Nâng cao công tác quản lý CLCT xây dựng là góp phần nâng cao chất lượng sống cho con người. Mỗi công trình được xây dựng có CLCT bảo đảm, tránh được xảy ra những sự cố đáng tiếc thì sẽ tíết kiệm được đáng kể cho ngân sách quốc gia. Số tiền đó sẽ được dùng vào công tác đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, hoặc dùng cho công tác xóa đói giảm nghèo.
Trang 1Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.1 Dự án và dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.1 Khái niệm dự án và dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.1.1 Dự án
Dự án được hiểu là một công việc với các đặc tính như nguồn lực (con người,chi phí, máy móc), có mục tiêu cụ thể, phải được hoàn thành với thời gian và chấtlượng định trước, có thời điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng, có khối lượng và côngviệc cụ thể cần thực hiện, có ngân sách hạn chế và là sự kết nối hợp lý của nhiềuphần việc lại với nhau
Theo tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000:2000 dự án là mộtquá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát,
có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợpvới các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồnlực
1.1.1.2 Dự án đầu tư xây dựng công trình
Dự án đầu tư có xây dựng công trình (XDCT) thì được gọi là dự án đầu tư xâydựng công trình (XDCT)
Theo Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, dự án đầu tư XDCT là tập hợp các đềxuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo nhữngCTXD nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sảnphẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định
1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư XDCT
Sản phẩm của dự án đầu tư XDCT thường mang tính đơn chiếc, được xâydựng và sử dụng tại chỗ, vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng và thời gian sử dụnglâu dài; kích thước và khối lượng công trình lớn, cấu tạo phức tạp Do vậy, việcsản xuất để tạo thành sản phẩm CTXD thường có tính biến động, chi phí sản xuấtlớn và công tác thực hiện tiến hành ngoài trời nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
Trang 2nhiên Ngoài ra, việc tổ chức quản lý quá trình thực hiện liên quan đến nhiều cấp,nhiều ngành và trình độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội từng thời kỳ nên tươngđối phức tạp.
Do chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên khu vực xây dựng công trình (đặcbiệt là yếu tố địa hình, địa chất, thời tiết), yếu tố thời gian và xã hội nên dự án đầu
tư XDCT nên đôi khi có tính rủi ro Quá trình thực hiện thường phải điều chỉnh sovới kế hoạch tiến độ ban đầu; giá thành dự án thay đổi do biến động giá cả; một sốtrường hợp khác gặp vấn đề rủi ro bởi chất lượng công trình không bảo đảm haymất an toàn khi có bất lợi của điều kiện tự nhiên
Những đặc điểm của dự án đầu tư XDCT có ảnh hưởng trực tiếp đến phươngthức tổ chức và quản lý sản xuất xây dựng, điều đó dẫn đến việc thi công xây dựngcũng có sự khác biệt so với việc sản xuất sản phẩm của các ngành công nghiệpkhác
1.2 Chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm
1.2.1 Chất lượng sản phầm
1.2.1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau: từ bản thân sảnphẩm, từ phía nhà sản xuất và cả phía thị trường Nhưng hầu hết các quan điểmđều thống nhất “Chất lượng là tập hợp các đặc điểm của một sản phẩm nhằm tạocho sản phẩm đó có khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềmẩn”
Theo tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO): “Chất lượng là khảnăng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đápứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”
Từ các khái niệm trên có thể rút ra một số đặc điểm chung của chất lượng:
Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, nếu một sản phầm vì lý do nào
đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình
độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại Đây là một kết luậnthen chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến lược kinh
Trang 3doanh của mình Mặt khác, nhu cầu luôn biến động nên chất lượng cũng biến độngtheo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng.
Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, cần xem xét đặc tính của đối tượng
có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể Các nhu cầu này không chỉ từphía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầu mang tínhpháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội Ngoài ra, chất lượng không chỉ là thuộctính của sản phẩm, hàng hóa mà cần xuyên suốt trong cả hệ thống hay quá trình tạo rasản phẩm
1.2.1.2 Phân loại chất lượng sản phẩm
Theo nghiên cứu và phân tích của các chuyên gia, chất lượng sản phẩm đượcphân ra 6 loại như sau:
- Chất lượng thiết kế: là chất lượng thể hiện những thuộc tính chỉ tiêu của sảnphẩm được phác thảo trên cơ sở nghiên cứu và định ra để sản xuất Chất lượngthiết kế được thể hiện qua các bản vẽ, các yêu cầu về vật liệu chế tạo, thử nghiệm
và hướng dẫn sử dụng Chất lượng thiết kế có thể được hiểu là chất lượng chínhsách nhằm đáp ứng về lý thuyết đối với yêu cầu sử dụng, điều này có đạt đượctrong thực tế hay không thì nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố trong quá trình thựchiện
- Chất lượng chuẩn: là loại chất lượng mà thuộc tính và chỉ tiêu của nó đượcphê duyệt trong quá trình quản lý chất lượng của các cơ quan quản lý Sau khiđược phê chuẩn thì chất lượng này trở thành pháp lệnh, văn bản pháp quy để cácbên liên quan thực hiện
- Chất lượng thực tế: là mức độ thực tế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sảnphẩm và nó được thể hiện sau quá trình sản xuất, trong quá trình sử dụng sảnphẩm
- Chất lượng cho phép: là mức độ cho phép về độ lệch giữa chất lượng chuẩn
và chất lượng thực tế của sản phẩm Chất lượng cho phép do cơ quan quản lý chấtlượng sản phẩm và hợp đồng giữa hai bên quy định
- Chất lượng tối ưu: biểu thị khả năng toàn diện đáp ứng nhu cầu của thị
Trang 4trường trong điều kiện xác định với những chi phí xã hội thấp nhất Nó nói lên mốiquan hệ giữa chất lượng sản phẩm và chi phí.
- Chất lượng toàn phần: là mức chất lượng thể hiện mức tương quan giữa hiệuquả có ích cho sử dụng sản phẩm có chất lượng cao và tổng chi phí để sản xuất và
sử dụng sản phẩm đó
1.2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhưng ta có thể chiathành hai nhóm yếu tố chủ yếu bên ngoài và nhóm yếu tố bên trong
Nhóm yếu tố bên ngoài: là ảnh hưởng của nhu cầu nền kinh tế Ở bất cứtrình độ nào và mục đích sử dụng khác nhau, chất lượng sản phẩm luôn bị chi phối,rằng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện nhất định của nền kinh tế và được thể hiện ởcác mặt:
- Nhu cầu của thị trường: là xuất phát điểm của quá trình quản lý chất lượng.Trước khi tiến hành thiết kế, sản xuất sản phẩm, cần phải tiến hành nghiêm túc vàthận trọng công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích môi trườngkinh tế - xã hội để nắm bắt chính xác các yêu cầu chất lượng cụ thể của khách hàngcũng như những thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán, khả năng thanh toán củakhách hàng …để có đối sách đúng đắn
- Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất: đảm bảo chất lượng luôn là vấn đề nội tạicủa bản thân nền sản xuất xã hội nhưng việc nâng cao chất lượng không thể vượt
ra ngoài khả năng cho phép của nền kinh tế
- Chính sách kinh tế: hướng đầu tư, hướng phát triển loại sản phẩm nào đócũng như mức thỏa mãn các nhu cầu được thể hiện trong chính sách kinh tế có tầmquan trọng đặc biệt ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
Ảnh hưởng của sự phát triển của khoa học - kỹ thuật: với sự phát triển mạnhcủa khoa học như hiện nay, trình độ chất lượng của bất cứ sản phẩm nào cũng gắnliền và chịu sự chi phối của sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là sựứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất Xu hướng chính của việc
áp dụng các kỹ thuật tiến bộ hiện nay là:
Trang 5- Sáng tạo ra vật liệu mới hay vật liệu thay thế;
- Cải tiến hay đổi mới công nghệ;
- Cải tiến sản cũ và chế thử sản phẩm mới
Ảnh hưởng của hiệu lực của cơ chế quản lý: Có thể nói khả năng cải tiến,nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào cơ chếquản lý Hiệu lực quản lý nhà nước là đòn bẩy quan trọng trong việc quản lý chấtlượng sản phẩm, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của sản xuất, đảm bảo uy tín vàquyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng Mặt khác, nó còn góp phần tạo tính
tự chủ, độc lập, sáng tạo trong cải tiến chất lượng sản phẩm của các tổ chức, hìnhthành môi trường thuận lợi cho việc huy động các nguồn lực, các công nghệ mới,tiếp thu ứng dụng những phương pháp quản lý chất lượng hiện đại
Nhóm yếu tố bên trong tổ chức: Trong phạm vi một tổ chức có 4 yếu tố cơbản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (theo tiếng Anh được biểu thị bằng quytắc 4 M), đó là:
Con người (men): đây là lực lượng lao động trong tổ chức, bao gồm tất cả
thành viên trong tổ chức, từ cán bộ lãnh đạo đến người thực hiện Năng lực, phẩmchất của mỗi thành viên và mối liên kết giữa các thành viên có ảnh hưởng trực tiếpđến chất lượng
Phương pháp (methods): phương pháp công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và
tổ chức sản xuất của tổ chức Với phương pháp công nghệ thích hợp, trình độ quản
lý và tổ chức sản xuất tốt sẽ tạo điều kiện cho tổ chức có thể khai thác cao nhất khảnăng nguồn lực hiện có, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm
Máy móc thiết bị (machines): đó là khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị
của tổ chức Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị có tác động rất lớn trong việcnâng cao những tính năng kỹ thuật của sản phẩm và nâng cao năng suất lao động
Nguyên vật liệu (materials): vật tư, nguyên nhiên liệu và hệ thống tổ chức
đảm bảo vật tư, nguyên nhiên liệu của tổ chức Nguồn vật tư, nguyên nhiên liệuđược đảm bảo những yêu cầu chất lượng và được cung cấp đúng số lượng, đúngthời hạn sẽ tạo điều kiện đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm.[1]
Trang 61.2.2 Quản lý chất lượng sản phẩm
1.2.2.1 Khái niệm về quản lý chất lượng sản phẩm
Theo TCVN 8402-1994 “Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt độngchức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích chấtlượng và thực hiện chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch, tổ chức thựchiện, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống”.Theo định nghĩa của tiêu chuẩn ISO: Quản lý chất lượng là "hoạt động tươngtác và phối hợp lẫn nhau nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về chấtlượng"
1.2.2.2 Các nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm
a Nguyên tắc thứ nhất là định hướng bởi khách hàng: Hoạt động của các
doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần tìm hiểu nhữngnhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng để không chỉ đáp ứng mà còn vượtcao hơn những yêu cầu của họ
b Nguyên tắc thứ 2 là sự lãnh đạo: Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ
giữa mục đích và đường lối của doanh nghiệp Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môitrường nội bộ trong doanh nghiệp để hoàn toàn lôi cuốn mọi người thực hiện côngviệc để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp
c Nguyên tắc thứ 3 là sự tham gia của mọi người: Con người là nguồn lực
quan trọng nhất của một đơn vị và sự tham gia đầy đủ với những hiểu biết và kinhnghiệm của họ tạo sự phát triển cho đơn vị
d Nguyên tắc thứ tư là quan điểm quá trình: Kết quả cũng như chất lượng sẽ
đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt động có liên quan đượcquản lý trong cả quá trình thực hiện
e Nguyên tắc thứ 5 là tính hệ thống: Việc xác định và quản lý chất lượng một
cách hệ thống các quá trình thực hiện có liên quan lẫn nhau, đảm bảo mục tiêu chấtlượng đề ra và đem lại hiệu quả cho đơn vị
f Nguyên tắc thứ 6 là cải tiến liên tục: Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời
cũng là phương hướng phát triển của mọi doanh nghiệp Muốn có khả năng cạnh
Trang 7tranh và mức độ chất lượng cao, doanh nghiệp cần phải liên tục cải tiến để nângcao chất lượng sản phẩm.
g Nguyên tắc thứ 7 là quyết định dựa trên sự kiện: Mọi quyết định và hành
động của hệ thống quản lý chất lượng và hoạt động kinh doanh muốn có hiệu quảphải được xây dựng dựa trên việc phân tích đầy đủ thông tin và dữ liệu liên quan
h Nguyên tắc thứ 8 là quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng:
Doanh nghiệp và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ tương hỗcùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị
1.2.2.3 Các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm
1.2.2.1 Kiểm tra chất lượng
Một phương pháp phổ biến nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp vớiqui định là thông qua việc kiểm tra các sản phẩm và chi tiết bộ phận nhằm sàng lọc
và loại ra bộ phận không đảm bảo tiêu chuẩn hay qui cách kỹ thuật
Từ đầu thế kỷ 20, việc sản xuất với khối lượng lớn đã trở nên phát triển rộngrãi, người sử dụng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và sự cạnh tranh giữa các
cơ sở sản xuất về chất lượng càng ngày càng mạnh mẽ Các nhà sản xuất dần dầnnhận ra rằng kiểm tra không phải là cách đảm bảo chất lượng tốt nhất Theo địnhnghĩa, kiểm tra chất lượng là hoạt động như đo đạc, thử nghiệm, định cỡ một haynhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự phùhợp của mỗi đặc tính Như vậy kiểm tra chỉ là một sự phân loại sản phẩm đã đượcsản xuất một cách bị động Nói theo ngôn ngữ hiện nay thì chất lượng không đượctạo dựng nên qua kiểm tra
Để khắc phục vấn đề trên, vào những năm 1920 người ta đã bắt đầu chú trọngđến những quá trình tạo ra sản phẩm, hơn là đợi đến khâu cuối cùng mới tiến hànhsàng lọc sản phẩm Cũng từ đó, khái niệm kiểm soát chất lượng được ra đời
1.2.2.2 Kiểm soát chất lượng
Theo đính nghĩa, kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tínhtác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng
Trang 8Để kiểm soát chất lượng, người ta kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng trực tiếpđến quá trình tạo ra chất lượng sản phẩm Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa sảnxuất ra sản phẩm khuyết tật Nói chung, kiểm soát chất lượng là kiểm soát các yếu
tố gồm: con người, phương pháp, quá trình thực hiện; đầu vào, thiết bị và môitrường
Kiểm soát chất lượng ra đời tại Mỹ, nhưng các phương pháp này chủ yếuđược áp dụng nhiều trong lĩnh vực quân sự và chưa được phát huy mạnh trong lĩnhvực sản xuất và xây dựng Trái lại, ở Nhật Bản, tuy việc kiểm soát chất lượng mớiđược áp dụng nhưng phát triển mạnh trong các lĩnh vực và được hấp thụ vào nềnvăn hóa của họ
1.2.2.3 Kiểm soát chất lượng toàn diện
Các kỹ thuật kiểm soát chất lượng được áp dụng hạn chế trong phạm vi khuvực sản xuất và kiểm tra Để đạt được mục tiêu chính của quản lý chất lượng làthỏa mãn yêu cầu người tiêu dùng, thì phạm vi đó chưa đầy đủ, nó đòi hỏi khôngchỉ áp dụng các phương pháp này trước quá trình sản xuất và kiểm tra (như nghiêncứu, lập kế hoạch, phát triển…) mà còn phải áp dụng cho các quá trình ra sau đónhư vận chuyển, bảo quản, phân phối và dịch vụ sau khi bán hàng Phương thứcquản lý này được gọi là kiểm soát chất lượng toàn diện
Thuật ngữ kiểm soát chất lượng toàn diện được Feigenbaum định nghĩa nhưsau: Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hoácác nỗ lực phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vàotrong một tổ chức sao cho các hoạt động marketing, kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ
có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thảo mãn nhu cầu khách hàng.Kiểm soát chất lượng toàn diện trong xây dựng sẽ huy động nỗ lực của mọiđơn vị vào các quá trình có liên quan đến duy trì và cải tiến chất lượng, nâng caonăng suất lao động Điều này sẽ giúp tiết kiệm tối đa trong sản xuất, dịch vụ đồngthời thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng
1.2.2.4 Quản lý chất lượng toàn diện
Trang 9Trong những năm gần đây, sự phát triển của kỹ thuật quản lý, góp phần nângcao hoạt động quản lý chất lượng và là cơ sở cho lý thuyết Quản lý chất lượng toàndiện (QLCLTD) Quản lý chất lượng toàn diện được nảy sinh từ các nước phươngTây với lên tuổi của Deming, Juran, Crosby.
QLCLTD được định nghĩa là phương pháp quản lý của một tổ chức, địnhhướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại
sự thành công dài hạn thông qua sự thỏa mãn khách hàng và lợi ích của các thànhviên của đơn vị và của xã hội
Mục tiêu của QLCLTD là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn kháchhàng ở mức tốt nhất cho phép Đặc điểm nổi bật của phương pháp này so với cácphương pháp quản lý chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diệncho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huyđộng sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng
đã đặt ra
Phương pháp quản lý trên ban đầu áp dụng cho các ngành sản xuất hàng hóa,sau phát triển sang lĩnh vực xây dựng và mang lại nhiều hiệu quả Nó cho phépquản lý các khâu trong quá trình xây dựng từ giai đoạn lập dự án, thiết kế đến thicông xây lắp Đặc biệt trong giai đoạn thi công, chất lượng được khống chế từkhâu đưa vật tư, vật liệu, thiết bị vào công trình đến các bước thi công, chuyển giaiđoạn… QLCLTD được áp dụng và phát triển mạnh ở Nhật bản và một số nướcChâu Âu trong các thập kỷ gần đây
1.3 Công trình xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng
1.3.1 Các khái niệm liên quan
1.3.1.1 Công trình xây dựng: là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động
của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định
vị với nền đất, bao gồm phần trên và dưới mặt đất, phần trên và dưới mặt nước và
được xây dựng theo thiết kế [Luật ]
1.3.1.2 Chất lượng công trình xây dựng
Theo quan niệm hiện đại, CLCT xây dựng, xét từ góc độ bản thân sản phẩm
Trang 10xây dựng, CLCT xây dựng được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công năng,tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền vững, tính thẩm mỹ, an toàn trong khaithác sử dụng, tính kinh tế và đảm bảo về thời gian phục vụ của công trình
Theo cách nhìn rộng hơn, CLCT xây dựng được hiểu không chỉ từ góc độ bảnthân sản phẩm xây dựng và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà bao gồm cảquá trình hình thành sản phẩm xây dựng cùng với các vấn đề liên quan khác Một
số vấn đề cơ bản liên quan đến CLCT xây dựng là:
- CLCT xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng về xâydựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát thiết kế, thi công chođến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trình sau khi đã hết thời hạn phục
vụ CLCT xây dựng thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự ánđầu tư xây dựng công trình, chất lượng khảo sát, chất lượng các bản vẽ thiết kế
- Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng củanguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộphận, hạng mục công trình
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểmđịnh nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị đưa vào công trình mà còn ở quátrình hình thành và thục hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các côngviệc của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt độngxây dựng
- Chất lượng luôn gắn với vấn đề an toàn công trình An toàn không chỉ làtrong khâu khai thác sử dụng mà phải đảm bảo an toàn trong giai đoạn thi công xâydựng đối với bản thân công trình và với đội ngũ công nhân kỹ sư và các thiết bịxây dựng
- Tính thời gian trong xây dựng không chỉ thể hiện ở thời hạn hoàn thành toàn
bộ công trình để đưa vào khai thác sử dụng mà còn thể hiện ở việc đáp ứng theotiến độ quy định đối với từng hạng mục công trình
- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tưphải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho cho các nhà đầu tư
Trang 11thực hiện các hoạt động dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát thiết kế, thi côngxây dựng
Ngoài ra, CLCT xây dựng cần chú ý vấn đề môi trường không chỉ từ góc độtác động của dự án tới các yếu tố môi trường mà cả tác động theo chiều ngược lạicủa các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án
1.3.1.3 Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Quản lý CLCT xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề ra các yêu cầu,quy định và thực hiện các yêu cầu, quy định đó bằng các biện pháp như kiểm soátchất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng Hoạt động quản lý CLCT xâydựng chủ yếu là công tác giám sát và tự giám sát của chủ đầu tư và các chủ thểkhác
Nói cách khác: Quản lý CLCT xây dựng là tập hợp các hoạt động của cơquan, đơn vị có chức năng quản lý thông qua kiểm tra, đảm bảo chất lượng, cảitiến chất lượng trong các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúcxây dựng và đưa vào khai thác sử dụng
1.3.2 Nội dung hoạt động quản lý CLCT xây dựng theo giai đoạn dự án
Hoạt động xây dựng bao gồm: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xâydựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình thi công xâydựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt độngkhác có liên quan đến xây dựng công trình
Quản lý CLCT xây dựng là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia vào quátrình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: Chủ đầu tư, nhà thầu, các tổchức và cá nhân liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảohành và bảo trì, khai thác và sử dụng công trình Việc quản lý CLCT tuân theoNghị định số 209/2004/NĐ-CP và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP về quản lý CLCTxây dựng, hoạt động quản lý CLCT xây dựng Các quy định về quản lý chất lượngtrong các Nghị định trên xuyên suốt các giai đoạn từ khảo sát, thiết kế đến thi công
và khai thác công trình
Trang 12Nếu xem xét ở một khía cạnh Hoạt động quản lý chất lượng công trình xây
dựng, thì chủ yếu là công tác giám sát của chủ đầu tư và các chủ thể khác Có thể
gọi chung công tác giám sát là giám sát xây dựng Nội dung công tác giám sát và
tự giám sát của các chủ thể có thể thay đổi tuỳ theo nội dung của hoạt động xâydựng Có thể tóm tắt nội dung hoạt động của các chủ thể giám sát trong các giaiđoạn của dự án xây dựng như sau:
- Trong giai đoạn khảo sát: ngoài sự giám sát của chủ đầu tư, nhà thầu khảosát xây dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát
- Trong giai đoạn thiết kế: nhà thầu tư vấn thiết kế tự giám sát sản phẩm thiết
kế theo các quy định và chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chấtlượng thiết kế xây dựng công trình Chủ đầu tư nghiệm thu sản phẩm thiết kế vàchịu trách nhiệm về các bản vẽ thiết kế giao cho nhà thầu
- Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình: có các hoạt động quản lý chấtlượng và tự giám sát của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựngcông trình và công tác nghiệm thu của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầuthiết kế xây dựng công trình và ở một số dự án có sự tham gia giám sát của cộngđồng
- Trong giai đoạn bảo hành công trình chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản
lý sử dụng công trình có trách nhiệm kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, pháthiện hư hỏng để yêu cầu sửa chữa, thay thế, giám sát và nghiệm thu công việc khắcphục sửa chữa đó
Bên c nh s giám sát, t giám sát c a các ch th , quá trình tri n khaiủa các chủ thể, quá trình triển khai ủa các chủ thể, quá trình triển khai ể, quá trình triển khai ể, quá trình triển khaiXDCT còn có s tham gia giám sát c a nhân dân, c a các c quan QLNN vủa các chủ thể, quá trình triển khai ủa các chủ thể, quá trình triển khai ơ quan QLNN về ềCLCT xây d ng
T t c các ho t ất cả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất ả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chấtng giám sát nêu trên đều góp ph n ần đảm bảo chất đả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chấtm b o ch tả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất ất cả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất
lượng của công trình xây dựng.ng c a công trình xây d ng.ủa các chủ thể, quá trình triển khai
K t qu c a ho t ả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất ủa các chủ thể, quá trình triển khai động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chấtng giám sát đượng của công trình xây dựng.c th hi n thông qua h s qu n lýể, quá trình triển khai ện thông qua hồ sơ quản lý ồ sơ quản lý ơ quan QLNN về ả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất
ch t lất cả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất ượng của công trình xây dựng.ng, bao g m các v n b n phê duy t, biên b n nghi m thu v b n vồ sơ quản lý ăn bản phê duyệt, biên bản nghiệm thu và bản vẽ ả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất ện thông qua hồ sơ quản lý ả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất ện thông qua hồ sơ quản lý à bản vẽ ả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất ẽ
ho n công, nh t ký giám sát c a ch à bản vẽ ủa các chủ thể, quá trình triển khai ủa các chủ thể, quá trình triển khai đần đảm bảo chất ưu t , nh t ký thi công c a nh th u, cácủa các chủ thể, quá trình triển khai à bản vẽ ần đảm bảo chấtthông báo, công v n trao ăn bản phê duyệt, biên bản nghiệm thu và bản vẽ đổi, văn bản thống nhất, … Việc thực hiện các hoạti, v n b n th ng nh t, ăn bản phê duyệt, biên bản nghiệm thu và bản vẽ ả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất ống nhất, … Việc thực hiện các hoạt ất cả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất … Việc thực hiện các hoạt Vi c th c hi n các ho tện thông qua hồ sơ quản lý ện thông qua hồ sơ quản lý
ng giám sát ch t l ng, l p v l u tr h s qu n lý ch t l ng c g iđộng giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất ất cả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất ượng của công trình xây dựng à bản vẽ ư ữ hồ sơ quản lý chất lượng được gọi ồ sơ quản lý ơ quan QLNN về ả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất ất cả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất ượng của công trình xây dựng đượng của công trình xây dựng ọi
Trang 13chung l công tác qu n lý ch t là bản vẽ ả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất ất cả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất ượng của công trình xây dựng.ng.
1.3.4 Một số chỉ tiêu đánh quản lý CLCT xây dựng
Việc đánh giá CLCT xây dựng còn nhiều ý kiến khác nhau Cho đến nay, vẫnchưa có tổ chức nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về các hệ thống đánhgiá cũng như các tiêu chí đánh giá CLCT xây dựng Tuy nhiên, xuất phát từ các cơ
sở lý luận, thực tiễn xây dựng và hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và vănbản quy phạm pháp luật ở Việt Nam, bước đầu có thể đánh giá quản lý CLCT xâydựng như sau:
Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng
Hệ thống này cần quy định rõ phương pháp đo lường và đánh giá chất lượngcủa một công trình xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn được chấp thuận có liên quan
Nó cho phép đánh giá chất lượng và so sánh khách quan chất lượng của công trìnhnày so với công trình khác thông qua một hệ thống tính điểm
Thứ hai, xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng với các mục tiêu sau:
Xây dựng được điểm chuẩn về chất lượng đánh giá năng lực (bao gồm kinhnghiệm, năng lực thiết bị, nhân lực, tài chính…) nhà thầu thi công xây dựng Thiếtlập hệ thống đánh giá chất lượng tiêu chuẩn về năng lực nhà thầu thi công xâydựng Đánh giá chất lượng của một dự án xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn có liênquan được chấp thuận Đưa ra tiêu chí để đánh giá năng lực của các nhà thầu thamgia trong lĩnh vực xây dựng và tạo cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác phân tíchthống kê
Thứ ba, hệ thống đánh giá chất lượng phải bao gồm các nội dung sau:
1 Đánh giá năng lực của nhà thầu tham gia xây dựng Hệ thống đánh giá chấtlượng (HTĐGCL) đặt ra các tiêu chuẩn về chất lượng năng lực nhà thầu đối vớicác bộ phận khác nhau của công trình xây dựng và đối với công trình có tính chấtkhác nhau Chất lượng năng lực của nhà thầu thi công xây dựng được đánh giátheo yêu cầu của tiêu chuẩn có liên quan, và các tiêu chí được công nhận nếu nănglực của nhà thầu tuân thủ tiêu chuẩn Những tiêu chí này được đánh giá trên cơ sởtính điểm theo HTĐGCL (có thể theo %) đối với dự án xây dựng công trình có
Trang 14nhiệm vụ và quy mô cụ thể HTĐGCL đánh giá được thực hiện thông qua kiểm trahiện trường và sử dụng các kết quả kiểm tra Việc đánh giá năng lực nhà thầu theocách này nhằm khuyến khích các nhà thầu thi công xây dựng làm tốt mọi công việcngay từ khâu chuẩn bị và trong cả quá trình thực hiện.
2 Việc đánh giá của HTĐGCL một dự án xây dựng được thực hiện dựa trênkết quả kiểm tra - đánh giá độc lập các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công, giámsát, kiểm định, quản lý dự án…Mọi công tác đánh giá phải thực hiện theo yêu cầucủa tổ chức đánh giá, tổ chức này được cơ quan quản lý nhà nước về CLCT xâydựng đào tạo Tổ chức thực hiện đánh giá phải đăng ký với cơ quan QLNN vềCLCT xây dựng mới đủ điều kiện để đánh giá chất lượng công trình xây dựng theoHTĐGCL
3 Phương pháp đánh giá và quy trình chọn mẫu để đánh giá: Trước khi tiếnhành đánh giá bộ phận công trình hay dự án cần xác định phương pháp đánh giáthông qua việc lấy mẫu và sử dụng phương pháp thống kê Những mẫu được lấyđảm bảo tính khách quan trong suốt quá trình thực hiện dự án hay trong các giaiđoạn xây dựng khác nhau Tất cả các vị trí kiểm tra phải thuận tiện cho việc đánhgiá và các mẫu được lựa chọn phải bảo đảm mang tính đại diện cho toàn bộ côngtrình
4 Việc đánh giá phải thực hiện theo quy trình và dựa vào tiêu chuẩn củaHTĐGCL Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu về chất lượng năng lực và thủ tụcđánh giá chất lượng các công trình xây dựng
3.3 Một số hoạt động ảnh hưởng đến quản lý CLCT xây dựng
Các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập
dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình,thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự ánđầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu và các hoạt động khác có liên quanđến xây dựng công trình
Tổ chức xây dựng công trình, cũng như các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch
vụ khác, để sản phẩm đảm bảo chất lượng có nhiều nhân tố ảnh hưởng theo nhiều tiêu
Trang 15chí, mức độ ảnh hưởng khác nhau Các hoạt động liên quan đến quản lý CLCT xâydựng giảm dần theo thời gian tính từ khi mới thành ý tưởng dự án đến khi sản phẩmđược hoàn thành, bàn giao vào khai thác, sử dụng Tuy nhiên, Luận văn chỉ xem xétcác nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm công trình xây dựng theo nhóm yếu
tố chủ quan và nhóm yếu tố khách quan
(1) Ảnh hưởng theo nhóm yếu tổ chủ quan: bao gồm các hoạt động của chủ đầu
tư, tổ chức tư vấn, nhà thầu xây lắp và chủ quản lý sử dụng khai thác công trình Trước hết phải kể đến nhà thầu thi công xây dựng công trình - người biến sảnphẩm công trình xây dựng từ bản vẽ thành hiện thực Do vậy nhà thầu thi công xâydựng đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý chất lượng Nếu lực lượng nàykhông nắm vững kỹ năng quản lý chất lượng, không ý thức được tầm quan trọng củacông tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, chỉ chạy theo lợi nhuận và thànhtích trước mắt thì sẽ rất dễ gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng công trình Tiếptheo là chủ đầu tư và chủ quản lý sử dụng công trình, những người có trách nhiệm rấtlớn đến chất lượng công trình, những đối tượng này cần phải nắm vững quy định vềquản lý chất lượng, lựa chọn các nhà thầu đủ năng lực và quản lý, giám sát chặt chẽ
để đảm bảo sản phẩm do mình đầu tư, quản lý đạt chất lượng tốt Các nhà thầu khảosát, thiết kế, giám sát, thí nghiệm, kiểm định, … cũng là những đối tượng có tác độngkhông nhỏ đến chất lượng công trình
Bên cạnh yếu tố con người, chất lượng nguyên vật liệu cũng là yếu tố quan trọngảnh hưởng đến chất lượng công trình Nguyên vật liệu là một bộ phận cấu thành nêncông trình xây dựng, song với tình trạng hiện nay luôn có những vật liệu kém chấtlượng lưu thông song hành với vật liệu tốt trên thị trường, nếu không quản lý tốt đểnhững vật liệu kém chất lượng sử dụng vào công trình thì sẽ là nguy cơ lớn ảnhhưởng đến chất lượng công trình Công tác quản lý vật liệu ở đây phải thực hiện từkhâu lựa chọn vật liệu đến khâu thí nghiệm, kiểm định, bảo quản, sử dụng vật liệu.Các quy định quản lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nếu thực sự khoa học, hợp
lý, phù hợp với thực tế sản xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình xâydựng; ngược lại sẽ cản trở sản xuất và ảnh hưởng đến chất lượng công trình trên bình
Trang 16diện toàn quốc Một yếu tố nữa có ảnh hưởng đến chất lượng công trình là v n ất cả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất đề an
to n trong thi công xây d ng v v sinh môi trà bản vẽ à bản vẽ ện thông qua hồ sơ quản lý ường ng
(2) Ảnh hưởng theo nhóm yếu tố khách quan: bao gồm công tác giải phóng mặtbằng, khả năng nguồn vốn đầu tư xây dựng, thời tiết tiết khắc nghiệt (mưa, nắng,gió, bão, …); địa hình, địa chất khu vục xây dựng công trình
- Công tác giải phóng mặt bằng theo kế hoạch của dự án, chủ đầu tư lập vàphê duyệt phương án giải phóng mặt bằng để thưc hiện theo tiến độ của dự án Tuynhiên, để có mặt bằng thi công việc phụ thuộc nhiều vào năng lực tổ chức, thựchiện của chính quyền địa phương, ý thức của người dân nơi xây dựng công trình
Do đó tiến độ của của dự án triển khai nhanh hay chậm phụ thuộc vào tiến độ giảiphóng mặt bằng
- Khả năng nguồn vốn đầu tư xây dựng: + Việc phân bổ vốn đầu tư cho các
dự án không đáp ứng theo tiến độ dự án được phê duyệt, dẫn đến công trình khôngđáp ứng tiến độ, đặc biệt là những công trình có nguồn vốn ngân sách Nhà nướctập trung
+ Thủ tục nghiệm thu thanh, quyết toán quá nhiều công đoạn (để lấy đượctiền tốn hàng tháng trời) Việc chậm quay vòng đồng vốn gây khó khăn cho nhàthầu
+ Trong một hệ thống công trình còn chia ra nhiều nguồn vốn, với các kênhđầu tư khác nhau dẫn đến thiếu đồng bộ, như đền bù vốn ngân sách Trung ươngcấp thẳng cho địa phương, vốn kênh mương nội đồng do ngân sách địa phương tựcân đối và sự đóng góp của người hưởng lợi do vậy khi đầu mối, hệ thống kênhchính hoàn thành, thiếu hệ thống kênh nội đồng hoặc phải đầu tư kéo dài, côngtrình chậm kết thúc, hiệu quả dự án không cao
+ Không bình đẳng trong quá trình thanh toán, luật quy định chủ đầu tư phảitrả lãi cho nhà thầu khi không có vốn thanh toán theo tiến độ đã ký kết hợp đồng,nhưng thực tế không có chủ đầu tư nào trả lãi cho nhà thầu, trong khi nhà thầu vayvốn ngân hàng vẫn phải trả lãi Nếu chỉ chậm thanh toán một năm nhà thầu có thểphá sản vì Ngân hàng phạt do quá hạn vay và lãi xuất ngân hàng chiếm hết lợi
Trang 17nhận của nhà thầu.
- Thời tiết khắc nghiệt cũng ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ công trình,công nhân phải làm việc tăng ca, tăng kíp đôi khi đốt cháy giai đoạn, các điểmdừng kỹ thuật không được như ý muốn, ảnh hưởng tới chất lượng
- Địa chất phức tạp, ảnh hưởng tới công tác đánh giá khảo sát bổ sung, dẫnđến nhà thầu, chủ đầu tư, thiết kế phải bàn bạc lại, mất thời gian do thay đổi, xử lýcác phương án nền móng công trình, giải pháp công trình, dẫn đến ảnh hưởng đếntiến độ chung của công trình Đối với các công trình có quy mô đầu tư lớn, yêu cầutiến độ cao thì đây là một điều bất lợi, bởi lẽ công việc xử lý nền móng phải tốnmột thời gian dài
Ví dụ điển hình như các công trình xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện và công trìnhgiao thông phụ thuộc do có đặc thù riêng (khối lượng lớn, thời gian thi công kéo dài,thi công trong điều kiện địa hình chặt hẹp, phức tạp, xa khu dân cư sinh sống, do đóphụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khách quan
1.5 Vai trò, ý nghĩa của quản lý CLCT xây dựng
1.5.1 Vai trò của quản lý CLCT xây dựng
Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng có vai trò to lớn đối với nhànước, chủ đầu tư, nhà thầu và các doanh nghiệp xây dựng nói chung, cụ thể như: Đối với nhà nước, công tác quản lý chất lượng tại các công trình xây dựng đượcđảm bảo sẽ tạo được sự ổn định trong xã hội, tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tưtrong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực xây dựng, hạn chế được những rủi ro, thiệthại cho những người sử dụng công trình xây dựng nói riêng và cộng đồng nói chung Đối với chủ đầu tư, đảm bảo và nâng cao CLCT sẽ thoả mãn được các yêucầu của chủ đầu tư, tiết kiệm được vốn cho Nhà nước hay nhà đầu tư và góp phầnnâng cao chất lượng cuộc sống xã hội Ngoài ra, đảm bảo và nâng cao chất lượngtạo lòng tin, sự ủng hộ của các tổ chức xã hội và người hưởng lợi đối với chủ đầu
tư, góp phần phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài
Đối với nhà thầu, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xây dựng
sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động
Trang 18Nâng cao CLCT xây dựng có ý nghĩa quan trọng tới nâng cao đời sống người laođộng, thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ đối với nhà thầu.CLCT xây dựng gắn với an toàn của thiết bị và nhân công nhà thầu trong quá trìnhxây dựng Ngoài ra, CLCT đảm bảo cho việc duy trì và nâng cao thương hiệu cũngnhư phát triển bền vững của nhà thầu
1.5.2 Ý nghĩa của việc quản lý CLCT xây dựng
CLCT xây dựng là một vấn đề sống còn được Nhà nước và cộng đồng hết sứcquan tâm Nếu công tác quản lý CLCT xây dựng thực hiện tốt sẽ không xảy ra sự
cố công trình, tuổi thọ công trình đáp ứng thời gian qui định trong hồ sơ thiết kế,phát huy hiệu quả công trình, đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ theo Quyết định phê duyệt
Do vậy việc nâng cao công tác quản lý CLCT xây dựng không chỉ là nâng caoCLCT mà còn góp phần chủ động phòng chống tham nhũng, ngăn ngừa thất thoáttrong xây dựng Theo kết quả thực tế cho thấy, ở đâu tuân thủ nghiêm ngặt nhữngquy định của Nhà nước về quản lý CLCT thì ở đó chất lượng công trình tốt và hạnchế được tiêu cực trong xây dựng Công trình xây dựng khác với sản phẩm hànghoá thông thường khác vì công trình xây dựng có phạm vi ảnh hưởng tương đốirộng, được thực hiện trong một thời gian dài, do nhiều người tham gia, gồm nhiềunhiều vật liệu tạo nên và nó thường xuyên chịu tác động bất lợi của thời tiết vàđiều kiện tự nhiên Cũng vì đặc điểm đó, việc nâng cao công tác quản lý CLCT xâydựng là rất cần thiết, bởi nếu xảy ra sự cố thì sẽ gây ra tổn thất rất lớn về người vàcủa, tác động xấu đến môi trường vùng hưởng lợi, đồng thời cũng rất khó khắcphục hậu quả
Nâng cao công tác quản lý CLCT xây dựng là góp phần nâng cao chất lượngsống cho con người Mỗi công trình được xây dựng có CLCT bảo đảm, tránh đượcxảy ra những sự cố đáng tiếc thì sẽ tíết kiệm được đáng kể cho ngân sách quốc gia
Số tiền đó sẽ được dùng vào công tác đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, góp phầnnâng cao đời sống nhân dân, hoặc dùng cho công tác xóa đói giảm nghèo
1.6 Kết luận chương 120
Trang 19Qua một số khái niệm liên quan chất lượng sản phẩm, CLCT xây dựng, một
số yếu tố ảnh hưởng, một số chỉ tiêu đánh giá quản lý CLCT xây dựng và các vấn
đề liên quan giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về CLCT xây dựng và yêu cầu củacông tác quản lý CLCT xây dựng theo các giai đoạn của dự án
Quản lý CLCT có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xây dựng.Không chỉ ở các nước đang có hạ tầng phát triển như Việt Nam mà các nước cótrình độ xây dựng phát triển cao cũng đặc biệt quan tâm đến công tác quản lýCLCT Ở các nước phát triển, trình độ quản lý và công tác QLCL càng chặt chẽ,yêu cầu các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải tuân thủ từ khâuchuẩn bị và trong suốt quá trình thực hiện và khai thác dự án
Ở nước ta, trong những năm vừa qua cùng với sự hội nhập kinh tế, lĩnh vựcđầu tư xây dựng công trình đã có những bước phát triển mạnh mẽ, công tác quản lýCLCT xây dựng ngày càng được quan tâm và hoàn thiện hơn tuy nhiên vẫn cònnhững tồn tại nhất định Trong chương 2 của luận văn, tác giả tập trung nêu vàphân tích hiện trạng công tác quản lý CLCT để thấy được những việc đã làm được
và các vấn đề cần khắc phục trong công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình,làm cơ sở đưa ra những đề xuất cho vấn đề nghiên cứu
Trang 20Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM trang)
2.1 Các văn bản quản lý về quản lý ĐTXD và CLCT xây dựng
2.1.1 Quá trình hình thành văn bản pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng
Theo quan niệm, Pháp luật là hệ thống các quy phạm có tính bắt buộc chung,thực hiện lâu dài nhiều lần trong đời sống xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xãhội do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của Nhà nước Ý chí Nhànước thể hiện một cách tập trung, thống nhất trong các văn bản quy phạm phápluật do cơ quan Nhà nước ban hành, thông qua các quan hệ xã hội, phát triển theomục tiêu, trật tự nhất định phù hợp với lợi ích Quốc gia và nhân dân cả nước Nhưvậy chức năng của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ xã hội đượcpháp luật điều chỉnh
Trong lĩnh vực xây dựng, Nhà nước thực hiện quản lý CLCT xây dựng thôngqua hệ thống văn bản pháp luật về xây dựng Hệ thống văn bản quy phạm về lĩnhvực này đã đổi mới theo sự phát triển của nền kinh tế đất nước, hướng tới tiệm cậnvới thông lệ, tập quán khu vực và Quốc tế
Quản lý nhà nước (QLNN) về quản lý CLCT xây dựng thể hiện ở việc cácngành, các cấp đã phân định rõ trách nhiệm của chủ thể, quán triệt và đã tách dầnchức năng quản lý sản xuất, kinh doanh ra khỏi chức năng QLNN về CLCT xây
Trang 21dựng Chính quyền không can thiệp trực tiếp mà gián tiếp thông qua công cụ phápluật tác động vào công tác quản lý sản xuất hàng ngày giữa người đặt hàng (Chủđầu tư) và người bán hàng (Nhà thầu) để làm ra sản phẩm xây dựng - một loại sảnphẩm đặc thù có tính đơn chiếc, thể hiện cụ thể như sau:
- Bản chất của QLNN về CLCT xây dựng mang tính vĩ mô, định hướng, hỗtrợ và cưỡng chế của cơ quan công quyền Các cơ quan QLNN chịu trách nhiệm vềtình hình CLCT xây dựng trên địa bàn được phân cấp quản lý chứ không phải làchất lượng cụ thể của từng công trình
- Về nội dung QLNN về CLCT xây dựng là tổ chức xây dựng văn bản quyphạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý, điều chỉnh hành vi và mối quan hệ củacác chủ thể tham gia hoạt động xây dựng hướng tới việc hoàn thành công trình cóchất lượng cao làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng; nghiên cứu, soạn thảo vàban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đưa ra các tiêu chí chuẩn mực đểlàm ra sản phẩm xây dựng và đánh giá chất lượng sản phẩm cần đạt được
Sau khi đã tạo được môi trường pháp lý và kỹ thuật, Nhà nước phải tổ chứchướng dẫn việc thực thi trong thực tế Việc kiểm tra phải được thực hiện theo đúngnội dung và thẩm quyền nhằm cưỡng chế các chủ thể thực hiện đầy đủ về nội dung
và trình tự quy định trong công tác bảo đảm CLCT xây dựng không chỉ bảo vệ lợiích của chủ đầu tư, của các chủ thể khác mà cao hơn là lợi ích của cả cộng đồng
2.1.2 Các văn bản liên quan đến quản lý ĐTXD và CLCT xây dựng
Sơ lược về tiến trình hình thành và đổi mới các văn bản về quản lý CLCT xâydựng ở Nước ta qua các thời kỳ như sau:
- Văn bản đầu tiên về quản lý hoạt động xây dựng, lấy nguyên tắc hoạch toánkinh tế và hiệu quả đầu tư làm thước đo của quản lý xây dựng cơ bản là Nghị định
số 232/CP ngày 06/6/1981 điều lệ quản lý xây dựng cơ bản Tiếp đó là Nghị định385/HĐBT ngày 07/8/1990 sửa đối bổ sung thay thế Nghị định số 232/CP ngày06/6/1981 mà bản chất đối tượng quản ý kinh tế nhiều thành phần; Nghị định 177/
CP ngày 20/10/1994 đã điều chỉnh khái niệm quản lý xây dựng cơ bản thành “quản
lý đầu tư và xây dựng” và “quản lý công trình xây dựng” thành quản lý “dự án đầu
Trang 22tư”; Nghị định 42/CP ngày 16/7/1996 “Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng”, phùhợp dần với nền kinh tế hàng hóa, thể chế hóa rõ các chủ thể; Nghị định52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 “Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng”, cải cáchhành chính và phân rõ quản lý nguồn vốn; điều chỉnh vị thế của chủ đầu tư.
Sự kiện quan trọng nhất trong tiến trình pháp chế hóa hoạt động xây dựng củaNước ta là, tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XI là ngày 26/11/2003 ban hànhLuật xây dựng số 16/2003/QH11; đến ngày ngày 19/6/2009 Quốc hội thứ XII banhành Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung liên quan đến đầu tư xây dựng cơbản của Luật Xây dựng
Sau khi có Luật xây dựng, Nhà nước đã có các văn bản quy phạm pháp luậthướng dẫn việc thực hiện quản lý CLCT xây dựng của Luật xây dựng Tại thờiđiểm hiện nay các văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý CLCT xây dựng, bao gồm(Nghị định, thông tư, các quyết định ), nội dung đã khá đầy đủ và chi tiết:
+ Nghị định của Chính phủ: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về Quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình; số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004, số49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng; số23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chínhtrong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinhdoanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà
sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng;
Trang 23Ngoài ra, đối với các bộ, ngành có chức năng quản lý về XDCT chuyên ngành
đã xây dựng một số văn bản quản lý, như: Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư số84/2011/TT-BNNPTNT ngày 12/12/2011 Quy định một số nội dung về quản lý dự
án XDCT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ quản lý; Bộ Giao thôngvân tải ban hành Quy chế TVGS thi công xây dựng công trình trong ngành giaothông vận tải Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2008/QĐ-BGTVT ngày20/10/2008 của Bộ Giao thông vận tải…
Các văn bản trên đã quy định các nguyên tắc cơ bản về quản lý CLCT xâydựng, xác định và phân định rõ các chủ thể tham gia hoạt động liên quan đếnCLCT xây dựng, gồm cơ quan quản Nhà nước, Chủ đầu tư hoặc nhà thầu tronghoạt động xây dựng Nội dung hoạt động về lĩnh vực này như sau:
- Nhà thầu trong hoạt động xây dựng: là người làm ra các sản phẩm, như khảosát, thiết kế, thi công, cung ứng phải tổ chức tự kiểm tra chất lượng sản phẩmmình làm ra và cam kết chất lượng trước khi bàn giao cho khách hàng
- Chủ đầu tư: với tư cách là người quản lý khách hàng, nên phải có bộ phận cónăng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại và cấp công trình tiến hành côngviệc giám sát quá trình làm ra sản phẩm của các nhà thầu, đánh giá chất lượng sảnphẩm do các nhà thầu cung cấp giúp chủ đầu tư thử nghiệm sản phẩm
- Cơ quan quản lý nhà nước: thông qua công cụ pháp luật nhằm bảo vệ lợi íchcủa Quốc gia và lợi ích cộng đồng và thực hiện trách nhiệm QLNN về chất lượngcông trình xây dựng, giám sát sự tuân thủ pháp luật của các chủ thể
QLNN về CLCT xây dựng đã xác định rõ hai cấp quản lý ở Trung ương và ởcác Địa phương thể hiện rõ trong Luật xây dựng và Nghị định, tại Điều 37 Nghịđịnh 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định:
"Trách nhiệm QLNN về CLCT xây dựng: Bộ Xây dựng thống nhất QLNN vềCLCT xây dựng trong phạm vi cả nước; Các Bộ có quản lý công trình xây dựngchuyên ngành phối hợp với Bộ Xây dựng trong việc QLCL các CTXD chuyênngành; UBND cấp tỉnh theo phân cấp có trách nhiệm QLNN về CLCT xây dựngtrong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý”
Trang 24Mô hình tổng quát QLNN về quá trình tạo ra sản phẩm CLCT xây dựng đảmbảo chất lượng thể hiện như sơ đồ Hình 2.1 và Hình 2.2
Hình 2.1 Sơ đồ tạo ra CTXD chất lượng Hình 2.2.Sơ đồ QLNN về CLCT xây dựng
2.3 Thực trạng công tác quản lý CLCT xây dựng ở Việt Nam
2.3.1 Giới thiệu
Trong những năm qua, hoạt động của lĩnh vực xây dựng và quản lý hoạt độngxây dựng đã có sự đổi mới mạnh mẽ Cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư xâydựng luôn đổi mới theo hướng hoàn thiện và phân cấp mạnh cho cơ sở, cải cáchthủ tục hành chính, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra và quản lý trật tự xâydựng phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Hiện nay,Nhà nước quản lý đầu tư xây dựng và CLCT xây dựng theo Luật xây dựng số16/2003/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung của Luật Xây dựng số 38/2009/QH12 vàcác Nghị định, thông tư, quyết định có liên quan … Hệ thống văn bản này quyđịnh chi tiết việc quản lý, tổ chức thực hiện xây dựng và quản lý CLCT của các tổchức, cá nhân có liên quan tham gia từ khi hình thành ý tưởng đầu tư, thực hiệnđầu tư đến hoàn thiện bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng
Có thể nói, chất lượng các công trình xây dựng ở nước ta về cơ bản là tốt.Phần lớn các công trình đều đảm bảo độ an toàn và công năng đạt yêu cầu của thiết
kế và đang phát huy tốt vai trò của mình trong mọi mặt của đời sống xã hội hiệnnay Điều đó có cho thấy rằng các hoạt động đầu tư xây dựng từ ý tưởng đầu tư,
Trang 25thực hiện đầu tư đến hoàn thiện bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng được thựchiện tốt; tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều công trình có chất lượngkhông đạt yêu cầu và thông thường, vấn đề này cần được quan tâm phân tích và
mổ xẻ nhiều hơn Trong khuôn luận văn, tác giả xin đi sâu nghiên cứu thực trạngquản lý CLCT xây dựng và xác định nguyên nhân dẫn tới suy giảm chất lượngcông trình xây dựng trong các giai đoạn dự án
1 Hiện trạng suy giảm chất lượng công trình xuất phát từ công tác lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng công trình theo định nghĩa của Luật Xây dựng là tậphợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cảitạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chấtlượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định
Dự án đầu tư xây dựng là do chủ đầu tư lập hoặc thuê tư vấn lập, trình các cấp
có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng gồm hai phần chính
là thuyết minh dự án và thiết kế cơ sở Nếu tách riêng ảnh hưởng của thiết kế cơ sởtới chất lượng công trình thì nhìn bề ngoài dường như chất lượng của công tác lập
dự án đầu tư chủ yếu chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế-xã hội của công trìnhtrong quá trình khai thác, sử dụng nhiều hơn là tới chất lượng cụ thể của côngtrình Nói cách khác, công trình xây dựng được nghiệm thu sau thi công vẫn có thểđảm bảo chất lượng trong khi hiệu quả kinh tế-xã hội trong khai thác sử dụng côngtrình sau này có thể lại không cao Tuy nhiên thực tế cho thấy chất lượng của côngtác lập dự án đầu tư xây dựng cũng có ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng của côngtrình Bản chất hiện tượng có thể được minh họa qua các tình huống sau:
1.1 Việc lập và thẩm định chủ trương đầu tư chỉ được coi như là 1 thủ tục hành chính
Theo quy định khoản 16 Điều 3 Luật Xây dựng thì Báo cáo đầu tư xây dựngcông trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xâydựng công trình để cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư Tuy nhiên theo quy địnhtại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2011 của Chính phủ
Trang 26về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì đối với các dự án quan trọng quốc gia, chủđầu tư phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình trình Quốc hội xem xét, quyếtđịnh về chủ trương đầu tư Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập Báocáo đầu tư nhưng phải lập tờ trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư (có nội dungtóm tắt của Báo cáo đầu tư).
Nội dung Báo cáo đầu tư xây dựng công trình được quy định chặt chẽ tạikhoản 2 Điều 5 Nghị định 12/2009/NĐ-CP Tuy nhiên các chủ đầu tư chỉ coi làmột thủ tục hành chính nên không quan tâm việc lập Ngay cả nhưng dự án quantrọng quốc gia thì chủ đầu tư cũng không coi trọng Chỉ trong thời gian ngắn mà sơ
bộ tổng mức đầu tư đã được thay đổi liên tục từ 38 tỷ USD đến 55 tỷ rối đến 56 tỷUSD Dự án đầu tư lớn lớn như vậy nhưng thông tin về hiệu quả kinh tế còn rất mơ
hồ Ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã nói: Đây là một “dự án cần thiết” và
“Thuần hiệu quả kinh tế thì không cao nhưng nếu xét hiệu quả kinh tế xã hội và tàichính thì Dự án có khả năng lấy thu bù chi, hoàn trả được vốn ?” Toàn cảm tính
Có những dự án từ khi duyệt án đến lúc điều chỉnh dự án là 2 năm mà tổngmức đầu tư từ 150 tỷ đã lên 450 tỷ,
Những dự án nhóm A,B,C thì các chủ đầu tư cũng chỉ làm tờ trình xin phêduyệt chủ trương đầu tư sau khi đã thăm dò “ chủ trương” có được người quyếtđịnh đầu tư chấp thuận không Chính vì vậy, việc lập tờ trình cũng chỉ là thủ tụchành chính để thể hiện cụ thể “ chủ trương” được người quyết định đầu tư chấpthuận Nhiều chủ đầu tư công coi báo cáo tiền khả thi chỉ là phương tiện thuyếtminh để thuyết minh cho ý đồ đã định sẵn của họ, vì vậy Kỹ sư tư vấn chịu nhiều
áp lực nhất khi lập các báo cáo này, dẫn đến thất thoát lãng phí cho Nhà nước
1.2 Quyết định đầu tư sai trên cơ sở phân tích không chính xác về hiệu quả kinh tế-kỹ thuật-xã hội của dự án
Một dự án không hiệu quả có nhiều tác động tiêu cực tới chất lượng côngtrình Đơn giản nhất là khi đó công việc thi công có thể bị đình trệ bất cứ lúc nào,vốn đầu tư cho thi công xây dựng không đủ hoặc không kịp thời ảnh hưởng tớichất lượng công việc của các nhà thầu Công trình xây dựng sau khi đưa vào vận
Trang 27hành không phát huy được hiệu quả kinh tế-kỹ thuật, xã hội như dự kiến sẽ dẫn tớitình trạng thất thoát và lãng phí, dễ bị bỏ mặc, thiếu bảo hành và bảo trì khiến chấtlượng công trình sẽ bị xuống cấp nhanh chóng
Các chuyên gia kinh tế cho rằng: Lãng phí ở khâu quyết định đầu tư chiếmkhoảng 60 -70% so với tổng số chi phí lãng phí, thất thoát Đã có nhiều bài học cayđắng về việc quyết định đầu tư không hợp lý như hàng loạt các nhà máy đường,ximăng Trong thời gian trước đây, Chính phủ đã phải ra quyết định dừng đầu tưmột số dự án ở miền Trung, mà dự án Nhà máy sản xuất bột giấy Kon Tum là ví
dụ Rồi hàng loạt cảng cá không có tàu cập bến, hàng loạt chợ nhưng không cóngười họp Hà Nội là địa phương điển hình việc xây chợ rồi để hoang, ví dụ chợđầu mối Đền Lừ hơn 10 tỉ đồng, chợ đầu mối Xuân Đỉnh, chợ đầu mối Hải Bối xâydựng hơn 13 tỉ đồng, chợ xe máy Quảng An hơn 6 tỉ đồng
“Tình trạng buông lỏng trong quản lý, thiếu kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vựcđầu tư đã dẫn đến những sai sót trong quản lý kế hoạch đầu tư và quá trình xâydựng ” - nhận định này đã được Bộ Kế hoạch - đầu tư đưa ra trong báo cáo trìnhChính phủ về công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước(bao gồm cả vốn ODA)
Theo phân tích của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tháng 3/2006), điểm đáng nhấnmạnh nhất là tính khép kín từ khâu qui hoạch chuẩn bị dự án, thẩm định dự án, banhành các định mức trong đầu tư, thiết kế kỹ thuật, đấu thầu, thi công, tư vấn, giámsát thi công trong nội bộ một bộ, một ngành, địa phương gây nên hậu quả xấutrong đầu tư, dẫn đến các vụ việc tiêu cực, tham nhũng
Bên cạnh đó, công tác quản lý đầu tư của các bộ, ngành không được chú ýđầy đủ, một số chủ đầu tư gần như khoán trắng cho các ban quản lý dự án, thiếukiểm tra, kiểm soát, giám sát thường xuyên và chậm xử lý hoặc xử lý khôngnghiêm các sai phạm
“Những khuyết điểm, tồn tại có phần trách nhiệm của các ngành, các cấp từtrung ương đến địa phương, từ việc chưa kiên quyết xóa bỏ cơ quan chủ quản, loại
bỏ tình trạng khép kín trong đầu tư cho đến thực tế là chưa có một chương trình
Trang 28toàn diện, quyết liệt, có hiệu quả trong việc chống lãng phí, thất thoát trong đầu tưgắn liền với chống tham nhũng” - Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
Trong năm 2010, các cơ quan Bộ, ngành đã thực hiện tổng khối lượng đầu tưbằng vốn Nhà nước khoảng 717.151 tỉ đồng Các cơ quan chức năng đã phát hiện
316 dự án có thất thoát, lãng phí và 269 dự án phải ngừng thực hiện
Tính đến trung tuần tháng 4/2011, theo tổng hợp số liệu báo cáo của các cơquan đã gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có 20.332 dự án trên tổng số 34.607
dự án đầu tư (các nhóm A, B, C) sử dụng 30% vốn Nhà nước trở lên thực hiện đầu
tư trong kỳ có báo cáo giám sát, đạt tỉ lệ 58,8%, thấp hơn so với các kỳ báo cáotrước (năm 2009 các dự án có báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư đạt 67,2% và năm
2008 tỉ lệ này đạt 59,9%) Nhiều cơ quan có tỉ lệ dự án có báo cáo giám sát, đánhgiá đầu tư rất thấp như: Lai Châu (3,3%); Vĩnh Phúc (3,2%); Quảng Bình(5,1%);
Giám sát, đánh giá đầu tư các dự án nhóm A sử dụng 30% vốn Nhà nước trởlên thì thấy có tới 90 dự án chậm tiến độ, 68 dự án phải điều chỉnh
“Kết quả công tác giám sát đầu tư của các bộ ngành và địa phương hầu hếtchưa phát hiện được những sai phạm lớn, những lãng phí, thất thoát, tiêu cực củacác tổ chức và cá nhân trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư; các sốliệu đã nêu về việc vi phạm qui chế quản lý đầu tư và xây dựng trong các báo cáogiám sát, đánh giá đầu tư của các bộ, ngành và địa phương còn có sự khác biệt rất
xa với số liệu tổng hợp từ các nguồn thông tin của các cơ quan điều tra, của Thanhtra Chính phủ, các thanh tra chuyên ngành, thanh tra của các địa phương ” - báocáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận
1.3 Công trình được xây dựng không phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng
Khoản 2 Điều 2 Nghị định 12/2009/NĐ-CP quy định “Việc đầu tư xây dựngcông trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quyhoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môitrường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên
Trang 29quan” Chính vì vậy, công năng và hiệu quả sử dụng công trình sẽ phát huy tốt nếucông trình được xây dựng phù hợp với các quy hoạch phát triển đã nêu trên
Thực tế cho thấy, việc quyết định đầu tư không hợp lý lại xuất phát ở khâuquy hoạch Theo Thanh tra Nhà nước, qua 14 dự án kiểm tra năm 2003 thì lãng phí
do đầu tư không đúng quy hoạch là 2,14 tỉ đồng
Một khi không có được sự phù hợp này thì hoặc không thể khai thác được hếtcông năng của công trình hoặc công năng của công trình không thể đáp ứng đượcyêu cầu khai thác sử dụng đặt ra cho nó Ví dụ cho trường hợp công trình giaothông như đường ô tô hoặc nút giao: Nếu không dự kiến đúng được tốc độ pháttriển kinh tế - xã hội thì chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng dễ có hiệntượng mãn tải Lưu lượng phương tiện giao thông lớn hơn dự kiến sẽ dẫn tới tìnhtrạng không đảm bảo khả năng lưu thông xe và như vậy là công năng của côngtrình đã không đáp ứng được yêu cầu của thực tế đặt ra
Theo kết quả rà soát 90 sân golf nằm trong quy hoạch của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư thì diện tích lúa đã giảm từ 28% xuống còn 2% và hoàn toàn không có đấtlúa 2 vụ, đất lâm nghiệp có rừng chủ yếu được sử dụng cho mục đích du lịch sinhthái (chiếm 97% tổng diện tích đất lâm nghiệp), chỉ có 3% đất rừng (68 ha) chuyểnsang mục đích khác…
Điều đáng nói là quá trình kiểm tra còn phát hiện 27 sân golf (thuộc 13 tỉnh)nằm ngoài danh mục quy hoạch sân golf và không phù hợp với quy hoạch sử dụngđất được duyệt Mới chỉ có 13 chủ đầu tư sân golf sử dụng đất đúng mục đích, xâydựng đúng tiến độ và đúng quy hoạch chi tiết được duyệt
1.4 Lựa chọn sai địa điểm xây dựng công trình
Đã có rất nhiều ví dụ thực tế minh chứng cho tác hại của việc lựa chọn sai địađiểm xây dựng tới chất lượng công trình mà tiêu biểu nhất là địa điểm xây dựngkhông gần vùng nguyên liệu và vị trí xây dựng trên nền địa chất phức tạp Cáccông trình sản xuất vật liệu xây dựng, công trình sản xuất đường mía… phụ thuộcrất nhiều vào vùng nguyên liệu Khả năng vận hành của công trình được đảm bảonếu như có nguồn nguyên liệu tốt và gần công trình Công trình được xây dựng
Trang 30trên nền đất yếu, khu vực có nhiều hang động castơ ngầm hoặc cấu tạo địa tầngkhông ổn định ( động đất ) sẽ dẫn tới giải pháp thiết kế móng rất phức tạp, tốn kém
và khó đảm bảo tuyệt đối được độ ổn định của công trình
1.5 Lựa chọn hình thức, quy mô đầu tư sai và phương thức quản lý dự
án không hợp lý
Khi phê duyệt dự án đầu tư, người quyết định đầu tư phải quyết định hìnhthức, quy mô đầu tư và phương thức quản lý dự án Sự đúng đắn của quyết địnhnày có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công trình Đối với hình thức và quy
mô đầu tư, đã có ví dụ như đầu tư xây dựng một số khu chung cư tái định cư khôngđồng bộ, xây dựng nhà trước trong khi đường giao thông và hệ thống kỹ thuật hạtầng không được hoàn thiện vì các hạng mục công trình này lại nằm trong dự ánkhác Kết quả là chất lượng tổng thể của khu nhà tái định cư không tốt, ảnh hưởngrất nhiều tới chất lượng cuộc sống của người dân trong đó Về phương thức quản
lý dự án, như ta đã biết, có nhiều cách quản lý như chủ đầu tư tự quản lý hoặc uỷquyền cho Ban quản lý dự án quản lý hay thuê tư vấn quản lý dự án Vấn đề chỉđơn giản là làm sao chủ thể được giao quản lý dự án phải đảm bảo đủ năng lực vàtrình độ theo yêu cầu Tuy nhiên trong thực tế, đặc biệt là đối với các công trìnhđược đầu tư bằng vốn ngân sách, có rất nhiều chủ thể được giao quản lý dự ánnhưng không có đủ năng lực phù hợp, dẫn tới hậu quả là chất lượng công trình bịsuy giảm do các tác nghiệp sai của người được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện dựán
1.6 Công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng chưa được coi trọng
- Khâu thẩm định dự án chưa được coi trọng
- Các ngành tham gia còn hình thức, trình độ năng lực của cán bộ thẩm địnhcòn hạn chế
2 Hiện trạng suy giảm chất lượng công trình xuất phát từ công tác khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng công trình
Nội dung công tác khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng công trình đượcxem xét ở đây bao gồm từ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật cho tới thiết kế thi công,
Trang 31kèm theo đó là các công việc khảo sát xây dựng tương ứng các bước thiết kế Sovới công tác lập dự án đầu tư như đã phân tích ở trên thì chất lượng khảo sát xâydựng và thiết kế xây dựng công trình tác động tới chất lượng công trình trực tiếp
và rõ nét hơn rất nhiều Báo cáo này chỉ nhận dạng một số thực trạng chính nhưsau:
2.1 Về chất lượng khảo sát xây dựng
Như chúng ta đã biết, khảo sát là nhằm mục đích xác định các thông số kỹthuật đầu vào liên quan tới điều kiện tự nhiên của môi trường và của công trìnhphục vụ thiết kế Khảo sát bao gồm khảo sát địa chất, thuỷ văn, khí tượng, địahình, hiện trạng và khảo sát các nguồn nguyên vật liệu có liên quan Sai sót thườnggặp trong khảo sát là số liệu khảo sát ít và thiếu chính xác, dẫn tới thiết kế khôngphù hợp với điều thực tế của môi trường và của công trình, hậu quả là chất lượngcông trình không đảm bảo Cụ thể trong từng loại khảo sát thực trạng này được thểhiện như sau:
- Trong khảo sát địa chất công trình: Số liệu khảo sát thường không phát hiệnđược hoặc phát hiện không đầy đủ quy luật phân bố không gian các phân vị địatầng, đặc biệt các đất yếu hoặc các đới yếu trong khu vực xây dựng Không pháthiện được sự phát sinh và chiều hướng phát triển các quá trình địa kỹ thuật có thểdẫn tới sự mất ổn định của hệ địa kỹ thuật xây dựng Có rất nhiều ví dụ minh họacho thực trạng này Ví dụ như trường hợp không nhận biết được đầy đủ tính chấtphức tạp của địa tầng đá vôi bị castơ hoá tại nhà máy xi măng Tam Điệp và HảiPhòng mới, dẫn tới phải sửa đổi thiết kế móng cọc trong quá trình thi công làmchậm tiến độ công trình hoặc như trường hợp không phát hiện được kịp thời túibùn trong quá trình thiết kế sơ bộ nhà máy lọc dầu Dung Quất dẫn tới phát sinh chiphí xây dựng sau này trong quá trình triển khai hợp đồng EPC
- Trong khảo sát khí tượng , thuỷ văn: So với khảo sát địa chất thì số liệu vềđiều kiện khí tượng, thuỷ văn phong phú, đầy đủ và chính xác hơn nhiều và phầnlớn là do các trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia cung cấp Tuy nhiên cũng đã
có trường hợp các số liệu này không đáp ứng được yêu cầu của thiết kế Ví dụ như
Trang 32trường hợp không xác định được vận tốc gió tối đa xuất hiện trong chu kỳ 100 nămtại Cửa Lục vì thiết bị đo tại trạm chỉ có năng lực đo tối đa 40 m/s, vận tốc gió caohơn giá trị này không thể ghi nhận được Hiện nay chúng ta cũng còn thiếu nhiều
số liệu phản ánh tính chất xâm thực của môi trường khí và nước đối với các loạivật liệu xây dựng chủ yếu như bê tông, thép và cốt thép
- Trong khảo sát hiện trạng công trình phục vụ công tác cải tạo, sửa chữa:Dường như công việc này là của người thiết kế hoặc kiểm định chất lượng côngtrình tuy nhiên nếu quan niệm đây là một dạng khảo sát thì trong lĩnh vực nàychúng ta còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm Nội dung khảo sát hiện trạng mớichủ yếu tập trung vào quan trắc, đo vẽ kích thước và đo biến dạng Thiếu quy trình,thiết bị và kỹ thuật xác định sự suy thoái vật liệu; cấu tạo và chất lượng của các bộphận kết cấu bị che lấp…Kết quả là không thể đưa ra đầy đủ số liệu về hiện trạngcông trình phục vụ thiết kế sửa chữa, đặc biệt là đánh giá khả năng chịu lực và tuổithọ còn lại của công trình
Phân tích hàng loạt công trình xây dựng trong những năm vừa qua, thấy rằng
từ khâu chuẩn bị đến việc thực hiện đều xảy ra lãng phí, thất thoát Trong giai đoạnthực hiện đầu tư, do khảo sát, thiết kế sơ sài, không chuẩn xác dẫn đến phải điềuchỉnh, sửa đổi thiết kế, phải kéo dài thời gian thi công, ví dụ: Chiều cao sóng trongthiết kế cầu cảng Nhà máy ximăng Nghi Sơn, đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn,móng một số cầu của dự án thoát nước Hà Nội, công trình Nhà văn hoá huyện ĐạTẻh (Lâm Đồng) phải bỏ thêm 1,5 tỉ đồng để khắc phục sự cố; địa chất nền móngcầu Non Nước (Ninh Bình) phát hiện thêm tầng hang caster dưới một số trụ cầulàm chi phí tăng 1tỉ đồng so với giá bỏ thầu v.v
Trang 33móng và các loại hình thiết kế khác trong từng tình huống nhất định.
- Thiết kế cơ sở : Thiết kế cơ sở thường được phản ảnh là sơ sài, giải phápxây dựng công trình không phù hợp với điều kiện thực tế và không đủ cơ sở đểtriển khai các bước thiết kế tiếp theo Chất lượng thiết kế cơ sở như vậy đã có ảnhhưởng rất nhiều tới chất lượng các bước thiết kế tiếp theo và tới chất lượng côngtrình Đã có rất nhiều trường hợp phải thay đổi giải pháp thiết kế khác so với thiết
kế cơ sở và phải phê duyệt lại tổng mức đầu tư Với các quy định hiện nay thì khilập thiết kế cơ sở lại không đòi hỏi về số liệu khảo sát xây dựng vì chủ đầu tư chưa
có điều kiện để thực hiện khảo sát trên mảnh đất không có chủ quyền Bởi vậy, sau
dự án đầu tư được phê duyệt và chủ đầu tư đã có chủ quyền về đất thì mới tiếnhành khảo sát được Nếu số liệu khảo sát mới này khác với số liệu khảo sát củacác công trình lân cận dùng để lập thiết kế cơ sở thì ảnh hưởng đén toàn bộ giảipháps móng thậm chí cả giải pháp kết cấu chung của công trình
- Thiết kế nền móng: Các sai sót thường gặp trong loại hình thiết kế này là
mô hình hoá không chính xác hoặc không đầy đủ các loại hình tương tác giữa cácthành phần trong hệ địa kỹ thuật xây dựng, dự báo không chính xác quy mô và độlớn các tương tác trong mô hình tính toán Các ví dụ cụ thể như không dự báochính xác được độ lún và tốc độ lún của đất nền ở công trình Kho cảng Thị vải haytrường hợp không tính tới ma sát âm tác dụng lên cọc của công trình nhà máy sơn
mạ tôn Hải Phòng…Tất cả các sai sót kể trên đều do lỗi của người thiết kế trongkhi đã biết rất rõ về điều kiện địa chất của công trình Trong xây dựng các côngtrình giao thông cũng hay bắt gặp tình huống sụt trượt taluy âm, dương hoặc lúnnền đường mà lỗi là do thiết kế chưa có giải pháp gia cố chống sụt trượt hay giảmlún thích hợp
- Thiết kế kiến trúc: Điểm yếu trong thiết kế kiến trúc của ta là ít chú ý tớithiết kế đảm bảo công năng sử dụng công trình và tiện nghi sinh hoạt cho người,chưa quan tâm đúng mức tới sự hài hoà của công trình với cảnh quan xungquanh
- Thiết kế kết cấu: Có nhiều trường hợp thiết kế kết cấu theo kinh nghiệm,
Trang 34thiếu tính toán hoặc tính toán trên cơ sở đầu vào không rõ Kết quả là hoặc quá antoàn về mặt chịu lưc dẫn tới lãng phí hoặc thiếu an toàn về khả năng chịu lực nhất
là khi công trình hội tủ đủ tải trọng và tác động theo tiêu chuẩn
- Thiết kế các công trình quy mô lớn và có kỹ thuật phức tạp: Đội ngũ cán bộthiết kế của ta còn chưa làm chủ được thiết kế các công trình lớn từ cấp một trởlên, bao gồm cả thiết kế kiến trúc, thiết kế kết cấu, thiết kế lắp đặt thiết bị côngtrình và thiết kế lắp đặt thiết bị công nghệ Trong đó kiến thức của chúng ta về thiết
kế kiến trúc đảm bảo công năng sử dụng công trình, thiết kế lắp đặt thiết bị côngtrình như thông gió, điều hoà, phòng cháy chữa cháy và lắp đặt thiết bị công nghệcho các công trình lớn như thế này còn rất hạn chế Những công trình ở quy mônày do chúng ta tự thiết kế thường có chất lượng chưa tương xứng với tầm vóc củacông trình
Các công trình lãng phí do thiết kế không chuẩn điển hình là: Nhà hát ChèoKim Mã, cầu Hoàng Long vượt sông Mã, khung nhà ga T1 sân bay quốc tế NộiBài, tháp trao đổi nhiệt Nhà máy xi măng Hoàng Mai, sự cố đường ống áp lực số 1Thủy điện Trị An v.v Trong số 31 dự án được thanh tra, kiểm tra thì 40% dự án
có sai sót ở khâu thiết kế; riêng tỉnh Hoà Bình thì 100% dự án có biểu hiện saiphạm về thiết kế
Tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian cũng có qua nhiều sự cố đượcgắn liền bởi nguyên nhân thiết kế như “sụt chìm” cả tòa nhà 3 tầng, thuộc Phânviện Khoa học xã hội miền Nam Nguyên nhân được cho là thi công tầng hầmvượt phép sâu 21m của tòa Paciphic Sài Gòn nằm bên cạnh, và có nhận định nóirằng nơi địa tầng phức tạp và có “túi nước ngầm?!” Sự cố tiếng tăm không kém,nơi “một tuyến đường dẫn & cây cầu” được giới báo chí đặt tựa đề mỉa mai “13năm + 600 tỷ đồng = tan nát” Thông tin đó nói rằng “suốt 5 năm xây dựng, 8 nămđưa vào khai thác đường Nguyễn Hữu Cảnh chưa một ngày lành lặn, phằng phiu
Hết lún nứt hầm chui, cầu vượt đến xuất hiện những lỗ thủng trên cầu Vân Thánh
2, rồi đến lượt tuyến đường bị lún có nơi hàng mét” Sự cố si lô xi măng ThăngLong (Nhà Bè) cũng không kém điển hình, khi hơn 400 cọc ống ly tâm bê tông cốt
Trang 35thép dự ứng lực D700, đóng sâu gần 40m đã bị xô lệch, nghiêng gẫy đến nỗi khôngthể khắc phục, phải chuyển sang chỗ khác Nguyên nhân được xác định khá đơngiản, cho là do trượt mái dốc đào hố móng sâu 4.0m gây ra Song, nguyên nhânthực chắc còn do nhiều yếu tố
2.3 Các nguyên nhân làm giảm chất lượng dự án, khảo sát và thiết kế; ảnh hưởng tới chất lượng công trình
Các nguyên nhân dẫn tới giảm chất lượng dự án, khảo sát và thiết kế như đãphân tích ở trên vừa có tính chất chủ quan bắt nguồn từ chính các chủ thể tham giatrong hoạt động xây dựng ở giai đoạn này gồm chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, cơquan quản lý nhà nước có liên quan và vừa có tính chất khách quan phát sinh từcác bất cập trong quy trình quản lý đầu tư xây dựng, trong các định mức kinh tế -
kỹ thuật và trong hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn Cụ thể được làm rõ như sau:a) Trách nhiệm của chủ đầu tư:
Trách nhiệm của chủ đầu tư trước vấn đề này được nhìn nhận dưới cả hai góc
độ là chủ đầu tư không thực hiện đúng và đủ theo chức trách của mình và trình độnăng lực còn chưa đáp ứng được công việc theo yêu cầu đặt ra Thực trạng nàyđược thể hiện như sau:
- Do muốn có được công trình, chủ đầu tư nhiều khi chỉ đạo tư vấn lập báocáo đầu tư, dự án đầu tư và thuyết phục người quyết định đầu tư bằng mọi cách saocho dự án được phê duyệt Như vậy đã không coi trọng tính độc lập, khách quancần phải có và từ đó rất dễ dẫn đến các sai phạm trong quá trình lập dự án đầu tưnhư đã kể trên, đặc biệt trong các quyết định lựa chọn địa điểm xây dựng côngtrình, quyết định lựa chọn công nghệ sản xuất và quyết định đầu tư Trong nhiềutrường hợp, chủ đầu tư còn áp đặt ý chí và ý tưởng của mình vào trong thiết kế đặcbiệt là thiết kế kiến trúc mà không tôn trọng ý kiến chuyên môn dẫn tới thiết kế cónhiều khiếm khuyết, không đồng bộ hoặc không hài hoà
- Do các mối quan hệ cá nhân, chủ đầu tư lựa chọn các nhà thầu tư vấn quenbiết không đảm bảo đủ trình độ năng lực theo yêu cầu thực hiện viêc lập dự án,khảo sát và thiết kế; kết quả là chất lượng các công việc này thấp
Trang 36- Do trình độ và năng lực hạn chế chủ đầu tư không biết cách điều hành tưvấn; đưa ra những đòi hỏi, mệnh lệnh không hợp lý dẫn tới ức chế tâm lý, giảmhưng phấn và ý tưởng sáng tạo của tư vấn Cũng vì do hạn chế năng lực mà chủđầu tư không đánh giá được đúng chất lượng kết quả khảo sát và thiết kế, dẫn tớihoàn toàn phụ thuộc vào các nhà thầu tư vấn và nghiệm thu các công viêc nàyngay cả khi chúng không đảm bảo chất lượng Trường hợp này hay gặp phải đốivới các công trình quy mô lớn và có kỹ thuật phức tạp Nhiệm vụ phản biện, thẩmtra thiết kế và kết quả khảo sát thường được chủ đầu tư coi nhẹ trong khi đó lại làcông cụ rất hữu ích để chủ đầu tư kiểm soát chất lượng công việc của các nhà thầu
tư vấn Tương tự như vậy là việc giám sát công tác khảo sát cũng không được chútrọng Từ đây dẫn tới kết quả khảo sát không đủ độ tin cậy và thiết kế được nghiệmthu khi còn nhiều sai sót
b) Trách nhiệm của các nhà thầu tư vấn:
Trách nhiệm của nhà thầu tư vấn trong vấn đề này cũng cần được nhìn nhậndưới hai góc độ là trình độ năng lực của tư vấn còn hạn chế và đạo đức nghềnghiệp của một số tư vấn còn chưa cao Cụ thể được dẫn chứng như sau:
- Về trình độ năng lực của tư vấn: Có một thực trạng tại các dự án hạ tầng cơ
sở ở nước ta là cảng làm xong không có tàu đậu, chợ xây xong không ai họp, đô thịthì chắp vá nhà cao nhà thấp, dự án lớn thì rơi vào tay nhà tư vấn ngoại Tất cả sựtréo ngoe đó có nguyên nhân từ việc các nhà tư vấn kỹ thuật Việt Nam còn yếukém về năng lực, non nớt về kinh nghiệm và đặc biệt thiếu tính độc lập với chủ đầu
tư, với nhà thầu
Theo đánh giá chung thì hiện nay chúng ta ít có đơn vị tư vấn lớn, chủ yếu làcác đơn vị tư vấn nhỏ Có hiện tượng hẫng hụt cán bộ đầu đàn, đăc biệt là thiếu cán
bộ đủ trình độ tổng hợp làm chủ nhiệm lập dự án và chủ nhiệm thiết kế Lớp cán
bộ lớn tuổi tuy có kinh nghiệm nhưng lại có hạn chế về ngoại ngữ và tin học, chậmcập nhật kiến thức mới Lớp cán bộ trẻ thì còn thiếu kinh nghiệm Phần lớn cáccông ty tư vấn hiện nay được chuyển từ các Viện thiết kế sang, do vậy phươngpháp làm việc còn thiếu tính chuyên nghiệp Có hiện tượng khoán cho các nhóm
Trang 37nhỏ thực hiện Rất nhiều phần mềm mà chúng ta đang sử dụng hiện nay là khôngchính thức, không có bản quyền, do vậy độ tin cậy của các kết quả tính toán sửdụng các phần mềm này không cao.
Một số kỹ sư kết cấu trẻ thường có xu hướng lạm dụng những “phần mềm” vàkhi có nhiệm vụ tính toán nền móng thì thường xem đó như là “cứu cánh vạnnăng” Một “phần mềm” tính toán dù hay đến đâu cũng chỉ là “công cụ” dưới sựđiểu khiển của tri thức con người Khi cư xử với môi trường “đất nền và nướcngầm” vốn phức tạp, thì chỉ có tinh thông nghề nghiệp kỹ thuật mới có thể tổnghợp được một mô hình địa tầng chuẩn xác, mới có thể lựa chọn được các thông số
và giá trị đại diện nhất của tính chất cơ lý đất-đá-nước để nhập vào “phần mềm”;
và chỉ khi đó mới hy vọng có được kết quả thích hợp Ngược lại, dù có quảng bá là
đã sử dụng “phần mềm hiện đại nhất” thì kết quả thu được cũng chỉ là “ảo” và khi
đó sự cố vẫn khó tránh
Ở nước ngoài phần nhiều áp dụng phương thức thầu thi công EPC, nên tư vấnthiết kế chỉ thiết kế cơ sở hay thiết kế kỹ thuật là cơ sở đấu thầu Còn nhà thầu thicông phải chịu trách nhiệm về “thiết kế thi công” từng hạng mục, nên phải chịutrách nhiệm về sự cố xảy ra trong quá trình thi công Còn ở nước ta thì khác, tổchức khảo sát chỉ biết cung cấp số liệu, tổ chức thiết kế thì tiến hành thiết kế cảgiai đoạn thi công và tổ chức thi công thì chỉ biết thực hiện những cái đã thiết kế
và dưới sự theo dõi của tư vấn giám sát
Phải chăng cũng vì thế mà một Kỹ sư thiết kế của TEDI South (chịu tráchnhiệm thiết kế đường hầm chui và đường dẫn dự án Vân Thánh) và một Tổng côngtrình sư (chịu trách nhiệm thiết kế đường ống, kho cảng Thị Vải) đã phải chịu tráchnhiệm và lĩnh án với các hệ quả trên
Các doanh nghiệp tư vấn của nước ta hoạt động tư vấn theo kiểu phụ họa chủđầu tư, thiếu tính độc lập khiến nhiều công trình bị chậm tiến độ, trì trệ có hoànthành thì chất lượng kém, đưa vào sử dụng chi phí bảo dưỡng còn tốn kém hơn cảchi phí đầu tư.Sự thiếu độc lập, tự chủ đang diễn ra đối với mọi doanh nghiệp tưvấn từ doanh nghiệp tư nhân, liên doanh đến doanh nghiệp Nhà nước
Trang 38Tuy nhiên, theo ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Vecas: "Sự phụ thuộc vàthiếu tự chủ lớn nhất xảy ra đối với doanh nghiệp tư vấn làm cho các dự án công.
Vì chi phí tư vấn thấp, lương kĩ sư bèo bọt, sợ mất quan hệ, mất mối làm ăn Chonên không thể phát huy tính sáng tạo, không thể đưa ra được những quan điểmkhách quan, chính xác, khoa học có lợi cho dự án"
Do đơn vị tư vấn bị chi phối bởi các ông chủ đầu tư nên tại nhiều dự án đãxuất hiện hiện tượng móc ngoặc trong đấu thầu, chủ đầu tư lách luật dù Nhà nước
đã có Luật Đấu thầu, có Nghị định hướng dẫn rất rõ ràng Nhà thầu thiết kế thôngđồng với chủ đầu tư, giữa thiết kế với thi công để rút ruột công trình khiến hàngtrăm công trình bị thất thoát tiền tỉ do sai thiết kế, ắch tắc giải phóng mặt bằng,định giá chi phí vật tư sai
Về nguyên nhân dẫn đến việc tư vấn phải phụ họa cho các chủ đầu tư, ÔngNguyễn Hữu Sơn, Tổng giám đốc TEDI cũng cho rằng, trở lực lớn xuất phát từviệc các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp Mặtkhác, hầu hết các doanh nghiệp lớn có đủ năng lực thực hiện các dự án lớn, xử lýđược các vấn đề kỹ thuật phức tạp lại tập trung chủ yếu ở các đơn vị tư vấn đượcthành lập từ các đơn vị trực thuộc Bộ chuyên ngành
Các doanh nghiệp tư vấn còn mất tính độc lập do trình độ chuyên môn, khảnăng cập nhật của một bộ phận các cán bộ, chuyên viên cơ quan quản lí nhà nướccòn nhiều hạn chế; sức ép về tiến độ dự án khiến doanh nghiệp tư vấn không cóthời gian nghiên cứu kỹ lưỡng đưa ra các giải pháp so sánh, không đưa ra được cácluận cứ khoa học rõ ràng, chính xác; hình thức lựa chọn tư vấn không rõ ràng,minh bạch chưa lấy tiêu chí về chất lượng kỹ thuật là yếu tố chính để đánh giá lựachọn nhà thầu tư vấn; thiếu am hiểu qui định của Nhà nước và các thông lệ quốctế; thiếu hụt lực lượng chuyên gia tư vấn trong nhiều lĩnh vực Ngày 8/12/2007, tạihội thảo do Hiệp hội Tư vấn xây dựng Việt Nam (Vecas) tổ chức nhằm mổ xẻ vấn
đề nâng cao tính độc lập trong công tác tư vấn, giám sát của các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực này của nước ta, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quâncho rằng, hiện nay tư vấn Việt Nam vẫn còn quá yếu kém về trình độ, ít ỏi về kinh
Trang 39nghiệm, đa phần đều chưa thể tham gia các dự án lớn có tầm cỡ quốc tế Đơn cử,
có dự án xây dựng cao ốc 28-30 tầng khi hỏi tư vấn Việt Nam có dám nhận không,nhưng cũng không dám đặt bút ký (!?)
- Về đạo đức nghề nghiệp của tư vấn: Về cơ bản các cán bộ và đơn vị tư vấncủa chúng ta có ý thức trách nhiệm tốt, tuy nhiên cũng có một số trường hợp viphạm đạo đức nghề nghiệp Ví dụ như trong lĩnh vực khảo sát có tình trạng tậndụng số liệu khảo sát địa chất ở khu vực gần đó để đưa vào báo cáo hay cắt xénchiều sâu khoan để giảm chi phí khảo sát Trong thiết kế kết cấu có trường hợpthiết kế theo kinh nghiệm rồi hợp thức bản tính sau Có tình trạng các đơn vị tưvấn nhỏ đứng ra nhận việc rồi thuê lại các cá nhân và đơn vị tư vấn khác thực hiện.c) Trách nhiệm của các cơ quan thẩm định dự án:
Công tác thẩm định dự án chưa thực sự là chốt chặn cuối cùng trước khi trìnhngười quyết định đầu tư để gạt ra các dự án không có hiệu quả về kinh tế-kỹ thuật -
xã hội Thực tế vẫn lọt lưới nhiều các dự án lớn không có hiệu quả gây nên tìnhtrạng thất thoát và lãng phí trong xây dựng cơ bản Liên đới trách nhiệm trong vấn
đề này là của cả người quyết định đầu tư
d) Các bất cập trong quy trình quản lý đầu tư xây dựng, trong định mức kinh
tế – kỹ thuật và trong hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng
Nhiều ý kiến cho rằng việc phân vai và chế tài trách nhiệm đối với các chủthể tham gia hoạt động xây dựng trong giai đoạn này mà chủ yếu là chủ đầu tư vàcác nhà thầu tư vấn trong quy trình quản lý đầu tư xây dựng trước đây chưa được
rõ ràng và mạnh mẽ, từ đó dễ dẫn tới các sai phạm của các chủ thể này như đã kểtrên Một số trình tự, thủ tục liên quan tới thẩm tra, thẩm định và quyết định đầu tưcần phải được hoàn thiện hơn Cụ thể là không nên để cơ quan quản lý nhà nướcthẩm định thiết kế kỹ thuật Việc thẩm định và quyết định đầu tư nên để cho Chủđầu tư tự tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện dự án.Công tác giám sát khảo sát phải được quy định bắt buộc
Liên quan tới định mức kinh tế, các nhà thầu tư vấn đều cho rằng cần phảinâng cao hơn nữa chi phí cho công việc thiết kế và thẩm tra thiết kế để đảm bảo
Trang 40chất lượng cho loại hình công việc này Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn của chúng
ta hiện nay trong lĩnh vực khảo sát và thiết kế còn chưa đồng bộ và còn thiếu
Từ việc nhận dạng ra các nguyên nhân dẫn tới suy giảm chất lượng công táclập dự án đầu tư, khảo sát và thiết kế kể trên đòi hỏi phải có các giải pháp mangtính đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng của các công tác này, qua đó nâng cao chấtlượng công trình
- Công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật nhiều khi chỉ mang tính hình thức,hiệu quả thật sự không cao đặc biệt là đối với các công trình có quy mô lớn và kỹthuật phức tạp vì chủ đầu tư không thể có đầy đủ kiến thức chuyên môn bằng chínhnhững người thiết kế Thông thường thì trước khi thẩm định chủ đầu tư có dựa vàokết quả thẩm tra nhưng như chúng ta cũng đã biết nhiều khi thẩm tra chỉ là hìnhthức vì thời gian thẩm tra ngắn, kinh phí thấp nên không thu hút đươc các tổ chức
tư vấn lớn tham gia
2.2.2 Công tác quản lý CLCT và CLCT xây dựng
2.2.2.1 Đối với công trình do các bộ, ngành Trung ương quản lý
Theo số liệu báo cáo của các bộ, ngành và địa phương và kết quả kiểm tracủa Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đối với hơn 50 công trình cho thấy, hầu hếtcác công trình đã tổ chức thi công đảm bảo chất lượng và công tác quản lý chấtlượng thực hiện tốt Các chủ thể tham gia XDCT đã thực hiện công tác quản lýCLCT tương đối đầy đủ Các nhà thầu đã có hệ thống quản lý chất lượng để quản
lý công việc của họ và thực hiện các công tác như: ghi nhật ký thi công, bản vẽhoàn công, tự nghiệm thu đánh giá công việc thực hiện theo quy định Lực lượng
tư vấn giám sát và cán bộ quản lý của chủ đầu tư cơ bản đã được kiểm soát, đảmbảo điều kiện năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc và thực hiện kiểm soátchất lượng theo đúng quy định của Nhà nước
Bên cạnh đó, ngay ở một số công trình trọng điểm quốc gia vẫn xảy ra sự cốhay vấn đề kỹ thuật phát sinh như: sập dầm cầu đường dẫn - Cầu Cần Thơ (ngày26/9/2007), vỡ một phần đập chính công trình Hồ chứa nước Cửa Đạt (ngày4/10/2007), nứt bê tông các đốt hầm dìm thuộc Dự án Đại lộ Đông - Tây (năm