1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC ĐỘI TUYỂN TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2016

114 524 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Mục đích nghiên cứu

  • Nhiệm vụ nghiên cứu

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    • 1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương

    • 1.2. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và dự báo phát triển thể dục thể thao tỉnh Bình Dương

      • 1.2.1. Quan điểm phát triển thể dục thể thao

      • 1.2.2. Mục tiêu phát triển thể dục thể thao

        • 1.2.2.1. Mục tiêu tổng quát

        • 1.2.2.2. Mục tiêu cụ thể

      • 1.2.3. Nhiệm vụ phát triển thể thao thành tích cao

      • 1.2.4. Dự báo phát triển thể thao thành tích cao

    • 1.3. Công tác tổ chức quản lý nhà nước về TTTTC tỉnh Bình Dương

      • 1.3.1. Một số văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý, đào tạo vận động viên thể thao tại tỉnh Bình Dương.

      • 1.3.2. Công tác tổ chức quản lý của Sở VH,TT&DL

        • Sơ đồ 1.1: Hiện trạng tổ chức quản lý của Sở VH,TT&DL

      • 1.3.3. Quản lý nhà nước về TDTT- Quản lý các đơn vị sự nghiệp TDTT

        • Sơ đồ 1.2: Quản lý nhà nước về TDTT- quản lý các đơn vị sự nghiệp TDTT

      • 1.3.4. Sơ lược về Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh Bình Dương

        • 1.3.4.1. Vị trí và chức năng

        • 1.3.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

        • 1.3.4.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh Bình Dương

  • 1.4. Công tác xã hội hóa trong hoạt động thể dục thể thao tỉnh Bình Dương đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020

  • 1.4.1. Các cơ sở hoạt động TDTT công lập

  • 1.4.2. Các cơ sở hoạt động TDTT ngoài công lập

    • 1.5. Quy định các chế độ áp dụng đối với các đội tuyển thể thao thành tích cao tỉnh Bình Dương

      • 1.5.1. Chế độ tiền công

      • 1.5.2. Chế độ dinh dưỡng

        • Bảng 1.1: Chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên trong thời gian

        • tập trung tập luyện

        • Bảng 1.2: Chế độ dinh dưỡng đối với VĐV trong thời gian tập trung thi đấu

      • 1.5.3. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

      • 1.5.4. Chế độ trợ cấp

      • 1.5.5. Quy định mức thưởng bằng tiền đối với các vận động viên, huấn luyện viên lập thành tích tại các giải thi đấu

      • 1.6.1. Với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương

      • 1.6.2. Với các đơn vị huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Bình Dương.

      • 1.6.3. Với các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh Bình Dương.

      • 1.6.4. Đối với tổ chức, cá nhân đến nhờ hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác tổ chức các giải thể thao.

    • 1.7. Tình hình nghiên cứu xây dựng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các đội tuyển trong và ngoài nước

  • CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

    • 2.1. Phương pháp nghiên cứu

      • 2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

      • 2.1.2. Phương pháp điều tra xã hội học [7]

      • 2.1.3. Phân tích theo mô hình SWOT

        • Bảng 2.1: Khung phân tích SWOT được thiết kế theo mô hình

          • Sơ đồ 2.1: Ma trận SWOT

      • 2.1.4. Phương pháp toán thống kê

    • 2.2 Tổ chức nghiên cứu

      • 2.2.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

      • 2.2.2. Kế hoạch tổ chức nghiên cứu:

        • Bảng 2.2: Kế hoạch tổ chức nghiên cứu

      • 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu:

  • CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

    • 3.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo TTTTC tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2014.

      • 3.1.1. Thực trạng các đội tuyển thể thao đang tập trung tại Trung tâm TDTT tỉnh Bình Dương. Thông qua tham khảo các số liệu các năm giai đoạn 2010 – 2014.

        • 3.1.1.1. Thực trạng lực lượng vận động viên, huấn luyện viên tuyến tuyển của tỉnh từ năm 2010 – 2014.

          • Bảng 3.1: Thực trạng lực lượng VĐV, HLV tuyến tuyển giai đoạn

          • 2010 – 2014

            • Biểu đồ 3.1: Thực trạng lực lượng VĐV, HLV tuyến tuyển giai đoạn 2010 – 2014

        • 3.1.1.2. Thực trạng lực lượng VĐV, HLV phân bố theo môn thể thao năm 2014

          • Bảng 3.2: Số lượng VĐV, HLV phân bố theo môn thể thao năm 2014

        • 3.1.1.3. Tỷ lệ thành tích thể thao và đẳng cấp VĐV từ năm 2010 – 2014

          • Bảng 3.3: So sánh tỷ lệ thành tích thể thao và đẳng cấp VĐV từ năm

          • 2010 – 2014

            • Biểu đồ 3.2: So sánh tỷ lệ thành tích thể thao và đẳng cấp VĐV từ năm

            • 2010 – 2014

      • 3.1.2. Hệ thống các vấn đề liên quan đến về công tác quản lý, đào tạo các đội tuyển thể thao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 – 2014

      • 3.1.3. Thành tựu đạt được và những thuận lợi, khó khăn của các đội tuyển thể thao thành tích cao tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2010 – 2014.

        • 3.1.3.1. Những thành tựu đạt được trong giai đoạn 2010 - 2014

          • Bảng 3.4: Thành tích đạt được của các đội tuyển thể thao Bình Dương giai đoạn 2010 - 2014

            • Biểu đồ 3.3: Thành tích đạt được của các đội tuyển thể thao Bình Dương giai đoạn 2010 - 2014

        • 3.1.3.2. Thuận lợi

        • 3.1.3.3. Khó khăn

          • Bảng 3.5: Chỉ tiêu phát triển lực lượng HLV, VĐV các đội tuyển và dự toán kinh phí giai đoạn từ 2010 – 2014.

      • 3.1.4. Đánh giá chung về hoạt động của các đội tuyển thể thao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2014

        • 3.1.4.1. Những mặt làm được

        • 3.1.4.2. Những tồn tại hạn chế

        • 3.1.4.3. Bài học kinh nghiệm

          • Bảng 3.6: Kết quả 02 kỳ đại hội TDTT toàn quốc

      • 3.1.5. Bàn luận về đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo TTTTC tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2014.

    • 3.2. Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các đội tuyển tập trung tại trung tâm TDTT tỉnh Bình Dương.

      • 3.2.1. Cơ sở lựa chọn các nhóm giải pháp theo mô hình SWOT.

      • 3.2.2. Phỏng vấn các HLV, các chuyên gia và vận động viên để lựa chọn các giải pháp đặc trưng, đảm bảo tính khách quan. Sau bước này sẽ loại được một số giải pháp không đạt yêu cầu vì có tỷ lệ ý kiến đồng ý thấp.

        • Bảng 3.7: Bảng tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn

          • Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn

        • Bảng 3.8: Kết quả phỏng vấn các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các đội tuyển TTTTC tỉnh Bình Dương

      • 3.2.3. Chọn lựa các giải pháp tối ưu để áp dụng vào thực tiễn quản lý TTTTC tại tỉnh Bình Dương

      • 3.2.4. Bàn về sự lựa chọn các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các đội tuyển thể thao thành tích cao tại Trung tâm TDTT tỉnh Bình Dương.

    • 3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng các giải pháp.

      • 3.3.1. Thực trạng phát triển lực lượng VĐV, HLV năm 2015

        • Bảng 3.9. Số lượng VĐV,HLV năm 2015

        • Bảng 3.10. So sánh thành tích TTTTC tỉnh Bình Dương 2010 – 2015

      • 3.3.2. So sánh hiện trạng tỷ lệ thành tích và đẳng cấp VĐV TTTTC tỉnh Bình Dương 2010 – 2015.

        • Bảng 3.11. Thành tích và đẳng cấp của TTTTC tỉnh Bình Dương.

      • 3.3.3. Bàn về hiệu quả sử dụng các giải pháp trong công tác quản lý các đội tuyển thể thao tỉnh Bình Dương.

  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    • Kết luận

    • Kiến nghị

Nội dung

Trang 1

GIAI ĐOẠN 2015 - 2016”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

TP Hồ Chí Minh, năm 2016

Trang 2

GIAI ĐOẠN 2015 - 2016”

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa họcPGS.TS Lê Thiết Can

TP Hồ Chí Minh, năm 2016

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu và kết quả trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Phan Văn Lam

Trang 4

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn BanGiám Hiệu, Khoa sau Đại học, Viện NCKH & CNTT trường ĐH TDTTTP.HCM đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong những nămhọc tập tại trường.

Xin chân thành cám ơn đến quý Thầy (Cô) giảng dạy lớp Cao học 19đã dành nhiều tâm huyết truyền thụ cho chúng tôi những kiến thức quý báu,làm tiền đề cho việc nghiên cứu luận văn này.

Xin cám ơn Ban lãnh đạo, Cán bộ nhân viên Trung tâm Thể dục Thểthao tỉnh Bình Dương, các anh (chị) cộng tác viên, các huấn luyện viên cáctỉnh thành lân cận, cùng toàn thể các VĐV đã giúp tôi thu thập số liệu để thựchiện đề tài nghiên cứu.

Qua đó, cũng muốn gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Cao học 19, các anh(chị) học viên thời gian qua đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gianhọc tập

Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Lê Thiết Canngười trong suốt thời gian đã luôn tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và có nhữngđóng góp ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận văn cao học này.

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016

Tác giả

Phan Văn Lam

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 51.2 Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và dự báo phát triển thể dục thể thao tỉnhBình Dương 7

1.2.1 Quan điểm phát triển thể dục thể thao 7

1.2.2 Mục tiêu phát triển thể dục thể thao 8

1.2.3 Nhiệm vụ phát triển thể thao thành tích cao 9

1.2.4 Dự báo phát triển thể thao thành tích cao 11

1.3 Công tác tổ chức quản lý nhà nước về TTTTC tỉnh Bình Dương 12

1.3.1 Một số văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý, đàotạo vận động viên thể thao tại tỉnh Bình Dương .12

1.3.2 Công tác tổ chức quản lý của Sở VH,TT&DL 14

1.3.3 Quản lý nhà nước về TDTT- Quản lý các đơn vị sự nghiệp TDTT 16

1.3.4 Sơ lược về Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh Bình Dương 20

1.4 Công tác xã hội hóa trong hoạt động thể dục thể thao tỉnh BìnhDương đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020 22

1.4.1 Các cơ sở hoạt động TDTT công lập 25

1.4.2 Các cơ sở hoạt động TDTT ngoài công lập 26

1.5 Quy định các chế độ áp dụng đối với các đội tuyển thể thao thành tíchcao tỉnh Bình Dương 28

1.5.1 Chế độ tiền công 28

1.5.2 Chế độ dinh dưỡng 28

1.5.3 Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 30

1.5.4 Chế độ trợ cấp 311.5.5 Quy định mức thưởng bằng tiền đối với các vận động viên, huấn

Trang 6

Dương với Sở, các ban ngành, đơn vị và tổ chức xã hội 32

1.6.1 Với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương 32

1.6.2 Với các đơn vị huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Bình Dương .33

1.6.3 Với các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh Bình Dương .33

1.6.4 Đối với tổ chức, cá nhân đến nhờ hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụtrong công tác tổ chức các giải thể thao .33

1.7 Tình hình nghiên cứu xây dựng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quảnlý các đội tuyển trong và ngoài nước 34

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 36

2.1 Phương pháp nghiên cứu 36

2.1.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 36

2.1.2 Phương pháp điều tra xã hội học 36

2.1.3 Phân tích theo mô hình SWOT 38

2.1.4 Phương pháp toán thống kê 39

2.2 Tổ chức nghiên cứu 40

2.2.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 40

2.2.2 Kế hoạch tổ chức nghiên cứu 40

2.2.3 Địa điểm nghiên cứu 41

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 42

3.1 Đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo TTTTC tỉnh Bình Dươnggiai đoạn 2010 - 2014 .42

3.1.1 Thực trạng các đội tuyển thể thao đang tập trung tại Trung tâmTDTT tỉnh Bình Dương Thông qua tham khảo các số liệu các năm giaiđoạn 2010 – 2014 .42

3.1.2 Hệ thống các vấn đề liên quan đến về công tác quản lý, đào tạocác đội tuyển thể thao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 – 2014 45

Trang 7

3.1.4 Đánh giá chung về hoạt động của các đội tuyển thể thao tỉnh

Bình Dương giai đoạn 2010 – 2014 52

3.1.5 Bàn luận về đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạoTTTTC tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2014 60

3.2 Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lýcác đội tuyển tập trung tại trung tâm TDTT tỉnh Bình Dương 62

3.2.1 Cơ sở lựa chọn các nhóm giải pháp theo mô hình SWOT 62

3.2.2 Phỏng vấn các HLV, các chuyên gia và vận động viên để lựachọn các giải pháp đặc trưng, đảm bảo tính khách quan Sau bước nàysẽ loại được một số giải pháp không đạt yêu cầu vì có tỷ lệ ý kiến đồngý thấp .65

3.2.3 Chọn lựa các giải pháp tối ưu để áp dụng vào thực tiễn quản lýTTTTC tại tỉnh Bình Dương 67

3.2.4 Bàn về sự lựa chọn các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lýcác đội tuyển thể thao thành tích cao tại Trung tâm TDTT tỉnh BìnhDương 69

3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng các giải pháp 80

3.3.1 Thực trạng phát triển lực lượng VĐV,HLV năm 2015 80

3.3.2 So sánh hiện trạng tỷ lệ thành tích và đẳng cấp VĐV TTTTC tỉnhBình Dương 2010 – 2015 81

3.3.3 Bàn về hiệu quả sử dụng các giải pháp trong công tác quản lýcác đội tuyển thể thao tỉnh Bình Dương .82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

Kết luận 84

Kiến nghị 86TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

STTCHỮ VIẾT TẮTNỘI DUNG

DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG

Trang 9

Bảng 1.1 Chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên trong thời

Bảng 1.2 Chế độ dinh dưỡng đối với VĐV trong thời gian tập

Bảng 2.1 Khung phân tích SWOT được thiết kế theo mô hình 38

Bảng 3.1 Thực trạng lực lượng VĐV, HLV tuyến tuyển giai

Bảng 3.2 Số lượng VĐV, HLV phân bố theo môn thể thao năm 2014 43Bảng 3.3 So sánh tỷ lệ thành tích thể thao và đẳng cấp VĐV từ

Bảng 3.4 Thành tích đạt được của các đội tuyển thể thao Bình

Bảng 3.5 Chỉ tiêu phát triển lực lượng HLV, VĐV các đội

tuyển và dự toán kinh phí giai đoạn từ 2010 – 2014 52Bảng 3.6 Kết quả 02 kỳ đại hội TDTT toàn quốc 55Bảng 3.7 Bảng tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn 65Bảng 3.8 Kết quả phỏng vấn các giải pháp nâng cao hiệu quả

quản lý các đội tuyển TTTTC tỉnh Bình Dương Sau 66

Trang 10

PHỤ LỤC

PL1 Phiếu phỏng vấn

PL2 Dự kiến chỉ tiêu phát triển HLV, VĐV giai đoạn 2016 – 2020

PL3 Kế hoạch xây dựng cơ bản công trình thể thao giai đoạn 2011 – 2015PL4 Dự kiến số lượng huy chương đạt được 2016 – 2020

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thể dục thể thao là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống hoạtđộng văn hóa tinh thần của con người, thể thao còn là chiếc cầu nối cho hòabình, đoàn kết hữu nghi giữa các quốc gia với nhau Trong những năm gầnđây thể thao thành tích cao của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnhmẽ trong các cuộc tranh tài tại khu vực, châu lục và thế giới, các kết quả đạtđược còn khiêm tốn nhưng rất đáng khích lệ.

Bình Dương là một tỉnh nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ, trongnhững năm gần đây Thể thao thành tích cao (TTTTC) luôn được xác định làmột nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp thểdục thể thao (TDTT) của tỉnh, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tếvăn hóa xã hội, thực hiện mục tiêu CNH - HĐH đất nước.

Trong những năm qua, thể thao thành tích cao của tỉnh đã đạt đượcnhững kết quả bước đầu Công tác tuyển chọn đào tạo lực lượng vận độngviên từng bước đi vào nề nếp, dựa trên cơ sở hệ thống và khoa học đã cóchuyển biến tích cực, thành tích ở một số môn thể thao trọng điểm được nânglên; các môn thể thao mới được tập trung đầu tư và đã phát huy tác dụng Vịthế thể thao thành tích cao tỉnh nhà dần dần được khẳng định trong vùngĐông Nam bộ và khu vực phía Nam.

Công tác tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ TDTT đượcquan tâm, đầu tư, chất lượng đội ngũ cán bộ - công chức - viên chức – huấnluyện viên - giáo viên TDTT được nâng lên; đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụvăn hóa tinh thần thể chất của nhân dân, đẩy mạnh quá trình phát triểnTTTTC của tỉnh ngang tầm với các tỉnh, thành, ngành mạnh trong cả nước.

Tỉnh Bình Dương cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa– Vũng Tàu là hạt nhân, động lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước

Trang 12

ta, nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh, ổn định, năng động và vững chắc Trong 5 năm qua, công tác quản lý, đào tạo VĐV thể thao thành tíchcao có nhiều tiến bộ Một số môn thể thao đạt được thành tích đáng khích lệ.Cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT được chú ý đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới,như hệ thống dàn đèn trên sân vận động; xây dựng mới đường chạy điền kinhphủ nhựa tổng hợp; sửa chữa và nâng cấp sân vận động tỉnh có sức chứa20.000 chỗ ngồi; cải tạo phòng tập Judo; trang bị sàn đài môn Boxing Việcđào tạo bồi dưỡng HLV và VĐV được nâng lên một bước mới Hoạt độngTDTT được phát triển theo hướng xã hội hóa Các doanh nghiệp trong tỉnhtham gia đầu tư một số môn thể thao thành tích cao của ngành, như Tổngcông ty đầu tư và phát triển Becamex (môn Bóng đá, Quần vợt ), Công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên vật liệu xây dựng Bình Dương (mônBóng chuyền), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp thoát nước –môi trường (môn xe đạp)… đã tạo thuận lợi để các môn thể thao đạt thànhtích cao tại các giải đấu trong nước và quốc tế.

Thực trạng phát triển lực lượng VĐV cho thấy tăng dần theo hàng năm,kể cả về số lượng tuyệt đối, số lượng tương đối (tỷ lệ người tập luyện thườngxuyên) Sự tăng lên này kéo theo thành tích trong các giải thi đấu hàng nămvà đẳng cấp VĐV cũng tăng theo.

Thực trạng phân bố lực lượng VĐV cho thấy, hình thành các môn thểthao trọng điểm của tỉnh với số lượng VĐV được đầu tư theo hệ thống quytrình huấn luyện bài bản, đặc biệt ở một số môn như: Bóng đá, Bóng chuyền,Võ, Điền kinh, Xe đạp, Thể hình, Bi da…, từng bước hình thành những mônthế mạnh cho tỉnh Việc phân bố lực lượng VĐV theo địa giới, giới tính vàtheo môn thể thao được thể hiện rõ nét hơn, giúp cho ngành TDTT tập trungđầu tư những môn trọng điểm và môn có thế mạnh Về phân bố lứa tuổi, thâmniên tập luyện cho thấy chiều hướng đào tạo trẻ được quan tâm đặc biệt; một

Trang 13

số môn thể thao trọng điểm bắt đầu có những yếu tố cần thiết để xây dựngquy trình huấn luyện nhiều năm cho các môn thể thao trọng điểm này Nhìnchung công tác đào tạo VĐV trong những năm qua có nhiều tiến bộ và đạtđược thành tích nhất định Song cũng còn một số mặt hạn chế và yếu kém.

Việc phân bổ lực lượng VĐV cho thấy còn nhiều bất cập về môn thểthao, lứa tuổi, và thâm niên tập luyện Đặc biệt phân bố theo địa giới huyện,thị xã, thành phố.

Dù bước đầu xây dựng được quy trình đào tạo và quản lý đào tạonhưng còn chưa đồng bộ, thiếu các yếu tố bền vững của hệ thống, chưa đặttrên nền tảng chuyên môn hóa cao và còn thiếu nhiều điều kiện đảm bảo(kinh phí, sân bãi đúng tiêu chuẩn, chế độ chính sách…, và đặc biệt chưa có

chiến lược phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh) Đội ngũ HLV về cơ

bản không đủ đáp ứng cho công tác huấn luyện ở giai đoạn nâng cao thànhtích thể thao Về trình độ, thâm niên huấn luyện , chỉ đảm bảo được côngtác huấn luyện sơ bộ ban đầu, giai đoạn chuyên môn hóa sâu, chưa được đàotạo một cách bài bản, chuyên sâu, điều này dẫn đến chất lượng huấn luyệncòn thấp.

Quá trình xây dựng, hoàn thiện các tổ chức đào tạo và quản lý đào tạoVĐV đã tạo sự chuyển biến về mặt số lượng và chất lượng đào tạo VĐV.Song chỉ tập trung nhiều về phát triển số lượng VĐV, số lượng các môn thểthao, chưa chú ý đến những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quảnlý đào tạo đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên; các điều kiện đảm bảo cần thiết đểphục vụ quá trình đào tạo (chính sách trong công tác đào tạo VĐV, ứng dụngkhoa học công nghệ trong tuyển chọn đào tạo chưa phổ biến, cập nhật thôngtin chưa đầy đủ) Công tác quản lý đào tạo VĐV đã có những kết quả và đemlại hiệu quả trong chất lượng đào tạo, tuy nhiên còn nhiều vấn đề chưa đượcđặt thành trọng tâm để giải quyết như: nội dung, phương thức quản lý; biện

Trang 14

pháp quản lý, cần khai thác tiềm năng và thế mạnh, nâng cao trình độ và khảnăng quản lý của các tổ chức xã hội; những vấn đề về phối hợp thực hiện kếhoạch đào tạo; vấn đề quản lý và điều tiết các mối quan hệ giữa các tổ chứcđào tạo

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, bản thân hiện đang là lãnh đạo trực tiếpcủa Trung tâm TDTT tỉnh Bình Dương với mong muốn đóng góp một phầnnhỏ vào công tác đào tạo, quản lý TTTTC của tỉnh nhà nên chúng tôi mạnhdạn nghiên cứu đề tài:

“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆUQUẢ QUẢN LÝ CÁC ĐỘI TUYỂN TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂMTHỂ DỤC THỂ THAO TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2016”Mục đích nghiên cứu

Qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng, xây dựng một số giải pháp nângcao hiệu lực, hiệu quả quản lý các đội tuyển Thể Thao tỉnh Bình Dương hiệnnay và những năm tiếp theo nhằm xem xét hiệu quả tác động của chúng, từ đólàm căn cứ để điều chỉnh kế hoạch phát triển sao cho phù hợp với tình hìnhthực tiễn hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết ba nhiệm vụ sau:

1 Đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo TTTTC tỉnh BìnhDương giai đoạn 2010 - 2014.

2 Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quảnlý các đội tuyển tập trung tại trung tâm TDTT tỉnh Bình Dương giai đoạn2015 – 2016.

3 Đánh giá hiệu quả sử dụng các giải pháp.

Trang 15

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh BìnhDương

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh BìnhPhước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh,phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai.TheoNghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, tỉnh Bình Dươngcó diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cảnước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ); dân số 1.802.500 người(Tổng cục Thống kê – tháng 10/2014); 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm:thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xãTân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 02 thị trấn).[6]

Bình Dương đã biến vùng đất thuần nông, khô cằn, kém hiệu quả trởthành những khu, cụm công nghiệp trọng điểm của cả nước Đến nay, toàntỉnh có 28 khu công nghiệp và 08 cụm công nghiệp, với tổng diện tích khoảng10.000ha Trong đó có những khu công nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xâydựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, về tốc độ thu hút đầutư, quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường như VSIP 1, 2, Mỹ Phước, ĐồngAn, … Bằng những chính sách phù hợp, đến tháng 10 năm 2014, Bình Dươngđã thu hút được 2.356 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn là 20 tỷ 200 triệuđô la Mỹ, trên 17.000 doanh nghiệp trong nước Nhiều khu đô thị và dân cưmới văn minh, hiện đại được hình thành, trong đó tiêu biểu nhất là thành phốmới Bình Dương với điểm nhấn là Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh đãchính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/02/2014 Không chỉ ấn tượng bởi kinhtế phát triển, năng động, vùng đất Bình Dương xưa và nay còn được biết đến

Trang 16

với bề dày lịch sử, văn hóa phát triển rất phong phú, đa dạng, có nhiều nétchung hòa quyện vào lịch sử - văn hóa phương Nam nhưng vẫn giữ đượcnhững nét riêng rất độc đáo, tạo ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người dân Tính đến nay, tỉnh Bình Dương có 11 di tích lịch sử, văn hóa đượccông nhận cấp quốc gia, 39 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp tỉnh.Trong tiến trình phát triển vùng đất mang đậm nét văn hoá làng nghề thủ côngtruyền thống, Bình Dương tạo dấu ấn sâu sắc với các sản phẩm thủ công đượcchế tác từ những làng nghề nổi tiếng đã định vị trên địa bàn hơn 300 năm.Tiêu biểu nhất trong số đó là những nghề đã có từ rất sớm và phát triển mạnhở đất Thủ – Bình Dương như: Làng gốm sứ ở Lái Thiêu, Tân Phước Khánh;làng mộc, chạm khắc gỗ ở Chánh Nghĩa, Phú Thọ; làng sơn mài ở TươngBình Hiệp…[6]

Ngoài ra, đến với Bình Dương, các du khách còn được tham quan cácdanh lam, thắng cảnh, khu du lịch sinh thái, tham gia các lễ hội truyền thốngđược tổ chức hàng năm thu hút sự tham gia của hàng ngàn lượt khách thậpphương như: Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu (thành phố Thủ Dầu Một), vườn tráicây Lái Thiêu với đặc sản là măng cụt và sầu riêng (thị xã Thuận An), khu dulịch Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến, khu du lịch Núi Cậu – Lòng hồ DầuTiếng ; cùng thưởng thức vị ngon đặc trưng của ẩm thực Bình Dương,thương hiệu Bánh bèo Mỹ Liên (Chợ Búng, phường An Thạnh, thị xã ThuậnAn) có lịch sử hơn 100 năm, được công nhận là một trong 10 món đặc sảnViệt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á…Với lịch sử hơn 300 năm hình thành vàphát triển, đất và người Bình Dương đã, đang và sẽ tiếp tục tạo được hình ảnhvà ấn tượng sâu sắc trong lòng của bạn bè quốc tế

Đó không chỉ là sự ấn tượng bởi kinh tế phát triển, năng động, của mộtmôi trường đầu tư thông thoáng mà còn ở đôi bàn tay khéo léo và khối ócsáng tạo của người Bình Dương đã thể hiện thông qua các sản phẩm thủ công

Trang 17

vừa đẹp mắt, vừa tinh tế, chuyển tải trong đó những thông điệp đối ngoại tốtđẹp ra thế giới.

Bình Dương luôn là vùng đất của hội tụ Thế và lực của Bình Dươnghôm nay là kết quả phấn đấu kiên cường, năng động, sáng tạo không ngơinghỉ của bao lớp cư dân trên vùng đất này qua các thời kỳ lịch sử Đó là hànhtrang, là vốn liếng quan trọng để Bình Dương cất cách trong thời kỳ mới –thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành thành phố trực thuộc Trungương trước năm 2020.[6]

1.2 Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và dự báo phát triển thể dục thể thaotỉnh Bình Dương

1.2.1 Quan điểm phát triển thể dục thể thao

Phát triển thể dục thể thao là yếu tố quan trọng trong chính sách pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố conngười tăng cường thể lực, tầm vóc, tăng tuổi thọ người việt nam và lành mạnhhóa lối sống của thanh thiếu niên Phát triển thể dục, thể thao là trách nhiệmcủa các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các Đoàn thể, các tổ chức xã hội và toànthể nhân dân; Ngành thể dục thể thao giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện cácchính sách phát triển thể dục thể thao của Đảng và Nhà nước.[2]

Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đào tạo tài năng thể thao của tỉnh BìnhDương; thực hiện quy hoạch đào tạo lực lượng cán bộ quản lý, HLV, VĐV,trọng tài, bác sỹ thể thao…, với chất lượng cao theo hướng chuyên nghiệp.Hoàn thiện hệ thống các chính sách, cơ chế quản lý, đẩy mạnh xã hội hóanhằm huy động nguồn lực tham gia phát triển thể thao thành tích cao và thểthao chuyên nghiệp của tỉnh Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trangthiết bị hiện đại; thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao đỉnh cao cấpquốc gia và quốc tế; mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạotài năng thể thao, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao, tạo động

Trang 18

lực thúc đẩy cho thể thao thành tích cao của tỉnh Bình Dương phát triển mạnhmẽ phấn đấu đạt thứ hạng 10-20 trên 66 Tỉnh , Thành, Ngành của cả nước.

1.2.2 Mục tiêu phát triển thể dục thể thao

1.2.2.1 Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng thể thao trong chươngtrình xây dựng lực lượng VĐV kế thừa và nâng cao thành tích thi đấu thể thaothành tích cao, tập trung đầu tư có trọng điểm ở các môn thể thao, nội dungtừng môn, số lượng VĐV đạt đẳng cấp quốc gia và quốc tế ở các tuyến Cùngvới việc nâng cao trình độ huấn luyện viên, giáo viên TDTT, quan hệ với cáctrung tâm huấn luyện quốc gia, hợp đồng với các HLV nước ngoài để thựchiện công tác huấn luyện đào tạo các môn thể thao mũi nhọn của tỉnh Bướcđầu xã hội hóa công tác đào tạo VĐV; phối hợp với các câu lạc bộ, đơn vịngoài công lập, đơn vị kinh tế để tăng nguồn đầu tư cho công tác đào tạoVĐV ở một số môn thể thao trọng điểm

Tiếp tục khắc phục mọi khó khăn, vượt qua những thử thách, tận dụngthời cơ, dựa vào thế mạnh kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Dương, vận dụngnhững phương pháp, biện pháp hữu hiệu như: Xây dựng và đẩy mạnh cáchoạt động thể dục thể thao của tỉnh để tương lai trở thành một trong nhữngtrung tâm mạnh của cả nước, góp phần nâng cao sức khỏe, thể trạng, tầm vócvà làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục nhân cách, đạo đức,lối sống lành mạnh của nhân dân tỉnh Bình Dương, sẵn sàng đáp ứng mọi yêucầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.[2]

1.2.2.2 Mục tiêu cụ thể

* Giai đoạn năm 2011 và 2015.

Tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động thể dục thể thao quầnchúng, thể dục thể thao giải trí đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội và tạo thóiquen hoạt động, vận động suốt đời Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và

Trang 19

thể thao trong trường học, đảm bảo phát triển thể chất, bồi dưỡng nhân tài,làm nền tảng phát triển thể thao thành tích cao và góp phần xây dựng lối sốnglành mạnh trong mọi tầng lớp học sinh- sinh viên -thanh thiếu niên tỉnh BìnhDương Tích cực phát triển TDTT lực lượng công nhân lao động trong cáckhu công nghiệp, thể thao trong lượng vũ trang, góp phần đảm bảo an ninhquốc phòng.[2]

Xây dựng đội ngũ cộng tác viên, huấn luyện viên, trọng tài TDTT ở cơsở … Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để xây dựng các tuyến tuyển chọnVĐV năng khiếu từ lứa tuổi tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học.Hướng đến mục tiêu đạt thành tích cao trong các giải thi đấu quốc gia và quốctế ở những môn thể thao thế mạnh của tỉnh Phấn đấu tạo được sự chuyển biếntrong các hoạt động thể dục thể thao…

* Giai đoạn năm 2016 và 2020

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng thể thao theo hướngchuyên nghiệp hóa; đào tạo, sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân lực có chất lượngcao gồm cán bộ quản lý, HLV, trọng tài, bác sỹ thể thao có trình độ và bằngcấp cao v.v ; nhằm phục vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa cho phát triểnTTTTC của tỉnh trong giai đoạn mới; tập trung xây dựng Trung tâm huấnluyện thể thao hiện đại cho từng môn thể thao theo hướng xã hội hóa và phâncấp cho các khu vực đô thị trong tỉnh

1.2.3 Nhiệm vụ phát triển thể thao thành tích cao

Xây dựng Đề án phát triển thể thao thành tích cao theo hướng chuyênnghiệp hóa phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh BìnhDương; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào thể thao thànhtích cao; xây dựng hệ thống đào tạo VĐV mang tính khoa học, đồng bộ, hiệuquả, đột biến Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyển chọn, đào tạo độingũ vận động viên tài năng thể thao của Tỉnh, từng bước thực hiện chuyên

Trang 20

nghiệp hóa một số môn thể thao thuộc thế mạnh của Tỉnh Tổ chức nghiêncứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý, đào tạo, huấn luyện đểđáp ứng yêu cầu phát triển của các môn thể thao.

Đổi mới toàn diện quan điểm và định hướng xã hội hóa hoạt độngTDTT của tỉnh với mục tiêu phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhândân, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển sự nghiệp TDTT và tạo điềukiện để toàn xã hội hưởng thụ giá trị của TTTTC ngày càng cao [2]

Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong sự nghiệp phát triển TTTTCcủa tỉnh Đặc biệt, mở rộng việc tham gia thi đấu các giải thể thao ở khu vực,Châu lục, Thế giới, góp phần vào quan hệ hữu nghị và hợp tác trong lĩnh vựcTTTTC của nước ta với các nước trong và ngoài khu vực của giai đoạn pháttriển mới phù hợp với thông lệ quốc tế (WTO)

Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật TTTTC của tỉnhgóp phần hoàn thiện thiết chế đảm bảo chất lượng các công trình thể thao,nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ HLV trong công tác tuyển chọn và đào tạoVĐV, nâng mức hưởng thụ các hoạt động TTTTC đối với sự phát triển phongtrào TDTT quần chúng, TDTT trường học là mảnh đất đào tạo nhân tài thểthao, TDTT giải trí, TDTT du lịch, v.v Từng bước nâng cấp hoàn thiện cáccông trình thể thao hiện đại ở cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố lập đề án đầutư xây dựng mới các cơ sở vật chất thể dục thể thao cho các tuyến huyện, thịxã, thành phố để nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu phát triển TDTTcủa tỉnh.

Cùng với cả nước cần chuyển đổi cơ chế vận hành nền TDTT của tỉnhBình Dương phù hợp với nền kinh tế thị trường; xây dựng tổ chức quản lýNhà nước về kinh doanh tài sản TDTT, chuyên nghiệp hóa TDTT của tỉnhtheo các bước đi và lộ trình thích hợp

Xây dựng và đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao của tỉnh Bình

Trang 21

Dương thành một trong những trung tâm mạnh của cả nước về tất cả các lĩnhvực hoạt động TDTT, góp phần nâng cao sức khỏe, thể trạng, tầm vóc và làmphong phú đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sốnglành mạnh của nhân dân tỉnh Bình Dương, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu củathời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Thực hiện đề án nâng cao thể trạng vàtầm vóc của người Việt Nam bằng giải pháp dinh dưỡng và TDTT đến 2020định hướng 2030 do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký ban hànhngày 28/04/2011).

1.2.4 Dự báo phát triển thể thao thành tích cao

* Quan điểm của Đảng về xu thế phát triển trong tình hình mới.

Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đangthay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn làxu thế lớn, những xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lậtđổ, khủng bố vẫn diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống,tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng Những vấn đề toàn cầu như an ninhtài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai,dịch bệnh… Cuộc đấu trang của nhân dân các nước trên thế giới vì hòa bìnhđộc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội tiếp tục phát triển Cuộcđấu tranh giai cấp và dân tộc vẫn diễn biến phức tạp Khu vực Châu Á – TháiBình Dương; trong đó có khu vực Đông Nam Á, và là khu vực phát triển năngđộng nhưng vẫn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định; tranh chấp lãnh thổ,biển đảo ngày càng gay gắt ASIAN tuy còn nhiều khó khăn, thách thứcnhưng tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong khu vực chỉ số phát triển conngười (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tuổi thọ bình quân đạt 75tuổi; lao động qua đào tạo đạt trên 70%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5-2% năm.[2]

Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế,

Trang 22

văn hóa, TDTT đạt trình độ tiên tiến, hiện đại Cải thiện chất lượng môitrường chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biểndâng… (Trích Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ XI).

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ huấnluyện viên các môn thể thao Đổi mới tổ chức, điều hành phát triển thể thaothành tích cao theo hướng chuyên nghiệp hóa phù hợp với đặc điểm của từngmôn và từng địa phương Nhà nước tập trung đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho cácmôn thể thao trọng điểm trên cơ sở huy động các nguồn lực của xã hội vàđảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong quá trình đào tạo vận động

viên… (Trích Dự thảo lần 6 Nghị quyết của Bộ chính trị về tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác thể dục thể thao trong tình hình mới).

1.3 Công tác tổ chức quản lý nhà nước về TTTTC tỉnh Bình Dương

1.3.1 Một số văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý, đàotạo vận động viên thể thao tại tỉnh Bình Dương.

- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên

tịch Số: 43/2008/TTLT-BVVHTTDL-BNV ngày 06/6/2008 về “Hướng dẫnchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thaovà Du lịch thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Phòng Văn hoá và Thông tin thuộcUỷ ban nhân dân huyện” Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ

trưởng Bộ Nội vụ.[1]

- Chiến lược phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hoá – Thể thao giaiđoạn 2011-2020 Ban hành kèm theo Quyết định số 3067/QĐ-BVHTTDL củaBộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.[2]

- Quyết định số 32/QĐ-TTg, ngày 06/6/2011 “ Về một số chế độ đốivới huấn luyện viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thiđấu”.[16]

- Quy hoạch phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao giai

Trang 23

đoạn 2011-2020 Ban hành kèm theo Quyết định số 3067/QĐ-BVHTTDLngày 29/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.[24]

- Quyết định số: 2189/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 về “Về việcphê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020”,

- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;[9]

- Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chínhphủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơquan ngang Bộ;[12]

- Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;[11]- Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thểthao và Du lịch;[13]

- Quyết định số 67/2008/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Thủtướng Chính phủ về chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn

Trang 24

luyện viên thể thao;[17]

1.3.2 Công tác tổ chức quản lý của Sở VH,TT&DL

Sở VH,TT&DL là đơn vị quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp cáclĩnh vực VH,TT&DL của tỉnh Bình Dương thực hiện theo chức năng vànhiệm vụ được quy định tại nghị định số 13/2008/NĐ/CP về việc quy định tổchức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc doThủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 04/02/2008 và Nghị định số14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 về việc quy định tổ chức các cơ quanchuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, hợp nhất sở TDTT, Sở Thươngmại - Du lịch với Sở văn hóa thông tin thành Sở VH,TT&DL; chuyển chứcnăng và tổ chức về báo chí xuất bản vào Sở thông tin và truyền thông.[1]

Sở VH, TT&DL tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năngquản lý nhà nước về: Văn hóa; Thể dục, Thể thao và Du lịch; Gia đình;Quảng cáo (trừ quảng cáo trên mạng báo chí, mạng thông tin máy tính và xuấtbản phẩm); tiếp nhận chức năng và tổ chức về gia đình từ Ủy ban dân số, giađình và trẻ em.

Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.các quy định để quản lý nhà nươc trong lĩnh vực VH,TT&DL, phát triển sựnghiệp VH,TT&DL của tỉnh theo đúng chủ trương đường lối, chính sách củaĐảng, Nhà nước và của ngành phối hợp với UBND huyện, thị, thành phố chỉđạo, hướng dẫn Phòng văn hóa thông tin các huyện, thị, thành phố triển khaithực hiện Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ vềban hành quy định hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ văn hóa, Thểthao và Du lịch về hướng dẫn Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịchvụ văn hóa công cộng Ban hành văn bản theo thẩm quyền.[1]

Thực hiện công tác chỉ đạo và điều hành các đơn vị trực thuộc theo chỉ

Trang 25

thi số 49 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 17 của Ban Bí thư khóaIX và các văn bản pháp quy khác của TW, của Bộ VH,TT&DL …

Các đơn vị trực thưộc Sở VH, TT&DL làm nhiệm vụ quản lý nhà nướcthực hiện các chức năng, nhiệm vụ tham mưu, đề xuất, xây dựng kế hoạch chỉtiêu, phương án, đề án, thanh tra- kiểm tra chương trình và cơ chế chính sáchđể phát triển các lĩnh vực VH, TT&DL.

Các đơn vị quản lý sự nghiệp VH, TT&DL gồm các Trung tâmVHTT, Trường năng khiếu TDTT, Đoàn ca múa nhạc dân tộc…, thực hiệnchức năng và nhiệm vụ theo quy định, nhằm góp phần phát triển các lĩnhvực theo đúng sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đồng thờiphải phù hợp với đặc điểm, điều kiện tình hình và xu thế phát triển của thờikỳ CNH - HĐH đất nước.

Sơ đồ 1.1: Hiện trạng tổ chức quản lý của Sở VH,TT&DL

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

SỞ VH,TT&DL

Phòng văn hóa

thông tin

Văn phòng sở

Thanh tra Sở

Phòng kế hoạch – tài

chínhUBND HUYỆN, THỊ,

THÀNH PHỐ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

QUẢN LÝ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

Phòng xây dựng nếp sống VH&GĐ

Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh

Thư việntỉnh

Bảo tàng tỉnh

Trung tâm Trường năng

TDTT tỉnh khiếu TDTT

Đoàn ca múa nhạc

Trung tâm Xúc tiến

du lịchTrung tâm VH

TT – Thể thao

CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI

Phòng NV Văn hóa

Phòng NV TDTT

Phòng NV Du lịch

Trang 26

1.3.3 Quản lý nhà nước về TDTT- Quản lý các đơn vị sự nghiệpTDTT

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 Luật TDTT [9] quyđịnh như sau:

1.3.3.1 Thể thao thành tích cao

“Nhà nước có chính sách phát triển thể thao thành tích cao, đầu tư tậptrung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo, bồi dưỡng vậnđộng viên, huấn luyện viên đạt trình độ quốc gia, quốc tế; tổ chức thi đấu thểthao thành tích cao, tham gia các giải thể thao quốc tế; khuyến khích tổ chức,cá nhân tham gia phát triển thể thao thành tích cao.”[9]

Tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tập luyện và thi đấu thểthao thành tích cao được quy định như sau: “Cơ sở vật chất, trang thiết bị chotập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao phải bảo đảm đúng tiêu chuẩnViệt Nam và phù hợp với quy định của các tổ chức thể thao quốc tế hoặc đạttiêu chuẩn quốc tế.”

1.3.3.2 Thể thao chuyên nghiệp

Luật TDTT quy định về việc phát triển thể thao chuyên nghiệp như sau:Thứ nhất, Thể thao chuyên nghiệp là hoạt động thể thao, trong đó huấnluyện viên, vận động viên lấy huấn luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao là nghềcủa mình.

Thứ hai, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập các câu lạcbộ thể thao chuyên nghiệp.

* Cơ sở thể thao

Luật TDTT quy định về các loại hình cơ sở thể thao như sau:- Cơ sở thể thao bao gồm:

Trang 27

+ Trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao;+ Trung tâm hoạt động thể thao;

+ Cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao;+ Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp;+ Trường năng khiếu thể thao.

* Các loại hình hoạt động của cơ sở thể thao bao gồm doanh nghiệpthể thao và đơn vị sự nghiệp thể thao.

Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viênthể thao:

+ Tổ chức huấn luyện, thi đấu thể thao.

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng, tổ chức học tập văn hóa, giáo dục đạo đứccho vận động viên.

+ Tuyển dụng, quản lý, sử dụng nhân sự.

+ Quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị.+ Bảo đảm an toàn cho vận động viên.

+ Được tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm hoạt động thể thao, cơ sở dịch vụhoạt động thể thao

- Tổ chức hoạt động thể dục, thể thao theo đúng nội dung đã đăng ký.- Cung cấp các dịch vụ phục vụ người tập.

- Bảo đảm an toàn cho người tập trong quá trình tập luyện, thi đấu tạicơ sở.

- Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhân sự

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị.

- Được tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân.- Giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tậttham gia hoạt động thể dục, thể thao.

Trang 28

Sơ đồ 1.2: Quản lý nhà nước về TDTT- quản lý các đơn vị sự nghiệp TDTT

Sở VH,TT&DL thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước vềTDTT và quản lý các đơn vị sự nghiệp TDTT theo sơ đồ trên Về bộ máy tổchức được bố trí và phân công quản lý cụ thể như sau: Giám đốc Sở VH,TT&DL chịu trách nhiệm chỉ đạo và điều hành toàn bộ các hoạt động Vănhóa, Thể thao và Du lịch…., tham mưu và đề xuất UBND tỉnh về phát triểncác lĩnh VH, TH&DL, điều hành bộ máy tổ chức của ngành Phó Giám đốcSở VH, TT&DL tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Sở theo lĩnh vực đượcGiám đốc phân công: PGĐ chỉ đạo Quản lý phòng Nghiệp vụ TDTT thực

Phòng nghiệp vụ TDTT

UBNN huyện, thị

Quản lý sự nghiệp TDTTQuản lý nhà

nước& QLSNTDTTQuản lý sự

nghiệp TDTT

Sở VH,TT&DL

Phòng văn hóa thông tin

Trung tâm văn hóa TDTT

Tổ chức xã hội

Trung tâm TDTT

Trường năng khiếu

Liên đoàn hội

Trang 29

hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực TDTT, kiêm Giám đốc trungtâm TDTT, quản lý phát triển sự nghiệp TDTT đặc biệt là TTTTC Các bộphận trực thuộc như sơ đồ trên…., thực hiện chức năng nhiệm vụ tham mưucho Ban Giám đốc quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động….Đối với đơnvị sự nghiệp: Trung tâm TDTT các phó giám đốc trung tâm TDTT giúp việccho Giám đốc thực hiện tốt chiến lược phát triển TTTTC đặc biệt là trongtuyển chọn, đào tạo VĐV TTTTC.[1]

Hiệu trưởng Trường năng khiếu TDTT chịu trách nhiệm tham mưu đềxuất với Giám đốc Sở VH, TT&DL và thực hiện chức năng nhiệm vụ là tuyểnchọn đào tạo năng khiếu TDTT, đào tạo lực lượng VĐV bổ sung cho độituyển trẻ và đội tuyển tỉnh tham gia thi đấu các giải thiếu niên nhi đồng, năngkhiếu, trẻ, khu vực và toàn quốc.

Phòng nghiệp vụ TDTT thực hiện chức năng nhiệm vụ tham mưu choBan Giám đốc Sở quản lý nhà nước về: lập kế hoạch, xây dựng đề án,chương trình, phương án, chỉ tiêu, cơ chế chính sách cho các lĩnh vực hoạtđộng TDTT, phát triển phong trào thể thao cho mọi người, quản lý phongtrào thể thao cho huỵện, thị phát triển TTTTC, phát triển cơ sở vật chấtTDTT, thành lập các tổ chức: Liên đoàn thể thao, Hội đồng thể thao để quảnlý và phát triển sự nghiệp TDTT, phối hợp với các đơn vị phòng ban chứcnăng và các đơn vị sự nghiệp đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng ,TTTTC không ngừng phát triển, đảm bảo quá trình phát triển phải đúng theoluật TDTT được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 thông qua vào ngày29/11/2006 “ Nhà nước có chính sách phát triển thể thao thành tích cao, đầutư tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đào tạo, bồidưỡng vận động viên Huấn luyện viên đạt trình độ quốc gia, quốc tế; tổ chứcthi đấu thể thao thành tích cao Tham gia các giải thể thao quốc tế; khuyếnkhích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể thao thành tích cao”.

Trang 30

“Thể thao chuyên nghiệp là hoạt động thể thao, trong đó huấn luyệnviên, vận động viên lấy huấn luyện, biểu diễn thi đấu thể thao là nghề chínhcủa mình.

“Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các câu lạc bộthể thao chuyên nghiệp”.[1]

1.3.4 Sơ lược về Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh Bình Dương

1.3.4.1 Vị trí và chức năng

- Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh Bình Dương tọa lạc tại khu trungtâm thành phố mới tỉnh Bình Dương, đường Võ Văn Kiệt, phường Hòa Phú,thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương TT TDTT tỉnh có diện tích 15hecta và được đưa vào hoạt động vào tháng 04/2014.[19]

- Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh Bình Dương (sau đây gọi tắt làTrung tâm) là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động;Trung tâm trực thuộc và chịu sự quản lý, chỉ đạo về mọi mặt của Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, đồng thời chịu sự hướng dẫn vềchuyên môn của Tổng cục Thể dục Thể thao (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch).

- Trung tâm có chức năng: Quản lý, huấn luyện, bồi dưỡng lực lượngvận động viên đội tuyển các môn thể thao, cán bộ chuyên môn, huấn luyệnviên, trọng tài và hướng dẫn viên thể dục thể thao; Tổ chức các giải thi đấucấp tỉnh, giải khu vực, … phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị,doanh nghiệp tổ chức các giải thể thao, hướng dẫn nghiệp vụ và xây dựngphong trào thể dục thể thao trong tỉnh.[19]

- Trung tâm có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và đượcmở tài khoản để hoạt động.

1.3.4.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

- Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác của Trung tâm, chương

Trang 31

trình phối hợp kết hợp, hỗ trợ các cơ quan, ban ngành đoàn thể quần chúng,các Hội, Liên đoàn, các tổ chức phi chính phủ trong thực hành nghiệp vụ;trình Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch và tổ chức thực hiện sau khiđược phê duyệt.

- Xây dựng kế hoạch Đại hội Thể dục Thể thao cấp tỉnh, các giải thiđấu quốc gia, khu vực, quốc gia và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp khu vực, cấp quốc giavà quốc tế (Thể thao thành tích cao); chọn cử huấn luyện viên, vận động viêntham dự các giải thể thao cấp khu vực, cấp quốc gia và quốc tế (hệ đội tuyểncác môn thể thao); thực hiện Đại hội Thể dục Thể thao và các giải thi đấu thểthao phong trào (thể thao quần chúng) sau khi được cấp có thẩm quyền giaovà phê duyệt.

- Thực hiện tuyển chọn, huấn luyện vận động viên tuyến tuyển các mônthể thao theo chỉ tiêu kế hoạch và quản lý đội ngũ huấn luyện viên, vận độngviên Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, huấn luyện viên, vậnđộng viên, hướng dẫn viên, trọng tài cơ sở hoặc đề cử đi đào tạo, bồi dưỡngcác lớp trong và ngoài nước do trường nghiệp vụ của ngành Trung tâm huấnluyện, Liên đoàn, Tổng cục Thể dục Thể thao khi được cấp có thẩm quyềnphê duyệt.

- Thực hiện việc khen thưởng thường xuyên đối với huấn luyện viên,vận động viên các bộ môn thể thao thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm theoquyết định số 234/2006/QĐ-TTg ngày 18/10/2006 của Thủ tướng Chính phủvà trao tặng giấy khen cho vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu vào dịpcuối năm khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tham gia và tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹthuật đối với lĩnh vực thể dục, thể thao trong nước và quốc tế nhằm phục vụcho việc tập luyện, thi đấu và xây dựng cơ sở vật chất công trình thể thao.

Trang 32

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chính sách, chế độ đốivới cán bộ, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Trungtâm quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theoquy định của pháp luật và phân cấp của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Thực hiện chế độ giao ban, báo cáo định kỳ tuần, tháng, quý, 6 tháng,năm các báo cáo chuyên đề về thể dục thể thao và báo cáo đột xuất về tìnhhình hoạt động của đơn vị với Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vàTổng cục Thể dục Thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao vàDu lịch giao.

1.3.4.3 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh BìnhDương

- Trung tâm có 01 giám đốc và 02 Phó giám đốc - Các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm:

+ Phòng hành chính – tổ chức+ Phòng thể thao quần chúng + Phòng thể thao thành tích cao + Phòng tổ chức thi đấu

Giám đốc trung tâm có nhiệm vụ quy định chức năng, nhiệm vụ quyềnhạn cụ thể của các phòng chuyên môn nghiệp vụ, bố trí cán bộ, viên chức vàlao động theo đúng cơ cấu chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ, tổ chức xâydựng và lao động đúng cơ cấu chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ, tổ chức xâydựng và ban hành quy chế làm việc của trung tâm.[19]

1.4 Công tác xã hội hóa trong hoạt động thể dục thể thao tỉnh BìnhDương đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020

Chủ trương xã hội hóa đã thu hút thêm nguồn lực xã hội cho phát triểnthể thao thành tích cao, điều này đã chứng minh với những kết quả cụ thể ở

Trang 33

Bình Dương trong thời gian qua.

Một số doanh nghiệp đã tài trợ và quản lý các đội tuyển thể thao củatỉnh như: Tổng Công tư đầu tư và phát triển công nghiệp – trách nhiệm hữuhạn một thành viên Becamex IDC (đội tuyển bóng đá Becamex Bình Dương,đội bóng hạng nhất TDC, đội bóng trẻ U21 và đội tuyển quần vợt); Công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp thoát nước – Môi trường BìnhDương (đội tuyển Xe đạp nữ); Công ty Vật liệu và Xây dựng Bình Dương(đội Bóng chuyền nam).

Các đội tuyển trên đã đóng góp những thành tích đáng kể cho diện mạothể thao Bình Dương như: Đội bóng đá Becamex Bình Dương 02 năm liêntiếp (2007 – 2008) đạt thành tích vô địch giải Bóng đá chuyên nghiệp (VLeague) và là đội bóng đại diện Việt Nam thi đấu thành công tại giải AFCCúp năm 2009; đội tuyển bóng đá TDC sau một mùa giải đã giành quyền lênchơi ở giải hạng nhất quốc gia Bộ môn Xe đạp nữ, quần vợt luôn luôn thi đấuđạt thành tích tốt trong năm.

Trong thời gian qua Bình Dương thường xuyên đăng cai và tổ chứcthành công nhiều giải thể thao trong nước và quốc tế theo phương châm xãhội hóa như: Giải Bóng đá quốc tế truyền hình Bình Dương (8 tỷ/giải), Giảixe đạp quốc tế truyền hình Bình Dương (5tỷ/giải); Giải Xe đạp quốc tế tranhcúp BIWASE (3 tỷ/giải), Giải Việt Dã chào năm mới (1,5 tỷ/giải), GiảiBilliards quốc tế (1,6 tỷ/giải)

Ngoài ra, còn rất nhiều giải thể thao không thường xuyên khác do cáccơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tài trợ như: Giải quần vợt quốc tế,Giải bóng đá U21 Báo Thanh niên, Giải Xe đạp hội nhà Báo Bình Dươngtranh cúp Hạ Long, Giải Vô địch bóng đá sân cỏ nhân tạo

* Về xây dựng cơ sở vật chất

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương có một số doanh nghiệp đã đầu

Trang 34

tư xây dựng cơ sở vật chất để tập luyện và thi đấu thể thao có quy mô lớn:- Sân Golf Phú Mỹ thành phố Thủ Dầu Một (diện tích 165 ha)- Sân Golf Sông Bé thị xã Dĩ An (diện tích 104 ha).

- Cụm sân quần vợt Becamex (5sân) tại Thành phố Thủ Dầu Một.- Cụm sân quần vợt Becamex (3sân) tại KCN Mỹ Phước 1.

- Cụm sân quần vợt Becamex (5sân) tại KCN Mỹ Phước 2.- Nhà thi đấu Công ty Vật liệu và Xây dựng Bình Dương.

- Nhà thi đấu đa năng Công ty Cấp thoát nước và Môi trường Bình Dương.- Nhà thi đấu Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Bình Dương.- Trung tâm Văn hóa – Thể thao Công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên Cao su Dầu Tiếng.

- Trung tâm Văn hóa – Thể thao Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa.- Nhà thi đấu Thể thao đa năng (trên 2000 m2) Trường Cao đẳng dạynghề Việt Nam – Singapore.

- Trung tâm Thể dục Thể thao Becamex tại “ thành phố mới BìnhDương” với các công trình: 09 sân quần vợt, 02 hồ bơi, 01 nhà thi đấu, 02 sânbóng đá 11 người, 02 sân bóng đá mini, 02 sân bóng rỗ, 01 sân bóng chuyền.

Các cơ sở thể thao ngoài công lập ngày càng tăng lên cả về số lượnglẫn chất lượng với hình thức CLB Thể dục Thể thao và các cơ sở dịch vụ giảitrí đặc biệt là mô hình sân bóng đá mini cỏ nhân tạo (hiện toàn tỉnh có 110sân cỏ nhân tạo đang hoạt động với kinh phí đầu tư khoảng 450 – 500triệu/sân).

* Thành lập các Liên đoàn, Hội

Đến nay tỉnh đã thành lập được các Liên đoàn, Hội thể thao như sau:Liên đoàn Bóng đá, Liên đoàn quần vợt, Liên đoàn Võ thuật, HộiTaekwondo, Hội Judo, Hội Võ Cổ truyền; Liên đoàn Xe đạp Môtô, Hội Thểdục Dưỡng sinh, các tổ chức đã giúp cho ngành việc quản lý và tổ chức các

Trang 35

hoạt động Thể dục Thể thao theo hướng chuyên sâu từng bộ môn và thực hiệnchủ trương xã hội hóa trong hoạt động như: Liên đoàn Bóng đá, Liên đoànQuần vợt, Hội Thể dục Dưỡng sinh

1.4.1 Các cơ sở hoạt động TDTT công lập

Quản lý và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnhđến cơ sở, vận động tổ chức, cá nhân tài trợ từng phần hoặc toàn diện cho cáchoạt động để tăng quy mô và giá trị đối với các hoạt động thể thao Thành lậpcác câu lạc bộ văn hóa, thể thao theo phương châm tự nguyện, tự quản.

- Trường năng khiếu thể dục thể thao ngoài chỉ tiêu kế hoạch huấnluyện được giao hằng năm, tổ chức mở các lớp năng khiếu thể thao trẻ bằngnguồn học phí của người đi học để đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Các đơn vị sự nghiệp tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động như:Tăng cường biên chế nhân sự và tuyển dụng cộng tác viên có năng lực để đảmbảo thực hiện tốt chức năng, tổ chức các câu lạc bộ thể thao theo phương thứcxã hội hóa (có thu phí) để phát triển phong trào quá đó phát hiện những nhântố, tài năng bổ sung cho lực lượng thể thao của tỉnh.

- Về mô hình bộ máy tổ chức: Các đơn vị sự nghiệp thể thao cấp tỉnhchuyển sang cơ chế thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiệnnhiệm vụ tổ chức hoạt động, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, tỉnh chủ động của các

Trang 36

Liên đoàn, Hội thể dục, thể thao.

- Đầu tư xây dựng và bố trí các phương tiện tập luyện thể thao phổthông ở nơi công cộng (công viên, quảng trường, bờ sông ) để người dân cóđiều kiện luyện tập thể thao hằng ngày hướng đến xây dựng một cộng đồngxã hội khỏe mạnh.

* Định hướng đến năm 2020

- Số người tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên đạt 33%dân số.

- Gia đình thể thao đạt 25% so với số hộ gia đình trong tỉnh.

- 100% bộ môn thành lập được liên đoàn, hội thể dục, thể thao cấp tỉnh.- Chuyển giao các hoạt động tác nghiệp trong lĩnh vực thể dục, thể thaocho các liên đoàn, các hội thể dục, thể thao.

1.4.2 Các cơ sở hoạt động TDTT ngoài công lập

* Mục tiêu đến năm 2015

Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh tàitrợ cho các giải thi đấu thể thao chuyên nghiệp, giải thể thao cấp tỉnh, quốcgia, quốc tế do địa phương đăng cai hoặc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchủy nhiệm địa phương đăng cai.

Khuyến khích việc huy động các nguồn xã hội đầu tư cho phát triển thểdục, thể thao quần chúng, các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng thiết chế thểthao ở cơ sở theo quy định hiện hành của nhà nước

Đa dạng hóa hình tổ chức, hoạt động phong trào, mở rộng thành lập cáccâu lạc bộ thể thao cơ sở, các loại hình tập luyện thể thao phù hợp với điềukiện từng nơi, từng đối tượng

Phát triển các môn thể thao hiện đại gắn với việc giữ gìn, bảo tồn cáctrò chơi thể thao dân gian, môn thể thao truyền thống dân tộc.

* Định hướng đến năm 2020

Trang 37

Đơn vị sản xuất dụng cụ thể thao: Thành lập và hoạt động theo luậtdoanh nghiệp Sản xuất, cung ứng các dụng cụ, trang bị thiết bị thể dục thểthao phục vụ nhu cầu tiêu dung trong nước.

- Liên đoàn hội thể dục thể thao, thành lập và hoạt động theo quy địnhcủa luật thể dục, thể thao.

- Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp, thành lập và hoạt động theo quyđịnh của luật thể dục, thể thao.

* Danh mục công trình thiết chế thể thao mời gọi đầu tư

+ Hồ bơi, câu lạc bộ, (trung tâm) thể thao dưới nước.

+ Nhà tập luyện thể thao với quy mô thiết kế, xây dựng đáp ứng cácquy định tại tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

+ Cơ sở lưu trú, ký túc xá cho vận động viên thể thao, cơ sở phải nằmtrong khuôn viên của trung tâm thể thao, khu liên hiệp thể thao (tối thiểu10 phòng, 20 giường) trực thuộc Trung tâm Thể thao, khu liên hợp Thểthao

Trang 38

của địa phương.

Trang 39

1.5 Quy định các chế độ áp dụng đối với các đội tuyển thể thao thànhtích cao tỉnh Bình Dương

1.5.1 Chế độ tiền công

Trả công bằng tiền theo ngày cho các vận động viên thể thao là ngườiViệt Nam trong thời gian tập trung tập huấn và thi đấu như sau:

- Vận động viên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước

+ Vận động viên đội tuyển của ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương: 50.000 đồng/người/ngày;

+ Vận động viên đội tuyển trẻ của ngành, tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương: 25.000 đồng/người/ngày;

+ Vận động viên đội tuyển năng khiếu của ngành, tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương: 15.000 đồng/người/ngày.

- Vận động viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước [18]

Trong thời gian tập trung tập huấn và thi đấu, Các VĐV nếu có mứclương thấp hơn mức tiền công quy định (đối với các VĐV không hưởnglương từ ngân sách nhà nước) thì được cơ quan sử dụng, vận động viên chitrả phần chênh lệch để bảo đảm bằng các mức quy định tương ứng.

Trang 40

Bảng 1.1: Chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên trong thời gian

Bảng 1.2: Chế độ dinh dưỡng đối với VĐV trong thời gian tập trung thi đấu

STT Vận động viên, huấn luyện viên đội tuyển Mức ăn hàng ngày

Đơn vị tính:(đồng/người/ngày)

Ngày đăng: 05/05/2018, 11:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w