1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thơ việt nam những năm đầu thế kỷ XXI (tt)

27 487 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 64,96 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Người viết muốn thâm nhập và bao quát một thực tiễn sáng tác rộnglớn để phác thảo diện mạo cũng như đặc điểm của giai đoạn thơ này để bổsung phần nào vào chỗ trống về

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ MINH TÂM

THƠ VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 62 22 01 21

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2018

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Văn Lân

\

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 3

- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhận định về thơ đầu thế kỷ XXI, có nhiều ý kiến trái chiều Ngườibảo “nền rộng nhưng thiếu đỉnh”; người bảo “thơ đi ngang”; người lại quảquyết, thơ hiện nay “ngang ngửa” thậm chí “chất lượng và bề thế hơn” thơcác giai đoạn trước…” Nhưng có một điều không thể phủ nhận trong nhữngnăm đầu thế kỷ XXI, không khí thơ rất sôi động, ít nhất là ở bề nổi Đó là sựxuất hiện của các trào lưu, trường phái trong nỗ lực làm thay đổi diện mạothơ Việt Các cuộc tranh luận thơ cách tân hay không cách tân cũng gay gắtchẳng kém tranh luận thơ cũ, thơ mới ở đầu thế kỷ trước Một giai đoạn thơnhư vậy rất đáng để quan tâm, nghiên cứu

Khái quát diện mạo và đặc điểm thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI tuy làmột việc làm mạo hiểm nhưng rất cần thiết để nhìn nhận một giai đoạn thơ,

để có cơ sở so sánh, đánh giá với các giai đoạn thơ khác

2 Mục đích nghiên cứu

Người viết muốn thâm nhập và bao quát một thực tiễn sáng tác rộnglớn để phác thảo diện mạo cũng như đặc điểm của giai đoạn thơ này để bổsung phần nào vào chỗ trống về thơ đương đại trong tiến trình văn học sử

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những tác phẩm, tác giả tiêubiểu của thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 4

Luận án chủ yếu khảo sát các tác giả tiêu biểu và các tác phẩm tiêubiểu trong khoảng 15 năm đầu thế kỷ XXI Luận án chỉ giới hạn tư liệu khảosát ở mảng sáng tác dành cho người lớn, không tìm hiểu về văn học thiếunhi, một bộ phận quan trọng trong diện mạo văn học nước nhà cũng nhưmảng thơ hải ngoại vốn đang gây nhiều tranh cãi.

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ đạo là:

Tìm ra đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của Thơ Việt Nam đầu thế

kỷ XXI, từ đó làm rõ thêm nhiều thành tựu của thơ giai đoạn mà cho đếnnay vẫn chưa được đánh giá đúng mức

Những nhận định về diện mạo và đặc điểm của thơ Việt Nam đầu thế

kỷ XXI là tài liệu có tính chất tham khảo để những người quan tâm, nghiêncứu sâu hơn về các tác giả, các trào lưu thơ hiện nay

Trang 5

- Chương 2: Diện mạo thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

- Chương 3 Đặc điểm nội dung thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

- Chương 4 Đặc điểm nghệ thuật thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Những nhận định chung về thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Đánh giá thơ đầu thế kỷ XXI cho đến nay còn có nhiều ý kiến tráichiều Trong khi nhiều ý kiến tỏ ra bi quan “thơ đang có vấn đề và cần đổimới nó” (Hữu Thỉnh), “tình trạng vè hóa thơ, cũ hóa, văn xuôi hóa thơ”(Nguyễn Trọng Tạo), “thơ của chúng ta èo uột, làng nhàng, thiếu bứt phá,thiếu thăng hoa” (Nguyễn Hoàng Đức),… ngược lại có nhiều ý kiến khác lạicho rằng “văn chương Việt đang mang một diện mạo đa màu sắc” (ĐôngHà), “thơ liên tục chuyển động và thay đổi” (Insarasa),…

Về xu hướng phát triển thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI, nhiều ngườicho rằng, thơ đang vận động với nhiều xu hướng, khuynh hướng với nhiềutrào lưu và trường phái như Nguyễn Bá Thành, Nguyễn Thanh Tâm,Nguyễn Đăng Điệp,…

Về lực lượng sáng tác, nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận vai trò của cácnhà thơ trẻ như Lưu Khánh Thơ, Yến Nhi,…

1.2 Những nhận định về đặc điểm thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nghiên cứu về thơ sau 1975 (trong đó bao gồm cả giai đoạn thơ đầuthế kỷ XXI), một trong những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm

là chỉ ra những đặc điểm nổi bật về nội dung cũng như nghệ thuật của thơgiai đoạn này như Nguyễn Đăng Điệp, Đặng Thu Thủy, Hà Quảng, Nguyễn

Vũ Tiềm, Lê Hồ Quang,… Tuy vậy phần nhiều các ý kiến còn tản mát, đề

Trang 6

cập đến một hoặc một vài khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật của thơ thời

kì này Tiểu luận của Nguyễn Vũ Tiềm đề cập tương đối toàn diện đặc điểmcủa thơ đầu thế kỷ XXI nhưng sự khái quát không cao, phần lớn các nhậnđịnh xuất phát từ chủ quan của tác giả chưa có sự phân tích,lý giải thấu đáo.Những nhận định trong các công trình nghiên cứu trên có tác dụng gợi mởhướng nghiên cứu về thơ đầu thế kỷ XXI Nhưng qua các công trình đóngười ta vẫn chưa thấy được những nét riêng biệt về diện mạo, đặc điểm củathơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI; chưa nhìn ra được những đặc sắc riêng chỉ có

ở thơ giai đoạn này so với giai đoạn cuối thế kỷ XX

1.3 Những nhận định về tác giả, tác phẩm tiêu biểu

Tuy chưa có công trình khảo cứu chuyên sâu về Thơ Việt Nam đầuthế kỷ XXI nhưng công trình, bài viết nghiên cứu về tác giả, tác phẩm tiêubiểu của giai đoạn này rất phong phú, tỉ lệ thuận với số lượng tác giả cũngnhư khối lượng tác phẩm đồ sộ của giai đoạn này Thống kê hết tất cả cácbài viết, công trình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm thơ đầu thế kỷ XXI làđiều không thể, do vậy tác giả luận án chỉ nhắc đến những nhận định về cáctác giả, tác phẩm gây được sự chú ý nhiều nhất của dư luận cũng như giới

phê bình như Nguyễn Quang Thiều với tập thơ Châu thổ, Mai Văn Phấn với Bầu trời không mái che, Hôm sau, Và đột nhiên gió thổi,… Nguyễn Bình Phương với Buổi câu hờ hững, Dương Kiều Minh với tuyển Thơ Dương Kiều Minh, Trần Nhuận Minh với 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh, Miền dân gian mây trắng, Vi Thùy Linh với Linh, ViLi in love,…, Phan Huyền Thư với Nằm nghiêng, Sẹo độc lập; …

Tiểu kết chương 1

Thứ nhất, thơ Việt Nam đài thế kỷ XXI chưa thực sự được nghiên cứunhư một giai đoạn thơ với những đặc điểm và diện mạo riêng đáng chú ý

Trang 7

Các nhà nghiên cứu, phê bình phần lớn ghép giai đoạn thơ này vào giai đoạnthơ Việt Nam sau 1975 hoặc sau 1986 và gọi chung là thơ đương đại; bởivậy chưa thấy được nét riêng của thơ giai đoạn này.

Thứ hai, chưa có công trình khảo cứu chuyên sâu về thơ Việt Namđầu thế kỷ XXI (về tổng quan cũng như về một khía cạnh cụ thể của nộidung và nghệ thuật) Mới chỉ có một số bài viết nhỏ và cũng chỉ dừng lại ởviệc nêu những nhận định chủ quan, chưa có những khảo cứu chuyên sâu đểchứng minh cho nhận định; do đó, tất yếu dẫn đến những ý kiến đánh giátrái chiều về thơ giai đoạn này

Thứ ba, phần nhiều các bài viết liên quan đến thơ Việt Nam đầu thế

kỷ XXI là bàn về tác giả tiêu biểu và tác phẩm tiêu biểu Đó là các nguồn tưliệu quan trọng giúp chúng tôi hình dung về diện mạo và đặc điểm của cảgiai đoạn thơ

Từ thực tế trên, một khảo cứu chuyên sâu về thơ Việt Nam đầu thế kỷXXI là rất cần thiết để phác họa những nét chung nhất về diện mạo và đặcđiểm của giai đoạn thơ Và đó cũng chính là nhiệm vụ của luận án

Chương 2 DIỆN MẠO THƠ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI 2.1 Quan niệm thơ những năm đầu thế kỷ XXI

2.1.1 Sự vận động của quan niệm thơ

Nhìn một cách tổng quát, quan niệm thơ đầu thế kỷ XXI đa dạng,thậm chí có lúc đối lập Quan niệm thơ truyền thống rằng thơ là địa hạt củacảm xúc, cái đẹp cái cao cả vẫn được một bộ phận không nhỏ nhà thơ tâmniệm Ở phía ngược lại, các nhà thơ sáng tác theo cảm quan và tinh thần hậuhiện đại (Đinh Linh, nhóm Mở Miệng,… chẳng hạn) lại giễu nhại tất cả các

Trang 8

giá trị đó của thơ truyền thống Theo họ, thơ cũng chỉ là một trò chơi, mộttrò giải trí như bao trò chơi khác, “làm thơ chính là hành động giải nhữnghuyền thoại về thơ”.

Nhưng bao trùm lên quan niệm thơ đầu thế kỷ XXI đó là quan niệmcoi thơ là sự độc đáo, khác biệt Muốn tìm được sự độc đáo, khác biệt đó,nhà thơ cần một sự lột xác Hầu như khát vọng “tách khỏi bầy đàn” đi tìmmột lối đi riêng, khác biệt thường trực trong mỗi nhà thơ, không kể đó lànhà thơ lớp trước hay nhà thơ lớp sau Hệ quả tất yếu của khát vọng đi tìmcái mới lạ và độc đáo là các nhà thơ muốn khám phá những đối tượng biểuđạt mới và những cách thức biểu đạt mới

2.1.2 Cách tân là vấn đề cấp thiết của thơ

Từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, nhiều người đã nói đến sự

“khủng hoảng thơ” Thơ phải đổi mới, đó là vấn đề sống còn của thơ! Cáchtân thơ không chỉ là là đòi hỏi từ thực tiễn đời sống mà còn từ chính nhu cầunội tại của thơ Thơ là một nghệ thuật mà nghệ thuật đồng nghĩa với sự sángtạo

2.2 Lực lượng sáng tác

- Thế hệ các nhà thơ trưởng thành từ thời kỳ chống Mỹ

Đây là những nhà thơ phần lớn thuộc thế hệ 3X, 4X, (có những ngườithuộc thế hệ 2X) đã bắt đầu sáng tác và phần lớn là thành danh từ thời kỳchống Mỹ, thậm chí là từ chống Pháp trước đó như Nguyễn Đình Thi, LêĐạt, Gia Ninh Trong thế hệ những nhà thơ này có thể kể đến các tên tuổinhư: Thanh Thảo, Nguyễn Khoa Điềm, Ý Nhi, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, YPhương, Bằng Việt, Trần Nhuận Minh; Thi Hoàng; Vũ Quần Phương,Nguyễn Đức Mậu, Mã Giang Lân; Nguyễn Xuân Thâm; Vũ Từ Trang;

Trang 9

Hoàng Trần Cương, Vân Long, Chử Văn Long, Lê Văn Ngăn, NguyễnTrọng Tạo, Thanh Tùng, Bùi Minh Quốc, Trần Nhật Lam….

- Những nhà thơ thế hệ 5X, 6X trưởng thành sau 1975

Thế hệ này có các tên tuổi như: Mai Văn Phấn, Dương Kiều Minh,Nguyễn Quang Thiều, Mai Quỳnh Nam, Đặng Thị Thanh Hương, Trần TiếnDũng, Insarasa, Trần Quang Quý, Nguyễn Bình Phương, Trần Anh Thái,Thảo Phương, Mai Linh, Nguyễn Linh Khiếu, Phạm Công Trứ, Đặng HuyGiang, Trần Tuấn, Giáng Vân, Tuyết Nga, Lê Thị Kim, Thu Nguyệt, PhạmThị Ngọc Liên, Nguyễn Thị Ánh Huỳnh, Lê Thị Mây, Nguyễn Huy Hoàng,Nguyễn Đức Tùng, … Ngoài ra, cũng có thể kể đến những nhà thơ sinhtrước đó một chút (thuộc thế hệ 4X) nhưng bước vào con đường sáng tácmuộn và thơ họ chỉ được biết đến từ sau 1975 như Đồng Đức Bốn, TrầnQuốc Thực, Lê Thành Nghị, Hoàng Vũ Thuật,… Đây là thế hệ các nhà thơchủ đạo trên thi đàn hiện nay và có những đóng góp đáng kể cho nền thơđầu thế kỷ XXI

Trang 10

cứ mải lao vào khám phá những lối đi riêng mà không ai tạo được một tràolưu rộng rãi ủng hộ sau lưng mình Thơ trẻ tỏa ra nhiều hướng đi và không

có hướng nào chiếm ngôi vị độc tôn, thống lĩnh

2.3 Các khuynh hướng sáng tạo tiêu biểu

2.3.1 Khuynh hướng bảo tồn các giá trị thơ truyền thống

Thơ truyền thống ở đây được hiểu là những dòng thơ có lịch sử lâuđời mà mỹ cảm nghệ thuật và thi pháp của nó vẫn còn ảnh hưởng sâu sắctrong đời sống văn học hiện tại Về mỹ cảm nghệ thuật, thơ truyền thốngtrung thành với quan niệm thơ là địa hạt của sự thanh cao, diễm lệ là sự lêntiếng của trái tim đang xúc cảm mãnh liệt về sự sống thông qua thể nghiệm

kỳ diệu của chủ thể sáng tạo.Về mặt thể loại, đó là các thể thơ lục bát, thơbốn chữ, thơ năm chữ, thơ tám chữ, thơ mười hai chữ Giọng điệu chủ yếu

là tâm tình, tự sự Nhạc tính du dương, êm đềm được tạo nên bởi vần điệu

và sự đều đặn của cách ngắt nhịp Ngôn ngữ trong sáng giàu hình ảnh Thơ

dễ đọc, dễ hiểu, dễ thuộc, dễ ngâm nga

2.3.2 Khuynh hướng cách tân trên cơ sở truyền thống

Đặc điểm của khuynh hướng này là sự cách tân trên cơ sở kế thừa vàphát huy các ưu thế của truyền thống thơ trữ tình Việt Nam Thực ra,khuynh hướng cách tân trên cơ sở truyền thống đã mãnh liệt ngay từ nhữngnăm đầu sau Đổi mới, gắn liền với tên tuổi của Thanh Thảo, Nguyễn Duy,

Dư Thị Hoàn,… Cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, khuynh hướng nàyvẫn được thi sĩ thuộc cả ba thế hệ lớp trước, lớp giữa, lớp sau ưa chuộng tạonên lực lượng sáng tác đông đảo hơn hẳn hai khuynh hướng còn lại

2.3.3 Khuynh hướng cách tân thơ triệt để

Theo Nguyễn Thanh Tâm, khuynh hướng cách tân của thơ sau 1975

chia ra thành hai chi lưu: cách tân nội dung thể tài và cách tân hình thức thể

Trang 11

loại Cách tân nội dung thể tài biểu hiện rõ nhất trong việc các thi sĩ đương

đại tìm kiếm một nguồn sống mới, khai thác sâu hơn vào những tầng vỉa củađời sống tâm linh, vô thức, những ẩn ức khuất chìm trong vùng tối của bảnnăng sống, bản năng người Ở chi lưu thứ hai thuộc khuynh hướng cách tân

(cách tân hình thức ngôn ngữ thơ), đáng kể nhất là các nhà thơ dòng chữ.

Khuynh hướng cách tân dòng chữ là sự tiếp nối và kế thừa những cây đạithụ của cuối thế kỷ XX như Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường, Hoàng Hưng,Đặng Đình Hưng,… Những cây bút tiếp tục khuynh hướng này là Từ Huy,

Lê Anh Hoài, Trần Nguyễn Anh,…

2.4 Những cảm hứng chính của thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

2.4.1 Cảm hứng hiện thực đời sống xã hội

Cũng giống như các loại hình nghệ thuật khác, văn học nói chung vàthơ nói riêng nảy mầm trên mảnh đất hiện thực Hiện thực đời sống xã hộivừa là nguồn cảm hứng vừa là đối tượng phản ánh của nghê thuật Do đó,cảm hứng về hiện thực đời sống là cảm hứng xuyên suốt nhiều giai đoạn thơchứ không riêng gì thơ đầu thế kỷ XXI Điều đáng nói về cảm hứng hiệnthực của thơ giai đoạn này đó là giàu tính thời sự và tính phản biện - một sựtiếp nối và phát triển của cảm hứng sự thật được mở ra từ những năm 80 củathế kỷ trước

2.4.2 Cảm hứng về thân phận con người

Khi cảm hứng hiện thực trở thành một cảm hứng lớn thì nó sẽ chi phốicái nhìn của nhà thơ, giúp họ phát hiện ra nhiều vấn đề nhức nhối của cuộcsống xã hội, đặc biệt là số phận của những người không may mắn Thơ trởnên giàu cảm thông hơn trên cơ sở tính nhân bản

2.4.3 Trở về cảm hứng dân tộc, lịch sử

Trang 12

Đến cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, cảm hứng lịch sử dân tộc

có xu hướng trở lại mạnh mẽ Điều này có nguyên do từ những tác động củahiện thực đất nước Sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông đe dọachủ quyền biển đảo, nỗi đau Hoàng Sa, Gạc Ma được khơi lại làm sống dậychủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc, thổi bùng ý chí bảo vệ chủ quyềntừng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc Năm 2010, kinh đô Thăng Long xưa-Thủ đô Hà Nội nay tròn 1000 năm tuổi Dấu mốc quan trọng đó tác độngvào tâm thức người Việt, là nguồn cảm hứng để các nhà thơ suy ngẫm lạichặng đường dài lịch sử đất nước, suy ngẫm về truyền thống văn hóa, vănhiến, truyền thống đánh giác ngoại xâm, suy ngẫm về tương lai của dân tộc

Tiểu kết chương 2

Thứ nhất, quan niệm thơ ở đầu thế kỉ XXI khá phong phú, nhiều khiđối lập Vẫn còn tồn tại quan niệm truyền thống thơ là địa hạt của cái đẹpcao cả, linh thiêng nhưng cũng xuất hiện quan niệm tầm thường hóa thơ, coithơ chỉ là một trò chơi không hơn, không kém Tuy vậy, nổi bật nhất vẫn làquan niệm coi thơ là địa hạt của sự độc đáo, khác biệt Nhà thơ phải lànhững người sáng tạo tiên phong khai mở những lối đi mới

Thứ hai, đây là một giai đoạn thơ có lực lượng sáng tác hùng hậu, trảiđều trên cả ba thế hệ, thế hệ nào cũng có những nhà thơ tên tuổi, trong đó thế hệcác nhà thơ trưởng thành sau kháng chiến chống Mỹ chiếm số lượng đông đảonhất và đang chi phối khuynh hướng sáng tác của thơ hiện nay Tuy nhiên nỗlực cách tân mạnh mẽ nhất lại đến từ các nhà thơ trẻ thuộc thế hệ 7X, 8X

Thứ ba, giai đoạn thơ đầu thế kỷ XXI vận động và phát triển theonhiều khuynh hướng, trường phái, tạo nên một không khí thơ sôi động.Nhiều tên tuổi lớn được định hình, nhiều nỗ lực cách tân được ghi nhận.Nhưng bằng ấy chưa đủ sức lôi kéo độc giả nhiệt tình với thơ

Trang 13

Thứ tư, những cảm hứng sáng tác chủ đạo của thơ giai đoạn này làcảm hứng về hiện thực đời sống, cảm hứng về số phận con người và cảmhứng dân tộc lịch sử Thơ giàu tính thế sự và thể hiện rõ cái tôi công dân củanhà thơ.

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA THƠ VIỆT NAM

NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 3.1 Dòng thơ thế sự ngày càng chiếm vị trí chủ đạo

Khảo sát Tuyển tập Thơ mười năm đầu thế kỉ XXI, chúng tôi thống kê

được có tới 261/457 tác phẩm mang nội dung thế sự, chiếm 57,1% Trongkhi đó, theo thống kê của tác giả Phạm Quốc Ca trong số 1144 bài thơ được

chọn vào tuyển tập Thơ Việt Nam 1975 - 2000 thì có 292 bài mang nội dung

trữ tình thế sự chiếm 24% Như vậy, so với giai đoạn thơ trước, dòng thơthế sự đã có một bước tiến dài, đang trở thành dòng thơ chủ đạo

3.1.1 Thơ phản ánh hiện trạng xã hội trong thời đại kỹ trị và toàn cầu hóa

Thơ hiện nay đã bám sát và ghi nhận những biến chuyển trong đờisống xã hội, hình thành nên một dòng thơ thế sự với tính thời sự đậm nét.Trong thời đại toàn cầu, thơ không chỉ phản ánh những vấn đề của quốc gia

mà còn phản ánh những vấn đề của cả nhân loại

Soi chiếu vào thực trạng đất nước trong thời đại hậu công nghiệp vàtoàn cầu hóa, các nhà thơ đặc biệt chú ý đến việc phơi bày những mặt tráicủa xã hội hiện đại Thơ không né tránh những hiện thực trần trụi, thậm chí

là máu me gây sốc Dòng thơ thế sự hiện nay đau đáu nhất vẫn là sự bănghoại về nhân cách của con người trong thời đại kỹ trị Đó là tình trạng nghèonàn đi về tâm hồn, vô cảm trước thiên nhiên, hờ hững trong mối quan hệ

Ngày đăng: 06/05/2018, 23:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w