1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI THU HOẠCH BDTX TIỂU HỌC MODULE 14, 15

16 2,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 167 KB

Nội dung

Khi thiết kế các hoạt động trong bài hình thành kiến thức mới, lưu ý là phải thiết kế theo hướng phát huy tính tích cực của HS; tạo điều kiện để HS tự phát hiện khám phá và chiếm lĩnh tr

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT A LƯỚI

TRƯỜNG TH HỒNG THÁI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

A Lưới, ngày 27 tháng 4 năm 2014

BÀI THU HOẠCH BDTX TIỂU HỌC

MODULE 14:

THỰC HÀNH THIẾT KẾ KHBH THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC

MODULE TH15:

MỘT SỐ PPDH TÍCH CỰC Ở TIỂU HỌC

1 Thực hành thiết kế KHBH loại bài hình thành kiến thức mới theo

hướng tích cực

Để thiết kế KHBH cho bài hình thành kiến thức mới trước hết cần căn cứ vào

yêu cầu đổi mới của PPDH Chương trình và SGK đã phần nào tạo điều kiện để GV

và HS thực hiện PP tích cực hóa hoạt động của HS, trong đó GV đóng vai trò người

tổ chức dẫn dắt; HS quan sát, tìm tòi, thu nhận kiến thức, hình thành KN Vì vậy khi

thiết kế cần căn cứ vào trình độ HS trong lớp, điều kiện CSVC, thiết bị dạy và học

của trường, lớp để xây dựng KHBH Mặt khác, mục đích của giờ học không phải là

GV truyền thụ lời giảng, HS nghe nhắc lại Cái cần thiết ở đây là để chủ thể HS

dưới sự dẫn dắt của GV các em tự chiếm lĩnh được tri thức, phát triển được các KN

Chính vì vậy TKBH phải tập trung vào hoạt động học tập của HS

Khi thiết kế các hoạt động trong bài hình thành kiến thức mới, lưu ý là phải

thiết kế theo hướng phát huy tính tích cực của HS; tạo điều kiện để HS tự phát hiện

khám phá và chiếm lĩnh tri thức Tự tìm tòi khám phá kiến thức giúp HS rèn luyện

tính chủ động, sáng tạo, hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức

Thiết kế các hoạt động để hướng dẫn HS tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến

thức mới, GV cần lưu ý cách gợi mở nêu vấn đề để thu hút HS; củng cố kiến thức

cũ, huy động vốn sống để HS tự giải quyết vấn đề; tổ chức hướng dẫn HS độc lập suy nghĩ, thảo luận có hiệu qủa; quan sát theo dõi quá trình HS tự tìm tòi, khám

phá, chú ý đến những dấu hiệu nhận biết HS có thực sự tìm tòi, khám phá hay

không; động viên khuyến khích HS kiên trì vượt khó khăn, tích cực học tập; sử

dụng TBDH một cách hợp lí, phát huy tính tích cực chủ động của HS; cần lưu ý đến

những khó khăn thường gặp của HS và giúp các em tìm cách khắc phục

Tóm lại để thiết kế KHBH cho bài hình thành kiến thức mới theo hướng

DHTC GV cần lưu ý đến y/cầu đổi mới PPDH; chương trình, TBDH; coi trọng hoạt

động học tập cho HS; tạo điều kiện để HS chủ động tham gia các hoạt động; chú ý

khả năng tự học của HS…Có như vậy giờ dạy của chúng ta mới có chất lượng; HS

nắm bắt kiến thức vững chắc, đáp ứng được mục tiêu GD&ĐT

MINH HỌA KHBH LOẠI BÀI MỚI MÔN KHOA HỌC – LỚP 4 BÀI 45: ÁNH SÁNG

I Mục tiêu: Sau bài học này HS có khả năng:

- Phân biệt được vật nào tự phát sáng và vật nào được chiếu sáng

Trang 2

- Làm thí nghiệm để xác định vật nào cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua

- Nêu VD hoặc làm thí nghiệm để chúng tỏ ánh sáng truyền qua đường thẳng

- Nêu ví dụ và làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi ánh sáng từ vật đó đi đến mắt

II Đồ dùng dạy học:

Giáo viên

- Hộp thí nghiệm “Vai trò của ánh sáng” như hình 4 SGK kèm theo đèn pin

- Tấm kính nhựa trong; tấm kính nhựa mờ

- Tấm bìa cứng có khe hở như hình 3 trang 90 SGK; 1 tờ giấy trắng

Học sinh: Chuẩn bị theo nhóm (Kính, bìa, giấy )

Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh

1 Bài cũ (2 phút)

Không KT dành thời gian kiểm tra

ĐDHT của HS

2 Bài mới

a Giới thiệu bài (1 phút) ( Vào đề trực

tiếp)

b Các HĐ chính

Hoạt động 1: (5 phút) Thảo luận nhóm

tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và

các vật được chiếu sáng

*Mục tiêu: Phân biệt được các vật tự

phát sáng và các vật được chiếu sáng

* Cách tiến hành:

- Bước 1: Thảo luận nhóm

- Bước 2: Yêu cầu các nhóm báo cáo kq

- Kết luận lại ý HS trả lời

Hoạt động 2: (4-5 phút)Tìm hiểu về

đường truyền của ánh sáng

*Mục tiêu: HS thấy được ánh sáng

truyền qua đường thẳng

* Cách tiến hành:

- Bước 1: trò chơi “Dự đoán đường

truyền của ánh sáng”

+ Gọi 3,4 HS cùng đứng trước lớp ở vị

- Trình bày ĐDHT

- Lắng nghe

- HS thảo luận nhóm (4 - 6 HS) + QS hình 1,2 trang 90 SGK thảo luận xem vật nào phát ra ánh sáng, vật nào được chiếu sáng

- Các nhóm báo cáo trước lớp + H1: Ban ngày: Vật tự phát sáng là mặt trời; vật được chiếu sáng là: gương, bàn,

+ H2: Ban đêm: Vật tự phát sáng: Ngọn đèn điện; vật được chiếu sáng: Mặt trăng sáng là do được mặt trời chiếu sáng; gương, bàn được đèn chiếu sáng và được cả ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng chiếu sáng

- 3, 4 HS thực hiện theo yêu cầu

Trang 3

trí khác nhau

+ GV hướng đèn đến 1 trong 3 vị trí của

3 HS đó (Chưa bật, không chiếu vào

mắt)

+ Y cấu HS ở lớp dự đoán khi bật đèn

ánh sáng chiếu vào bạn nào

+ Bật đèn

- Bước 2: Làm thí nghiệm như H3 trang

90 SGK theo nhóm

+ Chia nhóm, hướng dẫn HS đặt thí

nghiệm tương tự

- Gọi các nhóm trình bày

Hỏi: Ánh sáng truyền như thế nào

Hoạt động 3: (7 - 8 phút) Tìm hiểu sự

truyền ánh sáng qua các vật:

* Mục tiêu: Biết làm thí nghiệm để xác

định các vật cho ánh sáng truyền qua và

không cho ánh sáng truyền qua

* Cách tiến hành:

- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:

- Theo dõi, nhận xét

Hoạt động 4: (9 - 10 phút)Tìm hiểu mắt

nhìn thấy vật khi nào

* Mục tiêu: Nêu VD và làm thí nghiệm

để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy vật khi có

ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt

* Cách tiến hành:

- Bước 1: Đặt vấn đề

+Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?

+ Yêu cầu HS làm thí nghiêm H4 trang

91

+ Phát phiếu ghi KQ cho các nhóm

- Bước 2: Trình bày KQ

- HS đưa ra dự đoán

- HS so sánh dự đoán với kết quả ( HS đưa ra giải thích vì sao có kết quả đó)

- HS thực hiện theo nhóm + Dự đoán đường truyền ánh sáng qua khe ( cá nhân có thể dùng bút vẽ)

+ Bật đèn so sánh kết quả với dự đoán + Các nhóm trình bày kết quả

- Rút ra kết luận: Ánh sáng truyền qua đường thẳng

- HS làm theo nhóm + Đặt một tấm bìa làm màn, đặt vật cần tìm hiểu ở phía trước màn

+ Chiếu đèn pin vào vật cần tìm hiểu + SS kết quả QS được trên màn hình khi chặn vật và khi chưa chặn vật để rút ra nhận xét

+ Ghi lại kq vào bảng, phiếu + Trình bày KQ

- Cá nhân trả lời: ( Khi có ánh sáng, mắt không bị chắn…)

- HS hoạt động nhóm như trên, làm thí nghiệm ( Theo y cầu của SGK)

+ Ghi kết quả ra phiếu

- Đại diện nhóm trình bày KQ và thảo luận chung

- Rút ra kết luận: Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt

Trang 4

Hỏi: Ta chỉ nhìn thấy vật khi nào?

3 Kết luận chung (2 – 3 phút)

Đặt câu hỏi để HS nêu lên nội dung tìm

hiểu trong bài…

4 Củng cố (2-3 phút)

- Y cầu HS nêu VD…

- Nhận xét, dặn dò

ta

- HS trả lời câu hỏi của GV

- HS tìm các VD về điều kiện nhìn thấy của mắt ( Nhìn thấy qua cửa kính trong, không thể thấy qua tấm gỗ…

2 Thực hành thiết kế KHBH cho bài luyện tập theo hướng DHTC:

- Chuẩn bị kĩ nội dung, trọng tâm các bài tập cần luyện tập; xác định tiết học

đó ôn tập, củng cố kiến thức gì, kĩ năng nào Dẫn dắt học sinh luyện tập dựa trên yêu cầu của các bài tập Ta phải lưu ý dựa vào trình độ HS trong lớp để có sự phân hóa đối tượng giao nhiệm vụ giải quyết bài tập phù hợp với lượng thời gian

- Luyện tập không phải cung cấp kiến thức mới, KN mới mà giúp các em củng cố luyện tập lại kiết thức, KN đã học Vì vậy các hoạt động là thiết kế để các

em luyện tập, thực hành giải quyết yêu cầu bài tập đặt ra Do đó GV không làm thay

mà chỉ tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện nhiệm vụ

- Giao việc cho HS, giúp tất cả HS trong lớp đều nắm vững yêu cầu cần luyện tập Tập trung cho HS trình bày y/cầu của câu hỏi, bài tập, GV chỉ nêu y/cầu giải thích trong trường hợp cần thiết Đề nghị các em nêu tóm tắt y/cầu của câu hỏi, bài tập Cho các em thực hiện một phần b/tập, câu hỏi trong SGK, trường hợp khó GV

có thể làm mẫu kết hợp giải thích cho các em hiểu Sau đó lưu ý các em những điểm cần chú ý khi làm bài

- Thiết kế các hoạt động cho các em luyện tập theo cá nhân, nhóm; tạo điều kiện cho nhiều học sinh luyện tập, trình bày được cách giải quyết vấn đề

- Lưu ý tổ chức kiểm tra đánh giá xem HS có thực hiện được y/ cầu không để

có cách hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng.

MINH HỌA THIẾT KẾ KHBH BÀI LUYỆN TẬP

LỚP 5 – TIẾT 166 BÀI: LUYỆN TẬP

I Mục tiêu:

- Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và KN tính về giải toán chuyển động đều

- Rén cho HS thói quen cận thận trong tính toán

II Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK, vở bài tập

III Các hoạt động dạy học:

A KTBC ( 2- 3 phút)

- Yêu cầu HS viết công thức tính S, t, v

- Nhận xét

B Bài mới

- 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp

- Cùng tham gia nhận xét

Trang 5

1 Giới thiệu bài ( 1 phút)

- GV giới thiệu bài ghi đầu bài

2 Nội dung

* Bài 1: Giải toán trang 171

- Gợi ý dẫn dắt HS bằng hệ thống câu

hỏi

- Tổ chức nhận xét

Đáp án: a 48 km / giờ;

b 7,5 km

c 1,2 giờ hay 1 giờ 12

phút

* Bài 2: Giải toán trang 171

Đáp số 1,5 giờ

* Bài 3: Giải toán trang 172

- GV dẫn dắt bàng hệ thống câu hỏi, HD

các bước giải

- Tổ chức nhận xét

Đáp án: V(b): 54 km/ giờ

V(a): 36 km/ giờ

3 Củng cố, dặn dò

- Củng cố lại bài, nhận xét tiết học

- Nhắc HS ôn bài, chuẩn bị bài ở nhà

- theo dõi

* Hoạt động cá nhân:

+ Đọc đề toán + Phân tích đề toán + Xác định hướng giải + 2 em làm bảng nhóm, lớp làm vở

- Tham gia nhận xét

* Tiến hành tương tự bài 1

- HS đọc đề, phân tích đề và tìm hướng giải

- 1 HS lên bảng làm, lớp làm VBT

- HS cùng tham gia nhận xét

- Lắng nghe

III Thực hành thiết kế KHBH theo hướng dạy học tích cực cho loại bài ôn tập

Khi thiết kế kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực cho loại bài ôn tập GV cần:

- Trước hết GV cần chuẩn bị nội dung cần HD ôn tập; hướng dẫn HS ôn tập, củng cố dựa trên yêu cầu của bài ôn, dựa vào trình độ của HS trong lớp

- Mục tiêu của bài ôn tập không nhằm cung cấp KT, KN mới mà là giúp HS củng cố, hệ thống hóa những KT, KN đã học ở các bài trước Do đó HĐ giờ ôn tập

là hoạt động luyện tập, thực hành của HS với sự tổ chức hướng dẫn của GV Để giờ học diễn ra nhẹ nhàng , đem lại hiệu quả thiết thực GV nên thiết kế các HĐ đa dạng, phong phú với nhiều hình thức tổ chức khác nhau để tạo điều kiện để các em thực hành ôn tập một cách tích cực; phát huy cao nhất vốn kinh nghiệm, KT, KN các em đã học

MINH HỌA KHBH LOẠI BÀI ÔN TẬP

Toán: ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ

I Mục tiêu

*KT- KN:

Trang 6

Giúp HS ôn tập về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng, hiệu hoặc tỷ số của nó

*TĐ: Rèn tính cẩn thận khi làm bài

II Chuẩn bị:

III Các hoạt động dạy và hoc:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

A Kiểm tra bài cũ: (3-4 ph)

 2 HS đồng thời làm biến đổi bài 1, 2

/175

 Nhận xét, ghi điểm

B Bài mới: (28-30 ph)

Bài 1:

- Y/c 3 HS lên bảng, cả lớp làm nháp

- Nhận xét, ghi điểm

Bài 2:

- Y/c 1 HS lên bảng, cả lớp làm nháp

- Nhận xét, ghi điểm

Bài 3:

- Y/c 1 HS lên bảng, cả lớp làm nháp

- Nhận xét, ghi điểm

Bài 4: HS khá giỏi

Bài 5: HS khá giỏi

- Y/c HS làm bài

- Thực hiện

- Thực hiện y/c Cột 1: 180 Cột 2: 1016 Cột 3: 1882

138 929

1398

- Thực hiện

Giải:

Tóm tắt:

Đội thứ nhất trồng được là:

(1375 + 285) : 2 = 830 (cây) Đội thứ hai trồng được là:

830 – 285 = 545 (cây) Đ/S: Đội 1: 830 cây Đội 2: 545 cây

- Thực hiện

Giải:

Nửa chu vi thửa ruộng là:

530 : 2 = 265 (m)

Ta có sơ đồ:

Chiều rộng của thửa ruộng là:

(265 – 47) : 2 = 109 (m) Chiều dài của thửa ruộng là:

109 + 47 = 156 (m) Diện tích thửa ruộng là:

156 x 109 = 17004 (m2)

Đ/S: 17004 m2

- Thực hiện

285 cây 1375 cây

? cây

? cây

Chiều rộng

47m 265 m

? m

? m Chiều dài

Trang 7

C Củng cố - Dặn dò: (2-3 ph)

- Nhận xét tiết học; chuẩn bị bài sau

Giải:

- Số lớn nhất có ba chữ số là 999 Do đó tổng hai số là 999

- Số lớn nhất có hai chữ số là 99 Do đó hiệu hai số là 99

Số bé là: (999 – 99) : 2 = 450

Số lớn là: 450 + 99 = 549 Đ/S: Số lớn: 549

Số bé: 450

Phần 2: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục.

Qua các hoạt động giáo dục; chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường, bản thân tôi luôn chủ trọng đến việc thiết kế KHBH theo hướng tích cực Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đăc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương

Soạn giảng tập trung vào phát huy tính tích cực của HS; động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực , chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội KT; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, KN đã có của HS; bồi dưỡng hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS; giúp các em phát triển tối đa tiềm năng của bản thân

Không ngừng đổi mới PPDH; sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học, đặc điểm và trình độ HS; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương

A TÌM HIỂU VỀ PPDH, PPDH TÍCH CỰC

1 Thế nào là PPDH

Phương pháp DH chính là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa giáo viên và học sinh trong những điều kiện DH xác định, nhằm đạt tới mục đích DH

2 PPDH tích cực là gì

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học "Tích cực" trong PPDH tích cực được dùng

với nghĩa là hoạt động, chủ động, PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích

cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy

Ta có thể khẳng định rằng: PPDH tích là thuật ngữ dùng để chỉ những ppdh phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của học sinh PPDH tích cực không phải là một PPDH cụ thể mà bao gồm nhiều PP cụ thể phù hợp với QĐDH tích cực

3 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực.(có 4 đặc trưng)

a Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

Khi sử dụng PPDH tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa

Trang 8

rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động

và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng

b Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

PPDH tích cực luôn chú trọng việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rèn luyện cho người

học có được PP, KN, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội

c Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.

Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập

Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuát hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ

d Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy

Trước đây GV giữ độc quyền đánh giá học sinh Trong phương pháp tích cực,

GV phải hướng dẫn HS phát triển KN tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh Việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế

Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai

trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực

chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng,

Trang 9

có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên

4 Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường Tiểu học.

a Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.

Chúng ta đang sống trong xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo

* Bản chất của PP này là sự lĩnh hội tri thức diễn ra thông qua việc xem xét phân tích những vấn đề đang tồn tại và xác định cách thức nhằm giải quyết vấn đề

* Quy trình thực hiện PP đặt và giải quyết vấn đề

- Bước 1: Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức

+ Tạo tình huống có vấn đề

+ Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh

+ Phát biểu vấn đề cần giải quyết

- Bước 2: Giải quyết vấn đề đặt ra

+ Đề xuất cách giải quyết;

+ Lập kế hoạch giải quyết;

+ Thực hiện kế hoạch giải quyết

- Bước 1:Kết luận:

+ Thảo luận kết quả và đánh giá;

+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra

+ Phát biểu kết luận;

+ Đề xuất vấn đề mới

* Điều kiện thực hiện có hiệu quả PP đặt và giải quyết vấn đề

- HS phải nêu được điều chưa biết cần tìm hiểu, chỉ ra mối quan hệ giữa cái chưc biết và đã biết Trong đó cái chưa biết là yếu tố trung tâm của tình huống có vấn đề,

sẽ được khám phá trong giai đoạn giải quyết vấn đề Các tình huống có vấn đề, phải kích thích hứng thú nhận thức, tính tò mò thích khám phá của HS Các tình huống

có vấn đề phải phù hợp trình độ nhận thức của HS; HS có thể giải quyết được Vấn

đề đặt ra được phát biểu dưới dạng câu hỏi nêu vấn đề

* Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:

Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề Học sinh thực hiện

cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh

Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề.

Giáo viên và học sinh cùng đánh giá

Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề Học sinh phát

hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề Giáo viên và học sinh cùng đánh giá

Trang 10

Mức 4 : Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình

hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc

b Phương pháp hoạt động nhóm:

* Bản chất của PP này là tổ chức cho HS hoạt động theo những nhóm nhỏ để

HS cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định; trong quá trình làm việc có sự kết hợp làm việc các nhân và việc nhóm để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm

Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau

Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu bết và năng động hơn Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp

*Quy trình thực hiện Phương pháp hoạt động nhóm

Bước 1: Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp

Lựa chọn ND, nhiệm vụ tương đối khó mà để giải quyết nó phải huy động kinh nghiệm, ý kiến, công sức của nhiều HS ND dễ không cần tổ chức nhóm

- Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học áp dụng PP hợp tác theo nhóm nhỏ

- Bước 3: Tổ chức DH theo PP hợp tác nhỏ

GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ và pp học tập cho cả lớp; phân công nhóm học tập, vị trí làm việc cho các nhóm (Nhóm từ 2-6 HS là tốt nhất); giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm HS, mỗi nhóm có thể thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt trong gói nhiệm

vụ chung hoặc tất cả các nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ.; cần quy định thời gian làm việc và sản phẩm của các nhóm); hướng dẫn hoạt động của nhóm HS( nhóm trưởng điều khiển, thư kí ghi chép, đại diện trình bày); GV quan sát hỗ trợ các nhóm; tổ chức cho HS báo cáo kết quả ( đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe nhận xét, bổ sung; GV nhận xét tổng kết

* Điều kiện để thực hiện có hiệu quả PP nhóm

Phòng học đủ không gian; bàn ghế dễ di chuyển; nhiệm vụ học tập đủ khó; thời gian đủ để HS làm việc nhóm và trình bày kết quả; HS cần được bồi dưỡng các

KN điều khiển tổ chức, KN xã hội.

c Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành làm thử một số cách ứng

xử nào đó trong một tình huống giả định

*Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau:

Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn; gây hứng thú và chú ý cho học sinh; tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh; khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực; ó thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn

Ngày đăng: 05/05/2018, 15:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w