịch Lưu Quang Vũ.”[87].
Từ việc xác định “giá trị cơ bản” của kịch Lưu Quang Vũ là ở tính dân chủ, TấtThắng lí giải việc độc giả, khán giả thích xem kịch Lưu Quang Vũ không phải bởiông đã dùng những thủ pháp câu khách mang nặng tính hình thức chủ nghĩa, mà chủyếu vì trong các vở kịch của mình “anh (Lưu Quang Vũ) đã đứng về phía nhân dân
mà nói lên nguyện vọng sống còn nhất của họ”, đó là “nguyện vọng dân chủ”
Đáng kể nhất trong năm này là bài viết “Kịch Lưu Quang Vũ – những trăn trở về lẽ sống, lẽ làm người” của nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng (Tạp chí Văn
học, số 5/1989) Ngay từ tiêu đề bài báo, tác giả đã khẳng định những giá trị nội
Trang 16dung và tư tưởng chủ đạo toát lên từ các vở kịch của Lưu Quang Vũ Không phảingười nghiên cứu sớm nhất về kịch Lưu Quang Vũ nhưng có thể khẳng định PhanTrọng Thưởng là người nghiên cứu một cách có hệ thống nhất về tác gia văn học
này cùng với nhiều văn nghệ sĩ thời đó Trong công trình khá quy mô “Tác giả kịch Việt Nam”, nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng đã tổng kết rất xác đáng rằng:
“Cảm hứng chủ đạo trong kịch Lưu Quang Vũ là cảm hứng về con người, về cái đẹp, cái thiện Anh say sưa khám phá cuộc sống, khám phá thế giới tiềm ẩn, thế giới
cái tôi ở mỗi con người Khát vọng chính của anh là khát vọng hoàn thiện cuộcsống, hoàn thiện con người Cho nên vượt qua cả những đề tài có tính thời sự, kịch
của anh hướng tới những giá trị nhân đạo bền vững, lâu dài”[103;tr.61]
Năm 2001 đánh dấu sự ra đời của công trình công phu nhất, tập hợp nhiều
bài phân tích, đánh giá về Lưu Quang Vũ nhất: “Lưu Quang Vũ – tài năng và lao động nghệ thuật” Tác giả công trình - PGS.TS Lưu Khánh Thơ đã dày công sưu
tầm những bài nghiên cứu về tất cả các lĩnh vực sáng tác đa dạng của người anh tàihoa bạc mệnh từ sau ngày ông mất Cuốn sách tập hợp bốn mươi bài viết về LưuQuang Vũ trong đó có mười bài bàn trực tiếp đến kịch, ghi lại những phân tích khithì khái quát, khi thì cụ thể về một vở kịch, bên cạnh những phân tích về thơ vànhững kỉ niệm về ông trong lòng bạn bè văn nghệ sĩ, cụ thể:
Tác giả Huỳnh Như Phương trong bài “Những vần thơ thấm đẫm băn khoăn” nhận xét rằng: “Từ những bài thơ nặng trữu ưu tư và tâm sự cá nhân, Lưu
Quang Vũ đã đi đến những kịch bản kết hợp hài hòa giữa xung đột xã hội và xungđột nội tâm, giữa nghệ thuật tái hiện các quá trình lưu chuyển của đời sống với nghệthuật thể hiện các trạng thái của tính cách”[93;tr.108];
Cùng với việc chứng minh “Văn xuôi Lưu Quang Vũ – cầu nối giữa thơ và kịch”, nhà nghiên cứu Phong Lê nhất trí xem vốn sống là yếu tố cơ bản, hàng đầu
của sự thành đạt trong văn chương nói chung và trong trường hợp Lưu Quang Vũnói riêng Vốn sống là một khái niệm rộng, theo Phong Lê đó là sự tổng hòa củavốn sống trực tiếp (sự từng trải của mỗi cuộc đời) và vốn sống gián tiếp (tức là cái
Trang 17vốn đọc, học, hỏi, xem, nghe…) Ông cho rằng, “chính nhờ sự nhạy cảm đó, nhờvào sự thông minh trong nắm bắt đó, tóm lại nhờ có một cần ăn-ten mạnh và Vũ đãnhanh chóng tạo được một cái vốn lớn đủ cho trên năm mươi vở kịch, mà xem ra vởnào cũng đứng được”[93;tr.128];
Trong khi khẳng định có một “Kịch pháp Lưu Quang Vũ”, Phan Ngọc đồng
thời khẳng định rằng: “Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ này (thế kỉ XX)của Việt Nam, là một nhà văn hóa”[93;tr.149] Để chứng minh cho những nhận định
ấy, nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã phải nhờ đến sự giúp đỡ về mặt tư liệu từ hai ngườiđồng nghiệp thân thiết với Lưu Quang Vũ là đạo diễn Phạm Thị Thành và đạo diễnNguyễn Đình Nghi, và bằng những phân tích của mình, ông lập luận rằng:
“Vũ chỉ có một ham muốn: đấu tranh cho diện mạo và thân phận củanhững con người lao động nhỏ bé, hạnh phúc Vũ biến mọi đề tài thànhkịch: cổ tích, thần thoại, chuyện hàng ngày, chuyện chiến đấu Không aibằng Vũ trong biệt tài nêu lên cái muôn đời trong cái bình thường, biến cổtích, huyền thoại thành chuyện thời sự, dùng cái hư để nói cái thực, dùng cáithô lỗ để khẳng định cái cao quý Không ai đuổi kịp Vũ trong phê phán cáixấu, nhưng không có thành kiến, không có ác ý dụng tâm xấu nên những lờiphê phán được chấp nhận”[93;tr.153];
Tiếp tục khẳng định sự tâm huyết đặc biệt trong nghiên cứu kịch Lưu Quang
Vũ, Phan Trọng Thưởng chọn khai thác chiều sâu tư tưởng và xúc cảm thẩm mỹ khi
nghiên cứu “Phép ứng xử với cái chết trong kịch Lưu Quang Vũ” với suy nghĩ
rằng: “Hầu như ít vở kịch nào của Lưu Quang Vũ cái chết lại không được nhắc đến
Vì thế, tìm hiểu về cái chết trong kịch Lưu Quang Vũ cũng là tìm hiểu một quanniệm nhân sinh, một quan niệm đạo lý nơi anh”[93;tr.156] Để cho các nhân vật củamình ứng xử với sự sống và cái chết, Lưu Quang Vũ không muốn thừa nhận chết làhết, nhưng cũng không cho rằng sống là vô cùng tận mà luôn ý thức được sự hữuhạn của một sinh thể, vì lẽ đó, ông xây dựng trong kịch của mình cả những cái chếtkhông nên có và những cái chết nên có Hai loại cái chết ấy được nhà nghiên cứu
Trang 18Phan Trọng Thưởng lí giải: “Không nên có khi là cái chết oan uổng, cướp đi sựsống của một đời người, cướp đi những bàn tay khối óc còn có khả năng kiến tạolàm đẹp cuộc đời, để lại những khoảng trống không bù đắp được trong lòng ngườithân và bạn bè…Nhưng nên có ở chỗ, khi ý thức được sự tất yếu của nó, khi biết nó
là giới hạn cuối cùng không thể vượt qua”[93;tr.159];
Học giả người Pháp Christian Hoche đã gọi Lưu Quang Vũ là “Molie củaViệt Nam” và khái quát chủ đề tư tưởng các vở kịch của Lưu Quang Vũ ở “những tệnạn xã hội mà anh tố cáo với một niềm tin hồ hởi dữ dội, một sự khinh bỉ mạnhmẽ”, trong đó, chủ đề ưa chuộng nhất là “chủ nghĩa quan liêu đến nghẹt thở, nạntham nhũng, chủ nghĩa ô dù, sự yếu kém năng lực của cán bộ”[93;tr.162];
Nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ, ở một hướng tiếp cận khác, trong khi bàn
về “Sự khai thác mô tip dân gian trong kịch Lưu Quang Vũ” qua ba vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”;“Lời nói dối cuối cùng” và “Ông vua hóa hổ” đã không
quên khẳng định vai trò của kịch gia họ Lưu trong việc “làm thay đổi tư duy củangười biểu diễn cũng như của công chúng yêu sân khấu” Với vai trò là một trongnhững “người đi trước” của phong trào đổi mới văn hóa văn nghệ những năm 80của thế kỷ trước, Lưu Quang Vũ đã “dùng ngòi bút của mình góp phần đem lạinhững điều tốt đẹp cho con người và xã hội”[93;tr.164], “Kịch là nơi Lưu Quang Vũ
có thể bộc lộ trực tiếp hơn những khám phá và nhận thức của anh, là nơi anh có thểđóng góp tích cực hơn cho đời sống”[93;tr.165];
Cùng đánh giá cao tính thời sự trong kịch Lưu Quang Vũ là điểm gặp gỡ,
tương đồng của tác giả Ngô Sơn trong bài “Những lời tâm huyết” và Doãn Châu với bài viết “Niềm bí ẩn của sáng tạo và sự chết” Ngô Sơn cho rằng: “Tác giả kịch
bản quả là có một năng khiếu đặc biệt về sự thính nhậy trước những sự kiện sốt dẻocủa đời sống Những vụ việc những chuyện đời thường rời rạc, nhốn nháo qua ngòibút tinh thục của Lưu Quang Vũ bỗng trở nên day dứt, chát đắng, trở thành nhữngdấu hỏi lớn, bắt công chúng phải cùng tham gia giải đáp.”[93;tr.182-183] DoãnChâu mở rộng hơn với nhận định về cách thức chinh phục sân khấu và khán giả, của
Trang 19Lưu Quang Vũ, đó là: “vừa đề cập đến trong tác phẩm của mình những chủ đề lớn,những bản thông điệp nóng bỏng về hiện trạng đáng báo động của đời sống xã hộitrong mọi lĩnh vực tinh thần, đạo đức, nhân tín vừa tìm kiếm những hình thức diễnđạt hấp dẫn, sống động và cuốn hút đám đông vốn thờ ơ với sân khấu phải say mê,hào hứng tham dự”[93;tr.235];
Là một chuyên gia về kịch, nhà nghiên cứu Tất Thắng trong bài viết “Anh đã
là “người trong cõi nhớ””(9/1988) đã dành những lời trân trọng nhất để xác lập vị
trí của Lưu Quang Vũ trong nền kịch nghệ nước ta thời điểm đó, theo ông “Sự cómặt của Vũ đã làm lu mờ đi, thậm chí vơi hẳn đi cả một thế hệ tác giả từng ngự trịsân khấu suốt một thời”[93;tr.257] và rằng: “…không ai có thể phủ nhận một sựthật: sự hấp dẫn mà không rẻ tiền của kịch Lưu Quang Vũ với những cốt truyện đầybất ngờ và lo âu, với những màu lớp sinh động, những đối thoại giàu chất văn học
và tính triết lí Và đặc biệt ẩn giấu trong tất cả những cái đó là những chủ đề, nhữngvấn đề, những sự thật mà nhiều người đang quan tâm”[93;tr.260]
Năm 2001, trong công trình “Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học”, nhà
nghiên cứu Tôn Thảo Miên đã có những tổng kết giá trị về kịch Lưu Quang Vũ: “Làmột nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, Lưu Quang Vũ nhanh chóng bao quát được sựbiến đổi của hiện thực trên cả bề rộng và chiều sâu của nó Hầu hết những vở cònlại ấn tượng sâu đậm trong lòng công chúng là những vở động chạm đến vấn đề vừanóng bỏng chất thời sự vừa chứa đựng chiều sâu triết lý, mang ý nghĩa lâu dài,không bao giờ trở thành xưa cũ”[55;tr.712]
Năm 2004, bài viết “Lưu Quang Vũ với nền văn học kịch Việt Nam” là một
tổng kết giá trị khác của tác giả Lưu Khánh Thơ, thể hiện sự công phu và một sự amtường đặc biệt với toàn bộ sáng tác của Lưu Quang Vũ cũng như sân khấu kịch cùngthời “Nội dung phản ánh đa dạng, nhiều vẻ của hiện thực cuộc sống”; “triết lý nhânsinh về lẽ sống, lẽ làm người”; vai trò tiên phong của Lưu Quang Vũ trong phong tràođổi mới văn hóa nghệ thuật, dùng ngòi bút tấn công vào những mặt xấu của xã hội và
đề xuất những giải pháp thay đổi hiện trạng đó là những khẳng định thuyết phục
Trang 20của người viết, đồng thời cũng là những gợi mở cần thiết cho những người nghiêncứu sau: “Ngòi bút của anh đã xông vào hầu hết mọi ngõ ngách của cuộc sống cũngnhư tâm hồn con người Anh không hạn chế mình trong bất cứ loại đề tài nào bởi ởđâu anh cũng phát hiện ra vấn đề để bàn luận, trao đổi”[95;tr.76-77].
Bài viết của nhà nghiên cứu Lý Hoài Thu năm 2006 với tiêu đề “Lưu Quang
Vũ và chặng đường kịch Việt Nam cuối thế kỉ XX”(Tạp chí Văn học, số 8) thêm một
lần nữa góp phần xác lập vị trí của Lưu Quang Vũ trong làng kịch nghệ nước ta.Bên cạnh việc khẳng định kịch của Lưu Quang Vũ “là tiếng nói dõng dạc cất lên đòiđổi mới, đòi quyền sống và “quyền được hạnh phúc”, đòi trừng trị cái ác, cái phinhân đang hủy hoại đời sống con người”, tác giả Lý Hoài Thu phân tích nhiều vềcốt truyện kịch, nhân vật kịch, đặc biệt là về xung đột kịch: “vượt qua tính thời sự -một phẩm chất không thể thiếu của sân khấu đương thời, kịch Lưu Quang Vũ cònthể hiện khát vọng sáng tạo lớn hơn, đó là sự hướng tới những xung đột mang ýnghĩa nhân bản chung cho mọi thời đại”[97;tr.95] Đi từ những xung đột cụ thể củamột cá nhân, một gia đình, một thời đang sống kịch Lưu Quang Vũ đã chạm đượctới những vấn đề có ý nghĩa lớn lao của đời sống muôn người, muôn đời
Năm 2006, Lê Thị Hoài Phương trong tập tiểu luận phê bình “Sân khấu nghề và nghiệp” đã “Đi tìm chất thơ trong kịch Lưu Quang Vũ” và khẳng định: Chất
-thơ của kịch Lưu Quang Vũ là chất -thơ của hiện thực kết hợp với tâm hồn -thơ củaông Nó được thể hiện ở cách nhìn nhận và đánh giá mới, ở việc miêu tả các nhân vậtphụ tươi tắn, hấp dẫn đáng yêu [62] Trước Lê Thị Hoài Phương, các nhà nghiên cứuNguyễn Thị Minh Thái, Phong Lê, Tất Thắng cũng đặc biệt chú ý đến vai trò củayếu tố này trong việc làm nên giá trị và nét độc đáo cho kịch Lưu Quang Vũ
Đáng chú ý, đã có một số luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ nghiên cứu vềkịch Lưu Quang Vũ và đạt được những thành công bước đầu:
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật học chuyên ngành Lý luận – Phê bình sân khấu về
“Kịch Lưu Quang Vũ” của Lê Thị Hoài Phương (bảo vệ năm 1998 tại Trường Quốc
gia Sân khấu, Âm nhạc và Điện ảnh - Nga) là công trình công phu đầu tiên nghiên cứu
Trang 21một cách khá toàn diện về kịch của Lưu Quang Vũ Bên cạnh việc khẳng định vai tròcủa Lưu Quang Vũ trong tiến trình phát triển của lịch sử sân khấu Việt Nam nói chung
và lịch sử kịch nói nói riêng, tác giả còn đưa ra một số kết luận về sự phong phú của hệ
đề tài và hệ chủ đề cùng một số phương diện về thi pháp kịch của ông
Sau đó vài năm, đến năm 2003, luận văn “Đặc điểm kịch Lưu Quang Vũ”
của Vũ Thị Thanh Hoài tập trung làm nổi bật tài năng của Lưu Quang Vũ trên baphương diện nghệ thuật gồm: xung đột, nhân vật và ngôn ngữ kịch.[36]
Năm 2006, luận văn “Kịch Lưu Quang Vũ với những vấn đề của thời kì đổi mới” của học viên Lê Thị Thảo (Đại học Thái Nguyên) góp thêm nhiều phát hiện có
giá trị về “hiện tượng Lưu Quang Vũ”, tính vấn đề và một số đặc sắc nghệ thuậttrong kịch Lưu Quang Vũ.[81]
Năm 2008, dựa trên cứ liệu là mười lăm vở kịch thành công nhất của LưuQuang Vũ, với kinh nghiệm của một người làm sân khấu từ thời Lưu Quang Vũ cònsống, nghiên cứu sinh Phan Trọng Thành đã thực hiện và bảo vệ thành công luận án
“Những giá trị nội dung xã hội và nghệ thuật trong kịch Lưu Quang Vũ”(tại Viện Văn
hóa nghệ thuật Việt Nam)[78] Ngoài việc khái quát lại cuộc đời và sự nghiệp sân khấucủa Lưu Quang Vũ, luận án đã cung cấp một vài cơ sở lý thuyết để tiếp cận kịch của
Vũ từ góc nhìn sân khấu (Chương 1) Đóng góp của luận án là đã tập trung phân tích
những giá trị nghệ thuật và nội dung xã hội trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ mộtcách khá hệ thống dựa trên các luận điểm về: tư duy, tư tưởng nghệ thuật, chủ đề, chất
thơ, nghệ thuật xây dựng kịch bản và những giá trị mỹ học (Chương 2) Trong chưa đầy 20 trang của phần vĩ thanh (Chương 3), tác giả Luận án đã cố gắng liên hệ về sự
“đồng vọng” giữa kịch Lưu Quang Vũ với công chúng Việt Nam và với những ngườilàm nghệ thuật sân khấu, và đây, có lẽ, là phần gợi mở cần thiết
Năm 2010, cũng chọn cách tiếp cận kịch Lưu Quang Vũ tương tự của Phan
Trọng Thành, nghiên cứu sinh Lê Hương Giang bảo vệ thành công luận án “Giá trị
tư tưởng và nghệ thuật trong kịch Lưu Quang Vũ”[28] tại Học viện Khoa học xã hội
Việt Nam Ở phương diện nghiên cứu thứ nhất (về giá trị tư tưởng), luận án phân
Trang 22tích các nội dung: tính thời sự và chính luận trong kịch Lưu Quang Vũ (Chương 1), triết lý đạo đức và nhân sinh trong kịch Lưu Quang Vũ (Chương 2) Toàn bộ nội
dung về nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ được tác giả Lê Hương Giang triển khai
trong Chương 3 của luận án với tựa đề “Đặc sắc nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ”
và đi sâu vào các khía cạnh: loại hình xung đột và phương thức giải thích xung đột;
sự đa dạng về các kiểu nhân vật; hướng khai thác đề tài và cốt truyện, và ngôn ngữkịch Lưu Quang Vũ
Gần đây nhất, tháng 5 năm 2017, nghiên cứu sinh Trần Thị Lan Anh đã bảo
vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam với đề tài “Ẩn dụ ý niệm trong thơ và kịch Lưu Quang Vũ”[2] Với phạm vi khảo sát là 134 bài thơ trong tuyển tập
“Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” cùng 5 vở kịch trong tuyển kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, dựa trên lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận, luận án đã
phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề về ẩn dụ ý niệm trong thơ và kịch Lưu Quang Vũ
như: Ẩn dụ ý niệm về cuộc đời (Cuộc đời là thực thể; cuộc đời là hành trình; cuộc đời là một ngày); Ẩn dụ ý niệm về tình yêu (Tình yêu là một cuộc hành trình; tình yêu là lửa/nhiệt; tình yêu là thực thể); Ẩn dụ ý niệm về con người (Con người là
thực vật/ cây cỏ; cơ thể con người là bầu chứa) Với mỗi nội dung nghiên cứu(tương ứng với 3 Chương), luận án đều tiến hành khảo sát công phu, đồng thời xâydựng được mô hình cấu trúc ý niệm trên cơ sở lý thuyết ẩn dụ tri nhận từ đó đưa racác kết luận khoa học thuyết phục
Trong các năm từ 2009 đến nay, ở hai cơ sở đào tạo hàng đầu cả nước làTrường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) vàTrường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có một số luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về kịch
Lưu Quang Vũ, tiêu biểu như:“Vận động hội thoại trong vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ”[114] thực hiện bởi Trần Thị Thanh Vân; “Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ”[35] của Lê Thị Hoa;“Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ đối thoại trong kịch Lưu Quang Vũ”[33] của Nguyễn Thu Hiền;“Thế giới nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ”[44] của Bùi Thùy Linh; “Mảng kịch dựa trên tích
Trang 23truyện dân gian của Lưu Quang Vũ”[92] của Tô Thị Kim Thoa; “Liên văn bản trong kịch Lưu Quang Vũ”[124] của Nguyễn Hồng Yến
Tựu trung lại, đến nay đã có khá nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về sựnghiệp sáng tác, đặc biệt là mảng kịch của Lưu Quang Vũ, có thể khái quát lại thànhcác nhóm vấn đề sau:
- Tiếp cận theo hướng Thi pháp học, một số luận văn và bài báo đã phân
tích thế giới nghệ thuật kịch, thế giới nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ Ưu điểmcủa các bài nghiên cứu theo hướng này là phát hiện và phân tích được những đặcđiểm về hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật trong kịch Lưu Quang
Vũ, khai thác mối quan hệ biện chứng giữa hình thức kịch và nội dung kịch, pháthiện được những “hình thức mang tính nội dung” của các kịch bản Hạn chế củanhững nghiên cứu theo hướng này, nếu có, chính là sự dập khuôn, máy móc trên cơ
sở quá phụ thuộc vào những công trình nghiên cứu đồ sộ về Thi pháp học trước đó
Tuy vậy, nghiên cứu kịch Lưu Quang Vũ dưới hệ hình lý thuyết Thi pháp họcvẫn là một đường hướng hấp dẫn, được một số nhà nghiên cứu hàn lâm lựa chọn đểtiến hành những công trình nghiên cứu khá quy mô Luận án của Phan Trọng Thành
và Lê Hương Giang là những minh chứng tiêu biểu
- Tiếp cận theo hướng lịch sử văn học (văn học sử), một số bài nghiên cứu
đã xác định vị trí của Lưu Quang Vũ nói chung và kịch của ông nói riêng trong nềnvăn học và sân khấu nước nhà, khẳng định vai trò và tầm ảnh hưởng to lớn của ông
từ những năm 80 của thế kỷ trước đến mãi về sau Đây là những tổng kết cần thiếtvừa đảm bảo tính lịch sử, vừa đảm bảo tính hệ thống của đối tượng xem xét trongcác tương quan với thời đại, bầu khí quyển chính trị - văn hóa – xã hội và với cácthể loại văn học khác; vừa quy chiếu được đối tượng theo chiều lịch đại, lại cũngđối chiếu được nó trong những tương quan đồng đại Những bài viết theo hướngnày thường phong phú về những khái quát văn học sử nhưng hạn chế về nhữngđóng góp lý luận
- Từ góc độ Ngôn ngữ học, một số luận văn ngành ngôn ngữ đã tiến hành
khảo sát vận động hội thoại, đặc điểm ngôn ngữ đối thoại trong kịch của Lưu Quang
Trang 24Vũ từ đó khẳng định nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật đã góp phần quan trọngtrong việc tạo nên những giá trị lâu bền của kịch Lưu Quang Vũ
Áp dụng lý thuyết Liên văn bản hay lý thuyết Ngôn ngữ học tri nhận vàonghiên cứu các văn bản kịch của Lưu Quang Vũ cũng là một hướng nghiên cứu mớiđược thể nghiệm gần đây và đem lại những phát hiện độc đáo
1.2 Những gợi mở
Dù đã có khá nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về kịch Lưu Quang Vũ,chúng tôi nhận thấy vẫn còn nhiều khoảng trống, hứa hẹn đem lại nhưng kiến giảimới, những phát hiện độc đáo đối với kịch của người nghệ sĩ tài hoa này Nhữngkhoảng trống ấy gợi ra nhiều vấn đề trong nghiên cứu loại hình kịch và cả hiệntượng kịch Lưu Quang Vũ Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi lựa chọn hướngnghiên cứu kịch Lưu Quang Vũ như một loại hình dụ ngôn văn học dựa theo nhữngcăn cứ sau:
Thứ nhất, trước nay, khi nghiên cứu kịch Lưu Quang Vũ, dù ở phương diện
nội dung, hình thức nghệ thuật hay tổng hợp cả hai phương diện ấy thì hầu hết cáctác giả cũng đều thừa nhận tính chất luận đề, tính chính luận, triết lý như là đặcđiểm nổi bật trong nội dung tư tưởng kịch Lưu Quang Vũ Đây là những gợi ý quantrọng cho chúng tôi khi đặt vấn đề tìm kiếm sâu hơn về loại hình nội dung của kịchLưu Quang Vũ – loại hình kịch dụ ngôn
Thứ hai, nghiên cứu diễn ngôn là hướng nghiên cứu đã khẳng định được sức
sống trong nghiên cứu văn học trên thế giới và mới được giới thiệu vào Việt Namgần đây Giống như những nghiên cứu theo hướng thi pháp học, nghiên cứu diễnngôn chú trọng bản chất nghệ thuật ngôn từ, đặc biệt, nó coi văn bản văn học trướchết như một hiện tượng ngôn ngữ không phải trong trạng thái tĩnh mà đặt trong tiếntrình giao tiếp xã hội Đồng thời, nó cũng nhìn tiến trình kiến tạo nên văn bản vănhọc trong những tác động sâu xa của xã hội mà quan trọng hơn cả là trong quan hệvới ý thức hệ, quyền lực và các thiết chế xã hội Có thể nói, việc áp dụng lý thuyếtdiễn ngôn trong luận án là một hướng nghiên cứu mới và khả tín
Trang 25Thứ ba, dụ ngôn không phải là một từ mới xuất hiện trong tiếng Việt nhưng
là một thuật ngữ mới được dùng trong khoa học xã hội nhân văn nói chung và trongnghiên cứu văn học nói riêng Gần đây, bằng những nỗ lực dịch thuật và một số ứngdụng nghiên cứu, hướng nghiên cứu diễn ngôn dụ ngôn đã cho thấy một số pháthiện mới, thể hiện những góc nhìn vượt qua lối mòn, khẳng định những thể nghiệmđem lại giá trị Chẳng hạn, tác giả Phạm Ngọc Lan đã có những kiến giải mới trong
khi nghiên cứu về ““Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp như một dụ ngôn về lịch sử
và quá trình viết lại lịch sử” (đăng trên https://www.vanhoanghean.com.vn ngày
4/9/2010) Lời khẳng định: “Viết về chấn thương là lối viết phân tâm, văn bản chấn thương không chỉ là “dụ ngôn về chấn thương và về sự lặp lại lạ lùng của nó”, mà còn là “dụ ngôn về bản thân lý thuyết phân tâm” cũng là một trong số những luận điểm độc đáo được tác giả Lê Tú Anh đưa ra trong bài viết “Từ trường hợp Đoàn Minh Phượng, nghĩ về văn học chấn thương ở Việt Nam và quan điểm nghiên cứu” (đăng trên http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/ ngày 6/2/2014)
Nền tảng lý thuyết dụ ngôn được chúng tôi xem xét và vận dụng vào luận án
là những lý thuyết về dụ ngôn của Nga (qua bài dịch về những nghiên cứu của
Chiupa do nhà nghiên cứu Lã Nguyên (PGS.TS La Khắc Hòa) thực hiện, qua Từ điển văn học giản yếu tiếng Nga và từ các tài liệu tiếng nước ngoài (Từ điển tiếng
Anh, tiếng Pháp, tài liệu nghiên cứu của các học giả thuộc các trường Đại học củaMỹ…) Qua phân tích, chúng tôi nhận thấy tính chất dụ ngôn sâu sắc trong kịchLưu Quang Vũ và sự thể hiện độc đáo của tính chất ấy đã làm thành những sáng tạonghệ thuật cho các vở kịch của ông
Thứ tư, dễ nhận thấy, đến thời điểm này tuy số bài viết và công trình nghiên
cứu nghiên cứu khá đa dạng nhưng chưa thể hiện hết được nét riêng, đặc trưng củakịch Lưu Quang Vũ so với các vở kịch cùng thời, cũng chưa lý giải được cơ chếlựa chọn hình thức thể loại của nhà văn đã đem đến những thành công vượt trộicủa ông ở kịch, so với thơ hay truyện ngắn trước đó Bên cạnh đó, những nghiêncứu đã được tiến hành về kịch Lưu Quang Vũ cơ bản vẫn theo xu hướng xã hộihọc và phản ánh luận, vì thế chúng mang tất cả những điểm mạnh cũng như hạn
Trang 26chế của các hướng tiếp cận này Trong bối cảnh đó, việc áp dụng những lí thuyếtnghiên cứu hiện đại, đặc biệt là đi đến cùng mối quan hệ giữa ý thức hệ, hoạt độnggiao tiếp văn học và văn bản văn học để nghiên cứu kịch Lưu Quang Vũ là mộthướng nghiên cứu mở ra nhiều hứa hẹn Do vậy, những vấn đề về chiến lược diễnngôn dụ ngôn, chủ đề dụ ngôn, cơ chế và phương thức giao tiếp trong kịch củaLưu Quang Vũ nếu được triệt để nghiên cứu có thể góp phần mang đến nhữngkiến giải mới về kịch Lưu Quang Vũ.
Chúng tôi tán đồng với nhận định của nhà nghiên cứu Trần Văn Toàn trong bài
viết “Dẫn nhập lý thuyết diễn ngôn của M.Foucault và nghiên cứu văn học” khi ông
cho rằng: “để thực sự phát huy tác dụng của mình, phân tích diễn ngôn cần có sự kếthợp, đúng hơn là tích hợp với các hướng nghiên cứu khác, đặc biệt là thi pháp học.Chỉ như thế phân tích diễn ngôn mới thực sự đi sâu vào văn bản, vào những đặc trưngthẩm mỹ của tác phẩm”[110] Đây quả thật là một xu thế tất yếu và là cơ sở để chúngtôi triển khai những nghiên cứu của luận án theo hướng tích hợp giữa phân tích diễnngôn và thi pháp học
Như vậy, có thể khẳng định rằng: đến nay, chưa có bất kỳ công trình nàonghiên cứu kịch Lưu Quang Vũ từ lý thuyết dụ ngôn Bản thân lý thuyết dụ ngôncũng mới chỉ được tiếp cận rất dè dặt trong các nghiên cứu trong nước (“Vì sao?”
và “Như thế nào?” chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn ở Chương 2 của luận án) Luận án
“Kịch Lưu Quang Vũ – một loại hình dụ ngôn văn học”, vì thế, đảm bảo tính không
trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây
Trang 27Trước thời điểm luận án ra đời đã có không ít công trình nghiên cứu về kịchLưu Quang Vũ Tuy khác nhau về quy mô, phạm vi khảo sát hay đối tượng nghiêncứu nhưng các công trình đều đã chỉ ra được những thành tựu và đóng góp của tácgia kịch này cho nền văn học và sân khấu nước nhà Nhiều nhà nghiên cứu khôngngần ngại dành cho ông những danh xưng cao quý nhất như: “nhà viết kịch vĩ đạinhất của Việt Nam”,“nhà văn hóa” và là “hiện tượng nổi bật” của sân khấu ViệtNam Hướng tiếp cận nhiều và những kết luận đưa ra cũng không ít nhưng tựuchung lại người ta đã nghiên cứu về kịch Lưu Quang Vũ theo ba hướng chính: Thipháp học, Ngôn ngữ học và Lịch sử văn học Sự phân chia này, hiển nhiên, là tươngđối Chúng tôi căn cứ theo sự ưu trội của phương pháp nghiên cứu thể hiện trongmỗi công trình/bài viết để sắp xếp theo hướng này hoặc hướng khác nhưng khôngloại bỏ khả năng những bài nghiên cứu sẽ áp dụng phương thức tổng hợp và cóthêm những phương pháp nghiên cứu khác ngoài ba phương pháp vừa nêu
Với hướng nghiên cứu Thi pháp học, các công trình đã đưa ra nhiều luậnđiểm quan trọng về thế giới nghệ thuật kịch, thế giới nhân vật trong kịch LưuQuang Vũ như: sự đa dạng về các kiểu nhân vật (nhân vật chính và nhân vật phụ;nhân vật lý tưởng, nhân vật đời thường, nhân vật giả tưởng và huyền thoại ), kháiquát một số nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, phân tích một số thủpháp nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (xung đột kịch, hành động kịch, ngôn ngữkịch), tính thời sự, tính chính luận, triết lý đạo đức và nhân sinh trong kịch LưuQuang Vũ (sự xuống cấp về đạo đức xã hội và phẩm giá con người; những trăn trở
về lẽ sống, lẽ làm người; phép ứng xử với cái chết; những nghiền ngẫm, suy tư vềđạo đức và nhân sinh)
Với hướng Lịch sử văn học (văn học sử), nhiều bài bài nghiên cứu khẳngđịnh vị trí trang trọng của Lưu Quang Vũ nói chung và kịch của ông nói riêng trongnền văn học và sân khấu nước nhà, phân tích vai trò và tầm ảnh hưởng to lớn củaông đối với loại hình sân khấu từ những năm 80 của thế kỷ trước đến mãi về sau.Những nghiên cứu theo hướng này thường dùng kết hợp để bổ trợ cho các bài phêbình văn học hoặc các hướng nghiên cứu khác
Trang 28Từ góc độ Ngôn ngữ học, một số luận văn, luận án ngành ngôn ngữ đã tiếnhành khảo sát vận động hội thoại, đặc điểm ngôn ngữ đối thoại, hành động cầu
khiến [33][63][101][114], ẩn dụ ý niệm trong thơ và kịch của Lưu Quang Vũ [2].
Trên cơ sở khảo sát và tổng thuật các tư liệu liên quan, chúng tôi khẳng địnhrằng, cho đến nay, chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu kịch Lưu Quang Vũ từ
lý thuyết dụ ngôn, dưới góc nhìn nội dung loại hình Đề tài, đối tượng và mục đíchnghiên cứu của luận án, vì thế, đảm bảo tính không trùng lặp Những gợi mở về tínhmới và tính khả thi của lý thuyết diễn ngôn dụ ngôn, những gợi ý từ các công trìnhnghiên cứu trước và khoảng trống còn bỏ ngỏ trong nghiên cứu về kịch Lưu Quang
Vũ hứa hẹn sẽ đem lại những kết luận mới, khoa học và có sức thuyết phục
Trang 29ta thấy tồn tại đồng thời hai thuật ngữ nhiều khi cùng được dịch ra tiếng Việt là
“ngụ ngôn”, đó là “fable” và “parable” (trong tiếng Anh), “fable” và “parabole”(trong tiếng Pháp), “басня” và “притча” (trong tiếng Nga)
2.1.1 Ngụ ngôn
Cùng với thần thoại, truyện cổ tích, truyện cười… truyện ngụ ngôn là một thể
loại tự sự tiêu biểu trong văn học dân gian của các dân tộc “Từ điển thuật ngữ văn học” của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi giải thích:
“Ngụ ngôn (fable) là lời nói, mẩu chuyện có ngụ ý (ngụ là “gửi”) xa xôi
bóng gió được sử dụng rộng rãi trong nhiều thể loại văn học dân gian và vănhọc thành văn (như thơ ngụ ngôn, truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ)…Truyệnngụ ngôn thường dùng các loài vật, đồ vật để gián tiếp nói chuyện loài người,nêu lên những bài học luân lí hoặc triết lí dưới một hình thức kínđáo”[32;tr.216]
Một số giáo trình “Văn học dân gian” cũng đồng quan điểm kể trên khi cho rằng: “Ngụ ngôn nghĩa là lời nói ở trong đó gửi gắm một ý tứ gì đó”[41;tr.348] và
“Truyện ngụ ngôn là một loại truyện chứa đựng trong một sự tích hoàn toàn tưởngtượng một quan niệm triết lý hay đạo đức, một kinh nghiệm sống đã được tổngkết.”[41;tr.349] Nhận định trên có những điểm tương đồng về đại thể với cách giảithích về truyện ngụ ngôn của nhóm tác giả Phạm Thu Yến, Lê Trường Phát, NguyễnBích Hà rằng: “Truyện ngụ ngôn là một loại truyện ngụ ý, nói bóng gió, mỗi truyện cóthể coi là một ẩn dụ Truyện thường mượn một nhân vật có thể là con vật, đồ vật (đôikhi có thể là một người) để ám chỉ con người, nhằm nêu lên một bài học luân lí, triết líhay một kinh nghiệm sống”[125;tr.92] Trong khi tìm cách minh định khái niệm truyệnngụ ngôn, nhóm tác giả cũng đồng thời nêu bật một số đặc trưng của thể loại này như:truyện ngụ ngôn là loại truyện mượn chuyện này để nói chuyện kia, mượn chuyện loài
Trang 30vật, đồ vật để nói chuyện con người; mục đích cao nhất mà truyện ngụ ngôn phải đạtđến là đưa ra một bài học triết lý về con người.
Có thể thấy, các nhà nghiên cứu trong nước đều đạt được sự thống nhất trongcách hiểu về thuật ngữ “ngụ ngôn”, “truyện ngụ ngôn” và cũng nhất quán với nhậnthức phổ biến trên thế giới về thể loại lời nói/ thể loại văn học này
Trong “Từ điển bách khoa văn học giản yếu” của Nga, “басня” (ngụ ngôn)
được giải nghĩa là gần với притча (ngụ/dụ ngôn) và “là câu chuyện ngắn, thường làthơ… ngụ ngôn thường có tính chất bóng gió, mỉa mai, châm biếm Ngụ ngôn sử dụngrộng rãi nhân cách hóa”, “Kết luận mang tính châm ngôn, lời khuyên bảo, đạo đứcđược đưa ra ở cuối hoặc đầu truyện ngụ ngôn”[132;tr.468] Trong văn học Xô Viết hiệnđại, ngụ ngôn phát triển theo hai khuynh hướng cơ bản: châm biếm chính trị và châmbiếm đạo đức đời sống Nổi tiếng là ngụ ngôn của Mikhankov, Ô.Visna, S.Ôlâynhik vànhiều tác giả khác
Giáo sư M.H.Abrams (1912 - 2015, Đại học Cornell, Mỹ) trong “Bảng chú giải các thuật ngữ văn học”(“A Glossary of Literary Terms”) đã khẳng định rằng:
“Một fable (ngụ ngôn) là một câu chuyện ngắn, trong văn xuôi haythơ, minh họa cho một luận đề về đạo đức trừu tượng hay nguyên tắc củahành vi con người; thường thì, kết luận của nó, hoặc là người kể chuyện hoặcmột trong các nhân vật diễn đạt luân lí/ đạo đức dưới hình thức của một lờichế nhạo Phổ biến nhất là ngụ ngôn loài vật, trong đó động vật nói chuyện
và hành động như những loại người mà chúng đại diện”[128;tr.6-7]
Tiến sĩ James Stobaugh (Đại học Cornell, Mỹ) trong “Sổ tay phân tích văn chương: Cách đánh giá tiểu thuyết, kịch và thơ”(“Handbook for Literary Analysis:
How to Evaluate Prose Fiction, Drama, and Poetry”) đưa ra kết luận (vốn đã quenthuộc với chúng ta xưa nay) rằng: “Một fable –truyện ngụ ngôn - là một câu chuyện
hư cấu, dưới dạng văn xuôi hay thơ, mà đặc tính động vật được thay bằng nhữngphẩm chất của con người (nhân hóa con vật) và minh họa một bài học đạo đức, cuốicùng nhằm thể hiện một cách ngắn gọn, rõ ràng trong một câu châm ngôn súctích”[130;tr.276] Những ví dụ đầu tiên cho thể loại ngụ ngôn được biết đến là cáccâu chuyện kể của Aesop vào khoảng năm 550 trước Công nguyên
Trang 312.1.2 Dụ ngôn
“Parable” là một từ gốc Hy Lạp Parabolè nghĩa là “so sánh, minh họa, tương tự” Trong “Từ điển Annam – Lusitan - Latinh” (Thường gọi là Từ điển Việt – Bồ - La) – từ điển chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam do Giáo sĩ người Pháp Alexandre
de Rhodes biên soạn (năm 1651)[tái bản năm 1991, do Thanh Lãng, Hoàng XuânTiệp, Đỗ Quang Chính phiên dịch, Nxb Khoa học xã hội] ghi nhận từ “dụ”, “thí dụ”với nghĩa tương tự: “por comparac; exempli gratica” tức là so sánh, đối chiếu.[66]
Theo “Từ điển tôn giáo thế giới giản yếu” (do John Bowker biên soạn, Lưu
Văn Hy dịch, Nxb Từ điển bách khoa, 2011), “parable” được dịch là “dụ ngôn” vớinghĩa: “Câu chuyện minh họa giáo huấn quan trọng, được các kinh sư và Jesus sửdụng”[6;tr.498]
Trong cuốn “Chúa Giêsu nói bằng dụ ngôn”(2007), Frère Théophile Penndu định nghĩa “Dụ ngôn”(Parable) là “Một kiểu nói rất phổ biến trong thế giới Do Thái.
Nó thường là một sự so sánh, một ẩn dụ, một hình ảnh được kể lại dưới hình thứcmột câu chuyện cụ thể và lôi cuốn mượn từ cuộc sống hàng ngày với mục đích khiếncho người nghe suy nghĩ không phải về những ý tưởng trừu tượng mà về những thái
độ sống”[64;tr.2]
Trong “Từ điển bách khoa văn học giản yếu” của Nga, “притча” (dụ ngôn)
được giải thích là: “thể loại phúng dụ lý luận dạy học (giáo dục) gần gũi với “басня”(ngụ ngôn) trong những nét cơ bản”[132;tr.20] Sự phân biệt của “притча” với
“басня” được tài liệu này đưa ra gồm: 1/ Nó không có khả năng tách biệt với đờisống sinh hoạt hàng ngày; 2/ Cho phép vắng mặt sự vận động, phát triển cốt truyện và
có thể giản lược cả sự so sánh giản đơn; 3/ Từ phương diện nội dung, “притча” cóđặc tính ham muốn sự “tiên tri” sâu sắc của nề nếp đạo đức hoặc tôn giáo có liên kếtvới nó “притча” trong những biến dạng của mình là hiện tượng tổng hợp của sángtác văn chương và văn học dân gian thế giới Nhưng đối với những thời đại nhất định,đặc biệt là những thời đại bị lôi cuốn vào lý luận giáo huấn và cách nói bóng gió ngụ
ý (phúng dụ) thì “притча” trở thành trung tâm và tiêu chuẩn đối với các thể loại khác,
ví dụ như văn “giáo huấn” vùng Cận Viễn Đông (Lời khuyên cũ kỹ; Những huấn thị của Akikha ở Xyri, Masalim của Talmud và những tác giả khác), văn học Trung Cổ
và sơ kỳ Cơ đốc giáo”[132;tr.21]
Trang 32Trong “Bảng chú giải các thuật ngữ văn học”, M.H.Abrams giải thích
“parable” là “một câu chuyện rất ngắn về con người được trình bày để nhấn mạnh sựtương tự ngầm, hoặc song song, với một vấn đề chung hoặc bài học mà người kểchuyện cố gắng để mang tới cho độc giả của mình”[128;tr.7] “Parable” là một trongnhững hình thức yêu thích của Đức Jesus; ví dụ như “The Good Samaritan Parable”
và “The Prodigal Son Parable" của Ngài
Còn James Stobaugh trong “Sổ tay phân tích văn chương: Cách đánh giá tiểu thuyết, kịch và thơ” định nghĩa “parable” là một câu chuyện ngắn để minh họa một
hoặc nhiều bài học về nguyên tắc và quan điểm, nó khác với ngụ ngôn (fable) ở chỗ:truyện ngụ ngôn sử dụng động vật hoặc thực vật làm nhân vật, trong khi các
“parable” đề cao những nhân vật là con người Nó là một dạng phép loại suy vàthường được gọi là một phép ẩn dụ mở rộng hay lối so sánh, ví von
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy trong các Từ điển thuật ngữ văn học của nước
ta không có mục từ “dụ ngôn” Tương tự như vậy, đa số các Từ điển tiếng Việt hay Từđiển song ngữ [52][58][115][116][117] cũng không có mục từ này Rõ ràng, trên thế giới
tồn tại hai thuật ngữ nhưng khi được dịch sang tiếng Việt thì đa số các Từ điển song ngữ
cùng dịch thành “ngụ ngôn”, đó là “fable” và “parable” (trong tiếng Anh), “fable” và
“parabole” (trong tiếng Pháp), “басня” và “притча” (trong tiếng Nga) Tuy cùng đượcdịch thành từ “ngụ ngôn” trong Tiếng Việt nhưng nội hàm hai thuật ngữ này trong các
Từ điển chỉ được khẳng định là “gần nhau” chứ hoàn toàn không đồng nhất Chỗ không
trùng khít của hai thuật ngữ này tập trung vào mấy điểm: nhân vật (“fable” thường được
nhấn mạnh về việc sử dụng nhân vật là loài vật, còn “parable” làm mờ yếu tố này trong
nội hàm), giọng điệu (dụ ngôn bao giờ cũng nghiêm túc, có tính chất giáo huấn còn giọng điệu của ngụ ngôn vừa giáo huấn, vừa mỉa mai, bỡn cợt), mức độ tưởng tượng
(“fable” là sản phẩm hư cấu, hoang đường, bịa đặt, còn “parable” dựa trên sự thật) Nhưvậy, sẽ là khiên cưỡng nếu chỉ dùng một thuật ngữ “ngụ ngôn” của tiếng Việt đểcùng nói về hai đối tượng được phản ánh rõ ràng là khá khác nhau như những dẫnchứng vừa nêu
Một số nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng vấp phải lúng túng khi xếp nhóm
truyện - tạm gọi là ngụ ngôn có nhân vật chính là con người: “Những truyện ngụ ngôn mà nhân vật chính là con người (như các truyện Đẽo cày giữa đường, Hai anh
Trang 33em và quả bứa ) là những truyện dễ khiến chúng ta khó phân loại; không biết nên
xếp chúng vào đâu trong ba thể loại truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện cổ
tích”(Giáo trình Văn học dân gian)[125;tr.92] Trong khi đặc điểm này hoàn toàn
phù hợp với nội hàm khái niệm “parable” - dụ ngôn
Lí giải nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng hạn chế của từ “dụ ngôn” trongđời sống và trong nghiên cứu văn học ở nước ta, chúng tôi căn cứ nhiều vào nhữngyếu tố xã hội học
Chữ quốc ngữ ra đời ở nước ta bởi các nhà truyền giáo phương Tây, nhằm phục
vụ mục đích đầu tiên là thuyết pháp, rao giảng Kinh Thánh Từ “dụ”/ “dụ ngôn” đượcghi nhận trong Từ điển chữ quốc ngữ đầu tiên [66], và hoàn toàn có cơ sở để tin rằng
nó đã được sử dụng trong các sách giáo lý sau đó để truyền đạt lời Chúa Do nhữngbiến thiên của lịch sử, trong suốt thời gian du nhập và truyền bá của mình, đạo ThiênChúa (hay Ki tô, Gia tô ) cùng cộng đồng giáo xứ (những nhà truyền đạo, linh mục,giáo dân ) và cả thuật ngữ “dụ ngôn” cũng bị những hạn chế nhất định “Dụ ngôn”, vìthế, trở thành một từ chỉ lưu hành rộng rãi trong cộng đồng Thiên Chúa giáo
Thời gian gần đây, thuật ngữ “dụ ngôn” được dần phổ biến trong khoa học xãhội nhân văn Nhiều nhà nghiên cứu đang tìm đến diễn ngôn dụ ngôn như mộthướng nghiên cứu hứa hẹn (chẳng hạn các nghiên cứu về “dụ ngôn lịch sử” trongcác tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh hay trong truyện ngắn của Nguyễn HuyThiệp, “dụ ngôn về chấn thương” trong các sáng tác của Đoàn Minh Phượng )
Từ tất cả những điều đã trình bày, chúng tôi hệ thống lại những đối chiếu đểđưa ra sự khu biệt cần thiết và rõ ràng về hai thuật ngữ “ngụ ngôn” - “dụ ngôn” trên
cơ sở phân tích những tương đồng và khác biệt
2.1.3 Dụ ngôn và ngụ ngôn: những tương đồng và khác biệt
a/ Những tương đồng:
Trước hết, xét về mục đích, ý nghĩa, nếu mục đích cao nhất mà truyện ngụ
ngôn phải đạt đến là đưa ra một bài học triết lý về xã hội và con người, tổng kếtnhững kinh nghiệm ứng xử, kinh nghiệm sống sâu sắc, thì đây đồng thời cũng chính
là ý nghĩa mà dụ ngôn mong muốn đạt đến Ra đời trong văn học dân gian, truyện
ngụ ngôn là nơi chứa đựng những kinh nghiệm sống (như trong truyện Quạ mặc lông công; Cáo mượn oai hùm ), những bài học đấu tranh chống áp bức bất công (như
Trang 34trong các truyện Chèo bẻo và ác là; Con bồ câu và con sáo ), những quan niệm triết học và những nhận thức luận sơ khai về thế giới (chẳng hạn: Mèo lại hoàn mèo; Con
vờ và con đom đóm )
Nhiều dụ ngôn trước nay bị xếp vào ngụ ngôn như: Ông vua Chàm nuôi khỉ; Kéo cây lúa lên hay những dụ ngôn của Jesus trong Phúc âm như: Dụ ngôn về người gieo giống (The Parable of the Sower), Dụ ngôn về con chiên lạc (The Parable of the Lost Sheep); Dụ ngôn về hạt cải và men (The Parable of the Mustard Seed); Dụ ngôn về đứa con hoàng đàng cũng đều đưa đến cho người tiếp nhận
những thông điệp là những bài học quý giá của cuộc sống Dụ ngôn của Đức Phật,của các triết gia cổ điển Trung Hoa (Khổng Tử, Trang Tử, Hàn Phi Tử ) cũngkhông đi ra ngoài mục đích đó
Thứ đến, về nghệ thuật, cả ngụ ngôn và dụ ngôn đều nổi bật bởi tính chất ẩn
dụ/ tỉ dụ, biểu tượng/ hình tượng
Bắt nguồn từ trí tuệ dân gian trên cơ sở tiếp xúc gần gũi với tự nhiên, truyệnngụ ngôn là một loại truyện dân gian sản sinh trong quá trình phát triển tất yếu của trítuệ nhân loại, khi đạt đến “một trình độ phát triển tương đối cao của tư duy loàingười”[41;tr.351] Dù ra đời từ thời cổ đại ở Hi Lạp, La Mã hay Ấn Độ, Trung Quốc với ý nghĩa giáo dục là chủ yếu, thì các tác giả ngụ ngôn luôn ý thức việc phải diễn đạtnhững bài học, những kinh nghiệm, những triết lý một cách linh hoạt, sinh động, tươimới Truyện ngụ ngôn là một cách nói theo tỉ dụ của nhân dân mà đặc điểm của ngônngữ dân gian là hay dùng những sự vật cụ thể, gần gũi, có đường nét, màu sắc để diễnđạt những ý niệm trừu tượng Ngôn ngữ hình tượng kết hợp với lối so sánh, ví von đầyhóm hỉnh nhưng cũng rất sâu sắc của nhân dân lao động đã tạo ra cả một kho tàngnhững thành ngữ, chẳng hạn: “chậm như sên”, “nhanh như cắt”, “dữ như cọp” hay
“cáo mượn oai hùm”, “mèo lại hoàn mèo”, “châu chấu đá xe” rất phổ biến trong đờisống văn hóa tinh thần và trong giao tiếp của nhân dân lao động từ xa xưa, ở cả phươngĐông lẫn phương Tây
Cũng do tính chất tỉ dụ, ẩn dụ, ngụ ngôn đã đặc biệt phát triển trong xã hội có giaicấp như một thứ vũ khí đấu tranh giai cấp đắc lực, độc đáo của nhân dân lao động.Federer – một nhà sáng tác truyện ngụ ngôn nổi tiếng thời cổ đại La Mã, đồng thời cũng
là một nô lệ, đã nói: “Người nô lệ không có khí giới, không dám nói theo cách mình
Trang 35muốn nói; ngụ ngôn giống như một cái màn để che tư tưởng của họ; họ tránh được sự
trừng phạt nhờ những hư cấu mĩ lệ” (Dẫn theo [41;tr.353]) Hay La Fontaine – người đã
đưa ngụ ngôn đạt đến độ kinh điển của thể loại - cũng đề cao khả năng biểu đạt tư tưởngbằng hình ảnh, biểu tượng của ngụ ngôn: “Một thứ luân lí trần trụi làm người ta chán
nản, truyện kể làm cho điều luân lí lọt tai cùng với nó”(Dẫn theo [41;tr.349])
Những nhà truyền giáo, thuyết pháp của Thiên chúa giáo hay Phật giáo cũngnhờ tính chất ẩn dụ, hình tượng của dụ ngôn mà chuộng dùng loại hình này để truyềnđạt những giáo lý trừu tượng Kinh Avadena (Kinh Bách Dụ) nhà Phật (nguồn gốc
của các truyện: Người ăn nửa chiếc bánh, Hai vợ chồng và một cái bánh ) hay kinh
Dhammapada (Kinh Pháp Cú) là những điển hình tiêu biểu của ngôn ngữ ẩn dụ, thí
dụ và biểu tượng đặc sắc Chẳng hạn, khi đề cập đến vấn đề yêu thương hay ái dục
nói chung, Đức Phật đã dùng đến các hình ảnh "dòng sông”/“dòng ái dục" (Dòng sông tượng trưng cho sự luân hồi, sinh tử mà nguyên nhân của luân hồi, sinh tử là dục vọng, nên thường gọi là ái hà (dòng sông ái): “Dòng ái dục chảy khắp/ Như dây leo
mọc tràn"; "Người say đắm ái dục/ Tự lao mình xuống dòng/ Như nhện sa vào lưới"),
hình ảnh “lửa” (“ngọn lửa dục vọng”; “nhà lửa”; “lửa tam muội” khi thì biểu trưng cho dục vọng; khi lại biểu trưng cho sức mạnh thiền định); hình ảnh “đất” (biểu
tượng cho bản tính của tâm vốn bình lặng, không phân biệt, như tính chất của mặt đất
không hề từ chối bất kỳ một sự dẫm đạp nào, ai cũng có thể đặt chân lên nó), bánh xe
“pháp luân” (biểu tượng cho chánh pháp được vận hành) Đặc biệt, không thể không
kể đến hình ảnh “hoa sen” tượng trưng cho Đức Phật và Phật tính ở mỗi người, là chủ đề trung tâm của bộ kinh Pháp Hoa (Diệu pháp liên hoa) và là biểu tượng đặc thù
trong kinh tạng Phật giáo
Dụ ngôn của Đức Kitô hay của Trang Tử, Liệt Tử, Hàn Phi Tử cũng vôcùng phong phú những hình ảnh ẩn dụ, những biểu tượng sinh động minh họa chonhững giáo lý khô khan
b/ Những khác biệt giữa ngụ ngôn và dụ ngôn:
Xét theo nghĩa từ nguyên, “Dụ là: Lời kẻ trên bảo xuống kẻ dưới” [1;tr.150];
còn “Ngụ là: Gửi thác vào - Ở đậu” [1;tr.421] Như vậy, sự khác biệt lớn nhất của
dụ ngôn và ngụ ngôn là ở tính khuynh hướng và thẩm quyền phát ngôn (vị thế của
chủ thể phát ngôn) Trong dụ ngôn, chủ thể mang bài học dù xuất hiện hay ẩn tàng
Trang 36đều luôn ở vị thế quyền uy, là người đi dạy (Chúa, Đức Phật, các bậc hiền triết…),còn đối tượng tiếp nhận là người được dạy bảo (tông đồ, con chiên…) Những yếu
tố của tiếng cười, giễu nhại, khôi hài dựa trên những nghịch lý đều được sử dụngtrong ngụ ngôn làm gia tăng chất trí tuệ và hàm ý, còn dụ ngôn chú ý đến tươngquan so sánh để đối tượng nhận thức được bài học giáo lý
Về cấu trúc, dụ ngôn thường được kết cấu ba bước biến cố - hoán cải – lựa
chọn/quyết định và chính kết cấu này làm nên ý nghĩa của các dụ ngôn Trong khi
đó, ngụ ngôn thường có kết cấu hai lớp (phần nêu sự kiện/câu chuyện và phần bàihọc, triết lý được rút ra), và trong nhiều trường hợp hai lớp này hòa vào nhau, bàihọc được lồng vào ngay trong những sự kiện của câu chuyện
Điểm phân biệt tiếp theo của “ngụ ngôn” với “dụ ngôn” là ở phương diện
nhân vật chính Trong khi nhấn mạnh sự phân biệt giữa ngụ ngôn và dụ ngôn, James
Stobaugh chỉ ra rằng: “Một câu chuyện ngụ ngôn khác với một dụ ngôn ở chỗ các dụngôn sử dụng đối tượng là con người”[130;tr.276] Nhân vật trong dụ ngôn hiện lên
trước mắt ta như những chủ thể lựa chọn luân lí, trong khi đó, các nhân vật ngụ ngôn
lại hành động đúng theo vai có sẵn của nó (cáo gian hùng, thỏ tinh ranh, rùa chậmchạp, cọp hung ác…) Hầu hết các dụ ngôn trình bày hai (đôi khi nhiều hơn) kịch bản
từ đó nhân vật chính và khán giả phải lựa chọn Bằng cách này, người nghe sẽ trởthành một thành viên tích cực trong việc đưa các quan điểm đạo đức đang được minhhọa Chẳng hạn, Chúa Jesus dùng dụ ngôn để đưa người nghe vào vị thế phải thấytình trạng của họ, từ đó định ra lập trường của mình Toàn bộ mục đích của dụ ngôn
là giúp khán giả hiểu một vấn đề đạo đức hay chủ đề triết học khác trong những câuchuyện dễ hiểu hơn Thay vì hướng dẫn các khán giả bằng cách chỉ cho họ hiểu,người kể chuyện có thể làm tốt hơn, đó là dẫn họ tới việc áp dụng các nguyên tắc ấytrong cuộc sống hàng ngày của mình
Giọng điệu cũng là điểm khu biệt “ngụ ngôn” với khái niệm còn lại Là thể
tự sự cỡ nhỏ, mang tính quá độ từ folklore qua văn học viết, dụ ngôn là câu chuyệnbóng gió về một minh chứng hiển nhiên cho một qui luật phổ quát buộc người taphải tuân thủ Do đó dụ ngôn bao giờ cũng nghiêm túc, có tính chất giáo huấn, khác
Trang 37hẳn giọng bỡn cợt của giai thoại, còn giọng điệu của ngụ ngôn dường như lại làphép cộng của hai loại này – vừa giáo huấn, vừa mỉa mai, châm biếm sâu cay.
Mức độ tưởng tượng của truyện ngụ ngôn cũng phong phú hơn so với dụ
ngôn Tuy cùng bị ràng buộc bởi sợi dây lý trí, sáng tạo theo yêu cầu của lý trí,song, ngụ ngôn chứa đựng “một sự tích hoàn toàn tưởng tượng”, thậm chí mức độ
tưởng tượng của ngụ ngôn còn cao hơn cả truyện cổ tích Sử dụng đối tượng vô
cùng phong phú từ động vật đến thực vật, từ hữu hình đến vô hình, từ con chim biếtnói, con mèo biết suy nghĩ, con cáo mưu chước, đến cái mũi biết ganh tị nhưngngụ ngôn, chung quy, cũng đều phục vụ mục đích mà lý trí đặt ra, đó là truyền đạtmột thông điệp cuộc sống Dụ ngôn lấy đối tượng phản ánh là con người với nhữngthói quen, hành vi gắn liền với đời sống thực tế, đóng vai trò như những thí dụ để sosánh, từ đó hướng tới giáo dục con người, bởi vậy, tính chất tưởng tượng bay bổngcũng bị hạn chế so với ngụ ngôn Trong các dụ ngôn về Nước Trời, Jesus đưa vào
đó đủ mọi dạng người: Từ người thu thuế đến biệt phái, quan quyền, người nôngdân cày ruộng, người quản lý bất lương, đứa con hoang đàng … vốn là những hìnhảnh thường nhật của xã hội Do Thái thời bấy giờ để minh họa Chuyện một người
con lười lao động, thích hưởng thụ trong “Đứa con hoang đàng”, chuyện hai đứa trẻ tranh nhau quả bứa cuối cùng chỉ kẻ thứ ba được lợi trong “Hai đứa trẻ và quả bứa” tất thảy đều vô cùng gần gũi với cuộc sống hàng ngày của nhân dân.
Tóm lại:
Dụ ngôn, theo cách hiểu chung nhất, là một thể loại/kiểu lời nói được chuộngdùng trong các tôn giáo để truyền đạt các giáo lí, những vấn đề đạo đức phổ quát.Các tác phẩm dụ ngôn tôn giáo được biết đến nhiều nhất là dụ ngôn của Chúa Jesus,
dụ ngôn trong các bộ Kinh của Đức Phật Trong văn học, cũng như ngụ ngôn, dụ
ngôn được hiểu trên hai phương diện: thứ nhất, theo nghĩa rộng, nó là một kiểu nói
so sánh, ẩn dụ nhằm truyền đạt những lời khuyên răn, những bài học đạo đức một
cách bóng gió; thứ hai, nó là một thể loại văn học có từ xa xưa trong tính nguyên
hợp của các hình thái ý thức xã hội (triết học, tôn giáo, văn học ) Tuy luôn lấy conngười làm nhân vật tự sự nhưng dụ ngôn không hướng con người đến những líthuyết trừu tượng mà nhấn mạnh đến thái độ phải có để cải biến đời sống của chínhmình và rộng ra là toàn xã hội Dụ ngôn có xu hướng đặt nhân vật trước những tình
Trang 38thế phải lựa chọn, và từ kết quả của sự lựa chọn ấy tác động mạnh đến người đọc,
để người đọc tự chất vấn, thay đổi
2.2 Chiến lược giao tiếp dụ ngôn
2.2.1 Dụ ngôn - một loại hình diễn ngôn văn học
Từ những năm sáu mươi của thế kỉ XX, nghiên cứu diễn ngôn đã trở thành một
trào lưu khoa học phát triển rầm rộ ở châu Âu và “diễn ngôn” (discourse) trở thành một
khái niệm được lưu hành rộng rãi trong khoa học xã hội và nhân văn: từ triết học, xãhội học, ngôn ngữ học, tâm lí học, đến nghiên cứu văn học Nội hàm của thuật ngữnày vì thế rất phức tạp, và tùy theo từng lĩnh vực nghiên cứu khác nhau mà được cácnhà nghiên cứu dẫn giải theo những hướng khác nhau Trong luận án của mình, chúngtôi không tham vọng xác lập hệ thống lý thuyết về “diễn ngôn” mà chỉ giới thuyết sơlược một số nét về khái niệm này trên cơ sở tổng hợp các tài liệu đã được đông đảogiới nghiên cứu thừa nhận Điều mà luận án quan tâm là ứng dụng lý thuyết diễn ngôn(theo cách tiếp cận của nghiên cứu văn học) để phục vụ cho việc chứng minh, lý giải
dụ ngôn như là một loại hình diễn ngôn văn học, qua đó, xây dựng chiến lược giao tiếpcủa diễn ngôn dụ ngôn và các làm sáng tỏ các đặc điểm liên quan
Trong luận án “Kí như một loại hình diễn ngôn”[46], tác giả Nguyễn Thị NgọcMinh trên cơ sở nắm bắt những dòng mạch chính của nghiên diễn ngôn thế kỉ XX đã
giúp chúng ta phác thảo ba cách tiếp cận chủ yếu của lý thuyết này từ góc độ ngôn ngữ học (đại diện tiêu biểu gồm F Saussure, R.Barthes, Todorov…), phong cách học (tiêu biểu là M.Bakhtin) và xã hội học (tiêu biểu là M.Foucault), từ đó đưa đến nhận
định rằng: Nếu ngôn ngữ học được phát triển trên nền tảng tư tưởng Saussure nhấnmạnh đến tính chất hệ thống, khép kín và tĩnh tại của diễn ngôn thì các nhà tư tưởngnhư Bakhtin, Foucault lại khẳng định tính chất sinh thành, đa dạng của diễn ngôn.Nếu Bakhtin đặc biệt chú ý đến tính liên chủ thể của diễn ngôn thì Foucault lại đề caotính phi chủ thể (sự biến mất của chủ thể người) trong mê cung của các diễn ngôn Bacách tiếp cận này đã cung cấp ba cách định nghĩa khác nhau về diễn ngôn: diễn ngônnhư là cấu trúc của ngôn ngữ/lời nói, diễn ngôn như là lời nói - tư tưởng hệ, và diễnngôn như là công cụ để kiến tạo tri thức và thực hành quyền lực [46]
Trang 39Tham khảo các nghiên cứu về lí thuyết diễn ngôn đang thịnh hành ở nước ta,
có thể nhận thức diễn ngôn qua một số bình diện sau:
Thứ nhất, diễn ngôn là ngôn ngữ trong chỉnh thể sống động, ngôn ngữ trong
sử dụng, trong bối cảnh xã hội
Thứ hai, diễn ngôn theo cách hiểu trên không chỉ là phương tiện biểu đạt,
giao tiếp, mà còn là phương thức tồn tại của con người Con người tồn tại trong diễnngôn, tư duy về bản thân và thế giới qua diễn ngôn, liên kết với nhau bằng diễnngôn, hoạt động theo chỉ dẫn của diễn ngôn
Thứ ba, sự phân tích diễn ngôn trong từng xã hội đã cho thấy logic nội tại, cơ
chế thầm kín chi phối ngôn từ đó là hình thái ý thức xã hội, khung tri thức của conngười và cơ chế quyền lực trong xã hội.Nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu các cơchế xã hội, quyền lực, ý thức hệ, lịch sử, văn hóa chìm ẩn đằng sau diễn ngôn
Thứ tư, bản chất văn học là diễn ngôn về đời sống Diễn ngôn văn học mang
tính ý thức hệ; là phương thức tồn tại của con người, kiến tạo nên bản thân hiện thực;
có quy tắc, cơ chế và chức năng riêng Do vậy, sự vận động của văn học suy cho cùng
là sự vận động của diễn ngôn, lịch sử văn học là quá trình thay thế các hình thái diễnngôn Ở phương Tây, diễn ngôn lãng mạn xuất hiện với tất cả tính chủ quan, sứctưởng tượng, sự tự thổ lộ, giãi bày, nhằm bù đắp những nguyên tắc lý tính sáo mòn,cứng nhắc, đầy những quy phạm của chủ nghĩa cổ điển Nhưng đến lượt mình, khidiễn ngôn lãng mạn dấn sâu vào sầu, mộng, phù phiếm, cách xa thực tại thì diễn ngônhiện thực chủ nghĩa xuất hiện Ở Việt Nam, diễn ngôn thơ Mới thành thực đã xuấthiện thay thế diễn ngôn thơ cổ đầy quy phạm, khuôn sáo với những niêm luật, điển
cố Diễn ngôn trần tục kiểu Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng đối lập lại diễnngôn thi vị hoá của các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng,Hoàng Đạo Trong thời kì văn học đổi mới giữa những năm 80 của thế kỉ XX, diễnngôn văn học sử thi nghiêng về ngợi ca ngọt ngào, thiêng hoá, dần bị thay thế bởi
Trang 40diễn ngôn tỉnh táo, sắc lạnh thậm chí giễu nhại trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp,Phạm Thị Hoài cùng nhiều cây bút mạnh dạn “đổi mới” khác
Xét về mặt bản chất, diễn ngôn chính là một hoạt động giao tiếp có liên quan
đến ba đối tượng: chủ thể (người nói/viết) - đối tượng tham chiếu (cái được bàn luận,
sự kiện, nhân vật) - đối tượng tiếp nhận (người nghe/đọc) Ba nhân tố này cũng là
những yếu tố chi phối trật tự bên trong và quyết định bản chất của diễn ngôn
V.I.Chiupa đã khẳng định: “Diễn ngôn không phải là hệ thống kí hiệu, mà là hệ thống các thẩm quyền giao tiếp diễn ngôn: thẩm quyền sáng tạo (chủ quan – của tác giả), thẩm quyền của cái được biểu đạt (khách quan – của nhân vật) và thẩm quyền tiếp nhận (của đối tượmg tiếp nhận – người đọc)”[14] Với diễn ngôn văn học, V.I.Chiupa
có sự kế thừa quan điểm về “thể loại lời nói” của M.Bakhtin trong nhận định: “Tác phẩm văn học ở mọi quy mô đều có thể xem là một đơn vị phát ngôn duy nhất, tức là một diễn ngôn, là sự kiện của sự kiện (giao tiếp) hiện thực hoá một “chiến lược giao tiếp” nào đó trong khuôn khổ của một “hình thái diễn ngôn nhất định”[14]
Tiếp tục diễn dịch thuật ngữ “chiến lược giao tiếp”, Chiupa cho đó là “mô hìnhtương tác cố định của những người tham gia sự kiện giao tiếp (diễn ngôn)” Khác với
“chiến thuật” do bản thân người hoạt động tạo ra và điều khiển, “chiến lược” chỉ đượcanh ta lựa chọn, “khi chiến lược giao tiếp đã được lựa chọn một cách tự do luôn khắcchế người khởi xướng sự kiện giao tiếp và buộc hành vi giao tiếp của anh ta phải tuântheo một ý đồ có tính chất loại hình Gần như có thể thay đổi chiến lược bất kì lúc nào,nhưng chuyển qua một chiến lược giao tiếp mới cũng có nghĩa là kết thúc phát ngôn
cũ, bắt đầu phát ngôn mới”(Chiupa)[15]
Ngoài sự lệ thuộc vào một hình thái diễn ngôn cụ thể, chiến lược giao tiếpcủa phát ngôn chịu sự quy định của một tập hợp các đặc điểm, trong đó đáng chú ýnhất là mấy đặc điểm sau đây:
Một là phương thức tu từ của tri thức, quan niệm, ý kiến và sự thông hiểu; Hai là xu hướng chủ đạo nhắm vào khách thể (cái thông báo), vào bản thân chủ
thể (sự biểu cảm), hoặc người tiếp nhận (tính mục đích);
Ba là có hay không có các quan hệ đẳng cấp giữa những người tham gia sự kiện
giao tiếp (người nói có thể đặt mình vào vị trí trong quan hệ với khách thể và/ hoặcngười tiếp nhận theo các quan hệ “trên – dưới”, “dưới – trên”, hay “ngang hàng”);