1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ CƯƠNG LUẬN văn THẠC sĩ kỹ THUẬT THỦY văn CÔNG TRÌNH

10 455 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 102 KB

Nội dung

Do đặc thù của thời tiết ở đây vẫn thường xảy ra những loại hình thiên tai úng, hạn, mặn, lũ quét và lũ sông làm cản trở tới quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và điều kiện thời tiết thay đổi thất thường nên mực nước ở một số hệ thống sông vào mùa lũ tăng cao, còn vào mùa kiệt lại thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình nên đã dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn lấn sâu vào trong sông gây ảnh hưởng và thiệt hại không ít cho ngành sản xuất nông nghiệp và ngành Thủy sản ở hạ du của lưu vực. Ở hệ thống sông Mã hiện tượng xâm nhập mặn trong những năm gần đây, mặn đã lấn sâu vào trong sông gây khó khăn cho việc lấy nước tưới phục vụ Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác và gây thiệt hại không nhỏ đến sự phát triển của các ngành. Độ mặn tại cửa sông đạt từ 2628ooo, càng tiến về thượng lưu độ mặn càng giảm. Độ mặn tại trạm Hoàng Tân trên sông Mã (cách biển 8 km) lớn nhất đạt 33.2ooo, tại trạm Hậu Lộc trên kênh De đạt 24,9ooo, tại trạm Lạch Sung trên sông Lèn đạt 22.9ooo, trạm Từ Thôn trên sông Báo Văn đạt 0.1039ooo. Vì vậy, việc nghiên cứu dòng chảy, tình hình xâm nhập mặn, mô phỏng các kịch bản xâm nhập mặn và đề xuất các giải pháp cấp nước, kiểm soát mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng hạ lưu sông Mã là hết sức cấp thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn to lớn.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

- -ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU XÂM NHẬP MẶN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT MẶN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CHO

KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG MÃ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA

HỌC 1:

ĐƠN VỊ CÔNG TÁC:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA

HỌC 2:

ĐƠN VỊ CÔNG TÁC:

Hà Nội, 2010

Học viên cao học:

Lớp:

Chuyên ngành: Thủy Văn Học

Trang 2

ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ

I HỌC VIÊN CAO HỌC:

1 Họ và tên:

2 Sinh ngày:

3 Học viên lớp cao học:

4 Chuyên ngành: Thủy văn học Mã số: 60-44-90

5 Cơ quan công tác:

6 Điện thoại:

Email:

II THÔNG TIN VỀ NGƯỜI HƯỚNG DẪN

THÔNG TIN VỀ NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1

1 Họ và tên:

2 Học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sỹ

3 Chuyên ngành: Thuỷ lực học và Thủy lợi

4 Đơn vị công tác: Trường Đai Học Thủy Lợi

5 Địa chỉ liên hệ: Khoa Kỹ thuật Biển, Tầng 3 nhà C1,175 Tây Sơn, Đống Đa,

Hà Nội

6 Điện thoại: CQ: (04)35634415 DD: 0912009331

THÔNG TIN VỀ NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2

1 Họ và tên:

2 Học hàm, học vị: Tiến sỹ

3 Chuyên ngành: Thuỷ văn

4 Đơn vị công tác: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

5 Địa chỉ liên hệ: Trung tâm Nghiên cứu Thủy văn và Tài nguyên nước

6 Điện thoại: CQ: (04)37730524 DD: 0912031591

III THÔNG TIN VỀ ĐỀ TÀI:

1 Tên đề tài: Nghiên cứu xâm nhập mặn và đề xuất các giải pháp kiểm soát mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho khu vực hạ lưu sông Mã.

2 Bộ môn quản lý: Thủy Văn và Tài nguyên nước

Trang 3

3 Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các kết quả đạt được:

Nội dung: ứng dụng mô hình diễn toán thủy lực 1 chiều để nghiên cứu và đánh giá tình hình xâm nhập mặn và đề xuất các giải pháp kiểm soát mặn phục

vụ phát triển kinh tế xã hội cho khu vực hạ lưu sông Mã

Phương pháp nghiên cứu: là thống kê, thu thập, phân tích, xử lý số liệu và mô hình toán thủy văn, thủy lực để nghiên cứu tình hình xâm nhập mặn cho khu vực

hạ lưu sông Mã

Kết quả đạt được: Các kịch bản chế độ dòng chảy và xâm nhập mặn ứng với tần suất p=75, 90, 95%; Đề xuất các giải pháp kiểm soát mặn, lấy nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho khu vực hạ lưu sông Mã

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2010

Người đăng ký

Trang 4

I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Lưu vực sông Mã - Chu nằm ở phần phía Bắc Trung Bộ, trải rộng trên địa giới hành chính của 2 quốc gia: Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (PDR) và Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trên đất Việt Nam lưu vực sông Mã – Chu nằm gọn trong 5 tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Nghệ An và Thanh Hoá Lư vực sông Mã - Chu kéo dài khoảng 370 km và rộng khoảng 68,8 km, với tổng diện tích lưu vực sông Mã - Chu là 28490 km2

Lưu vực sông Mã có tiềm năng rất lớn và đất đai, tài nguyên nước, thuỷ năng, rừng và thủy hải sản Sông Mã nằm trong 2 vùng khí hậu khác nhau, phần thượng nguồn thuộc vùng khí hậu Tây Bắc Bắc bộ, phần hạ du nằm trong vùng khí hậu khu Thời tiết khí hậu trên lưu vực rất thuận lợi cho đa dạng hoá cây trồng, thâm canh tăng vụ trong nông nghiệp

Kinh tế trên lưu vực đang trên đà phát triển và đang phát triển theo xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ cấu cây trồng Vùng có tốc

độ phát triển kinh tế cao và chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế là ở hạ du nằm trên địa phận tỉnh Thanh Hoá Ở đây đang hình thành các khu công nghiệp lớn, đang mở rộng các thành phố, thị xã Đây cũng là nơi đòi hỏi nhiều tới nguồn nước

và yêu cầu giảm nhẹ thiên tai do nguồn nước gây ra Nền kinh tế trong lưu vực đang hình thành nền kinh tế hàng hoá, đa dạng sản phẩm

Do đặc thù của thời tiết ở đây vẫn thường xảy ra những loại hình thiên tai úng, hạn, mặn, lũ quét và lũ sông làm cản trở tới quá trình phát triển kinh tế xã hội Đặc biệt trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và điều kiện thời tiết thay đổi thất thường nên mực nước ở một số hệ thống sông vào mùa lũ tăng cao, còn vào mùa kiệt lại thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình nên đã dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn lấn sâu vào trong sông gây ảnh hưởng và thiệt hại không ít cho ngành sản xuất nông nghiệp và ngành Thủy sản ở hạ du của lưu vực Ở hệ thống sông Mã hiện tượng xâm nhập mặn trong những năm gần đây, mặn đã lấn sâu vào trong sông gây khó khăn cho việc lấy nước tưới phục vụ Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác và gây thiệt hại không nhỏ đến sự phát triển của các ngành Độ mặn tại cửa sông đạt từ 26-28o/oo, càng tiến về thượng lưu

độ mặn càng giảm Độ mặn tại trạm Hoàng Tân trên sông Mã (cách biển 8 km) lớn nhất đạt 33.2o/oo, tại trạm Hậu Lộc trên kênh De đạt 24,9o/oo, tại trạm Lạch

Trang 5

Sung trên sông Lèn đạt 22.9o/oo, trạm Từ Thôn trên sông Báo Văn đạt 0.1039o/oo.

Vì vậy, việc nghiên cứu dòng chảy, tình hình xâm nhập mặn, mô phỏng các kịch bản xâm nhập mặn và đề xuất các giải pháp cấp nước, kiểm soát mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng hạ lưu sông Mã là hết sức cấp thiết và có

ý nghĩa khoa học, thực tiễn to lớn

II MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu và Đánh giá tình hình xâm nhập mặn phần hạ lưu sông Mã vào mùa cạn có xem xét quá trình cấp nước của các hồ chứa trên thượng nguồn sông Mã Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiểm soát mặn, lấy nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho khu vực hạ lưu sông Mã

III HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng

- Đối tượng nghiên cứu dòng chảy, nhu cầu dùng nước và xâm nhập mặn hiện trạng cũng như các kịch bản đề xuất

- Phạm vi nghiên cứu là trung và hạ lưu lưu vực sông Mã bao gồm sông chính (sông Mã), sông Chu, sông Bưởi, sông Lèn, Báo Văn, Kênh Dê

b) Phương pháp nghiên cứu, công cụ sử dụng

1 Phương pháp

- Kế thừa, áp dụng có chọn lọc sản phẩm khoa học và công nghệ hiện có trên thế giới và trong nước Kế thừa các nghiên cứu khoa học, các dự án liên quan trên lưu vực sông Mã

- Phương pháp điều tra phân tích tổng hợp nguyên nhân hình thành

- Phương pháp phân tích thống kê

- Phương pháp mô hình toán thuỷ văn, thuỷ lực, cân bằng nước và ứng dụng các công nghệ hiện đại: viễn thám, GIS

- Phương pháp chuyên gia

2 Công cụ sử dụng

Khai thác, sử dụng phần mềm tính toán thuỷ lực và chất lượng nước MIKE11

Trang 6

IV KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC

Kết quả dự kiến đạt được bao gồm:

1. Đánh giá tổng hợp các đặc điểm tự nhiên, đặc điểm tình hình mưa lũ, mặn của vùng hạ lưu sông Mã

2. Kết quả mô phỏng, hiệu chỉnh và kiểm định mô hình

3. Các kịch bản chế độ dòng chảy và xâm nhập mặn ứng với tần suất P=75, 90, 95%

4. Đề xuất các giải pháp kiểm soát mặn, lấy nước phục vụ phát triển kinh

tế xã hội vùng hạ lưu sông Mã

5. Báo cáo luận văn và những kết luận, kiến nghị cuối cùng

V NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU

- Tính cấp thiết của đề tài

- Mục tiêu của đề tài

- Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

- Nội dung của luận văn

CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH NGUỒN NƯỚC, TÌNH TRẠNG HẠN HÁN VÀ NHIỂM MẶN VÙNG HẠ LƯU SÔNG MÃ.

1 Đặc điểm địa lý tự nhiên lưu vực sông Mã

2 Đặc điểm khí hậu lưu vực sông Mã

3 Mạng lưới sông suối và đặc điểm thủy văn lưu vực sông Mã

4 Tình hình nguồn nước sông Mã những năm gần đây

5 Tình hình xâm nhập mặn vào hệ thống sông Mã

6 Những vấn đề tồn tại cần giải quyết

CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY MÙA CẠN THIẾT KẾ VÀ NHU CẦU DÙNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG MÃ

1 Tình hình tài liệu tính toán

Trang 7

2 Dòng chảy mùa cạn ứng với các tần suất khác nhau

3 Nhu cầu nước hệ thống sông Mã cho các hoạt động hiện tại và đến năm 2020

o Nông nghiệp

o Chăn nuôi

o Công nghiệp

o Sinh hoạt, dịch vụ

o Nước sinh thái

CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN ỨNG VỚI CÁC KỊCH BẢN KHÁC NHAU

1 Tình hình nghiên cứu xâm nhập mặn trên thế giới và ở Việt Nam

1.1 Các nghiên cứu ngoài nước

1.2 Các nghiên cứu xâm nhập mặn ở trong nước

2 Lựa chọn công cụ tính toán

2.1 Giới thiệu chung

2.2 Cơ sở lý thuyết của mô hình Mike 11

3 Hiệu chỉnh và kiểm định bộ thông số của mô hình Mike 11-HD

3.1 Chọn sơ đồ mạng sông

3.2 Thiết lập điều kiện biên

3.3 Thiết lập điều kiện ban đầu

3.4 Hiệu chỉnh bộ thông số cho mô hình

3.4.1 Hiệu chỉnh bộ thông số cho mô đun thủy lực

3.4.2 Hiệu chỉnh bộ thông số cho mô đun khuếch tán-lan truyền mặn

3.5 Kiểm nghiệm bộ thông số cho mô hình, đánh giá tính hiệu quả của mô hình

4 Hiệu chỉnh và kiểm định bộ thông số của mô hình Mike 11-ST

CHƯƠNG 4: MÔ PHỎNG XÂM NHẬP MẶN ỨNG VỚI CÁC KỊCH BẢN

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG MẶN VÀO

HỆ THỐNG SÔNG.

4.1 Xây dựng các kịch bản xâm nhập mặn

Trang 8

4.2 Mô phỏng các kịch bản xâm nhập mặn

4.3 Phân tích kết quả

4.4 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng mặn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Các kết luận

2 Những đóng góp mới của luận án

3 Kiến nghị

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

KẾ HOẠCH DỰ KIẾN THỰC HIỆN

Thu thập thông tin, số liệu 01/06/2010 – 01/07/2010 Nội dung chương 1 và chương 2 01/07/2010 – 15/08/2010 Nội dung chương 3 và báo cáo giữa kỳ 15/08/2010 – 01/10/2010 Nội dung chương 4, kết luận và kiến nghị 01/10/2010 – 15/11/2010 Hoàn chỉnh luận văn 15/11/2010 – 10/12/2010

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm

2010

Người viết đề cương

Trang 9

Ý KIẾN NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

………

………

………

………

………

………

………

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1 NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2 Ý KIẾN BỘ MÔN: ………

………

………

………

………

………

………

………

………

Ý KIẾN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: ………

………

Trang 10

………

………

………

Ngày đăng: 09/05/2018, 14:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w