Kiến thức - Phân tích ình hình kinh tế và các mâu thuẫn giai cấp xã hội trước cách mạng.. - Diễn biến chính qua các giai đoạn cách mạng Pháp: nền quân chủ lập hiến, nền cộng hòa, nền chu
Trang 1BÀI 31 CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII
(Tiết 1)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
- Phân tích ình hình kinh tế và các mâu thuẫn giai cấp xã hội trước cách mạng
- Diễn biến chính qua các giai đoạn cách mạng Pháp: nền quân chủ lập hiến, nền cộng hòa, nền chuyên chính dân chủ cách mạng, chiến tranh cách mạng
2 Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kĩ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện
3 Thái độ
- Quần chúng nhân dân, động lực chủ yếu thúc đẩy sự nghiệp cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao là nền chuyên chính Gia-cô-banh, họ xứng đáng là người sáng tạo
ra lịch sử
II CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1 Chuẩn bị của thầy
- Bản đồ phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp
- Tranh “ Tình cảnh nông dân Pháp”, “Tấn công phá ngục Ba-xti”
Giáo s inh:
Phạm V
ăn Lĩnh
GV HD : T rần T
hị T uyết
Ngày s oạn: 19/
03/2018
Ngày dạy 1:
22/03/
2018
Tiết dạy: ti
ết 4
Lớp:
10A4
Ngày dạy 2:
23/03/
2018
Tiết dạy: ti
ết 3
Lớp:
10A2
Trang 22 Chuẩn bị của trò
- SGK
- Tìm hiểu Ngục Baxti
III HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi 1: Vì sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là cuộc cách mạng tư sản?
Câu hỏi 2: Phân tích ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ?
3 Giới thiệu bài mới
Cuối thế kỉ XVIII, giữa Pa-ri hoa lệ của nước Pháp - “Kinh đô châu Âu”, đã bùng
nổ một cuộc cách mạng “long trời lở đất”- Một cuộc Đại cách mạng Tư sản Vậy cuộc Đại cách mạng Tư sản nổ ra và diễn biến như thế nào? Chúng ta di vào “Bài
31 CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII.”
Thời
gian Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản
15ph Hoạt động 1: Cá nhân, cả lớp
[?] Quan sát bức tranh này, em có nhận
xét gì ?Người nông dân chống tay lên cái
cuốc nói lên điều gì…?
HS quan sát và trả lời
GV: Nhận xét và chốt ý: Một nông dân
chống chiếc cuốc (công cụ lao động chủ
yếu) là tình trạng nông nghiệp lạc hậu
Trên lưng là người đại diện cho đẳng cấp
I NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
1 Tình hình kinh tế xã hội
a Kinh tế
- Cuối thế kỉ XVIII, Pháp
vẫn là nước nông nghiệp
• Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu
=> Năng suất thấp
• Lãnh chúa, giáo hội bóc lột nông dân nặng nề
Trang 3tăng lữ và quý tộc Trong túi quần túi áo
của tăng lữ, quý tộc thò ra những giấy tờ,
đó chính là những văn tự, khế ước cho vay
nợ và quy định những nghĩa vụ phong kiến
mà có lẽ đến hàng nghìn năm sau người
nông dân Pháp cũng không trả hết.
Có những con thỏ, chuột đang gặm phá
mùa màng.
-Tất cả đều hại nông dân
GV: Tại sao nói công, thương nghịêp Pháp
lúc này đã phát triển?
HS: nghe câu hỏi, suy nghĩ, căn cứ vào
sách giáo khoa để trả lời câu hỏi
+ Trả lời
GV: nghe học sinh trả lời câu hỏi, hướng
các em đi đúng hướng
+ Bổ sung kiến thức: công thương nghiệp
phát triển nhưng lại bị nhà nước thi hành
nhiều chính sách cấm đoán khắt khe như
thuế nặng sự kiểm soát chặt chẽ, sản xuất
theo khuân mẫu có sẵn…
Mâu thuẫn gay gắt về kinh tế giữa tư
sản với nhà nước phong kiến
+ Chốt kiến thức
[?] Trước cách mạng Pháp theo thể chế
chính trị nào? Do ai đứng đầu?
Hs trả lời
GV nhận xét và giới thiệu ảnh chân dung
vua Luis XVI
- GV cho HS theo dõi sơ đồ cơ cấu xã hội
nước Pháp
[?]Vai trò, quyền lợi kinh tế, địa vị chính
- Công thương nghiệp
+ Kinh tế TBCN phát triển nhưng bị chế độ phong kiến cản trở
=>Lực lượng sản xuất mới
>< quan hệ sản xuất phong kiến
b Chính trị - Xã hội
- Pháp vẫn duy trì chế độ
quân chủ chuyên chế(đứng đầu là vua Lui XVI)
- Xã hội chia thành 3 đẳng cấp:
Trang 4trị của đẳng cấp tăng lữ, quý tộc ?
HS dựa vào SGK để trả lời câu hỏi
GV: nhân xét và bổ xung ý
[?]Thành phần, vai trò, quyền lợi kinh tế,
địa vị chính trị của đẳng cấp thứ ba?
HS dựa vào SGK để trả lời câu hỏi
GV: nhân xét và bổ xung ý
GV: chỉ ra những mâu thuẫn về kinh tế,
chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong
kiến Pháp ngay càng gay gắt , trong đó
bao trùm là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ
ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với
hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn
duy trì chế độ phong kiến)
+ Tăng lữ: không phải đóng thuế
+ Quý tộc: có quyền lợi kinh
tế, chính trị, xã hội
+ Đẳng cấp thứ ba: Gồm TS, nông dân, bình dân Họ làm
ra của cải, phải đóng mọi thứ thuế, không được hưởng quyền lợi chính trị
=> Mâu thuẫn xã hội gay
gắt.
nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ cách mạng
5ph Hoạt động 2: Cá nhân, cả lớp
GV: giới thiệu trào lưu “Triết học ánh sáng”
thông qua những quan điểm tiêu biểu của
Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ru-xô Nó thực sự
là tư tưởng dọn đường cho cách mạng, là
ngọn đuốc sáng cho nước Pháp khi vẫn còn
trong đêm tối
[?]Những nhà tư tưởng này có chung quan
điểm gì? Nó có vai trò như thế nào trong
việc chuẩn bị tư tưởng cho cuộc cách
mạng?
HS: nghe câu hỏi, dựa vào sách giáo khoa
trả lời câu hỏi
GV: nhân xét và bổ xung ý
2 Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
Các nhà triết học ánh sáng: Mông-tex-ki-ơ,Rút xô, Vôn-te
Nội dung:
+ Lên án tội ác của phong kiến , giáo hội
+ Xây dựng một xã hội tốt đẹp
Tác dụng: bước rọi đường cho cuộc cách mạng tư sản bùng nổ
10ph Hoạt động 3: Cá nhân, cả lớp II TIẾN TRÌNH CỦA
CÁCH MẠNG
Trang 5[?]Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ trong
bối cảnh nào?
HS: nghe câu hỏi, dựa vào sách giáo khoa
trả lời câu hỏi
GV: nhân xét và bổ xung ý
GV: hướng dẫn học sinh khai thác kiến
thức trong bức tranh “Tấn công ngục
Ba-xti” “Pháo đài Ba-xti được xây dựng để
bảo vệ kinh thành Pari Đây là pháo đài
hết sức kiên cố, có hào sâu ngăn cách, có
cầu treo và đại bác phòng giữ Pháo đài
cao 24m, tường bao quanh dày 3m với 8
tháp canh cao 30m Về sau nhà vua dùng
pháo đài để giam giữ và giết hại những
người có tư tưởng chống đối Do đó, ngục
Ba-xti được coi là biểu tượng của chế độ
phong kiến Để kỉ niệm sự kiện quan trọng
này, sau này ngày 14/7 được lấy là ngày
quốc khánh Pháp (Có thể sử dụng đoạn
trích trong bài thơ 14 - 7 của Tố Hữu)”
GV: giải thích cho học sinh khái niệm
“quân chủ lập hiến”
[?]Hãy nêu những việc làm của phái Lập
hiến sau khi lên cầm quyền ?
HS: nghe câu hỏi, dựa vào sách giáo khoa
trả lời câu hỏi
GV: nhân xét và bổ xung ý
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nội
1 Cách mạng bùng nổ Nền quân chủ lập hiến
a Nguyên nhân trực tiếp của cuộc cách mạng
- Ngày 5-5-1789, Lu-i XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế
- Ngày 17 / 6 / 1789 , đẳng cấp 3 tuyên bố lập quốc hội lập hiến >< Vua và quý tộc
b Cách mạng bùng nổ
- Ngày 14 / 7/ 1789, quần chúng nhân dân tấn công ngục Ba-xti, mở đầu cho cách mạng Pháp
- Phái lập hiến lên nắm quyền
+ 8-1789, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
Trang 6dung cơ bản của Bản tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền
[?]Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền có mặt tích cực và hạn chế gì?
GV: nhân xét và bổ xung ý
+ 9 – 1791, thông qua hiến pháp, xác lập nền quân chủ lập hiến
- Tháng 4 – 1792, liên minh
Áo - Phổ cùng bọn phản động chống phá cách mạng
- Ngày 11/7/1792, Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” và ra sắc lệnh tổng động viên quân tình nguyện
4 Củng cố.(5’)
Giáo viên đưa ra các câu hỏi vừa giúp học sinh tái hiện lại kiến thức đã học vừa nâng cao sự hiểu biết của các em
5 Dặn dò: Vẽ sơ đồ tiến trình phát triển của cách mạng.
IV.RÚT KINH NGHIỆM
Ngày.…tháng….năm 2018 Ngày 23 tháng 03 năm 2018 KÍ, DUYỆT CỦA GVHD SINH VIÊN THỰC TẬP Trần Thị Tuyết Phạm Văn Lĩnh GVHD NHẬN XÉT: